PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Chỉ một phút thôi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CHỈ MỘT PHÚT THÔI
Nguyên tác: Naomi Baer
Chuyển ngữ: Nguyên Giác

 

Tinh LangBài viết “Just One Minute” của tác giả Naomi Baer in lần đầu trên tạp chí Inquiring Mind, một tạp chí Phật Giáo tại Hoa Kỳ, trên ấn bản Mùa Thu 2003. Tuyển tập The Best of Inquiring Mind in năm 2008 đã giới thiệu tiểu sử của bà, cho biết Naomi Baer dạy trung học ở thành phố St. Paul, Minnesota. Bà sống và làm việc ở Tanzania trong tám năm, nuôi hai con, và rồi lên chức bà của 2 cháu nhỏ. Bà khởi sự tập thiền vipassana năm 1991 khi các con của bà ở tuổi teenager, và bà tiếp tục giữ pháp thiền tập này hàng ngày. Bản dịch sau đây hy vọng giúp quý thầy, cô trong và ngoài Việt Nam, cho thấy bất kỳ trẻ em nào cũng tập được, và chỉ một phút một ngày cũng có diệu dụng vô lường. Cô giáo Naomi Baer khởi đầu mỗi tiết học bằng yêu cầu cả lớp giữ 1 phút ngồi yên, vắng lặng. Trường trung học Mỹ tùy học khu, tùy lớp, trung bình mỗi ngày có 4 tới 8 tiết (period) để học hay sinh hoạt, mỗi tiết trung bình 50 phút. Bản dịch như sau.

*

Trong một trường trung học công lập lớn, ở nội thành, nơi một thị trấn miền Trung Tây, trong lớp của tôi, tôi khởi sự từng tiết học với một phút vắng lặng. Tôi là giáo viên dạy toán.

Việc này khởi sự từ mùa thu 1997 với một lớp quậy phá đặc biệt. Không biết cách nào khác để làm mọi thứ im lặng, tôi khởi sự lớp, một hôm nói về cách chúng ta phản ứng đối với những gì diễn biến quanh chúng ta. Chúng ta phản ứng đối với các bạn, với các giáo viên, với lẫn nhau. Chúng ta phản ứng đối với loa phóng thanh, với các lớp kế bên, với những hỗn loạn ồn ào nơi các phòng khác. Chúng ta bị dội bom bởi các sự kiện bên ngoài. Do vậy, tôi mời các em hít thở, ngồi thẳng sống lưng, đặt hai bàn chân phẩng trên sàn, và giữ vắng lặng trong 60 giây đồng hồ. Không để phản ứng với bất cứ gì hết, tôi rung chuông một tiếng, nhắm hai mắt tôi lại và thở. Khi một phút trôi qua, tôi rung chuông lại, thở chậm, cảm ơn các em cho một phút trong đó các em đã cố gắng hết sức, và mời các em cảm ơn những em ngồi quanh. Từ đáp ứng hồn nhiên với lớp học gian nan này, tôi tiếp tục khởi sự tất cả các lớp của tôi trong cùng một cách. Thế là năm thứ 5 rồi.

Lúc ban đầu, tôi bị chất vấn là cách này có ảnh hưởng trên một lớp quậy phá hay không. Một vài học sinh chế giễu tôi, và một số em khác lờ tôi đi, nhưng trong một phút đó, mức độ ồn ào đã giảm ít nhất một phần, nên tôi cứ tiếp tục. Với thời gian, có thêm học sinh bắt đầu cảm ơn lẫn nhau. Thoạt tiên, các em nói giỡn với nhau rằng họ sẽ cố gắng tốt hơn cho lần tới, và rồi thực thế thật.

Tôi duy trì tiến độ đó, nhưng không một lần nào nói cái gì về “thiền tập.” Tôi đã có thể làm trong một phút đó những gì tôi chọn [cho tâm tôi] mà không áp đặt bất cứ gì trên học sinh, và nhiều ngày tôi đã thực tập thiền tâm từ (metta meditation). Khoảng một tháng sau đó, vào giữa một bài học, có một tiếng ồn đột khởi từ một học sinh, và tôi phải áp giải em này ra khỏi lớp. Khi chúng tôi trở lai bài học, một học sinh ồn ào khác đòi hỏi, “Thưa cô giáo Baer, em nghĩ là chúng ta cần làm lại cái một phút đó lại!” Tôi thấy mình mong manh, tôi khép mắt lại trong lớp đó.

Một hôm, khi tôi còn trễ nãi, một học sinh nói, “Hãy ngồi thư giãn chứ,” và rung chuông. Mọi người cùng làm một phút vắng lặng với cậu này. Từ đó trở đi, các em khác muốn luân phiên rung chuông. Tiếng ồn và hỗn loạn giảm trong phút đó. Tập như thế, cho dù là bất toàn, cũng cho các học sinh quậy nhất một công cụ để thân và tâm lắng đọng xuống. Tôi thấy rằng một phút đó không chỉ giúp tôi, nhưng cũng giúp các học sinh nữa.

Trong một vài lớp toán cao cấp của tôi, nơi kỷ luật không thành vấn đề, cũng có phản ứng lẫn lộn. Hầu hết tự nguyện tham gia một phút vắng lặng, nhưng một vài em thấy rõ không thoải mái và lộ ra kình chống. Tôi luôn luôn cảm ơn các em một cách đặc biệt cho một phút hợp tác đó. Dần dà, ngay cả các em kình chống đó cũng thoảỉ mái thư giãn, mà không phải cực nhọc kình chống. Nó chỉ thế. Một phút để làm cái không làm.

Năm nay, một trong các lớp của tôi, hầu hết là các em lớp 10, liên tục yêu cầu kéo dài một phút vắng lặng đó lâu hơn. Do vậy, một hôm, với mọi người trong lớp đồng ý, chúng tôi làm 5 phút tịch lặng. Khi tôi rung chuông kết thúc, sự vắng lặng tiếp tục kéo dài. Tuyệt vời! Hiện tượng tuyệt vời. Các em nói các em thích thế, khi vắng lặng như thế. Các em tiếp tục xin kéo dài thêm, do vậy chúng tôi đồng ý kéo dài trong những ngày Thứ Sáu.

Một phút của chúng tôi đã sinh ra mọi thứ đáp ứng. Một lần, một phụ huynh than phiền lên Hiệu trưởng, và Hiệu trưởng trấn an phụ huynh này rằng chuyện [một phút tịch lặng] đó là thích nghi thế tục [không dính gì tới tôn giáo] nếu thực hiện từ tôi [cô giáo Baer]. Mới mùa xuân vừa qua, khi một học sinh trao bài thi cuối khóa trước khi nghỉ hè, với nước mắt biết ơn trong mắt, cậu này cảm ơn tôi cho giây phút vắng lặng hàng ngày. Cậu nói phút vắng lặng đó giúp nhiều cho cậu. Năm nay, ba học sinh từ một lớp kế bên tới hàng ngày vào lớp của tôi để tham gia một phút đó, sau đó cảm ơn các bạn ngồi quanh trước khi về lại lớp các em. Ba mẹ của các cựu học sinh đã tới gặp tôi khi đi chợ trong siêu thị, nói với tôi rằng các con của họ đã mang ơn phút tịch lặng đó. Họ cảm ơn tôi.

Nếu không kể gì khác, chính 60 giây đồng hồ đó đã cho tôi một mức độ bình lặng để khởi đầu lớp học. Đó đủ là lý do để tiếp tục. Đúng là sự thách thức lớn khi đón nhận sự hỗn loạn trong lớp đầu tiên ồn ào và ưa quậy kia. Nhưng trong một phút kia, tôi tự nhủ mình buông bỏ hết mọi phán đoán – tôi là một giáo viên có trách nhiệm, tôi phải giữ trật tự, đây là quyền của tôi và nhiệm vụ của tôi phải phán đoán và điều chỉnh. Tôi đã học cách đón nhận cái đang là trong một phút đó.

Với thời gian, một phút đó đã làm tôi dịu dàng với các học sinh của tôi. Tôi cảm nhận với tâm từ bi về các em như các em là. Hiệu ứng này thấy rõ khi tôi thấy có những đáp ứng nhẹ nhàng đầy tôn kính, một số đáp ứng đầy ý nghĩa, hay một nụ cười tôi thấy bất ngờ từ các em hay từ tôi. Tôi tiếp tục hưởng lợi từ một phút: tôi nhắm mắt lại và mở tim ra, để thấy sự tử tế đang mời gọi tự hiển lộ từ dưới cái mặt ngoài thô nhám mà hoàn cảnh đã tạo ra trong các học sinh của tôi. Các em đã cho tôi thấy chính tôi.

GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ: Mười năm sau – vào năm 2007 – tôi vẫn dạy cùng trường trung học đó, và nhiều lớp của tôi bây giờ yêu cầu một phút tịch lặng vào những ngày Thứ Hai, hai phút vào những ngày Thứ Ba, và cứ tăng như thế cho tới năm phút vào những ngày Thứ Sáu.

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Đôi điều luận về nhân quả nghiệp báo

Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo,...

Phước Hoạ Khôn Lường

Phước hoạ khôn lường

PHƯỚC HOẠ KHÔN LƯỜNG Tiểu Lục Thần Phong   Niềm vui của 102 công dân tại Trường quân sự Bộ...

Thiền (Trang Đỗ Phỏng Vấn Ts Nguyễn Mạnh Hùng)

Thiền (Trang Đỗ phỏng vấn Ts Nguyễn Mạnh Hùng)

THIỀN(Trang Đỗ phỏng vấn TS Nguyễn Mạnh Hùng)   Thưa tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, cơ duyên nào dẫn ông...

Bài Giới Thiệu Về Nghiệp

BÀI GIỚI THIỆU VỀ NGHIỆP Alexander Berzin Halapa, Mễ Tây Cơ, 2 tháng Năm, 2006  Tứ Diệu Đế trong Ngôn Ngữ Hàng...

Không Khí Đón Mừng Phật Đản Đã Tràn Ngập Phố Phường Sài Gòn – Hà Nội -Huế

Không Khí Đón Mừng Phật Đản Đã Tràn Ngập Phố Phường Sài Gòn – Hà Nội -Huế

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Không Nên Cho Kẻ Phàm Tục Xuất Gia Trong Giáo Hội Thanh Tịnh Của Đức Bổn Sư

Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư

KHÔNG NÊN CHO KẺ PHÀM TỤC XUẤT GIA trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư Hòa Thượng Giới...

Bấy Nhiêu Thôi Đã Đủ Bình Yên…!

Bấy nhiêu thôi đã đủ bình yên…!

Thương lấy mình một chút được không? Để chậm lại một chút, để lắng lại một chút và xem thử,...

Suy Gẫm Về Tiền Bạc

Suy Gẫm Về Tiền Bạc

SUY GẪM VỀ TIỀN BẠCMichael Carroll Diệu Liên Lý Thu Linh Michael Carroll, trong sự nghiệp kinh doanh suốt 25...

Bẩy Pháp Giúp Quốc Gia Hưng Thịnh

Bẩy pháp giúp quốc gia hưng thịnh

. Tuy vậy, Ngài cũng rất chú trọng đến việc . Theo Đức Phật, một đất nước muốn cường thịnh...

Vai Trò Của Đạo Đức Phật Giáo Trong Giáo Dục

Vai Trò Của Đạo Đức Phật Giáo trong Giáo Dục

Dissanayake Mudiyanselage Kasun Dharmasiri*Dịch Việt: Liễu Pháp & Diệu ĐoanNhư S.B. Kakkar đã đề cập: “Mục đích của giáo dục...

Hành Trình Đến Chánh Niệm

Hành Trình Đến Chánh Niệm

Các Tác Giả Bhante Henepola Gunaratana, người Tích Lan (Sri Lanka), là tác giả của hai quyển sách do nhà...

54. Chuyển Hoá Cơn Giận

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Vấn Đề Khất Thực Trong Đạo Phật

Trong một dịp về thăm quê nhà gần đây, tôi thấy có một vị Sư đứng khất thực tại trước...

Lửa Đã Cháy Ở Mỹ Đình Bao Giờ Lan Đến (Chùa) Quán Sứ?

Lửa Đã Cháy Ở Mỹ Đình Bao Giờ Lan Đến (Chùa) Quán Sứ?

PHẢN HỒI:Xã Tắc vào lúc 07/01/2011 16:00 Xin cảm ơn Anh Ninh Thạnh và TH.Thật giật mình và băn khoăn,bồn...

Định Nghĩa Chánh Niệm

Định Nghĩa Chánh Niệm

ĐỊNH NGHĨA CHÁNH NIỆM Ṭhānissaro Bhikkhu Châu Viên chuyển ngữ   Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được...

Đôi điều luận về nhân quả nghiệp báo

Phước hoạ khôn lường

Thiền (Trang Đỗ phỏng vấn Ts Nguyễn Mạnh Hùng)

Bài Giới Thiệu Về Nghiệp

Không Khí Đón Mừng Phật Đản Đã Tràn Ngập Phố Phường Sài Gòn – Hà Nội -Huế

Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư

Bấy nhiêu thôi đã đủ bình yên…!

Suy Gẫm Về Tiền Bạc

Bẩy pháp giúp quốc gia hưng thịnh

Vai Trò Của Đạo Đức Phật Giáo trong Giáo Dục

Hành Trình Đến Chánh Niệm

54. Chuyển Hoá Cơn Giận

Vấn Đề Khất Thực Trong Đạo Phật

Lửa Đã Cháy Ở Mỹ Đình Bao Giờ Lan Đến (Chùa) Quán Sứ?

Định Nghĩa Chánh Niệm

Tin mới nhận

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

“Thi Vương” Thơ Say Viết Về Phật Đản, Pháp Nạn

Niềm tin vào Đức Phật

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Dòng sông tâm thức (I)

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Tin mới nhận

Cuộc Đời Trước Mặt – Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Làm sao đối phó với bệnh tật?

Thế nào là con đường Phật Giáo

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Ai lấy đức tin của con?

Bản Văn Quy y Tam Bảo Mới Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Chia vui nếp sống tịnh thường

Câu Chuyện Thiền Sư

Thoát khỏi sợ hãi

Đạt Lai Lạt Ma Tại Harvard & Nhập Trung Đạo Cương Yếu

Cuộc sống của chúng ta thật quý giá

Kinh Tạng Sanskrit (Hán Tạng) [Pdf Dành Cho Máy Vi Tính]

Kinh Thơ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Trẻ Không Nhà – Minh Mẫn

Phát Tâm Bồ Đề

Vài nhận xét về hội chứng giáo chủ

Phật Học Tổng Quát [Pdf Dành Cho Kindle]

Giảm Thiểu Ma Chướng Trong Đời Sống Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Đồng loạt diễn ra 5 diễn đàn hội thảo quốc tế

Chỉ Là Chiêm Bao – Vĩnh Hảo

Tin mới nhận

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Vượt Thoát Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Kinh A Nậu La Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Vào Cửa Tịnh Tông

Giải Đáp Thắc Mắc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Muốn Vãng Sanh Về Xứ Cực Lạc Của Phật A Di Đà Có Mấy Điều Kiện?

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.