và
bạn em là sinh viên Đại Học Ngoại Thương ở Hà Nội
được giới thiệu đọc một số sách của ông Osho để tìm
hiểu đạo Phật vì họ nói ông này là đạo sư, giảng đạo
hay, dạy thiền hay và tín đồ người Mỹ theo ông nhiều lắm. Vậy chúng em hỏi ý kiến của ban biên tập về những điều
giới thiệu về vị đạo sư này.
Chào
hai
em,
Trong
dịp về Việt Nam vào đầu năm 2006 vừa qua, chúng tôi có
cơ hội đến thăm một vài nhà sách ở Saigon và Huế, nhìn
thấy khá nhiều sách dịch của Osho được bày bán và khi
được hỏi về hiện tượng này một cô tiếp viên nhà sách
nói rằng phong trào dịch sách và bán sách của ông Osho đang
trở nên thịnh hành vào thời điểm này tức thời điểm
Việt Nam sắp được gia nhập thị trường kinh tế toàn cầu
WTO.
Ở
Việt Nam ta bây giờ đi đến đâu cũng nghe nói đến làm kinh
tế, làm kinh doanh và hầu như ai cũng muốn điều đó. Ai cũng nghĩ chỉ có kinh doanh mới làm giầu nhanh chóng. Lớn
thì làm lớn, nhỏ thì làm nhỏ. Trong giới sinh viên đại
học thì bán phao, bán sách, bán đề thi, dạy luyện thi…
Hai em đang học về kinh tế thương mại biết rõ điều đó
hơn ai hết. Ngay cả tổ chức Osho có trụ sở ở Pune,
Ấn Độ cũng vậy. Lợi tức kinh doanh thu được qua việc
kinh doanh sách, bán CD audio cùng các thứ khác của họ hàng
năm lên đến nhiều chục triệu Mỹ kim. Hai em cũng đang được
người ta (có thể là các bạn em) đang kinh doanh đấy. Họ đang tiếp thị hai em để hai em tiêu thụ sản phẩm của
họ. Họ chiêu dụ hai em và những người khác tìm hiểu
đạo Phật, tìm hiểu thiền qua sách của Osho và quảng bá
rất hay về ông này vì họ biết nhu cầu tìm hiểu về thiền
và đạo Phật đang lên cao tại Việt Nam, ngay cả các ông
lớn từng lãnh đạo đất nước cũng đang có nhu cầu tìm
hiểu tâm linh, tìm hiểu về đạo Phật.
Chúng
tôi muốn hai em biết rõ động cơ thúc đẩy việc quảng bá
về Osho. Thật ra những lời giảng dạy về thiền,
về đạo Phật của ông Osho không có gì là hay. Ông
ta chỉ có một cái hay là biết rõ và đáp ứng nhu cầu
thị hiếu của con người là ham mê tình dục và khao khát
đạt được một cái gì đó về tâm linh.
Ông
cho rằng “sự thèm khát dục bên trong mỗi chúng ta có
thể trở thành chiếc thang mà qua đó đạt tới ngôi đền
của tình yêu“, rằng “dục bên trong mỗi chúng ta có
thể trở thành phương tiện để đạt tới siêu tâm thức,
đạt tới định samadhi.” Ông chỉ bày kỹ thuật
giao hoan nam nữ cho dài lâu. Xin trích đoạn: “… Việc
thở của người ta càng nhanh, thì thời gian giao hợp càng
ngắn; hơi thở người ta càng bình thản và chậm chạp thì
việc đó càng kéo dài hơn. Và việc giao hợp càng kéo dài
lâu, thì càng nhiều khả năng từ dục tạo ra cánh cửa tới
samadhi, một kênh cho siêu tâm thức. …. Vào lúc giao hợp chúng
ta ở gần với Thượng đế. Thượng đế tồn tại trong chính
hành động sáng tạo cho sinh thành nên cuộc sống mới, và
do vậy thái độ của người ta nên giống như thái độ của
người đi vào chùa chiền, đền đài hay nhà thờ. Vào lúc
cực khoái chúng ta ở gần nhất với đấng Tối cao(From
Sex To Super-Consciousness – Osho International Foundation) ….
Ông
đã thành công một thời và sau đó thất bại vì dưới ánh
sáng mặt trời không có gì che dấu được. Ông đã không
che dấu mãi được con người thực của ông. Trong khi
đệ tử sống trong môi trường khiêm tốn và đơn giản như
lời ông giảng dạy thì ông lại sống trong xa hoa lộng lẫy,
tư thất ông ở có máy điều hoà không khí, có bồn tắm
nước nóng, có những người con gái thoả mãn ông. Ông đi
đâu cũng có đoàn tuỳ tùng với nhiều xe hơi mang hiệu Rolls
Royces lộng lẫy do các đệ tử hiến cúng.
Ông
đã bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ
vào năm 1987, sau khi đã nhận nhiều tội và bị phạt 400 ngàn
Mỹ kim. Ông trở về lại Pune (Poona) Ấn Độ sau 7 năm
gây sóng gió tại bang Oregon. Về lại quê nhà ông quyết
định khai tử tên Rajneesh (có lẽ là để dấu khuôn
mặt thật của ông bị lộ diện ở Hoa Kỳ) và khai tên mới
là Osho.
Hai
em muốn tìm hiểu thêm về ông Osho có thể đọc bài viết
của tác giả Hoàng Liên Tâm có lưu trữ trong Thư Viện Hoa
Sen. Bài này được đánh giá cao và được đăng tải
trên tuần báo VietTide của Đài Phát Thanh Little Saigon và nhật
báo Việt Báo, hai cơ quan truyền thông uy tín của cộng đồng
người Việt hải ngoại. Bài Viết có tựa đề là: Hiện
Tượng Osho: thân thế, sự nghiệp và đường lối truyền
đạo. (xin click: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-8218_5-50_6-1_17-25_14-2_15-2/
Còn
như nếu hai em thực sự muốn tìm hiểu về thiền và về
Phật giáo, chúng tôi khuyên hai em nên tìm đọc những sách
viết bởi những người đã nghiên cứu thâm sâu, đã có công
phu thực hành lâu năm. Nhiều vị Thầy đã có kinh nghiệm,
đã giải ngộ hay là đã đắc đạo. Trong đạo Phật
nhiều vô số. Không việc gì mà phải tìm đọc những
sách do người ngoài đạo Phật viết, nhất là sách của những
người viết bao gồm cả trong lẫn ngoài đạo, vì ước muốn
danh tiếng hay lợi lạc vật chất cá nhân. Nếu hai em
muốn, có thể biên thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ hướng
dẫn hai em tìm sách Phật giáo để đọc. Rất cảm ơn
hai em đã thư cho chúng tôi.
Ban
Biên Tập TVHS
Discussion about this post