PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Quan Niệm Về Trợ Tử Của Đạo Phật Nguyễnphúc Bửu Tập

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

QUAN NIỆM VỀ TRỢ TỬ CỦA ĐẠO PHẬT
NguyễnPhúc Bửu Tập

Gần
đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động “trợ tử” (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.

Trước
tiên
, ta sẽ tìm hiểu rõ danh tự; kế đến ta tìm hiểu nhận định phân tích
quan điểm của đạo Phật, để hướng việc học đạo Phật vào hệ thống. Ngữ vựng trong bài sưu khảo nhỏ này sẽ dựa vào các cuốn Phật học Từ điển hiện đã xuất bản.

Trợ tử (Euthanasia: tiếng Anh; Euthanasie: tiếng Pháp) là “sự làm cho người sắp chết ngủ mê đi, làm cho chết bình an”
(Đào Duy Anh). Trong bài này, ta dùng danh tự trợ tử cho gọn, trợ có nghĩa là giúp đỡ. Ý niệm chấp nhận hay ngăn cấm trợ tử đã có từ xưa. Trong kinh Do Thái Talmud đã có nói tới, rồi đến triết gia Plato trong sách Republic và triết gia Thomas More trong sách Utopia (thế kỷ mười lăm), nhưng người đầu tiên dùng danh tự và phân tích căn nguyên vấn đề là W.E.H. Leckey, học giả về đạo đức và luân lý học, trong một bài báo viết năm 1869, tại Luân Đôn.

Nói
chung, tóm lược ý kiến người đi trước và dùng phương cách phân loại, ta
ghi nhận được các điểm sau: Trên bề mặt dữ kiện, một con bệnh đến giai đoạn cuối cùng của việc điều trị, đau đớn cực độ, được một người y sĩ hay một người hành nghề điều trị chấm dứt tình trạng đau đớn bằng một phương tiện nhẹ nhàng, cứu rỗi, đó là hành động trợ tử. (a) Trường hợp thứ nhất con bệnh đã mất hẳn khả năng hiểu biết kéo dài đời sống là làm triền miên mối thương tâm, người y sĩ điều trị và thân thuộc của con bệnh dùng phương pháp nhẹ nhàng kết liễu đời sống. Ở đây, ta gọi là trợ tử tiêu cực (negative euthanasia), đứng vào cương vị của con bệnh, không hay biết sự chết của mình. (b) Trường hợp thứ hai, con bệnh còn đủ khả năng tâm trí, và chính y yêu cầu được chấm dứt đau đớn bằng phương tiện trợ tử, ta gọi là trợ tử tự nguyện (voluntary euthanasia).

Trong
cả hai trường hợp, người chủ trương việc trợ tử đều có ý đồ sát sinh, dù cho ý đồ nhuốm màu sắc nhân đạo tới cực độ. Trường hợp thứ hai giảm khinh hơn vì nạn nhân yêu cầu, nhưng sự kiện vẫn là mưu giúp một người cận tử tự sát.

Một
điểm được ghi nhận nữa là ngày trước, ý niệm và hoạt động trợ tử chỉ nằm trong lãnh vực y khoa, và mọi việc phán đoán hoạt động của người y sĩ trợ tử, phần nhiều là kín đáo, đều nằm trong vòng đạo đức y tế. Ngày nay, vấn đề đã lan qua nhiều lãnh vực khác trong đời sống.

Nhìn
vào quan điểm của đạo Phật đối với hành động trợ tử, chúng ta phải khẳng định ngay từ bây giờ – không buông lung hành động kết liễu đời sống của chính mình và của kẻ khác, nhưng lý luận giải thích việc ngăn cấm hành động trợ tử, đạo Phật nhìn sát vào sự thật, nhận chân là muôn vật, trong đó có con người, tha thiết vô cùng với sự sống và vì lẽ đó, mỗi sinh vật đều có quyền sống tự do theo đức hiếu sinh, không bị chế trị. Muốn thực hiện đời sống tự do, cá nhân không có quyền hãm hại đời sống của tha nhân. Đi tới được nguyên tắc cao đẹp đó, Phật dạy con người
phải học đức nhẫn nại (ahimsa.ksanti), từ bi (karuna), để không làm hại đời sống của những người chung quanh.

Đạo
Phật
không xem con người là một cá thể riêng biệt, mà xem con người là một thành phần cơ hữu, toàn nguyên (integral) của một cộng đồng xã hội. Giáo lý đạo Phật không bao giờ tách con người ra khỏi môi trường gia đình và cộng đồng. Thế cho nên khi ta hủy hoại đời sống của một cá nhân,
không những ta hãm hại riêng cá nhân đó, mà ta đã ảnh hưởng trên cấu trúc của cộng đồng xã hội.

Viện
vào hai mối lập luận trên, giáo lý đạo Phật không chấp nhận hành động trợ tử. Thế nhưng ta đã nghe rất nhiều là căn bản của đạo Phật là nhân ái, tình thương. Vậy, có thể nào thấy việc đau khổ tới mức cùng cực mà người tin Phật lại ngoảnh mặt làm ngơ? Giáo lý nhà Phật giải thích làm sao mối mâu thuẫn này?

Đạo
Phật
tránh hành vi trợ tử không dựa vào nền tảng thực tiễn, mà dựa vào căn bản đạo đức và hướng linh. Đạo Phật đặt đời sống trong khung cảnh luân hồi (samsara). Đời sống của muôn vật (trong đó có con người) không chỉ khởi đầu lúc âm dương phối hợp để sinh sản; đời sống này cũng không chấm dứt khi cơ thể tan rã, hủy diệt. Cho tới khi đời sống được khai phóng, giải thoát khỏi vòng luân hồi, nó sẽ luôn luôn tiếp nối như một ngọn triều xô đẩy không ngừng. Trong chuỗi dài vô tận của luân hồi, đời sống hiện tại chỉ là một mấu, một khúc nhỏ. Và con người trong đời sống hiện tại không những bị chi phối bởi các yếu tố sinh lý, xã hội, kinh tế, môi sinh… mà còn bị chi phối bởi một yếu tố muôn vàn lần quan trọng hơn là yếu tố tâm lý vô hình gọi là nghiệp (karma).

Nghiệp
theo người như bóng với hình: “có một nghìn con bò đang ăn ngoài đồng, vậy mà một con bê bé nhỏ đi lạc cũng tìm được ngay đến con bò mẹ”, con người không thoát được nghiệp. Nghiệp là hành động; hành động kiếp trước
tạo ra đời sống kiếp này; nghiệp kiếp này chi phối đời sống kiếp sau. Cuộc đời hiện tại là một khúc nhỏ của chuỗi dài luân hồi kết bằng đau khổ (dukkha), bệnh hoạn (tiếng Phạn là vyadhi), chỉ là
một khía cạnh của dukkha, tập đế số một trong “tứ diệu đế”. Như vậy, trong quá trình luân hồi, cái chết hiện tại chỉ là một biến cố gián đoạn
tạm thời của dukkha, vì dukkha sẽ tiếp diễn trong kiếp sau. Không có gì
đảm bảo được kiếp sau của ta sẽ tránh được đau khổ, vì đau khổ do nghiệp tích lũy từ muôn đời trước tạo ra.

Hiểu
được vậy, thì tránh khổ đau hiện tại bằng cách tạo được cái chết sớm hơn (trợ tử tình nguyện), hay giúp người khác sớm chết vì không muốn nhìn thấy đau khổ (hành động trợ tử tiêu cực) cũng chỉ là những hành động vô bổ, thiếu thực tế, không đưa kiếp người đến đâu.

Trình
bày quan điểm nhà Phật không tán thành hành động trợ tử, nặng tính cách
lý thuyết. Nhưng thông thường những bài thuyết giảng của đức Phật không
phải chỉ thuần túy lý thuyết mà lại được rút ra từ những trường hợp cụ thể. Học giả Phật giáo S.K. Nanayakkara sưu khảo trong tạng Vinaya Pitaka (quyển II) có những trường hợp cụ thể đức Phật phán quyết về hành
động trợ tử.

Trường
hợp
thứ nhất là một biến cố trợ tử tập thể (Encyclopaedia of Buddhism, Vol IV). Trong tăng đoàn, một hồi có năm vị tỳ kheo hiểu sai kinh điển, cho là thể xác của mình không tinh khiết, muốn thoát ly đời sống. Họ đi tìm một tay tà đạo tên là Milagandika đã trà trộn vào sống trong tăng đoàn làm ăn, bán bình bát và áo tràng cho tu sĩ. Họ nhờ y giúp cho họ tìm phương cách tự vẫn. Sự việc bị bại lộ, đến trước đức Phật. Ngài dạy:
“Người tỳ kheo nào đã chủ tâm kết liễu đời sống kẻ khác, người đó là kẻ thất bại (parajika), không có thiện căn và phải bị loại ra khỏi tăng đoàn (asamvasa)“.

Trường
hợp
thứ hai là một biến cố vô kỷ luật của sáu người tỳ kheo xúi dục người đang có chồng bị bệnh nặng gần chết, kết liễu đời sống của chồng. Sự việc đến tai đức Phật, Ngài dạy: “Kẻ nào đã chủ tâm kết liễu đời sống của tha nhân, lại bày vẽ nên chết khỏe hơn sống bệnh cực hình, kẻ đó không có thiện căn (parajika) và phải loại ra khỏi tăng đoàn (asamvasa)“.

Trường
hợp
thứ ba cũng ở trong tạng Vinaya, thuật lại một hành động trợ tử điển hình. Một vị tỳ kheo quá già yếu, mắc bệnh nan y, đau khổ triền miên. Ông nhờ bạn đồng môn và họ vì lòng nhân đạo đồng ý giúp đỡ cho ông
sớm chết. Sự việc đến đức Phật và Ngài dạy là những kẻ giúp giết người đã thiếu căn tu. Tuy trường hợp giảm khinh vì tấm lòng nhân ái, nhưng tội lỗi vẫn rõ ràng. Đức Phật nhấn mạnh là ý đồ đạo đức muốn giúp tha nhân không đủ, cần phải xét đến kết quả của hành động (vipaka), thật sự là sát nhân.

Vậy
ta thấy rõ giáo lý của đức Phật rất nghiêm túc trong vấn đề hành động trợ tử. Tạng Vinaya được đức Phật giảng dạy trong đời sống tăng đoàn, nhưng chắc chắn là đối với cư sĩ tại gia và tín đồ nói chung cũng phải được áp dụng. Nhưng cho đến bây giờ ta vẫn không có câu trả lời thiết thực cho câu hỏi là sự mâu thuẫn giữa nỗi đau đớn của con bệnh và thái độ dửng dưng không can thiệp vì giáo lý cấm đoán. Trên thực tế, giáo lý nhà Phật có một phương cách được đem ra sử dụng tránh hành động trợ tử. Đó là việc hành tri đạo đức, tạo cho con người một cái nhìn cởi mở, không quá gắn bó với tục lụy. Nhờ thái độ sẵn có đó mà trước cơn đau khổ
khi gần lâm chung, mỗi cá nhân giữ được bình thản tự tại. Cũng nhờ thái
độ
sẵn có này mà người đứng ngoài biết nhìn với cảm thông, biết chia sẻ
đau khổ mà không phạm tội sát nhân.

Giáo
lý
nhà Phật đến nay sở dĩ còn tồn tại vững mạnh và thường thích ứng được vào hoàn cảnh xã hội mới chính là vì nhờ lời dạy của đức Phật ít gò
bó, rất linh động và dễ tập quán vào hoàn cảnh môi sinh. Có điều là trên thực tế, hiện tại các tôn giáo lớn ngoài đạo Phật, nhờ có nhất trí trong hệ thống lãnh đạo và quản trị, nhờ có tổ chức liên minh hữu hiệu từng quốc gia, từng lục địa cho nên dễ kịp thời thay đổi việc áp dụng giáo lý khi nhu cầu đòi hỏi. Đạo Phật thiếu hẳn một cơ cấu tổ chức như vậy, thành ra lập trường của đạo Phật trên những vấn đề thiết yếu ngày nay tuy không bảo thủ mà thành ra bảo thủ (vì thiếu điều chỉnh), tuy có thể đúng mà không ai nhìn thấy. Đó phải là một mối ưu lo chánh đáng cho những người chỉ đạo Phật giáo ngày nay.

Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Bảy Pháp Làm Cho Chánh Pháp Tăng Trưởng

Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng

BẢY PHÁP LÀM CHO CHÁNH PHÁP TĂNG TRƯỞNG    Quảng Tánh Mùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Chúng ta sau khi hiểu rõ được đạo lý này thì nhất định phải đề cao cảnh giác, tất cả...

Khái Niệm Về Nghiệp Trong Phật Giáo

Khái Niệm Về Nghiệp Trong Phật Giáo

KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁOHoang Phong Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo...

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Kinh DHAMMIKA SUTTA (AN VI.54) Tỳ Kheo Ni Giải Nghiêm dịch từ bản Pali-English của Andrew Olendzki …. Thuở xưa...

Thiền Tập

Thiền Tập

THIỀN TẬPCư Sĩ Nguyên Giác biên dịchNhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Chánh thân đoan tọa, đương nguyện chúng sanh,...

Ý Thức Về Cái Giận

Ý thức về cái giận

"Thở vào là tôi biết tôi đang giận. Thở ra, tôi phải để hết tâm ý chăm sóc cơn giận...

Kinh Vakkali

Kinh Vakkali

KINH VAKKALI: Hòa Thượng Vakkali (Trích Đoạn) Dịch Từ Tiếng Pali: Maurice Walshe O'Connell | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến...

Tại Sao Phải Ngồi Thiền

Tại Sao Phải Ngồi Thiền

TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI NGỒI THIỀNHT. Thích Thanh TừThiền Viện Thường Chiếu Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải...

Dị Bộ Tông Luân Luận

Dị bộ tông luân luận

 DỊ BỘ TÔNG LUÂN LUẬN:Một luận thư không thể thiếu  trong việc nghiên cứu Phật họcThích Giác Hoàng | Học...

Câu Chuyện Cái Bè Qua Sông

Câu chuyện cái bè qua sông

Một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của Đức Phật là câu chuyện về cái bè qua sông, với...

Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ Và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

SƠ KHẢO VỀ MẪU TỰ PHẠN NGỮ VÀ TỪ BIỆN TÀITRONG KINH ĐIỂN HÁN TẠNG Như Lai có thể diễn...

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 1

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 1

THEO DẤU CHÂN PHẬT - Kỳ 1(Hành trình đầu đà của chư sư Huyền Không Sơn Thượng về miền đất...

Kỷ Niệm Ngày Thái Tử Tất Đạt Đa Xuất Gia

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Hơn 2.600 năm đã trôi qua kể từ đêm huyền nhiệm khi Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất...

Năm Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức

Năm Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức

NĂM BƯỚC HÓA GIẢI TÍNH GHEN TỨC Judith Simmer Brown Thiện Ý chuyển ngữ           Judith Simmer-Brown Tôi không thích...

Tiểu Luận Về Phật A Di Đà

Tiểu luận về Phật A Di Đà

TIỂU LUẬN VỀ PHẬT A DI ĐÀPhước NguyênPL. 2559 DL. 2015   MỤC LỤC   Amitabha image from Tibetan Thanka Painting...

Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Khái Niệm Về Nghiệp Trong Phật Giáo

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Thiền Tập

Ý thức về cái giận

Kinh Vakkali

Tại Sao Phải Ngồi Thiền

Dị bộ tông luân luận

Câu chuyện cái bè qua sông

Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 1

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Năm Bước Hóa Giải Tính Ghen Tức

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Tin mới nhận

Phật dạy lợi ích cho và nhận

Mạng sống của con người được bao lâu?

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Kính Ngưỡng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Tôi tìm đường giác ngộ

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Đức Phật là ai?

Đức Phật và con người hiện đại

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Mừng Phật đến với chúng sinh

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Tin mới nhận

Thiền Phật Giáo – Nguyên Lý Và Một Số Phạm Trù Cơ Bản

Lắng nghe lời kêu gọi của Đức Đạt Lai Lạt Ma với thế giới

Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản

Tâm Thư Gửi Sư Em

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Vietnamese Vegetarian Dishes With Beyond Meat – Món Chay Việt Nam Với Thịt Beyond

Âm Nhạc Trong Kinh Phật

Đạo Phật Ngày Nay

Có Gì Là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại

Tình thương tạo nên thiên đường

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Chùa Ngọc Lâm – Khánh Hòa

Có Phải Đức Phật Là Thượng Đế (song ngữ Vietnamese-English)

Bóng Của Đại Sư – Cao Huy Thuần

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Tại Việt Nam Và Tại Các Nước Trung Quốc, Nhật Bản

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Bức tranh cuối cùng

Nguyên Phong

Tâm bám chấp là chướng ngại trên con đường giải thoát

Thay đổi cảm nhận chủ quan

Tin mới nhận

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Kinh Tụng (Ht. Thích Nhật Quang, Sư Huệ Duyên & Thầy Thích Trí Thoát)

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy))

Kết quả sau khi thân hoại mạng chung của người bố thí

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 34)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 18)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Tưởng Niệm Thầy Thích Trí Tịnh

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.