PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lấy Tâm Thiên Hạ Làm Tâm Của Mình

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Hoi Ngi Dien Hong

Ảnh minh họa: Hội nghị Diên Hồng

Đức vua Trần Nhân Tông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293), trong thời gian này đã diễn ra hai hội nghị quan trọng của đất nước: Hội nghị Bình Than (năm 1282), triệu tập quân dân bàn phương hướng kháng chiến chống quân Nguyên Mông và Hội nghị Diên Hồng * (năm 1284), triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai. Khi đất nước thanh bình, vua nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, về ở cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau dời đến núi Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều ngự Giác hoàng. Trần Nhân Tông được sử sách ca tụng là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Hội nghị Diên Hồng mang ý nghĩa thời đại vì không chỉ minh chứng cho tư tưởng độc lập dân tộc và còn phát huy mạnh mẽ tinh thần dân chủ bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một nhà nước quân chủ đã trưng cầu dân ý trước sự tồn vong của đất nước. Hội nghị đó đã lấp đầy những khuyết điểm nội thù cố hữu của dân tộc, đó chính là sự chia rẽ, mất đoàn kết và hành động cầu cứu ngoại bang đem quân giày xéo quê hương. 

Dưới thời Trần, đạo Phật là quốc đạo. Với tinh thần “hoà quang đồng trần” (hòa ánh sáng cùng cát bụi), đạo Phật đã sản sinh ra những trí thức có tinh thần phóng nhiệm, dấn thân, nhập thế, coi sinh tử là lẽ thường… Văn hóa Phật giáo trở thành những ứng xử chủ đạo trong đời sống xã hội. Từ những tư tưởng tích cực của đạo Phật, người Việt tiếp tục vun bồi, sáng tạo, điều chỉnh và tự hoàn thiện nền văn hóa của dân tộc mình. Lối sống thuần thiện, hòa hiếu của cộng đồng được ghi lại trong lịch sử đã phản ánh rất rõ điều đó. Trần Nhân Tông là người giữ trọng trách quốc gia, nên ông không bao giờ ngừng thao thức để tìm kiếm chân lý trên căn bản tư tưởng Phật giáo, nhằm nhận ra những giới hạn của bản thân: giới hạn của lòng từ, giới hạn của sự trong sạch, giới hạn của tinh thần yêu dân và thái độ coi trọng hiền tài…

Trước đó, Trúc Lâm quốc sư từng nhắn nhủ vị vua mở đầu triều đại nhà Trần – Trần Thái Tông rằng: “Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình”.

Khi triều đại đã sản sinh ra những con người biết lấy tâm ý của thiên hạ làm tâm ý của mình thì lẽ nào thiên hạ lại phụ lòng của họ. Đó là lý giải vì sao trước sức mạnh của quân Nguyên Mông, từ vua đến dân đều trên dưới một lòng, bỏ qua những tị hiềm, mâu thuẫn, ích kỷ, tư thù cá nhân để cùng nhau đoàn kết, bảo vệ non sông, văn hiến của dân tộc.

Trần Nhân Tông đã tiếp tục khai mở được nội lực và tinh thần dân tộc bằng chính đời sống làm gương trên cả hai vị thế quân vương và thiền sĩ. Trong thời gian trị vì đất nước, ông luôn là người đứng mũi chịu sào, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, coi trọng việc định quốc an dân, giữ gìn tâm ý của thiên hạ, đề cao tâm ý của thiên hạ và không bao giờ cho phép mình giẫm đạp lên tâm ý của thiên hạ. Khi rời bỏ ngai vàng, ông chống gậy trúc đi khắp trong thôn, ngoài làng khuyên dân giữ gìn mười điều thiện.

Niềm tin của đời Trần là niềm tin được phát khởi bởi lòng chân thành vì dân vì nước và lời sám hối tha thiết cho những giới hạn của bản thân trước nghịch cảnh tranh danh, đoạt lợi. Nhiều vị vua đời Trần đã tỏ rõ sự hơn người khi mang niềm tin và hành động ấy đến với nhân dân.

