PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật tử đi chùa cầu nguyện với tinh thần như thế nào?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT TỬ ĐI CHÙA 
CẦU NGUYỆN VỚI TINH THẦN NHƯ THẾ NÀO?
Thích Minh Thành

Le PhatNgười Phật tử đi đến chùa cầu nguyện và thực hành theo đúng đạo lý nhân quả như thế chính là cầu nguyện đúng với tinh thần của Phật pháp. Như thế thì sẽ không còn lo là cầu mong mà không được nữa, gọi là “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”, ở trong cửa Phật cầu gì sẽ được như vậy.

Cầu nguyện như thế nào mới đúng với tinh thần của Phật pháp?
Thông thường, mọi người đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, nhưng phần nhiều là để cầu nguyện như: cầu làm ăn phát đạt, cầu tai qua nạn khỏi, cầu cho con cái thi học đỗ đạt, cầu cho gia đạo bốn mùa bình yên, cầu cho mọi việc đầu xuôi đuôi lọt hoặc cầu cho sức khỏe dồi dào…
Cầu nguyện như thế không phải là sai, nhưng nếu xét về phương diện của một người tu học theo Phật thì những việc làm ấy chỉ là dành cho những người mới biết đến đạo Phật và là lần đầu tiên đi đến chùa, còn những người đã đi đến chùa hay đã quy y với Tam bảo ít nhất cũng là một năm và nhiều hơn là mấy chục năm thì cần phải hiểu rõ được mục đích chính yếu của việc cầu nguyện.

Đạo Phật là đạo Giác ngộ, thấy rõ được sự thật của thế gian, không còn mê lầm chấp trước nữa. Sự quy y với Phật là sự trở về nương tựa với ánh sáng trí tuệ giác ngộ thấy rõ sự thật của đức Phật. Sự thật đó là gì? Chính là ba pháp ấn của đạo Phật gồm:
Muôn vật đều vô thường
Vạn pháp nương nhau thành
Tỉnh lặng vui bậc nhất

Thật ra, dù chúng ta có cầu đức Phật ban cho sớm có được trí tuệ giải thoát khổ đau đi nữa, thì cuối cùng cũng phải tự bản thân của mình học hiểu và ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày để có thể thấy rõ được chân lý và không còn mê lầm khổ đau mà thôi. 

Đức Phật là một người chỉ đường và chúng ta là người bước đi trên con đường đó để đến đích. Cầu nguyện chính là mong ngài chỉ dạy cho cách thức tu tập để thoát khổ, mà không phải là muốn ngài ban cho sự an lạc giải thoát. Không ai có thể làm được điều ấy, ngay cả đức Phật, mà phải tự mỗi người thực hành để thấy được lợi ích.  

Như vậy, ngay cả việc giải thoát giác ngộ mà đức Phật cũng không thể ban phát thì huống nữa là những việc cầu nguyện mong được tại ý khác. Nếu ngài làm được điều ấy thì khi xưa, cha mẹ và gia đình thân thích của ngài đâu có bị bệnh, già và chết. Thậm chí là ngay cả bản thân của ngài cũng không thể thoát khỏi quy luật vô thường sinh diệt đó. Khi xưa, lúc đã tám mươi tuổi, một hôm trong lúc đi giáo hóa, đức Phật cảm thấy mỏi mệt và đau lưng, cho nên ngài đã bảo với Tôn giả A-nan hãy trải tấm y ra để nằm nghỉ lưng.

Do đó, một người Phật tử cầu nguyện như thế nào mới đúng với chánh pháp mà đức Phật đã dạy?
Nếu người muốn làm ăn giàu có phát đạt thì phải nỗ lực làm việc và gieo trồng, vun bồi nhiều phước đức bằng những việc làm lành thiện như bố thí và giúp đỡ cho mọi người nghèo khó túng thiếu. Mình giúp người lúc này thì người sẽ giúp lại cho mình lúc khác. Từ một cái hạt giống tốt ban đầu, nhưng khi mọc thành cây và ra hoa sẽ cho rất nhiều trái ngon. 

Nếu chỉ mong được giàu có bằng cách cầu Phật ban cho trúng vé số hay trúng số đề là một việc làm huyễn hoặc mê tín, không bao giờ có. Đồng thời cũng cần phải giữ giới không có trộm cắp, lầy đồ của người khác thì sẽ có quả báo giàu có đầy đủ.

Người muốn sống lâu, khỏe mạnh thì cần phải giữ giới không sát hại sinh mạng và đồng thời phải tập ăn chay và phóng sinh sứu mạng loài vật. Nếu cứ gieo cái nhân sát hại và cứ ăn xác thịt của loài vật mãi thì làm sao có thể được cái quả khỏe mạnh và sống lâu? Ngoài ra, còn phải siêng năng phóng sinh để đền chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã gây tạo trong nhiều kiếp trước. Đó chính là sự cầu nguyện chân chính của một người tu Phật.

Người muốn cầu cho gia đình được êm ấm hạnh phúc thì cần phải giữ giới không tà dâm, lang chạ đối với những người không phải là vợ hay chồng của mình. Luôn có tâm thủy chung, trước sau như một và biết khuyên bảo và giữ gìn hạnh phúc cho người khác.

Người muốn cầu cho mọi người người luôn quan tâm, yêu mến và tin tưởng thì cần phải giữ giới không nói dối hoặc không nói những lời thô ác gây tổn hại. Đồng thời phải tập nói những lời ôn hòa, nhẹ nhàng đúng với Phật pháp có tác dụng làm cho người khác vui vẻ, an ổn.

Người muốn có được trí sáng suốt, thông minh thì cần phải tránh xa những việc uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích làm tâm trí mê mờ, tinh thần sa đọa. Đồng thời còn phải siêng năng nghe học chánh pháp để giúp trí tuệ tăng trưởng và tâm từ bi rộng lớn.

Nếu làm trái ngược với đạo lý nhân quả này, thì dù có hết lòng cầu nguyện mãi mãi cũng không bao giờ có được, theo như trong Kinh gọi là: “Lấy cát mà nấu thành cơm thì dù trải qua muôn ngàn kiếp cũng không bao giờ có được”.

Như vậy, không chỉ có những người tu hành theo pháp môn Tịnh độ mới cần có đủ ba điều kiện mà ngay cả người Phật tử tu theo những pháp môn khác cũng cần có đầy đủ Tín – Nguyện – Hạnh.
* Trước phải có lòng tin sâu chắc vào Tam bảo và xem đó là vị thầy dẫn đường, là ngọn đèn soi sáng dẫn dắt chúng sinh đi đến chỗ giác ngộ sáng suốt an lạc.

* Kế đến là cầu nguyện hay phát nguyện làm theo những lời đức Phật đã chỉ dạy thông qua năm điều giới mà mỗi người đã thọ nhận khi làm lễ quy y.

* Sau cùng là nỗ lực thực hành những điều mà mình đã mong cầu hay thệ nguyện để có được kết quả như ý thông qua việc giữ gìn giới luật và tích cực hăng say làm tất cả mọi việc lành thiện không bao giờ thấy đầy đủ và cũng không bỏ sót dù là một việc nhỏ.

Người Phật tử đi đến chùa cầu nguyện và thực hành theo đúng đạo lý nhân quả như thế chính là cầu nguyện đúng với tinh thần của Phật pháp. Như thế thì sẽ không còn lo là cầu mong mà không được nữa, gọi là “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”, ở trong cửa Phật cầu gì sẽ được như vậy. 
Thích Minh Thành

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Pháp Lành Không Buông Lung

Pháp lành không buông lung

Như trâu bò chưa xỏ mũi, như ngựa chưa thắng yên cương chúng sẽ đi đâu tùy thích, cũng vậy...

Cu Xá Luận Tụng Lược Thích I – Thế Thân Bồ Tát – Thích Phước Viên

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Bồ Đề

KINH VĂN THÙ SƯ LỢI THỈNH VẤN BỒ ĐỀ Hán-dịch: Cưu-Ma-La-Thập(2) Việt-dịch: Thích Tâm Châu Chính tôi được nghe, vào...

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

. Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Harvard T.H. Trường...

Phật Dạy Mạng Người Sống Trong Hơi Thở

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Một hôm, Phật hỏi các vị Tỳ kheo: “mạng người sống trong bao lâu”? Một thầy trả lời: “mạng người...

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

CUỘC ĐỜI CHỈ LÀ NHỮNG SỰ CHỌN LỰA Tác Giả: Vô Danh | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến(Life Is All...

Suy Niệm Về Vô Thường

Suy Niệm Về Vô Thường

SUY NIỆM VỀ VÔ THƯỜNG Shangpa Rinpoche Thanh Liên dịch sang Việt ngữ Ta nên suy niệm về những gì...

Như Lai Thọ Lượng

Như Lai thọ lượng

NHƯ LAI THỌ LƯỢNG Nguyễn Thế Đăng   Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa....

Chuyển Mà Bất Chuyển

Chuyển mà bất chuyển

CHUYỂN MÀ BẤT CHUYỂNChân Hiền Tâm Thời tiết xoay vần xuân lại thuXăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầuGiàu sang...

Giáo Dục Và Thông Tin Nguyên Tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma – Chuyển Ngữ: Ht Thích Trí Chơn

GIÁO DỤC VÀ THÔNG TIN Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn Trích...

Đạo Nghĩa Vợ Chồng Theo Lời Phật Dạy

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Nếu vợ chồng biết chung sống với đầy đủ trách nhiệm và bổn phận theo năm cách đã nói ở...

Pháp Hành Minh Sát Thực Tiễn (Song Ngữ)

Pháp Hành Minh Sát Thực Tiễn (song ngữ)

Pháp Hành Minh Sát Thực Tiễn    Có thể bạn đã nghe ai đó nói rằng bạn nên giữ chánh...

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (Sách Ebook Pdf)

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (sách Ebook PDF)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Những Bài Pháp Thoại Trong Ba Tháng An Cư (20)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (20)

49- Ngày Thứ 49 (Bài thứ 20) - Tối ngày 5/8/ÂL Các thiền sinh đang thiền chấp tác tại công...

Lá Thư Ngày Tết Nhâm Dần – Thích Tuệ Sỹ

Lá Thư Ngày Tết Nhâm Dần – Thích Tuệ Sỹ

Phật lịch 2565  Số 12/VTT/VP      Tuế thứ Tân Sửu 28.12 - Dương lịch 30.01.2022   LÁ THƯ NGÀY TẾT...

Pháp lành không buông lung

Cu Xá Luận Tụng Lược Thích I – Thế Thân Bồ Tát – Thích Phước Viên

Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Bồ Đề

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Cuộc Đời Chỉ Là Những Sự Chọn Lựa

Suy Niệm Về Vô Thường

Như Lai thọ lượng

Chuyển mà bất chuyển

Giáo Dục Và Thông Tin Nguyên Tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma – Chuyển Ngữ: Ht Thích Trí Chơn

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Pháp Hành Minh Sát Thực Tiễn (song ngữ)

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (sách Ebook PDF)

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (20)

Lá Thư Ngày Tết Nhâm Dần – Thích Tuệ Sỹ

Tin mới nhận

Nhân quả không cố định

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Con đường an vui

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

Cây cổ thụ Phật giáo

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Tâm Phật ví như hoa sen

Cúng dường trân bảo

Chân thân của Đức Phật

Tin mới nhận

Bước sơ tâm

Thực tập kiên định trước muôn sự

 Nhà nghiên cứu Phật học Frank Everett Reynold quá vãng, hưởng thọ 88 xuân

Ly tướng (Phần 3)

Cách đối trị sợ hãi theo quan điểm Phật giáo (song ngữ Vietnamese-English)

Bồ Đề Tâm | Bodhicitta (song ngữ) sách PDF

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Phật Học Và Học Phật

Tâm Hiện Đại – Quán Như Phạm Văn Minh

Pháp Tri vọng với bài kinh Có pháp môn nào

Sức mạnh của pháp trần

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Giới Thiệu Đạo Phật

Kinh Tế Và Chính Trị Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Tổng quan về bốn bộ A-hàm

A La Hán, Phật Và Bồ Tát

Những Ngôi Mộ Sống (Living Graves)

‘365 ngày tâm an’ – liều thuốc chữa trị tâm hồn

Phật Cười Dưới Trăng…

Tin mới nhận

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

Oán thù nên giải – Không nên kết

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Phổ Môn Chú Giảng

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Kinh Pháp Diệt Tận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Gươm báu trao tay (song ngữ)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Chuyển hóa cuộc đời

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 71)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Luận Niệm Phật

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.