KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 25)
Pháp Sư Tịnh Không
Thứ
ba, “Nhẫn nhục”
Nhẫn
nhục là nhẫn nại, phải có tâm nhẫn nại rất lớn. Pháp thế gian, việc càng lớn
thì mức độ khó càng cao, không có tâm nhẫn nại sẽ không làm được viên mãn. Phật
pháp đại sự xuất thế gian, đại nghiệp phổ độ chúng sanh, phải có tâm nhẫn nại
như thế nào mới có thể làm thành công? Nhẫn nại không gì bằng, tâm nhẫn nại
vĩnh hằng. Học Phật nếu chưa có tâm nhẫn nại thì quyết không thành tựu.
Kinh
Phật đem những sự tướng của con người chúng ta quy nạp thành ba loại lớn nhằm
tiện lợi cho giáo học. Việc thứ nhất, nhẫn người làm hại mình. Thế xuất thế
pháp xưa nay trong và ngoài nước gần như đều có một định luật gọi là “việc
tốt nhiều dày vò”. Không có việc tốt nào mà thuận buồm xuôi gió. Việc tốt
càng lớn thì ma chướng càng nhiều. Nếu bạn không nhẫn nại thì bạn làm sao có
thể thành công. Cho nên phải có tâm nhẫn nại cực lớn. Quan trọng nhất là phải
khắc phục phiền não tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay của chính mình. Việc này
quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Sự hãm hại, đố kỵ, hủy báng, nhục mạ, làm hại của
người đều phải được nhẫn chịu, phải thấy như không có việc gì, phải tâm bình
khí hòa, tiếp nhận những chướng nạn này.
Loại
thứ hai là tai hại tự nhiên, thí dụ lạnh nhiều nóng nhiều. Đó là thay đổi khí
hậu, bạn phải nhẫn nại. Trời quá nóng bức, bạn đâm ra giải đãi, không thể hành
trì thời khóa, vậy không được. Phải nhẫn chịu tất cả những thứ tai hại của tự
nhiên. Nhất định không thể cải biến, hoặc giảm sự tu học của chính mình. Nhất
định phải dũng mãnh tinh tấn. Trong Văn Sao của đại sư Ấn Quang, lão pháp sư có
một đoạn văn tự, một bức thư rất dài gửi cho cư sĩ Vệ Miên Châu. Vị cư sĩ này
học dưới hội của lão pháp sư, tiếp nhận truyền thụ tam quy y. Ông ấy gặp tai
nạn, nhà bên cạnh phát hỏa làm cho phòng ốc của nhà ông cháy rụi, tài sản trở
thành một đống tro. Vì việc này mà người vợ ông qua đời. Nhà tan người mất, nên
ông một ngày từ sớm đến tối như ngây như dại, ngu ngu khờ khờ. Có đồng tu đem
việc này nói với đại sư Ấn Quang. Đại sư bèn viết một bức thư rất dài khai thị chỉ
bảo cho ông.
Nếu
người chân thật học Phật gặp tai nạn này phải nên nghĩ thật thông. Tất cả huyễn
hoá vô thường thế gian, ngày trước có nhà, có tích lũy còn bận tâm, hiện tại
lửa cháy sạch, không phải càng tốt hay sao? Không còn bất cứ thứ gì thì một
lòng niệm Phật quyết vãng sanh. Khi ý niệm vừa chuyển thì đám lửa này liền trở
thành tăng thượng duyên tốt. Có mấy ai trong tai nạn có thể chuyển tâm được.
Nhất định phải tu nhẫn nhục Ba La Mật, trí tuệ cao độ. Tai nạn lớn là nghịch
tăng thượng duyên không những đối với đạo nghiệp của chính mình, trái lại còn
xúc tiến, nâng cao.
Trong
nhẫn nhục còn vấn đề cách tu. Tu hành thời gian phải dài, bất cứ pháp môn nào
đều có độ sâu và độ rộng của nó, thời gian ngắn không thể tu tập thành tựu.
Ngoài ra phải thân cận thiện tri thức. Thân cận thiện tri thức không dễ dàng,
thời xưa gọi là “hành cước”, hiện tại gọi là “bái sơn”. Người
hiện tại gọi “bái sơn” là tham quan du lịch, hoàn toàn sai ý nghĩa. Bái
sơn là tham phỏng thiện tri thức, là đi cầu học, thỉnh giáo.
Thời
xưa ở Trung Quốc có một vị tham học nổi tiếng, làm tấm gương cho người đời sau,
đó là hoà thượng Triệu Châu, tám mươi tuổi vẫn hành cước, vẫn đến khắp nơi tham
phỏng. Vì sao ông không ngồi lại nghỉ ngơi cho khỏe? Vì chính mình vẫn còn nghi
hoặc, vẫn chưa thể đoạn nghi sanh tín thì cần phải thân cận thiện tri thức, đem
cái nghi hoặc khai mở, lúc đó tín tâm thanh tịnh kiên cố mới sanh khởi ra.
Có
nghi vấn là có chướng ngại, mục đích tham học là đoạn nghi sanh tín, một việc
làm rất khổ cực. Bạn phải đi lắng nghe xem nơi nào có thiện tri thức thì đến
nơi đó thỉnh giáo, đó là gian khổ của tu học. Lại nói, đoạn phiền não, đoạn tập
khí, khó xả mà có thể xả, khó làm mà có thể làm đều dựa vào nhẫn nhục. Không
nhẫn nhục sẽ làm không được. Cho nên nhẫn nhục Ba La Mật trong lục độ là điều
vô cùng quan trọng.
Thích
Ca Mâu Ni Phật ở hội kinh Kim Cang nói Bồ tát lục độ, đặc biệt nói nhiều về bố
thí nhẫn nhục, đó chính là nói với chúng ta rằng trong lục độ thì hai điều này
là quan trọng nhất. Bố thí dạy bạn buông bỏ, khó xả cũng xả. Nhẫn nhục là then
chốt thành tựu của chính bạn. Bạn có thể nhẫn, sau đó mới có thể tinh tấn,
thiền định, Bát nhã. Nếu không thể nhẫn thì những điều phía sau thảy đều không
có. Bạn tu bố thí, trì giới là phước báu hữu lậu sáu cõi. Phước đức không phải
công đức, nhưng nếu có nhẫn nhục thì phước đức biến thành công đức.
Thứ
tư, “Tinh tấn”
Sau
khi nhẫn nhục mới có tinh tấn. Tinh là thuần mà không tạp, tấn là tấn mà không
thoái, đạo nghiệp của bạn làm sao không thành tựu. Đạo nghiệp thành tựu thì tất
cả đều thành tựu, sự nghiệp trên thế gian của bạn cũng thành tựu viên mãn. Bồ
tát kinh doanh sự nghiệp thế gian. Sự nghiệp kinh doanh của họ thảy đều là đạo
nghiệp thành tựu Bồ Đề Niết Bàn, thành tựu chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ
được vui, tự tha hưởng lợi. Bồ tát thị hiện tại gia, thân phận nam nữ già trẻ,
làm các ngành nghề. Bạn phải biết đều là đạo nghiệp, ý niệm đó vừa chuyển thì
siêu phàm nhập thánh, còn gì bằng. Phàm phu mỗi ngày mặc áo ăn cơm trong phiền
não, còn Bồ tát mỗi ngày mặc áo ăn cơm là tu hành, tinh tấn, sau mới có thiền
định.
Thứ
năm, “Thiền định”
Hiện
tại chúng ta thấy nhiều người tu định, mỗi ngày ngồi thiền thời gian rất dài
nhưng không hề thấy họ có định, do nguyên nhân gì? Thành thật mà nói, chưa có
nhẫn nhục làm sao được định. Người ta tán thán mấy câu thì vui mừng, mắng vài
câu thì tức giận mấy ngày không tiêu được, thì làm sao được định. Có xếp bằng
ngồi quay mặt vào vách, dáng vẻ rất giống, nhưng chỉ để khởi vọng tưởng, không
thật vào định. Làm sao ta biết họ khởi vọng tưởng? Vì mắng họ vài câu thì họ
tức giận. Khởi tâm động niệm vẫn còn danh vọng lợi dưỡng, vẫn có phải quấy nhân
ngã, đều rơi vào phiền não, không liên quan gì tới sự hành trì tu tập, cho nên
họ không thể được định.
Người
chân thật được định, tâm địa mát mẻ tự tại. Cái gì là định? Đề kinh này của
chúng ta, tâm thanh tịnh là định, tâm bình đẳng là định. Tâm của họ thanh tịnh
bình đẳng thì không có phiền não, ý niệm tham sân si không sanh. Bình đẳng là
không có phải quấy nhân ngã. Cho nên công phu của thiền định hoàn toàn trừ bỏ
phiền não bất bình. Khi sức định đạt đến mức độ nhất định thì trí tuệ liền
khai. Giác chính là trí tuệ Bát Nhã. Bát Nhã hiện tiền thì công đức liền thành
tựu. Công đức chính là phiền não vọng tưởng chấp trước đã chuyển đổi.
Thứ
sáu, “Trí tuệ”
Các
vị nên biết, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước cũng không phải là việc xấu.
Ngày nay chúng ta phiền não nhiều, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất nặng,
xin nói với các vị, đó là việc tốt không phải xấu. Ngay khi công phu thiền định
của bạn sâu, chuyển phiền não thành bồ đề, vừa chuyển thì quay lại. Tướng tông
nói:
“Chuyển
đệ lục ý thức,
vi
diệu quán sát trí.
Chuyển
mạt na thức,
vi
bình đẳng tánh trí.
Chuyển
tiền ngũ thức,
vi
thành sở tác trí.
Chuyển
a lại da,
vi
đại viên cảnh trí”
Sức
định, thiền định mức độ sâu mới chuyển được. Cái chuyển này là trong định sanh
trí tuệ. Xin thưa, nếu như không có phiền não thì không có Bồ đề. Phiền não
càng hướng bồ đề càng lớn, cho nên không cần sợ phiền não, cũng không cần phải
lo. Đến lúc đó ta chỉ chuyển đổi lại thành Vô Thượng Bồ Đề. Lưu ý Phật pháp nói
chuyển, tuyệt nhiên không nói “diệt”. Nếu đem phiền não đoạn diệt, phiền
não diệt mất rồi thì bồ đề cũng diệt luôn, phiền phức sẽ to. Bồ Đề Niết Bàn là
tự tánh Bát Nhã bị mê vọng chuyển biến thành phiền não. Vốn dĩ là Bồ Đề, bởi vì
mê mất tự tánh mới biến thành phiền não. Hiện tại vừa giác ngộ thì lại đem nó
chuyển đổi, không phải thật đã đoạn. Thật đã đoạn thì bồ đề không có, tự tánh
cũng không còn, vậy thì luống không. Phật pháp không phải là đoạn diệt không. Ý
nghĩa Phật pháp nói “không” rất sâu. “Không” không phải là vô,
không phải đoạn diệt. Không là hữu vi. Hữu là không tự tánh, không có tự thể,
cho nên pháp duyên sanh, duyên khởi tánh không, phàm hễ nhân duyên sanh ra đều
không có tự tánh, không có tự thể, “đường thể giai không, liễu bất khả đắc”.
Không phải không có tướng, không phải không có tác dụng. Tướng và tác dụng
chúng ta có thể dùng nhưng quyết không chấp trước và chiếm hữu nó. Bạn muốn
chiếm hữu, muốn chấp trước nó thì sai. Khác biệt phàm thánh chính ngay khoảng
một niệm.
Tứ
hoằng thệ nguyện
Không
luận Phật pháp tiểu thừa đại thừa, từ đầu đến cuối đều chú trọng ở hành. Giải
vẫn trước hành, chúng ta không thể không biết. Phía sau hành còn có nguyện, chữ
này rất quan trọng. Trên kinh luận, nhất là chú sớ của cổ đức, gọi là “tương
chất của hạnh nguyện như đôi cánh của chim, như hai bánh của xe”, nhằm nói
rõ quan hệ của chúng rất mật thiết, “nguyện dĩ đạo hành”, nguyện là chỉ
đạo; “hạnh dĩ tiễn nguyện”, ngay trong cuộc sống thường ngày phải thực
tiễn cái nguyện của chúng ta.
Ngài
Thanh Lương trên kinh Hoa Nghiêm giảng về phát nguyện. Trong nguyện quan trọng
nhất là dùng tâm chân thành làm nền tảng của đại nguyện. Tất cả đại nguyện của
Phật Bồ Tát trong nhân địa phát ra đều nương tâm bồ đề. Ngài Thanh Lương nói về
tâm bồ đề tương đối tường tận “Hữu tâm chi lễ, hữu tâm chi tướng, hữu tâm
chi đức”. Tâm chi lễ, trong kinh luận nói “trực tâm, thâm tâm, đại bi
tâm”, đây là cái lễ của tâm. Pháp môn tịnh độ, tục thường gọi pháp môn
phương tiện trong đại thừa, cũng phải nương vào tâm bồ đề. Ở quyển kinh này,
chúng ta xem thấy điều kiện của ba bậc vãng sanh luôn là “phát tâm bồ đề một
lòng chuyên niệm”, có thể thấy phát tâm rất quan trọng. Nhiều vị đồng tu
xem thường việc này, cho rằng chỉ cần một lòng chuyên niệm Phật thì được, đến
sau cùng khi lâm chung vẫn cứ bối rối chân tay, không được thọ dụng, nguyên
nhân do kém khuyết tâm bồ đề. Tám chữ điều kiện vãng sanh, bạn chỉ làm bốn chữ
thì chưa được. Bạn chỉ làm “một lòng chuyên niệm”, nhưng không “phát
tâm bồ đề”, cho nên vẫn không thể vãng sanh.
Phát
tâm rất quan trọng, thâm tâm trong phát tâm bồ đề chính là nguyện tâm, hiếu
thiện hiếu đức. Thông thường nói, chư Phật Như Lai tứ hoằng thệ nguyện phát ra
ở nhân địa, thực ra tất cả chư Phật trong nhân địa phát ra vô lượng đại nguyện,
đem quy nạp lại không ngoài bốn điều này. Thậm chí bốn mươi tám nguyện của Phật
A Di Đà cũng có thể quy nạp trong bốn nguyện này. Cho nên bốn nguyện này biến
thành pháp môn đại thừa, chứa căn bản đại nguyện trong đó.
Nguyện
thứ nhất, “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”
Nhất
định phải phát tâm nguyện độ chúng sanh. Bồ tát nếu không độ chúng sanh, không
giáo hoá giúp đỡ chúng sanh, tâm bồ đề của họ không hiển lộ thì họ không thể
viên mãn được công đức, đạo lý này tuyệt nhiên không khó hiểu. Người thế gian
chúng ta thường nói “Giáo học tương trường, sư chất đạo hợp”, thầy giáo
dạy học trò, học trò cũng thường khải phát thầy giáo. Thầy giáo do học trò chất
vấn nghi tình, hoặc giả ngay trong cuộc sống thường ngày, thầy giáo xem thấy thường
hay cảm ngộ. Cái cảm ứng này giúp họ khai ngộ. Nếu không tiếp xúc học trò thì
làm sao có thể thành công. Cho nên tánh đức viên mãn nhất định phải dựa vào
tiếp xúc rộng rãi quần chúng mới hiện khởi được. Đó chính là lý do vì sao Thiện
Tài phải năm mươi ba lần tham học. Nếu ngài không tham học, trí tuệ của ngài sẽ
không thể viên mãn. Ở thế gian này, bất cứ người nào, bất cứ phương thức đời
sống nào, bất cứ nghề nghiệp nào, Thiện Tài đều phải tham học.
Do
đây có thể biết tu hành không phải tự nhốt mình trong nhà mà tu. Nhốt trong nhà
nhất định tu không thành, điểm này các vị đồng tu cần phải biết. Nhốt trong nhà
hưởng phước, đã hưởng phước thì trí tuệ làm sao sanh khởi được. Chúng ta cũng
từng nghe qua, nhà Phật tại gia xuất gia thường hay bế quan, lều tranh cấm túc,
nhưng đó không phải là việc của người mới học, mà là việc của những người nào?
Những người đã thông qua tham học, hai trí viên mãn thành tựu, chính là căn bản
trí và hậu đắc trí. Nói cách khác, họ tốt nghiệp rồi, không còn nơi để tham học
nữa. Lúc này, phải nên phát nguyện giáo hoá chúng sanh. Thành tựu trí tuệ chính
mình thì phải dạy người, đây là thường qui củ của chư Phật Như Lai.
Sau
khi thành Phật không phải không có việc làm, không phải ngồi ở miếu để người ta
cúng dường lễ bái. Sau khi thành Phật thì phải phổ độ chúng sanh, giáo hoá
chúng sanh. Phật pháp là sư đạo, sư rất tôn quý, “tôn sư trọng đạo”. Vào
thời xưa Phật pháp cùng thế pháp giống nhau, “chỉ văn lai học, dị văn vãng
giáo”. Thầy giáo không thể nói “Ta đến dạy cho con”, làm gì có người
cuồng vọng như vậy. Bạn có bao nhiêu bản lĩnh mà lại dám dạy người?
Cho
nên khi Phật Bồ tát thành Phật cũng rất khiêm tốn, không dám xưng mình có học
vấn, có đức hạnh, có thể làm thầy người. Thầy là do người khác tôn xưng, còn
chính mình quyết không dám xưng thầy. Chính mình thật đã thành tựu lại rất ngại
nói với người. Người ta cũng không quen biết họ, làm sao chịu theo học với họ?
Cho nên phải treo bảng hiệu, bảng hiệu này là bế quan, lui vào cấm túc trong
núi, ngầm tuyên bố với quần chúng rộng lớn rằng trí tuệ đức năng của tôi có
thành tựu, không cần phải tham học bên ngoài nữa, những người tham học đều có
thể đến, ý chính là như vậy. Cho nên bế quan là bởi vì không có pháp duyên,
không có người mời họ giảng kinh nên họ dùng phương pháp chờ đợi pháp duyên,
cũng là đợi người khác đến thỉnh pháp. Một mặt chờ đợi, một mặt chính mình tiến
tu, “bách xích cần đầu, cánh tấn nhất bộ”.
Thời
xưa cầu học phải thân cận thiện tri thức, ai là thiện tri thức? Người tên tuổi
lớn, danh vọng cao. Hiện tại người danh tiếng cao chưa chắc là thiện tri thức.
Thử đến khắp nơi tìm xem, nơi nào có người bế quan? Người bế quan chính là
thiện tri thức chân thật, chúng ta có thể đến họ tham học, thỉnh giáo. Nếu bạn
nêu ra những nghi vấn mà họ không thể giải quyết thì bạn có thể mở cửa bế quan
mời họ ra cùng đi tham học với bạn. Họ chưa đủ tư cách bế quan, vẫn phải đi làm
học trò. Bế quan chính là làm học trò đã viên mãn, có thể trở thành thầy giáo.
Cho nên sư là đạo, rất tôn nghiêm, cần phải có người thỉnh pháp.
Năm
xưa Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở thế gian, ngài ngồi dưới cội bồ đề nhìn
sao sáng, đó là thị hiện chứng quả cũng chính là thành tựu trí tuệ đức năng cứu
cánh viên mãn. Sau khi thành tựu thì phải hoằng pháp lợi sanh. Không có người
quen biết ngài, không có người mời ngài, trong tình trạng này, ngài phải vào
Niết Bàn, nếu như vậy thì thật đáng tiếc. Phật đến thế gian thật không dễ dàng.
Nhân gian không có người quen biết ngài. Nhưng thiên nhân có thần thông, họ
biết được nên liền giáng hạ xuống thế gian, vì thế nhân chúng ta mà thỉnh pháp.
Thiên nhân ở đâu? Tịnh Cư Thiên Nhân. Tịnh Cư Thiên là Tứ Thiền Ngũ Bất Hoàn
Thiên, họ đều là người tu hành, không phải người thông thường. Ở thế gian này
phàm thánh đồng cư, số lượng nhiều nhất có ba nơi. Thế gian này của chúng ta là
một nơi, phàm thánh đồng cư độ, còn rất nhiều nơi sơn minh thủy tú. Chúng ta
xem thấy sông núi có linh khí, người thế gian thông thường chuộng phong thủy
tốt. Vì sao có linh khí? Vì sao phong thủy tốt như vậy? xin nói với các vị, có
chư Phật Bồ Tát, có A La Hán tu hành nơi đó cho nên phong thuỷ mới tốt. Cảnh
tùy tâm chuyển, nơi đó có Bồ Tát A La Hán, tâm của họ thanh tịnh chân thành từ
bi, tràn đầy trí tuệ đức năng; họ ở đó nên hoàn cảnh nơi đó liền chuyển tốt, y
báo tùy theo chánh báo chuyển. Nơi đây không có Phật Bồ Tát, không có người
chân chính tu hành thì phong thuỷ đó làm sao chuyển tốt được.
Vào
thời xưa, một số người không rõ đạo lý này, xem thấy xây dựng đạo tràng chùa
miếu ở đại lục Trung Quốc đều là nơi phong thuỷ tốt, thấy người xuất gia còn
biết xem phong thuỷ, biết chọn nơi phong thuỷ xây dựng chùa miếu, xây dựng đạo
tràng. Kỳ thật sai rồi, người xuất gia làm gì có chuyện đi xem phong thuỷ.
Người xuất gia vừa ở đó vài năm, phong thuỷ xấu cũng biến tốt, đó chính là đạo
lý cảnh tuỳ tâm chuyển. Phàm phu thì tâm tuỳ cảnh chuyển, vậy rất khổ. Vốn dĩ
phong thuỷ này không tệ, phàm phu đến ở nơi đó, ngày ngày sanh phiền não, ngày
ngày khởi vọng tưởng, sau hai ba năm, phong thuỷ tốt cũng biến thành phong thuỷ
xấu. Nếu các vị hiểu thì không cần phải mời người xem phong thuỷ, tốn tiền oan
uổng. Chính mình phải có bản lĩnh chuyển phong thuỷ, không có chuyện phải dựa
vào thầy địa lý đổi phong thuỷ cho mình. Nếu họ biết đổi, vì sao họ không tự
đổi phong thuỷ cho chính họ. Ngay chính họ cũng không tự thay đổi còn nói giúp
bạn đổi, bạn có thể tin tưởng không?
Người
học Phật phải hiểu rõ đạo lý này, không nên bị người khác lừa gạt, dụ dỗ. Nhất
định phải phát nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn, nguyện tâm phải lớn,
phải lấy tâm bồ đề để nương theo. Trong tâm bồ đề không có vọng tưởng, phân
biệt, chấp trước, cho nên tâm bồ đề tương ưng với hư không pháp giới, đó là
chân tâm. Tâm chúng ta vốn dĩ lớn như vậy, mỗi niệm vì chúng sanh, không vì
chính mình; chúng sanh chính là chính mình, vậy thì đúng, tương ưng với chân
tướng sự thật. Chúng ta trong lúc giảng giải cũng thường hay nói, tận hư không
khắp pháp giới đích thực là một thể chính mình.
Ngày
nay thế giới phân tranh rất nghiêm trọng, ai cũng biết kết quả này là do bất
thiện, thế nhưng đều không chịu buông bỏ sự tranh chấp, rốt cuộc vấn đề do đâu?
chính ngay tâm lượng quá nhỏ, chỉ xem thấy lợi ích của mình, không thấy lợi ích
của người khác, cho nên hành động tổn người mà không lợi mình. Người thế gian
thường nói “tổn người lợi mình”, lời nói này sai, không hợp đạo lý. Tổn
người nhất định không lợi mình, lợi người mới chân thật là lợi mình. Hại người
thì làm gì có chuyện lợi mình. Xưa nay trong ngoài nước không hề có đạo lý này.
Đây là tư tưởng sai lầm, mê muội điên đảo. Tư tưởng kiến giải lời nói việc làm của
họ hoàn toàn trái ngược với chân tướng sự thật, đó gọi là phàm phu. Tư tưởng
lời nói việc làm của Phật Bồ tát hoàn toàn trái ngược với phàm phu chúng ta.
Việc này đáng được chúng ta tham khảo, nghiên cứu.
Chư
Phật Bồ Tát dùng chân tâm, kinh đại thừa thường nói “chân tâm lìa niệm”,
niệm này là vọng niệm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Trong chân tâm không
có, lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cái chân tâm này liền gọi là
chánh niệm, chánh tâm, chân như. Chân như là chân tướng của vũ trụ nhân sanh,
hoàn toàn tương ưng, đó là chân tâm hiển lộ. Nó không có chút ô nhiễm, không
chút mê mờ, hiển lộ ra trí tuệ vô lượng, đức năng vô lượng. Giáo hoá chúng
sanh, chúng sanh cũng phải có phước, có huệ mới có thể thân cận Phật đà. Nếu
phước huệ không đủ, thì cơ hội luôn lỡ qua trước mắt. Thời kỳ mạt pháp cũng
không ngoại lệ.
Ngày
nay chúng ta có duyên đọc di giáo của Phật, hơn nữa được bản gốc tinh hoa nhất.
Duyên này rất sâu, chúng ta tiếp xúc có thể sanh tâm hoan hỉ, có thể tín nguyện
hành. Kinh Di Đà đã nói, chúng ta hiển thị ra vô lượng kiếp đến nay, đời đời
kiếp kiếp đã tu thiện căn, phước đức. Hiện tại chín muồi, chúng ta gặp được
nhân duyên thù thắng này không phải là việc dễ. Hiểu rõ mới biết trân trọng,
mới biết đáng quý. Một đạo tràng thành tựu nhất định được hộ niệm gia trì của
tất cả chư Phật Như Lai; thiên long thiện thần bảo hộ, hiệp trợ, cảm ứng tương
thông không thể nghĩ bàn.
Tôi
học Phật hơn bốn mươi năm, giảng kinh ba mươi chín năm, tôi đã đi qua rất nhiều
khu vực, pháp duyên Phật pháp thù thắng không hề vượt qua nơi đây. Chúng sanh
khu vực này, thiện căn phước đức nhân duyên chín muồi. Nếu không chín muồi thì
không thể có cảm ứng như vậy. Phật Bồ Tát vì sao chọn lựa nơi đây để xây đạo
tràng? Nhân duyên vô lượng. Nhân duyên không phải là phàm phu tiểu thừa có thể
đoán biết mà là cảm ứng. Đặc biệt ba bốn năm nay cho chúng ta cảm xúc rất rõ
ràng. Người tâm địa có chút thanh tịnh gần như đều thấy được cảm ứng này, chân
thật không thể nghĩ bàn. Đương nhiên ở đây được nhờ vào sự lãnh đạo hộ trì của
cư sĩ Lý Mộc Nguyên, mà cư sĩ Lý lại được tất cả chư Phật Bồ Tát gia trì. Không
phải ngẫu nhiên mà người lãnh đạo ở đạo tràng nào muốn làm đều được.
Cư
sĩ Lý được Phật gia trì, đã chứng minh cho chúng ta. Mười năm trước ông bị bệnh
ung thư nghiêm trọng, hết cứu chữa. Ông không đi bác sĩ, cũng không uống thuốc,
chỉ một lòng niệm Phật đợi Phật A Di Đà tiếp dẫn. Phật A Di Đà không tiếp dẫn
ông đến thế giới Cực Lạc, mà giao ông một sứ mạng xây dựng đạo tràng chánh
pháp, tiếp dẫn chúng sanh căn tánh chín muồi. Thế nào gọi là chín muồi? Là
những chúng sanh ngay đời này đáng phải đến thế giới Cực Lạc làm Phật.
Duyên
của kinh Vô Lượng Thọ không thể nghĩ bàn. Cả đời tôi giảng kinh không hề rời
khỏi giảng đài, pháp duyên giảng bất cứ kinh luận nào đều không bằng giảng kinh
Vô Lượng Thọ. Duyên của quyển kinh này thù thắng, chính tôi cảm xúc rất sâu
sắc. Giảng các kinh điển khác, thính chúng đến dự khoảng vài trăm người. Nhưng
giảng bộ kinh này, tôi thấy chỗ ngồi chật kín. Có người nói với tôi, “ngài
chưa thấy lầu bốn cũng ngồi đầy chật”. Đây không phải là tôi biết giảng.
Mỗi bộ kinh, tôi đều có thể giảng thông, nhưng vì sao giảng kinh khác không có
người nghe, trong khi giảng kinh này thì thính chúng nhiều đến vậy? Kinh Vô
Lượng Thọ cũng có rất nhiều quyển, giảng quyển khác thì thính chúng không
nhiều, nhưng giảng quyển này thì thính chúng đặc biệt đông, đây không phải là
minh chứng tường tận hay sao?
Chúng
ta chọn lựa pháp môn này là đúng, tất cả chư Phật hoan hỉ, long thiên thiện
thần cổ vũ, để chúng ta chân thật đoạn nghi sanh tín, không xen tạp, không gián
đoạn, ngay một đời quyết định thành tựu. Cư sĩ Lý phát đại tâm, cùng chúng tôi
bàn bạc. Lần này vì kinh Hoa Nghiêm và kinh Vô Lượng Thọ, ông đã xây hai tòa
tháp đồng bậc nhất thế giới, không nơi nào cao to hơn nơi đây. Ông đặt cho nó
tên “Hoa Nghiêm Song Tháp” để kỷ niệm giảng hai bộ kinh lớn này. Thực tế
nó còn có ý nghĩa rất sâu, hai bảo tháp này là bảo tháp kim cang, trấn định nền
tảng kiên cố của đạo tràng. Giống như kinh Hoa Nghiêm nói, đất này là kim cang
thành tựu, chánh pháp được kiến lập nơi đây. Chúng ta phải nguyện báo đáp cư sĩ
Mộc Nguyên, cũng là báo đáp chúng sanh khu vực duyên đã chín muồi này. Giảng
đường ở đây giảng kinh mỗi ngày không gián đoạn. Ngày rằm, ba mươi chúng ta
cũng giảng, mùng một tết cũng giảng. Nhà ăn lầu dưới phục vụ cơm chay miễn phí,
hoàn toàn viên mãn.
Ngày
nay đi khắp thế giới, không thấy có đạo tràng nào đều đặn giảng kinh mỗi ngày,
cũng không hề nghe nói qua. Hai toà tháp lớn nhất thế giới, đạo tràng chúng ta
giảng kinh cũng đứng đầu thế giới. Ngoài ra còn một niệm Phật đường ở lầu ba,
mỗi ngày niệm hai mươi bốn tiếng không gián đoạn, việc đó cũng đứng đầu thế
giới. Đạo tràng này, giải hành đều tiến, giải hành tương ưng. Hai tháp này có
thể gọi là tháp Giải Hành.
Niệm
Phật đường khích lệ các đồng tu đến niệm Phật. Chúng ta giảng bộ kinh Vô Lượng
Thọ chính là khuyên mọi người niệm Phật. Niệm như thế nào? Bồ Tát Đại Thế Chí
dạy một nguyên tắc “gom nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương tục”. “Tịnh”
là không hoài nghi, không xen tạp; “tương tục” là không gián đoạn. Niệm
Phật như vậy, mọi người nói không thể làm được trong cuộc sống thường ngày.
Thực tế không phải không làm được. Ý nghĩa của tương tục rất đa dạng. Ví dụ,
bạn hành trì thời khoá sớm tối mỗi ngày, không cần làm nhiều, mỗi thời khóa chỉ
khoảng mười phút, đều đặn không thiếu, gọi là tương tục. Trong mười phút, bạn
không có hoài nghi, không xen tạp, tiếp nối từng câu từng câu, mỗi ngày tương
tục.
Đối
với người rất bận, không có thời gian hành trì sớm tối, kinh dạy, bạn có thể
dùng những ngày nghỉ tương đối dài trong một năm để niệm Phật. Ví dụ bạn có
mười ngày nghỉ phép, năm ngày bạn xử lý những công việc cá nhân, còn lại năm
ngày bạn đến đây niệm Phật. Mỗi năm đều đến niệm năm ngày, cũng là tịnh niệm
tương tục, không gián đoạn. Những gì Phật nói đều nguyên lý nguyên tắc, hợp
tình, hợp pháp, người người đều có thể làm được. Nếu rảnh mỗi tháng có một kỳ
nghỉ thì mỗi tháng ta đến niệm Phật một hai ngày. Nơi đây cũng như là đạo tràng
Phật thất suốt năm. Chúng ta đem phương qui của Đại sư Ấn Quang ở núi Linh
Nghiêm thực tiễn nơi đây.
Cư
sĩ Lý còn phát đại tâm, hy vọng tương lai xây dựng một thôn Di Đà ngay cạnh để
cúng dường người niệm Phật. Bạn đến nơi đây, được cúng dường tứ sự. Cơm áo ngủ
nghỉ thảy đều do nơi đây phụ trách, bạn không cần mang theo bất cứ thứ gì. Bạn
buông bỏ tất cả thân tâm thế giới, đến đây ngày ngày nghe kinh, ngày ngày niệm
Phật. Không phải ông xây viện dưỡng lão mà là xây làng Di Đà, cúng dường chân
thật phát tâm niệm Phật, muốn cầu sanh thế giới Cực Lạc. Người muốn đến thế
giới Tây Phương Cực Lạc để làm Phật, ông cúng dường chân thành. Phước báu này
của ông quá lớn, vì ông cúng dường Phật chứ không cúng dường người khác. Cho
nên người đến làng Di Đà này ở là vị Phật sống, quyết bất thoái thành Phật.
Đạo
tràng này nhất định phát triển đến giải hành tương ưng. Hai cái tháp có ý nghĩa
rất sâu xa, là chư Phật Như Lai an định tín tâm của chúng ta. Xem thấy hoàn
cảnh như vậy, tín tâm của chúng ta liền đầy đủ, không bị dao động, cho nên phải
phát đại nguyện phổ độ chúng sanh. Phổ độ chúng sanh nhất định phải độ mình
trước. Chính mình không được độ thì không thể độ được người khác. Thế nhưng có
lẽ các đồng tu xem thấy trong kinh Phật thường nói “Chính mình chưa độ,
trước độ người khác, phát tâm của Bồ Tát”, bạn có hiểu hay không? Đó là Bồ
tát, bạn có phải Bồ tát không? Bạn không phải Bồ tát thì không được. Người ta
chưa độ chính mình, chính mình chưa thành Phật, nhưng đã thành Bồ Tát rồi, thì
họ có thể nói: “Ta chậm thành Phật một chút cũng không sao, ta cứ độ chúng
sanh trước”. Họ có năng lực, có bản lĩnh nên dám nói câu này. Chúng ta là
phàm phu không dám nói câu này, nên chúng ta nhất định phải độ chính mình
trước. Nếu không độ chính mình trước mà độ người khác, thì chính mình vẫn đọa
ba đường, không đáng lo sao?
Chính
ta thành Bồ Tát thì không cần lo, có thể không cần gấp thành Phật. Giống như Bồ
Tát Địa Tạng, học trò của Bồ Tát Địa Tạng là những người tiếp nhận giáo hoá của
ngài, thành Phật không biết bao nhiêu mà kể, nhưng Bồ tát hiện tại vẫn là Bồ
Tát. Ở địa vị ngài có thể nói chính mình chưa độ mà phải trước độ người khác,
Bồ Tát phát tâm. Ngài là Bồ Tát, lời này ngài có nói cũng không hổ. Chúng ta
phải phân biệt cho rõ ràng, đó là Bồ Tát không phải phàm phu. Phàm phu chúng ta
nhất định phải độ chính mình trước, phải cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.
Nếu có được phước báu lớn, xin nói với các vị, nhân duyên hi hữu vô lượng kiếp.
Người
nào ngay trong một đời không cần nói nhiều, một năm hai năm không làm việc gì,
ngày ngày nghe kinh, ngày ngày niệm Phật, vậy còn gì bằng. Giải hành tương ưng
thì làm gì đạo nghiệp không thành tựu. Đó là thế gian, huống hồ là nhân thế.
Trong ba cõi, người có phước báu lớn như vậy, cũng hi hữu không dễ dàng. Cho
nên khoan chưa độ chúng sanh, mà phải thành tựu chính mình.
(Còn
tiếp …)
KINH
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
Pháp
sư: HT. TỊNH KHÔNG
Biên
dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên
tập: PT. Giác Minh Duyên
Discussion about this post