KIM-CANG BÁT-NHÃ
Giới Thiệu-Dịch-Chú Giải
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016
Mục Lục
Giới thiệu kinh Kim-cang
Không Lý từ Văn hệ A-hàm đến Bát-nhã
Phát tâm, an trú tâm và hàng phục tâm
Không vướng mắc bởi bất cứ đối tượng nào .
Pháp và phi pháp
Thực tướng là vô tướng
Cách nhìn vạn hữu
Vạn hữu đều là phật pháp
Nhất thừa pháp
Niềm tin và sự chuyển hóa
Niềm tin từ sự lắng nghe
Niềm tin từ sự thuận hành
Không gian của niềm tin
Hiệu năng của niềm tin
Giải thích đề kinh
Ý nghĩa đề kinh theo Phạn ngữ và kinh văn theo thể loại
Ý nghĩa đề kinh Kim-cang Bát-nhã qua Giáo, Lý, Hạnh và Quả Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kim-cang năng đoạn dịch từ Phạn văn
Kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật dịch từ Hán văn
Kinh Kim-cang chú giải
Phạn bản Devanagari
Phạn bản phiên âm La Tinh
Hán bản La-thập dịch
Bản Việt âm
Từ Vựng
Thư Mục Tham Khảo
Tựa
Vô Tự Chân kinh mới đích thực là kinh Kim-cang Bát-nhã. Kinh ấy nếu còn một ý niệm thì không thể bước vào, huống chi là dịch, chú giải, giảng giải, v.v…
Do đó, những gì có được ở trong cuốn kinh Kim-cang Bát-nhã chú giải này, cũng chỉ là những ý niệm mà không phải là chân nghĩa.
Chân nghĩa của Kim-cang Bát-nhã là ly niệm, ly ngôn, lặng lẽ mà soi chiếu, lạnh thì mặc thêm áo, nóng thì cởi bớt áo ra, nhớp thì tắm, sạch thì thôi, cần ăn thì ăn, cần uống thì uống, thở thì thở bằng mũi, đừng thở bằng mắt, muốn nhìn mây bay thì ngửa mặt lêntrời, muốn thấy nước chảy thì nhìn xuống dòng sông, muốn nghe sóng vỗ thì đi về biển cả, muốn ngắm tuyết rơi thì lên đỉnh núi cao, muốn thấy tâm người thì hãy nhìn những động tác đi đứng nằm ngồi, nói cười, ăn uống của họ, muốn thấy tánh người thì hãy nhìn vào những ứng xử bất ngờ của họ, muốn thấy tâm mình thì hãy nhìn vào những chủng tử đang vận hành ở trong tâm thức, muốn thấy tánh mình thì hãy nhìn xem những phản ứng bất ngờ của mình trước những lời khen chê, nguyền rủa và trước những thuận lợi, khó khăn, muốn nắm bắt hư ảo, thì đầu chui vào ngoại cảnh, muốn khế ngộ chân như thì quay về với giác tánh rỗng lặng của tự tâm, chấm dứt nhân ngã. Vạn hữu xưa nay rõ ràng như vậy, chẳng có gì mà bận bịu, không cần hỏi tại sao? Kim-cang Bát-nhã.
Vì hỏi tại sao lại càng thêm rắc rối, đẩy ta đi vào ý niệm thị phi, phi thị, phi phi, thị phi, thị thị, chính thị, chính phi, rốt cuộc cũng chỉ đều là phi thị cả.
Nên, tưởng và niệm chưa ly, thì ngôn phải xuất. Ngôn xuất từ niệm và tưởng, nên lắm sai lầm.
Vậy, cúi xin các Bậc Thánh Trí Kim-cang mở rộng lòng thương mà chỉ giáo.
Chùa Phước Duyên – Mùa An Cư năm 1990.
Tỷ khưu Thích Thái Hòa
Kim Cang Bát Nhã – giới thiệu dịch và chú giải
Sách ebook pdf của thầy Thích Thái Hòa
Discussion about this post