Vì mục đích dân cường nước thịnh, triều Trần dấn thân dựng nghiệp như bao khởi sự khó khăn của các triều đại khác, nhưng trước sức ép của ngoại xâm, họ sẵn sàng bỏ đi mọi tị hiềm, mọi chấp nhặt nhỏ nhen, không phải để khẳng định bản ngã vương triều, mà chính trong tuyệt đích của ước muốn, triều Trần, cụ thể là Trần Nhân Tông đã không ngừng triển khai tư tưởng cư trần lạc đạo để bồi dưỡng tinh thần và đạo lý dân tộc.

Người cầm cân nảy mực quốc gia mà nhận biết được những khuyết điểm và giới hạn của mình thì dân tộc đó nhất định sẽ lớn mạnh. Những sửa chữa khuyết điểm của họ mang giá trị và tầm ảnh hưởng lịch sử. Bởi khuyết điểm lớn nhất mà lịch sử của hầu hết các dân tộc phải trải qua đó chính là thanh trừng tư tưởng và phát động chiến tranh tương tàn để duy trì một trạng thái quyền lực đang có nguy cơ mất thế cân bằng. Dĩ nhiên, quyền lực tập trung lúc đó thuộc về thiên tử và bộ máy quan lại cầm quyền. Tuy nhiên, việc hoàn chỉnh nhân cách để người đứng đầu quốc gia thay trời hành đạo, nối dòng trị dân luôn phải xuất phát từ những hành vi đạo đức có chuẩn. Định mức để cân bằng cho những hành vi đạo đức có chuẩn chính là mọi hành động của người đứng đầu đều phải phù hợp với thiên ý và nhân luân.

Đạo Phật đã bổ sung nhiều những hành vi ứng xử có chuẩn vào phong thái sống của các bậc quân vương. Vì vậy, ý nghĩa cai trị và giá trị giải thoát không những không mâu thuẫn và đối lập nhau mà còn xác lập một mẫu hình hoàng đế – hiền triết đầy đủ Bi – Trí – Dũng trong lịch sử dân tộc.

Kinh Pháp Hoa nói đến hình ảnh một gã say không biết mình có hạt châu vô giá cột trong áo, nên cực khổ kiếm sống bên ngoài mà vẫn không có được hạnh phúc. Trúc Lâm quốc sư từng khuyên vua Trần Thái Tông rằng: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được chân lý ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không phải đi tìm cực nhọc bên ngoài (Bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam).

Trần Nhân Tông tiếp tục triển khai tư tưởng “cư trần lạc đạo” bằng việc khẳng định: “Trong nhà có sẵn của báu đừng tìm đâu khác”. Ông đã đặt “của báu” sẵn có đó trong một trục ngang, bình đẳng, có nghĩa rằng mọi người không phân biệt địa vị đều có cơ hội khám phá và sở hữu “tài sản” vô giá đó. Khi không còn nhọc lòng tìm cầu ở bên ngoài thì các cá nhân sẽ biết tiêu dùng và hưởng thụ “của báu” đó một cách có ích nhất. Phát huy nội lực, sở trường của dân tộc, nhằm hạn chế những ảnh hưởng của sở đoản từ những khuyết điểm dòng họ (huyết thống), thái độ độc tôn tư tưởng, hành vi hướng ngoại để trục lợi, Trần Nhân Tông đã “làm giàu” cho xã hội bằng cách kêu gọi mọi người cùng mở ra nguồn vốn sẵn đủ đó của mình.

Tâm là nguồn báu truyền đời. Giữ được tâm ban đầu ấy thì giữ được hạnh phúc và an lạc quốc gia. Trong cả ý chí và hành động, họ quyết giữ vốn quý đó vì họ hiểu rằng đó là di sản truyền đời mà các thế hệ con cháu phải được thừa hưởng. Cắt đứt dòng nhận thức về nội lực và khả năng khai mở, phóng nhiệm, dấn thân của nguồn tâm đó, rất có thể dân tộc lại rơi vào cảnh tương tàn, lầm than và khổ nhục.

Nhận thức đầy đủ về những giới hạn của chính bản thân, của dòng họ và dân tộc, vấn đề sửa chữa khiếm khuyết trong nhận thức của người đứng đầu đất nước luôn được đặt ra một cách cấp thiết và thu hút mọi quan tâm của bộ máy quyền lực. Vương đạo hay bá đạo, hiền nhân hay bạo chúa đều tuỳ thuộc vào sự chọn lựa đường hướng tư tưởng và lối sống của những người đang nắm giữ thể diện quốc gia.

Sự phân định trong nhận thức xã hội về kẻ ngu – người trí ở thời Trần đã thúc đẩy những nỗ lực tiếp cận tư tưởng giải thoát của đạo Phật, nhằm lý giải cặn kẽ phạm trù (ngu – trí) này, từ đó xuất hiện hình mẫu những bậc triết vương xuất trần trên cả hai bình diện tri thức và thực nghiệm tâm linh. Trong sự phân định tư tưởng rõ ràng và dứt khoát đó, cần nhìn nhận phạm trù ngu – trí, như một cặp song hành, phản chiếu vào tinh thần thời đại.

Người ngu thì lo âu, chán đời trị thế. Chán đời trị thế biểu hiện qua hành động diệt khai quốc công thần, thanh trừng tư tưởng vì sợ mất ngai vàng, thúc bách việc tìm thuốc trường sinh để sự hưởng thụ được lâu dài hơn… Người trí thì lo truyền hiền, tìm người tài đức kế cận. Chính trong suy nghĩ đó, người trí biết đặt lợi ích dân tộc, sự thanh bình của nhân dân lên trên hết. Vượt qua nỗi lo sợ thường trực về việc mất ngai, mất quyền, chết yểu, họ đã tiến đến làm chủ tinh thần vạn nhà bằng việc mở ra nguồn của báu sẵn đủ để dân làm chủ tài sản và vận mệnh của mình. Ở đó quốc gia được sở hữu những giá trị an lạc, biết đủ, khi người dân sống hòa hợp với thiên nhiên, người lãnh đạo không vì những toan tính ích kỷ đẩy dân tộc vào thế cùng tranh, loạn tranh.

Sự dịch chuyển của quyền lực không thể tính bằng những thái độ độc tôn tư tưởng hay bằng những chiến dịch bàn tay sắt trong thanh trừng, mà chính thời gian, dòng biến chuyển vô thường sẽ tự động kết thúc cho cuộc chạy đua quyền lực đó. Nhận thức “vô thường” là điều hiển nhiên, người trí biết tìm cách làm mạnh nội lực dân tộc bằng những giá trị tinh thần nhân đạo, nhân văn để đời, cẩn thận xét gốc chỉnh ngọn, tu bổ lại các giá trị văn hóa mà tổ tiên bao đời đã gầy dựng.

Sức mạnh của văn hóa là sức mạnh bao trùm mọi biên cương, lãnh thổ. Sự hủy diệt của chiến tranh càng làm cho những vị vua Phật tử nhận thức nhiều hơn về cảnh bãi biển nương dâu, chợ chiều quyền lực. Chợ chiều quyền lực là cảnh thất thế, dọc ngang, lênh đênh của các thân phận con người khi danh lợi một ngày nào đó rời xa họ.

Tâm lý tranh đoạt, nghi kỵ thường giả biến những chuyện vặt vãnh trong đời sống thường nhật thành mối nguy quốc gia. Đó cũng là hành vi kém nghiêm chỉnh nhất trong thái độ của kẻ cầm quyền. Điển hình cho thái độ này là hành động “qua cầu rút ván”, “được chim quên ná”, “diệt khai quốc công thần”… Nội lực dân tộc nhất định sẽ giảm đi rất nhiều, nếu những người cầm quyền cố biến những điều vặt vãnh thành những quan tâm nghiêm trọng, hay cho người giả bệnh để kê những “toa thuốc” (bổ – độc) lãng phí lòng tin của nhân dân. Chính khi ấy, lòng khoan thứ bao dung trong tư tưởng Phật giáo đã trở nên sáng tỏ trước những lòng dạ chật hẹp, đố kỵ, tị hiềm.

Đem lòng, lấy ý mà hiểu người trên kẻ dưới, mà đối đãi với nhân dân là lời khuyên của người trí. Thay vì phòng bệnh bằng những cung cách ứng xử có chuẩn, không ít thế lực trong lịch sử lại đi chữa bệnh bằng những toa thuốc bốc nhầm bệnh. Kê nhầm toa thuốc là lỗi ở người trị bệnh, còn người khác có bệnh hay không, nhiệm vụ của lương y là phải làm sáng tỏ căn bệnh, chữa trị cho họ lành mạnh, để họ tiếp tục đóng góp “của báu” cho xã hội, cộng đồng.

