LỜI
NGƯỜI DỊCH
Quyển
sách này như Bác sĩ Howard Cutler nói là tinh hoa của loạt sách Nghệ Thuật Hạnh
Phúc, và cũng nhờ quyển sách này nên tôi mới biết những quyển sách của loạt
sách này và tôi sẽ cố gắng để chuyển ngữ tất cả những quyển sách còn lại của loạt
sách này:
1-
The Art of Happiness: Nghệ Thuật tạo Hạnh Phúc, đã được Thượng tọa Tâm-Quang,
chùa Tam Bảo, Fresno, California, dịch thuật và ấn hành.
2-
The Art of Happiness in the Trouble World: Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới
Phiền Não, Tuệ Uyển đã dịch xong ngày 23-2-2012.
3-
The Art of Happiness at Work: Nghệ Thuật
Hạnh Phúc với Nghề Nghiệp, Tuệ Uyển đã dịch được vài chương của quyển sách này.
4-
The Essence of Happiness: Bản chất của Hạnh Phúc, Tuệ Uyển dịch xong ngày 14-
01- 2011.
Vì
quyển sách này chỉ trích những đoạn quan
trọng trong loạt sách Nghệ Thuật Hạnh Phúc nên chỉ trên năm mươi trang sách nếu
in liên tục, nên có thể được in chung với quyển Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế
Giới Phiền Não.
Như
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Bác sĩ Howrd Cutler khi ông báo tin cho ngài về sự
thành công không ngờ của quyển sách đầu tiên của loạt sách này quyển Nghệ Thuật
Hạnh Phúc, là: nó giúp ích gì cho mọi người hay không? Tuệ Uyển cũng mong sự hiện diện của những quyển
sách này bằng Việt ngữ sẽ có những ích lợi như thế. Làm cho đời sống của chúng ta hạnh phúc
hơn! Như mong đợi của Đức Đạt Lai Lạt
Ma.
Ngày
28-4-2012
Tuệ
-Uyển
LỜI MỞ ĐẦU
Bản
Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ
trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác sĩ Howard C.
Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây. Khuynh hướng của Bác sĩ Cutter là để thể nghiệm một tiến trình nhằm
trình bày những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc hướng dẫn một đời sống
tốt đẹp hơn, tranh luận qua những quán chiếu và luận giải từ chính nhận thức
Tây phương của ông.
Bác
sĩ Cutter đã tốt nghiệp tại trường Đại học Y Dược Arizona. Ông đã hoàn tất chương trình huấn luyện đặc
biệt về tâm lý trị liệu tại Trung Tâm Y Khoa Good Samaritan tại Phoenix, và là
người đạt được bằng cấp đặc biệt của Hội Đồng Tâm Lý Trị Liệu và Thần Kinh Học
Hoa Kỳ. Bác sĩ Cutter hiện đang cư trú tại
Phoenix, nơi ông có một cơ sở tâm lý trị liệu tư nhân.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, Tenzin Gyatso, là lĩnh tụ tâm linh và thế quyền
Tây Tạng. Năm 1989, ngài đoạt giải Nobel
Hòa Bình vì sự đấu tranh bất bạo động cho sự giải phóng Tây Tạng. Từ năm 1959, ngài đã sống lưu vong tại Ấn Độ.
Tây Tạng tiếp tục bị Trung Cộng chiếm đóng.
VĂN PHÒNG CAO CẤP
CỦA TÂY TẠNG
DHARAMSALA, ẤN ĐỘ
LỜI GIỚI THIỆU
Trong quyển sách
này, chúng tôi trích dẫn chắc lọc những nguyên tắc và thực hành chính yếu từ
quyển Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang
Cho Đời Sống, chọn lựa những thông điệp then chốt gói gọn những nhận thức nền
tảng của quyển sách này. Để giới thiệu
quyển sách này, tôi nghĩ, có thể rất hữu ích để nhìn nó trong phạm vi rộng rãi
hơn của toàn bộ những tác phẩm về Nghệ
Thuật Sống Hạnh Phúc, khởi đầu với một lược thuật tóm tắt.
Nghệ Thuật Sống
Hạnh Phúc
được xuất bản năm 1998, và mặc dù với số lượng ấn hành ít ỏi và những dự đoán
khiêm nhường về thành công, nhưng nó nhanh chóng trở thành một quyển sách bán
chạy nhất thế giới, và cuối cùng lên đến hàng triệu người đọc. Sau khi quyển sách được phát hành, tôi thấy
mình vẫn ao ước khám phá chủ đề hạnh phúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong sự thâm
sâu hơn. Mặc dù chúng tôi đã bao hàm những
nguyên lý then chốt, nhưng tôi cảm thấy vẫn có nhiều điều để học hỏi, gợi lại
nhiều lần đối thoại quá khứ mà trong ấy Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nhắc nhở
tôi, “Mặc dù việc đạt đến hạnh phúc chân thật là có thể hiện thực, nhưng đấy
không là một vấn đề đơn giản. Có rất nhiều
trình độ…Chúng ta cần những sự tiếp cận đa dạng… Trình độ học hỏi và kiến thức
về những gì thực sự đưa đến hạnh phúc càng phong phú phức tạp, chúng ta càng được
tác động hơn .”
Do
thế, khi một sự hội tụ những sự kiện tạo nên cơ hội để tiếp tục sự gặp gở của
chúng tôi, tôi rất vui mừng. Những sự thảo
luận này đã tiến triển trong một sự cộng tác tiếp diễn trên một loạt những quyển
sách, bao gồm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc
Thực Hành(2003), Nghệ Thuật Sống Hạnh
Phúc trong Thế Giới Phiền Não(2009). Hai quyển sách nữa đang được dự tính để hoàn tất toàn bộ loạt sách của
chủ đề này.
Điều
này đưa chúng ta đến tác phẩm Bản chất của
Hạnh Phúc. Như tôi đã gợi ý nhân tố
căn bản cho việc mở rộng tác phẩm nguyên thủy thành một loạt sách cùng chủ để,
thế thì ý tưởng của việc cô đọng hay tóm tắt một quyển sách tương tự có thể dường
như mâu thuẩn. Nhưng không có sự mâu thuẩn. Có nhiều sự tiếp cận đối với hạnh phúc, mỗi
thứ hữu dụng dưới những hoàn cảnh khác nhau. Và đôi khi, tất cả chúng ta cần một ít nhắc nhở đơn giản của những chân
lý nền tảng.
Làm
thế nào quyển sách này có thể hữu dụng? Đầu tiên, đối với những ai không chắc chắn về thái độ hay cư xử đưa đến
hạnh phúc chân thành, nó có thể giúp để lèo lái một tiến trình diễn biến chân
thật đối với hạnh phúc – với một sự tiếp cận được hổ trợ bởi 2.500 năm theo lối
kinh nghiệm thử thách bởi vô số hành giả Phật Giáo và mới gần đây hơn, bởi sự
thẩm tra khoa học. Thứ hai, đối với những
ai thật sự biết con đường chân lý đến hạnh phúc, nhưng họ quá bị vướng bận với
sự cọ xát của cuộc sống hằng ngày cho nên người ta quên đi những chân lý nội tại
căn bản này và đi chệch phương hướng, những hạt trân châu tuệ trí này có thể hoạt
động như những người nhắc nhở để giúp đưa họ trở lại lối mòn chân chính. Và đối với những ai nhớ rõ ràng những nguyên
tắc này nhưng thất bại trong việc thực hiện chúng, quyển sách này có thể thúc đẩy
họ áp dụng những phương châm xử thế trong đời sống hằng ngày của họ, được gợi hứng
bởi một vị hiền nhân đã tìm thấy hòa bình và hạnh phúc chân thật do theo đuổi
con đường này.
Bởi
vì cấu trúc và bố cục của quyển sách này khởi đầu một cách nhẹ nhàng từ bố cục
thông thường của loạt sách Nghệ Thuật Sống
Hạnh Phúc, thế nên trước khi chấm dứt tôi muốn thêm một ít bình luận về việc
hiệu đính tác phẩm này.
Nghệ Thuật Sống
Hạnh
Phúc được chia làm năm phần chính, sau đó được chia nhỏ thành những
chương. Bản Chất của Hạnh Phúc cũng theo cấu trúc năm phần giống như thế,
và trong mỗi phần được trích dẫn liên hệ đến những chủ đề chính thấy trong những
phần tương ứng của Nghệ Thuật Sống Hạnh
Phúc. Những đoạn trích này được rút
ra từ Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc, sau
đó được tập hợp một cách đại thể theo từng đề mục và tái cấu trúc, mà không có
dấu chỉ dẫn đến vị trí nguyên thủy của chúng trong Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc. Do vậy, sự liên tục của những đoạn trích không nhất thiết theo thứ tự của
những chương trong quyển sách trước đấy. Cũng thế, khi rút ra những đoạn trích, thỉnh thoảng tôi thấy cần thiết
thực hiện một số hiệu đính nào đấy, hoặc là vì ngữ pháp văn phạm hay để bảo
toàn sự trong sáng và ý nghĩa đúng đắn của đoạn văn, một khi nó được trích ra từ
phạm vi thảo luận rộng hơn. Trong một ít trường hợp, tôi cũng nhuận sắc
vì tính súc tích, mặc dù một cách tổng quát tôi cảm thấy duy trì những lời của
Đức Đạt Lai Lạt Ma như chúng xuất hiện trong những đối thoại ban đầu là quan trọng
hơn, tôi thực hiện thoãi mái hơn trong việc giảo chính những phần bình luận của
chính tôi.
Cuối
cùng, trong kỷ niệm lần thứ mười xuất bản loạt sách Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết, “Mục tiêu của
chúng tôi là chia sẻ với những người khác sự tin chắc rằng có nhiều người trong
chúng ta có thể hành động để đạt được hạnh phúc to lớn hơn trong đời sống của
chúng ta, và quan trọng hơn, để đưa sự chú tâm đến những cội nguồn nội tại sâu
rộng vô vàn sẳn sàng phục vụ mỗi chúng
ta.” Tôi hy vọng rằng tác phẩm này cũng
đáp ứng những mục tiêu ấy và quý vị sẽ tìm thấy giá trị thực tiển nào đấy trong
những trang sách này, để hổ trợ quý vị đạt đến hạnh phúc chân thật trường cửu.
Howard
Cutler
Trích
từ quyển Bản Chất của Hạnh Phúc
Nghệ Thuật tạo Hạnh Phúc Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới
Phiền Não,
Discussion about this post