PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Năm Pháp Trong Kinh Lăng-Già

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NĂM PHÁP TRONG KINH LĂNG-GIÀ

[Tư tưởng đặc biệt quan trọng trong giáo lý Đại thừa]

(Phước Nguyên trích dịch và chú
từ Kinh Saddharmalaṅkāvatārasūtram)

*Trích nguyên một đoạn từ chương 6, Kinh Thánh Pháp Nhập Lăng-già:

Blank“पुनरपरं महामते पञ्चधर्माः-निमित्तं नाम विकल्पस्तथता सम्यग्ज्ञानं च। तत्र महामते निमित्तं यत्संस्थानाकृतिविशेषाकाररूपादिलक्षणं दृश्यते तन्निमित्तम्। यत्तस्मिन्निमित्ते घटादिसंज्ञाकृतकम्-एवमिदं नान्यथेति, तन्नाम। येन तन्नाम समुदीरयति निमित्ताभिव्यञ्जकं समधर्मेति वा, स महामते चित्तचैत्तसंशब्दितो विकल्पः। यन्नामनिमित्तयोरत्यन्तानुपलब्धिता बुद्धिप्रलयादन्योन्याननुभूतापरिकल्पितत्वादेषां धर्माणां सा तथतेति। तत्त्वं भूतं निश्चतो निष्ठा प्रकृतिः स्वभावोऽनुपलब्धिस्तत्तथालक्षणम्। मया अन्यैश्च तथागतैरनुगम्य यथावद्देशितं प्रज्ञप्तं विवृतमुत्तानीकृतम्, यत्रानुगम्य सम्यगवबोधानुच्छेदाशाश्वततो विकल्पस्याप्रवृत्तिः स्वप्रत्यात्मार्यज्ञानानुकूलं तीर्थकरपक्षपरपक्षश्रावकप्रत्येकबुद्धागतिलक्षणं तत्सम्यग्ज्ञानम्। एते च महामते पञ्च धर्माः। एतेष्वेव त्रयः स्वभावाः, अष्टौ च विज्ञानानि, द्वे च नैरात्म्ये, सर्वबुद्धधर्माश्चान्तर्गताः। अत्र ते महामते स्वमतिकौशलं करणीयम्, अन्यैश्च कारयितव्यम्। न परप्रणेयेन भवितव्यम्॥

तत्रेदमुच्यते –

पञ्च धर्माः स्वभावश्च विज्ञानान्यष्ट एव च।

द्वे नैरात्म्ये भवेत्कृत्स्नो महायानपरिग्रहः॥ ५॥

नामनिमित्तसंकल्पाः स्वभावद्वयलक्षणम्।

सम्यग्ज्ञानं तथात्वं च परिनिष्पन्नलक्षणम्॥ ६॥”

[ सद्धर्मलङ्कावतारसूत्रम् Saddharmalaṅkāvatārasūtram , ६ क्षणिकपरिवर्तो नाम षष्ठः 6 kṣaṇikaparivarto nāma ṣaṣṭhaḥ | , Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1963]

*Phần dịch theo nguyên văn Sanskrit:

Lại nữa, này Mahāmati (Đại Huệ)! Có năm pháp (pañcadharmāḥ):  Đó là, tín hiệu (nimittaṃ)[1], từ mô tả (nāma), cấu trúc mang tính ngôn ngữ (vikalpaḥ)[2], như như (tathatā) và chánh trí (samyagjñānaṃ).

Này Mahāmati! Trong đó tín hiệu, nghĩa là, những gì mà có các đặc điểm như: hình thể, khuôn khổ, tính đặc thù, màu sắc, dấu hiệu v.v…  Những cái đó gọi là tín hiệu[3].

Từ nơi các tín hiệu này, mà các ấn tượng được sinh khởi, ví như một cái lọ v.v… Y theo đó, người ta có thể diễn đạt: “Đây là cái này, cái kia, mà không phải là cái khác”. Cái đó gọi là “từ mô tả”[4].

Này Mahāmati!  Khi “từ mô tả” được phát biểu rõ ràng như thế, và tín hiệu được xác định cụ thể, thì liền có “cấu trúc mang tính ngôn ngữ”, phát biểu rằng: “Đây là Tâm”, “Đây là những gì thuộc về Tâm”[5]. Từ đó, một “từ mô tả” được phát ra tương ưng[6] với một hình thái, hay một đối tượng nào đó, có bản thể được nhận biết giống như thế.  Cái đó, gọi là “cấu trúc cấu trúc mang tính ngôn ngữ”[7].

Các từ mô tả ấy và các tín hiệu ấy, tận cùng là “bất khả đắc”, như là các thực thể tính[8], khi “kiến lập trí”[9] bị đập vỡ, và trong chiều kích hỗ tương tồn tại của tất cả mọi thứ, được xác định là không còn bị nhận thức và ấn tượng. Đó gọi là “như như” của các pháp[10].

“Như như” này, có thể được mô tả đặc tính như là “chân đế”, là “hữu thể”, là “biết trực tiếp”, là “tận cùng”, là “căn nguyên”, và là “tự tính”.

Điều này đã được tự thân Ta (Phật) và các đức Như Lai khác thể nghiệm, thi thiết đúng như thực, xác chứng, công khai tuyên bố, và diễn thuyết rộng rãi.

Hoặc có ai, chứng nghiệm điều này, hiểu được [sự thật] một cách chính xác toàn diện, không phải là thường tồn, cũng không phải đoạn diệt, thì lập tức “cấu trúc cấu trúc mang tính ngôn ngữ” bị chấm dứt, liền phát sinh trạng thái tùy thuận với phương tiện của Thánh Trí ngay trong nội tâm, đây là một trạng thái, mà đó không phải là kết quả đạt được do quá trình tranh luận của các triết gia, cũng không phải là sở đắc của các hạng Thanh văn và Bích Chi Phật. Đó gọi là Chánh trí[11].

Này Mahāmati!  Đây là năm Pháp, ba tự tính, tám thức, hai vô ngã; và hết thảy chân đế của Phật đều được thâu nhiếp ở vào trong đó.

Này Mahāmati! Trong điều này, Ông hãy tự mình, bằng Trí Tuệ mà khảo nghiệm kỹ lưỡng, và khiến cho những người khác cùng thực hành giống như thế, đừng để bản thân bị điều khiển dẫn dắt bởi người khác.

Do đó,  [Như Lai] tuyên thuyết rằng:

“Năm pháp, cùng tự tính,

Tám thức, hai vô ngã.

Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa. //5//

“Từ mô tả” và “tín hiệu”,

Cùng với “cấu trúc mang tính ngôn ngữ”,

Đây là hai hình thái đầu của Tự tính.

Chánh trí và như như,

Đây là hình thái của viên thành thật[12]. //6//”

 


PN. dịch và chú.


*Phần chú thích:

[1]
 Skt. nimitta, hình tướng, dấu hiệu hay tín hiệu. Cf. Sphut., tr. 48: nimittaṃ vastuno’ vasthāviśeṣo, «tín hiệu,  là phần vị sai biệt của những  vật thể.», Phổ thông Hán dịch là: tướng 相; hoặc tượng 像. Phân biệt với tướng skt, lakṣaṇa là yếu tính, trạng thái hay đặc điểm, và tướng, từ skt.nimitta là dấu hiệu hay tín hiệu.

[2] Dịch theo chữ  Anh: “verbal construction” của T. Lê Mạnh Thát, dùng để dịch chữ vikalpa trong The Philosophy of Vasubandhu, 2003, tr. 284.

[3] Cf. Hiển dương 6 (tr.  507a17tt.): tướng (nimitta/tín hiệu), nếu  nói ngắn gọn,  là  y xứ của hết thảy mọi ngôn thuyết (abhilāpa)

[4] Ibid., Danh (nāma), là từ  mô tả , y cứ nơi các tướng. Nguyên trong Hiển Dương dùng chữ Hán: tăng ngữ, Skt. Adhivacana: từ mô tả, từ phác họa.

[5] Cf. Văn dịch của Suzuki trong The Laṅkāvatāra Sūtra, chương 6, mục LXXXIV:  “saying this is mind and this is what belongs to it”. Cùng tác  giả nhưng  trong  Studies in the Lankavatara Sutra, p.58, New Delhi, 1998, dịch có khác: “This is it”, ”This is no other”: Đây chính là nó, đây không phải là cái gì khác.

[6] Skt. Āpta, nghĩa đen là cái bị vươn tới, bị bắt kịp, Hán dịch: Tương ưng 相應. Kosa.i: Āpta aviyuktaḥ, hệ nghĩa là hệ thuộc. Câu-xá bản Chân Đế (T29n1559, tr.0167b29): 相應是有義。不相離義  tương ưng nghĩa là có, nghĩa là không tách rời nhau.

[7] Cf. Hiển dương 6 (tr.  507a17tt.): Phân  biệt (vikalpa= cấu trúc + mang tính ngôn ngữ/mang tính khái niệm), là  tâm  và  tâm sở hệ  thuộc  ba  giới.

[8] Cf. Nhiếp  luận  (Vô  Tính)  6  tr. 351b9,  b14:  Trước  hết,  suy  cầu về  danh, về  nghĩa, về tự tính, về  sai  biệt,

rằng  đó  chỉ  là  khái  niệm  giả  thác (prajñapti);  sau  đó,  biệt một  cách  như  thật rằng sự  chân  thật  như thế

không  thể nắm bắt.  Trong  khi  suy cầu, gọi  là  tầm tư.  Khi  biết  như  thật  là bất  khả  đắc, lúc ấy gọi  là bốn

như thật trí. Tức là sơ vị (bước đầu) gọi là tầm tư, hậu vị (kết quả) gọi như thật trí.

[9] Theo Suzuki, Studies., ibdid.p.165,p. 421, nói rằng từ skt. buddhi trong câu này chính là Pratishthapikabuddhi hay vikalpa-lakshana- grahabhinivesa –pratishthapikabuddhi,  tức kiến lập trí, và giải thích là: cái trí mà y theo đó một mệnh đề được thiết lập ( the intelligence where by a proposition is setup).

[10] Cf. Hiển dương 6 (tr.  507a17tt.): Chân như (tathatā/ như như), là sở hành của Thánh  trí (āryajñānagocara) được biểu thị bởi pháp  vô  ngã,  chẳng phải  là y xứ của hết thảy ngôn  thuyết.

[11] Ibid., Chính trí (samyagjñāna),  vắn tắt có hai: thế gian và xuất thế gian.

[12] Skt. pariniṣpanna, Hán dịch là viên thành thật, triển chuyển, Cf. Nhiếp  luận bản,  tr.  138a15:  “viên  thành  thật,  đó  là sự  tuyết  đối  vô thể (không tồn tại/vô hữu tính) của  đối tượng, giống như  là  ảnh tượng tương tợ nơi y tha khởi.  Nhiếp luận 2,  tr. 139b16:  “viên thành thật, nghĩa là  ở nơi  y  tha  mà  không  hiện  khởi ảnh tượng dối trá. Do đó, khi y tha bị biến kế, thì gián tiếp viên thành thật cũng bị biến kế.” Madhyānta,  k.i.  6,  Thế  Thân: grāhyagrāhakābhāvaḥ pariniṣpannaḥ svabhāvaḥ, cái mà nơi đó không tồn tại đối tượng nắm bắt (sở thủ) và chủ thể nắm bắt(năng  thủ),  đó  là tự  tính  viên  thành  thật.  Tham chiếu Sthiramati:  nirvikārapariniśpattyā’  viparītapariniśpattyā  ca pariniṣpannatvāt  parinṣpanna  ucyate,  vì bởi  tính  hoàn  chỉnh, với sự  hoàn  chỉnh  không  biến thể,  và sự hoàn chỉnh không lộn ngược, nó được gọi là cái hoàn chỉnh, tức viên thành thật. 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Thiền Vipassana Là Gì?

Phương Pháp Vipassana, nghĩa là thấy sự việc đúng như thật, là một trong những pháp môn thiền cổ xưa...

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni PhậtNam Mô Tiếp Dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà PhậtThắm thoát đã trải qua năm...

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bà La Môn Giáo Và Triết Học Phật Giáo – Như Thị

BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Như Thị Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết...

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

HÃY ĐỂ NHỮNG ĐÓA HOA VÔ ƯU LUÔN NỞ TRONG TA Thiện Phúc Cơ hội làm người của chúng ta...

Người Ta Vui Không Phải Vì Sở Hữu Nhiều, Mà Nhờ Tính Toán Ít

Người ta vui không phải vì sở hữu nhiều, mà nhờ tính toán ít

Có cơm để ăn, có nước để uống, có áo để mặc, có giường để ngủ, có núi để leo,...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Cảm Ứng Thiên Hội Biên giảng chữ “Trung”, trong chú giải tổng cộng có 43 điều, đại đa số là...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Xin chào các vị đồng tu, xin chào mọi người.Hai ngày qua, tâm của mọi người đều bị địa chấn...

Dòng Đời Cứ Thế Trôi Nhưng Mái Chùa Còn Đó!

Dòng đời cứ thế trôi nhưng mái chùa còn đó!

DÒNG ĐỜI CỨ THẾ TRÔI NHƯNG MÁI CHÙA CÒN ĐÓ! Thích Thiền Minh     Chùa xưa – nơi những...

Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

KINH SEDAKANGƯỜI NGHỆ SĨ XIẾC NHÀO LỘN TRÊN CÂY TREDịch từ tiếng Pali: Andrew Olendzki Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -...

Vô Thường – Lời Phật Dạy

Vô thường – Lời Phật dạy

      Năm Canh Tý 2020 vừa đi qua. Một năm thật dài với 13 tháng vì có thêm tháng...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

 Kinh văn: “Long vương đương tri, Bồ-tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ. Hà đẳng...

Tản Văn: Đến Với Khóa Tu Mùa Thu Trên Kim Sơn

Tản Văn: Đến Với Khóa Tu Mùa Thu Trên Kim Sơn

ĐẾN VỚI KHÓA TU MÙA THU TRÊN KIM SƠN                 Đất trời đã vào Mạnh Thu...            Những...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Khuyến Khích Ăn Chay Nhân Ngày Từ Bi Thế Giới

Đức Đạt Lai Lạt Ma Khuyến Khích Ăn Chay Nhân Ngày Từ Bi Thế Giới

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KHUYẾN KHÍCH ĂN CHAY NHÂN NGÀY TỪ BI THẾ GIỚITịnh Thủy dịch New Delhi, Ấn...

Ta Đang Làm Gì Đời Ta?

Ta Đang Làm Gì Đời Ta?

TA ĐANG LÀM GÌ ĐỜI TA?Nguyễn Thế Đăng I. Cái gì quản lý con người ?“Nếu không có đấng sáng...

Thiền Vipassana Là Gì?

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Bà La Môn Giáo Và Triết Học Phật Giáo – Như Thị

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

Người ta vui không phải vì sở hữu nhiều, mà nhờ tính toán ít

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

Dòng đời cứ thế trôi nhưng mái chùa còn đó!

Kinh Sedaka, Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn Trên Cây Tre

Vô thường – Lời Phật dạy

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Tản Văn: Đến Với Khóa Tu Mùa Thu Trên Kim Sơn

Đức Đạt Lai Lạt Ma Khuyến Khích Ăn Chay Nhân Ngày Từ Bi Thế Giới

Ta Đang Làm Gì Đời Ta?

Tin mới nhận

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Niềm tin vào Đức Phật

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Điên đảo mộng tưởng là gì?

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

Chân thân của Đức Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Hành trì theo lời Phật dạy

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

Phật pháp nhiệm mầu

Tin mới nhận

Lời Kêu gọi Hành động Phật giáo

Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt

Làm Thế Nào Vực Dậy Phẩm Hạnh Cộng Đồng – Nguyên Cẩn

Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững

Bạn có biết quả tim thứ 2 và thứ 3 là gì?

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Tứ Diệu Đế

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Những Giọt Cam Lồ Khai Thị

Bổn Sư

Thơ Ngắn, Tình Dài …(Song ngữ Vietnamese-English)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Đọc Sách Love Wins Của Rob Bell Đạo Phật Và Địa Ngục

Chớ khởi tâm sợ hãi

Tranh thủ thời gian, sống trong hiện tại

Không Dính Mắc

‘Hãy xin lỗi vì cha mẹ chưa biết làm chủ đã dám sinh ra con’

Vô ngã ( Phần 1)

Lễ hội quỷ ma (halloween)

Tin mới nhận

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Kinh Bách Dụ: Nông phu mơ tưởng công chúa

Kinh Bách Dụ: Người bệnh ăn thịt chim trĩ

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú: Trọn Bộ 4 Quyển

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 58)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 314)

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Giải Đáp Thắc Mắc

Tu Mau Kẻo Trễ

Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

An Sĩ toàn thư – Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 106)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 11)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese