PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hạnh An Cư – Quay Về Tìm Lại Bản Tâm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HẠNH AN CƯ

QUAY VỀ TÌM LẠI BẢN TÂM

Thiện Ý

BlankAn cư có nghĩa đơn giản là ở yên một chổ, và theo một thời khóa ấn định để tâm tu tập, và hành trì. Nhưng ở yên một chổ là để thân được yên mà tâm cũng phải yên. Do vậy, khi an cư trong luật Phật cấm bước ra khỏi khuôn viên của trường hạ, chỉ khi nào có việc khẩn cấp mới được cho phép ra ngoài mà thôi! ‘Theo Tứ Phần Luật 37, an cư trong mùa mưa ngoài việc tránh giẫm đạp lên cây cỏ non, côn trùng, nó còn là một truyền thống, một tập tục đã có từ thời xa xưa, vì nó giúp cho tu sĩ tiến bộ về mặt tâm linh, chứng được thánh quả. Kinh Chính Pháp Niệm Xứ cho biết vào thời kỳ An cư trong mùa mưa, các tỳ kheo ngoại trừ các việc đi lại và tiểu tiện, các ngài thường xuyên ngồi kiết già tại một chỗ để tu tập Thiền định.’ (Thích Kiến Nguyệt – “Ý Nghĩa An Cư, Kiết Hạ” Tu viện Sùng Phúc).

Như vậy, theo tinh thần của hạnh an cư không chỉ là một cách đơn thuần: trụ tại một nơi nào đó, rồi sớm chiều kinh kệ, mà là một quá trình quay về tìm lại bản tâm thanh tịnh, trong sáng của mình. Ôn tụng lại những tiến bộ và luôn cả những trở ngại mà ảnh hưởng đến con đường tìm kiếm giải thoát, giác ngộ. Cho dù là người tu, cũng bị thế gian bận rộn tác động đến tâm linh, đặc biệt là ở những nơi thành thị. Do vậy, an cư là một nhu cầu cần thiết, không chỉ cho các bậc tu hành, mà càng thiết yếu hơn cho cả các vị cư sĩ tại gia muốn thanh tịnh thân, tâm. Thông thường thời gian an cư ấn định cho một vị tu sĩ, ít nhất là một tháng đến ba tháng. Tuy nhiên, do nhiều nhân duyên và hoàn cảnh khác nhau nên đã có nhiều cách an cư ngắn hạn như chư tăng, ni hải ngoại nằm trong hoàn cảnh ‘nhất tăng, nhất tự’ nên mỗi mùa an cư phải tập họp chư tăng, ni từ khắp nơi lại, nên cũng chỉ có thể an cư cùng nhau trong 10 ngày hoặc cao lắm là một tháng!

Nhưng đối với một người cư sĩ tại gia, họ không có khả năng an cư lâu như vậy. Một tuần hoặc mười ngày là đã quá dài đối với họ rồi! Những bận rộn, âu lo hằng ngày của người cư sĩ tại gia khiến tâm thức họ đã bị nhiễm ô nhiều. Trong Kinh Tăng Chi 1.6, Phật dạy rằng: Tâm vốn dĩ thanh tịnh, trong sạch nhưng bị nhiễm ô, bị khuấy đục bởi những độc tố mà chúng ta tích lũy trong đời sống. Tâm không phải là nguồn phát sinh ánh sáng, như mặt trời; hoặc như mặt trăng phát sáng nhờ phản chiếu ánh sáng từ mặt trời, nhưng tâm có khả năng phản chiếu mặt trời, mặt trăng, và tất cả những vật thể nào đang xuất hiện trên bề mặt của tâm. Sự thanh tịnh, trong sạch của tâm dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bản chất tự nhiên của vật thể nào khuấy động trong tâm.

Mùa an cư là thời gian chúng ta giúp tâm lắng đọng, an trú vào một nơi tĩnh lặng nào đó để quay về tìm lại bản tâm thanh tịnh, vốn luôn bị khuấy động bởi trần cảnh. Những kinh nghiệm với trần và cảnh vốn không đến trực tiếp từ ý thức (consciousness), mà do sự tiếp xúc của bốn uẩn: sắc (body), thọ (sensation/feeling), tưởng (perception), và hành (mental formation), cùng với năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân (five senses). Công năng của ý thức là gom lại những kinh nghiệm của bốn uẩn trên và sự tiếp xúc của năm căn để tạo thành một kinh nghiệm có ý nghĩa, có thể hiểu được. Ví dụ, khi mắt tiếp xúc với một bông hoa chính tự mắt không có khả năng nhận dạng đó là một bông hoa, mà hình sắc này phải được gửi đến cho tưởng và hành để nhận dạng và phân biệt. Riêng đẹp xấu, thích hoặc không thích, phải cần đến cảm thọ. Sau đó, nhờ ý thức gom lại tất cả những tin tức này để tạo thành một ý thức có ý nghĩa. Mỗi kinh nghiệm trong mỗi lần tiếp xúc được tô màu bởi tâm thức thiện hay ác, và phản ứng của cảm thọ khiến ta có một thái độ, hay cảm xúc đặc biệt khuấy động trong tầng ý thức của mình. Chính những ý thức này có thể hoặc làm trong sạch, hay ô nhiễm tâm thức.

Như Phật dạy trong kinh Tăng Chi, phẩm Bà La Môn (Sangarava): ‘Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình…’( HT Minh Châu dịch). Bài kinh nói tiếp về tác động tiêu cực của năm triền cái, hay năm chướng ngại che lấp sự trong sáng tự nhiên và tính phản chiếu trung thực của bản tâm.

Hình ảnh một bát nước bị nhiễm ô bởi những sắc màu của uẩn và căn là hình ảnh tâm bị nhiễm ô bởi những gì nó phản ảnh. Lẽ ra, tâm thức chỉ phản ảnh những gì hiện hữu bên ngoài. Nhưng vì quên mất nguồn cội nên tâm thức tưởng lầm mình là vật được phản chiếu. Khi an cư, chúng ta ở yên một nơi thúc liễm thân tâm để thấy rõ những khuấy động của nhiễm ô, phiền não. Phật dạy chúng ta không nên tìm cách đè nén, hay đàn áp những nhiễm ô kia, mà phải bình tâm quán sát chúng vì chúng chỉ là những sản phẩm của 5 uẩn khi tiếp xúc với căn và trần. Như câu chuyện một hôm đức Phật và các Thầy tỳ khưu đi khất thực. Sau khi Phật dùng cơm xong và ngồi nghỉ tại một gốc cây bên bờ sông. Thầy A Nan bèn ra bến sông múc nước cho Phật uống, nhưng tại bến sông vừa có một đàn bò đi qua nên nước tại đây đều bị đục và dơ, không thể uống được. Thầy trở về thưa với Phật về chuyện nước bị dơ. Phật bảo Thầy hãy ngồi chờ. Sau một khoảng thời gian, chất dơ lắng xuống, Thầy ra sông múc nước đem về cho Phật uống. Nhân đó Phật dạy: Tâm ta cũng vậy. Khi tâm bị vẩn đục, nhiễm ô, đừng khuấy động, đừng nôn nóng. Hãy bình tỉnh quán sát chúng. Sau một thời gian tâm sẽ tự động trong sạch trở lại. Như nước trong sông kia bị vẩn đục, nếu để yên những cặn dơ sẽ dần lắng xuống.

Tuy nhiên, để có được tâm tĩnh lặng chúng ta phải hiểu rằng tu tập thiền quán, hay niệm Phật là một trong những pháp môn giúp tâm tĩnh lặng như bài thơ “Nhạn Ảnh” (Nhạn và Bóng) của Thiền Sư Hương Hải (1627-1715), thuộc Thiền Phái Trúc Lâm, trong một pháp thoại với vua Lê Dụ Tông.

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.


Nhạn vút qua không
Bóng chìm nước lạnh
Để dấu: nhạn không có ý
Giữ bóng: nước cũng vô tâm

Bản dịch của Võ Đình (1933-2009)

Tâm giữ phần tâm, nhạn đi phần nhạn. Không ai bận bịu chi ai! Khi thiền quán hay niệm Phật chúng ta chỉ chuyên chú giữ tâm được an nhiên, bất động từ những lăng xăng của ngoại cảnh bên ngoài vì ‘nhạn không có ý để dấu và nước cũng không có tâm lưu bóng nhạn.’ Nhưng ngoài việc tĩnh lặng tâm, thì việc thanh tịnh bản tâm cũng là điều cần thiết. Tính chất trong sáng của tâm cũng luôn cần được xem xét. Chuyên cần thiền quán hay niêm Phật là hành động thanh lọc những độc tố trong tâm. Gạn lọc những cặn dơ trong mọi tình huống và phát triển những thói quen, tập khí tốt lành để bảo đảm những cặn dơ kia không làm cho tâm bị nhiễm ô càng ít càng tốt.

Thật là vô cùng khó khăn để ngăn không cho những độc tố, nhiễm ô thâm nhập tâm mình, đặc biệt là những nhiễm ô vi tế nằm sâu thẳm trong tận cùng ý thức. Chỉ có chư Phật, bồ tát, hay a la hán mới có khả năng diệt trừ những độc hại này. Tuy thế, có rất nhiều pháp môn, con đường giúp chúng ta khai nguồn, mở lối trong mỗi giây, mỗi phút để làm lắng đọng bản tâm, hút bỏ những mảng độc tố, và để cho nguồn tâm được trong sáng trở lại, giải thoát khỏi những ràng buộc, những xan tham, những dính mắc. Tâm ta được trả lại sự trong sáng cố hữu khi chúng ta gạn lọc nguồn nước và để mọi thứ được phơi bày như chúng thực sự là.

Trong môi trường sống của thế giới hiện đại, an cư không còn là cách ở yên một chổ để tránh dẫm đạp lên các loại chúng sinh, đặc biệt là ở nơi thành thị, mà là giúp chúng ta giảm bớt tất cả những bận bịu, lăng xăng trong cuộc sống và quay về thanh lọc thân tâm, cũng như tìm nơi tĩnh lặng để tâm mình được nghỉ ngơi, lắng đọng cho cả tăng lẫn tục. Nếu giá trị của sự an cư được đề cao và thực hành nghiêm túc, thì còn lo gì đến việc ‘Pháp nhược, Ma cường’!

Cuối tháng Năm, 2014
Thiện Ý

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Lời Di Huấn

Lời Di Huấn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tâm Từ Bi Trong Phật Giáo

TÂM TỪ BI TRONG PHẬT GIÁO Quán Như dịch “Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn...

Sám Hối Hết Tội, Có Còn Thọ Quả Báo Xấu?

Sám hối hết tội, có còn thọ quả báo xấu?

(Thành Tâm thanhtam121261@gmail.com) ĐÁP: Bạn Thành Tâm thân mến! Trọng tâm tu học của người Phật tử là chuyển hóa mười...

Tinh Thần Phật Giáo Bàng Bạc Trong “Muôn Kiếp Nhân Sinh” Phần 2

Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong “Muôn kiếp nhân sinh” phần 2

Chấp niệm, nhân quả, luân hồi… - những bài học Phật giáo được thể hiện dễ hiểu và cuốn hút...

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Kính gửi Quý Thầy, Quý BBT các website Phật giáo, Để góp phần thúc đẩy việc hình thành một Đại...

Tâm Diệu Minh Thường Trụ (Bài 6)

TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ NHỊ ĐẾBản Anh: The Two Truths . Trích từ : Kalu Rinpoche. LUMINOUS MIND: The...

Kinh Viên Giác

KINH VIÊN GIÁC Sa Môn Phật Đà Đa La dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữTỳ Kheo Thích Duy Lực...

Lời Hay Chưa Hẳn Đã Chiếm Được Lòng Người

Lời hay chưa hẳn đã chiếm được lòng người

LỜI HAY CHƯA HẲN ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm Ai cũng thích được tán dương,...

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh sinh năm 1917, được suy cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN...

Nhân Duyên Hổ Tương

Nhân duyên hổ tương

NHÂN DUYÊN HỔ TƯƠNGĐức Đạt Lai Lạt Ma & Victor Chan| Tuệ Uyển chuyển ngữ Ánh sáng buổi trưa chiếu...

Con Ăn Trưa Hôm Nay Chưa?

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Năm 1977 tại California (Mỹ) có một cơn hạn hán kéo dài gây thiệt hại ước tính tới 1,2 tỉ...

Duy thức nhị thập luận

DUY THỨC NHỊ THẬP LUẬNBồ-tát Thế Thân tạo luận.Đời Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch....

Bế Mạc Đại Lễ Phật Đản Vesak Lhq 2014

Bế Mạc Đại Lễ Phật Đản Vesak Lhq 2014

BẾ MẠC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK LHQ 2014 tại chùa Bái Đính – Ninh Bình Hoàng Tuấn-Cẩm Vân Chiều...

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Và Thiền Tông

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Và Thiền Tông

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông Thích Tuệ Sỹ MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra...

Những Hạt Lệ Trong Tim

Những hạt lệ trong tim

NHỮNG HẠT LỆ TRONG TIMHuệ Trân               Như thường lệ, sau cơm chiều hai người bạn trẻ tản bộ...

Lời Di Huấn

Tâm Từ Bi Trong Phật Giáo

Sám hối hết tội, có còn thọ quả báo xấu?

Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong “Muôn kiếp nhân sinh” phần 2

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Tâm Diệu Minh Thường Trụ (Bài 6)

Kinh Viên Giác

Lời hay chưa hẳn đã chiếm được lòng người

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Nhân duyên hổ tương

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Duy thức nhị thập luận

Bế Mạc Đại Lễ Phật Đản Vesak Lhq 2014

Tranh Chăn Trâu Đại Thừa Và Thiền Tông

Những hạt lệ trong tim

Tin mới nhận

Tri túc thường lạc

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Khéo tích công bồi đức

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Đạo Phật là đạo yêu đời

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Lời Phật dạy về nhân duyên

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Vui trong đau khổ

Thế giới cõi âm nhìn từ giáo lý đạo Phật

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Tin mới nhận

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (9)

Cậu Bé Và Cây Táo The Boy And The Apple Tree

Tính Không, Tâm Của Đại Bi

Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Dịch Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Bốn chân lý cao quý và Con đường tám phương diện cao quý

Từ Việt Hán Đến Ngữ Văn – Nghĩ Về Một Danh Xưng Hợp Lý Cho Môn Học Tiếng Việt

Tri ân và báo ân Đức Phật thế nào mới trọn vẹn?

Quy Mạng Đấng Đại Sĩ Quán Tự Tại

Trí nhớ mù sương

Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

Mấy Điệu Sen Thanh

Ngày xấu

Nghiệp dẫn chúng sanh vào luân hồi sinh tử

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Áo hạ vàng – Tâm kinh thời đại

Phật Giáo Và Chính Trị

Hãy chạm tới giá trị của từng trái tim

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Hành Trì Pháp Quán Thế Âm – Lh Tịnh Huệ

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Milinda Vấn Đạo Người Dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Thư Pháp

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Tinh Tấn Ba La Mật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

Niệm Phật Tam Muội

Phá giới & phá chấp

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Chuyển hóa cuộc đời

Lịch Sử Giáo Lí Tịnh Độ Trung Quốc

Lời Tưởng Niệm Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Của Tư Ghpgvn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.