PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (12)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank

    

24- Ngày Thứ 24

(Ngày 10/7/ÂL, chủ nhật, chư tăng trì bình khất thực)

25- Ngày thứ 25 (Bài thứ 12)

– Chiều ngày 11/7/ÂL

Ngoi Thien Hkst 04

Ảnh: Chơn Quán

Hôm nay có một nhân duyên, là có người gởi email cho thầy hỏi về thiền định, và nói là thiền định có thể đưa đến giác ngộ, giải thoát không?

Chẳng có thiền định nào đưa đến giác ngộ, giải thoát cả các con ạ. Bát định ngàn xưa của bà-la-môn giáo do không đưa đến giác ngộ, giải thoát  nên Đại bồ-tát Sĩ-đạt-ta của chúng ta đã từ bỏ. Và lộ trình tu tập hiện nay của chư tăng theo Nam truyền là giới, định và tuệ. Trọn bộ Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo) của ngài Buddhaghosa cũng chỉ nói đến giới, định và tuệ.

Định thì thiên hô vạn hát, ở đâu cũng có định cả. Bất cứ ngành nghề nào, bất kỳ công ăn việc làm nào trên thế gian, nếu muốn thành công, thành đạt, muốn có hiệu quả thì phải có định. Và ngay chính trong chùa này, thầy thấy rất nhiều các sư, các chú, trong sinh hoạt hằng ngày đều có định cả. Có điều là có định sâu, định cạn, định chút chút hoặc thoáng định, phiến thời định, sát-na định mà thôi.

Có lần, có một người cư sĩ kể chuyện:

Kim Trieu

Thiền sư Kim Triệu

“- Hồi con chưa biết Phật, chưa biết tu, có nhân duyên lái xe chở một vị thiền sư già, nổi danh nhiều nước (Là thiền sư Kim Triệu). Ngài gầy ốm, rắn rỏi, nghiêm trang nhưng ăn nói lại rất nhỏ nhẹ, dịu dàng nên con đem tâm kính trọng.

Nghĩ đến quảng đời ăn chơi hư hỏng của mình, con tâm sự:

– Bạch ngài, cuộc đời con coi như bỏ! Hôm nay may mắn có chút phước lành được chở ngài như thế này là quý hoá lắm rồi. Con chẳng biết tu, biết tập, chẳng biết Phật giáo là gì cả!

– Không phải đâu! Ngài nhẹ nhàng nói rồi mỉm cười! Ông có tu đấy mà ông không biết đó thôi!

Nghe nói vậy, con cười phá lên:

– Thôi, ngài đừng nhạo con nữa! Con mà tu thì chắc là thiên hạ này đều thành Phật hết rồi!

Chợt ngài cất giọng nghêm trang:

– Đạo Phật chỉ có định và tuệ là quan trọng nhất. Không có định, không có tuệ thì đừng nói đến giác ngộ, giải thoát, chấm dứt tham sân si, phiền não…

Rồi ngài nói tiếp:

– Xem kìa, ông lái xe, ông tỏ ra rất bình tĩnh, ổn định tâm sinh lý, thần kinh vững vàng; ông nói chuyện với tôi mà ông vẫn chú tâm, tĩnh niệm trong từng giây khắc; được như vậy là ông có sẵn Định đó. Ngoài ra, mặc dầu vẫn nói chuyện với tôi mà mắt ông, tâm ông vẫn quan sát rõ ràng xe qua, xe lại, người đi xe máy và cả khách bộ hành nữa. Thoáng chốc kế tục thoáng chốc mà ông vẫn quan sát rất kỹ để kịp xử lý trong mọi tình huống bất ngờ nhất. Như vậy là ông có Tuệ đó. Có chú tâm là có định, có quan sát rõ ràng là có tuệ. Vậy, định tuệ gì ông cũng đang sẵn có cả, sao gọi là không tu? Chỉ cần trở về với chánh niệm (định) và tỉnh giác (tuệ) thường trực là ông đã sử dụng những chi phần quan trọng nhất trong Bát Chánh Đạo rồi; nếu phân tích cho kỹ ra, thì ông cũng đang tu tập Tứ Niệm Xứ đó vậy!

Nghe ngài giảng, con lạnh toát cả người! Hoá ra, con chưa phải là kẻ hư hỏng, bỏ đi! Một niềm vui thầm lặng nhưng phới phới, tuôn chảy trong lòng. Từ đó con không tự ti, mặc cảm nữa. Và từ đó, con đến với đạo Phật rất dễ dàng. Hoá ra là chỉ phát triển những gì có sẵn trong lòng mình, trong tâm trí mình”.

Câu chuyện của người cư sĩ cũng chính là câu chuyện của các con, của đại chúng tăng ni hôm nay. Vậy ai cũng có sẵn Định và Tuệ cả.

Có định, khí huyết điều hoà.
Có định, tâm lý ổn định, không loạn.
Có định, bình tĩnh trong mọi lúc, mọi khi.
Có định, không hấp tấp, vội vã.
Có định, loại bỏ tính khí thất thường.
Có định, hiệu quả trong công việc.
Có định, dằn được cơn nóng, giận.
Có định, không lao xao, thất niệm.
Có định, không hôn trầm, dã dượi.
Có định, luôn làm chủ thân khẩu.
Có định, xử lý được những tình huống bất ngờ.

Có định, nói tóm lại, là chư tăng ni sẽ đạt hiệu quả cao khi quét sân, tưới vườn, lượm rác, giặt giũ, nấu ăn, bửa củi, xách nước, dựng đá, trồng cây, học hành, đọc kinh, nghe pháp… Ngoài ra, đời sống tu viện sẽ yên lặng, hoà bình… không có khẩu tranh, khẩu chiến, không có xích mích, chọc ghẹo nhau, không có những cử chỉ, ngôn lời vô ích, phù phiếm… Còn nữa, có định, có tâm lắng yên thì tuệ minh sát mới phát huy tác dụng. Như tay cầm mặt kính vững vàng, không nghiêng chao (Định) thì mặt kính mới phản ánh sự vật một cách rõ ràng, chân xác (Tuệ) được.

Có người nói không cần Định. Họ nói có lý khi Định ấy là sở đắc, bản ngã, là bát định của bà-la-môn. Còn đi vào định của Phật là định ly dục, hoàn toàn khác nhau. Và khi mà định tuệ song tu hoặc định tuệ trong ngũ lực – thì phải nói là chúng xuất hiện đồng thời, không trước, không sau, trong mọi sinh hoạt của đời sống, trong khi ứng xử, giao tiếp, nói năng, ngồi nằm, kinh hành, đọc sách và cả khi đại tiểu tiện… nữa vậy.

Tuệ là tối thượng, nhưng phải cần có Định làm nền tảng. Tuy nhiên ở đây, thầy chỉ muốn chư tăng ni có cái định với nghĩa tâm không loạn, có chú tâm, chú niệm khi sổ tức, tuỳ tức và trong mọi sinh hoạt hằng ngày, vậy là quý hoá lắm rồi!

– Tối ngày 11/7/ÂL

Trong khi nhiều nơi trên thế giới, nhất là Myanmar và Thái Lan dạy thiền minh sát quán danh sắc hoặc là quán thân, thọ, tâm, pháp theo lộ trình thánh đạo quả. Tại rừng thiền ngài Pa-Auk thì dạy đắc bát thiền rồi mới qua minh sát. Bên Đại thừa thì nhiều nơi ngồi quán Tánh Không của mọi hiện tượng! Nhiều nơi say sưa đọc tụng Kim Cương Bát Nhã. Bên Thiền tông thì ngồi tham công án, khán thoại đầu… Đấy là chưa kể niệm Phật này, Bồ-tát kia với oai lực phóng hào quang cứu độ, tiếp độ chúng sanh rất ư là ngoạn mục… Nói tóm lại thì ở đâu cũng có vẻ cao siêu, phong phú, đa dạng hoặc lấp lánh nhiều sắc màu tôn giáo đáp ứng cho nhiều căn cơ và trình độ khác nhau; còn ở đây thì thầy lại bắt thở và ngồi đếm số. Đếm và thở, thở và đếm mãi, thở mãi… làm cho ai cũng chán, cũng nản…

Nhưng các con có biết không? Đừng tưởng rằng sổ tức, tuỳ tức là pháp thấp thỏi. Đức Phật cũng ngồi quán sổ tức đấy. Và ngài cũng từng nói: “An trú hơi thở là sự an trú của bậc Thánh”. Ngài Hộ Tông, sơ tổ của PGNT Việt Nam, trước khi thị tịch, ngài cũng dạy phép niệm, phép quán hơi thở cho một số chư sư bên cạnh rồi ngài nhìn lên trần nhà và nhắm mắt ra đi. Ngài Viên Minh cũng từng dạy cho chư hành giả, với đại ý rằng: Trong một hơi thở mà ta có thể hồn nhiên và trong sáng, trọn vẹn với chính mình là đã gần đến đạo rồi đó!

Hơi thở và tỉnh thức với hơi thở là cánh cửa đi vào thiền.

Hơi thở đi liền với sự sống. Tỉnh thức với hơi thở đồng nghĩa là tỉnh thức toàn bộ tâm sinh vật lý. Tỉnh thức với vận hành duyên khởi trong những khoảnh khắc đang là. Đây là những gót chân đạp trên đất thực mà đi, cũng là đầu tiên, cũng là cuối cùng trên lộ trình giác ngộ, giải thoát mà không sợ lầm lạc.

Chúng ta còn lắm bụi bặm phiền não. Một vài tình khí thất thường, những tham giận vô cớ, những cố chấp nhỏ nhen, những tâm hoang vu, những tâm bất định thường xuất hiện… mà chúng ta cũng chưa thấy rõ được thì tu tập Tứ đạo quả có được không? Và có chắc rằng 16 tuệ minh sát của các trường thiền có thật đúng với tiến trình giác ngộ của đức Phật không? Quả thật, giác ngộ nó có công thức rõ ràng như thế chăng, áp dụng cho tất thảy căn cơ trình độ? Có công thức thì ai áp dụng đúng như thế đều đắc Tứ đạo quả? Thầy nghi lắm, các con biết không? Mỗi người là một con đường riêng cho mình, tự mình khám phá, tự mình thực hành và chứng nghiệm mới thật là của mình. Thiền là sự sống, sống động, mới mẻ từng giây khắc. Và chắc chắn nó không thể có được từ những công thức toán học lập trình!

Hiện tại chúng ta đang tập thiền và tập an trú tâm, chưa nói gì đến cái cao xa. Tứ đạo quả đừng và khoan bàn đến. Đắc thiền Sắc giới thì rơi vào tròng hữu ái. Đắc thiền Vô sắc giới thì rơi vào tròng phi hữu ái. Hữu ái là tham. Phi hữu ái là sân. Hoá ra, coi chừng mình tu là để đạt tham sân! Bên Đại thừa cũng nguy hiểm vậy. Tánh Không mà ngồi quán thì nó thành Tánh Hữu mất rồi. Lại nữa, Tánh Không vốn nó là không thì ngồi quán làm gì? Quán hay không quán thì Tánh Không vẫn là sự thật muôn đời của ngã và pháp. Tánh Không không phải để mà quán, mà phải được nhìn thấy như thực qua đôi mắt của tuệ giác. Tánh Không lại càng không phải là “tưởng không!” Còn nữa, Kim cương Bát nhã chỉ là cách nói khác của Tánh Không nhưng cô đọng nơi quán ngũ uẩn giai không – thì không khác gì quán danh sắc trong lộ trình thiền tuệ. Tuy nhiên Kim cương Bát-nhã là để mà hiện quán chứ không phai để tụng đọc! Nhưng dù Tánh Không hay Kim cương Bát-nhã thì cũng nên đọc lại bài kinh dài và bài kinh ngắn về Không (Đại không, Tiểu không) của Nikāya. Ở đây, giải thoát trọn vẹn tham sân si, phiền não mới là Tánh Không!

Còn niệm Phật. Mới gần đây trên các trang mạng, người ta dạy rằng, niệm Phật thì được về với Phật. Họ nói vậy là nói cho vui thôi. Có tính cách dụ dỗ đấy. Họ nói vậy là chưa học giáo pháp cơ bản. Niệm Phật, dù là vị Phật uy linh tối thượng thừa nào chăng nữa, cũng chỉ đưa đến cận hành định thôi. Cần hành định nghĩa là chưa có định, lại càng chưa có tuệ thì làm sao mà về được với Phật?

Không có cao siêu đâu, chẳng có gì cao siêu hơn an trú hơi thở cả. Tham công án, khán thoại đầu cũng vậy. Đôi chỗ là vẽ rắn thêm chân. Đôi chỗ là tu theo tưởng tượng! Đôi chỗ là muốn tạo cái bí hiểm để khêu gợi trí óc tò mò bí bí ẩn ẩn của một số người. Đôi chỗ là do không dám bước trên đất thực mà đi, chỉ muốn “sống hoài trong cơn trường mộng của tưởng tri hay của thức tri”. Các con phải cẩn thận!

Thầy nhắc lại, an trú hơi thở là an trú của bậc thánh đó, không tầm thường đâu! Nếu ai bảo đấy là pháp của tiểu thừa thì họ chê đức Phật là tiểu thừa! Cũng được, thầy trò mình là tiểu thừa, có đức Phật là tiểu thừa làm bậc thầy, đủ rồi!

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Tỉa nhánh cây khô

  TỈA NHÁNH CÂY KHÔ Mặc Phương Tử.     Thường ngày nghe tiếng líu lo của chim trêm chòm...

Sống an lạc với thuận duyên và nghịch duyên

SỐNG AN LẠC VỚI THUẬN DUYÊN VÀ NGHỊCH DUYÊNThầy Minh Niệm Vấn đề hiệu quả tác dụng của Duyên thật...

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PL 2557 DL 2013CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC Ngày lễ Phật đản (Vesak Day)...

Tâm Như Nhà Họa Sư, Hay Vẽ Những Thế Gian

Tâm Như Nhà Họa Sư, Hay Vẽ Những Thế Gian

TÂM NHƯ NHÀ HỌA SƯ, HAY VẼ NHỮNG THẾ GIAN Nguyễn Thế Đăng “Bấy giờ, Bồ tát Giác Lâm thừa...

Phật Giáo Và Khoa Học – Tác Giả: Alexander Và Chodron, Người Dịch: Minh Chánh

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC Tác giả: Alexander và ChodronNgười dịch: Minh Chánh Một trong các kết luận rằng cả...

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

TỪ BI VÀ TRÍ TUỆHT. Thích Thanh Từ Thiền Viện Thường Chiếu Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội...

Một Thông Bạch Lạ Đời

Một thông bạch lạ đời

MỘT THÔNG BẠCH LẠ ĐỜI !!! Minh Mẫn Thông Bạch của Đạo Tràng (Chùa) Viên Giác ... “Trường hợp những...

Còn Đâu Phật Quốc Pakistan Thưở Nào…

Còn đâu phật quốc Pakistan thưở nào…

CÒN ĐÂU PHẬT QUỐC PAKISTAN THƯỞ NÀO…Thích Nữ Giác Anh Trong chuyến viếng thăm Tu Viện Santi – Bundanoon của...

Đạo Diễn Lê Cung Bắc Tâm Nguyện Với Đạo Phật – Giác Hạnh Nguyện Thực Hiện

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Đạo diễn Lê Cung Bắc tâm nguyện với đạo...

Thân Đẹp Mà Tiếng Lại Hay

Thân đẹp mà tiếng lại hay

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: -...

Đăng Ký Về Miền Cực Lạc

ĐĂNG KÝ VỀ MIỀN CỰC LẠC Như Hùng Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng...

Cỗ Tết Nhà Chùa

Cỗ Tết Nhà Chùa

Cỗ Tết Nhà Chùa Tỳ kheo Nguyên Các LTS: Vài năm trước, chúng tôi ra Hà Nội vào dịp tết, tình...

Cày Ruộng & Gieo Hạt

Cày ruộng & gieo hạt

chỉ nương chiếc áo của Phật, ở trong nhà của Phật thôi, dẫu chưa làm được việc gì nhiều cho...

Những Hình Ảnh Đẹp Bên Lề Đại Lễ Vesak 2014

Những Hình Ảnh Đẹp Bên Lề Đại Lễ Vesak 2014

Những hình ảnh đẹp bên lề Đại lễ Vesak 2014 Khuôn viên chùa Bái Đính luôn sạch đẹp, các tình...

Chùm Thơ Mùa Phật Đản 2643

Chùm Thơ Mùa Phật Đản 2643

            QUI NGƯỠNG Cúi đầu đảnh lễ Phật Đản Sinh Cho con ghi dấu phút tư tình Ân thâm...

Tỉa nhánh cây khô

Sống an lạc với thuận duyên và nghịch duyên

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc 2013

Tâm Như Nhà Họa Sư, Hay Vẽ Những Thế Gian

Phật Giáo Và Khoa Học – Tác Giả: Alexander Và Chodron, Người Dịch: Minh Chánh

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

Một thông bạch lạ đời

Còn đâu phật quốc Pakistan thưở nào…

Đạo Diễn Lê Cung Bắc Tâm Nguyện Với Đạo Phật – Giác Hạnh Nguyện Thực Hiện

Thân đẹp mà tiếng lại hay

Đăng Ký Về Miền Cực Lạc

Cỗ Tết Nhà Chùa

Cày ruộng & gieo hạt

Những Hình Ảnh Đẹp Bên Lề Đại Lễ Vesak 2014

Chùm Thơ Mùa Phật Đản 2643

Tin mới nhận

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?

Hành trì theo lời Phật dạy

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vĩ đại như thế nào?

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Tuệ giác của Thế tôn

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Quét sân chùa

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Chọn Cho Mình Một Tôn Giáo Chân Chính? Hòa Thượng K. Sri Dhammananda – Phước Lượng Dịch

12 cau hoi ve cuoc doi

Cuộc Phiêu Lưu Tư Tưởng trong Giáo Pháp của Đức Phật

Thơ Xuân Xướng Họa

Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật (Truyện Thơ)

Người Phụ Nữ Trong Văn Học Phật Giáo – Piyadassi Mahathera; Phạm Kim Khánh

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Chế Ngự Năng Lượng Tình Dục

Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản

Khéo tích công bồi đức

Năng lượng tự thân

Hé Mở Cửa Giải Thoát

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Hãy Dừng Lại, Và Thể Hiện Sức Mạnh Của Đạo Phật

Đại Lễ Phật Đản Tại Nam Cali Thành Tựu Viên Mãn

Nhìn Phật Giáo Qua Khoa Học

Nghiên Cứu Về Nagarjuna, Long Thụ Qua Lá Thư Cho Người Bạn.

Bửu Tạng Luận

Tin mới nhận

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Đại Lão Ht.thích Trí Tịnh – Một Hành Giả Tịnh Độ Mẫu Mực

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 78)

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Đường Về Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Niệm Phật Tâm Địa Công Phu – Pháp Sư Tịnh Không

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 55)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Vào Cửa Tịnh Tông

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese