PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đại Học Nalanda Ở Ấn Độ Hoạt Động Trở Lại Sau 800 Năm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Dai-Hoc-Nalanda-E1477702921675-300X229Một trong những ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thời xưa của Ấn Độ, Viện Đại học Nalanda, mới được tái khai giảng vào ngày  1-9-2014 vừa qua  sau  một thời gian gián đoạn hoạt động kéo dài suốt tám trăm năm. Cả những  phế  tích của Viện Đại học Nalanda cổ lẫn ngôi trường Đại học Nalanda mới đều tọa lạc gần Rajgir trong  bang  Bihar, Ấn Độ; một vùng đất tập trung  nhiều di tích lịch sử và tôn giáo, kể cả Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành  đạo. Khu vực này là trung tâm của vương quốc cổ Magadha (Ma- kiệt-đà), nổi tiếng bởi chất men chính trị và tri thức của các vương triều thời ấy. Không chỉ là một trung  tâm chính của Bà-la-môn giáo, Magadha từng là cái nôi của Phật giáo và Kỳ-na giáo. Đế quốc đầu tiên của Ấn Độ, đế quốc  Maurya, cũng  xuất phát  từ Magadha;  và vị hoàng đế nổi tiếng của vương triều này, Đại đế Ashoka (vua A-dục), đã là người có ảnh hưởng lớn lao trong việc bảo trợ và truyền bá Phật giáo đến khắp châu Á.

Thực sự, cái tên  hiện  thời của bang  Bihar vốn có nguồn  gốc từ thuật  ngữ vihara, danh  từ dùng  để chỉ một tu viện của Phật giáo, cho thấy một số lượng rất lớn các tu viện Phật giáo đã từng được xây dựng rải rác khắp vùng ngày nay là Bihar. Viện Đại học Nalanda đã xuất hiện trong  bối cảnh đó, tương  tự những  ngôi trường của các thị quốc Athens và Alexandria đã có mặt từ lòng nhiệt tình tri thức của nền văn minh cổ Hy Lạp trong vùng Địa Trung Hải. Xứ Ấn Độ cũng còn có nhiều trường đại học cổ khác như Takshashila (Taxila) thuộc nơi ngày nay là Pakistan, nhưng Viện Đại học Nalanda nổi bật do quy mô và tinh thần thế giới chủ nghĩa của mình.

Được xây dựng dưới thời đế quốc Gupta – nhà nước gắn liền với thời kỳ hoàng kim về mặt văn hóa và khoa học của Ấn Độ – Viện Đại học Nalanda nguyên  thủy đã tồn tại từ năm 413 đến năm 1193. Mặc dù được xây dựng với tính cách là một trung tâm nghiên cứu triết lý Phật giáo, Viện Đại học Nalanda đã lần lần trở thành một học viện quan  trọng  cho việc nghiên  cứu nhiều lãnh vực khác, kể cả những  đề tài thế  tục, tương  tự phong cách của những trường đại học Thiên Chúa giáo thời trung cổ đã biến hóa từ những trung tâm nghiên cứu kinh viện để trở thành  những  tổ chức học thuật tổng quát hơn. Viện Đại học Nalanda đã từng nổi tiếng về mặt nghiên cứu toán học và y học.

Nguồn  gốc Phật  giáo và chương  trình  giảng  dạy nghiêng  hẳn  về giáo  lý Đức Phật  của Viện Đại học Nalanda đã là lý do khiến viện thu hút một số rất lớn những sinh viên đến từ những xứ ngoài Ấn Độ, mang lại cho viện một không khí “tứ hải vi gia” và khuyến khích những cuộc diễn thuyết tri thức mang tính văn hóa đối chiếu. Theo các nhà nghiên  cứu, chính kiến thức sâu rộng của các vị giảng sư ở Nalanda đã thu hút các vị học giả ở những  nơi xa xôi như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và cả trong vùng Đông Nam Á. Vào lúc thịnh thời, viện đại học này có tới 10.000 sinh viên và 2.000 giáo sư với một thư viện tập trung khoảng vài trăm ngàn quyển sách.

Thật là không may, Viện Đại học Nalanda nguyên thủy đã bị phá hủy vào năm 1193. Một liên minh các vương triếu Ấn giáo ở phía Bắc bên trên Nalanda đã bị đánh bại bởi một viên tướng Hồi giáo người Afghanistan là Muhammad  of Ghor trong trận giao tranh lần thứ hai ở Tarain vào năm 1192 khiến cho toàn bộ vùng thung lũng sông Hằng (Ganges River) ở Bắc Ấn trở nên trống trải trước những kẻ xâm lăng. Trong vòng một năm, viên tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Bakhtiyar Khilji đã cho cướp bóc Viện Đại học Nalanda, một nơi hoàn toàn không phòng thủ, không xây dựng công sự và cũng không phải là một địa điểm có bất kỳ một giá trị quân sự chiến lược nào. Một bản biên niên sử của Thổ Nhĩ Kỳ thời bấy giờ tường thuật rằng đã có hàng ngàn vị Tăng bị đốt sống và hàng ngàn vị Tăng khác bị chặt đầu vì Khilji đã cố gắng bằng mọi khả năng để tiêu diệt Phật giáo. Việc đốt phá tòa thư viện đã diễn ra trong suốt nhiều tháng trời và “khói từ những bản sách viết tay bị đốt cháy đã tụ lại như một tấm màn đen bao phủ khắp những ngọn đồi phía dưới suốt nhiều ngày liền”. Vị Viện trưởng cuối cùng của Viện Đại học Nalanda phải bỏ chạy sang Tây Tạng.

Mục đích việc nối lại hoạt động củaViện Đại học Nalanda là để làm hồi sinh ở Ấn Độ tinh thần đã được coi là đặc trưng của Viện Đại học Nalanda thời cổ: tinh thần học tập của những người coi bốn biển là nhà. Nước Ấn Độ hiện đại cũng chẳng có bao nhiêu trường đại học được thế giới biết đến, có lẽ trừ ra Viện Công nghệ Ấn Độ (Indian Institutes of Technology IIT), một cơ sở học thuật nghiêng hẳn về khoa học. Tầm nhìn của Viện Đại học Nalanda mới là nhắm thiết lập một viện đại học quốc tế với một chương trình giảng dạy rộng rãi. Trang mạng của trường đại học này cho biết, “Viện Đại học Nalanda được thành lập vào năm 2010, dựa trên một đạo luật đặc biệt của Nghị viện Ấn Độ, một bằng chứng thể hiện địa vị quan trọng của viện trong toàn cảnh tri thức Ấn Độ hiện nay. Nalanda có địa vị của một trường đại học quốc tế, không giống bất kỳ một trường đại học nào khác đã được thành lập trong nước”.

Do lịch sử nổi trội của mình, Viện Đại học Nalanda đã được đặt dưới sự bảo trợ của một số nhân vật nổi tiếng như nhà kinh tế học đã được giải thưởng  Nobel là ngài Amartya Sen, hiện đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viện Đại học Nalanda. Một quỹ đại học trị giá 500 triệu đô-la Mỹ đã được mười lăm quốc gia châu Á hứa đóng góp; tuy nhiên, quỹ này chưa thực sự hoạt động. Thêm vào đó, do tình trạng thiếu ngân quỹ và sự chậm trễ của bộ máy thư lại ở Ấn Độ đã khiến cho ngôi trường chưa được xây dựng hoàn chỉnh vào lúc khai giảng. Hiện nay cũng mới chỉ có mươi lăm sinh viên theo học tại lớp học vừa khai giảng, trong đó chỉ có hai vị đến từ nước ngoài. Các lớp học đang được tổ chức trong hoàn cảnh tạm bợ vì một phần công trình vẫn chưa có thể bắt đầu trên một khuôn viên rộng 455 mẫu Anh (khoảng 1,82km2) trong lúc chờ chính quyền giải quyết các thủ tục khai quang.

Một lễ khánh thành chính thức được dự kiến tổ chức vào giữa tháng Chín này. Hy vọng của Hội đồng Quản trị là khi sự việc được biết đến, số lượng sinh viên sẽ tăng lên và nhiều ngân khoản sẽ được đổ vào. Một ý tưởng lớn như thế có được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như thế xứng đáng được thực hiện một cách tốt đẹp  hơn so với những  gì đang  diễn ra. Hy vọng rằng chính phủ mới của Ấn Độ sẽ có khả năng thúc đẩy công việc mạnh mẽ hơn. Nếu Viện Đại học Nalanda đáp ứng được những mục tiêu theo kế hoạch thì đây sẽ là một bước nhảy vọt cho nền giáo dục cao cấp của Ấn Độ.■ „

Nguồn: India’s Nalanda University opens again after 800 years, bài đăng trên tạp chí Diplomat, Volume 34, 2014.

Văn Hoá Phật Giáo số 209

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Hương Vị Thiền Trong Ba Bài Hát Ru Của Trịnh Công Sơn

Hương vị thiền trong ba bài hát ru của Trịnh Công Sơn

HƯƠNG VỊ THIỀN TRONG BA BÀI HÁT RU CỦA TRỊNH CÔNG SƠNMinh Tuệ Đỗ Minh Trịnh viết khá nhiều bài...

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Kinh Viên Giác Luận Giảng

KINH VIÊN GIÁC LUẬN GIẢNG Thích Thông Huệ Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2006 Lời nói đầu VIÊN...

Đóa Cúc Vàng Bên Kim Quan Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Đóa cúc vàng bên kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Viết từ câu chuyện cây đại già trước cửa một ngôi chùa ở Hà Nam nghiêng mình chịu tang trong...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người !Hôm nay tại đây có các đồng tu đến từ tỉnh Hắc...

Linh Hồn Là Gì? Phật Giáo Hiểu Thế Nào Về Linh Hồn Đi Đầu Thai

LINH HỒN LÀ GÌ?PHẬT GIÁO HIỂU THẾ NÀO VỀ LINH HỒN ĐI ĐẦU THAI Do quan niệm linh hồn theo...

Thư Ngỏ Của Ban Biên Tập

Hoa Kỳ ngày 16-6-2003 Kính gửi các bậc Tôn Túc, quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,Kính gửi...

Người bạn tên John

Hôm nay ngày cuối John đi làm. Do có khả năng tài chánh, John quyết định hưu sớm 3 năm....

Sáu Pháp Thành Tựu Trong Kinh Kim Cang

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Mỗi kinh Phật thường có cách sắp xếp theo sáu pháp thành tựu (lục chủng thành tựu) để chứng tỏ...

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

VỀ CHẾT VÀ TÁI SINH – NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT ĐỂ THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM VÀO GIỜ PHÚT CUỐI...

Đại Cương Về Triết Học Trung Quán

Đại Cương Về Triết Học Trung Quán

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

XUÂN VỀ NGUYỆN ƯỚC ĐẠO ĐỜI VIÊN THÔNG Tâm Trí Giáo sư, chuyên gia Phật học Rhys Davids cho rằng...

Trứng Chay

Trứng Chay

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tinh Thần Phật Giáo Bàng Bạc Trong “Muôn Kiếp Nhân Sinh” Phần 2

Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong “Muôn kiếp nhân sinh” phần 2

Chấp niệm, nhân quả, luân hồi… - những bài học Phật giáo được thể hiện dễ hiểu và cuốn hút...

Nẻo Về Bình An Mùa Đại Dịch

Nẻo về bình an mùa đại dịch

Mỗi ngày đối diện với dịch bệnh có lẽ ai cũng cảm nhận được sự mong manh của kiếp người,...

Tái Sanh

Tái sanh

TÁI SANHNguyên tác: On ReincarnationTuệ Uyển chuyển ngữ   Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp...

Hương vị thiền trong ba bài hát ru của Trịnh Công Sơn

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Đóa cúc vàng bên kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

Linh Hồn Là Gì? Phật Giáo Hiểu Thế Nào Về Linh Hồn Đi Đầu Thai

Thư Ngỏ Của Ban Biên Tập

Người bạn tên John

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Đại Cương Về Triết Học Trung Quán

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Trứng Chay

Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong “Muôn kiếp nhân sinh” phần 2

Nẻo về bình an mùa đại dịch

Tái sanh

Tin mới nhận

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Vị Pháp Thiêu Thân

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Lời Phật dạy trong bốn hạng vợ có vợ như giặc

Đức Phật nhập Niết bàn

Tin mới nhận

Lòng tự ái trong cuộc sống

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Lịch Sử Thuyết Tiến Hóa – Gs Bùi Tấn Anh – Phạm Thị Nga

Muốn được yên vui sanh tồn cần phải học Phật

Tự lực là con đường dẫn đến thành công

Bát Nhã Ca Thơ Từ Hoa (Cảm Tác Từ Bát Nhã Tâm Kinh) Diễn Ngâm Tháng 9 – 2003

Phật Tử Tôn Vinh Đức Phật Thông Qua Quốc Tế Lễ Vesak Trực Tuyến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử

Lẽ Sinh Diệt Lý Tu Hành

Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

Thở để sống

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 41)

Cái nhìn mùa Xuân

Đâu Là Ý Nghĩa Chân Thật Của Niệm Được Đức Phật Dạy

Nhìn đời bằng nội tâm bình thản…

Cái Mũi Của Darwin: Tiến Hóa Và Tình Cờ Ngâu Nhiên – Gs. Cao Huy Thuần

Phần 3: “Phiên tòa” đột xuất trong đêm

Tết Xưa

An lạc trong đời thường

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Thư Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Chuyển Pháp Luân

Nam mô A Di Đà Phật

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Kinh Bách Dụ: Ngày nguyệt thực đánh chó

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Tịnh Độ Quyết Nghi Luận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

Chương 1 bài 6: Hiểu rõ giáo dục của Phật Đà (22/05 – Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Cách Thức Quán Tưởng Phật A Di Đà Lúc Chết

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese