PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vì Hạnh Phúc Và An Lạc Cho Mọi Người

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÌ
HẠNH PHÚC VÀ AN LẠC CHO MỌI NGƯỜI

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

—o0o—

… Người ta sinh ra đời không khác
gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái
xanh, có những trái già… Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng
xuống: trái rụng trước, trái rụng sau… nhưng rồi trái nào cũng phải rụng
xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thành
cây cỏ dại… nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanh
đều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.

Sự
có mặt của loài người ở đời cũng như thế: có người sống 50 tuổi, người 70 tuổi,
người 80 tuổi, hy hữu có người sống đến 100 tuổi hay hơn trăm tuổi, nhưng rồi
cũng có ngày phải qua đời. Người trước kẻ sau không ai tránh khỏi! Sự sống thật
là bấp bênh nhưng cái chết lại là rất chắc chắn. Bấp bênh vì lẽ không ai biết
được rằng mình sống được năm nào, sống được ngày nào, sống được giờ nào, sống
được phút nào, nhưng sự chết lại không một ai tránh khỏi. Người chết trước, kẻ
chết sau. Có sanh thì có chết, đó là định luật tất nhiên ở trên hành tinh này
và của các pháp hữu vi sanh diệt.

Vậy
thì
một lần sanh là một lần chết, không luận là thánh phàm, không luận là ngu
trí, không luận là giàu nghèo… về cái chết thì ai cũng như ai, nhưng khác
nhau ở chỗ người biết chọn cách chết, người không biết chọn cách chết cho hay,
cho đẹp mà thôi. Nói chọn cách chết có nghĩa là biết chọn cách sống. Sống như
thế nào sẽ chết như thế đó. Cho nên nếu ta muốn cái chết được thanh tịnh, được
nhẹ nhàng, được mọi người thương mến tức phải chọn lấy cách sống hiền lành, đạo
đức
, ích lợi cho mình, cho gia đình và cho tất cả những người khác.

Phật
dạy có bốn hạng người có mặt trên thế gian này [*]:

Hạng thứ nhất là hạng người lo làm khổ mình, chuyên làm khổ
mình.
Hạng thứ hai là chuyên làm khổ người.
Hạng thứ ba là chuyên làm khổ mình và làm khổ người.
Hạng thứ tư là không làm khổ mình và không làm khổ người.

(1).
Hạng thứ nhất là hạng chuyên làm khổ mình, tức là hạng người chỉ biết sống một
cuộc đời buông xuôi, lêu lổng, lười biếng, cờ bạc rượu chè, say sưa đắm đuối, ỷ
lại
, buông thả cuộc đời mình theo con đường xấu xa, hẹp hòi tối tăm, không có
lợi ích gì cả. Đó là hạng người làm khổ mình.

(2).
Hạng thứ hai là hạng người chuyên làm khổ người, là những người sanh tâm điên
đảo
, xấu xa độc ác, để phỉnh gạt, để lấy của người khác về làm của mình, để sát
hại
người khác, không biết sự đau khổ của người khác chính là sự đau khổ của
mình, không hiểu được lời dạy của đức Phật. Ngài dạy rằng:

“Ai
cũng sợ gươm đao, ai cũng sợ sự chết, vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người, chớ
giết, chớ bảo giết”, “Ai cũng muốn xa tránh điều khổ, ai cũng muốn có
hạnh phúc. Vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người, đừng gây điều khổ cho người
khác, đừng phá hại hạnh phúc của người khác”, “Ai cũng có gia đình,
thân nhân muốn bảo bọc, muốn duy trì hạnh phúc được tốt đẹp. Vậy thì đừng phá
gia
đình, đừng phá thân nhân của người khác”, “Ai cũng muốn của cải
mình được trọn vẹn yên ổn, vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người, giữ gìn của
cải
của người khác, đừng xâm phạm, đừng gian tham, đừng bóc lột, đừng cướp
giựt!…”

Đó
là những lời dạy sáng suốt, rõ ràng, thiết thực trước mắt mà đức Phật đã ban
cho
chúng sanh cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm rồi. Nhưng bài học đó thật
hiếm người theo được. Cho nên cuộc đời của chúng ta ít đem lại niềm vui cho
mình, cho người, ngược lại gieo rắc xấu xa, gieo rắc khổ đau, gieo rắc rối loạn
cho mình, cho người và cho gia đình.

(3).
Hạng người thứ ba là hạng người làm khổ mình, làm khổ người. Đó là hạng người
sống hoàn toàn không có đạo đức, không có lý tưởng, không có nhân nghĩa. Chuyên
sống với một tâm tình nhỏ hẹp, xấu xa, vị kỷ, làm những việc độc ác để bồi bổ
cho béo cái thân mình; nói những lời độc ác để thu lợi về cho mình, phỉnh gạt,
lừa đảo, giết chóc, không tôn trọng tài sản, sự sống của kẻ khác. Chiếm đoạt
tài sản của người, giết hại người cũng chẳng có lợi ích gì cho mình hết. Đó là
hạng người làm khổ mình và chuyên làm khổ người.

(4).
Hạng người thứ tư là hạng người không làm khổ mình, không làm khổ người. Tức là
hạng người biết sống đạo đức, biết sống theo lẽ phải, biết sống thế nào để đem
lại an vui, hoan hỷ mà không gieo rắc tai họa, khiếp hãi; biết sống thế nào để
đem lại hân hoan cho kẻ khác chứ không sống mà đem lại sự e dè, sợ sệt cho
người. Đó là những người luôn luôn nghĩ đến hạnh phúc của mình, hạnh phúc của
người để tạo dựng một cuộc đời hạnh phúc cho cả hai bên, vì biết được rằng
người có hạnh phúc thì mình mới có hạnh phúc, mình có hạnh phúc người mới có
hạnh phúc. Nếu mình chỉ lo hạnh phúc cho mình mà phá hại hạnh phúc của người
khác thì không thể nào riêng mình có hạnh phúc trong khi xung quanh mọi người
không được hạnh phúc. Nếu mình giàu có đủ ăn một ngày ba bữa trong khi xung
quanh
mình toàn là những người thiếu ăn thiếu mặc, thì không thể nào an vui
giữa những sự thiếu thốn của những người khác được.

Vậy
giữa mình với người có một sự tương quan chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau mới tồn
tại
, mới yên vui, nếu phá hại lẫn nhau thì cả hai đàng đều đau khổ.

Ngay
một chuyện hằng ngày sống với nhau nếu biết nhẫn nhịn – trong chừng mực ấy –
người ta cũng có thể tạo hạnh phúc yên lành cho nhau. Ở đời ai mà tránh được
cái ngã, cái ngã chấp của mình! Khi thấy mình có một cái bản ngã hơn cái bản
ngã
của người khác thì cho đó là sang, là quý, là đáng trọng mà quên rằng người
khác cũng có cái ngã đáng quý đáng trọng của họ. Nhưng vì cố tình không biết
cho nên nếu có ai đụng đến cái ngã của mình là mình sân si tật đố. Sân si tật
đố đó một ngày không nguôi, hai ngày không nguôi, rồi ba ngày không nguôi, cho
đến
khi làm thế nào để cho người đó phải vong gia bại sản, phải đảo điên, phải
khổ sở mất mát… khi đó mới thỏa lòng mình.

Xét
cho kỹ thì những việc làm đó hoàn toàn bị điều động bởi một thứ tâm trí bệnh
hoạn
, hẹp hòi vì vô minh điên đảo mà đức Phật từ xưa đã chỉ dạy cho chúng ta.
Thử hỏi rằng mình có một cái ngã, cái ngã của mình đó là cái gì? Cái ta của
mình đó, ở nơi đâu?

Thật
tình khi ta nói Ta, nhưng tìm cho ra cái Ta đó chẳng biết nó nằm ở đâu hết. Khi
cha mẹ mình sinh ra chỉ sinh ra một cái thân, chẳng có tên, tuổi gì, nhưng rồi
cha mẹ đặt cho một cái tên: có khi đặt một cái tên rất đẹp, có khi đặt một cái
tên rất xấu; nhưng từ cái tên đó, mỗi lần được kêu lên là ta liền có ý thức
nhận đó là ta.

Ví
dụ cha mẹ đặt cho mình cái tên là “Kèo”, từ nhỏ kêu mình là Kèo, ngày
thứ nhất kêu mình là Kèo, ngày thứ hai cũng kêu mình là Kèo, ngày thứ ba, thứ
tư… cứ như vậy mãi. Mình sẽ yên chí mình chính là Kèo. Tự nhiên cái tên Kèo
đó nó đồng hóa trở thành mình, và khi ai đụng chạm đến cái tên Kèo là mình cảm
thấy khó chịu
. Ai chê, ai mắng, ai phê bình cái tên Kèo làm mình cảm thấy tức
giận. Nếu mình ngồi đây mà ai ở ngoài đường kia xướng cái tên Kèo mà mắng, mà
chửi, nói rằng “Kèo là tên ăn trộm”, chắc chắn rằng anh Kèo trong này
không chịu nỗi, mà phải tìm cách để biết người nào đó dám cả gan nói ta là ăn
trộm
, tìm cho ra để trả thù. Ngược lại ở đàng xa kia có một người tán thán ca
ngợi
cái ông Kèo là một ông đạo đức, nhân nghĩa, đẹp trai, quý phái, người đời
này có một không hai… Khi đó mình là Kèo chẳng có đạo đức gì cả nhưng mình
cũng nhận là mình có đạo đức nên người ta mới khen như vậy, tán dương như vậy,
mình sung sướng vô cùng. Mình sung sướng với cái tên Kèo bởi vì Kèo đã trở
thành
Ta rồi.

Đó
chỉ là một cái danh từ suông, một cái tên suông nhưng khi ta đã cố chấp vào nó
là ta, thì phải bị khổ lụy theo nó. Nếu không hiểu được Kèo chỉ là một danh từ
giả tạm, một danh từ ước lệ của xã hội đặt ra để mà gọi. Mà cứ khư khư cho rằng
Kèo là ta, ta là Kèo, nhất định sẽ đau khổ vì nó trong khi bị người ta chửi
mắng và nhất định sung sướng vì nó trong khi được người ta khen ngợi tán thán.
Nhưng sự thật, sự ca ngợi, sự chê bai cái tên Kèo không dính dáng gì đến ta
hết, thế mà ta cứ cho ta là Kèo, không ai có quyền đụng đến ta được.

Đụng
đến cái tên mà còn như thế, huống gì đụng đến da, đến thịt của ta thì sẽ như
thế nào? Cho nên có người không nhẫn nhục nỗi mà phải đảo điên, phải mưu kế,
phải tính toán trả thù cho bằng được. Người nào đụng đến mặt mũi, đụng đến da
thịt
, thân thể mình thì bị phản ứng ngay lập tức.

Những
giả danh, những sắc tướng đều là những cái mong manh giả tạm mà cố chấp lấy nó
nên ta phải đau khổ, phải điên đảo vì nó.

Khổ
và điên đảo theo nó rồi tạo nghiệp theo nó; đã tạo nghiệp theo nó tức là sanh
tử
, luân hồi theo nó. Khi ta tạo nghiệp xấu nhất định sẽ mang quả xấu, nhất
định
sẽ không được yên vui. Đó là một điều rỏ ràng hết sức, nhưng vì vô minh
che lấp, chúng ta không thấy rõ được điều mà đức Phật từ ngàn xưa đã chỉ rõ cho
ta: “Tất cả chúng sanh đều vô ngã”. Chính tên Kèo đâu phải là ngã mà
mình cho là ta, là ngã; đó là sự vô minh, đó là sự sai lầm không che dấu được.
Một khi đã lấy tên Kèo làm Ta, thì khi đi ngang qua một nơi nghe người ta mất
gà, họ đang chửi rủa tên Kèo nào đó, nhưng mình thấy bực tức và đứng lại cãi:

—
Ai lấy gà của mày, ai ăn cắp gà của mày mà thấy tao đi ngang là mày chửi, là
mày gọi tên Kèo ra mà chửi?

Nhất
định
cãi cho bằng được, cãi buổi sáng chưa xong, lại cãi buổi chiều, buổi chiều
chưa xong lại cãi buổi tối… thậm chí đem bà con của mình xúm ra mà chửi bên
kia, rồi bên kia cũng đem bà con ra chửi bên này.

Cãi
cái gì? Cãi cái tên Kèo ăn cắp gà. Nhưng kỳ thật người ta chửi là chửi một anh
chành Kèo nào khác chứ không phải là chửi mình? Thế mà mình cứ khư khư cho tên
Kèo là mình, mình không chịu nỗi, phải nghĩ cách trả thù. Muốn đi mà không đi
được, muốn yên ổn mà yên ổn không được, lúc bấy giờ sẽ bị trói buộc lại một chỗ
để cãi lộn. Không có dây mà cũng bị trói, không có ngục mà cũng bị giam.

Ai
trói? Ai giam?

Chính
mình tự giam giữ mình, chính mình tự trói buộc mình. Đó, chính mình giam mình
lại đó.

Đức
Phật
nói: Chúng sinh bị trầm luân trong bể khổ luân hồi. Bể khổ đó không phải
là bể nước mặn. Nếu bể khổ là nước mặn thì chỉ cần lên núi ở tức khỏi bị khổ,
khỏi bị trầm luân. Nhưng ở đây cái bể khổ trầm luân chính là tham, sân, si, tật
đố, ngã mạn của chúng sinh. Bể trầm luân này nằm ở trong lòng chúng sinh chứ
không phải ở đâu xa hết. Vì nằm trong lòng chúng sinh, nên mỗi khi lòng tham
nổi dậy quá mạnh thì nó chôn vùi con người vào trong chính lòng tham đó. Mỗi
khi lòng sân nổi dậy quá mạnh thì nó chôn vùi con người vào trong lòng sân đó.
Mỗi khi si, ngã mạn… nổi dậy quá mạnh thì nó nhận chìm con người vào trong
si, ngã mạn… đó, chứ không ai đâu khác.

Vậy
thì
ai muốn thoát luân hồi, ai muốn thoát sanh tử, ai muốn thoát trầm luân?
Chắc chắn ai cũng muốn thoát khỏi chỗ ấy, tức là thoát khỏi trầm luân, thoát
khỏi
sinh tử. Muốn thoát khỏi trầm luân, bể khổ, không có gì khó cả: chỉ cần
dứt trừ lòng tham là thoát khỏi trầm luân, dứt trừ lòng sân là thoát khỏi trầm
luân
, dứt trừ lòng kiêu mạn là thoát khỏi trầm luân, dứt trừ lòng tật đố ganh
t là thoát khỏi trầm luân. Dứt trừ bao nhiêu tật xấu là thoát khỏi trầm luân.
Cho nên tật xấu nhiều chừng nào bể trầm luân nhiều chừng đó, tánh xấu ít chừng
nào
biển trầm luân vơi cạn chừng đó. Vì vậy nếu ai tát cạn được bể ải, người đó
thoát khỏi bể trầm luân. Ai không tát cạn được bể trầm luân, thì người đó chìm
đắm
trong luân hồi sanh tử. Như vậy những lời đức Phật dạy là những pháp hiện
tiền
trước mắt, chỉ ngay trong tâm ta chứ không đâu xa lạ hết.

Chúng
ta
đọc kinh, thấy pháp Phật dạy trong đó, nhưng kỳ thiệt Ngài không để gì trong
kinh hết, mà Ngài chỉ rõ tâm của ta cho ta thấy đó thôi. Nếu không thấy cái tâm
mình, không cải bỏ những tâm lý nhỏ mọn hung ác một tí nào, thì dù có đọc kinh
suốt cả đời đi nữa thì trầm luân vẫn là trầm luân, tham lam vẫn cứ tham lam…
Lúc bấy giờ dù có học muôn ngàn quyển kinh đi nữa thì cũng không làm sao vớt ta
lên khỏi bể trầm luân được. Khi ta không biết chính bể trầm luân ở trong lòng
ta, chính bể trầm luân ấy là tham lam, nhỏ mọn, tật đố, kiêu căng, hẹp hòi, nhỏ
mọn, độc ác mà cứ cho trầm luân ở đâu xa, nhất định ta không thoát khỏi trầm
luân
. Vậy đức Phật ra đời cốt dạy cho chúng sanh thoát khỏi trầm luân, giải
thoát sanh tử
, và giải thoát sanh tử ngay trong hiện tiền, ngay trong tâm niệm,
ngay trong giờ phút này vậy.

—
Thử hỏi ngay trong giờ phút này chúng ta có tham không? Không, như vậy ngay
trong giờ phút này chúng ta thoát khỏi trầm luân rồi.

—
Giờ phút này chúng ta có si không? Có ngã mạn, tật đố, có ích kỷ hẹp hòi không?
Không! Như vậy giờ phút này chúng ta thoát khỏi trầm luân rồi.

Nếu
cái giờ phút chúng ta thoát khỏi trầm luân đó cứ tiếp tục kéo dài mãi, nhất
định
chúng ta sẽ thoát khỏi trầm luân. Thoát khỏi trầm luân cũng có nghĩa là
thoát khỏi địa ngục. Địa ngục là nơi giam giữ, mà địa ngục đó tự mình tạo ra,
tự vô minh của mình tạo ra chứ không ai tạo ra hết. Địa ngục mình tạo ra thì
chỉ có mình mới giải thoát được thôi. Mà giải thoát bằng cách nào? Giải thoát
bằng sự thực hành lời dạy của đức Phật, bằng sự giác ngộ lời của đức Phật dạy
cho chúng ta. Muốn thoát khỏi địa ngục ta phải thực hành lời dạy của đức Phật
không chờ đợi, vì chờ đợi thì vô minh sẽ che lấp trí tuệ không làm sao thấy để
giải thoát được.

Nên
hàng Phật tử chúng ta tụng kinh, đọc kinh, niệm kinh là để cho rõ lời Phật dạy,
nhờ đó mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút luôn luôn tâm niệm, ta cố tìm cách gạt qua
tất cả những tính xấu để chúng ta thoái khỏi trầm luân. Khi ta đã có một tâm
bình
tỉnh sáng suốt như vậy rồi, thì một mai nếu lại đi qua đó có gặp phải
người nào mà họ chửi Kèo, lúc đó ta sẽ xem như không; khi đó ta không bị trói buộc,
không bị trầm luân, không bị giam giữ ở lại đó nữa. Từ việc này ta được giải
thoát
, qua một việc khác ta được giải thoát, qua những việc khác nữa ta cũng
được giải thoát. Tất nhiên ta đã được giải thoát ở hiện tại.

Nếu
muốn thoát thì phải siêu, có siêu mới thoát! Siêu là gì? Siêu là vượt lên, vượt
lên những cái nhỏ mọn, lặt vặt hằng ngày thì ta mới giải thoát được. Còn nếu cứ
cố chấp, níu kéo các việc nhỏ mọn hàng ngày, tất nhiên phải sa lầy vào những
chuyện đó mà không thể giải thoát được, bởi vì không Siêu. Nghe ai nói động một
tiếng, đã nổi giận, nghe ai chê bai một tiếng đã bực tức, ai đụng đến một tí
cũng đã khó chịu…

Thậm
chí có những Phật tử đi chùa đã lâu nhưng khi đến chùa rủi ro người khác vô ý
đụng cái áo một tí thì đã quay lại nộ liền, gây liền: “Không có mắt hay
sao mà lại đụng người ta.”

Như
vậy, chính tự mình không giải thoát. Vì vậy, lời của Phật dạy là những điều hết
sức
minh bạch, hết sức thực tế như giữa ban ngày… Nhưng chẳng qua chúng ta
không học nổi, không tìm học hay chịu học mà thôi. Ai chịu học những lời dạy
của đức Phật, người đó được an lạc, người đó sẽ được giải thoát. Giải thoát
từng giờ, giải thoát từng ngày và giải thoát cả đời.

Làm
được điều đó tức chúng ta đã là hạng người thứ tư như trong kinh Phật đã dạy,
là hạng người không làm khổ mình, không làm khổ người. Và ngược lại làm vui
mình và làm vui người.

Phật
dạy: “Thân mạng vô thường”. Có đó rồi không đó tựa như nước trên dốc
chảy xuống, như sương đọng ban mai. Lời dạy đó nếu như ta không nghiệm kỹ, ta
thấy hơi khó hiểu, bởi vì cái thân ta đây, ta bồi dưỡng, ta sống trong nhà cao
cửa đẹp… tại sao như sương mai được. Nhưng kỳ thật nhìn cho kỹ: trăm năm là
mấy? Chỉ như trong khoảng nháy mắt mà thôi; 70 năm, 80 năm là mấy? Chỉ trong
nháy mắt mà thôi.

Tóm
lại
, khi ta chiêm nghiệm được điều đó rồi, thấy cái thân ta như hạt sương trên
đầu cỏ ban mai mà thôi. Đã biết như hạt sương trên đầu cỏ ban mai thế mà còn
gây nhau, còn đánh nhau, còn tìm cách giết hại lẫn nhau, tìm cách bóc lột nhau,
tìm cách làm khổ nhau thì đó là một điều mê lầm trọng đại. Gặp gỡ nhau trên cõi
đời này là một duyên tốt, những không biết tu hành không biết cải sửa, đó là
một duyên xấu. Khi đã là duyên tốt thì sẽ làm thượng thiện nhơn với nhau trong
cõi cực lạc, được sung sướng vĩnh viễn. Khi đã cùng nhau làm duyên xấu thì oan
oan tương báo không thể tránh khỏi những điều khổ đau, cho nên hàng Phật tử
chúng ta theo Phật, niệm Phật, tụng kinh, cố gắng làm lành. Làm hạng người thứ
tư, hạng người không làm khổ mình, không làm khổ người và tránh không làm ba
hạng người trước. Được như vậy tất nhiên chúng ta làm tròn chí nguyện giải
thoát
cho mình, đồng thời báo đáp công ơn sâu dày của đức Phật, của cha mẹ, sư
trưởng
, quốc gia xã hội vậy ./.

[*] Tăng Chi, tập II A, trang 130.

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Suy Niệm Lời Phật: Giữ Tâm Như Chăn Trâu

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Có thể nhiều người trong chúng ta đã biết đến tác phẩm Thập mục ngưu đồ (10 bức tranh chăn...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Nguyện thứ bốn mươi bốn: “Phổ Đẳng Tam Muội Nguyện”Kinh văn: “Ngã tác Phật thời, thập phương Phật sát, chư...

Thiền, Ánh Bình Minh Phương Tây

Thiền, Ánh Bình Minh Phương Tây

THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂYNguyên Tác: Roshi Philip KapleauViệt dịch : Huỳnh Công HoàngĐại Thừa xuất bản 1998  ...

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Kinh Viên Giác Lược Giảng

KINH VIÊN GIÁC LƯỢC GIẢNG Đại Phương Quảng Viên Giác Liễu Nghĩa Kinh Đời Đường, nước Kế Tần, Sa Môn...

Một Vài Suy Tưởng Nhân Kỷ Niệm Thành Đạo Của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật – Chơn Hương

Một Vài Suy Tưởng Nhân Kỷ Niệm Thành Đạo Của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật – Chơn Hương

MỘT VÀI SUY TƯỞNGNHÂN KỶ NIỆM THÀNH ĐẠOCỦA ĐỨC TỪ PHỤ THÍCH CA MÂU NI PHẬTCHƠN HƯƠNG Nếu trong giờ...

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Hôm nay có rất nhiều đồng tu đến từ Trung Quốc, cơ duyên hội tụ của chúng ta vô cùng...

Bình Thản Với Tử Sinh

Bình thản với tử sinh

Sau khi nhận được thông báo, hành khách trên máy bay dường như bị tử thần bao vây. Người thì...

Cô Thân Vạn Lý Du … Tâm Dũng

Cô Thân Vạn Lý Du … Tâm Dũng

CÔ THÂN VẠN LÝ DU ... Tâm Dũng Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật...

Chuyển Hóa Bệnh Tật Theo Quan Điểm Phật Pháp

Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

Có bạn lại nói, khi mắc bệnh khó chữa thì nên nguyện cầu các tế bào ông bà, cha mẹ...

Công Đức Chiêm Bái Phật Tích

Công đức chiêm bái Phật tích

Chiêm bái Phật tích với lòng dâng trào xúc động, với tâm thành kính cúng dường, bằng sự phát nguyện...

Ăn Chay Trọn Đời

Ăn chay trọn đời

ĂN CHAY TRỌN ĐỜINguyễn Xuân Chiến   Học chữ từ bi chẳng sát sanh Thịt da, xương máu, giết sao...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Thực tế, tu hành phải hiểu và nắm lấy cương lĩnh. Cương lĩnh càng đơn giản thì càng được thọ...

Con Đường (Song Ngữ)

Con đường (song ngữ)

Con Đường  Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư...

Đức Phật Đã Cứu Sống Tôi

Đức Phật đã cứu sống tôi

Sau một thời gian cầu nguyện, chí thành tụng kinh niệm Phật, bệnh của bà Sugimoto đã lần lần thuyên...

Vũ Khí Kim Cang Của Cư Sỹ

Vũ Khí Kim Cang Của Cư Sỹ

VŨ KHÍ KIM CANG CỦA CƯ SỸ Tâm Tịnh dẫn nhập và giới thiệu   Tam vô lậu học,  Giới...

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Thiền, Ánh Bình Minh Phương Tây

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Một Vài Suy Tưởng Nhân Kỷ Niệm Thành Đạo Của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật – Chơn Hương

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Bình thản với tử sinh

Cô Thân Vạn Lý Du … Tâm Dũng

Chuyển hóa bệnh tật theo quan điểm Phật Pháp

Công đức chiêm bái Phật tích

Ăn chay trọn đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Con đường (song ngữ)

Đức Phật đã cứu sống tôi

Vũ Khí Kim Cang Của Cư Sỹ

Tin mới nhận

Xây chùa và xây đạo tràng

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Nhân quả không cố định

Đức Phật ví thân người như cái nồi đất…

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Lời Phật dạy về những điều khó

Vì sao ta sợ hãi?

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Mọi giới đều niệm Phật

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Độ người nông dân nghèo

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Tin mới nhận

Ngoài đúng và sai

Phật Giáo Thời Kỳ Đầu

Cốt Cách Người Tu Hành

Không có gì là ngẫu nhiên !

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Tịnh Độ Vấn Đáp

Tìm Hiểu Khái Quát Về A-la-hán Đạo Và Bồ-tát Đạo

Một Cõi Tà Dương

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập 2

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói: Tôi Là Một Người Mác Xít

Ý nghĩa nghi lễ Phật giáo

Sức mạnh của tu hành

Chủ Động Cái Chết Tái Sinh Trong Một Kiếp Sống Tốt Đẹp Hơn

Nghiên Cứu Phật Học Tập 01 Học Viện Phật Giáo Việt Nam – Tp. Hcm

Thiền Vipassana trong công việc

Trăn trở về một xã hội hướng thiện

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Làm Sao Để Tin Sâu Vào Phật Pháp?

Tin mới nhận

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Nguồn gốc và ý nghĩa tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Gươm báu trao tay (song ngữ)

Không Giải Đoán Điềm Lành Điềm Dữ (Trích Tiểu Phẩm, Tạng Luật)

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

GIỚI THIỆU

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Tam Pháp Ấn

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Tin mới nhận

Quan niệm về Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Long Thọ Với Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 117)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 4

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 24)

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese