PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giới Thiệu Tác Phẩm Tam Vô Lậu Học Qua Kinh Tạng Pali

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
TAM VÔ LẬU HỌC QUA KINH TẠNG PALI

Thích Trung định

          Tam-Vo-Lau-HocTrong suốt những năm du học tại Ấn Độ tôi mới có cơ hội tiếp xúc nhiều với kinh tạng Pāli. Một bộ kinh được xem là ghi lại khá nguyên bản và trọn vẹn nhất về lời Phật dạy trong suốt bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ sinh của Ngài. Dựa vào năm bộ Nikāya, nhiều học giả đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về các giá trị nội dung, tư tưởng. Nhiều công trình dịch thuật, chú giải của các nhà nghiên cứu Phật học đã làm phong phú, sâu sắc thêm trong kho tàng giáo lý của Đức Phật.

Tam vô lậu học trong kinh tạng Pāli là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và bài bản được chúng tôi tuần tự trình bày trong từng chương của tác phẩm. Tam vô lậu học là giáo lý căn bản của tất cả các truyền thống Phật giáo. Nội dung này là chủ đề chính của hai tác phẩm trứ danh, Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) của ngài Phật Âm và Giải thoát đạo (Vimuttimagga) của ngài Upatissa. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi đã chọn một hướng đi riêng biệt, thu lượm khá trọn vẹn về nghĩa lý được mô tả trong năm bộ Nikāya để trình bày một cách súc tích, chi tiết làm cho người đọc dễ dàng nắm bắt những khái niệm, triết lý, nội dung một cách cụ thể. Mặc khác trong chương đầu tiên chúng tôi đã khéo léo trình bày về khái niệm của lậu hoặc và chương cuối đề cập đến mối quan hệ và phương pháp giáo dục qua Tam vô lậu làm cho cấu trúc của tác phẩm trở nên trọn vẹn hơn và ý nghĩa hơn.

Trong những năm trở lại đây, phong trào tìm hiểu nghiên cứu về kinh tạng Pāli được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu là người có công lao rất lớn trong việc chuyển dịch và truyền bá tạng kinh này. So với các tuyển bộ khác, năm bộ Nikāya được cho là bản kinh ghi lại khá nguyên vẹn với lời Phật dạy nhất. Tìm hiểu kỷ về tạng kinh này, chúng ta mới thấy được một bức tranh khá toàn diện về đời sống chính trị, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, triết học của Ấn Độ thời Đức Phật. Đồng thời, toàn bộ các nội dung giáo lý của Đức Phật được Ngài tuyên thuyết trong suốt 45 năm đều được đề cập một cách đầy đủ. Tam vô lậu học giới, định, tuệ là một nội dung xuyên suốt và chủ đạo của kinh tạng Nguyên thủy này.

Đức Phật khẳng định: “Do không hiểu, không thấu triệt về Tam vô lậu học mà chúng sinh mãi cứ trầm luân trong sinh tử luân hồi.” Do đó, nghiên cứu sâu sắc về nội dung này không chỉ mở rộng thêm kiến thức Phật học mà còn làm sáng tỏ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, đưa đến hạnh phúc an lạc đích thực.

          Bằng lối viết đơn giản, gọn nhẹ, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày các nội dung một cách sâu sát, các khái niệm khúc chiết rõ ràng, đưa người đọc đến một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng và dễ tiếp nhận được nguồn tri thức Phật học một cách tự nhiên, khoa học. Chúng tôi đã cố gắng giải thích các khái niệm Phật học theo hướng hiện đại, nhưng không xa rời khái niệm gốc. Với mục đích là làm sao để cho mọi người thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi có thể đón nhận một cách hoan hỷ. Qua đó, giới thiệu các triết lý Phật học từ phổ thông đến chuyên sâu đến với người đọc một cách hiệu quả.

          Hoàn thành tác phẩm này, trước hết chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Anan Singh, Trưởng khoa Phật học và Văn minh-Đại học Gautam Buddha. Phó giáo sư, Tiến sĩ Avin Kuma Singh, Trưởng phòng sinh viên quốc tế Đại học Gautam Buddha, người đã có công kết nối giữa sinh viên từ Phân khoa Phật học, Đại học Delhi với Trường Phật học – Đại học Gautam Buddha. Đặc biệt, chúng tôi chân thành biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Ventala Sivasai –Giáo sư hướng dẫn đề tài, đã tận tâm, tận lực hướng dẫn, trợ giúp cho tôi hoàn thành công trình này. Xin thành kính đảnh lễ niệm ân Hòa thượng Bổn sư, người đã tác nên giới thân huệ mạng, khuyến khích, động viên cũng như trợ duyên cho con trên bước đường tu học, nhất là trong suốt bảy năm du học tại Ấn Độ. Thành kính tri ân song thân phụ mẫu-người đã cho con hình hài này. Chân thành cảm tạ tri ân những ân nhân, mạnh thường quân, đã yểm trợ, hộ trì trong suốt thời gian tu học tại đất Phật, cũng như trong những tháng năm dài học đạo và hành đạo. Tri ân quý vị thiện hữu tri thức, bạn bè pháp lữ, huynh đệ đồng tu, đồng học. Tri ân những tác giả có những tác phẩm mà người viết sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, trích dẫn trong tác phẩm này. Thành kính tri ân đến tất cả mọi người hữu duyên, trực tiếp hay gián tiếp trợ duyên, hộ trì. Kính chúc mọi người luôn an lành, mạnh khỏe, vạn sự cát tường như ý.
file nội dung, bìa, và mục lục thầy gởi trong email, BBT đăng bài nguyên vẹn giúp cho trân trọng cám ơn
Thích Trung Định

Thích Trung Định

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Nghệ Thuật Biến Mất

Nghệ Thuật Biến Mất

Thiền sư Ajahn BrahmNGHỆ THUẬT BIẾN MẤTCon đường của Phật dẫn đến niềm an lạc viên mãnNgười dịch: Lê Kim...

Khoảnh Khắc …”Viên Thành” Của Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Pali – Khải Thiên

Khoảnh Khắc …”Viên Thành” Của Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Pali – Khải Thiên

KHOẢNH KHẮC ..."VIÊN THÀNH" CỦA NHÀ PHIÊN DỊCH KINH TẠNG PALI Khải Thiên Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh...

Nỗi Buồn Của Người Mẹ

Nỗi buồn của người mẹ

Nhưng có lẽ lời dạy có năng lực nhất của Đức Phật chính là sự gương mẫu, được thể hiện...

Đừng Đem Tâm Hạnh Sinh Diệt Mà Nói Pháp Thật Tướng

Đừng đem tâm hạnh sinh diệt mà nói pháp thật tướng

ĐỪNG ĐEM TÂM HẠNH SINH DIỆT MÀ NÓI PHÁP THẬT TƯỚNGQuang Minh   Sự tu hành dựa trên Tâm pháp....

Sự Lạc Quan Và Tích Cực Của Phật Giáo

SỰ LẠC QUAN VÀ TÍCH CỰC CỦA PHẬT GIÁO Thời gian cứ mãi trôi như nước mùa lũ kéo theo...

Kỷ Niệm Ngày Thái Tử Tất Đạt Đa Xuất Gia

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Hơn 2.600 năm đã trôi qua kể từ đêm huyền nhiệm khi Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất...

Không Thể Đốt Phá Được Ngôi Chùa Trong Ta

Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta

KHÔNG THỂ ĐỐT PHÁ ĐƯỢC NGÔI CHÙA TRONG TA Lưu Đình Long   Những ngày qua, khi hay tin Học...

Địa ngục trần gian và nỗi khổ con người

Tuổi trẻ không tu, già hối hận Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu Cuộc đời gây tạo, bao ác...

Năm Thiền Chi

Năm thiền chi

NĂM THIỀN CHIThích Trung Định Trong khi thực hành thiền định, hành giả bắt đầu điều phục thân và điều...

Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh

Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh

Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách...

Đẩy Mạnh Hướng Dẫn Phật Tử Chống Cải Đạo, Xiển Dương Chánh Pháp – Thích Giới Định

Đẩy Mạnh Hướng Dẫn Phật Tử Chống Cải Đạo, Xiển Dương Chánh Pháp – Thích Giới Định

ĐẨY MẠNH HƯỚNG DẪN PHẬT TỬCHỐNG CẢI ĐẠO, XIỂN DƯƠNG CHÁNH PHÁP Thích Giới Định Kể từ sau khi đức Thế...

Ngũ Giới Là Thường Giới Của Mọi Người (Sách Pdf)

Ngũ giới là Thường Giới của mọi người (sách PDF)

PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THỦYTHERAVĀDAPHẬT-LỊCH 2560NGŨ GIỚI LÀ THƯỜNG GIỚI CỦA MỌI NGƯỜI(PAÑCASĪLA NICCASĪLA)TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP(DHAMMARAKKHITA BHIKKHU)(AGGAMAHĀPAṆḌITA)NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO – 2017  ...

Mây nước

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

ĐỨC PHẬT LÀ BẬC NHẤT THIẾT TRÍ Giác Dũng Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai,...

Chỗ Trọ Qua Đêm (Từ Có Nhà Đến Không Nhà) Tự Truyện Của Một Tăng Sĩ Hoa Kỳ – Tỳ Kheo Yogagivacara Rahula – Chơn Quán Dịch Việt

CHỖ TRỌ QUA ĐÊM (Từ có nhà đến không nhà) Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ Tỳ kheo Yogagivacara...

Nghệ Thuật Biến Mất

Khoảnh Khắc …”Viên Thành” Của Nhà Phiên Dịch Kinh Tạng Pali – Khải Thiên

Nỗi buồn của người mẹ

Đừng đem tâm hạnh sinh diệt mà nói pháp thật tướng

Sự Lạc Quan Và Tích Cực Của Phật Giáo

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Không thể đốt phá được ngôi chùa trong ta

Địa ngục trần gian và nỗi khổ con người

Năm thiền chi

Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh

Đẩy Mạnh Hướng Dẫn Phật Tử Chống Cải Đạo, Xiển Dương Chánh Pháp – Thích Giới Định

Ngũ giới là Thường Giới của mọi người (sách PDF)

Mây nước

Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

Chỗ Trọ Qua Đêm (Từ Có Nhà Đến Không Nhà) Tự Truyện Của Một Tăng Sĩ Hoa Kỳ – Tỳ Kheo Yogagivacara Rahula – Chơn Quán Dịch Việt

Tin mới nhận

Tôi tìm đường giác ngộ

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Thập Trụ Bồ Tát

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Đừng nhầm lẫn giữa hộ trì và cứu độ

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Cúng dường trân bảo

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Chớ xúc phạm bậc Thánh

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Tin mới nhận

Chớ quên đường đi lối về

Thế nào là thính pháp như chánh pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Giá trị chân thật về con người

Tôi ơi tự vấn lòng mình

Nhân chuyện Larung Gar

Cõi Phật đâu xa!

Hạnh Phúc Luôn Quanh Ta

Tản Mạn: Thiền Là Gì, Thiền Để Làm Gì ?

Thông Điệp Giáo Dục Của Đức Phật – Diệu Hương

Tham Quan Thánh Tích Ấn Độ

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Ăn chay là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc

Thương nhớ đòn roi

Liên Minh Ma Quỷ

Từ Bi Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Trí

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Ban Tổ Chức Lễ Tang Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu

Bài Học Trong Lịch Sử Việt Nam

Giải thích ngắn gọn về thiền Vipassana (Song ngữ Vietnamese-English)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Vượt Thoát Sợ Hãi

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Đọc và học Kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Kim Cang Diệu Cảm

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Tóm tắt kinh Trung Bộ

Cho tôi bát nước

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Tin mới nhận

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần cuối)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 2)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Nhắc Nhở Tu Hành

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Đức Phật A Di Đà Là Ai

Lược Giải Kinh A Di Đà

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese