KINH
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 20)
Pháp
Sư Tịnh Không
Nguyện
thứ năm, “Tùy hỷ công đức”
Trước
tiên phải nhận biết “công đức” là gì. Chỗ này không thể hàm hồ được.
Chúng ta thấy tại rất nhiều đạo tràng có một thùng bên trên viết “Thùng công
đức”, liền cho rằng mình chỉ cần để tiền vào đó sẽ có công đức. Vậy là sai,
không hề có công đức nào cả. Lương Võ Đế trong lịch sử Trung Quốc nổi tiếng là
một Phật giáo đồ kiên thành, là đại hộ pháp của nhà Phật. Khi còn đương chức,
ông đã tạo dựng bốn trăm tám mươi đạo tràng, ngày nay chúng ta gọi là tự viện,
quy mô đều rất lớn. Ông luôn khích lệ nhân dân xuất gia, xem thấy người xuất
gia thì rất hoan hỉ. Cho nên ông độ chúng mấy trăm ngàn người, chính ông cũng
cảm thấy kiêu ngạo khi làm được công đức lớn như vậy. Lúc này, Bồ Đề Đạt Ma, tổ
sư thiền tông, đến Trung Quốc. Ngài nghe nói quốc vương của Trung Quốc nhiệt
tâm hộ pháp nên đương nhiên phải bái kiến. Lương Võ Đế cũng rất vui mừng tiếp
kiến vị cao tăng từ Ấn Độ. Khi gặp mặt, Lương Võ Đế kể với Đạt Ma tổ sư về công
đức hộ pháp của mình. Sau khi nói xong, ông thỉnh giáo Đạt Ma tổ sư: “Công
đức của tôi có lớn không?”. Đạt Ma tổ sư thành thật trả lời: “Không có
công đức gì”. Lương Võ Đế nghe rồi, lòng rất không vui. Sau đó Lương Võ Đế
không hộ pháp ông, làm cho ông phải đến chùa Thiếu Lâm quay mặt vào vách chín
năm, để đời một Huệ Khả.
Lời
của Đạt Ma tổ sư có đúng không? Đúng. Công đức cùng phước đức không như nhau.
Giả như Lương Võ Đế hỏi: “Phước đức của tôi có lớn không?”, thì Đạt Ma
tổ sư nhất định trả lời: “Thật lớn! thật lớn! Ông tu phước báu thật quá lớn”.
Phước đức cùng công đức rõ ràng có khác biệt. Công đức phải do chính mình tu
hành. Chúng ta nêu một thí dụ đơn giản, trì giới có công, cái công mà bạn trì
giới là công phu, bạn trì giới có công phu. Được định chính là đức. Cho nên
công là tu nhân, đức là chứng quả, bạn được định mới gọi là công đức. Nếu bạn
giữ giới luật rất tốt, rất nghiêm, nhưng không thể được định, thì trì giới của
bạn chỉ là phước, không phải công. Bạn trì giới chưa có công phu thì chỉ có
được phước báu. Nhân giới quả định thì giới luật này mới gọi là có công phu.
Vì
sao có người trì giới được định, còn một số người trì giới không thể được định?
Do đúng pháp hay không đúng pháp. Tu học đúng pháp có công, tu học không đúng
pháp không có công. Điểm này các vị đồng tu, không luận tại gia xuất gia, đều
phải tường tận. Vì vậy nhất định phải thủ pháp, vì thủ pháp mới tương ưng.
Lục
tổ Đại sư Huệ Năng đặc biệt dạy người trì giới, một mực dặn bảo chúng ta “Nếu
là người chân chánh tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Giới luật của ta
trì rất tốt, xem thấy người khác không trì giới liền sanh tâm khinh mạn, xem
thường, còn chính mình lại cống cao ngã mạn. Trì giới như thế được kết quả gì?
Người ta trì giới thì được định, từ định khai huệ; ta trì giới ra cống cao ngã
mạn thì làm gì có được công phu.
Thế
nhưng sự trì giới đó có tốt không? Tốt. Sự trì giới đó mang lại phước đức,
chính là tu phước hữu lậu trong tam giới sáu đường. Tôi không nói phước báu
nhân thiên, tôi nói phước báu hữu lậu trong sáu đường. Vì sao? Dù họ không được
thân người mà chỉ được thân súc sanh, thân ngạ quỷ thì cũng đều hưởng phước.
Bạn thấy đường súc sanh, nếu có phước báu lớn vẫn được cưng chiều chăm sóc chu
đáo, con người chúng ta làm sao có thể sánh bằng. Có những con vật cưng được
người cả nhà hầu hạ, xem nó như bảo bối, trong khi chúng ta thì chẳng ai quan
tâm. Loại súc sanh đó đời trước đã từng tu phước nên mới được như vậy.
Phước
báu trong cõi quỷ cũng không nhỏ. Chúng ta xem thấy rất nhiều ở nhân gian Trung
Quốc cúng bái những quỷ thần này. Cạnh Cư Sĩ Lâm dường như có một cái miếu Đại
Bá Công, đó chính là cõi quỷ có phước báu. Sơn thần, thổ địa, thành hoàng đều
là cõi ngạ quỷ đã tu phước nên ở trong cõi quỷ hưởng phước.
Cho
nên Phật dạy chúng ta nhất định phải tu tích công đức. Trong công đức tự nhiên
có phước đức. Trong phước đức không có công đức. Công đức phải tu bằng cách
nào? Kinh này đích thực là đệ nhất kinh mà Thế Tôn đã nói suốt bốn mươi chín
năm. Kinh Hoa Nghiêm vẫn là hàng kế sau kinh này. Đề kinh nêu rõ: “Thanh tịnh,
Bình đẳng, Giác”, hay nói cách khác, việc tu học của chúng ta phải tương
ưng với “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác”, đó chính là công đức. Chúng ta
trì giới, ngay trong giới được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, thì giới của
chúng ta liền có công. Tâm thanh tịnh là định, tu định có công, khai trí tuệ
chính là đức. Tu định nếu không thể khai trí tuệ thì cái định đó chỉ là phước
báu. Thế nhưng các vị nên biết, phước của định cùng phước của giới không như
nhau. Phước của định lớn hơn rất nhiều.
Phước
của giới trong ba đường đều được hưởng, chỉ có địa ngục không được hưởng. Còn
phước của định thì không ở ác đạo, chí ít phải từ trời Dạ Ma trở lên. Bạn tu
định, trong định không thể khai trí tuệ, thì phước báu từ trời Dạ Ma mãi đến
trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là phước báu của định. Đó là tu định mà
được phước báu, không phải công đức. Tu định muốn được công đức phải khai trí
tuệ. Khai trí tuệ chắc chắn siêu việt tam giới, vĩnh thoát luân hồi, đó là tu
định có công. Cho nên chúng ta phải hiểu công đức một cách rõ ràng tường tận,
thông suốt thấu đáo.
Chúng
ta xem thấy người ta tu tích công đức thường khởi lên ý niệm đố kỵ; thấy người
khác tốt hơn mình liền khó chịu, bực bội, nghĩ mọi cách chướng ngại, thậm chí
còn nghĩ cách phá hoại, tội lỗi này rất lớn.
Bồ
Tát tu tích công đức
Bồ
tát thị hiện ngay trong quần chúng xã hội, nam nữ già trẻ. Việc họ làm chúng ta
thường gọi là việc từ thiện xã hội. Thế nhưng Bồ tát cùng người thế gian chúng
ta làm việc từ thiện xã hội lại có chút khác biệt. Các vị tỉ mỉ quan sát mới có
thể thấu hiểu. Bồ tát tu tích làm những việc từ thiện, sau cùng nhất định còn
giúp họ phá mê khai ngộ, đó chính là đã làm công đức. Nếu chỉ làm việc từ thiện
xã hội, không dạy họ phá mê khai ngộ, thì là thuộc về phước đức.
Vì
sao đối với chúng sanh, trước tiên phải dùng từ thiện cứu tế để giúp đỡ? Đó là
Tứ Nhiếp pháp, một phương tiện nhiếp thọ chúng sanh của Phật. Trên kinh, Phật
cũng tường tận dạy chúng ta “Tiên dĩ lợi dục câu, hậu linh nhập Phật trí”. Bạn
thấy Phật thật từ bi đến tột đỉnh. Bạn cứ thử bảo người thế gian đến học Phật,
họ sẽ lắc đầu không đến; nhưng bạn mời họ đến ăn cơm thì họ rất vui mừng lập
tức liền nhận lời. Ăn cơm xong bạn mới bảo họ học Phật, như thế dễ dàng hơn, vì
đã nhận ân huệ rồi, không nghe sẽ rất khó coi. Cho nên nhà Phật dùng loại từ
thiện này: bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành đều là để nhiếp thọ chúng sanh.
Sau đó nói rõ cho họ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, chân tướng chính chúng ta
cùng hoàn cảnh sinh hoạt của mình. Khi hiểu rõ chân tướng thì họ sẽ quay đầu là
bờ.
Nếu
chấp tướng mà làm, như thế vẫn là tu phước. Còn nếu rời tướng, không chấp
tướng, tam luân thể không, đó là lấy lợi ích chúng sanh làm công đức. Do nhân
giới được định, là công đức tu học của chính mình. Hai loại công đức này đều sẽ
bị người đố kỵ, chướng ngại. Cho nên khi chúng ta tu tích phải có trí tuệ cao
độ, phải có phương tiện khéo léo. Địa vị của chúng ta càng thấp càng tốt, đối
đãi với bất cứ người nào cho dù là người phê bình, hủy báng, phá hoại chúng ta,
chúng ta cũng phải dùng tâm chân thành cung kính đối đãi với họ, làm cho họ dần
dần cảm động, có thể giác ngộ quay đầu. Chúng ta đem những ác duyên chuyển biến
thành thiện duyên, đem những việc ác chuyển thành công đức chân thật, đó gọi là
tùy hỉ. Chúng ta nhất định phải làm từ chính bản thân mình; trở thành tấm gương
tốt mới có thể giáo hóa chúng sanh.
Ngày
nay trên toàn thế giới, ở bất cứ nơi nào hoằng dương Phật pháp, chúng ta đều có
một tổng mục tiêu, tổng phương hướng, “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Cả
thảy Phật pháp Đại thừa đều không ngoài hai câu này. Sư là gương mẫu, tuyệt
nhiên không phải nói về người xuất gia. Mỗi vị đồng tu tại gia đều phải tác sư,
tác phạm. Ngay trong cương vị công tác hiện tại, ngay trong đời sống hiện tiền
phải làm tấm gương tốt cho đại chúng, đó chính là tác sư tác phạm. Chư Phật Bồ
tát là tấm gương tốt nhất cho tất cả chúng sanh chín pháp giới. Chúng ta phải
hiểu được ý này.
Ngày
trước tôi đã nói qua, có người hỏi tôi, cha mẹ hiện tại rất khó quản giáo con
cái. Con cái không nghe lời cha mẹ, học trò không nghe lời thầy giáo, công nhân
không nghe lời ông chủ, đó là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội. Toàn thế
giới có rất nhiều nhà lãnh đạo thông minh, rất nhiều nhà học thuật, các lãnh
đạo tôn giáo đều đang tìm cầu phương pháp giải quyết vấn đề xã hội ngày nay. Rốt
cuộc lỗi lầm do đâu? Năm trước, tôi đến Đại học Sư Phạm Bắc Kinh, xem thấy
trong trường học có đề tám chữ: “Học vi nhân sư, thân vi thế phạm”, vì
thời gian ở trường không lâu nên lúc tiếp đón, tôi đã nói qua. Cổ thánh tiên
hiền Trung Quốc dạy bảo chúng ta “tác thân, tác quân, tác sư”, cho nên
khi tôi xem thấy tám chữ này liền liên tưởng đến. Nhà Nho giáo huấn chúng ta “tác
chi quân, tác chi thân, tác chi sư”, chúng ta không thể hiểu bằng nghĩa
hẹp. Với câu nói này, nghĩ rằng Khổng Tử kỳ vọng người lãnh đạo quốc gia, không
liên quan đến dân chúng thông thường như chúng ta, vậy thì sai. Giáo học của
Nho và Phật dành cho tất cả chúng sanh, không phân giai cấp, nam nữ, già trẻ;
cũng không phân nghề nghiệp.
Quân
là gì? Là người lãnh đạo tốt, nhân từ; đối với cấp dưới mình phải chân thành
quan tâm, chân thành thương yêu, chân thành chỉ đạo họ. Bạn là người lãnh đạo
tốt, đồng thời phải là người thân. Dùng cái tâm của cha mẹ thương yêu cấp dưới.
Trung Quốc thời xưa, thủ trưởng chính phủ địa phương gọi là quan phụ mẫu. Hiện
tại làm quan, thời đại dân chủ gọi là người đầy tớ của dân. Bá tánh là chủ,
quan là người hầu. Quan hệ chủ bộc, người hầu có lúc cũng gạt chủ. Cách gọi này
không thể hiện được sự chân thật hiếu trung với bạn. Nhưng cha mẹ thương yêu
con cái thì không hề có điều kiện. Cho nên chúng ta vẫn hy vọng người làm quan
là cha mẹ của chúng ta, không nên là người hầu trong nhà chúng ta. Người hầu
thật không đáng tin, cha mẹ vẫn đáng tin hơn nhiều so với người hầu. Lãnh đạo
phải làm người thân, mang cái tâm của cha mẹ. Ngoài ra còn phải mang cái tâm
của thầy giáo thương yêu học trò.
Không
luận thân phận ngày nay của chúng ta như thế nào, dù là một công nhân cấp thấp
cũng phải làm được ba điều kiện này. Tuy không có chức vụ, không có địa vị cũng
phải có ba loại tâm này để làm sức ảnh hưởng đến đồng liêu đồng sự của chính
chúng ta, ảnh hưởng đến bạn bè, người quen, sau đó mở rộng ảnh hưởng xã hội,
người người đều có thể phát tâm “tác thân, tác sư, tác quân”, đây gọi là
chân thật tùy hỉ công đức. Lợi ích cho người, việc công đức lợi ích đó làm gì
có chướng ngại? Không những không có chướng ngại, mà còn quyết tâm toàn lực tán
thán giúp đỡ đại chúng xã hội cùng nhau phát triển, mang đến xã hội lợi ích
chân thật.
Việc
thiện ác thế gian quá nhiều, vì sao Phật đặc biệt nêu ra “tuỳ hỷ công đức”?
Vì Phật biết phiền não tập khí của tất cả chúng sanh tích lũy từ vô lượng kiếp.
Mỗi một chúng sanh đều có tập khí tham sân si mạn từ lúc mới sinh, không cần
người dạy. Bạn cứ tỉ mỉ mà quan sát trẻ nhỏ. Trẻ thơ mấy tháng tuổi chưa biết
nói, đặt hai đứa trẻ bằng tuổi cạnh nhau. Một đứa trẻ có kẹo ăn, đứa kia không
có, tâm đố kỵ liền nổi lên, chúng liền tranh giành lẫn nhau. Bạn xem ai dạy
chúng. Tùy hỷ công đức chính là đối trị tâm ngạo mạn, đố kỵ, mà đặc biệt là đố
kỵ. Đố kỵ ngạo mạn tạo tội nghiệp cực trọng, nhưng nếu giữa khoảng một niệm
chuyển đổi, liền biến thành vô lượng công đức. Phật cùng phàm phu khác biệt ở
chỗ này. Chúng sanh thì không thể chuyển được, tùy theo phiền não trôi lăn
trong sanh tử sáu cõi. Còn chư Phật Bồ tát trong khoảng một niệm chuyển đổi,
thành tựu vô lượng vô biên công đức. Cho nên chúng ta phải học cách chuyển,
chuyển được rất mau. Sau khi chuyển rồi, người ta tu tích công đức bao lớn thì
bạn tuỳ hỉ công đức bấy nhiêu, nhất định không khác biệt. Tuyệt đối không thể
nói con người này tu tích công đức thì công đức của họ lớn, ta tùy hỉ nên công
đức nhỏ. Không hề có việc như vậy.
Người
ta tu tích thật khổ sở, bạn vừa tùy hỉ thì công đức cũng lớn như họ. Vậy bạn
thấy bạn chiếm được bao nhiêu lợi ích? Phật dạy chúng ta đem công đức của A Di
Đà Phật chuyển biến thành công đức của chính mình. Cách chuyển thế nào? Y theo
bộ kinh này mà tu học. Phật dạy chúng ta thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói.
Bạn chỉ cần làm được ba câu này thì liền chuyển công đức từ vô lượng kiếp của
Phật A Di Đà thành công đức của chính mình. Ngay trong lúc giảng dạy chúng ta
cũng thường nói, đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hạnh với Phật A Di Đà
Phật thì công đức của Ngài chuyển biến thành công đức của chính mình, đó mới là
người thông minh bậc nhất. Nếu bạn tu hành công đức của Phật A Di Đà mà chỉ dựa
vào chính mình thì bạn phải tu đến kiếp nào? Chúng ta ở mấy mươi năm ngắn ngủi
của cuộc đời, chỉ cần hiểu đạo lý, hiểu được phương pháp này, tu hành mấy mươi
năm bằng Phật A Di Đà tu hành vô lượng kiếp. Kinh Hoa Nghiêm nói “niệm kiếp
viên dung”, chúng ta chân thật có thể làm đến. Cho nên các vị không được
xem thường bỏ lỡ cơ hội, nhất định phải nắm lấy cơ hội này, ngay một đời thành
tựu công đức cứu cánh viên mãn.
Cư
sĩ Lý Mộc Nguyên xây dựng đạo tràng, mời pháp sư đã tốn biết bao hơi sức. Đó là
công đức của ông ấy. Hôm nay chúng ta đến đây tùy hỷ, vậy công đức viên mãn của
ông ấy, chúng ta thảy đều có được. Bạn giới thiệu bạn bè thân thích đến đây
nghe kinh, cũng chính là bạn lợi dụng cái đạo tràng, lợi dụng cơ duyên này của
cư sĩ Lý Mộc Nguyên mà độ được mấy người làm Phật, bạn nói xem công đức của bạn
lớn hay không? Họ ngay một đời có thể y giáo tu hành, có thể vãng sanh hay
không, đó lại là chuyện khác, không hề gì, chỉ cần họ đến đạo tràng, thấy được
Phật tượng, nghe một hai câu kinh văn, “một khi nghe qua tai, mãi đã trồng
thiện căn”. Hạt giống kim cang vĩnh viễn không hư hoại, sẽ có ngày gặp được
duyên khởi hiện hành, tương lai họ niệm Phật sẽ vãng sanh làm Phật.
Nguyện
thứ sáu, “Thỉnh chuyển pháp luân”
Rất
nhiều đồng tu sâu sắc cảm nhận nghiệp chướng của mình sâu nặng, tai nạn liên
tiếp. Không người nào không nghĩ cách để tiêu nghiệp chướng? làm thế nào tránh
khỏi những tai nạn? Thế là đến cửa Phật, miếu thần thắp hương lễ bái, mong cầu
Phật và thần minh bảo hộ. Có thể cầu được hay không? Chúng ta phải bình lặng
quan sát. Có mấy người cầu được? Dù cầu không được, người ta vẫn đến cầu tấp
nập không ngớt. Thậm chí biết rõ ràng cầu không được nhưng vẫn đi mong cầu, còn
tốt hơn không cầu. Họ cứ khư khư ôm tâm lý cầu may.
Lời
của Phật nói không vọng ngữ, rằng “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”,
đó là sự thật không phải giả, có cầu ắt có ứng. Bạn thấy cầu làm Phật đều có
thể đạt đến được, đây là việc khó nhất của thế xuất thế gian. Làm Phật mà còn
được thì những thứ khác chỉ là chuyện không đáng kể, có thứ nào mà cầu không
được. Thế nhưng Phật dạy chúng ta cầu là dạy chúng ta như lý như pháp mà cầu,
bạn mới có thể đạt được. Cái mong cầu của bạn phải hợp lý hợp pháp. Nếu không
hợp lý, không hợp pháp, bạn nhất định không cầu được. Pháp tắc của nhân quả
chính là điều Phật dạy chúng ta. Bạn phải tu nhân, sau đó quả báo mới hiện
tiền. Thỉnh chuyển pháp luân để hóa giải những quan điểm này.
Việc
diễn giảng của chúng ta không chỉ có những thính chúng ngồi đây. Người ngồi
trước màn hình tivi không biết bao nhiêu, bởi vì những băng ghi hình này đều
được mang đến đài truyền hình vệ tinh để phát sóng. Đài truyền hình yêu cầu nội
dung ghi hình của chúng ta phải đẹp. Họ đã nói qua với tôi rất nhiều lần, phải tìm
chuyên gia nghệ thuật vẽ những bối cảnh màn hình. Tôi nghĩ phía sau chúng ta
chỉ để một ít cây cối hoa cỏ, cảnh như vậy chẳng phải quá tốt hay sao. Sáng hôm
nay, tôi đến tiệm bán hoa xem và chọn mấy loại cây này. Ý nghĩa biểu pháp của
cây rất sâu. Thọ là kiến thọ, kiến lập. Thọ lập đạo tràng, thọ lập Phật pháp,
thọ lập nhân sanh vũ trụ quan. Hoa, tôi đặc biệt chọn quốc hoa của Singapore.
Quả, tôi chọn thạch lựu. Thạch lựu tốt, nhiều hạt, đều là biểu pháp. Có cây, có
hoa, có quả, phía sau treo bức các ngôi sao một cách tình cờ. Rất tốt. Có Phật,
có kinh sách, đầy đủ Tam Bảo, chúng ta không cần phải tốn nhiều hơi sức, phải
nhờ người đến vẽ bối cảnh. Người bán hoa cũng rất nhiệt tình, mỗi tuần họ sẽ
đổi một lần trong khoảng năm năm. Khi máy lạnh thổi đến, những cây lá này còn
có thể động, sinh động hơn nhiều so với tranh sơn dầu.
Mắt
thường chúng ta không thấy được thính chúng, không biết được có bao nhiêu. Khi
phát sóng ở Hoa Kỳ, đồng tu ở Hoa Kỳ nói với tôi, có đến hai mươi ngàn người
bắt tín hiệu xem. Con số này không ngừng tăng thêm. Cho nên đài truyền hình yêu
cầu chúng ta dùng máy móc tối tân để phát ra dữ liệu đẹp nhất. Mọi thứ chúng ta
đều đáp ứng, hy vọng làm đến được tiêu chuẩn của họ. Lầu năm hiện tại đang lắp
đặt, bốn mặt đều cách âm, dưới nền lót thảm. Lý cư sĩ luôn hy vọng mỗi một đồng
tu đến giảng đường ngồi hai giờ đồng hồ để hưởng thụ, để thư thích thoải mái mà
thảo luận Phật pháp và giảng kinh.
Tóm
lại, “Thỉnh chuyển pháp luân” là phương pháp tiêu tai giải nạn thù thắng
nhất. Làm bất cứ công đức nào để tiêu tai khỏi nạn đều không bằng mời pháp sư
giảng kinh, diễn nói Phật pháp. Người nghe sanh tâm hoan hỉ, sanh tâm giác ngộ.
Giác ngộ rồi, tai nạn mới chân thật có thể tiêu trừ. Bất giác thì liền có tai
nạn. Nghiệp chướng tai nạn từ đâu mà ra? từ mê hoặc, điên đảo mà ra; từ tư
tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm, hành vi sai lầm của chúng ta phát sanh ra.
Cho nên bạn phải đem ý niệm chuyển đổi lại thành chánh tri chánh kiến thì
nghiệp chướng tai nạn từ vô thỉ kiếp đều có thể hoá giải được, có như vậy công
đức “thỉnh chuyển pháp luân” sẽ rất lớn, ý nghĩa rất sâu. Nếu một mình
không đủ sức thỉnh pháp sư giảng kinh, chúng ta có thể liên kết một số đồng tu
tập hợp lực lượng, mọi người cùng nhau thỉnh, thì công đức đều như nhau, đều
thù thắng không gì bằng. Giảng kinh thuyết pháp ảnh hưởng càng lớn, công đức
cũng sẽ càng lớn theo; ảnh hưởng càng sâu, công đức cũng càng sâu.
Ngày
nay ở trong xã hội, mỗi một khu vực, đô thị, hương trấn, có rất nhiều người cư
ngụ đều xem Phật giáo thành tôn giáo, đó là một hiểu lầm to lớn. Chúng ta cùng
đại chúng, đặc biệt đối với những người vừa tiếp xúc Phật pháp, trước tiên phải
chỉnh sửa quan niệm sai lầm này, sau đó mới có thể giới thiệu Phật pháp cho họ.
Nếu không chỉnh sửa thì khi bạn vừa mở đầu đã sai, sau đó tiếp tục sai đến
cùng. Việc này chúng ta không thể không biết. Cho nên chuyển đổi sai lầm của
mọi người là công đức vô biên, chúng ta nhất định phải suy nghĩ đến sức ảnh
hưởng sâu rộng của nó. Nơi nào có được sự ảnh hưởng lớn? Đạo tràng trong nhà
Phật, thính chúng càng nhiều thì sức ảnh hưởng của những quan niệm sai lầm càng
không còn đủ mạnh.
Nơi
nơi vì Phật pháp mà nghĩ, vì tất cả chúng sanh mà lo, tâm lượng của chúng ta sẽ
lớn. Thế Tôn đặc biệt vì chúng ta hiển thị trong Đại Phương Quảng Phật Hoa
Nghiêm kinh. Một tuần nữa chúng ta sẽ khởi giảng bộ kinh này. Kinh này không
phải giảng cho hàng Bồ tát, mặc dù tham dự pháp hội Hoa Nghiêm là bốn mươi mốt
vị pháp thân đại sĩ, hay nói cách khác không phải là chúng sanh trong mười pháp
giới, thậm chí không phải hàng Phật Bồ tát trong mười pháp giới. Phật trong
mười pháp giới, nếu theo cách nói của Thiên Thai, là Phật của tạng giáo, Phật
của thông giáo, không hề ra khỏi mười pháp giới. Viên giáo, biệt giáo siêu việt
cũng không vì Bồ tát, không vì thanh văn duyên giác mà giảng, vậy vì ai? Vì
phàm phu và vì chúng sanh.
Chúng
ta là phàm phu, là chúng sanh nên chúng ta có phần. Tuy nhiên phải đáp ứng một
điều kiện, đó là đại tâm phàm phu. Phàm phu tâm lượng không được nhỏ mà phải
lớn. Lớn đến mức nào? Đương nhiên tốt nhất phải lớn y như Phật, tâm Phật trùm
hư không lượng khắp pháp giới. Nếu chúng ta có tâm lượng lớn như vậy, thì kinh
Hoa Nghiêm vừa tiếp xúc liền được viên mãn, chân thật không chút kém khuyết
nào. Kinh Hoa Nghiêm dạy đại tâm phàm phu hiện tiền trải qua đời sống của Phật
Bồ Tát, một đời sống cứu cánh viên mãn, cũng chính là ba loại chân thật mà kinh
Vô Lượng Thọ đã nói: “chân thật chi tế”, “trụ chân thật huệ”, “huệ dĩ chân
thật chi lợi”. Ba loại chân thật hiện tiền liền đối hiện không phải đợi đến
lúc nào, đó mới là lợi ích chân thật.
Do
đây có thể biết, mời pháp sư giảng kinh là việc vô cùng quan trọng. Xã hội ngày
nay, vì mọi người không nhận biết Phật pháp, không hiểu rõ Phật pháp, cho rằng
có rất nhiều loại kinh sám Phật sự có thể giúp tiêu tai khỏi nạn, đó là hiểu
lầm nghiêm trọng. Những kinh sám nghi thức của nhà Phật liệu có hiệu quả hay
không? Có, thế nhưng bạn phải hiểu biết ý nghĩa của nó mới có thể nhận được
hiệu quả. Không hiểu được ý nghĩa của nó thì chỉ trên hình thức chứ không nhận
được hiệu quả gì. Y theo hình thức để làm thì không được. Ví dụ thiền tông,
những tổ sư đại đức ngày trước thật cao minh, khi người học đến tham cứu, thỉnh
giáo, lão hoà thượng không nói câu nào, chỉ đưa ra một ngón tay. Người đến học
vừa nhìn thấy liền khai ngộ, chứng quả. Hiện nay, nếu người khác đến hỏi, chúng
ta đưa ra một ngón tay có được không? Họ có thể khai ngộ không? Không những
không khai ngộ mà còn mê hoặc điên đảo. Cho nên không thể chỉ có động tác, mà
phải xem họ thuộc loại người nào.
Ngày
trước, nghi quy của họ có hiệu quả, hiện tại chúng ta chiếu theo những nghi quy
này thì không hiệu quả. Cho nên tịnh tông chúng ta trong nghi quy Phật sự chỉ
đề xướng hai thời khóa tụng sớm tối, khóa Phật thất, cùng tam thời hệ niệm. Làm
tam thời hệ niệm, trước tiên phải tỉ mỉ giảng qua một lần. Lạy Lương Hoàng Sám
tốt nhất cũng phải giảng tỉ mỉ Lương Hoàng Sám một lần. Người tham gia đều phải
nỗ lực đến nghe, sau đó ở trong nghi thức mà tùy văn nhập quán. Bạn không biết
chút gì với nghi thức thì không được, như thế chẳng khác nào vẽ hồ lô, dù vẽ có
giống đến đâu cũng không có nội hàm. Cho nên nhất định phải thỉnh pháp sư giảng
kinh, đó mới là chân thật tiêu nghiệp chướng, chân thật miễn trừ tất cả tai
nạn.
Thực
tế không thỉnh được pháp sư giảng kinh thì vẫn còn một phương pháp, niệm Phật.
Tìm mấy người chí đồng đạo hợp, nhiều ít không quan trọng. Chúng ta tìm một kỳ
nghỉ để mọi người đều có thời gian, sau đó tìm nơi chốn thanh tịnh có thể niệm
một ngày một đêm, hai ngày hai đêm, hoặc đến mười ngày. Công đức đó chân thật
là vô lượng vô biên, có hiệu quả hơn bất cứ sám nghi nào. Không nên cho rằng,
một câu Phật hiệu dễ niệm thì làm gì có công đức. Thực chất, Phật hiệu công đức
không thể nghĩ bàn.
(Còn tiếp …)
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH
ĐẲNG GIÁC
Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG
Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
Discussion about this post