Hành vi “đang yên tự tìm nguy” mà Trần Nhân Tông nhắc đến, chính là ông muốn nhắm đến những người ngu tự lừa phỉnh mình bằng những cơn đau trầm trọng, tự thêm bướu vào thân, rồi cùng quằn quại và đối phó lẫn nhau.

Trong lịch sử dân tộc, mọi “dỗ nín” về tư tưởng đã không ngừng được truyền vào nước ta, nhằm phủ trùm tư tưởng yên mệnh và yên phận. Nhưng trong thời đại mà triết lý dân tộc tỏa sáng, thiên ý – nhân luân thuận hợp với nhau, “của báu” của mỗi cá nhân được khai mở thì sẽ nhanh chóng bù đắp vào khuyết điểm nghèo đói tha phương cầu thực, tranh hại lẫn nhau.

Mỗi người đều có một viên ngọc báu vô giá. Đó là tài sản chứng minh sự giàu có chung của cả cộng đồng. Mục đích yên dân không bao giờ đi ra ngoài việc làm mạnh nội lực dân tộc từ mỗi cá nhân. Nói cách khác, tư tưởng yên dân phải xuất phát từ những hành động thiết thực “lấy ý thiên hạ làm ý của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình”.

Thích Thanh Thắng

Trích từ:

Nguyệt san Xuân Giác Ngộ Canh Dần

(Thư Viện Hoa Sen)

 (*)

*** HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG ***

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!

Hận thù đằng đằng! Biên thủy rung chuyển.

Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu.

Gây óan nghìn thu,

Tòan dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!

Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?

Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân,

Hỡi đâu tứ dân!

Kìa vừng hồng tràn lan trên đĩnh núi,

Ôi, Thăng long! Khói kinh kỳ phơi phớ.i

Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn phương,

Theo gió bay khắp miền sông núi réo đòi.

Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương.

Giống anh hùng nâng cao chí lớn, 

Giống anh hùng đua sức tráng cường.

Ta lên đường lòng mong tâu lên Long nhan,

Giòng Lạc Hồng xin thề liều than liều thân!

Đường còn dài,

Hồn vương trên quan tái,

Xa xa trông áng mây đầu non đoài.

Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà,

Đọat thành trì toan xéo giày lăng miếu.

Nhìn quân gian ác lấn xâm tràn nước ta,

Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la!

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?

(Đáp) Quyết chiến!

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?

(Đáp) Quyết chiến!

Quyết chiến luôn!

Cứu nước nhà,

Nối chí dân anh hùng.

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?

(Đáp) Hy sinh!

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?

(Đáp) Hy sinh!

Thề liêu thân cho sông núi.

Muôn năm lừng uy!

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Thiền Tứ Niệm Xứ

Thiền Tứ Niệm Xứ

Tủ sách Đạo Phật Ngày NayTHIỀN TỨ NIỆM XỨThích Trí SiêuNhà xuất bản Phương Đông Quyển sách nhỏ này được...

Cái nhìn mùa Xuân

CÁI NHÌN MÙA XUÂN Nguyễn Thế Đăng Kinh điển Bắc Tạng cũng nói là sau khi Phật thành đạo, Ngài...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 39) Pháp Sư Tịnh Không   Thứ sáu, “Lợi hòa đồng huân” Điều...

Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh

Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh

2) Chúa Nguyễn Hoàng và những Chúa Nối Nghiệp Với Kế Hoạch Nam Tiến  Từ ngày dân ta chỉ sống thành...

40. Con Đường Giải Thoát

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-Tát Phổ Môn

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

“Quán” là xem xét, “Thế Âm” là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âm là xem xét âm thanh...

Mặt Hồ Tĩnh Lặng

Mặt Hồ Tĩnh Lặng

MẶT HỒ TĨNH LẶNG"A still forest pool -The insight meditation of Ajahn Chah",compiled and edited by Jack Kornfield and Paul...

Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh – Thiền Sư Kiều Trí Huyền (Thế Kỷ 12)

Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh – Thiền Sư Kiều Trí Huyền (thế Kỷ 12)

VIÊN NGỌC TÂM: HÀ SA CẢNH LÀ BỒ ĐỀ CẢNHTHIỀN SƯ KIỀU TRÍ HUYỀN (THẾ KỶ 12)Bài viết: Nguyễn Thế...

Giáo Dục, Sự Tồn Tại Của Lõi Cây – Thích Nữ Tịnh Vân

GIÁO DỤC, SỰ TỒN TẠI CỦA LÕI CÂY Thích Nữ Tịnh Vân Con đường giáo dục tuyệt diệu được đức...

Chùa Liên Phái Long Trọng Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Vía Phật A Di Đà

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Trong thời tiết se lạnh những ngày giữa đông của Hà Nội, hòa chung không khí hân hoan chào mừng...

Hiện Tượng Duy Tuệ Và “Thiền Minh Triết” Từ Biến Thái Đến Bệnh Thái – Duy Thức

Hiện Tượng Duy Tuệ Và “Thiền Minh Triết” Từ Biến Thái Đến Bệnh Thái – Duy Thức

Hiện tượng Duy Tuệ và “thiền Minh triết” Từ biến thái đến bệnh tháiDuy Thức Lời người viết: Gần đây dư...

Giới Thiệu Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 Tại Việt Nam

Giới Thiệu Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 Tại Việt Nam

1. Vì sao có Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc? Đại lễ Phật đản là Đại lễ kỷ...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (9)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (9)

  13- Ngày thứ 13 (Bài thứ 9). - Chiều ngày 28/6/ÂL     Thầy lìa bỏ gia đình lúc 29 tuổi,...

Đường Đến Bình An Thật Sự (7)

Đường Đến Bình An Thật Sự (7)

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (7) Trích dẫn Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Trích dịch: Tuệ Uyển - Tự chính chúng...

Thực Tập Thiền Minh Sát Vipassanā (Song Ngữ Việt – Anh)

Thực Tập Thiền Minh Sát Vipassanā (Song ngữ Việt – Anh)

Thực Tập Thiền Minh Sát Vipassanā  Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm...

Thiền Tứ Niệm Xứ

Cái nhìn mùa Xuân

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh

40. Con Đường Giải Thoát

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Mặt Hồ Tĩnh Lặng

Viên Ngọc Tâm: Hà Sa Cảnh Là Bồ Đề Cảnh – Thiền Sư Kiều Trí Huyền (thế Kỷ 12)

Giáo Dục, Sự Tồn Tại Của Lõi Cây – Thích Nữ Tịnh Vân

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Hiện Tượng Duy Tuệ Và “Thiền Minh Triết” Từ Biến Thái Đến Bệnh Thái – Duy Thức

Giới Thiệu Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2008 Tại Việt Nam

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (9)

Đường Đến Bình An Thật Sự (7)

Thực Tập Thiền Minh Sát Vipassanā (Song ngữ Việt – Anh)

Tin mới nhận

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Dòng sông tâm thức (II)

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Học theo gương hạnh Đức Phật

Phật đã cho con

Bốn pháp giải thoát

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Đức Phật là thầy của trời người

Đức Phật đối trước bạo lực

Vậy mà chẳng phải vậy

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Mạng sống của con người được bao lâu?

Tin mới nhận

Khởi Tín Luận

Phật Dạy Tu Là Chuyển Nghiệp

Trả lời những câu hỏi của độc giả (9)

Đạo Pháp Của Đức Phật Có Phải Là Tôn Giáo ?

Nghĩ về một xã hội dân chủ và hướng thiện

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Kinh Phật Vì Tỳ Kheo Trẻ Tuổi Nói Việc Làm Chân Chánh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Kinh Di Giáo

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc

Tiếng em

Kinh nghiệm đời tu thiền sư Thánh Nghiêm

Đức Phật Duợc Sư

Quan Điểm Của Phật Giáo Đối Với Các Vấn Đề Hiện Đại

Tìm hiểu một trong 5 việc của Đại Thiên

Chiêm nghiệm thực tế từ kinh luận

Vô Ngã, Chân Lý Thực Tại Của Cuộc Sống

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Tin mới nhận

Ba Pháp Ấn

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Hễ xem kinh sách thì buồn ngủ phải làm sao?

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

GIỚI THIỆU

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Sáu pháp thành tựu trong Kinh Kim Cang

Kinh Sunita-Sutta

Tin mới nhận

Đường Về Cực Lạc

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

Thiền Tịnh Song Tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Chương 1 bài 6: Hiểu rõ giáo dục của Phật Đà (22/05 – Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese