GÍAO DỤC PHẬT TỬ VỀ |
|
|
Một phụ nữ Mỹ gốc Iran
bà Ansari bay lên vũ trụ nói trái đất khi thấy “Hành tinh này sao mà đẹp thế,
quay chầm chậm trên chính nó, dưới tia nắng nóng của mặt trời, hành tinh thật
thanh bình đầy sức sống, không có dấu hiệu nào của chiến tranh, không có dấu
vết của biên cương hoặc của xung đột, chỉ có vẻ đẹp thuần tuý mà thôi.”
Như vậy căn nhà chung
của chúng ta là một quả địa cầu bao bọc bởi một lớp Ozone xanh và ngoài vỏ đó
có mặt trời chiếu sáng, nguồn năng lượng duy nhất của chúng ta.
Xung quanh mặt đất có một
bầu khí quyển, trên mặt đất có đại dương và ao hồ và dưới mặt đất còn một vùng
đất.. Tất cả ba nơi đều có sự sống và những cơ thể sống trong đó được gọi
là sinh vật như : con người, thực vật, chim, cây cỏ, và vi trùng. Và môi trưòng
chúng ta sống là môi trường sinh thái gồm một giới sinh vật và một vùng không
sống trong đó có khí quyển, nước và đá. Các sinh vật có hình dạng khác nhau và
tạo một môi trường đa dạng. Nhưng các sinh vật có một đặt tính chung là chúng
hô hấp có nghĩa là chúng thâu khí quyển đốt thực phẩm để tạo năng lượng giúp
chúng cử động và làm việc trí óc. Hô hấp còn gọi nôm na là thở, dưới khía cạnh
phân tử phản ứng xảy ra đơn giản như sau. Không khí thu vào có nhiều oxy còn
gọi là dưỡng khí, được chuyển vào phổi, cho vào máu theo tuần hoàn đến các cơ
quan não các mô và tế bào nơi đó có sự trao đổi oxy từ máu vào tế bào và lấy
CO2 từ tế bào ra máu. Máu bị nghèo oxy nhưng lại giàu CO2, CO2 là một khí độc
cho sự sinh sống. Máu giàu CO2 hoàn trở lại phổi và được thải ra ngoài theo cử
động của lồng ngực con người và thú vật, hoặt qua mang cá hay là da của côn
trùng mà khoa học gọi là oxy đốt thực phẩm để nhả CO2 đồng thời cũng nhã năng
lượng dùng trong mọi hoạt động của sinh vật.
Thực phẩm đó là thịt, cá
tức protein và lipit động vật, hay dầu, trái, lá tức lipit thực vật.
Ngoài khí quyển, CO2
được cây xanh thâu do quang hợp, tạo đường và lipit. Thú vật thâu vào cơ thể
đốt thành CO2 để thở ra ngoài không khí, tạo một chu trình CO2 và lượng CO2
trong không được giữ cân bằng 0.03%.
Quang hợp có nghĩa là
tổng hợp nhờ ánh sáng mặt trời, cây xanh, nhờ diệp lục tố thâu ánh sáng
mặt trời tạo đường, lipit và prôtein và nhã oxy lại cho khí quyển. Do đó con
người và thú vật không thể sống nếu không có cây xanh. Mà sinh học gọi cây xanh
là sinh vật tự dưỡng và con người là sinh vật di dưỡng.
Cạnh bên chu trình CO2
còn có chu trình nước, xảy ra như sau:
Trong thiên nhiên nước
hiện diện như tuyết và nước đá ở trên núi và hai cực trái đất. Nước luân chuyển
từ nước ngoài đại dương, sông ngòi, bốc hơi, động lại thành mây và khi áp xuất
thuận tiện thì mưa xuống trở lại sông ngòi, đại dương và vào nước ngầm trong
đất. Nhờ chu kỳ ấy mà không khí có độ ẩm cho sinh vật.
Đó là hai chu trình giữa
môi trường không sống với sinh vật. Còn một yếu tố khác không hoàn lại đó là
ánh sáng.
Phi hành gia bay cao
trên vũ trụ nhìn xuống trái đất thì thấy quả tròn được bao bọc khí xanh ozone.
Như vậy ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống mặt đất phải xuyên qua lớp ozone. Đến
mặt đất tia sáng bị phản chiếu lại không khí để làm ẩm môi trường và mặt
đất giúp cho sinh vật có thể sống được, cho cây xanh quang hợp và tạo glucozclo
sự sống, chớ không có hoàn lại cho mặt trời. Và cây xanh âm thầm giúp con người
cho dù con người có biết hay không, còn một chu trình chót nữa là sinh vật chết
thân chúng sẽ bị vi sinh và nấm mốc làm tan rả thành phân trả lại cho đất vàtạo
một chu trình khép lại như sau:
CO2 + O2
Cây xanh Thở
CO2 + O2
Vi sinh
vật Con người
Đó là chu trình sinh
thái tạo cân bằng cho sự sống, một điều kiện khác của cân bằng sinh thái là
phải giữ đa dạng sinh thái có nghĩa la ta giải thích các chu trình bằng cách
nào. Khoa học không giải thích được lúc nào chu trình bắt đầu. Ta phải hiểu qua
lý duyên khởi còn gọi là pháp tuỳ thuộc phát sinh có nghĩa là sự khởi của một
pháp tuỳ thuộc vào điều kiện hay yếu tố đi trước nó làm nhân cho yếu tố sau
sinh khởi. Có cái này thì có cái kia và tạo thành một vòng tròn nhân duyên.
Các chu trình Co2, nước,
chu trình giữa các sinh vật và môi trường cũng như đa dạng sinh vật đều phải cố
định thì con người mới có thể sống được, thí dụ các nhà tu sĩ ẩn dật
trong rừng sâu hay trên ngọn núi mới có thẻ tồn tại được.
Nhưng sự thật không phải
như vậy: con người có ý thay đổi môi trường thuận cho họ, vì vậy họ huỷ hoại
nước, không khí, đất, thực vật và động vật làm mất mỹ quan của cảnh vật.
Các vấn đề của môi
trường bắt đầu từ khi có cách mạng công nghiệp, phát triển kỷ thuật và gia tăng
dân số quá nhanh. Lý do là vì xã hội tiến triển và mượn vật liệu thiên nhiên
nhưng ngược lại thiên nhiên không cung cấp đầy đủ vật liệu, năng lượng cho xã
hội và kết quả là sự cải tạo môi trường, và những tài nguyên thiên nhiên bị tiêu
huỷ cho sự tiến triển đó và chính sự tiến triển đó đã dẩn đến sự huỷ hoại của
tài nguyên thiên nhiên, đến sự ô nhiễm môi trường, đến thay đổi khí hậu, đến ô
nhiễm không khí, đến chặt phá rừng, hao mòn đất.
Giữa yếu tố vật lý và
sinh học của một hệ sinh thái có nhiều quan hệ với nhau. Ta có thể minh hoạ như
sự mất ozone trong vũ trụ tạo sự tan tuyết làm ngập nước
mất mặt đất của dân sống. Nhưng dầu điều kiện gay gắt đến đâu, con người vẫn
phải sống trên mặt đất này. Vì vậy không lúc nào con người không thao thức duy
trì sự cân bằng trong môi trường bằngkhông sẽ không còn tài nguyên môi trường để
thoả mãn nhu cầu của con người nữa. Thí dụ nhiều động vật, thực vật, côn trùng,
vi sinh, trên mặt đất lần biến mất và các thế hệ mai sau không thấy được, nếu ta
không can thiệp ngay từ bây giờ.
Phật giáo cấm các tu sĩ
đốn cây bằng không sẽ kinh hành trong trời lạnh và nóng gắt giẩm chân trong cỏ
ước, giết côn trùng và nhiều sinh vật nhỏ khác.
Tu sĩ không được phép ăn
mầm và trái cây non đang lớn, có nghĩa là có thể trèo hái với ý thức giữ gìn
chứ không huỷ bỏ chúng. Tu sĩ phải tiết kiệm áo cũ giành làm bao nệm, cũ nữa
thành lau chân.
Phật giáo cũng nhấn mạnh
không tàn phá để bảo đảm cân bằng sinh thái. Thí dụ ăn chay để bảo tốt động vật
và không phá rừng để giữ thực vật.
Gia đình Phật tử là một
tổ chức chỉ có ở Việt Nam, nhưng không phải vì lý do đó mà Gia đình Phật tử
Việt Nam tự cô lập ra các đoàn thể trẻ khác được vì tất cả các trẻ em trên quả
địa cầu này đều xem “Trái đất này là của chúng mình” đoàn sinh phải giữ
giới như thế nào để giúp cho trái đất này xanh và thanh bình như người ngoài
hành tinh nhìn thấy lần đầu tiên vậy.
Muốn cho trái đất xanh
thì phải giữ lớp ozone không bị rách và nhờ đó tia nắng mạt trời không xuyên
vào quá mức làm nóng mặt đất, tan tuyết trên núi, cạn ao hồ, khí hậu thay đổi, con
người chịu khổ.
Và muốn giữ lớp ozone
nguyên vẹn phải cân bằng lượng CO2 tức là ảnh hưởng nhà kiếng vì CO2 cao sẽ làm
mỏng lớp ozone.
Ta phải giảng thực hành
như thế nào ?
1. Bảo các Đoàn viên
tưởng tượng mình có một mảnh vườn có nhiều cây, có hoa đẹp và thơm. Mỗi hoa có
màu sắc riêng, các nhánh cây toả xum xuê tạo nhiều bóng mát, các loài chim hót
líu lo và làm tổ trên cây.
Các bông hoa cùng tạo
một vẽ đẹp cho vườn và tôn trọng vẽ đẹp riêng của mỗi giống.
Các Đoàn viên phải hít
thở không khí trong lành, hưởng sự yên tịnh của môi trường và mổi em tôn trọng
lẫn nhau và tôn trọng môi trường giống như các hoa.
2. Gọi các Đoàn viên
phải thương cây cỏ và cả môi trường bằng cách giữ cho sạch.. Thí dụ : lượm hết
các khúc cây rụng hay các bao nhựa gồm lại thành rác.
Hỏi các Đoàn viên thương
thú vật nào ? và gợi cho các em phải thương hết các thú vật, không bẩy bắt,
không ăn thịt, không sát sanh.
3. Gọi các em phải tiết
kiệm một cách giản dị: Thí dụ tưới nước lúc nào cho có hiệu quả và ít tốn nước,
tưới buổi sáng. Không đốn phá cây, không đốt cháy rừng.
Từ cho các em cũng có
một ước mơ giống nhau, nảy ra tình đoàn kết và mở rộng sự thân thiện với nhau.
(khởi đầu bằng sự tôn trọng nhau)
4. Từ mảnh vườn liên hệ
qua trái đất bàng cách cho các xem một phim về trái đất và chỉ vị trí đất nước
mẹ của mình, thuật vài mẫu chuyện truyền thống yêu đất mẹ. Và bảo vệ trái đất
như bảo vệ mảnh vườn lúc ban đầu.
Cách thực hành trên giúp
đoàn viên giữ cân bằng cho môi trường họ đang sống và cho cả thế giới.
Nhưng thật muốn thành
công, đoàn viên phải được giáo dục từ thuở bé. Đức Phật dạy cha mẹ phải
khuyên con tránh điều ác làm việc lành, cho con học chữ hoặc học nghề, lo việc
hôn nhân cho con và để gia tài lại đúng thời đúng lúc.
Cha mẹ là những người
thầy quan trọng, khi còn nhỏ và kế đó chúng mới thu thập kiến thức nơi thầy cô
giáo, cha mẹ phải giảng dạy cho con hiểu biết về tôn giáo để làm giàu hơn cho
con về mặt đạo đức mà cha mẹ đã ham học. Khi còn nhỏ đoàn sinh hiểu được tình
thương của cha mẹ dành cho mình thì lớn lên họ mới biết thế nào là tình thương của
bậc mẹ cha, cho nên họ phải giúp đỡ cha mẹ về mặt vật chất, nếu không được cũng
phải giúp về mặt tinh thần, về mặt tâm linh, hồi hướng cho cha mẹ khi quá vãng.
Những người như vậy mới
giữ được đạo và phận sự vợ chồng. Khi còn thiếu niên, đoàn viên được cha mẹ
hướng dẫn để tránh những bạn xấu, và biết chọn bạn mà chơi, vì con người là một
phần tử của xã hội nên cần có ít nhất một người bạn bên cạnh. Mọi người phải
rộng lượng cho bạn những gì bạn cần thiết, phải nói với bạn những lời nhã
nhặn. Và nếu bạn phê bình thì phải lắng nghe để cởi mỡ, cởi lòng và cố gắng sửa
đổi để bỏ tự ái.
Nhờ những giáo lý của
Phật mà mỗi chúng ta giữ được hài hoà trong xã hội, tránh oán ghét, ấu đã và
xung đột.
(http://vesakday2008.com/indexnew.html)
GIỮ CHO HÀNH TINH |
|
|
Ngày 06/04, Tiểu ban liên chính phủ về thay đổi
khí hậu Liên Hợp Quốc (IPCC) công bố báo cáo 1.400 trang về “sinh mạng” hành
tinh xanh. Một lần nữa, ý thức xanh lại được nhấn mạnh là cách duy nhất cần
tiến hành để con người có thể tồn tại.
Các nước nghèo sẽ gánh
chịu nặng nhất
Vấn đề bảo vệ môi trường
ngày càng phức tạp bởi không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế mà cả “an ninh
quốc gia”. Việc Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích Mỹ và
lợi ích quốc gia là một thí dụ. Tháng 03/2007, cả 27 thành viên EU đã đồng ý
trước năm 2020 sẽ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (HƯNK) ít nhất 20% so
với mức năm 1990. Trong khi đó, mức khí thải ở Mỹ hiện lại cao hơn mức năm 1990
đến 16%.
Các nước nghèo phải gánh
chịu tác động của HƯNK nghiêm trọng hơn các nước giàu. Mỹ, nơi nông nghiệp chỉ
chiếm 4% nền kinh tế, sẽ chống chọi tốt hơn trước tình trạng khí hậu trở chứng
so với Malawi, nơi 90% dân số sống ở nông thôn và 40% thu nhập từ nông nghiệp
(theo IHT ngày 02/04). Khi nước biển dâng cao bởi tình trạng băng tan, các lưu
vực sông tại Đông Nam Á và Bắc Phi là những nơi phải đối mặt với nguy cơ lũ
tràn nặng nhất.
Báo cáo IPCC cho biết:
1,1 đến 3,2 tỷ người sẽ bị thiếu nước và hàng triệu người sẽ phải đối mặt với
nạn đói cũng như nhiều thảm họa thiên nhiên. Băng trên đỉnh
500.000km2 xuống còn 100.000km2 trước năm 2030. (Hình bên: Trái đất
nóng dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với nước nghèo)
Henry Miller thuộc Viện
nghiên cứu
(Đại học Stanford) cho rằng: “Tương tự vụ đắm tàu Titanic, chẳng hề có khái niệm
dân chủ trong thảm họa. Một tỷ lệ cao hơn nhiều đối với hành khách vé rẻ nằm
dưới hầm tàu sẽ bị thiệt mạng trước tiên. Chúng ta sẽ chứng kiến hiện tượng
tương tự với tình trạng trái đất nóng dần”.
Xanh hay là chết!
Hiện tượng trái đất “hầm
hập sốt” cũng làm thay đổi sinh quyển và hệ sinh thái, khiến 20%-30% loài động
thực vật bị đe dọa tuyệt chủng nếu nhiệt độ tăng thêm từ 1,5OC đến 2,5OC. Trong
khi đó, báo cáo IPCC cảnh báo rằng nhiệt độ có thể tăng từ 1,8OC đến 4OC vào
cuối thế kỷ này.
Tại rừng nhiệt đới
bất thường lần đầu tiên trong 5 năm không nghe tiếng ếch kêu. Nhiều ghi nhận
tương tự đối với loài ếch cũng được báo cáo khắp thế giới, đặc biệt tại Trung
và Nam Mỹ. Cuối cùng, người ta tìm ra được thủ phạm: sự thay đổi khí hậu. Nhiệt
độ tăng khiến nhiều vùng trở nên khô hạn và ếch hết đường sống. Vắng ếch, hệ sinh
thái sẽ đối mặt nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng số lượng chim và nhiều
động vật sống bằng thịt ếch, xóa sổ nhiều loại côn trùng và cuối cùng phá vỡ hệ
sinh thái ở mức độ khó có thể hình dung. (Hình bên trên: Đến năm 2050, gấu Bắc cực có
thể sẽ tuyệt chủng với diện tích mặt băng hiện tại đã thu hẹp 20% so với năm
1978)
Sự thay đổi nhiệt độ 2OC
còn đem lại nhiều chuyện “khóc dở mếu dở” khác. Bọ chét đang lan tràn tại các
quốc gia
vật nuôi và đe dọa cả con người với nhiều mầm bệnh truyền nhiễm. Bọ chét lại
tung hoành ở vùng lạnh như Scandinavia có thể là một hậu quả khó lường của
HƯNK, theo giáo sư Thomas Jaenson (Đại học
tế cho biết, số lượng gấu tại vịnh
20% kể từ thập niên 1980. Bi kịch tương tự cũng xảy ra với cá tuyết. Nhiệt độ
khu vực Biển Bắc tăng 1OC trong hơn 100 năm qua đã làm thay đổi dòng chảy, cuốn
đi nhiều nguồn thức ăn khiến cá tuyết chết đói.
Đó chỉ là vài ghi nhận
từ báo cáo IPCC. Tất cả chẳng phải là chuyện “trên trời dưới đất” nữa mà đều
đang trực tiếp ảnh hưởng đến con người từng ngày, từng giờ.
(http://www.thiennhien.net/news/150/ARTICLE/1811/2007-04-07.html
)
CÙNG CHUNG
10 cách bảo vệ môi
trường
Chúng ta biết rằng môi
trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ
trong chính cuộc sống của mình.
1. Giữ gìn & trồng
cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung
cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật
trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn.
Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy
vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi
trường.
2. Sử dụng các chất liệu
từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng
trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên
nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não.
Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận
dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để
kiểm soát địch hại.
3. Rút các phích khỏi ổ
cắm:
Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ”
trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các
chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính,
tivi, thiết bị sạc điện thoại di động… khi không sử dụng.
4. Sử dụng năng lượng
sạch:
Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng
lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản
xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như
sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
5. Nguyên tắc 3R:
(reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm
tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên
có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy,
trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng
và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt
đi!
6. Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản
vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một
trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí
độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa
hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt
đới thơm ngon, bổ dưỡng.
7. Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web
để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì
viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh – là nguyên liệu chính sản
xuất ra giấy.
8. Giảm sử dụng túi
nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học
nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra
100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng
giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
9. Tận dụng ánh sáng mặt
trời:
Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh
sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được
lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
10. Sử dụng các tiến bộ
của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền
hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu
ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho
bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.
(http://yourco2.org/index.php?option=com_content&task=view&id=189&Itemid=50)
Mười bước ngăn chặn biến
đổi khí hậu
Để kiểm soát phát thải
khí nhà kính cần có những thay đổi về nhận thức và nỗ lực ở mọi cấp từ quốc tế,
quốc gia đến khu vực. Để ngăn chặn biến đổi khí hậu, theo Tổ chức Liên minh Xã
hội Ôxtrâylia, cần phải thực hiện 10 bước sau:
1. Thực hiện các mục
tiêu giảm phát thải trước mắt nhằm giảm toàn bộ phát thải thực tế. Mục tiêu đặt
ra là sản xuất 95% năng lượng tái tạo vào năm 2020, giảm toàn bộ phát thải vào
năm 2030. Cần phải đề ra các mục tiêu giảm phát thải hàng năm.
2. Bắt đầu tiến hành các
cuộc thương lượng dưới dạng hiệp ước quốc tế, để tất cả các nước nhất trí với mục
tiêu toàn cầu là đến năm 2030, giảm 90% phát thải so với mức của năm
1990.
3. Bắt đầu chuyển đổi
sang nền kinh tế không chất thải. Khuyến khích người lao động trong ngành công
nghiệp cũng với các chuyên gia kỹ thuật thiết kế lại sản phẩm của họ và tạo ra
những việc làm bền vững.
4. Cần phải áp dụng tất
cả các giải pháp khả thi về hiệu suất năng lượng phù hợp cho những ngôi nhà
hiện có và hỗ trợ chi phí cho các chủ nhà.
5. Đặt toàn bộ ngành
công nghiệp năng lượng dưới quyền sở hữu của người dân và sự kiểm soát theo
hướng dân chủ. Bắt đầu chấm dứt ngay hoạt động khai thác than đá và hoạt động
của các nhà máy điện đốt than. Tạo việc làm ổn định và tiến hành tập huấn miễn
phí cho các thợ mỏ khai thác than và người lao động trong các nhà máy điện, đồng
thời xây dựng các cơ sở công nghiệp mới bền vững.
6. Kiểm soát công khai
toàn bộ ngành công nghiệp ô tô. Trang bị lại để ngành công nghiệp ôtô sản xuất
các tua bin gió, xe vận tải công cộng, pin mặt trời. Hỗ trợ chuyển đổi ô tô tư
nhân sang sử dụng điện năng.
7. Tăng cường xây dựng
các trạm phát điện từ gió trong các khu vực thích hợp. Đẩy mạnh nghiên cứu tất
cả các nguồn năng lượng tái tạo. Hiện nay, cần phải xây dựng thí điểm các nhà
máy điện mặt trời và địa nhiệt. Thiết lập mạng lưới điện cục bộ.
8. Chấm dứt chặt phá
những cánh rừng già. Khởi động chương trình tái trồng rừng khẩn cấp và bảo vệ
đa dạng sinh học để tạo ra các bể chứa các bon lớn.
9. Chấm dứt phương thức
canh tác dựa vào phân bón, thuốc trừ sâu và nhiên liệu từ dầu mỏ. Giới hạn các
khu vực canh tác để đảm bảo rằng các hệ sinh thái ven sông, rừng và hệ sinh
thái bản địa phục hồi trạng thái khỏe mạnh. Khuyến khích các phương thức canh
tác mới bao gồm canh tác nông nghiệp hữu cơ và canh tác đô thị.
10. Miễn phí tất cả các
phương tiện giao thông công cộng ở đô thị và trong vùng và nâng cấp các dịch vụ
cho phép tất cả người dân đô thị được sử dụng phương tiện giao thông công cộng
để đi lại thường xuyên. Quốc hữu hoá và nâng cao các dịch vụ tàu phà liên bang
để thay thế cho đi lại bằng máy bay. Cần phải ưu tiên vận chuyển hàng hoá bằng
đường sắt. Đảm bảo kết hợp các dịch vụ vận tải.
Theo Công nghệ mới
(http://www.moitruong.com.vn/)
Discussion about this post