PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Khi thần tượng sụp đổ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KHI THẦN TƯỢNG SỤP ĐỔ
Thiên Hạnh

 

HỎI:      

BlankMô Phật.

Con kính bạch thầy ạ!

Con còn đang là sinh viên đại học, chưa quy y Tam Bảo. Trong nhà con chỉ có một mình má con (năm nay đã ngoài năm mươi) là đã quy y, thường xuyên đi chùa và tham gia các hoạt động của chùa. Trong những bữa cơm hay các dịp gia đình đông đủ, má con thường tỏ vẻ rất tự hào về Đạo Phật, về ngôi chùa nơi bà sinh hoạt và đặc biệt bà ca tụng hết lời vị thầy bổn sư bà đã quy y. Thấy tuổi già về hưu mà má con tìm được nơi an vui hoan hỷ như vậy cả gia đình con rất mừng, anh chị em chúng con còn có ý định thời gian nữa xin phép má cho được cùng quy y làm Phật tử. Đùng một cái, một hôm má từ chùa về mặt buồn thiu không nói năng gì, đi thẳng vào phòng nằm rầu rĩ bỏ cả cơm nước. Chúng con phải tìm cách nhẹ nhàng khéo léo gạn hỏi mãi má mới nói giọng như nghẹn ngào: thầy đổ nghiệp rồi!. Chỉ bấy nhiêu thôi, rồi bà không nói thêm gì nữa, nhưng con biết là vị thầy bổn sư của má đã phạm một điều hệ trọng gì đó để đến nỗi má phải thất vọng ê chề như thế.

       Sau đó chúng con tìm hiểu số các vị Phật tử cùng tu với má mới biết là ông thầy của các vị đó có phạm một số điều giới gì đó của người xuất gia khiến cho các Phật tử mới lâm vào cảnh “thần tượng sụp đổ” dở khóc dở cười như thế.

       Kính bạch thầy.

       Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.

       Con kính tri ân thầy, và xin thầy hỷ xả nếu con có nói gì chưa phải.

             (Một tín nữ ở phường 12, q. Gò Vấp, tp HCM)

 

ĐÁP:  

Phật tử thân mến.

       Trước hết cho phép thầy gọi con bằng danh xưng là Phật tử, vì qua câu hỏi thầy biết con đã rất tin kính Tam Bảo. Đây quả là nhân duyên tốt lành mà không phải bất cứ ai trong cõi đời này cũng có được.

       Mẫu thân con như con đã miêu tả là một Phật tử thuần thành đã lớn tuổi, có quá trình gắn bó phụng sự quý thầy và hộ trì Tam Bảo, đó là phước duyên của bà và của gia đình mình, con nên tự hào về điều đó.

       Trường hợp của mẹ con cũng không phải ít xảy ra đối với những Phật tử có tín tâm với Chư Tăng, dường như rất phổ biến là đằng khác. Theo logic thông thường của thế gian, người ta vẫn truyền tụng câu: càng hy vọng lớn thì thất vọng càng nhiều_ có thể tinh thần câu nói đó rất trùng hợp trong tình huống này vậy.

       Sự thất vọng và khủng hoảng tâm lý của mẹ con bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

      

    Thứ nhất là tôn sùng và đề cao thái quá một nhân vật nào đó đến nỗi thần tượng hóa nhân vật ấy. Nên nhớ điều gì thái quá thường được gọi là cực đoan, mà đã cực đoan thì không còn tỉnh táo sáng suốt, đến nỗi gán ghép cho nhân vật đó những đức tính khả năng mà thực sự họ không hề có hoặc chưa đạt tới, ví dụ trong tâm mình cứ nghĩ họ thanh tịnh siêu quần như Phật như Thánh. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, đến khi thực tế phơi bày ra những mặt hạn chế của họ khiến mình bị bất ngờ, thậm chí khi họ mắc những sai lầm có vẻ hơi trầm trọng thì mình càng bị sốc vì “thần tượng sụp đổ”. Đối trước tình huống này, không ít Phật Tử phản ứng một cách tiêu cực là quay lưng với chùa( nơi vị ấy trú xứ), thậm chí xa rời Tam Bảo, bỏ ngang việc tu học mình đã bao lâu dày công nổ lực, cá biệt có vị niềm tin không vững quay lại phỉ báng Phật Pháp và bỏ theo tôn giáo khác.

     Thứ hai, Chưa xác định một cách chánh kiến về mục đích tu học và đâu là cái tổng thể nên nương theo và đâu là nhân duyên nhất thời mang tính tương tác cục bộ, thêm nữa là do các Phật tử chưa tự đào luyện cho chính mình sự bản lĩnh thích nghi bất cứ hoàn cảnh bất lợi nào trên đường tu tập nên gặp chuyện ngoài dự tưởng thì khủng hoảng, suy sụp, dẫn đến những hình thức đối phó thiếu đứng đắn.

       Vậy nên thầy có lời khuyên chung cho các Phật tử như sau:

       ● Để tránh những việc không hay về sau, trước khi đến và thỉnh cầu một vị Tăng(Ni) là thầy Bổn sư cầu Pháp tu học lâu dài( xin quy y), các tín chủ nên có quá trình tiếp cận tham học, là giai đoạn sơ ngộ, dần dần nếu thấy với vị thầy này, việc tu học mình có tiến bộ, tâm thức mình ngày càng an lạc, hoan hỷ, thì đây là bậc tôn túc hữu duyên với bản thân mình, lúc đó nên thỉnh cầu phát nguyện được quy y là đệ tử( bởi vì Phật Pháp là nhân duyên, không quy định rạch ròi như một số tôn giáo khác: tín đồ khu vực nào phải sinh hoạt khu vực đó). Các Phật tử không nên vì hình thức bề ngoài, hay thoạt diện kiến vị nào thấy trang tướng dung nghi dễ coi liền tức khắc xin quy y để gắn bó thầy trò, đó là những lối hành xử hời hợt, cảm tính, bột phát… rất dễ tạo ra sự giao động tâm lý về sau.

      ● Vì sao có tâm lý “ thần tượng sụp đổ”? Xin trả lời một cách nôm na là : vì có xây nên mới có đổ! Nếu không xây thì chẳng có gì là đổ và không đổ! Thế nào gọi là xây, nghĩa là ngày mỗi ngày, Phật tử cứ vun quén tạo dựng ảo tưởng thầy mình là nhất không thầy nào bằng, thầy mình tu hành giới đức thanh tịnh, thầy mình giỏi dang, thầy mình toàn bích, không chút tỳ vết lỗi lầm,… quả là một bức tượng hoàn hảo! Nhưng mình quên rằng, thầy mình cũng là con người, là người xuất gia đang tu học Phật, thầy mình chưa là Phật làm sao toàn bích đây? Vậy nên lời khuyên là hãy đừng xây nên một thần tượng nào cả, hãy tinh cần tu và học là điều thiết thực nhất.

       ● Tại sao phải buồn rầu khi một ai đó phạm sai lầm, mình vẫn còn một Đức Phật, Bậc Giác Ngộ tối thượng, là thầy của trời và người( Thiên nhơn chi Đạo Sư) đang được cả nhân loại ngưỡng mộ đó cơ mà! Sao không lấy Ngài làm thần tượng noi gương mà tu tập lại thần tượng một vị nào đó, rồi thấy họ là tất cả?

       Thêm nữa, cả nền giáo lý nhiệm mầu Đức Phật để lại còn đây, Phật tử nên theo đó hành trì tu tập, nên nhớ: “ Y Pháp bất y nhơn”. Với người tu học Phật chân chính thì lúc nào cũng lấy Gíao Pháp làm thầy như lời Đức Phật đã dạy, các thầy chỉ là người trợ duyên dẫn đường.

       ● Sai lầm của một vị thầy nào đó là chuyện cá nhân, một hiện tượng cá biệt, nó không phản ánh toàn bộ Phật Giáo, nếu đánh đồng rồi quy kết là Phật Giáo không tốt rồi quay sang chê bai Đạo Phật, bỏ theo tôn giáo khác là cách hành xử thiếu trí tuệ, rồi sẽ mất cơ hội tu tập (tự mình thiệt mình).

        ● Cũng có thể đó là biệt nghiệp rơi rớt của riêng thầy ấy, xử lý theo Luật theo Pháp là việc của cộng đồng Tăng đoàn, nằm ngoài trách nhiệm của cư sĩ Phật tử, nên các Đạo hữu chỉ nên chú tâm tu học đừng quá bận tâm.Vả lại nhân quả ai gây ra người ấy gánh chịu, không phải Phật tử chịu thay, nên hiểu rõ điều này.

  Theo thầy, mẹ con cứ nên đi chùa tu học tụng kinh bình thường, vẫn cung kính thầy mình như chưa từng xảy ra việc gì. Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.

       Riêng phần của con, thầy khuyên con không việc gì phải thối thất tín tâm với Tam Bảo, việc mẹ con bị chao đảo tâm lý cũng là chuyện bình thường, nếu tín tâm Phật Pháp đủ mạnh, thầy tin tưởng bà sẽ vượt qua nhanh thôi và sẽ tinh tấn tu học như xưa. Con đừng lấy chuyện riêng của một vị thầy nào đó mà ảnh hưởng sự quy hướng về Phật Pháp của mình( bởi chuyện chẳng đáng chút nào cả_chẳng khác nào tự mình thiệt mình, uổng lắm!).

        Thầy cầu nguyện Chư Phật gia hộ mẹ của con sớm nhận rõ đường lành, bản thân con sẽ sớm là Phật tử ngày ngày tinh tấn tu tập theo lời Phật dạy.

        Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Ghi chú của ban biên tập: Thầy Thiên Hạnh hiện là giảng viên lớp đào tạo giảng sư (cao trung cấp giảng sư) tại TP. HCM

                   

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Tại Sao Thiền Là Nguyên Tắc Căn Bản Của Sự Thành Công

Tại sao thiền là nguyên tắc căn bản của sự thành công

TẠI SAO THIỀN LÀ NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦASỰ THÀNH CÔNGThích Châu Viên Chuyển Ngữ       Nhiều thế kỷ...

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

LINH SHAN BUDDHIST INSTITUTE Giảng Đường Linh Sơn và Viện Nghiên Cứu Phật Học 7 F. 21, Sec. 1, Chung-Hsiao...

Đạị Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 Tại Việt Nam

Đạị Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 tại Việt Nam

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sapiens: Lược Sử Về Loài Người

Sapiens: lược sử về loài người

SAPIENS:LƯỢC SỬ VỀ LOÀI NGƯỜIYuval N. HarariNguyễn Thủy Chung dịch | Võ Minh Tuấn hiệu đínhNhà xuất bản Tri Thức...

Luận Lý Nhân Minh Là Khoa Học Của Mọi Luận Lý

Luận Lý Nhân Minh Là Khoa Học Của Mọi Luận Lý

LUẬN LÝ NHÂN MINH LÀ KHOA HỌC CỦA MỌI LUẬN LÝThích Trung Định Nhân minh là môn luận lý học...

Đức Phật Giữa Đời Thường

Đức Phật giữa đời thường

Từ thuở nằm nôi, không một ai trong chúng ta lại không được nghe mẹ kể chuyện cổ tích thần...

Nương Tựa Tam Bảo – Tùy Thuận Trí

Nương Tựa Tam Bảo – Tùy Thuận Trí

NƯỢNG TỰA TAM BẢO Tùy thuận trí  Thích Nhất Hạnh Quay về nương tựa nơi Tam Bảo Trong đạo Bụt,...

Chọn Lựa

Chọn Lựa

CHỌN LỰACao Huy Hoá Cuộc sống của con người đầy rẫy những chọn lựa, từ thuở bé tí tẹo cho đến...

Tổ Hoàng Bá Huy Vận

TỔ HOÀNG BÁ HY VẬN Tâm Thái Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử...

Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Ngawang Palzangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Ngawang Palzangpo

TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENCHEN NGAWANG PALZANGPO (Khenpo Ngaga, Khenpo Ngakchung, Khenpo Ngagi Wangpo) (1879–1941) Nyoshul Khen Rinpoche soạn |...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Chúng tôi đã giảng đến “đạo nghĩa”, “tín nghĩa” giữa bạn bè với nhau, cũng nói đến giữa bạn bè...

Áp Dụng Lời Phật Dạy Trong Thời Kinh Tế Khủng Hoảng – Thích Huệ Pháp

ÁP DỤNG LỜI PHẬT DẠYTRONG THỜI KINH TẾ KHỦNG HOẢNGThích Huệ Pháp Bắt đầu từ sự khủng hoảng của nền...

Mười Dấu Ấn Của Kinh Hoa Nghiêm

Mười Dấu Ấn Của Kinh Hoa Nghiêm

MƯỜI DẤU ẤN CỦA KINH HOA NGHIÊM Do Thầy Hằng Trường biên soạn và giảng dạy tại Trung Tâm Sangha...

Ông Sư Sung Sướng

ÔNG SƯ SUNG SƯỚNG Tâm Minh Ngô Tằng Giao   Ngài từ thuở rất xa xưa Quyền cao, chức trọng...

Liều Thuốc Đạo Pháp Cho Người Hành Thiền Đau Ốm

Liều thuốc Đạo Pháp cho người hành thiền đau ốm

LIỀU THUỐC ĐẠO PHÁP  CHO NGƯỜI HÀNH THIỀN ĐAU ỐM (A good dose of Dhamma for Meditators when they are...

Tại sao thiền là nguyên tắc căn bản của sự thành công

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Đạị Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 tại Việt Nam

Sapiens: lược sử về loài người

Luận Lý Nhân Minh Là Khoa Học Của Mọi Luận Lý

Đức Phật giữa đời thường

Nương Tựa Tam Bảo – Tùy Thuận Trí

Chọn Lựa

Tổ Hoàng Bá Huy Vận

Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Ngawang Palzangpo

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Áp Dụng Lời Phật Dạy Trong Thời Kinh Tế Khủng Hoảng – Thích Huệ Pháp

Mười Dấu Ấn Của Kinh Hoa Nghiêm

Ông Sư Sung Sướng

Liều thuốc Đạo Pháp cho người hành thiền đau ốm

Tin mới nhận

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Mười hai căn bệnh không được thấy Phật

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Bồ Tát Thích Quảng Đức, Cuộc Đời Và Hạnh Nguyện, Nhìn Qua Các Văn Bản Và Khảo Cứu

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Thiên ma dâng ngọc nữ

Lòng tôn kính Phật vô biên

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Lời Phật dạy về ngày tốt

Tin mới nhận

Quy về nguồn cội thâm nhập Đại thừa

Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Cánh Cửa Mở Rộng

Giáo Huấn Của Đức Phật

Sự hộ pháp của người cư sĩ xưa và nay

Họ Đã Nghĩ Như Thế

Nho Giáo Đại Cương – Nguyễn Ước

Trao gửi nhân duyên – Chén trà cho sự tĩnh lặng

Truyền Bá Thiền Nội Quán Tại Ấn Độ Và Các Quốc Gia Tây Phương

Cõi Hiếu Trong Cõi Thiền – Thích Phước Đạt

Đức Phật Ra Đời, Như Mặt Trời Chói Sáng

Theo dấu chân xưa tập 2

Người Tu Phật Phải Là Kẻ Chán Đời Chăng?

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Mừng Lễ Tạ Ơn Với Món Gà Tây Chay Bài Viết: Tâm Diệu, Recipe Món Gà Tây Chay: Chân Thiện Mỹ

Sống nhanh hay chậm?

Suối Tào-khê, Dòng Cam Lộ Bao Đời Vẫn Chảy …

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Vu lan & triết lý nhân quả

Tin mới nhận

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Những bản kinh Phật cổ nhất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (II)

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Tin mới nhận

Các Cách Niệm Phật

Đại Đạo Bồ Đề Không Tiến Ắt Lùi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 13)

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 89)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Khuyên Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.