Hỏi số 1: Sau
khi hộ niệm được 8 giờ. Người được hộ niệm có hai trường hợp.
1-Nóng ở bụng nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác
2-Nóng ở ngực nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác.
Như thế thần thức của 2 người này đã ra khỏi thân chưa ? trường hợp này xử lý
như thế nào? Nếu gia đình không bằng lòng cho niệm tiếp.
Trả lời:
Sau 8 giờ chỉ có thể còn hơi ấm tại
một điểm. Nếu còn ấm tại 2,3 điểm thì nên cẩn thận niệm thêm một số giờ nữa cho
thực sự xác định một điểm ấm hoặc khi nào toàn thân lạnh hết mới được. Khi thân
xác còn ấm nhiều chỗ thì coi chừng thần thức chưa thật sự ra khỏi thân thể,
không được tẩm liệm xác.
- Nóng ở vùng bụng, đây là điềm xấu,
bị đoạ ngạ quỷ, không tốt. Nên thành tâm cầu Phật gia trì, gia đình nên lấy
Phật cầu gia hộ, Ban hộ niệm nên phát tâm niệm thêm 4, 8 giờ nữa. Khai thị rất
cần trong trường hợp này, cầu giải oan gia trái chủ. Hãy làm hết sức, còn kết
quả ra sao thi tùy theo phước phần của người ra đi. - Nóng ở ngực nhiều có thể được sanh
lại làm người. Trường hợp này thân xác cũng có thể được mềm mại, nhưng không
viên mãn. Nhưng nếu thành tâm, Ban hộ niệm có thể tiếp tục khai thị, hướng dẫn
cho thần thức buông xả việc luyến lưu con cháu, mau mau thức tỉnh niệm Phật,
cầu xin A Di Đà Phật phóng quang tiếp dẫn. Nên niệm thêm 4, 8 giờ nữa, có thể
giúp thần thức tỉnh ngộ mà vãng sinh cực lạc. Lúc đó điểm nóng sẽ chuyển lên
đỉnh đầu.
Trong những trường hợp này, bắt buộc
gia đình phải thành tâm cầu nguyện, thành tâm hợp tác tối đa với Ban hộ niệm để
cứu người thân của họ. Nếu người thân không bằng lòng thi ban hộ niệm đành phải
đình chỉ và ra về. Tất cả đều tuỳ duyên phận, chứ không biết cách nào khác hơn.
Hỏi số 2: Khi Trả lời: Nói mạnh, có nghĩa là, nói giúp Nói mạnh là nói dứt khoát, chứ không phải hù dọa, cảnh cáo hay thách thức. Nên thành tâm khẩn cầu oan gia trái chủ xóa bỏ hằn thù, cùng nhau niệm Phật, Nếu oan gia quyết lòng báo thù thì mình không còn cách nào khác. Người hộ |
|
|
|
|
|
Hỏi số 3:
Chồng tôi hằng ngày thường đi chùa gần nhà và có một vị… ở
trong chùa lại bảo với chồng tôi rằng vợ con làm như vậy coi chừng “Dục
Tốc Bất Đạt”, câu nói này làm cho tôi hơi thối chí. Vậy kính mong chư vị
là người đã tu theo pháp môn Tịnh Độ này thời gian dài và có nhiều kinh nghiệm,
xin hảy cho tôi một lời khuyên là tôi làm như vậy là đúng hay là sai, có phải
dục tốc bất đạt không?
Trả lời:
Ngài Ấn Quang Đại Sư dạy, người tu
hành mà không nguyện vãng sanh, thì dù cho tu hành có giỏi cho mấy thì thời nay
cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Người không nghe lời Tổ Sư thì tự
mình tu theo đường nào mà đạo vậy.
Ngài dạy, người niệm Phật mà chỉ lo cầu phước báu nhân thiên thì chẳng khác gì
kẻ đem viên ngọc như ý, đáng giá liên thanh, đổi lấy tán kẹo của con nít. Thật
quá oan uổng. Ngài dạy, chân tâm chúng ta là Phật mà không chịu nguyện về Tây
Phương, mà chỉ lo mấy thứ phước báu hữu lậu, thì thật quả là kẻ vô minh.
Ngài Tịnh Âm Đại Sư dạy, người lo tu hành làm phước, dù cho phước báu lớn tới
đâu thì việc thoát ly sanh tử cũng không thể thực hiện. Ngài nói: Việc thiện
càng lớn, sanh tử càng nặng, khi chết một niềm luyến ái nổi lên nhất định bị
vạn kiếp trầm luân. Tổ Sư dạy người niệm Phật cầu vãng sanh, người mà chỉ lo tu
thiên phước mà không cầu vãng sanh thì đáng thương hại lắm vậy.
Ngài Thiên Đạo Đại Sư dạy, niệm Phật cầu sanh tịnh độ thì vạn người tu vạn
người vãng sanh, gọi là muôn người tu, muôn người chứng. Ngài nói, dù niệm Phật
chưa được nhất Tâm bất loạn, nhưng nếu tổ chức hộ niệm cẩn thận thì người nào
cũng được vãng sanh. Là Tổ sư đâu thể nói giỡn chơi.
Ngài Liên Trì Đại sư dạy, ba tạng kinh, 12 phần giáo ai muốn nghiên cứu cho ngộ
đạo thì cứ việc nghiên cứu, 84 ngàn pháp môn ai muốn tu trì thì cứ việc tu trì,
riêng Ngài chỉ niệm câu Phật hiệu A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh độ. Ngài còn nói,
người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ chính là người thượng căn, còn những người tu
theo các cách khác thì nếu không là hạ căn thì cũng chỉ trung căn là cùng. Tại
sao vậy? Vì chỉ có người niệm Phật cầu vãng sanh mới một đời thoát ly sanh tử
luân hồi, vãng sanh thành Phật. Tổ sư dạy vậy tại sao chúng ta còn ngồi đấy lý
luận làm gì, không có đường tu nhất định, rõ ràng, khi lương qua đời này (nghĩa
là chết, mất phần vãng sanh) thì biết kiếp nào gặp lại Phật pháp nữa để lo
chuyện giải thoát nữa đây.
Ngài Quán Danh đại sư dạy: Thời mạt pháp này tất cả kinh sám không còn có khả
năng cứu độ nổi chúng sanh, chỉ còn câu Phật hiệu A-di-đà Phật mới làm nổi. Tại
sao vậy? Vì nghiệp chướng chúng sanh trong thời mạt pháp này quá nặng, nhất
định không thể tự chứng đắc, nếu không niệm Phật thì quyết chắc sẽ bị lọt lại
trong sáu đường đau khổ. Bây giờ nói giỏi nói hay, đến khi chung cuộc (tức là
lúc sắp chết) đành phải khóc ròng. Lúc đó dẫu cho ân hận cũng đâu còn kịp nữa.
Ngài Lý Bình Nam dạy, người mà không chịu niệm Phật cầu sanh tinh độ thì không
phải ngu si cũng là thứ cuồng vong. Ngài quyết lòng dạy người niệm Phật cầu
sanh Tịnh độ. Trong đời Ngài đã cứu hơn 500 người vãng sanh Tây phương cực lạc.
Hòa thượng Tịnh Không nói, người nào không chịu niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì
nếu không phải là kẻ ngu si cũng là người cuồng vọng. Nhưng cuồng vọng cũng là
ngu si. Cho nên, người không niệm Phật cầu vãng sanh chính là người ngu si. Tại
sao vậy? Vì thiếu trí hụê mới nghi ngờ lời Phật. Vì cống cao ngã mạn mới chống
lại lời Phật. Người không theo pháp Phật làm sao gọi là đệ tử Phật. Không đệ tử
Phật thì muốn nói sao nói, muốn làm sao làm, muốn đọa lạc ở đâu chẳng được.
Trong những đạo tràng của Ngài, ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh, tuyệt đối
Ngài không cho phép bất cứ một hình thức tạp tu nào. Trong những năm qua, hàng
trăm người vãng, hầu hết là Phật tử tại gia v.v…
Tất cả chư Tổ Sư đều dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này hãy niệm Phật cầu
sanh Tây Phương Cực lạc để vãnh sanh một đời thành đạo. Chúng ta nên thành tâm
nghe theo lời chư Tổ Sư dạy để tu hành là an ổn nhất vậy.
Không phải chư Tổ Sư dạy, mà đức Thích Ca Mâu Ni Phật cũng dạy rất nhiều trong
kinh điển.
Kinh A-di-đà, 4 lần Phật dạy rằng, phải phát tâm nguyện sanh Tây Phương cực
lạc. Người nào nghe ngài thuyết về cõi Tây Phương mà tin tưởng, phát nguyện
vãng sanh, rồi chấp trì danh hiệu A-di-đà Phật niệm từ 1 ngày đến 7 ngày chuyên
lòng nhất tâm thì khi lâm chung A-di-đà Phật và chư Thánh chung sẽ hiện ra tiếp
dẫn về Tây phương cực lạc. (Phật đâu có nói láo được).
Kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói không biết bao nhiêu lần, dạy chúng sanh phải một
lòng niệm câu Phật hiệu cầu vãng sanh. Nếu người nào tin tưởng, phát nguyện
vãng sanh, và chuyên nhất niệm câu Phật hiệu thì dẫu 10 niệm (trước phút lâm
chung) mà không được vãng sanh thì A-di-đà Phật thề không thành Phật. Tại sao
ta không y giáo phụng hành để vãnh sanh thành Phật, mà lại chạy theo người thế
tục nói.
Kinh Đại Tập Phật dạy, thời mạt pháp này (dù cho) vạn ức người tu hành, khó tìm
thấy một người chứng đắc (nghĩa là vượt sanh tử luân hồi), nhưng Phật lại nói,
chỉ có người nào trì giữ pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì được thoát luân
hồi.
Kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tai Đồng Tứ đã chứng đắc pháp thân, người thầy căn bản
là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dạy niệm Phật. Thiện Hữu Tri Thức mà Ngài thám phong
thì vị đầu tiên là Ngài Đức Văn dạy niệm Phật, vì cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát
dạy 10 đại nguyện vương cầu sanh Tây phương Cực lạc (Nghĩa là cũng niệm Phật
cầu vãng sanh). Bồ tác minh Tâm kiên tánh mà còn niệm Phật, tại sao chúng ta
không chịu niệm Phật?
Nhiều lắm, nhiều lắm. Tất cả kinh điển đều dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh
Tịnh độ. Nhất là thời mạt pháp này, Phật dạy không chịu niệm Phật thì nhất định
không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Không thoát ly sanh tử luân hồi, thì tu có
giỏi cho mấy vẫn phải chết trong sanh tử luân hồi. Quyết định không thể thành
đạo giải thoát. Tu mà không thành đạo thì tu làm chi cho uổng sức vậy?
Phật dạy đường thành đạo chúng sanh, ta tu hành mà không theo pháp Phật, không
theo lời Phật, lại dạy chúng sanh đi ngược lời Phật dạy, làm cho chúng sanh mất
phần giải thoát, mất phần thành tựu, thì tội lỗi này ai sẽ chịu đây?
Cho nên tu không đúng kinh Phật rất có tội. Kinh khủng lắm.
Phật dạy thời mạt pháp tu hành phải “y pháp bất y nhân”. Nghĩa là, phải
y đúng theo pháp Phật tu hành, không được theo bất cứ người nào cả. Nói rõ hơn,
người nào nói đúng kinh pháp thì nghe, người nào nói ngược kinh pháp thì tuyệt
đối không được nghe. Nếu như đã nghe theo thì i đọa lạc ráng chịu.
Lúc ta bị đọa lạc, nhất định không ai cứu nổi ta đâu.
Như vậy ta phải theo lời Phật để một đời này vãng sanh thành đạo, chứ tại sao
lại nói ngược lời Phật, không chịu về Tây Phương lại muốn ở lại đây chịu khổ.
Đạo Phật là đạo cứu chúng sanh thoát vòng sanh tử, vãng sanh thành Phật, chứ
Đạo Phật đâu phải bắt chúng ta phải ở lại cõi Ta-bà này chịu cảnh ngũ trược ác
thế để bị đọa lạc. Vậy thì người tu học Phật sao không lo chuyện thành đạo, lại
cứ nấn ná ở lại chốn vô thường này để tiếp tục chịu vô thường.
Tu theo đúng pháp Phật tại sao lại nói là “dục tốc bất đạt”. Chư Tổ Sư đều dạy:
Sanh tử dù dài, quyết lòng thoát ly sanh tử. Rõ ràng việc sanh tử là điều tối
hệ trọng, cần phải giải quyết. Muốn giải quyết sanh tử trong một đời này chỉ có
niệm Phật cầu vãng sanh, thì 10 niệm tất sanh. Phật đã cho chúng sanh một con
đường dễ dàng thẳng tắp, tại sao lại không đi?
Không đi mà còn can ngăn người khác con đường thành đạo thì thật là tội lỗi!
Trong kinh Phật dạy, “Vọng thất Bồ đề tâm, tu chư thiên pháp, thì danh mà
nghiệp” (Quên đường thành đạo, cho lo chuyện tu tạp nhạp các thứ thiên pháp
thế gian, thì dù có làm thiện lành cho mấy cũng là ma nghiệp). Tại sao vậy? Vì
đành lạc mất hướng vãng sanh thành đạo của chúng sanh, dẫn dắt chúng sanh trong
các ngả đường sanh tử luân hồi, xui khiến họ không theo đường Phật dạy lại đi
theo con đường luẩn quẩn để sau cùng chịu nạn. Đây chính là ma nghiệp, ma đạo
chứ còn gì nữa?
Thôi, xin đạo hữu hãy sáng suốt tự quyết định lấy. Đạo hữu hãy tự quyết định
đường tu. Chỉ có chính đạo hữu quyết định tương lai của chính mình. Không ai
giúp được đạo hữu đâu.
A-di-đà Phật
Hỏi số 4:
Hôm nay Van Tập có nói chuyện với một cô bạn là thành viên
trong BHN ở HẢI PHÒNG .Cô ấy kể cho VT nghe một trường hợp về người thân của
mình … VT thấy chưa được thông suốt nên nhờ giải đáp.
Cô bạn này có một người Dì bi bệnh nằm nửa mê nửa tỉnh đã một năm nay.Gia đình
lại chưa hiểu biết về PHẬT PHÁP .Vì muốn cứu người Dì nên Cô đã cùng BHN đến
đọc KINH ĐỊA TẠNG trong 3 ngày (DỂ CHUYỂN NGHIỆP CHO NGƯỜI BỆNH SAU ĐÓ NẾU CÓ
CHUYỂN BIẾN MỚI CHÍNH THỨC HỘ NIỆM ). Sau mỗi thời đọc Kinh có phóng sanh và
cúng thí thực. Đối với Gia Đình thì cho xem những băng đĩa của Chùa Hoằng Pháp.
Qua sự hướng dẫn của Anh và trong những buổi nói chuyện ở NPĐ TỊNH NGHIÊM . VT
có nghe Anh giảng, HN cho một người các nghi thức càng đơn giản chừng nào thì
người đó càng dễ vãng sanh. Chỉ đọc Kinh khi nào người bệnh yêu cầu rồi sau đó
phải niệp Phật tiếp.
Trong trường hợp này Cô bạn của VT làm có đúng PHÁP không? Theo Anh phải làm
như thế nào? VT kính mong Anh trả lời. Cám ơn Anh rất nhiều.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Trả lời:
Bệnh về nghiệp chướng đọc kinh Địa
tạng bồ tát bổn nguyện tốt, phóng sanh hồi hướng công đức cũng tốt. Nhiều oan gia
trái chủ họ cảm ứng với kinh Địa Tạng.
Đọc Từ bi thủy sám cũng tốt. Nói chung đọc kinh Phật đều có ảnh hưởng tốt cho
người sắp chết.
Người nhà quyết định đọc kinh Địa tạng ba ngày rồi bắt đầu hộ niệm, đây cũng là
điều hay, không có gì trở ngại.
Có nhiều oan gia trái chủ có cảm ứng với kinh Địa tạng Bồ tát. Đọc kinh này có
thể hoá giải phần nào chướng nạn về oan gia trái chủ, và chư đẳng vong linh
chung quanh.
Còn việc quyết lòng cứu người vãng sanh thì phải chú trọng vào việc niệm Phật.
Cần khai thị giảng giải để cho người bệnh hiểu mà phát tâm niệm Phật cầu vãng
sanh mới được vãng sanh.
Khi hộ niệm, thì chúng ta niệm Phật, dùng công đức niệm Phật mà hồi hướng cho
oan gia trái chủ thì cũng có tác dụng tương tự như đọc kinh Địa tạng. Nhưng
niệm Phật có lợi hơn vì được phần vãng sanh. Nghĩa là, vừa tiêu bớt nghiệp, nếu
nghiệp không hết thì cũng được đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp vãng sanh
nghĩa là còn nghiệp nhưng mang nghiệp đi vãng sanh). Còn tụng kinh Địa tạng thì
tiêu bớt nghiệp cho nhẹ bớt tội, nhẹ nhưng dễ gì hết, thành ra đành phải tùng
theo nghiệp mà chịu sanh tử luân hồi. Có thể thoát điạ ngục, chứ không được đới
nghiệp vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu đạo quả.
Cúng thí thực để hoà giải chư đẳng vong linh cũng không sao. Cúng thí thực cũng
là lòng từ bi thương xót chúng sanh, cũng vừa có hình thức lo lót, gỡ bớt những
rắc rối từ chúng đẳng vong linh, chúng loại cô hồn, v.v… trong pháp giới.
Nhưng cúng thí thực thường bị vướng vào cái lệ là phải cúng thường xuyên, vì
chúng vong linh các nơi khác có thể tới, nếu kẻ có người không đôi lúc cũng
phiền hà! Sợ rằng chúng ta không có giờ, hoặc bận bịu đi làm, có ngày cúng, có
ngày không cũng tạo trở ngại về sau. Cho nên, cúng thí thực nên dành cho các
chùa, miễu… họ làm thì hay hơn, vì ở đó có người thường trực cúng thí hằng
ngày, chúng ta đem tiền tới cúng dường cho chùa, nhờ chùa họ làm.
Tụng kinh Địa tạng thì giống như niệm Phật.. Hình thức có khác nhưng mục đích
đều để hoá giải oan gia trái chủ, giải bớt nghiệp cho người bệnh. Có thể liệt
kê ra vài điều cụ thể hơi khác sau đây:
1/Tụng kinh thì cần phải có lòng chân thành trì tụng, lúc tụng phải thành khẩn
nhiếp tâm vào lời kinh mới có hiệu dụng, nếu tụng không chân thành thì không có
hiệu dụng lắm. Còn niệm Phật thì chỉ có 6 chữ nên rất dễ nhiếp tâm.
2/ Tụng kinh dài quá thường bị lộn, bị quên làm tâm dễ xao lãng, lo ra… còn
niệm Phật thì không thể quên được, tâm không lo gì lời kinh cho nên dễ nhiếp
tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì, tiếp độ dễ dàng.
3/Tụng kinh thì nguời bệnh không thể tụng theo được, khó hiểu được ý kinh và
lời kinh. Còn niệm Phật thì người bệnh có thể niệm theo dễ dàng, hiểu dễ dàng.
4/Tụng kinh rất khó khai thị, hướng dẫn, còn niệm Phật thì khai thị hướng dẫn
thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, thấy chướng nạn xảy ra kịp thời khai thị,
hướng dẫn, điều giải, vỗ tay, hoan hô, khích lệ… làm cho người bệnh lên tinh
thần, thấy hết khổ, hết sợ chết, vui vẻ cầu vãng sanh.
5/Tụng kinh gieo duyên Phật pháp thì được, chứ trực tiếp cứu độ vãng sanh thì
rất phiêu phỏng. Còn niệm Phật thì trực tiếp cứu độ vãng sanh. Nếu niệm có yếu
đi nữa thì cũng kết duyên Phật pháp. Rõ ràng, niệm Phật thì có lợi hoặc ít ra
cũng được huề vốn, còn tụng kinh nếu tốt thì được huề vốn còn không thì bị lỗ.
Như vậy niệm Phật vẫn hay hơn.
Nên nhớ, 10 niệm tất vãng sanh là niệm 10 câu Phật hiệu trước phút xả bỏ báo
thân, chứ không phải tụng 10 bộ kinh.
Cho nên, lúc còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh để vừa lòng người(!), tụng vài
biến rồi niệm Phật cũng tốt chứ không có gì trở ngại, chứ còn cứ tiếp tục tụng
kinh cho đến chết luôn thì coi chừng người chết bị lỗ vốn, vì họ không biết
đường nào để vãng sanh! Không biết thì phải đành theo nghiệp thọ báo trong lục
đạo thôi! Xấu tốt khó đoán lắm! Vì nên nhớ, oan gia trái chủ luôn luôn là mối
nguy hại đáng sợ cho người chết. Không biết điều giải, không dễ gì họ buông
tha. Nghiệp chướng nặng nề, gỡ một đôi phần không thấm thía gì đâu!
Nói tóm laị, niệm Phật có lợi lạc rất nhiều, tụng kinh cũng có lợi, nhưng không
nhiều bằng niệm Phật.
Cố gắng giúp cho nguời bệnh niệm được 10 câu Phật hiệu Adiđà Phật lúc lâm chung
cầu sanh cực lạc thì giúp họ vãng sanh thoát vòng sanh tử thật quí hoá vô cùng,
thật là một đại ơn huệ cho họ. Chúng ta hãy cố gắng lên nhé.
Hỏi số 5:
Có
1 cư sĩ ở VN, tương đối thân quen với em, khuyên em theo phương pháp tu thiền.
Người này trước đây đã tu Tịnh độ rất lâu năm rồi, bây giờ chuyển sang tu
Thiền. Theo người này thì tu Thiền là bước đi thẳng, còn tu Tịnh độ mới chỉ về
Tây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu
tiếp thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không?
Theo người đó thì tất cả các Phật đều có thể bị giả? Kể cả Phật A Di Đà cũng có
thể bị giả? Và nếu 1 ví dụ có 1 nha sư đã nhìn thấy Phật A Di Đà hiện ra, nhưng
sau đó thì phát hiện là giả. Theo anh nói thì Phật A Di Đà không thể nào bị giả
được. Thế nào là đúng?
Trả lời:
Tu Thiền, tu Tịnh, tu Mật, tu Hiển,
tu Giáo… tu nào cũng có thể đắc đạo. Nhưng phải hợp với căn cơ mới được thành
tựu. Còn tu mà không hợp căn cơ thì không thể nào thành tựu được. Tu không
thành tựu thì tu làm chi cho uổng phí công sức để hưởng lấy kết quả trống
không. Tệ hơn nữa, coi chừng bị trở ngại, bị chướng nạn, bị sập bẫy… tự mình
chịu mất phần thiện lợi, đôi khi còn bị thiệt hại cuộc đời của mình nữa là khác!
Trong câu nói của vị nào đó, Diệu Âm chú ý mấy điểm:
- Tu Tịnh độ lâu năm rồi.
- Tu thiền là bước đi thẳng.
- Về Tây-phương chưa thoát luân hồi.
- Phật A-di-đà bị giả, một vị …..
Những điểm này thật đáng nên phân
tích kỹ lưỡng. (Vì vấn đề này lớn quá, sợ rằng một thư này mổ xẻ không đủ.
Kiều Thanh cần kiên nhẫn nhé).
1) Tu Tịnh lâu năm:
Một người tự xưng là tu Tịnh độ lâu rồi. Nhưng xin hỏi, tu Tịnh thì đã tu theo
kinh nào vậy? Hành trì như thế nào? Ai hướng dẫn vậy? Mà sao, khi nói ra thấy
hình như chưa bao giờ tu qua Tịnh độ vậy? Đã gọi là tu Tịnh thì lý Tịnh độ phải
thông suốt, nếu không thông suốt thì ít ra cũng hiểu phần căn bản chứ. Còn ở
đây, qua lời thuật lại của Kiều Thanh, thì hoàn toàn không có một nét gì về
Tịnh độ cả ?
Trong Pháp mônTịnh độ, có ba bộ kinh căn bản là: kinh Phật thuyết A-Di-Đà,
kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, kinh Quán
Vô Lượng Thọ và cộng thêm một bộ luận nữa là Luận Vãng Sanh của Bồ
tát Thiên Thân, gọi chung là Tam Kinh Nhất Luận.
Người tu Tịnh độ lâu năm, thì ba bộ kinh và 1 bộ luận này chắc phải tụng qua,
không thuộc lòng thì ít ra cũng nắm được phần chính yếu. Xin hỏi, thực sự người
đó đã đọc qua chưa? Nếu đã đọc qua, xin hỏi có hiểu lời Phật dạy trong đó
không? Nếu nói hiểu, xin hỏi có hiểu rõ ràng không? Nếu nói đã hiểu rõ, xin hỏi
tại sao lại nói những lời hoàn toàn trái ngược với lời Phật dạy trong kinh
vậy!?
Vì để cho chúng sanh thời mạt pháp này tin tưởng vững mạnh hơn vào pháp môn
Tịnh độ hầu được viên mãn thành đạo, Tổ Ấn Quang cùng chư đại đức đã đưa Phẩm
Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm và chương Đại Thế Chí
Viên Thông vào hệ thống Kinh luận Tịnh độ, thành ra có 5 kinh và 1 luận.
Tất cả tông chỉ của pháp môn Tịnh độ đã gói trọn trong 5 kinh và 1
luận này.
Một người tu Tịnh lâu năm, nghĩa là lâu năm phải đọc tụng kinh điển Tịnh độ,
phải nghiên cứu kinh điển Tịnh độ, phải lý giải được lời Phật dạy trong pháp tu
Niệm Phật. Như vậy, LÝ-SỰ Tịnh độ đã nhập vào tâm, một lời nói ra phải có âm
hưởng Tịnh độ, phải hợp theo lời Phật dạy trong kinh điển Tịnh độ chứ. Ở đây,
những lời nói, ý tưởng hoàn toàn trái ngược với kinh Phật, hoàn toàn sai lý
Tịnh độ, thì xin hỏi rằng, suốt thời gian gọi là tu Tịnh đó, người đó đã tu như
thế nào? Hành như thế nào? Y cứ vào kinh nào? Chứ còn tất cả năm bộ kinh và một
bộ luận chính yếu chuyên công của pháp môn Tịnh độ hoàn toàn không có chỗ nào
nói những lời như người cư sĩ đó nói, cũng không có một ngụ ý nào hàm chỉ đến
những điều như người đó nói. Như vậy, thì làm sao dám tự xưng là tu Tịnh lâu
năm được!?
Trong kinh Phật nói rõ ràng rằng, “Thời mạt pháp kinh đạo diệt
tận”, nghĩa là, kinh của Phật dần dần bị diệt, pháp của Phật dần dần
bị tận. Chánh pháp càng ngày càng yếu, tà pháp càng ngày càng mạnh, cho đến hết
pháp vận của Phật (tất cả 12 ngàn năm) thì đến thời diệt pháp, (có nghĩa là
không còn pháp Phật nữa).
Tại sao bị diệt vậy? Chính vì chúng sanh mê muội chạy theo kiến chấp sai lầm,
tạo nên nghiệp chướng sâu nặng, thế thì tự chúng sanh phải thọ báo nạn. Báo nạn
này bắt nguồn từ chỗ chúng sanh không tu theo kinh Phật, không làm theo kinh
Phật. Ngược lại con nghi ngờ lời Phật, nói sai lời Phật dạy trong kinh điển,
không chịu y giáo phụng hành, mà còn tự vạch lấy đường riêng để đi. Nói cách
khác dễ hiểu hơn, tu theo người khác, hành theo hướng khác, chứ không tu hành
theo pháp Phật.
Xin chư vị đồng tu cần nên sáng suốt nhận định trong vấn đề tu hành, cần chú ý
hiểu rõ những phương cách hành trì. Sự đạo, Lý đạo cần phải phân minh hầu tránh
sự nhầm lẫn đáng tiếc! Hiện nay, trong xã hội, có rất nhiều người tụ xưng là tu
theo Thiền, theo Tịnh, theo Mật… nhưng thực ra, họ tu hành theo kiểu tự sáng
chế ra, không theo một quy củ nào hết, cứ nghĩ sao làm vậy. Rất nhiều giáo phái
hoàn toàn tự chế, tự hành, thật mới lạ, hoàn toàn theo tôn chỉ riêng của họ. Nếu
quí vị chú ý một chút thì thấy ngay hiện tượng này, rõ ràng lắm chứ không phải
úp mở gì đâu.
Ví dụ, chúng ta thường nghe có người tự xưng là tu Tịnh, nhưng thật ra họ không
tu Tịnh. Trong cách hành trì, kinh Tịnh độ thỉnh thoảng một tháng có tụng qua đưọc
một vài lần, còn suốt thời gian khác thì họ tụng đủ thứ, họ hành đủ thứ, ngay
cả dùng bùa, dùng Ngải, pháp thuật, lên đồng, nhập xác… đều được cố tâm thực
hành cả. Ấy thế mà tự xưng là Tịnh độ. Trong kinh Tịnh độ, có chỗ nào Phật dạy
như vậy đâu?
Tu như vậy gọi là tu “Tạp” chứ không phải tu “Tịnh”. Tu
Tịnh là tu “Nhất”, tu Tạp là tu “Loạn”! Nhất là ”
Nhất
tâm bất loạn“, Loạn là: “Loạn tâm bất tịnh”. Nói
chung, họ không tu theo Tịnh, không hành theo Tịnh. Ngược lại, họ hoàn toàn tu
theo Tạp, hoàn toàn hành Loạn, mà vẫn hiểu lầm là tu theo Tịnh độ. Dù cho, đôi
khi họ cũng đọc qua kinh Tịnh độ, nhưng xét cho kỹ, sự đọc tụng này cũng nằm
trong cái tạp loạn mà thôi. Vì sao vậy? Vì họ hoàn toàn không nguyện vãng sanh,
không tin vãng sanh, không tin A-Di-Đà Phật. Họ tụng kinh Tịnh độ chỉ để cầu
phước, cầu pháp thuật, cầu thần thông, cầu công năng đặc dị nào đó… Những thứ
này Phật cấm tuyệt mà họ lại thích. (Xin mở ngoặc, đây là nói chung chứ
không nói riêng ai).
Cho nên, khi gặp một người tự xưng là tu hành chân chính, chúng ta cần nên âm
thầm xem xét cho kỹ về cách hành trì và hướng đi của họ mới dám xác quyết, chứ
không thể bừa bãi vội vã tin theo. Ví dụ, Phật dạy vãng sanh về Tây-phương để
thành đạo Vô-thượng, vậy mà chúng sanh lại nói, về Tây-phương còn luân hồi sanh
tử. Kinh A-Di-Đà, kinh Vô-lượng-thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng-nghiêm, kinh
Đại-tập, v.v… nhiều lắm, rất nhiều kinh điển của Phật đều nói điều này, bằng
cách này hay cách khác đều khuyên chúng sanh phải nguyện sanh về đó để viên
thành Phật đạo. Có người không tin có cõi Cực-Lạc, có người nói sanh về
Tây-phương là sanh qua nước Ấn-độ, (về Ấn độ nóng bức, nghèo khổ đói khát có gì
vui đâu?), về Tây-phương là ích kỷ, là trốn đời v.v… Những lời này ngược với
lời Phật dạy, ngược với lý đạo, sai Phật pháp. Ngũ kinh Tịnh độ hoàn toàn không
có nói. Tam tạng kinh điển của Phật để lại, chắc chắn không có kinh nào Phật
nói điều này. Chúng ta phải cẩn thận, chớ để những lời tà vạy trong tâm.
Tu Tịnh là chuyên lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người nào quyết lòng tu như
vậy, trong kinh Vô lượng thọ Phật gọi là “Chánh định tụ”; tu Tạp
nhạp, đụng đâu tu đó, không có hướng nhất định, hiếu kỳ, thấy điều gì lạ lạ đều
muốn làm thử, Phật gọi những người này là “Bất định tụ”; Những người không
tin pháp môn niệm Phật, bài bác pháp niệm Phật, phật gọi là “Tà định
tụ”. Phật dạy, chỉ có “Chánh định tụ”, nghĩa là người chân chánh
niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, (Nghĩa
là thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác). Còn người “Bất định
tụ” và “Tà định tụ” thì thời này nhất địng không thể nào thành
tựu đạo quả. Đây là Phật dạy. Trong kinh A-Di-Đà Phật, hai lần đức Bổn Sư
Thích-Ca Mâu-Ni Phật thọ ký rằng, “người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ sẽ
không còn thối chuyển cho đến khi chứng Vô thượng Bồ đề“. Trong Kinh
niệm Phật Ba la mật, Phật xác quyết rằng vãng sanh Tây phương thì sẽ thành
Phật, cho nên Phật tuyên bố thẳng rằng, “Vãng sanh Tây phương tức là thành
Phật”. Vậy thì tại sao có người dám nói rằng về Tây-phương là còn chết,
còn luân hồi sanh tử.
Ly kinh nhất tự, tức đồng ma
thuyết! Nói sai kinh Phật tội lỗi vô
cùng lớn, xin chớ vọng ngôn! Một người tu Tịnh, nếu đúng là Tịnh, thì chắc chắn
Lý vãng sanh vững vàng, Sự vãng sanh vững vàng. Đã vững vàng lý sự, thì đâu có
thể nói điều trái, ngược ngạo với kinh Phật được! Cần phải kiệt thành sám
hối!!!
Còn người tu tạp, không thể tự xưng là tu Tịnh được.Tạp là loạn, đã loạn thì
không tịnh. LOẠN và TỊNH là hai nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, xin chư vị
đừng lầm lẫn!
Trong pháp tu Tịnh độ có ba điều cấm kỵ là: Hồ Nghi, Xen Tạp, Gián Đoạn.
Hồ Nghi lời Phật thì không thể chấp nhận là người học Phật chân chính được,
nhất là pháp môn Tịnh độ. Giáo pháp của Phật là khuyên nhắc chúng sanh
“Đoạn nghi sanh tín”, chứ có thể nào bảo chúng sanh đoạn tín sanh
nghi đâu? Nhiều người vì thiện căn quá kém nên mới không tin lời Phật, vì cống
cao ngã mạn cho nên cứ đề khởi mối nghi. Phật đại từ đại bi thấy vậy cũng phải
tùy duyên mà giáo hóa, giảng giải cho chúng sanh mau mau phá mê khai ngộ, bỏ
nghi sanh được tín tâm vững vàng để sớm được vãng sanh thành đạo Vô thượng…
Đáng tiếc! Thương cho chúng sanh cứ mãi mê mờ nghi ngờ lời Phật dạy!
Đã nghi ngờ lời Phật, là phạm điều kỵ thứ nhất. Phạm điều thứ nhất thì dẫn đến
phạm tất cả các điều. Chính vì thế, dù cho nhiều năm sinh hoạt dưới hình thức
Tịnh độ, hoặc xưng danh là Tịnh độ, chứ thực chất không phải là tu Tịnh độ.
Không tu Tịnh độ nên Lý Tịnh độ không hiểu sâu, hoặc nhiều khi không biết gì
cả. Từ đó, hình tuớng thì nói tu, nhưng tâm hồn thì chạy theo vọng tưởng, vọng
cầu, những sự hiếu kỳ hư huyễn để sau cùng bị loạn, mất cả lý tưởng chân chánh.
Khi đã mất lý tưởng chân chánh thì không còn biết đâu là chánh, đâu là tà. Điều
này thấy được khá rõ ràng, vì người học Phật mà dám mạnh dạn nói sai lời Phật
dạy, không lấy kinh điển làm tiêu chuẩn tu hành, bên cạnh lại chạy theo tư
tưởng thế gian, lấy kiến giải của người thế gian mà tu hành theo. Thật sai lắm
vậy!
Thời mạt pháp, Phât dạy chúng sanh phải theo “Tứ y pháp để tu” thì
mới được thiện lợi. Tứ Y pháp là, “Y Pháp bất Y nhân, Y ý bất Y ngữ, Y
liễu pháp bất Y bất liễu pháp, Y trí bất Y thức”. (Tứ y pháp này có bàn kỹ
trong bộ KNNP). Trong bốn điều y cứ này, đầu tiên Phật nhấn mạnh, chúng sanh
phải “Y Pháp bất Y Nhân”. Nghĩa là, nhất định phải y theo kinh điển tu
hành, không được nghe theo bất cứ ai cả. Xin chư vị đồng tu nhớ lấy điểm này.
Khi nghe một ngưòi nào nói điều gì liên quan đến Phật pháp thì phải xét lại cho
k ỹ rằng đìều này có đúng theo kinh hay không? Hễ đúng thì theo. Không đúng thì
nhất định không được làm theo, dù người nói đó là ai! Quyết định vững như vậy
mới tránh khỏi lạc vaò đường Tà, tránh tai họa vào thân, tránh điều khổ nạn cho
vạn kiếp về sau.
Tu không chuyên nhất, lại “Xen tạp” đủ thứ là phạm điều kỵ thứ hai.
Vì xen tạp thành ra nghiên cứu tùm lum. Hơn nữa lại không nghiên cứu chánh
pháp, không chịu ngày đêm đọc tụng kinh Phật, suy nghiệm lời Phật trong kinh
điển để thực hành cho chính xác, mà cứ để tâm chạy theo thế trí biện thông,
những luận giải vô căn cứ, thành ra lời Phật dạy thì quên mất, lời chúng sanh
dạy thì để trong tâm. Chính vì thế mà nói lên toàn là luận điệu sai trái, hoàn
toàn không có trong kinh Phật, mà vẫn cứ yên chí làm theo không một chút giựt
mình tỉnh ngộ! Nếu không mau sám hối, chắc chắn sẽ dẫn tới tới chỗ tai hoạ!
Trong ba điều kỵ của pháp niệm Phật, xen tạp là điều tối kỵ trong các điều kỵ.
Tu hành xen tạp quyết định khó phần thoát ly sanh tử luân hồi, nhất định đời
này sẽ bị kẹt lại trong tam đồ lục đạo. Đáng thương lắm vậy!
Điều thứ ba là Gián đoạn. Gián đoạn, không phải chỉ cho vì công việc làm ăn làm
trở ngại việc niệm Phật liên tục, mà chính là cách tu hành xen tạp. Tu xen tạp,
suy cho cùng, vì lý đạo chưa thông, không đủ niềm tin vào pháp Niệm Phật, một
đời thành Phật này. Tín tâm không đủ nên đứng đầu này trông đầu nọ, vay cách
này cầu cách khác, tâm lao chao chẳng yên, gọi là “Tâm viên ý mã”.
Không có lòng chí thành chí kính y theo lời Phật, thành ra cơ hội liễu đoạn
sanh tử có sẵn trước mũi bàn chân mà đành phải mất phần giải thoát. Đáng tiếc
thay!
Hỏi số 6: Người
được hộ niệm NGŨ CĂN bị KHIẾM KHUYẾT (mắt mờ hay căm hoặc điếc v.v..). Có cơ
hội vãng sanh không?
Trả lời:
Người nào cũng có khả năng vãng sanh, nhưng khó hay dễ thì
chắc chắn phải có. Người ngũ căn khiếm khuyết thật sự phải khó khăn hơn người
bình thường. Trong kinh Duy Ma Cật có nói đến chuyện này. Ví dụ, người câm điếc
làm sao họ nghe lời khai thị, khi gặp trở ngại mình khuyên họ buông xả làm sao
họ biết để buông xả, khi mình niệm Phật làm sao họ nghe theo để niệm Phật được,
khi oan gia trái chủ tấn công làm sao họ báo cho mình biết sự cố bất tường đó,
v.v….
Trong kinh Phật có kể ra những trường hợp khó được Vãng sanh như: người câm,
điếc, mù, bị loạn thần kinh, bị cọp chụp, té cây v.v.. nói chung những trường
hợp này rất khó được vãng sanh.
Có những trường hợp có thể giải quyết được, như người già, lớn tuổi, tai bị
lỉnh lảng, điếc thì nên mua dụng cụ trợ thính, máy nghe, nhét vào lỗ tai thì có
thể nghe được. Người già mắt bị mờ, nhưng nhờ lúc còn sáng có tu hành, từng
nhìn thấy được hình Phật, khi sắp lâm chung còn nhớ được hình Phật để quán
tưởng tới v.v…
Khi tắt hơi xong, thần thức chuyển qua thân trung ấm, có thể thấy được, nghe
được, nhưng sự chuyển tâm niệm Phật cũng là vấn đề khó khăn cho họ. Tập khí
khác chi phối, nghiệp chướng hiện hành, oán thân dụ hoặc, cũng thật sự khó khăn
cho họ để thức tỉnh, hiểu đạo…
Nói như vậy nhưng chắc chắn vẫn có những trường hợp đặc biệt. Điều này ngoài dự
liệu thông thường, khó quyết đoán được!
Hỏi số 7: Khi
đến nhà của người được hộ niệm. Có để bàn thờ thần tài và ông địa hay thờ một
số vị thần khác rất trang nghiêm, trường hợp này phải xử lý như thế nào? (Người
được hộ niệm nằm ngay trong phạm vi này)
Trả lời:
Nếu thật sự gia đình thành tâm tin
tưởng Phật, tha thiết muốn người thân được vãng sanh thì ngại ngùng gì mà không
nói thẳng với họ về cách trưng bày trong phòng hộ niệm.
Thờ “Ông Địa” và “Ông Thần Tài” thì thường để dưới đất,
trong một góc nhà, chỉ cần lấy tấm vãi, hoặc một vật gì lớn ngăn che lại là
được. Không có gì trở ngại lắm.
Những tượng Thần Tiên ở trên bàn thờ trang nghiêm, thì có thể ảnh hưởng đến tâm
hồn người muốn vãng sanh. Tốt nhất nên né tránh.
Hãy giải thích cho họ rõ ràng là chỉ nên treo tôn tượng A-di-đà Phật là tốt
nhất. Nếu họ cảm thấy khó khăn phải hạ những tượng khác xuống, thì đề nghị với
họ nên dùng căn phòng khác để hộ niệm.
Hơn nữa, lòng tín ngưỡng của người bệnh dẫu sao cũng ăn sâu vào các hình tượng
đã thờ lâu nay, nếu lâm chung còn tưởng đến đó nữa thì rất khó định tâm, rất
khó xoay chuyển tâm ý. Người bệnh nhìn thấy các tượng Thần Tiên, có thể họ lo
sợ rằng lâu nay mình thờ các Ngài đó, nay lại niệm Phật A-di-đà mà không niệm
các vị Thần Tiên thì các vị Thần Tiên sẽ buồn, sẽ quở phạt, họ e ngại, sợ có
lỗi v.v.. Chính vì vậy rất dễ phân tâm, khó nhiếp tâm câu Phật hiệu, hình tượng
Phật A-di-đà khó đi sâu vào tâm người bệnh. Nói chung rất khó tạo tâm chân
thành, thành kính niệm Phật, thành ra rất khó tương ưng.
Đôi khi, dù cho họ có hiểu chút ít đạo lý vãng sanh, nhưng họ vẫn e ngại đủ
điều. Đây là tập khí khó bỏ lắm. Tốt nhất là chuyển đến phòng khác để họ tạm
thời đừng nhìn vào đó nữa.
Trong phòng hộ niệm nên thoáng một chút, sạch sẽ gọn gàng một chút, những hình
ảnh chụp gia đình, vợ chồng, con cái, hình bông hoa, phong cảnh nên tạm thời hạ
xuống. TV cassette, radio, v.v.. nên tắt đi. Nên tránh sự thăm lom của bà con,
người thân, đừng để những người không hiểu đạo đến hỏi thăm bệnh tình, chúc
phúc chúc lành bệnh, cầu mau bình phục v.v.. không tốt.
Nhắc nhở người nhà đừng nói chuyện lớn tiếng, đừng vội vã bàn đến chuyện chôn
cất, thiêu đốt, hậu sự v.v.. hoặc tỏ ra u sầu, buồn bã, than thở… những điều
này dễ động tâm người đang nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Đừng để những
tiếng ồn ào làm ảnh hưởng đến người bệnh.
Nếu đã tu xen tạp, suốt đời nhắm tới các đạo quỉ thần, đến lúc lâm chung mà còn
vướng bận vào đó, không tin tưởng Phật pháp, người nhà chỉ mời chúng ta đến
đóng góp thêm chút ít hình thức nào đó, rồi xen tạp các thứ khác thì chúng ta
nên từ chối thẳng, đừng nên tham gia, vì vô ích, không giúp được gì mà đôi khi
còn bị trở ngại cho người ra đi.
A-di-đà Phật
Hỏi số 8:
Mẹ
em trước khi về VN, ở bên đấy rất tinh tân niệm Phật, mỗi ngày đều niệm Phật A
Di Đà, trong thời gian ở VN mẹ em có nhiều biểu hiện khác lạ, em không biết
giải thích làm sao chỉ biết rằng dường như có oan gia trái chủ theo sát. Tụi em
rất lo lắng, ngoài việc niệm Phật cầu xin Phật gia hộ tụi em không biết làm
sao.
Trả lời:
Kính Bs Diệu Huệ.
Diệu Âm xin gởi lời thăm Cụ Diệu Thiện, mẹ của Bs. Cụ Diệu Thiện tâm đạo rất
tốt, biết niệm Phật, biết đường cầu vãng sanh Tịnh độ. như vậy là tốt. Mong gia
đình yếm trợ cụ cho trọn vẹn. Ngoài ra không có gì trở ngại đâu. Khi về VN qua,
nhiều khi thay đổi không khí nên khó chịu một vài hôm đó thôi. Trước tiên xin
cô Diệu Huệ hãy an lòng về người mẹ, Diệu Âm thấy cụ rất hiền và đáng kính.
Điều thứ nhất, tại sao lại nghĩ rằng có oan gia trái chủ theo? Có thấy không
hay chỉ nghĩ như vậy thôi?
1- Nếu thấy rõ ràng có oan gia trái chủ thì mình mau mau cầu giải liền đi?
Bằng cách:
– Thành tâm sám hối nghiệp chướng, sám hối những lỗi lầm của mình, nhất định
đừng làm sai trái nữa, nhất là chấm dứt sát sanh.
– Thành tâm khuyên oan gia trái chủ niệm Phật cầu siêu sanh là hay hơn hết,
đừng nên bám víu vào cõi vô thường đau khổ này làm chi cho thêm đau khổ!
– Còn mình thì ngày đêm tụng kinh, niệm Phật hồi hướng công đức cho họ. Cố gắng
phóng sanh lợi vật để sám nghiệp rất tốt.
2- Nếu chỉ nghĩ rằng là có oan gia chứ không biết sự thực như thế nào, thì tốt
nhất đừng nghĩ thêm nữa. Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo, những sự suy nghĩ của
mình thường gạt mình vào những chỗ thực thực hư hư không tốt. 1 nghi thì 10
ngờ, 1 ngờ thì 10 nghi, nghi – ngờ; ngờ – nghi… cứ thế làm cho mình rối lên,
từ chỗ không có chuyện thành ra có chuyện. Không tốt!
Niệm Phật xóa tan tất cả ách nạn. Người niệm Phật được chư Long-Thiên hộ pháp
bảo hộ, làm cho mình an toàn. Niệm Phật có chư Bồ tát gia trì bảo vệ, còn có
điều kiện nào an tâm hơn? Vững tâm niệm Phật thì tất cả những sự chập chờn
trong tâm sẽ tan biến. Niệm Phật mà tâm không an chính vì mình còn thiếu lòng
tin đó thôi. Hãy mau mau củng cố niềm tin cho vững vàng.
Người niệm Phật thiếu niềm tin vững vàng thường bị những sinh hoạt chung quanh
chi phối làm chao đảo. Người mới khởi phát tâm niệm Phật thường nên chuyên tu
một thời gian mới tốt, chớ vội phát tâm làm việc đạo sớm. Vì tâm đạo thì có,
nhưng lực thì chưa có, gọi là “Lực bất tòng tâm”, cũng dễ gặp chướng
ngại làm cho mình thối tâm Bồ đề. Những chướng ngại này, nói cho có vẻ Phật học
một chút, gọi là “Ma chướng”.
Ví dụ, mình muốn niệm Phật cầu vãng sanh, mình tin như vậy nhưng lý đạo chưa
được thông suốt. Khi đi ra ngoài, ít ai hiểu đến đạo lý này, họ chê bai. bài
bác, ngăn trở hoặc không đồng thuận với mình, hoặc có những luận điệu phản
chống lại, v.v… Đậy là những thử thách rất thường xảy ra, làm cho mình chao
đảo và thối tâm. Nghĩa là, lòng tin của mình bị giảm sút.
Những gì làm cho tâm mình thối chuyển gọi là “Ma chướng”. Bị “Ma
chướng”, thực ra chỉ vì tâm mình chưa vững, thành ra bị hoàn cảnh chuyển
đổi. Tâm không vững gọi là “Nội Ma”. Hoàn cảnh hỗn loạn bên ngoài gọi
là “Ngoại Ma”, hay gọi là “Thiên Ma”.
Như vậy, ngoại ma hay nội ma đề do tâm của mình sanh ra cả. Tâm vững là chánh
tâm, chánh tâm sẽ chuyển đổi hoàn cảnh theo chánh đạo, tất cả đều hỗ trợ tốt.
Tâm không vững, thì bị hoàn cảnh chi phối, chuyển đổi theo chiều hưóng bên
ngoài, gọi là tà đạo. Tà đạo này suy cho cùng là do tâm của ta bị
“Tà” trước.
“Chánh” là thẳng, là trực. Tu chánh là đi thẳng một đường tới chỗ
thành tựu. “Tà” là không thẳng, đi xeo xéo, đi lần quần, đi vòng vo,
v.v… Tu Tà là tu không thẳng, tu suốt cuộc đời, hết đời này qua đời khác, tu
tới vô lượng kiếp… cũng không tới đích!
Tu hành mà không có đường rõ rệt, nhắm về tương lai mà không có hướng đến nhất
định, thường bị vướng vào cái tệ hại này. Người tu hành mà không có sự hướng
dẫn tốt thường bị vậy,
Phật giáo là đạo thoát ly sanh tử luân hồi, thế mà nhiều người tu học Phật lại
chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện vượt thoát sanh tử luân hồi, chưa có tâm muốn
qua khỏi tam giới, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể vãng sanh Tây-phương
Cực-lạc để hoàn thành đạo quả, trong khi lời Phật dạy rõ ràng rằng: niệm Phật
vãng sanh Cực lạc.
Tất cả đều do niềm tin quá bạc nhược, quá thiếu phước thiện, thành ra học Phật
mà lại nghi ngờ lời Phật, không theo lời Phật dạy, không chịu y giáo phụng
hành. Ngược lại, ưa thích chạy theo những thứ triết lý bóng bẫy của người đời,
những kiểu lý luận lòng vòng của thế gian, ở đó chỉ cần lòe ra một chút tâm lý
mà mê tít, rồi mạnh dạn đem cả công phu và lý tưởng tu hành của mình để đổi lấy
từng chút hào nhoáng phù phiếm, tạm bợ, tìm kiếm một vài cái phước báu nhỏ nhen
trong tam giới lục đạo, mà quên mất lối giải thoát.
Tu hành như vậy, dù rằng, tiếng là đang tu theo Chánh-Đạo, nhưng kết cuộc không
thể nào đạt được Chánh-Quả! Tu mà không đạt được chánh quả thì nhất định còn bị
trối buộc trong nghiệp Ma. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật dạy, “người quên mất
tâm giác ngô, mà đi tu các hạnh lành. đó toàn là nghiệp của ma”, là chỉ
cho việc này đây!…
Tâm giác ngộ là tâm thành Phật. Muốn thành Phật thì phải về Tây phương Cực lạc.
Vì về tới Tây phương cực lạc thì một đời thành Phật.
Không lo chuyện thành Phật, chỉ dẫn dắt chúng sanh tạo nghiệp thiện, quên bẵng
chuyện thoát ly sanh tử luân hồi, làm cho chúng sanh đời đời kiếp kiếp bị kẹt
trong tử sanh không thoát nạn được. Ngài Tĩnh Am nói, thiện nghiệp càng lớn,
sanh tử càng nặng…. như vậy làm sao thành đạo?
Cho nên, dạy chúng sanh làm thiện mà không biết dạy hướng giải thoát, thì chẳng
khác gì nhử cho chúng sanh một miếng mồi thật ngon trong cái bẫy sanh tử. Ngược
lại, người biết hướng giải thoát mà không chịu làm thiện, chính là người biết
được đường đi nhưng bị thiếu cơm ăn. Vì vậy, tu thiện rất cần, nhưng xin đừng
ngừng lại đây, hãy hướng tới Tịnh nghiệp mới đúng.
Trong kinh Phật có câu: Tâm tịnh quốc độ tịnh. Hay nói ngược laị, tâm loạn quốc
độ loạn. Nghĩa là, tâm mình vững vàng, thanh tịnh thì hoàn cảnh chung quanh sẽ
ảnh hưởng cái tâm của mình mà dần dần sẽ thanh tịnh. Ngược lại tâm mình chưa có
chỗ nương dựa vững vàng, còn chơi vơi, thì dần dần sẽ bị xã hội lôi cuốn mà
loạn lên giống như xã hội đang loạn vậy.
Chính vì vậy, chúng ta cần hàm dưỡng công phu, cố gắng niệm Phật cho nhiều, khi
ra ngoài gặp những người không biết tu hành, chống đối, hiểu lầm hay những sinh
hoạt trái nghịch nào khác thì đừng nên chú ý đến, đừng nên can thiệp vào, tốt
nhất là lánh xa để tâm ta khỏi bị chao đảo.
Tâm chưa thanh tịnh rất cần hoàn cảnh thanh tịnh. Hãy cùng nhau tạo mội trường
thanh tịnh để giúp đỡ nhau thoát được nhiều ách nạn. Sự lo lắng, buồn phiền, sợ
sệt, nghi ngờ, v.v… đề có ảnh hưởng không tốt! Những người chung quanh cố
gắng đừng sơ ý tạo những ý tưởng tiêu cực, đây là một thứ từ trường không tốt
cho nhau. Người sắp chềt mà ta biết cách hướng dẫn, họ còn vui vẻ, thích thú,
vững tâm để vãng sanh thay huống chi là sự nghi ngờ không căn cứ, một vài nét
buồn man mác vu vơ!
Trở lại chuyện của Cụ, Cụ bị khó chịu trong người có lẽ vì thấy người thân của
Cụ bị bệnh, nằm trên giường nhiều năm mà cứu không được, nên đâm ra ưu buồn đó.
Người chị em của Cụ chưa hiểu đạo lắm, có vẻ còn sợ chết, bên cạnh đó, trong
địa phương chưa có BHN, chưa ai nắm vững cách thức cứu người Vãng Sanh. Chắc
chỉ vậy thôi, không có gì liên quan đến oan gia trái chủ đâu.
Xin Bs hãy khuyên Cụ rằng, mỗi người đều có phần số riêng, nghiệp ai nấy trả.
Mình biết đạo thì cố hết sức khuyên giải, nhưng được hay không còn tùy thuộc
vào nhiều nhân duyên khác. Điều cần nhất là chính ta phải lo tu hành để thành
đạo. Thành đạo rồi thì thiếu gì dịp để cứu độ nhau.
Trong việc tu hành giải thoát, muốn giải thoát thì chính ta phải tự cởi mở
những chướng ngại, buông hết những vướng mắc ra.
Cứu người thì tốt, nhưng cứu người không được làm cho mình buồn phiền, vì buồn
phiền cũng là một sự vướng mắc. Tu hành thì tốt, nhưng tu mà thõa mãn với công
phu của mình thì cũng bị vướng mắc. Đã vướng mắc thì chính mình bị kẹt.
Thôi thì an nhiên là tốt. Tất cả đều có nhân – duyên – quả. Thưa với Cụ nên tùy
duyên để tâm mình thanh tịnh là điều tốt đẹp vậy.
Khuyên cả gia đình đều phát tâm niệm Phật, cầu Tam Bảo gia trì, nên phóng sanh
lợi vật,… đem công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hưóng cho oan
gia trái chủ, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, thân quyến trong nhiều đời kiếp để
họ được lợi lạc, khuyên họ nên niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ.
Riêng mình xác lập cho vững đường vãng sanh, đừng chao đảo mà lỡ luống qua cơ
hội này, khó tìm lại lắm.
Chúc Bs Diệu Huệ vạn sự kiết tường.
Chúc Cụ vui trong tiếng niệm Phật vãng sanh.
Hỏi số 9:
Trong thư nhắc người niệm Phật của ngài Hạ Liên Cư là chưa
được nhất tâm phải cần chuyên niệm, muốn không loạn phải niệm thành phiến. Thưa
chú niệm thành phiến là phải làm sao? Xin chú chỉ dạy . Chúng con chân thành
cảm ơn.
Trả lời:
Chữ “Nhất tâm” ở đây có
nghĩa là “Nhất tâm bất loạn”, đây là một cảnh giới chứng đắc rất cao,
“Sự nhất tâm bất loạn” dù chưa diệt hết được kiến tư hoặc, nhưng đã
có khả năng phủ phục được rồi. Lý Nhất tâm bất loạn thì đã diệt được nghiệp
hoặc, tương đương với cảnh giới “Minh tâm kiến tánh’ của Tông môn, hoặc
“Đại khai viên giải” của Giáo hạ. Cảnh giới này thực sự không phải
đơn giản.
Nhưng xin hỏi, đến nay, có ai đã niệm Phật được nhất tâm bất loạn chưa? Thời
mạt pháp này, căn tánh chúng sanh hạ liệt dễ gì chứng đắc cảnh giới này! Đôi
lúc chúng ta cũng nghe đến có người tự xưng là “Nhất tâm bất loạn”.
Nhưng xin thưa thực, một khi đã khoe ra, thì còn gì là “Nhất tâm”,
còn đâu là “Bất loạn” nữa?!!!…
Niệm Phật chưa được “Nhất tâm bất loạn” thì sự vãng sanh chưa được
bảo đảm. Nhưng nhất tâm bất loạn lại quá khó, không thể đạt được. Vậy, người
niệm Phật vẫn còn khó khăn đễ được vãng sanh…
Tuy nhiên, sự khó khăn này là nói theo nghĩa tự tu chứng đắc, chứ chưa nói đến
lực gia trì của đức A-Di-Đà Phật. Đại thệ của đức A-Di-Đà Phật là để cứu độ tất
cả chúng sanh, chứ không phải chỉ cứu độ người chứng đến cảnh giới nhất tâm bất
loạn.
Ngài Cư sĩ Hạ Liên Cư nói, “… chưa được nhất tâm phải cần chuyên niệm,
muốn không loạn phải niệm thành phiến”, là để nhắc nhở chúng ta phải cố
gắng niệm Phật tinh tấn hơn nữa, để đường vãng sanh càng được vững vàng hơn,
chắc chắn hơn, tránh được nhiều những chướng ngại khi xả bỏ báo thân.
Ấy thế,nhiều người niệm Phật chưa Nhất tâm bất loạn, thành phiến cũng chưa đạt
được, vậy mà đã sơ ý vội tự cho là đủ, tâm đã có phần tự mãn rồi. Đây thật điều
đáng tiếc!
Ví dụ, nhiều người, khi gặp được pháp môn niệm Phật, do nhờ thiện căn phước đức
nhiều đời kết tập lại, họ phát lòng tin tưởng và thành tâm niệm Phật. Vì sự
phát tâm lúc đầu quá mạnh, tâm quá chí thành, nên đã được những điều cảm ứng
bất khả tư nghì, như bệnh nặng tự nhiên giảm. Nhiều người mắc bệnh ung thư sắp
chết, nhờ niệm Phật một thời gian tự nhiên hết bệnh, v.v… Những hiện tượng
này là do lòng thành mà cảm được sự gia trì của Phật.
Nếu người bệnh tiếp tục khẩn thiết tu hành, tín nguyện hạnh đầy đủ thì chắc
chắn họ sẽ tiếp tục được sự gia trì từ đại nguyện của A-Di-Đà Phật và chư
Bồ-tát, sau cùng họ sẽ hưởng được phước phần an nhiên vãng sanh về nước Cực-lạc
khi báo thân mãn.
Nhưng cũng có một vài trường hợp khá đáng tiếc, là khi người niệm Phật đã hưởng
được sự gia trì, nhưng sau cùng vẫn có thể bị chướng ngại, và đôi khi có thể
mất vãng sanh. Những trường hợp này, tổng quát có thể quy tụ vào những nguyên
nhân sau đây:
1/ Người niệm Phật thối tâm. thối tâm vì tưởng mình đã chứng đắc, vì tưởng niệm
Phật như vậy là đủ, vì vừa được cảm ứng thì khởi niệm cao ngạo, vì khoe khoang
ra ngoài, vì được nhiều người khen tặng mà tỏ ra tự mãn, cao ngạo, v.v… Những
trường hợp này chính là tự mình thối tâm. Một khi tâm bị thối chuyển, nếu không
kịp thời lấy lại tâm kiên cố bất thối, thì thật là một điều đáng buồn, đáng
tiếc cho chính người đó vậy!
2/ Bị nghiệp khổ khảo, oán thân trái chủ thử thách… tâm chưa được vững nên
thối chuyển, mất niềm tin vàp pháp niệm Phật.
3/ Không gặp bạn lành khuyến tấn, lại bị bạn ác công kích, dụ hoặc, bị nghịch
duyên… làm cho niềm tin bị chao đảo.
Một khi tâm bị thối chuyển thì kéo theo sự phát nguyện vãng sanh không còn tha
thiết, công phu niệm Phật hời hợt. Tín-Nguyện-Hạnh không còn đầy đủ nữa. Chính
vì thế, có thể đưa đến hậu quả mất phần vãng sanh. Thật là đáng tiếc lắm vậy!
Vậy thì, Ngài Hạ Liên Cư khuyên rằng, người niệm Phật, nếu chưa được nhất tâm,
thì phải cố gáng niệm phật thành phiến. Quả thật là chí lý.
Niệm Phật mà thuận duyên thì đỡ phần trở ngại. Còn khi người niệm Phật, ở bên
cạnh rất nhiều người không niệm Phật: Vợ chồng, con cháu, anh em, bạn bè,
v.v… không niệm Phật. Họ thường bài bác, ngăn cản, gây nhiều chướng ngại cho
mình, nhất là trong lúc lâm chung thì làm sao có thể an toàn vãng sanh?
Để trả lời, Ngài Hạ Liên Cư nói: “nếu chưa được nhất tâm, thì phải cố gắng
niệm phật thành phiến”.
Diệu Âm xin bổ túc thêm: Ngoài việc niệm Phật thành phiến, hãy cố gắng kết hợp
thành một nhóm nhỏ chuyên lòng niệm Phật với nhau, nghiên cứu kỹ về hộ niệm để
hộ niệm cho nhau khi có người lâm chung, thì đường vãng sanh Tây-phương trở
thành rất vững vàng, rất chắc chắn.
Niệm Phật nhất tâm bất loạn thì vãng sanh Thượng phẩm. Nếu không được Thượng
phẩm thì niệm Phật thành phiến để tranh phần Trung phẩm, có vậy mới an toàn.
Đừng nên lơ là, đừng nên giải đãi, đừng nên cho rằng công phu đã đủ mà coi
chừng bị trở ngại lúc cuối cùng.
Niệm Phật thành phiến, niệm Phật thành mãng, niệm Phật thành khối, v.v… có ý
nghĩa tương tự. Đây là chỉ cho công phu niệm Phật tốt, gần kề với Sự Nhất Tâm
Bất Loạn.
Ngài Ấn Quang nói: “Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng luôn luôn niệm
Phật. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín… đều giữ trong tâm câu Phật hiệu
A-Di-Đà Phật”. Đây là dạng niệm Phật thành phiến.
Ngài Tịnh Không nói: “Lão thật niệm Phật”, cũng có ý nghĩa tương tự.
Lão thật niệm Phật là thật thà, hiền lành, không cầu, không chấp, không cần
hiểu lý lẽ gì cả, cứ niệm mãi câu Phật hiệu trong tâm.
Người quyết lòng vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc thì chỉ cần một câu Phật hiệu
niệm tới cùng, tha thiết cầu vãng sanh, không cần gì khác, sẽ nắm vững phần
vãng sanh. Ai hỏi về Lý: không biết; Ai hỏi về Sự: không biết; Ai hỏi về Đạo:
không biết; Ai hỏi về Đời: không biết; v.v… Nói chung không cần biết nhiều
làm chi, chỉ cần thành tâm niệm câu Phật hiệu, niệm luôn luôn, đừng để gián
đoạn. Đây gọi là “Định”. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật gọi là
“Chánh Định Tụ”. Tâm đã an trú vào câu Phật hiệu.
Nếu có sơ suất, lỡ có giây phút nào quên, đừng quá lo ngại, hễ nhớ đến là lo
niệm liền. Câu A-Di-Đà Phật nhất định niệm mãi, niệm mãi để cầu nguyện được
vãng sanh Cực-Lạc. Được vậy thôi thì dễ dàng được vãng sanh, thành tựu đạo
nghiệp.
Một câu A-Di-Đà Phật sẽ giải quyết tất cả mọi vấn nạn. Bố-tát Đại-Thế-Chí dạy:
“Thanh tịnh niệm mãi câu Phật hiệu, không cần vay mượn phương tiện nào
khác, tâm tự khai mở”. Tâm tự khai mở thì sẽ tự biết tất cả pháp vậy.
Xin nhắc lại, nếu chưa được nhất tâm bất loạn, thì cố gắng lão thật niệm Phật.
Dù có lão thật niệm Phật rồi, cũng chưa đủ đâu. Đừng quên chuẩn bi hộ niệm như
lý như pháp cho nhau, thì nhất định chắc chắn ai cũng đều được vãng sanh.
Vãng sanh về Tây-phương, gặp Phật A-Di-Đà thì lo gì không khai ngộ.
Hỏi
số 10: Súc
sinh có được vãng sanh không? Hộ niệm cho súc sanh có được không?
Trả lời:
Trong kinh Vô lượng thọ, Phật
A-Di-Đà có phát lời thệ rằng:
“Tất cả chúng sanh, cho đến những kẻ ở trong cõi Diêm-ma-la (tức là điạ
ngục), trong ba đường ác, sanh về nước Ta, thọ giáo pháp của Ta, ắt Thành Vô
Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng đọa vào tam ác đạo nữa. (Nguyện 1 và 2).
Như vậy, súc sinh nếu biết niệm Phật cầu vãng sanh cũng được vãng sanh. Chỉ có
vấn đề khó khăn là liệu chúng có cơ duyên ngộ ra được đạo lý, niệm Phật cầu
vãng sanh hay không mà thôi.
Nuôi con vật trong nhà, nếu ta tập cho chúng niệm Phật, thường xuyên hồi hướng
công đức cho chúng, thường đến vuốt ve, tâm sự, khuyên giải, tập cho chúng niệm
Phật, cầu cho chúng được vãng sanh… nhiều con vật có linh ứng tốt, chúng cũng
hiểu được ý của mình và niệm Phật theo. Nếu được vậy thì mình cũng có thể cứu
độ được chúng nó. Kết quả này, xét cho cùng, cũng là nhân duyên của chúng đã
đến lúc thoát nạn vậy.
Ví dụ, con chuột lắt của Ngaì Hạ Liên Cư đã vãng sanh cùng ngày với Ngài, nó
được Ngài nuôi và mỗi ngày đều theo Ngài đi kinh hành niệm Phật. Khi Cụ đứng
vãng sanh, thì trong ngày đó, nó cũng đứng vãng sanh luôn.
Cho nên, khi con vật chết, chúng ta nên niệm Phật cho chúng, khai thị cho
chúng, cầu nguyện cho chúng được vãng sanh về Tây phương. Đây là điều nên làm.
Thành tâm làm, rất tốt. Còn chúng được vãng sanh hay không thì không ai dám quả
quyết.
Hễ nó có linh cảm tốt, chúng biết niệm theo, cầu vãng sanh thì cũng có thể vãng
sanh. Còn tâm trí chúng vẫn mê muội, thì hộ niệm sẽ kết thêm chủng tử Phật cho
chúng, cầu cho tương lai được duyên lành với Phật pháp, thế thôi.
Ngay cả việc hộ niệm cho một người, đâu phải ai đuợc hộ niệm cũng được vãng
sanh đâu! Chỉ người nào tin tưởng, tha thiết phát nguyện, và niệm hồng danh
A-di-đà Phật mới được, còn người không tin tưởng, không chịu niệm, hoặc có niệm
mà không muốn về Cực lạc thì cũng đành chịu thua!
Phật không độ kẻ vô duyên! Vô lượng vô biên chúng sanh chết bị rơi vào các cảnh
giới đọa lạc, chư Phật biết vậy nhưng cũng không thể cứu được, vì họ không có
duyên với Phật. Họ chống báng, bài xích, làm điều ngược lại với Phật pháp… Họ
là hạng chúng sanh vô duyên với Phật vậy.
Hải Sơn muốn cứu con chó thì hãy thành tâm hồi hướng công đức cho nó, thành tâm
đem hết tình thương mà khuyên giải nhiều lần, cầu mong cho nó được thoát nạn
súc sanh, sanh thẳng về cõi Tịnh-độ có lẽ hay hơn cầu sanh làm người. Cứ làm
vậy, được hay không, sanh về đâu… thì còn phải tùy duyên của nó.
Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có Linh tánh, Hữu Tình thì có Phật tánh, Vô
Tình thì có Pháp tánh. Phật tánh hay Pháp tánh đều là tánh linh.
Có tánh linh thì có thể giác ngộ. Hữu tình thì có thể tự giác ngộ. Vô tình thì
nương theo sự giác ngộ của hữu tình mà được giác ngộ theo.
Trong kinh Hoa Nghiêm Phật nói, Y Báo nương theo Chánh Báo mà chuyển. Cháu hàng
ngày đem tâm thương yêu, cứu độ… mà nói chuyện, khuyên giải con chó, thì Hải
Sơn là Chánh Báo, con chó là Y Báo. Tâm Hải Sơn phải thành khẩn thì mới mong
được cảm ứng. Hãy cố gắng thử coi. Chắc chắn còn nhiều thử thách trong việc cứu
độ này!
Hỏi số 11:
Nếu một người bị đọa (Địa ngục), phát tâm sám hối hay thực
hành Bát Nhã Tâm Kinh, “không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không”,
nghĩa là lúc nào cũng quán tưởng những hình ảnh mà mình đang chứng kiến là
không có thực, vậy thì địa ngục có biến mất không?
Trả lời:
Quán tưởng được vậy thì hay quá!
Nhưng liệu có quán tưởng được không? Người hạ ngu phàm phu thường hay quán
tưởng bậy bạ, quán lạc đường nhiều lắm! Cho nên, nói thì hay lắm, nhưng làm
không được. Vậy thì nên cẩn thận mới tốt..
Chư Tổ sư khuyên chúng sanh trong đời này đừng nên dụng công theo các pháp quán
tưởng, dù rằng pháp quán tưởng được Phật nói trong kinh điển. Vì sao vậy? Thật
ra, những pháp quán này chỉ dành cho hàng Bồ tát, hàng thượng căn thượng trí
hành mà thôi, không phải dành cho hàng chúng sanh hạ ngu trong thời mạt pháp
này đâu!
Quán tưởng chưa sâu bằng “Chiếu Kiến”. Quán Chiếu mới thật sự thấy sự
thật Chơn Tánh của pháp giới, của vũ trụ nhân sanh. Đây là điều ngoài giới hạn
hiểu biết của chú rồi!
Tốt nhất, hãy mau mau thật thà niệm Phật, cầu Phật gia trì để cuối đời vãng
sanh. Vãng sanh xong mới có tư cách luận bàn nổi những huyền nghĩa này. Còn bây
giờ, chúng ta nói đến chẳng qua là sự phiếm luận. Hay nói rõ hơn, chỉ là
“Tà tri tà kiến”. Không tốt!
Hỏi số 12:
Trong
một cuốn sách khác con đọc, cũng có nói rằng chính Diêm Vương và các vị Chủ
ngục cũng bị hành hạ 3 lần một ngày? Có phải tại vì họ hành hạ những người bị
đọa quá khắc nghiệt quá mà phải chịu đựng như vậy hay chính họ phải trả nghiệp
của họ?..
Trả lời:
Chú chỉ chuyên niệm Phật. Niệm Phật
rất cần nhất tâm. Muốn nhất tâm thì không được tham việc nghiên cứu sâu rộng,
vì càng nghiên cứu rộng thì càng loạn lâm, càng gặp nhiều chướng nạn, chắc chắc
là điều không tốt cho người muốn niệm Phật cầu vãng sanh!
Chính vì thế mà kiến thức của chú kém lắm! Ngay cả điều Hải Sơn đưa ra này
chính chú chưa biết đến, cho nên không dám bàn thêm!
Nếu cháu muốn thì hãy điều tra thêm cho rõ, xem thử từ trong kinh nào? Có huyền
nghĩa nào khác không?…
Còn nếu muốn nhất tâm niệm Phật thì những kiến thúc này tạm thời bỏ qua đi mới
tốt. Tìm hiểu nhiều quá để mất vãng sanh, thì lo chuyên vãng sanh thoát vòng
sanh tử, há không hay hơn sao?…
Ngài Tịnh Không thường nói, Pháp Phật cũng phải buông xuống để đi thành Phật,
hà huống không phải là pháp Phật. Đây cũng là lời Phật dạy trong kinh Kim Cang.
Người biết đường thành Phật thì hãy buông hết mấy thứ lủng củng xuống để được
nhẹ nhàng đi làm Phật, chứ đèo bồng làm chi các gánh “Pháp” đó cho
nặng. Phật dạy, “Qua sông liệng bè”. Người biết Tín-Nguyện-Hạnh là
người một đời này qua sông đó, đừng mang đủ thứ trên vai nữa mà trì trệ đường
giải thoát.
Các vị Quỷ Vương ở dưới địa ngục đều là Bồ-tát thị hiện, điều này có nói trong
kinh. Chuyện hành hình ở điạ ngục thực ra cũng không phải ai hành hình mình
đâu. Chính cái cảnh giới từ chính trong tâm của họ hiển hiện mà hành hình họ
đó.
Chính vì vậy mà Bồ tát xuống điạ ngục để cứu vớt chúng sanh cũng khó khăn mới
cứu được. Vì tất cả đều phát xuất từ trong tâm của họ ra ra. Phật Bồ tát chỉ
khuyên chúng sanh bó ác làm thiện, niệm Phật thoát nạn. Tự họ phải cứu họ.
Người nào nghe lời khuyên, cải đổi tâm tánh thì thoát điạ ngục, người nào cố
chấp không nghe theo, cứ để tâm hận thù, ganh tỵ, đố kỵ thì sẽ tiếp tục chịu
hành hình từ kiếp này sang kiếp khác.
Tất cả các quỷ sứ, hình phạt, địa ngục đều chiêu cảm từ trong tâm hiện ra. Các
Ngài “Quỷ Sứ”, nếu có hiển hiện, thi họ chỉ là những người chấp pháp,
chứ không phải là người hành hạ chúng sanh.
Giống như người thường nằm ác mộng, có người bị ac mộng ghê rợn từng đêm từng
đêm, mỗi đêm càng nặng hơn. Họ sống tại dương gian này mà đau khổ có khác gì
trong địa ngục. Trong ác mộng họ thấy có người chém, đâm, bóp cổ, hành hạ họ đủ
cách… Nhưng thật ra có ai hành hạ họ dâu?
Vì lâm vào cảnh giới này mà nhiều người phải điên loạn luôn, phải tự tử
chết…. Tất cả đều là giả huyễn hết. Nhưng chính họ bị vướng vào đó, họ thấy
có thực, rõ ràng. Nhất định không thể chối bỏ được!
Nếu chính họ ngộ ra, đó chỉ là giả huyễn, thì tự nhiên hết. Lý đạo là vậy,
nhưng giải quyết vấn đề không phải dễ! “Quán Tưởng” được sự việc đều
hão huyền không phải là khả năng của người phàm phu. Nghĩa là, có quán gì quán
cũng mù mịt. Có tưởng gì tưởng vẫn bị hành hình. Nói rõ hơn, khó thể thoát nạn!
Cách tốt nhất là niệm Phật. Niệm Phật thì khỏi niệm ma, khỏi niệm Quỷ, khỏi bị
sợ hãi, khỏi bị kinh hoàng, nghĩa là thoát khỏi các cảnh khổ đó. Niệm Phật thì
được chư Thiên Long Hộ pháp bảo vệ, chư Bồ tát gia trì, được Phật gia trì, tự
nhiên tâm hồn sẽ an tịnh. Tâm an tịnh sẽ hưởng cảnh giới an tịnh.
Chúc Hải Sơn thành tâm niệm Phật, thường xuyên niệm Phật. Cứ niệm Phật tự nhiên
tâm sẽ sáng, gọi là Minh Tâm mà Kiến Tánh vậy
(Chứ chú không chúc Hải Sơn nghiên cứu nhiều).
Hỏi số 13:
… đi hộ niệm cho 1 cô phật tử (cô phật tử này thường hay
cúng dường đồ tứ sự cho chư tăng – việc làm này rất lâu năm rồi), do phải đi bộ
nên khi đến nơi thì cô phật tử này đã tắt thở khoảng 1 tiếng đồng hồ, … (vị
này) lấy tay sờ vào thân thở cô phật tử này thì thấy lòng bàn chân nóng, …
(Vị này) mới nói là: “CÁC CON, PHẬT TỬ NÀY ĐỌA ĐỊA NGỤC RỒI CÁC CON
AH” bây giờ thầy trò mình niệm PHẬT để cứu cô phật tử này, thế là … (Vị
này)cùng với 5 … (vị khác) niệm PHẬT liên tục được 2 tiếng đồng hồ, sau 2
tiếng đồng hồ … (Vị này) dùng 2 BÀN TAY đặt vào 2 lòng bàn chân của cô phật
tử này (giống như dùng nội lực của mình đẩy hơi nóng của lòng bàn chân lên
trên) kết quả là TRÊN NGỰC NÓNG. … (Vị này) nói:” THẦY TRÒ MÌNH CHỈ ĐỦ
KHẢ NĂNG CỨU CÔ PHẬT TỬ NÀY LÀM NGƯỜI TRỞ LẠI THÔI.” sau đó … (Vị này)
và 5 … (vị khác) không niệm phật nữa, ra về…
Trả lời:
Kính Thầy HP,
Diệu Âm hơi phân vân rằng, không biết câu chuyện này có đúng chính xác như đã
kể hay không? Nếu đúng như vậy thì có nhiều chỗ hơi “lúng túng!”…
Nói điều liên quan đến Phật pháp, Diệu Âm học sao nói vậy, chứ không dám quanh
co, cũng không dám nói trái lệch với những gì đã học được. Cho nên, nếu có điều
gì không vừa lòng xin thầy tha thứ.
Trước khi đi vào câu hỏi chính phía sau, Diệu Âm sẽ dựa theo pháp hộ niệm vãng
sanh, xin nêu ra đây những “điều lúng túng!” đã xảy ra chung quanh
câu chuyện.
Thứ nhất, chính cô PT này không tu Tịnh Nghiệp, không biết niệm Phật, không
biết đường vãng sanh. Cô ta chỉ là người tu phước thì khó lòng được vãng sanh
Tịnh độ!
Thứ hai, cô PT đã tắt thở cả tiếng đồng hồ rồi mới có người tới “hộ
niệm”. Như vậy thì quá trễ. Hộ niệm cần phải thực hiện trước khi lâm
chung, ngay thời điểm lâm chung, và suốt thời gian sau khi tắt thở ít ra 8 giờ
đồng hồ niệm Phật không gián đoạn. Câu chuyện hộ niệm này không thực hiện được
những điều này.
Thứ ba, thân nhân trong gia đình hình như không có ý niệm gì về hộ niệm. Vì,
nếu có người trong nhà biết pháp hộ niệm thì chắc đã nhắc nhở đến rồi. Ở đây
hình như chỉ để người chết như vậy một cách im lìm, buồn hiu, không có một
tiếng niệm Phật bên cạnh.
Thứ tư, người tới “hộ niệm”, nhưng xin thưa thực, cách hộ niệm có
nhiều điểm khác lạ. Nếu lấy pháp hộ niệm của Tịnh độ tông, thì cách hộ niệm ở
đây đã phạm đến nhiều điều cấm kỵ như:
– Mới chết 1 giờ đã đụng chạm vào thân xác để thăm dò.
– Niệm Phật mới được 2 tiếng đồng hồ lại đụng chạm vào thân xác nữa để thăm dò
tiếp,
– Hộ niệm mà dùng chưởng lực hay nội công gì đó của mình để đẩy thần thức lên,
(lạ quá!)
– “Hộ niệm” mới được 3 giờ sau khi chết, đã vội vàng bỏ ra về.
Nếu nói đến các cách hộ niệm khác thì Diệu Âm không biết. Chứ còn dựa theo pháp
Hộ niệm vãng sanh của Tịnh Tông mà xét, thì sự hộ niệm kể trong câu chuyện này
không được hoàn chỉnh. đầu không hoàn chỉnh, giữa không hoàn chỉnh, cuối cũng
không hoàn chỉnh luôn!
Đầu không hoàn chỉnh, nghĩa là khoảng thời gian trước khi xả bỏ báo thân, chung
quanh người chết không có một dấu hiệu gì liên quan đến việc trợ niệm vãng
sanh, không có người niệm Phật.
Cô Phật tử chỉ chuyên cúng dường tứ sự cho chư Tăng, có nghĩa là cô đó là người
tu phước, không chủ tâm niệm Phật, không tha thiết nguyện vãng sanh,
Tín-Nguyện-hạnh không có, không biết đường về Tây-phương Cực-lạc. Không tu
“Tịnh Nghiệp”, thì chắc rằng khó mà biết đến pháp hộ niệm vãng sanh.
Thực ra, hộ niện cần phải chuẩn bị trước, càng sớm càng tốt. Trong lúc đang
khỏe mạnh, đang tu hành thì phải lo tìm hiểu, học tập và biết cách “Hộ
niệm” rồi. Đến lúc lâm chung là giai đoạn cao điểm, và khi tắt hơi cho đến
tối thiểu 8 giờ sau là giai đoạn chót để hoàn thành việc hộ niệm. Chứ hộ niệm
không phải đợi chết rồi mới tìm người tới tụng kinh niệm Phật đâu.
Giữa không hoàn chỉnh, từ chỗ không tu tịnh nghiệp, không biết hộ niệm, nên
thường cứ chờ chết rối tính sau. Người sống mờ mịt không biết làm gì. Người
chết mờ mịt không biết đường nào để đi. Thật sự, tương lai quá mờ mịt đen tối!
Ngược lại, chính vì không biết nên người thế gian thường có những hành động sai
lầm. Nói rõ hơn, có thể những điều cấm kỵ đã bị phạm phải rất nhiều trong suốt
những ngày cô ta sắp rời bỏ báo thân. Cụ thể như:
– Tâm tham chấp thế gian không xả. Trước cảnh bệnh sắp chết chắc chắn sợ chết,
lo âu, bất an, hãi kinh.
– Không biết đường giải thoát tam giới nên chới với trong nghiệp báo, bị nghiệp
chướng hiện hành, nghiệp khổ báo hại.
– Lúc đau bệnh không ai khai thị, hướng dẫn, nhắc nhở việc niệm Phật vãng sanh,
mê muội dễ bị vướng cạm bẫy của oan gia trái chủ.
– Lúc sắp chết bị sự buồn thảm, than thở, u sầu: làm cho tâm rối như tơ vò.
– Lúc lâm chung bị người thân khóc lóc, kêu gào thảm thiết, khiến tâm rối loạn
càng thêm rối loạn.
– Lúc tắt hơi bị người nhà ôm ấp, níu kéo, va chạm… làm cho đau đớn đến hồn
kinh phách lạc.
Nhiều gia đình còn phạm thêm các điều kỵ khác nữa như:
– Người bệnh vừa mới tắt hơi thì đem xác đi tắm rửa, thay áo quần.
– Vội vã mời bác sĩ đến chích thuốc chống rã, chống hư thối.
– Kình cãi với nhau, bất đồng ý kiến, gây náo loạn bên người chết.
– Tẩn liệm quá sớm (do coi ngày coi giờ?).
– v.v…
Những điều đại cấm kỵ này mà bị phạm phải thì thật là tội nhiệp cho vong nhân!
Đây chính là những duyên xấu do hoàn cảnh và người thân đem đến, khiến cho thần
thức người chết bị đọa xuống cảnh giới đen tối.
Người biết rõ phương pháp hộ niệm có thể ngăn ngừa được tất cả những ách nạn
này.
Cuối không hoàn chỉnh, chính là sự hộ niệm có nhiều điểm sơ suất:
– Mới 1 tiếng đồng hồ đã thăm dò hơi ấm. (Hơi ấm trong khoảng thời gian này
không thể chính xác được!).
– Hộ niệm thiếu thành khẩn, thiếu lòng ngưỡng cầu Phật gia trì. Cụ thể như
không cầu Phật lực của đức Di Đà tiếp dẫn, mà lại dùng nội công của mình để
đẩy(!). Đây là tự mình thay thế Phật để tiếp độ(?). Pháp hộ niệm này hơi lạ
lùng!
– Khởi tâm hiếu kỳ trong khi hộ niệm, vì vừa hộ niệm vừa thăm dò hơi ấm.
– Niệm Phật quá ít, quá ngắn đã bỏ ra về. Chưa đủ an toàn. Nên nhớ, những điểm
ấm trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ cũng không thể chính xác được.
– Không có lời khai thị hướng dẫn cho thần thức tín-nguyện-hạnh vãng sanh
– Không có lời điều giải đối với oan gia trái chủ để gỡ nạn cho người chết.
Nói chung, sự hộ niệm đã có nhiều điểm sơ suất!
Hỏi:
1. cô phật tử này thường cúng dường đồ tứ sự cho chư tăng. TẠI SAO LẠI BỊ ĐỌA
ĐỊA NGỤC? (vì HP đọc trong các kinh thấy nói rằng: phước đức cúng dường đồ tứ
sự cho chư tăng rất lớn).
Trả lời:
Cúng dường là tu phước, tu phước thì tạo nhân phước, nhân phước thì hưởng
phước. Nhất định không thể nói cúng dường tứ sự cho chư Tăng mà bị đoạ địa ngục
được.
Có thể, trong suốt thời gian tu hành, ngoài hình thức cúng dường ra, co ta đã
sơ ý phạm phải những lỗi lầm khác, khởi tâm động niệm vướng vào các điều tham
sân si mà bị nạn đó thôi.
Người tu phước mà không biết giữ gìn phước thì phước mất trụi lũi. Ví dụ, tu
phước mà khoe khoang, cống cao, ngã mạn, ganh tỵ, thị phi, cho mình hay, chê
người dở… nói chung chấp trước dẫy đầy, thì phước đâu còn nữa. Ngược lại hoạ
đến trùng trùng!
Tu phước là nhân hưởng phước, nhưng ngu si thì nhân sanh vào hàng súc sanh. Tu
phước mà ngu si thì thành súc sanh để hưởng phước. Có những con vật hưởng phước
rất lớn, ví dụ con chó trong nhà người tỷ phú.
Tu phước thì hưởng phước, nhưng thường để tâm sân giận thì tạo nhiều chủng tử
địa ngục. Lúc chết nổi cơn sân giận coi chừng bị xuống địa ngục chịu nạn trước,
còn phước thì chờ cơ duyên sau này.
Tu phước thì hưởng phước, nhưng tự hào về việc tu phước, thường cống cao ngã
mạn thì coi chừng thành A-tu-la để hưởng phước.
Tu phước dù cho có lớn tới đâu, nghiệp thiện dù lớn tới đâu, cũng chì là phước
báu nhân thiên, nhiều lắm thì cũng chỉ đầu sanh lại trong tam thiện đạo là
cùng. Nhất định không thể thoát tam giới.
Cô này tu phước, không biết tu huệ, thì cơ hội thoát ly sanh tử luân hồi quả
thật mờ mịt. Đường tu hành thật sự còn nhiều điểm thiếu sót!
Làm thiện mà chấp vào việc thiện thì không còn là thiện nữa! Phật dạy, tu phước
có hai loại: “Hữu tướng tam luân” và “Vô tướng tam luân”.
Tam luân là: Người bố thí, người nhận bố thí và vật bố thí.
“Hữu tướng tam luân” là bố thí cúng dường mà còn biết rằng mình bố
thí cúng dường,còn biết người được bố thí cúng dường, còn nhớ món tiền mình bố
thí cúng dường, thì sự cúng dường này không có công đức. Hữu tướng tam luân
không thể liễu thoát sanh tử.
“Vô tướng tam luân” hay “Tam luân thể không” là bố thí cúng
dường nhưng phải biết quên nó đi, đừng để nó vướng trong tâm, thì việc thiện
này mới có công đức, trợ giúp tích cực cho việc tiến tu đạo nghiệp. Người niệm
Phật tu bố thí cúng dường, nhưng đừng chấp tại đó, hằng ngày cứ đem tất cả
phước lành gì tu được hồi hướng cho tất cả chúng sanh, hồi hướng về Tây phương
cầu vãng sanh, thì phước lành này biến thành tư lương để vãng sanh.
Phước và Huệ đều tu mới viên mãn đường đạo. Phước là Sự, huệ là Lý. Sự là bố
thí, cúng dường, làm thiện, Lý là tâm nguyện giải thoát. Chỉ tu phước thiện,
không lo đường giải thoát, thì tương lai còn lắm gian truân!
Ngài Tĩnh Am đại sư nói, “Thiện nghiệp càng lớn, sanh tử càng nặng”,
là lời cảnh cáo những người tu thiện nhưng chấp vào việc thiện. Đã chấp vào
việc thiện thì không giải quyết được chuyện sanh tử luân hồi. Còn ở trong luân
hồi thì còn vướng vào nghiệp báo. Còn theo nghiệp thì ách nạn còn trùng trùng.
Kinh Hoa nghiêm có nói, “Quên phát Bồ-đề tâm, mà làm việc thiện, thì toàn
là nghiệp của ma”. Người không có tâm thoát ly sanh tử, không có tâm vãng
sanh thành đạo, mà cứ chuyên lo làm việc thiện, thì việc thiện này trở thành
nghiệp ma. Vì sao vậy? Vì không ra khỏi tam giới thì vẫn trong vòng kiểm soát
của Ma Vương. Ma oán, ma sự, ma chướng, nghiệp chướng, oan gia traí chủ chướng,
báo chướng… nhất định phải đối đầu, không trước thì sau.
Cho nên, hướng dẫn tu hành phải chỉ đường tu cho chánh, cho thẳng, cho liễu
pháp, chứ không nên sơ ý chỉ nửa vời, mông lung, “Bất liễu giáo”, làm
cho chúng sanh lạc đường. Tội nghiệp khá lớn!
Điển hình, tại sao cô PT này tu hành lâu năm mà còn bị nhiều sơ suất vậy?
Ta thử nêu ra một số trường hợp thường tình, trong đó có thể cô ta đã vướng
phải chăng.
– Một là, ý niệm rằng tu hành chỉ là việc làm lành, lánh dữ là đủ.
– Hai là, suốt đời chưa có dịp nghe được ai giảng đạo lý thoát lý sanh tử luân
hồi, đạo lý niệm Phật vãng sanh Cực-lạc, nên không biết đường nào tu cho đúng.
– Ba là, có thể có nghe pháp, nhưng không hợp căn cơ. Nghĩa là, toàn là những
đạo lý huyền diệu, cao siêu. những pháp vi diệu của hàng thượng căn cao vút
trên mây xanh. Lý hay, nhưng làm không được, lại sinh ra vọng tưởng.
– Bốn là, có thể vì không biết đường giải thoát nên chính cô ta đã tự nguyện tu
đường lục đạo luân hồi.
– Năm là, mỗi lần làm phước đều được tiếng khen. Thấy vậy tưởng là đủ, là ngon,
là đắc… Có ngờ đâu, bên cạnh nhân phước này đã có rất nhiều nhân họa xảy ra.
Kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện có nói, ở cõi Nam-diêm-phù-đề này, chúng sanh
khởi tâm động niệm, không có gì là không nghiệp. Như vậy làm sao cô ta tránh
khỏi tạo nghiệp chướng!
– v.v… và v.v..
Suốt đời tu phước, tâm cứ lần quần trong chuyện phước báu thế gian thì ngàn đời
vạn kiếp không có ngày thoát ly tam giới.
Người không tu thì không biết đạo. Người có tu hành thì gọi có đạo. Có đạo
nhưng chỉ biết cái đạo “Bất liễu giáo”, cứ tu lần quần trong ngõ cụt,
không biết đâu là đường thành đạo, thì rõ ràng, rốt cuộc cũng uổng phí công phu
tu hành.
Xin hỏi rằng, trách nhiệm này quy cho ai đây?
Hỏi 2:
Sư phụ của vị … này đã dùng nội lực của mình đề vận chưởng đẩy hơi nóng từ
lòng bàn chân lên trên ngực của người lâm chung. Vậy có đúng với luật nhân quả
không?
Trả lời:
Phương pháp hộ niệm này lạ quá. Trong pháp hộ niệm của chư Tổ sư Tịnh độ tông
Trung quôc truyền lại không có nói đến cách vận chưởng này. Hơn nữa trong vòng
3 tiếng đồng hồ sau khi tắt thở chưa thể xác quyết đường tái sanh. Diệu Âm
không biết, nên không dám bàn đến.
Hỏi 3:
Nếu như những vị học tăng này niệm Phật tiếp tục khoảng 1 thời gian nữa có thể
cứu cô này được vãng sanh hay không?
Trả lời:
Trong kinh nghiệm hộ niệm, khi gặp trường hợp bị trở ngại, người đi hiện tướng
xấu, hoặc không tốt lắm, nhiều BHN đã phát tâm hộ niệm thêm, thành khẩn khai
thị, thành khẩn điều giải oan gia, gia đình thân nhân thành tâm lạy Phật cầu
gia bị, thay người chết sám hối nghiệp chướng… có nhiều trường hợp liền sau
đó đã chuyển tướng, từ xấu thành tốt đẹp vô cùng. Thật bất khả tư nghì!
Nhưng điểm chủ yếu, vẫn là chính người đang bị nạn đó có chịu hồi đầu hay
không.
Người niệm Phật quyết lòng vãng sanh thành đạo, thì hãy tập buông xả, mau mau
buông xả thế trần xuống.
HT Tịnh Không dạy: Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật.
Hỏi số 14:
Kính gửi anh Diệu Âm !
Bài của anh Diệu Âm viết hay quá. Anh Diệu Âm giảng rất dễ dàng cho bạn đồng
tu, không cầu kỳ, không dung từ cao siêu, ai cũng hiểu được, thật là quý hóa!
TH đồng ý hoan hỷ với anh Diệu Âm ở chỗ là mình không có sợ Ma là vì “Nhat
thiet duy tâm tao” kia mà!
Nhưng có một điểm nàyTH, xin thưa với Anh Diệu Âm,
Hồi năm ngoái, … mình đi thăm một ngôi chùa VN. TH vừa bước chân vào ngôi
chùa đó, mình có cảm giác ở đây sao có nhiều âm khí quá,…
… nơi đây ngày trước là một nghĩa trang, bán đất rất rẻ, cho nên mới mua cất
chùa.
” TH nói… nên mời Vị Thầy nào có đức độ, đến lập đàn tràng Cúng Mông Sơn
Thí Thực Cô Hồn để cho những vong linh được siêu thoát, chứ không thì các vong
linh phá phách làm sao ai ở trong chùa này được!”
Ba tháng sau, chùa gặp chuyện lủng củng quá rắc rối, … Tình hình đến nay cũng
được 9 tháng rồi, cứ vẫn lủng củng, càng khó hơn nhiều, Ma Vương Sống đến phá
chùa + với Ma Chết đã nằm dưới đất. Lạ lắm!….
…. Có một Thầy chịu đến để làm lễ cho Vong Linh, hẹn đến rồi giờ chót cũng
chạy trốn luôn…! Tình hình cứ như vậy, có chùa khang trang mà không có một Vị
nào ở tại đó được hết… TH thấy tương lai chùa đó sẽ thành Viện Bảo Tàng! Thật
là quá uổng biết bao sức lực tiền của…!
… nay nhân dịp bài này, có người đưa ra câu hỏi về “Ma Chướng
Ngại”, cho nên TH mới dám đưa ra vấn đề này,
… Chùa này đang gặp Pháp nạn, phải gỡ ra bằng cách nào đây?
….
Thoai Hoa
Trả lời:
Nhiều nơi tu hành mà người ta không
tin chuyện quỷ thần, hành động không cẩn thận, nên thương gặp nhiều chướng
ngại.
Ví dụ khi đốn cây, phá rừng họ làm đại, hành động này làm tiêu tan nhà cửa của
chư vị quỷ thần. Khi cất chùa mà phá hại nơi ở của họ, không một lời điều giải.
Thật là tức tửi!
Phá nghĩa địa, lập chùa, v.v… mà quên việc điều giải này sẽ gây khó khăn cho
chúng đẳng vong linh, cho chư vị quỷ thần… cũng không ngoại lệ.
Cất chùa để chúng sanh tu hành, nhưng nhiều nơi tu hành không được trang
nghiêm, không thanh tịnh, không chánh pháp, nên việc tu hành khó tạo được công
đức, không giúp cho chư vị đó siêu thoát..
Những chuyện này xảy ra khắp nơi. Mình không đủ sức tham gia vào đâu. Tất cả
đều tùy duyên mà thôi.
Chúng ta không nên chen chân vào đó. Nơi nào tốt mình tới tu hành niệm Phật.
Nơi nào lộn xộn mình nên tạm lánh xa, chứ không biết cách nào khác hơn, vì lực
của mình không thể hóa giải tất cả ách nạn của thế gian đâu. Chính Diệu Âm này
cũng chỉ là phàm phu tục tử, tội chướng sâu nặng, thì làm sao hóa giải được
chuyện này?
Thành tâm nguyện cầu cho pháp giới sống an lành phúc lạc, chúng sanh nghiệp
chướng tiêu trừ. Ngày ngày tu hành nên hồi hướng chung cầu cho thế giới hòa
bình tiêu tai giải nạn. Hồi hướng cho oán thân trái chủ, cửu huyền thất tổ,
chúng đẳng vong linh, tất cả chúng sanh đều được siêu thoát.
Diệu Âm
Hỏi số 16:
HT Tịnh Không, trong Tam thời hệ niệm hay nhắc lại lời dạy
của Tổ Ấn Quang về Qui tắc tu học cho Đạo tràng trong thời mạt pháp: 20 người,
quanh năm chỉ niệm Phật, không làm pháp sự…Nhưng khi có tai nạn… Ngài lại
dạy đọc tụng Tam thời hệ niệm, hoặc làm pháp hội. Vậy chúng ta nên hiễu và làm
như thế nào cho đúng lới dạy của ngài ?
Trả lời:
Niệm Phật là chính mình phải chuyên trì để chắc chắn được
vãng sanh. Trong hướng này, kiểu đạo tràng nhỏ và thanh tịnh của Ấn Quang đại
sư là tốt nhất để người niệm Phật được thành tựu trong thời mạt pháp này.
Còn tụng tam thời hệ niệm để cứu vong nhân thoát nạn, cầu siêu cho chúng đẳng
vong linh, cầu tiêu tai giải nạn cho thế giới. Vì thế giới hiện giờ tai nạn xảy
ra nhiều quá. Hãy cố gắng cứu tai nạn của chúng sanh.
Việc đầu là tự mình giải thoát, Việc thứ hai là cứu chúng sanh. Vì thấy nhiều
người khổ quá nên lương tâm người tu hành bất nhẫn, quá thương hại, vì lòng từ
bi mà phải làm vậy. Đem công đức này hỗ trợ cho việc vãng sanh, cũng giống như
làm thiện làm lành, phóng sanh, bố thí là Trợ Hạnh, tạo thêm phước hồi hưóng
Tây phương. Người phàm phu tu hành cầu vãng sanh như chúng ta luôn luôn phải
lấy niệm Phật làm Chánh Hạnh.
Người tu hành mà cứ chăm chăm làm việc bố thí, giúp người, làm phước, làm thiện
mà không lo việc vãng sanh thoát vòng luân hồi sanh tử thì đường tu bị sai lầm,
vì dù làm thiện có tốt cho mấy cũng chỉ là phước báo nhân thiên là cùng, không
thể thoát ly tam giới. Ngài Tĩnh Am nói rằng, thiện nghiệp càng lớn, sanh tử
càng nặng, không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Đây là ý nói đến loại người
chuyên tu phước báu, không lo chuyện thành đạo.
Còn cứ lo tu hành giải thoát mà gặp lúc chúng sanh bị ách nạn mình làm ngơ
không cứu, thì tâm từ bi quá yếu. Vãng sanh thì sau này ra sao chưa tới, hiện
thời mà vô tình, vô lương tâm với chúng sanh thì quá thiếu trách nhiệm của một
người tu. Thiếu tình thương thì thiếu phước đức, thiếu phước đức thì rất chướng
ngại khi lâm chung. Nhiều chướng ngại, thì cũng khó được an nhiên vãng sanh
vậy.
Cho nên, tùy duyên mà bất biến. Tùy duyên là nếu mình có khả năng làm thiện thì
nên tham gia, cứu người, góp chút công đức để cứu tại nạn của chúng sanh. Tùy
duyên là tùy sức tham gia, chứ không phải nặn óc, tính toán mà làm đến nỗi phải
chóng mặt nhức đầu, phiền não.
Nếu không có phương tiện thì nhất tâm niệm Phật rồi hồi hướng công đức cũng
được. Niệm Phật là điều bất biến, không thể thay đổi, không thể vì lý do gì mà
bỏ niệm Phật.
Điểm chính vẫn là, dù sao, đường
vãng sanh của mình phải bảo đảm mới được. Không nên vì lo quá nhiều chuyện mà
chính mình mất phần vãng sanh. Như vậy thà mình vãng sanh trước rồi cứu độ
chúng sanh còn hơn!
Ví dụ khác, hộ niệm cho người vãng sanh là điểm quang trọng, quá lợi ích, cần
phải làm, không nên bỏ. Nhưng khi hộ niệm cho một người mà họ không được vãng
sanh thì vì tâm từ bi thương xót, mình nên lập bài vị để tên người đó mà hồi
hướng. Điều này rất tốt, nên làm. Việc làm lớn nhỏ tuy có khác, nhưng mục đích
thì tương đồng.
Chánh hạnh, trợ hạnh phân minh vậy.
Hỏi số 17:
Khi đi hộ niệm, không đủ người phải nhờ sự hỗ trợ của các
nhóm HN khác. Như thế có cần giữ nguyên người khai thị lúc đầu không? Vì nếu
như nhiều người khai thị của nhiều nhóm có ảnh hưởng đến người được HN không?
Trả lời:
Trong một buổi HN, không nên thay
đổi quá nhiều người khai thị, đây là điều tốt, tránh tình trạng ồn ào, làm
người bệnh phân tâm, và nhất là tránh những người hiếu kỳ, không hiểu cách khai
thị phát biểu bậy bạ, nói những lời không thích hợp. Người chưa kinh nghiệm
khai thị nếu sơ ý nói một lời không thích hợp, hay sai pháp làm thay đổi ý
nguyện của người bệnh. Rất khó chuyển đổi tâm ý người bệnh về sau, chứ không có
nghĩa gì khác.
Nhiều nhóm Hộ Niệm cùng Niệm Phật, thì Diệu Âm nghĩ rằng những người trong nhóm
đã có kinh nghiệm khai thị, biết cách hướng dẫn rồi, vậy thì không cần áp dụng
cứng ngắt, hay phân chủ – khách đâu. Uyển chuyển là tốt, bàn bạc với nhau là
tốt, chứ còn phân chia cứng ngắt thường gây xáo trộn… không tốt.
Cho nên, không cần phải giữ nguyên một người khai thị lúc đầu.
Hỏi: Sau khi HN được 8 giờ. Người được HN có hai trường hợp
1-Nóng ở bụng nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác.
2-Nóng ở ngực nhiều và ở đầu không nóng nhưng không lạnh như những chỗ khác.
Như thế thần thức của hai người này đã ra khỏi thân chưa? Trường hợp này xử lý
như thế nào? Nếu gia đình không bằng lòng cho niệm tiếp.
Trả lời: Sau 8 giờ chỉ có thể còn hơi ấm ở một điểm. Nếu còn ấm tại 2-3 điểm
thì nên cẩn thận niệm thêm một số giờ nữa cho thực sự chính xác một điểm ấm
hoặc khi nào toàn thân lạnh hết mới được. Khi thân xác còn ấm nhiều chỗ thì coi
chừng thần thức chưa thực sự ra khỏi thân thể, không được tẩn liệm xác.
1) Nóng ở vùng bụng, đây là điềm xấu, bị đọa ngạ quỷ, không tốt. Nên thành tâm
cầu Phật gia trì, gia đình nên lạy Phật cầu gia hộ, BHN nên phát tâm niệm thêm
4-8 giờ nữa. Khai thị rất cần trong trường hợp này, cầu giải oan gia trái chủ.
Hãy làm hết sức, còn kết quả ra sao thì tùy theo phước phần của người ra đi.
2) Nóng ở ngực có thể được sanh lại làm người. Trong trường hợp này thân xác
cũng có thể được mềm mại, nhưng không viên mãn. Nhưng nếu thành tâm, Ban Hộ
Niệm có thể tiếp tục khai thị, hướng dẫn cho thần thức buông xả việc lưu luyến
con cháu, mau mau thức tỉnh niệm Phật, cầu xin A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp
độ. Nên niệm thêm 4-8 giờ nữa, có thể giúp thần thức tỉnh ngộ mà vãng sanh
Cực-lạc. Lúc đó điểm nóng sẽ chuyển lên đỉnh đầu.
Trong những trường hợp này, bắt buộc gia đình phải thành tâm cầu nguyện, thành
tâm hợp tác tối đa với Ban Hộ Niệm để cứu người thân của họ. Nếu người thân
không bằng lòng thì Ban Hộ Niệm đành phải đình chỉ và ra về. Tất cả đều tùy
duyên phận, chứ không biết cách nào khác hơn.
Hỏi số 18:
Sau khi Hộ Niệm 8 giờ. Ban Hộ Niệm có cần thiết thăm hơi
nóng người được Hộ Niệm ở đâu không? (Để có thể xử lý mọi trường hợp xấu kịp
thời hay là tùy duyên)
Trả lời:
Nên làm. Hãy cẩn thận và thành kính
làm việc này. Không nên làm với tâm hiếu kỳ, nhưng thành khẩn làm vì để coi
người đi có bị chướng ngại nào không, nếu bị chướng ngại thì xử lý kịp thời,
nghĩa là bảo với gia đình và Ban Hộ Niệm nên thành khẩn hộ niệm thêm cho người
ra đi. Nếu được đồng thuận thì tốt, không đồng thuận thì cũng đành tùy duyên
thôi. Có nhiều người thăm thân xác quá lâu, quá nhiều làm cho chúng ta tưởng
tượng rằng họ bắt cái xác chết tập thể dục.
Làm như vậy có vẻ bất kính, nên tránh. Có người, vì muốn biểu diễn sự mềm mại,
cầm tay lắc qua lắc lại, ẵm lên rồi thả mạnh xuống giường, để chứng tỏ cho mọi
người thấy điều “Bất khả tư nghị” của người chết. Đây là điều bất
kính, hãy tránh.
Hỏi số 19:
Như anh Diệu Âm hướng dẫn. Sau thời gian Hộ Niệm, người được
Hộ Niệm chỉ còn hơi nóng ở một điểm hoặc khi nào toàn thân lạnh hết mới được.
Vậy một trường hợp được Hộ Niệm 14 giờ, người được Hộ Niệm ngoài các điều kiện
cần thiết và thoại tướng tốt đầy đủ. Toàn thân người được Hộ Niệm đều lạnh hết
thì trường hợp này như thế nào? (có được Vãng Sanh không?). Cũng không nóng ở
đỉnh đầu.
Trả lời:
Hơi nóng có nghĩa là hơi ấm, hoặc ít
lạnh hơn các nơi khác, chứ không phải nóng “như cái máy sấy tóc”
như có người đã diễn tả đâu. Một người được hộ niệm 14 giờ sau khi tắt thở, có
thể còn hơi ấm ở đỉnh đầu. Tuy nhiên, nhiều khi trong suốt thời gian hộ niệm,
căn phòng mở máy lạnh thường xuyên, hoặc khi trời lạnh quá cũng có thể rất khó
phân biệt. Cho nên, nếu ấm ở đỉnh đầu là cách xác định tốt hơn, mạnh hơn, yên
tâm hơn, chứ không phải luôn luôn như vậy. Ví dụ, có người lúc chết chưa được
vãng sanh, nhờ hộ niệm mà mấy ngày sau mới được vãng sanh thì làm sao còn hơi
nóng? Cuộc vãng sanh của Sư Cô Thích Pháp Giác ở tỉnh Sơn Tây Trung Quốc là một
ví dụ cụ thể.
Cho nên, yếu tố vãng sanh vẫn phải căn cứ theo ba tư lương là TÍN-NGUYỆN-HẠNH.
Người có lòng tin, tha thiết cầu vãng sanh, quyết lòng niệm Phật, trước khi
chết được người hộ niệm khuyên nhắc cẩn thận, bảo vệ an toàn, không bị con cháu
trong nhà ngăn cản, phá hoại, khi ra đi được thoại tướng tốt đẹp cũng có thể
xác định được vãng sanh. Nếu có thêm thoại tướng ấm ở đỉnh đầu thì thêm yếu tố
chắc chắn, giúp cho mọi người an tâm hơn, thế thôi.
Nói chung, càng có nhiều thoại tướng tốt, càng vững tâm. Càng nhiều sự cản phá
càng khó khăn cho người ra đi. Người Hộ Niệm chúng ta cứ thành tâm cứu độ chúng
sanh, cố gắng giảm thiểu mọi rủi ro cho họ, mong cho người ra đi được hoàn mãn,
là được. Còn mọi chuyện đều tùy duyên.
Hỏi số 20:
Người được Hộ Niệm là một em bé hơn 10 tuổi bị bệnh ung thư
chờ chết. Em chịu niệm Phật và phát nguyện vãng sanh nhưng lại đòi mua đồ chơi,
theo anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hộ niệm cho một người, luôn luôn tìm
cách thỏa mãn những yêu cầu của họ. Một đứa bé 10 tuổi thích đồ chơi là chuyện
bình thường, trước lúc chết các em còn thích được chìu chuộng, thích người chăm
lo, thích người thương yêu bảo vệ… tất cả đều là chuyện bình thường. Người
lớn mà đôi khi còn thích như vậy, huống chi là trẻ em.
Cho nên, hãy mua đồ chơi cho nó và nói rằng về Tây Phương muốn có đồ chơi gì
thì có liền, không cần đi tìm mua như ở đây. Thần thông đạo lực ở Tây Phương vi
diệu, bay lượn khắp không trung, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, muốn cái nhà
bay lên không thì cái nhà bay lên không… muốn cái gì được cái đó. Còn ở đây,
mấy thứ đồ chơi này họ làm để chơi tạm vài bữa thì hư, đâu có gì là hay… Lợi
dụng sở thích của em mà khuyến tấn thêm, chứ không phải ngăn các em nhé. Đây
không phải là chấp trước, mà lợi dụng sở thích để hướng dẫn, khuyến khích.
Một em bé mà biết niệm Phật, biết cầu vãng sanh thật sự là tốt lắm rồi. Hãy tận
dụng tâm lý để thuyết phục và uyển chuyển khuyên nhắc mới thành công được.
Hỏi: Khi Hộ Niệm người khai thị có cần thiết ngồi khai thị liên tục (ngồi gần
nói nhỏ và các thành viên vẫn niệm Phật) hay chỉ khai thị như anh hướng dẫn
trong các đĩa Hộ Niệm cho cô Kim Phượng, Cụ Hồ Thị Lan v.v..?
Trả lời: Câu hỏi này hay lắm!
Nhiều Ban Hộ Niệm, Diệu Âm thấy người khai thị nói liên tục bên tai người bệnh.
Đây là điều không tốt, dễ làm người bệnh loạn tâm, tức bực, hoặc khó chịu. Có
nhiều khi vì mình nói hoài, bắt họ phải chú tâm nghe hoài, làm họ bực mình, tự
ái, phiền não… mà không muốn mình Hộ Niệm nữa đó.
Khoảng 1 giờ hoặc 30 phút nhắc nhở một lần là đủ rồi. Nếu người có tín tâm
vững, có phát nguyện tha thiết, thường ngày biết niệm Phật tu hành nhiều v.v..
thì nhiều khi khỏi cần khai thị nữa. Xin mọi người hãy nhiếp tâm niệm Phật để
người bệnh cũng nhiếp tâm niệm theo thì tốt hơn.
Cụ Hồ Thị Lan, khi Diệu Âm tới thì cụ đã bị mê man nằm im thiêm thiếp. Hỏi gia
đình thì biết Cụ không niệm Phật tốt mấy, con cháu trong nhà chưa vững lắm về
pháp Phật… chính vì vậy mà Diệu Âm khuyên giải khá nhiều trong những ca Diệu
Âm đến HN, nhưng ít ra cũng 30 phút mới nói một lời ngắn. Coi trong video thấy
khai thị nhiều là do hộ niệm nhiều lần, và người quay phim quay nhập lại, không
có chia ra mà thôi.
Sau khi cụ tắt hơi, thấy thoại tướng không được tốt, nên trong 4 giờ đầu Diệu
Âm nói thêm. Khi thấy tướng đã chuyển đổi thì Diệu Âm an lòng ra về… Trước
khi ra về có dặn mấy đồng tu tiếp tục niệm Phật là đủ, không cần nói thêm gì
nữa.
Riêng Cô KIM PHƯỢNG, như mọi người đều biết, cô bị chướng nạn rất nặng nên Diệu
Âm phải cố gắng hết sức để điều giải oan gia trái chủ, (chắc Văn Tập đã biết
chứ?). Hòa giải xong việc oan gia nhập thân thì cô mới ra đi được. Khi cô ra đi
rồi, trong vòng 2 giờ đầu, vẫn cần sự hướng dẫn để ngừa các chướng nạn vẫn đeo
theo cô. Đây là điều tốt. Đến khi thấy rõ sự chuyển tướng khá rõ rệt, đây là
điều cảm ứng tốt, nên Diệu Âm an tâm ra về.
– Có nhiều cuộc hộ niệm, người khai thị nói nhanh quá, nói cứng quá, nói cao
ngạo quá, hoặc sơ ý không giữ sự thành kính với Tam Bảo, hoặc nói quá cứng khi
hóa giải oan gia trái chủ… đây cũng là điều không tốt lắm, cần nên chú ý sửa
chữa lại.
– Có nhiều khi người Hộ Niệm nhắc nhở mà có tính cách bắt buộc người bệnh phải
niệm theo, cứ lắc đầu người bệnh, bắt họ phải mở miệng niệm theo, ép buộc họ
phải mở mắt ra nhìn tượng Phật… đây cũng là điều không nên. Nếu thấy người
bệnh cứ ngủ hoài, thì lâu lâu cũng nên nhắc nhở họ cố gắng vùng lên kiên cường
niệm Phật, vui vẻ khích tấn là điều tốt. Tuy nhiên, nhiều khi người bệnh quá
mệt mỏi thì cũng phải cho họ nghỉ một chút, hoặc khuyên họ thầm niệm theo. Chú
ý giúp họ giữ vững ý nguyện niệm Phật, chứ không thể bắt buộc họ được.
– Nhiều người hướng dẫn người bệnh mà cứ hỏi nhiều quá, bắt bệnh nhân phải trả
lời liên tục, cũng không tốt! Hãy nên nói ngắn, vui vẻ một vài phút là đủ, rồi
niệm Phật là được. Hỏi người bệnh nhiều quá làm họ dễ loạn tâm.
– Khi hướng dẫn, khai thị, không nên mở ra những vấn đề lạ, hoặc hỏi những câu
hỏi làm cho bệnh nhân khó trả lời. Nếu lỡ mở ra một câu hỏi nào, người bệnh
chưa kịp trả lời hoặc suy nghĩ, thì chính người khai thị phải nhanh chóng trả
lời giùm cho người bệnh liền, đừng để họ suy nghĩ hoặc phiền não. Ví dụ: mình
lỡ hỏi:
Cụ muốn nằm đây hay muốn về Tây Phương? Gặp người vui vẻ thì họ trả lời được,
có người họ cảm thấy khó chịu vì họ nghĩ rằng mình khinh thường họ. Thấy vậy,
đã lỡ hỏi, thì phải nhanh chóng tự giải quyết liền:
Ở đây khổ quá Cụ à, đau đớn, nhức mỏi, hãy mau về Tây phương với A-Di-Đà
Phật hưởng tận sự sung sướng, thành Bồ-tát, thành Phật nghen, v.v.. và v.v.
.
– Tập nói cho thật tự nhiên, cũng đừng quá vội, quá nhanh, cũng đừng quá nhựa
nhựa, quá chậm. Nói tự nhiên và không làm quá vẻ nghiêm trang, căng thẳng. Hãy
vui vẻ, tự nhiên, thản nhiên, đầy đủ sự khuyến tấn, khích lệ… Những khả năng
này sẽ phát triển dần theo kinh nghiệm. Thông thường những lần hộ niệm đầu nói
hay bị vấp víu, nhưng không sao đâu, từ từ sẽ tốt dần…
A-Di-Đà Phật
Hỏi số 22:
Minh Châu gửi lời vấn an sức khỏe cư sĩ Diệu Âm , Minh Châu
hắc mắc là khi những người đã được vãng sanh thì mình chỉ cần tưởng nhớ tới
người thân mình nên mình cầu siêu và phóng sanh cho thân nhân trong vòng 49
hoặc 100 ngày, rồi sau đó mình có cần thiết phải cầu siêu cho họ nữa không? Và
có cần lập bàn thờ để làm giỗ cho thân nhân mỗi năm kg? Vì người được vãng sanh
đã theo Tù Phụ A Di đà rồi. Xin cư sĩ giải thích cho mc được hiểu thêm. Cảm ơn
cư sĩ nhiều.
Triệu Kim Ngọc (Minh Châu)
Trả lời:
Chúng ta, người Phật tử thường tới
chùa dâng hương, hoa quả cúng Phật. Phật đâu dùng những thứ đó. Vậy mà mình vẫn
cúng. Mình thành tâm lễ Phật, lạy Phật, niệm Phật… Phật đâu cần những chuyện
này. Nhưng ta vẫn làm.
Cầu siêu 49 ngày, 100 ngày, phóng sanh, làm các việc lành hồi hướng cho người
ra đi, đây là sự tự nguyện của người còn sống. Việc làm này thể hiện lòng hiếu
nghĩa của con cháu đối với ông bà cha mẹ đã ra đi, thể hiện tâm thương kính
trước sau như một.
Con cháu có nghĩa, có hiếu thì nên thành tâm làm. Nếu quên tình quên nghĩa thì
bỏ. Tất cả đều do tâm của con cháu có thành kính hay không.
Nếu người thân bị chết, (nghĩa là không được vãng sanh Cực-lạc), chắc chắn họ
bị kẹt trong sáu nẻo luân hồi. Tệ hơn nữa, hầu hết bị lạc trong ba đường đọa
lạc. Con cháu hãy thương tưởng người thân mà thành tâm cầu siêu cho họ. Đây là
điều phải làm, rất cần. Hãy chí thành chí kính mà làm đi, đừng nên hỏi đi hỏi
lại rằng có linh không? Có thiêng không? Có ích gì không?… Dù kết quả có được
viên mãn hay không thì chúng ta cũng không nên bỏ qua. Vì đây là tâm hiếu kính.
Nếu người thân được vãng sanh, thì ta cũng vì tâm hiếu kính mà làm cho trọn
phận làm con cháu, đừng nên ngại ngùng. Tất cả những nghi tiết về tụng kinh
niệm Phật để cầu siêu, Các việc thiện lành, phóng sanh, v.v… chúng ta cũng
nên làm và cố gắng làm với lòng chí thành chí kính để hồi hướng công đức cho
họ.
Sau đó, nhân ngày giỗ kỵ ta vẫn nên tổ chức niệm Phật, tụng kinh, trai chay
thanh tịnh để hồi hướng công đức và tưởng niệm người đã vãng sanh. Việc làm này
rất tốt, rất có lợi.
Tại sao vậy?
– Một là vì lòng kính thương, hiếu nghĩa. “Hiếu dưỡng phụ mẫu” là
điều đầu tiên Phật dạy. “Hiếu” thuộc về xuất thế gian,
“Dưỡng” thuộc về thế gian pháp. Phải chu tất khi người còn sống cũng
như lúc khuất bóng.
– Hai là nhờ vậy mà họ được dự phần cao phẩm hơn.
– Ba là hồi hướng cho một vị ở cõi Cực lạc công đức sẽ lớn vô cùng, nhờ công đức
này mà sau này duyên phận giữa ta với họ càng sâu càng nặng, họ không thể không
cứu ta, (tính kỹ mà!),
– Bốn là, nói vãng sanh là xét về sự tướng mà nói, chứ chính chúng ta chưa
chứng đắc, chưa có đủ đạo nhãn, thì làm sao dám bảo đảm 100%…
Vậy thì phận làm con cháu phải cẩn thận tối đa, phải thận trọng hành theo đúng
pháp mới an tâm, mới tránh được những sơ suất, khỏi bị ân hận về sau.
Thực tế, những việc làm này cho người quá cố thì ít mà cho chính ta thì nhiều,
chính ta đều hưởng hầu hết công đức, còn người đã ra đi chỉ hưởng một phần
thôi. Nếu tâm có thành cho mấy đi nữa, dù muốn đem công đức hồi hướng hết đi
nữa thì người được hồi hướng chỉ có thể nhận được 1/7 là cùng, còn tất cả chính
ta hưởng hết.
Nếu người được vãng sanh Cực lạc, họ đã thành Bồ-tát, thành Thanh Tịnh đại hải
chúng rồi. Tình thực mà nói, các Ngài đâu cần chút công đức của ta. Ta có cúng
giỗ, tưởng niệm, cầu siêu, lập bàn thờ cho họ hay không, không phải là điều
quan trọng đối với họ, mà chính là rất quan trọng đối với chúng ta.
Chính chúng ta rất cần công đức của họ, muốn được quả báo như họ. Muốn đuợc
vậy, thì ta phải có lòng chí thành cúng dường công đức lên cho họ.
Tại sao vậy? Thành tất linh. Lòng chân thành của chúng ta sẽ cảm ứng được sự
gia trì của các Ngài. Ta không có lòng thành, các Ngài gia trì không được. Đây
là sự thật.
Tất cả đều do chính tâm của chúng ta tạo nên. Tâm chúng ta có “CẢM”
thì các Ngài có “ỨNG”. Tâm chúng ta không “Cảm” thì các
Ngài không “Ứng” được. Tâm Phật tịch tịnh, chỉ độ được người hữu duyên,
không bao giờ phan duyên. Vì vậy, sự cảm ứng đạo giao phải do chính tâm của
chúng ta khởi trước. Đây là ý nghĩa: “Nhất thiết duy tâm tạo” vậy.
Chân thành cúng dường, tức là CẢM. Công đức cúng dường sẽ được hồi đáp lại cho
chúng ta, tức là ỨNG.
Ta cúng dường lên các Ngài bằng công đức của một người phàm phu, các Ngài hồi
đáp lại cho chúng ta bằng công đức của một vị Bồ tát. Công đức của Bồ tát sẽ
lớn vô lượng vô biên. Nhờ sự hồi đáp này mà ta hưởng biết bao nhiêu phước lợi,
nhờ công đức này mà ta hóa giải được vô lượng tội chướng. Rõ ràng, vô tình,
chúng ta đang làm một cuộc trao đổi: “Một vốn – Tỷ lời”. Thế gian
chưa có món lợi nào sánh bằng.
Trong kinh Phật nói, thành tâm niệm một câu A-Di-Đà Phật phá tan 80 ức kiếp
nghiệp chướng sanh tử trọng tội. Chúng ta quỳ trước bàn thờ Phật, thành tâm
cúng dường lên các Ngài một câu Phật hiệu, thì các Ngài liền hồi đáp cho chúng
ta một cái ân đức bằng sự hóa giải ách nạn đến 80 ức kiếp nghiệp tội sâu nặng.
Tội giảm thì phước tăng. Nhờ phước này chúng ta mới vượt qua được ách nạn mà
vãng sanh Tây-phương, chứ tự hỏi thử, thân phận một người phàm phu tội trọng
như chúng ta làm sao có khả năng vượt thoát sanh tử luân hồi đây?
Lòng thành cúng dường một chúng sanh phước đức đã lớn. Cúng dường một vị
A-La-Hán Bích-Chi Phật phước báu sẽ lớn hơn, hưởng cả trăm kiếp không hết. Cúng
dường một vị Bồ-tát công đức sẽ vô lượng. Cúng dường một vị Phật thì công đức
này trở thành vô lượng, vô biên, bất khả thuyết, bất khả tư nghì.
Nói như vậy, không có nghĩa chúng ta vì tham công đức của họ mà mình cúng
dường, mà chính tâm thành kính tự nó có công đức. Người tham lam không bao giờ
đạt đến tâm thành kính đâu. Các Ngài biết hết. khỏi lo bị lỗ, bị hớ.
Vậy thì, khi người thân khuất bóng, dù được vãng sanh hay không thì chúng ta
cũng nên nhân ngày giỗ kỵ mà thiết lễ tụng kinh, niệm Phật, làm việc thiện lành
để hồi hướng công đức cho họ.
Đối với người chưa được siêu sanh thì nhờ đó mà được giảm tội tăng phước, giúp
họ có cơ duyên siêu sanh. Đối với người đã được siêu sanh, thì chính lòng thành
của chúng ta sẽ được hồi đáp bằng những công đức lớn vô lượng. Nhất định có
lợi, lợi người, lợi ta, không có gì phải ngại ngùng.
Nhân ngày giỗ kỵ tụng kinh niệm Phật hồi hướng cầu siêu đã tốt, còn hằng ngày
đều niệm Phật, tụng kinh, làm việc thiện lành, thường phóng sanh lợi vật, ngày
ngày hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ, tứ thân phụ mẫu, bà con quyến
thuộc, cho tất cả oán thân trong nhiều đời nhiều kiếp, cầu nguyện cho họ sớm
được Phật lực gia trì liễu thoát sanh tử thì lại càng tốt hơn nữa. Vừa trả tròn
tứ ân, vừa cứu khổ tam đồ, vừa giải được oán thù từ oán thân trái chủ.
Hãy đem lòng chí thành cầu nguyện cho tất cả đều được vãng sanh Cực-lạc quốc.
Hỏi số 23:
Người Việt Nam của ta có phong tục là khi đến ngày chết của
thân quyến và tổ tiên thì làm giỗ để tưởng niệm, nhưng họ lại tổ chức ăn uống,
nhậu nhẹt, có khi lại sát sanh nữa, cúng toàn đồ mặn cho người đã chết, lúc
người chết còn sinh tiền thích ăn gì là họ lại làm những món đó để cúng, theo
Chú thì họ làm như vậy có ích lợi gì chăng ? Người đã chết có hưởng được không
? có phải vô tình đã gây thêm tội nghiệp cho người đã chết, mà có khi người
chết đã đi đầu thai trong lục đạo rồi mà cúng giổ có còn liên quan gì đến họ
nữa không Chú (Vì họ đã đi đầu thai rồi mà)?
Gia đình Cháu cũng không ngoại lệ, đó là thói quen lâu đời, vài ngày nữa là đến
đám giỗ bà Nội của Cháu, lúc còn sinh tiền bà Nội ăn chay trường và cũng tu
hành, bà Nội Cháu mất khoảng 3 năm rồi, ba mẹ cháu định cúng đám giỗ : cúng cho
bà nội cháu thì cúng đồ chay, còn làm đồ mặn cho con cháu ăn và có mời vài
người lại nhậu nữa ! theo Chú thì sao ? Ba mẹ Cháu làm như vậy có đúng không
?Có ảnh hưởng gì đến vong linh bà Nội Cháu không?
Nhờ Chú cho cháu lời khuyên, để không làm ảnh hưởng đến người đã chết.
Theo Chú ngày giỗ nên làm gì để vừa có lợi ích cho người chết và người đang
sống ? Mong Chú vì mọi người và cũng như người thân của Cháu mà giải bày chi
tiết để mọi người thấu hiểu !
A DI ĐÀ PHẬT…
Thành thật cảm ơn Chú nhiều !!!
Trả lời:
Thế gian thì việc này là chuyện thường. Nhưng người hiểu
Phật pháp thì nên cẩn thận làm đúng theo pháp mới tốt.
Trong Khuyên Người Niệm Phật (tập 1) cò bàn về vấn đề cúng giỗ. Xin xem qua để
biết thêm.
Việc cúng giỗ có ảnh hưởng khá lớn đến vong linh người chết. Nếu lợi dụng ngày
giỗ kỵ của người quá cố mà làm tiệc linh đình, giết hại sanh vật để thết đãi sẽ
tạo thêm tội cho vong linh.
Trong tội sát sanh, kinh Phật có nói, tự mình giết, vì mình mà con vật bị chết,
thấy người ta giết mà mình vui mừng, đều có liên quan đến tội này. Chọn những
ngày giỗ kỵ mà sát sanh hại vật thì vong linh ấy cũng liên can chịu tội.
Nếu người chết còn bị kẹt vào chỗ nào đó chưa được đầu thai, thì mỗi lần con
cháu giết hại sanh vật để cúng tế, thì họ bị thêm tội. Vì nghiệp mà đang chịu
trả nghiệp, nay bị con cháu gởi thêm nghiệp nữa, nghiệp sau chồng nghiệp trước,
biết chừng nào trả cho xong. Thật tội nghiệp cho họ!
Người chết lúc sanh tiền thích sát sanh hại vật để ăn. Đây là vì tham ăn mà tạo
nghiệp ác. Chính vì tội sát sanh hại vật mà họ đang chịu nạn. Khi bị nạn rồi,
họ đã biết nguyên nhân tại sao, họ rất ân hận. Nhưng đã quá muộn màng! Họ đang
rất tha thiết và âm thầm cầu xin con cháu thương họ mà tìm phương giải nạn cho
họ. Nếu con cháu biết được đạo lý này thì nên làm lành làm thiện, những ngày
cúng giỗ đều tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sanh lợi vật để hồi hướng công
đức. Ơn nghĩa này đối với họ lớn lao và quý hóa biết chừng nào!
Nếu họ đã đầu thai rồi, mà con cháu vẫn cứ giết hại chúng sanh để hồi hướng cho
họ thì họ vẫn bị ảnh hưởng chứ làm sao tránh khỏi.
Ví dụ, như một người chết đầu thai làm chó chẳng hạn. Đây là vì ngu muội mà
sanh vào loài súc sanh.
Con chó vì thương con cháu trong gia đình nên sẽ trở lại trong nhà để phục vụ
cho con cháu. Nếu người thân nhân biết làm thiện làm lành hồi hướng cho người
đó, cầu cho họ dù đang ở trong cảnh giới nào, cũng nương theo công đức này, sớm
tỉnh ngộ tu hành, niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ. Nhờ lòng thành mà được cảm ứng,
thì con chó đó có thể được hoá kiếp, hay siêu thoát.
Chứ con cháu không chịu làm thiện lành, mà còn sát hại sanh vật đem cúng cho
tấm hình đời trước của nó, rồi liệng xương cho nó ăn nữa. Trớ trêu không? Thậm
chí, nhân ngày giỗ của chính nó trong đời trước, con cái lại bắt con chó đó làm
thịt để nhậu nhẹt. Hãy nghĩ thử, oán nạn này sẽ dẫn tới đâu? Thân nhân đã biến
thành oan gia trái chủ, tình thương đã biến thành hận thù, hận thù đời đời kiếp
kiếp biết bao giờ mới giải tỏa đây?!…
Vấn đề giỗ chay, đãi mặn thì chẳng khác gì. Vì thật sự, tiếng là giổ chay, chứ
vài đĩa xào để trên bàn thờ, so với tràn ngập thịt cá trong bàn tiệc, thì mấy
món xào trên bàn thờ chỉ là hình thức giả tạm, làm sao che lấp được rượu thịt ê
hề, say sưa túy lúy? Hình thức trống rổng, tâm ý giả tạo, có cảm thông được gì!
Bắt người ta cắt cổ mổ ruột để nhậu trong ngày giỗ mà gọi là giỗ chay. Thật là
trớ trêu, ngang ngạnh!
Càng giả tạo càng làm cho các oan hồn của những chúng sanh bị giết hại càng
thêm hung hãn, càng thêm căm thù. Thù chất thêm thù. Oán thù càng ngày càng
khốc liệt!
Trong KNNP, Diệu Âm cho đây là hành động trả hiếu quá kỳ quái của người thế
gian!
Ông bà đã vụng tu bị quả báo quá đau khổ, vì sát sanh hại vật nên họ chịu đủ
mọi cực hình đau khổ trong tam đồ ác đạo để trả nghiệp, con cháu không tìm cách
gỡ nạn cho ông bà, mà cứ chờ đến những ngày giỗ kỵ đem máu thịt nhét vào mồm
của ông bà để ông bà bị kết thêm tội sát sanh mới. Làm như vậy có khác gì, ông
bà bị nạn, đang tìm cách ngoi lên thoát nạn, vừa mới ngóc lên một chút thì bị
con cháu nện lên đầu một đạp cho chìm xuống lại trong cảnh đọa lạc. Trả hiếu gì
mà kỳ vậy!?…
Vậy thì, người biết tu hành, thì những ngày giỗ kỵ ông bà nên làm trai chay
thanh tịnh mới tốt. Tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho vong linh, cầu
xin vong linh sớm siêu sanh Tịnh độ. Nên giảm chế các hình thức ăn nhậu say
sưa, tuyệt đối đừng sát hại sanh vật. Đừng nên lợi dụng ngày chết của ông bà,
cha mẹ, mà giết hại sanh vật làm đám tiệc linh đình để trả ơn nghĩa thế gian.
Nếu sơ ý, vừa tội nghiệp cho ông bà, vừa kết thêm nghiệp chướng cho chính mình.
Nhân quả này không dễ gì trả được đâu.
Nhân ngày giỗ kỵ này, con cháu nên ăn chay, phóng sanh, làm các việc thiện lành
để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần
nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết để tỏ lòng thành kính. Nếu nhà nghèo
quá, thì chén nước lạnh tinh khiết với hoa quả, một nén hương là đủ để thiết lễ
tưởng niệm rồi. Cần chi đến hình thức linh đình mà bị khó khăn.
Mời đồng tu đến tụng kinh, niệm Phật, hồi hướng công đức là tốt nhất, tiện
nhất, đúng pháp nhất. Nên thành tâm khai thị, khẩn cầu vong linh sớm hồi đầu
quy y Tam bảo, niệm Phật cầu sanh Cực lạc thì càng hay, càng chánh pháp.
Ngày giỗ kỵ mà làm được các điều thiện lành này thì được nhiều chư thiện thần
ủng hộ, gia trì. Nếu cứ sát sanh hại vật, làm việc sai với đạo pháp thì các vị
thiện thần sẽ lánh xa, đây là điều không tốt cho gia đình trong tương lai vậy.
Diệu Âm
Hỏi số 24:
Em pháp danh là Nguyên Quảng. Em có một câu hỏi là Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: “Nhân Duyên Quả báo tơ hào chẳng sai…”.
Vậy nếu mình đã tạo tội rồi, mình phải lãnh chịu quả ấy, nhưng em không hiểu là
niệm một câu Phật hiệu tiêu trừ 80 ức kiếp sinh tử trọng tội. Xin anh Diệu Âm
hoan hỷ giải thích cho em biết, em rất cám ơn công đức của anh.
Trả lời:
Phật dạy: Nhân-Duyên-Quả Báo
tơ hào không sai. Phật dạy thì chắc chắn không thể sai được, chỉ có con
người giải sai nghĩa kinh Phật đó thôi!
“… nếu mình đã tạo tội rồi… mình phải lãnh chịu quả ấy…
“
. Nếu ai muốn PHẢI lãnh chịu quả ấy, thì cứ chờ mà lãnh, chắc chắn không
trước thì sau cũng phải nhận thôi. Còn như muốn tránh thoát cái quả báo tệ hại,
cũng có cách vậy.
Nghĩa là, người nào muốn bị quả báo thì cứ tạo cái DUYÊN cho thật xấu đi
thì hưởng ngay quả xấu! Duyên nào sẽ hợp với NHÂN đó mà sanh ra QUẢ
tương xứng, đó gọi là “Nhân Duyên Quả báo tơ hào không sai”.
Ví dụ, có hạt cỏ dại là Nhân, đem gieo xuống đất là Duyên, sẽ mọc
lên cây cỏ dại là Quả.
Có hạt cỏ dại (Nhân), không chịu gieo xuống đất (không gặp Duyên), hạt cỏ dại
chưa thể nẩy mầm được (chưa có Quả).
Hay hơn nữa, đem cái Nhân ấy (hạt cỏ dại), liệng vào bếp lửa (
cắt đứt cái
Duyên), thì cái Nhân cũng tiêu luôn, không thể thành Quả?
Nên nhớ kỹ, Nhân cần phải có Duyên, mới sanh ra Quả.
Vì vậy, Quả Báo có Hiện Báo, Sanh Báo, Hậu Báo.
Hiện Báo (hay còn gọi là Hoa Báo) là tạo nhân đời này, hưởng luôn quả báo trong
đời này.
Sinh Báo là đời này tạo nghiệp, đời sau, hai hoặc ba đời sau mới bắt đầu hưởng.
Hậu Báo là đời này tạo nghiệp, sau bốn đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc
vô lượng đời kiếp sau mới hưởng.
Tất cả đều tùy theo cái Duyên của người đó.
Chính nhờ cái “DUYÊN” này mới có cơ hội cho chúng sanh tu hành thoát
nạn.
Người làm thiện lành, nếu muốn hưởng liền quả báo cũng dễ dàng thôi.
Ví dụ, muốn hưởng liền thì khi làm một chút điều gì tốt thì hãy trương cờ gióng
trống lên, quảng cáo rộng rãi ra, đi khắp nơi để thông báo… thì tiếng khen sẽ
đến tức thì. Báo chí, TV, phim ảnh… sẽ ào tới phỏng vấn, chụp hình. Hình ảnh
sẽ đi khắp nơi. Đây chính là Hiện Báo hay Hoa Báo của họ đó.
Tâm chấp vào việc thiện thì quả báo của họ chính là cái Danh. Đem tất cả phước
lành đổi lấy cái danh vậy.
Người làm thiện mà không dám đổi cái thiện đó để lấy cái Danh, thì họ âm thầm
làm thiện nhưng không dám khoe ra. Âm thầm làm, nghĩa là họ muốn cắt cái Duyên
để cái Nhân lành khỏi trở thành Quả báo hiện tiền, họ muốn hưởng cái quả ở chỗ
khác, dịp khác.
Ví dụ, người niệm Phật chân chính, họ không muốn hưởng quả báo ở đây, họ gởi
(hồi hướng) về Tây-phương Cực-lạc để cầu mong cuối đời họ được vãng sanh. Đây
là cắt cái Duyên Ta-bà, tạo cái Duyên Cực-lạc để hưởng quả báo cực-lạc.
Người làm ác thì chắc chắn đã có Nhân ác. Cái Nhân ác đang chờ từng phút từng
giây đến cái Duyên để nó hiện hành thành Quả báo ác. Nếu sơ ý tạo cái Duyên ác
(tức là tạo cơ hội thích hợp với nhân ác đó), thì cái Nhân ác đó sẽ cho ra cái
Quả ác ngay lập tức!
Người biết mình lầm lỗi, sợ quá, không dám làm nữa, ăn năng sám hối. Ngày ngày
niệm Phật. Niệm Phật chân thành là đang tạo duyên Tịnh-độ. Cái nhân ác không đủ
duyên, nó sẽ nằm ngủ mê man, vạn kiếp sau mới tính chuyện. Trong thời gian đó
người niệm Phật đã thừa hưởng cái nhân Tịnh-độ, họ về Cực-lạc rồi.
Về Cực-lạc thì vô lượng thọ, không còn tử sanh, thần thông diệu dụng, họ chủ
động đi cứu chúng sanh, cứu độ oan gia trái chủ, cứu ông bà cha mẹ, cứu bà con
quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp… Đây là cách trả nghiệp, đền nợ nhân quả của
họ đó.
Chứ họ không muốn chui đầu xuống địa ngục để chịu hành hạ vô lượng kiếp để trả
cho hết nghiệp! Họ không dại gì đi chọn cách trả nghiệp này. Đau khổ quá!…
Có người nói, Ngài Điạ-Tạng Bồ-tát phát tâm xuống địa ngục để cứu chúng sanh
khổ nạn. Mình phải có tâm đại từ đại bi như Ngài mới được. Nghĩa là, nên học
theo Ngài, cũng nguyện xin xuống địa ngục để hành đạo Bồ-tát. Trong kinh nói,
“Địa ngục thệ tiên nhập”, thì mình cũng phát đại thệ xin đi địa ngục
trước…
Phát nguyện vậy là sự tự nguyện của cá nhân, không ai cấm cản. Nhưng xin nhớ
cho, ngài Địa-Tạng Bồ-tát là Cổ Phật thị hiện, Ngài xuống địa ngục để cứu chúng
sanh. Còn chúng sanh ngu muội đi xuống địa ngục để bị hành hình khổ đau vạn
kiếp, phải tự chịu lấy. Hai việc khác nhau. Vô lượng vô biên chúng sanh mê muội
cứ dắt nhau xuống địa ngục làm ngài Địa-Tạng cũng đành lắc đầu!
Phàm phu phải lo liệu theo cách của phàm phu. Nghĩa là, phải làm theo lời Phật
dạy, chứ không phải làm như sự thị hiện của Phật. Ta chưa phải là Bồ-tát thì
đừng học đòi theo hành động của quý Ngài.
Mong sao, người học đạo cần biết sớm giác ngộ.
Nhân-Duyên-Quả tất cả đều ở trong tâm. Buồn là duyên cho nhân buồn đến, cho ta
quả buồn. Khổ là duyên cho các nhân khổ đến, ban cho ta những cái gì khổ sở.
Giận là duyên của địa ngục, bao nhiêu công đức tiêu hết, v.v…
Vậy thì, người tạo các nhân vui tươi, thiện lành, an nhàn, thanh tịnh… thì sẽ
dễ hợp với các nhân tốt và dễ hưởng quả tốt trong đời.
Hãy tạo nhân niệm Phật thì tâm ta sẽ trở về với Phật. Hãy nguyện vãng sanh
Tây-phương đi để đời này nhanh chóng hưởng quả vãng sanh Tây-phương. Về tới
Tây-phương rồi thì nhờ A-Di-Đà Phật gia trì mà chúng ta vĩnh viễn hưởng tận mọi
sự an lành cực lạc của cảnh giới bất thối Bồ-tát, một đời thành Phật.
Vậy thì, nguyện “Đới nghiệp vãng sanh”, để thành bậc “Bất thối
chuyển”, chắc chắn hay hơn nguyện trả nghiệp, để được “nghiệp sạch
tình không” mới tính chuyện thành đạo. Nghĩa là, nguyện vãng sanh
Tây-phương để sớm thành Phật cứu độ vô biên chúng sanh, hay hơn là nguyện xuống
làm kẻ bị nạn dưới địa ngục để chịu hành hình vạn kiếp.
Nguyện thành Phật, thì tâm niệm Phật, tâm niệm Phật thì tâm duyên với Phật, tâm
duyên với Phật thì cảm ứng đến chư Phật mười phương gia trì, cuối cùng sẽ được
A-Di-Đà Phật cùng chư Thánh chúng đến tiếp dẫn về Tây-phương, một đời thành đạo
Vô-Thượng.
Cái Nhân-Duyên này là Nhân-Duyên thành Phật, chứ không phải là thứ Nhân-Duyên
sơ sài để hưởng chút phước của cõi đời vô thường này đâu.
Nguyện trả nghiệp thì tâm đang duyên với nghiệp. Trùng trùng nghiệp chướng sẽ
ập tới bủa vây. Nhất định phải theo nghiệp mà thọ báo trong các cảnh giới tối
tăm đau khổ! Cái Nhân-Duyên này là duyên đọa lạc, sẽ chịu đọa lạc khổ đau trong
vô lượng kiếp chứ không phải vài chục năm như trên trần thế này đâu!
Chính vì vậy, đừng nên sơ ý. Nếu một phàm phu tội chướng sâu nặng, mà nguyện
trả cho hết nghiệp, thì chỉ có cách phải xuống địa ngục mới có thể trả hết
nghiệp! Vì chỉ có điạ ngục chính là nơi có đầy đủ tất cả duyên cho tất cả
nghiệp ác hiện hành. Tất cả nghiệp ác hiện hành thì ta sẽ tuần tự trả hết tất
cả nghiệp ác, trả từ nghiệp này đến nghiệp nọ, không sót một nghiệp nào cả. Đó
gọi là “Nhân-Duyên-Quả báo tơ hào không sai” vậy.
Tuy nhiên, còn có một vấn đề khác nữa là người trả nghiệp không được ân hận…
Nếu ân hận mà sanh ra căm thù, khổ đau, trách móc, chửi bới, sân nộ, v.v… thì
trong lúc trả nghiệp lại tạo thêm nhiều nghiệp khác. Nghiệp cũ chưa trả xong,
nghiệp mới lại sanh ra, thì đời đời kiếp kiếp không thoát được địa ngục đâu!
Thành ra, xin chư vị cố gắng tìm hiểu cho thấu đáo vấn đề Nhân-Quả, không nên
sơ ý! Nên nhớ, giữa Nhân và Quả nó có chữ Duyên. Đừng quên chữ Duyên này mà
giải sai lời Phật dạy.
Một người lâu nay làm điều sai lầm là vì lúc mê muội xuôi khiến họ làm sai. Đó
là vọng tâm chứ không phải chơn tâm. Vọng là giả, giả thì không thực. Không
thực thì tự nó vốn không, vốn là không thì chỉ cần bỏ đi, xa lìa đi, thì không
sẽ trở về không vậy.
Ví dụ, bóng tối bao trùm căn phòng nhiều năm, tối tăm âm u.. Bóng tối này là
giả chứ không phải thực, chỉ cần thắp lên ngọn đuốc thì bóng tối tiêu mất,
không còn nữa.
Người cứ chạy theo những ý niệm lỗi lầm thì mãi mãi chìm trong bóng tối, chắc
chắn bị mờ mờ mịt mịt, sẽ sụp hầm sụp hố. Hãy bỏ bóng tối đi, thắp đuốc lên,
chắc chắn sẽ có cơ hội hưởng đầy cả ánh sáng. Niệm Phật được đới nghiệp vãng
sanh về Tây-phương giống như vậy đó.
Niệm Phật là niệm từ lòng chân thành thanh tịnh, chí thành, chí kính. Gọi là
chơn tâm niệm chứ không phải vọng tâm niệm… Chơn thì thực, thực thì sẽ thành.
Chơn tâm ví như ánh đuốc, tội ác ví như bóng tối. Ánh đuốc vừa thắp lên thì
bóng tối mất hết. Lúc đó, hỏi rằng bóng tối đâu rồi? Tìm không ra nữa, phải
không?!
Trong kinh Phật dạy, chúng sanh và Phật là một chứ không phải hai, chỉ khác
nhau ở chỗ Mê hay Ngộ mà thôi.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thì chúng sanh nào chẳng phải là Phật. Đã là
Phật thì ai về với Phật cũng được cả. Nhưng khổ nỗi, vì chúng sanh cứ mê hoài,
không chịu giác ngộ, thành ra vẫn là chúng sanh đời đời kiếp kiếp hứng chịu đủ
thứ khổ đau!
Giác ngộ có nhiều đường để giác ngộ. Những đường tự lực giác ngộ cần đến căn
tánh thượng thừa, dành cho chư đại Bồ-tát tu hành. Các pháp này, người căn tánh
trung hạ không thể thực hiện được.
Suy cho cùng, pháp niệm Phật là thích hợp nhất cho tất cả chúng sanh thời mạt
pháp này. Chúng ta sanh ra trong thời mạt pháp, nếu không nương dựa vào pháp
niệm Phật, thì chắc chắn khó tránh khỏi sự thất bại ê chề!
Phật dạy, “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, Niệm Phật thành
Phật”. Lời này Phật nói cho chín pháp giới chúng sanh, chứ không riêng gì
cho sáu đạo luân hồi này đâu. Nghĩa là, cả bậc Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-tát
cũng phải niệm Phật để thành phật. Xin chớ sơ ý!
Phật dạy niệm Phật, là dạy chúng sanh hãy mau Niệm Phật để thành Phật đi. Chúng
sanh không chịu Niệm Phật lại cứ niệm địa ngục, niệm nghiệp chướng, niệm tham
sân si, v.v.. và v.v.. Rõ ràng, là một vị Phật đang bị nhốt trong lớp áo chúng
sanh này, lại cứ muốn rằng, hãy tiếp tục làm chúng sanh đi, để mãi mãi vẫn là
chúng sanh. Thật tội nghiệp!!!…
Đã biết chính mình có Phật tánh mà cứ lo làm chúng sanh, thành ra vị Phật này
phải sống trong lớp thân xác với nghiệp chướng nặng nề, tập khí sâu dày, thì
đành chịu đời đời kiếp làm chúng sanh vậy thôi, chứ biết làm sao hơn?!
Niệm Phật phải thành tâm mới có ích lợi. Niệm không thành tâm không có tác dụng
đâu.
Ví dụ, lấy việc đi hộ niệm cho người bệnh làm chứng minh. Người nào thành tâm
tin tưởng thì họ hộ niệm cứu được nhiều người vãng sanh. Người không có niềm
tin vững chắc thì kết quả ít cứu được người vãng sanh.
Xem những video vãng sanh thấy rõ ràng điều này. Nơi nào có nhiều người thành
tâm lạy Phật, ban hộ niệm thành tâm tha thiết niệm Phật, tha thiết khai thị
hướng dẫn, còn người trong gia đình thì thành tâm lạy Phật, cung kính khẩn
cầu… Kết quả, người bệnh ra đi với thoại tướng tốt đẹp, bất khả tư nghì!
Ngược lại, người hộ niệm có niềm tin yếu ớt, hồ nghi, tâm hồn chao đảo, ý tưởng
không vững, khai thị không chân thành, ưa phô diễn lý này lý nọ… thì công
việc hộ niệm của họ ít khi cứu được người vãng sanh. Ngược lại, thường gặp trở
ngại này, trở ngại nọ. Nghĩa là, việc thiện lợi đã giảm thiểu trước mắt!
Tại sao vậy? Vì dùng vọng tâm niệm Phật. Người không tin tưởng thì dù có niệm
Phật cũng chẳng qua là thứ hình thức bên ngoài, khó được cảm ứng.
Tâm chân thành cảm ứng sự chân thành. Tâm người hộ niệm (NHN) tin tưởng làm cho
mọi người tin tưởng theo. Tâm NHN vững vàng giúp người bệnh vững vàng. Tâm NHN
tha thiết vãng sanh giúp người bệnh tha thiết vãng sanh…
Ngược lại, tâm NHN chao đảo thì làm người bệnh chao đảo, làm người nhà chao
đảo, oan gia trái chủ biết ngay trong tâm NHN không chân thành, rất khó tạo
được sự cảm ứng đạo dao.
Tâm không cảm, Phật không ứng. Tâm NHN hồ nghi tạo ra từ trường hồ nghi. Đã hồ
nghi thì dù hình thức như thế nào cũng không có công đức lớn mạnh hầu dễ dàng
giúp cho người bệnh thoát khỏi ách nạn!
Chính vì thế, có nhiều ban hộ niệm (BHN) thành công rất tốt, nhiều BHN làm việc
không mấy kết quả. Chính cái tâm của NHN là một trong những nguyên nhân, ứng
hiện ra kết quả không viên mãn! (Hẳn nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác).
Diệu-Âm thường nói rằng, tin tưởng vững vàng, hộ niệm mười người có thể cứu
chín người rưỡi được vãng sanh. Lòng tin chao đảo, hộ niệm thử, hộ niệm thăm
dò, hướng dẫn lấy lệ… thì hộ niệm mười người, may mắn lắm, cũng chỉ có nửa
người được hưởng chút ít phước báu nào đó mà thôi!
Người nào ưa hồ nghi vậy?
– Người thiếu thiện căn hồ nghi. Đây là nói tổng quát. Chính vì nhiều đời kiếp
trước ít tu hành, chưa đủ phước huệ. Nếu có tu hành tốt, thì nhờ thiện căn
trước mà rất dễ phát khởi lòng tin. (Đây là dạng hậu báo của cái nhân nhiều đời
kiếp trước).
– Người thông thạo nhiều thứ quá ưa hồ nghi. Thế trí biện thông làm cho tâm họ
rối mù trong những luận giải vô thường của thế gian. Kinh Phật dạy, đây là một
trong tám thứ khổ nạn của chúng sanh, (gọi là Tam-đồ bát-nạn khổ).
– Người thích tìm hiểu, nghe nhiều pháp quá hồ nghi pháp niệm Phật. (Đây là lời
nói của HT Tịnh Không). Người niệm Phật mà còn tu tạp nhạp, tìm hiểu đủ thứ,
đây chính là vì tâm chưa vững. Tâm không vững thì sẽ rơi vào: một là, bỏ niệm
Phật chạy theo cách hành trì khác, (trong Kinh VLT gọi là Tà Định Tụ). hai là,
tâm hiếu kỳ đủ thứ, thích thực hành thêm đủ thứ, (trong Kinh VLT gọi là Bất
Định Tụ). Sau một thời gian niệm Phật họ thường bị thối chuyển, không hưởng
được kết quả.
Vì tâm chưa an trụ vững chắc vào câu Phật hiệu, nên mới thích tìm hiểu thêm cho
rõ lý. Không ngờ, trong khi tìm hiểu đó, chính họ đã bị nhiễm trước những lý
luận mênh mông bên ngoài làm lung lay chí nguyện của họ. Nghĩa là, họ đã mất
Chánh Định.
Tà Định và Bất Định, theo như kinh phật dạy, rất khó được vãng sanh. Hãy xem
đi, hàng triệu người chết hàng ngày, kể cả có tu hay không tu, liệu có ai được
tướng hảo khi bỏ báo thân chăng? Nên nhớ, có tướng hảo lúc chết là được tốt một
chút mà thôi chứ chưa hẳn đã được vãng sanh Cực-lạc, vậy mà vẫn chưa có, huống
chi là vãng sanh về Tây-phương!
Vậy thì, đời này chúng ta gặp được pháp niệm Phật thì hãy phát lòng tin tưởng
vững vàng đi để hưởng quá báo viên mãn thành tựu này, đừng sơ ý bị lọt lại
trong lục đạo, nhất định sẽ khó khăn về sau.
A-Di-Đà Phật
Diệu Âm
Hỏi số 25:
–
Mọi người ai cũng cần có người hộ niệm khi lâm chung. Đó là điều cần thiềt và
rất quý, nhưng trường hợp như tụi em sống ở một nơi không gần với cộng đồng thì
lúc chết ai hộ niệm cho mình? Con cháu của mình sau này nó là người Mỹ hết, hay
nó theo đạo khác thi nó đâu biết tiếng Việt hay những nghi thức để hộ niệm thì
mình làm cách nào để được vãng sanh?
Trả lời:
Điểm thứ nhất: Sống không gần với cộng đồng:
Người biết cách hộ niệm thì ở đâu cũng dễ có người đến hộ niệm. Người không
biết cách hộ niệm thì dù sống chung với một cộng đồng đông như kiến, nhưng khi
chết cũng chưa chắc sẽ có ai hộ niệm cho mình đâu!
Ví dụ, trong pháp tu niệm Phật, rất chú trọng việc hộ niệm vãng sanh, nhưng
người tu phải biết HN thì người lâm chung mới có được hộ niệm. Có nhiều người
tu hành trong Phật giáo, không biết đường vãng sanh, chưa có ý niệm cầu giải
thoát, cứ tu để kiếm chút phước gì đó rồi chờ chết, thì tất cả đều phải chết,
tương lai còn quá mờ mịt!…
Vậy thì, vấn đề sống chung với nhiều người Việt chưa chắc là sẽ được hộ niệm
lúc lâm chung để vãng sanh đâu!
Để giải quyết vấn nạn trên, xin chú tâm đến những điều sau đây:
1/ Tự mình phải nổ lực niệm Phật, tu hành:
Đây mới là chính. Mình không chịu tu hành thì làm sao có ngày thành đạo. Mình
không niệm Phật thì dễ gì có được người ta niệm Phật cho mình. Mình không
nguyện vãng sanh thì làm sao có cơ hội vãng sanh.
Công phu tu hành là điểm chính, mỗi người phải lo tự thực hành trước. Cái quả
vãng sanh ở cuối đời chính là nhờ cái nhân niệm Phật từ ngày hôm nay. Cái quả
tương lai được người hộ niệm là nhờ cái Nhân hôm nay mình đi hộ niệm cho người.
2/ Biết hộ niệm:
Muốn hộ niệm cho người khác được vãng sanh, thì chính chúng ta phải tìm hiểu
cho thấu đáo phương pháp hộ niệm. Lý luận, phương thức, cách khai thị hộ niệm
phải nắm vững. Nếu chính mình không hiểu gì về hộ niệm, thì lo lắng đến ngày
lâm chung được hộ niệm chưa chắc đã tốt! (Vấn đề HN Diệu Âm đã khai thác rất
nhiều, vừa tọa đàm, vừa vấn đáp, vừa video vãng sanh. Xin bỏ chút ít thời gian
xem qua).
Vì sao vậy?
– Một là, thường lầm lẫn giữa hộ niệm với cầu siêu, cầu an, hậu sự, hộ táng…
Mình lầm lẫn như vậy thì tạo cái duyên lầm lẫn đến nhiều người. Sau cùng người
khác cũng sẽ đem cái lầm lẫn ấy mà áp dụng cho mình.
Cầu siêu là đợi chết, liệm trong quan tài rồi tới tụng kinh siêu độ. Cầu an là
cầu cho tiêu tai giải nạn, khỏi chết. Hậu sự, hộ táng là đưa đám ma đi chôn.
Còn hộ niệm là khuyên người niệm Phật cầu vãng sanh. Niệm Phật thì mỗi người
cần phải tự làm trước, ai cũng phải có đầy đủ TÍN-NGUYỆN-HẠNH để vãng sanh.
Nghĩa là, phải tự TÍN-NUYỆN-HẠNH thì khi hữu sự nhờ duyên HN mà thêm vững phần
vãng sanh. Chứ đâu phải cứ chờ lúc sắp chết, rồi kêu một vài người tới niệm
Phật vài giờ thì được vãng sanh đâu!
– Hai là, người không hiểu HN thường tạo những hành động sai lầm, phạm đến điều
cấm kỵ khi hộ niệm. Bị phạm vao diều cấm kỵ gây trở ngại rất nhiều cho việc
vãng sanh.
Ví dụ như:
-Tắm rửa, đụng chạm vào thân thể quá sớm;
– Khóc lóc than thở bên xác chết;
– Dùng bùa chú yếm trừ;
– Không an lòng niệm Phật ít ra là 8 tiếng đồng hồ;
– Không lo niệm Phật mà lao chao coi ngày coi giờ trong lúc HN;
– Tẩn liệm quá sớm trong khi thân xác còn nhiều chỗ chưa được lạnh (nghĩa là,
có thể thần thức còn vướng trong thân, chưa chết hẳn);
– Giết hại sanh vật cúng tế, thết đãi;
– Lo chích thuốc chốn rã thân quá sớm,
– Ồn náo, kiện tụng bên cạnh xác chết, v.v… Nhiều điều si lầm lắm.
Nói chung, có biết cách hộ niệm rõ ràng, chính xác, mới chuẩn bị được hộ niệm,
mới biết những gì cần làm, những gì cần kiên cữ, cho người, cho cả chính ta.
Xin tự hỏi, chính mình đã nắm vững phương pháp hộ niệm chưa?
3/ Phát triển sự hộ niệm:
Cần vận động, tuyên truyền, khuyên nhủ, nhắc nhở con cháu, người thân, khuyến
khích cùng nhau niệm Phật, thành lập nhóm cộng tu niệm Phật. Đây là cái nhân để
thành hình một nhóm hộ niệm.
Cứ phát tâm làm đi, còn thành tựu được hay không cứ để Phật Bồ-tát lo liệu.
4/ Chuẩn bị tự hộ niệm:
Hễ có người Hộ niệm thì tốt, nếu không có ai hộ niệm, thì phải biết tự hộ niệm
cho mình. Nghĩa là sao? Phải có tự lực mới cầu được tha lực.
-Tinh tấn niệm Phật để nghiệp chướng tiêu trừ, phước duyên tăng trưởng, nhờ đó
dễ được an nhiên ra đi (tuyệt vời!). Niệm Phật chắc chắn có lợi, (nếu nhất tâm
đuợc thì hay quá…).
Nên nhớ, thành tâm niệm một câu Phật hiệu phá tan 80 ức kiếp nghiệp chướng sanh
tử trọng tội. Tiêu nghiệp thì phước tăng, có phước mà biết đường vãng sanh thì
vãng sanh không khó lắm vậy.
– Làm tờ di chúc, nhắn nhủ, dặn dò con cháu những gì cần làm, những gì cần
tránh.
– Lập chí vãng sanh vững vàng, đừng thối chí. Ví dụ: khi bệnh đừng sợ chết,
không cầu hết bệnh, coi cái chết nhẹ nhàng. Không lo, không sợ, kông buồn,
không than, v.v… Người ta khi nghe bác sĩ nói sắp chết thì sợ hãi (đến hết
hồn hết vía!), còn ta thì cười hè hè, sung sướng vì thấy rằng ta sắp được dịp
theo A-Di-Đà Phật về Tây phương.
– Sẵn sàng ứng trị với những trường hợp người thân làm điều sai lầm. Trong tâm
nên chuẩn bị trước để phá trừ những chướng ngại. Ví dụ, con cái khóc lóc: kệ
nó, đừng luyến lưu; Bị đau đớn quá: đã dự định rồi, quyết niệm Phật cầu gia bị;
gặp oan gian trá hình: đã biết rồi, yên tâm niệm Phật, thành tâm sám hối, hồi
hướng công đức cho họ để hóa giải, (nên làm việc này liền đi), v.v…
– Nguời thường bận tâm lo lắng không an nhiên bằng người ít lo. Càng lo lắng
càng bất an. Tại sao không cố gắng niệm Phật, cố gắng tu hành, biết mình bị
nhiều chướng duyên thì cố gáng công phu nhiều hơn, há không hay hơn sao? Biến
nghịch duyên thành thuận duyên. Nhìn thấy sự khó khăn mà lo tu hành tốt hơn
vậy.
Tự mình phải lo liệu cho mình, chứ có cách nào khác hơn! Tập buông xả cho
nhiều… mới tránh được những vướng mắc.
Điểm thứ hai: Con cái theo đạo khác:
Đầu tiên xin khuyên rằng, đừng bao giờ có tâm xem thường những tôn giáo khác.
Người có tu hành, dù đạo nào cũng tốt hơn người vô đạo.
Phải có tâm hoan hỉ khi con cái có đường tu hành. Mỗi người đều có cái duyên
riêng, chớ nên kỳ thị.
Ở Hồng Kông, cách đây không lâu, (quên mất năm nào), có một bà Cụ có tất cả 6
người con đều theo đạo Thiên Chúa, riêng Cụ thì niệm Phật. Bà luôn luôn tôn
trọng con cháu, và nhắc nhở con cháu đi nhà thờ đều đều. Nhờ vậy mà tất cả con
cháu đều tôn trọng bà và hết lòng yểm trợ cho bà. Khi bà vãng sanh, biết trước
ngày giờ, bà nhờ chính nhũng đứa con khác đạo này tụ tập về ngồi chung quanh
niệm Phật hộ niệm và bà ngồi mà vãng sanh. Tất cả con cháu của Bà thấy vậy, đã
tự ý chuyển sang niệm Phật.
Lấy nghịch duyên làm thuận duyên tu hành. Người chung quanh tự họ chuyển.
Phật lực gia trì ở sát bên cạnh. Miễn sao mình phải có thành tâm. Có cầu tất có
ứng. Xin chớ quá lo lắng.
Chúc an tâm, thành công,
Hỏi số 26:
Có thầy giảng khi ở thân trung ấm nếu thấy hào quang dịu
dàng là của Phật, hào quang chói chang là của ma. Ngược lại, có thầy giảng hào
quang chói chang là của Phật, còn dịu dàng là của ma. Xin chú giải thích rõ để
Phật tử chọn đi đúng đường về với Phật.
Trả lời:
Câu hỏi này hay lắm. Nhưng vấn đề
này rộng quá, thật là khó có thể mổ xẻ đến chỗ tường tận!
Ở đây, trong phạm vi một câu trả lời, chúng tôi xin đề cập đến một vài yếu tố
về pháp môn tu. Có lẽ vì căn cứ vào các pháp môn tu học khác nhau nên câu trả
lời hình như có sự sai biệt!
Phật để lại có tới 84 ngàn pháp môn tu học, để ứng trị với tập khí, phiền não,
nghiệp chướng, căn cơ khác nhau của chúng sanh. Nếu đem so sánh, thì tất cả các
pháp môn tu hành đều có chỗ đồng, chỗ biệt.
“Đồng” là đi về cùng một mục đích, chính là khai mở Chơn-tâm Tự-tánh
của mình, thành Phật. “Biệt” là mỗi pháp đều có sự thực hành riêng,
cách đối trị riêng. Chúng ta cũng thường nghe đến câu, “Đồng mà biệt, biệt
mà đồng”, hoặc “Đồng quy nhi thù đồ”. Nghĩa là, cùng đi về một
chỗ, nhưng đường đi khác nhau. Mục đích thì chung, nhưng cách tu hành, phương
pháp đối trị với nghiệp chướng, thì tùy theo từng căn cơ mà có chỗ khác biệt.
Chính vì vậy, cảnh giới ứng hiện ra có chỗ đồng nhất, có chỗ sai biệt cũng là
chuyện thường!
Để dễ hiểu hơn, chúng ta đưa ra một vài ví dụ gần gũi trong thế gian để dẫn
chứng trước:
Một người thôn quê, sống trong cảnh yên lặng, thì lời nói, cử chỉ, tính tình
của họ cũng hiền hòa, mộc mạc. Ngược lại, môt người ở thành Phố phồn hoa, thì
họ thông minh, lanh lợi, khôn ngoan, tính toán hơn. Bản năng này do tâm bị tập
nhiễm môi trường mà ra, chứ không phải chơn tâm khác biệt.
Một người thiện lương thì thấy ai cũng thương hại, tin yêu. Ngược lại, một
người đa nghi thì thấy ai cũng nghi ngờ, dò xét. Tin yêu hay nghi ngờ đều do
tâm tạo nên.
Người lớn cứ lấy chuyện ma mà hù dọa trẻ em, thì trẻ em nằm ngủ thường giựt
mình la hoảng! Nếu đem chuyện lành mạnh dạy dỗ thì các em vui tươi, an lành.
Người ác thấy việc ác, người thiện thấy việc thiện. Phật thấy chúng sanh đều là
Phật. Chúng sanh thấy Phật không khác gì chúng sanh. Tốt-Xấu, Thiện-Ác,
Phật-Chúng sanh… tất cả đều do tâm tạo ra cả.
Kinh Phật có nói: “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Vạn pháp đều
từ tâm của chính mình hiển hiện ra.
Như vậy một người thấy Phật hay Ma, lâm chung được an lành hay bị chướng ngại,
thân trung ấm thấy quang minh của Phật chói chang hay dịu dàng đều có nguyên
nhân tương ứng.
Xin nêu lên mấy điểm sau đây có liên quan đến vấn đề này:
1/ Tự-Lực và Nhị-Lực:
Tự-Lực là tự mình tu chứng để giải thoát, không cần nhờ cậy tới ai. Nhị-Lực là
vừa tự mình tu hành, vừa nương nhờ từ lực của chư Phật gia trì. Hầu hết các
pháp môn tu hành đều mang tính chất tự lực, riêng pháp môn Niệm Phật là pháp
nhị lực, luôn luôn cầu Phật A-Di-Đà gia trì tiếp độ để đới nghiệp vãng sanh
Cực-lạc quốc..
Người tu hành tự lực thì thường phải có nghị lực cao, ít tính khiêm nhường, họ
muốn tự mình chiến thắng nghiệp hoặc, tự đối đầu với oan gia trái chủ để tự bảo
vệ lấy mình. Chọn cảnh đấu tranh thì khó có thể được cảnh thanh bình! Tâm không
chấp nhận sự êm dịu thì quang minh của Phật ứng hiện cũng không thể êm dịu
được!
Với người niệm Phật, thường có tâm khiêm nhường. Chư Tổ Tịnh tông đều khuyên
nhắc người niệm Phật phải tự cho mình là hàng hạ căn thấp kém, phải có tâm chí
thành chí kính, luôn nương vào Phật lực, cầu Phật gia trì để được đới nghiệp
vãng sanh. Vì tâm chí thành chí kính nên tương ứng với đại thệ của đức Phật
A-Di-Đà, được Phật Bồ-tát gia trì, chư Long thiên hộ pháp bảo vệ, nên họ được
an ổn. Từ đó, tâm của người niệm Phật hiện ra cảnh giới hòa bình, an lạc, thanh
tịnh. Quang minh của Phật cũng ứng theo tâm thành của người cầu nên dịu dàng,
nhu nhuyến.
Đây là, Phật tùy tâm chúng sanh muốn mà ứng hiện ra, hay gọi là, “Tùy
chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng” vậy.
Trong các pháp tự lực của thiền định, họ chủ trương “Phùng Phật sát Phật,
phùng ma sát ma”, (Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma). Nghĩa là, gặp Phật
cũng chẳng khác gì ma, đã là ma thì phải phá trừ hết. Tất cả phải tự lập lấy,
tự chứng đắc để nhập Niết-bàn. Gặp Phật mà họ còn không chấp nhận, huống chi
gặp ánh sáng của Phật! Tâm không chấp nhận tha lực, thì Phật lực không cảm ứng
được.
Còn người tu Tịnh độ thì nương nhờ Phật lực tiếp dẫn, khi xả bỏ báo thân họ
nguyện theo A-Di-Đà Phật về Tây-phương thành bậc bất thối chuyển. “Phật
thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Đây là do tâm thành mà được linh ứng. Tâm
ta có cảm, Phật tất có ứng gọi là cảm ứng đạo giao.
Người tu Thiền định chủ trương “Đa nghi đa ngộ”. (Nghi nhiều thì ngộ
nhiều). Đối với tất cả mọi cảnh giới cần phải tự nghi vấn, phải tự thân thấu
hiểu rốt ráo, phải tự mình đạt lấy, chứ không dựa vào bất cứ một tha lực nào
cả. Thành ra bất cứ cảnh giới nào hiện ra cũng bị họ nghi ngờ, gạn lọc. Muốn
gạn lọc thì Phật cũng đành thử thách, để chúng sanh mặc sức mà gạn lọc!
Còn người tu Tịnh-độ thì dùng tím tâm mà về với Phật, phải “Đoạn nghi sanh
tín”. Trong kinh, Phật dạy người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ thì lúc xả bỏ
báo thân, A-Di-Đà Phật cùng chư Thánh chúng hiện ra trước mặt, tiếp dẫn về Tây-Phương.
Người niệm Phật phải vững vàng tin vào lời Phật dạy này để được vãng sanh.
Tín-Nguyện-Hạnh là tông chỉ, trong đó lòng tin là đầu mối để thành đạo. Đây là:
“Tín tâm thanh tịnh tất sanh thật tướng” vậy.
Pháp môn tự lực, vì vậy, chỉ dành cho hàng căn cơ thượng thừa, hay nói rõ hơn,
là hàng đại bồ-tát thực hành. Còn pháp nhị lực Tịnh độ thì “Tam căn phổ
bị, phàm thánh tề thâu”, phổ dụng khắp các căn cơ, thượng trung hạ đều
được thành tựu.
Cho nên, người tu hành cần phải xét rõ căn cơ của chính mình để chọn lựa pháp
môn thích hợp mới mong ngày thành tựu, chớ nên khinh suất.
2/ Tịnh Tông và Mật Tông
:
Trong Mật-tông có nhiều cảnh giới rất lạ thường đối với người phàm phu kém trí
huệ như chúng ta! Nếu không được hướng dẫn kỹ, một người bình thường, tự thực
hành theo pháp Mật-tông, có thể bị lạc vào những cảnh giới huyễn hoặc, rất khó
phân định!
Cách hành trì của Mật-tông là lăn vào cảnh động, chế ngự cảnh động để tìm ra
cảnh tịnh. Đây không phải là cách tu hành của hạng người bình thường. Còn cách
hành trì của Tịnh-tông là cố gắng xa lìa cảnh động để bảo vệ cảnh tịnh. Cách tu
này an toàn, dễ dàng hơn, thích hợp với hàng sơ cơ hạ căn.
Cũng như cách tu tự lực Thiền-tông, người tu Mật-tông cũng cần đến trí huệ sắc
bén, ý chí vững mạnh, mới vượt thắng những thử thách của nhiều cảnh giới khá
huyền bí (nên gọi là Mật), để tìm ra đường sáng giác ngộ. Một khi chọn môi
trường thử thách thì phải chịu khá nhiều thử thách. Ánh sáng chói chang hiện ra
chính là để đáp ứng với cái tâm muốn thử thách vậy.
Người tu Tịnh-độ thì ngày ngày niệm Phật cầu Phật tiếp độ về Tây-phương, họ
nhìn đức Phật A-Di-Đà giống như người cha hiền hòa. Chính tâm hồn hiền hòa này
đã cảm ứng đến quang minh của Phật cũng hiền hòa, êm dịu.
Trong Mật-tông thì mỗi người phải là một chiến sĩ kiêu hùng, phải tự trang bị
cho mình cả thể chất lẫn tinh thần để sẵn sàng lăn xả vào trận mạc mà chiến đấu
với ác nghiệp, hàng phục ma chướng. Đây là môi trường đấu tranh vô cùng quyết
liệt giữa sống và chết, giữa thiện và ác, giữa giải thoát và địa ngục. Ở đó
thiện ác phân minh, ác phải diệt, thiện phải dương. Trong cảnh giới này, khó
tìm ra sự an nghỉ. Cho nên, đối với họ sự im lìm, dịu mát quả là điều trái
ngược.
Người tu Tịnh-độ, thì ngược lại, cần nhất là buông xả vạn duyên, ác thì phải
buông đã đành, nhưng thiện cũng phải buông mới là Tịnh-nghiệp. Nói rõ hơn, việc
ác không được làm, việc thiện phải làm nhưng tâm phải biết buông, không được
chấp vào đó mới có thể hoàn thành Tịnh-nghiệp. Như vậy, đối với người niệm
Phật, tất cả các việc thiện là “Trợ hạnh”, còn “Chánh hạnh”
vẫn là nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu vãng sanh về nước Cực-lạc.
Người vãng sanh về nước Cực-lạc sẽ hội tụ với chư Bồ-tát ở Liên Trì hải hội, ta
cùng chư Thượng-thiện-nhơn câu hội một chỗ. Trong kinh Phật nói, cõi Cực-lạc,
dẫu cho tiếng ác cũng không có, thì làm gì có hình tướng xấu ác, ảnh tượng hung
tợn? Vậy thì, làm gì hào quang của Phật lại chói chang, khó chịu?
Giữa Mật-tông và Tịnh-độ sự hành trì có khác nhau, thành ra các biểu tượng thờ
phụng và nghi thức hành đạo cũng chỗ khác nhau.
Ví dụ, như trong Kim-cang Mật thừa của Mật tông, người muốn thọ trì theo giáo
pháp này phải tu luyện tâm hồn vững mạnh, chí khí kiên cường, thân thể tráng
kiện mới tu hành được. Người tu phải luyện tập võ nghệ, phải có khả năng tự vệ
hữu hiệu, phải được truyền chỉ những mật chú để tự bảo vệ lấy mình trước những
thử thách của cảnh giới rất huyền ảo, khá phức tạp. Chỗ nương dựa của họ vẫn là
chính họ. Chính vì vậy tâm hồn của họ khó có thể đơn giản, nhẹ nhàng được!
Ngược lại, những điểm đòi hỏi trong Mật-tông hoàn toàn không đề cập đến trong
Tịnh-độ tông. Người tu Tịnh-độ chủ yếu là giữ tâm hồn khiêm hạ, cung kính,
thành khẩn, họ đặt niềm tin vào sự gia trì, che chở của Phật A-Di-Đà, chư
Bồ-tát Thánh chúng, chư Long Thiên hộ pháp. Nhờ vậy, Tâm hồn người tu Tịnh-độ
đơn giản, hiền hòa, thanh tịnh và có chỗ nương dựa.
Cách trang trí, thờ phụng cũng có chỗ khác nhau.
Khi bước vào một tự viện Mật tông, chúng ta thấy cảnh trí ở đó thật chói chang,
màu sắc rất tương phản. Những hình tượng của Phật và Bồ-tát đều lộ vẻ đặc thù
sắc bén, các vị thần Kim Cang Tát-đõa rất hùng dũng, dữ tợn. Có những mật thất
của Mật-tông chỉ dành riêng cho người đã được trải qua những pháp quán đảnh đặc
biệt, còn những người khác không được bước vào. Ở đó thường trưng bày những
hình tượng rất đặc biệt, diễn tả những cảnh giới mà người bình thường không thể
tự ý xem qua!
Ngược lại, khi bước vào trong một Niệm Phật Đường của Tịnh-độ tông, ai cũng có
cảm giác an lành, nhẹ nhàng. Cách thờ phụng ở nơi này trang nghiêm, thanh tịnh.
Hình tượng Phật Bồ-tát đều hiền hòa, từ bi, mọi người đều hoan nghênh bước vào
để lễ bái. Vào đó, mọi người đều tắm mình trong ánh hào quang của Phật, Bồ-tát,
ai ai cũng cảm thấy an lành như được sự gia trì, che chở, bảo vệ an toàn trong
ánh quang minh của Quý Ngài.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Thực ra, đã là Phật Bồ-tát thì đâu còn tướng gì nữa. Tất cả những ảnh tượng, đồ
hình chỉ là sự biểu trưng cho các phương pháp tu hành, cảnh giới thấy được cũng
chỉ là ứng hiện theo tâm tưởng của chúng sanh mà thôi.
Như vậy, quang minh của Phật nếu có khác nhau, tất cả chẳng qua đều do chính
tâm của con người cảm ứng đến. Nhất thiết duy tâm tạo. Ánh sáng của Phật
A-Di-Đà chói chang là vì tâm của con người “chói chang”, ngờ vực. Ánh
sáng của Phật dịu dàng vì tâm của con người hiền hòa, dịu dàng.
Như vậy, chúng sanh muốn chọn ánh sáng nào?
Trong kinh Vô-lượng-thọ, Đức Thích-Ca Mâu-Ni nói quang minh của Phật A-Di-Đà là
tối tôn đệ nhất, Đức Bổn-Sư tôn xưng ánh sáng của A-Di-Đà Phật là “Quang
trung cực tôn”, và Phật A-Di-Đà còn có nhiều danh hiệu khác, trong đó có:
“Thanh-Tịnh-Quang, Hoan-Hỉ-Quang, Giải-Thoát-Quang, An-Ổn-Quang, v.v…
Quang minh ấy chiếu khắp mười phương. Tất cả thế giới nếu có chúng sanh nào
chạm xúc quang minh này thì cấu diệt thiện sanh, thân ý nhu nhuyễn”. (Kinh
VLT, phẩm 12).
Thực thể Quang minh của Phật là:Thanh-Tịnh, Hoan-Hỉ, Giải-Thoát, An-Ổn… thì
làm sao lại chói chang, nhức mắt được! Nếu chói chang, nhức mắt thì làm sao
chúng sanh chiếu xúc đến lại được thân ý nhu nhuyễn?…
Tất cả đều do chính tâm của chúng sanh cảm ứng ra. Chính vì vậy, giảng giải
kinh điển cần hết sức cẩn thận, phải xét rõ Phật đang giảng trong cảnh giới
nào, cho thành phần nào, đối trị bệnh chướng nào… những điều này cần phải xác
định rõ ràng hầu tránh cho đại chúng sự mập mờ, lầm lạc trong việc tu trì. Tu
học pháp môn cũng vậy, cần phải chọn lựa thích ứng với căn cơ của mình mới mong
có ngày thành tựu.
Thiền định và Mật-tông đòi hỏi căn cơ cao mới thực hành nổi. Người thượng căn
thượng trí có thể tự tu tự chứng, không cần nương nhờ vào ai, tự họ có thể phá
ma chướng, diệt nghiệp hoặc, để thành đạo, chứng đại Bồ-đề. Các pháp môn này,
đại Bồ-tát thực hành thì chính xác, còn kẻ phàm phu mà tham chấp vào đó thì coi
chừng càng tu càng sai!
Còn chúng sanh trong thời mạt pháp, Phật nói, hầu hết căn tánh đều hạ liệt, thì
pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ là thích hợp nhất, dễ thành tựu nhất. Người
tu niệm Phật, với tín-nguyện-hạnh đầy đủ, ứng hợp với đại nguyện của đức Phật
A-Di-Đà. Trong kinh nói, khi người đó xả buông bỏ báo thân, Ngài cùng chư đại
Thánh chúng phóng quang đến tiếp dẫn về Tây-phương. Pháp này dễ, nhưng nhiếp
thọ thì rộng vô bờ mé, gọi là tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu. Bậc thượng,
trung, hạ đều có thể tu hành thành tựu.
Còn ánh sáng chỉ là phương tiện biến hóa của đức Phật A-Di-Đà để tiếp độ chúng
sanh. Trên cõi Cực-lạc, chính mỗi cánh hoa sen cũng đều có thể phát ra muôn vạn
đạo hào quang tốt đẹp, thì A-Di-Đà Phật chẳng lẽ không có khả năng biến hóa
được một thứ ánh sáng trong lành, tốt đẹp để cho chúng sanh được an lành tiếp
dẫn về Cực-lạc sao?
Thế mà, có nơi đã mô tả hình tướng của Phật, Bồ-tát rất bất thường, dễ sợ, đầy
uy hiếp. Nhiều người thấy vậy vội vã chấp vào đó mà hồ nghi rằng, tại sao thân
tướng của Phật Bồ-tát lại dữ tợn như vậy! Thưa không phải vậy đâu. Đó chỉ vì
tâm chúng sanh muốn vậy nên Phật Bồ-tát cũng đành ứng hiện như vậy để độ mà
thôi!…
Tướng tùy tâm sanh, tướng tùy tâm diệt. Tâm Phật Bồ-tát là đại từ, đại bi, đại
hỷ, đại xả thì hình tướng của các Ngài đâu có thể nào hung dữ được? Đức Quán
Thế Âm ứng hiện trên cõi trần này thành một Bạch-Y Đại-Sĩ, trông rất từ bi,
hiền hòa như một người mẹ hiền, đây là vì chúng sanh thành tâm quy mệnh Ngài,
cầu Ngài cứu khổ cứu nạn. Trong khi đó, chúng sanh mấy ai biết được rằng, ở
dưới địa ngục, Ngài hiện thành quỷ Tiêu-Diện, một đại quỷ vương, thân tướng
trông rất bạo tợn, hung dữ, ai nhìn thấy cũng phải khiếp đãm! Bồ-tát Quán Thế
Âm đại từ đại bi, làm sao mà có tướng hung dữ được. Chỉ vì tâm chúng sanh ở đó
quá ngu muội, cay nghiệt, ác hiểm, nên Ngài phải hiện như vậy mới có thể độ họ
mà thôi!
Hiểu được điều này rồi, xin hỏi rằng, quý đạo hữu muốn các Ngài sẽ cứu độ mình
bằng hình tướng nào đây?
Khi hộ niệm cho người lâm chung, sự ứng hợp căn tánh lại còn đặc biệt quan
trọng hơn nữa. Nếu hộ niệm mà ứng dụng các pháp không hợp căn cơ, thì không thể
cứu người vãng sanh được. Mỗi pháp môn tu tập đều có mỗi cách hộ niệm riêng,
người hộ niệm cần phải hiểu rõ điều này mà làm như lý như pháp, chứ không thể
sơ suất áp dụng bừa bãi được.
HT Tịnh Không nói rằng, ánh sáng của Phật thì êm dịu, làm cho thân tâm thanh
tịnh, không chói mắt. Ngược lại, ánh sáng của ma thì chói chang, giống như có
gai, khi chiếu xúc đến làm tâm ta bất an, lo sợ, dễ nhận nhất là bị chói mắt.
Ngài nói, cách tốt nhất khỏi sợ bị lầm lẫn là khi hộ niệm cần có một hình tượng
Phât A-Di-Đà cho người bệnh nhìn để nhiếp tâm vào đó mà niệm Phật. Khi người
bệnh ra đi, đức A-Di-Đà sẽ hóa hiện giống hệt như hình tượng trước mặt để tiếp
dẫn họ. Dặn dò người bệnh tuyệt đối không nên đi theo một vị nào khác, không
được tham chấp vào bất cứ cảnh giới nào, có vậy mới tránh bị lạc đường.
Đây là Ngài lấy tôn chỉ và cách hộ niệm của Tịnh-độ tông ra khai thị cho chúng
ta đó. Đúng lý, đúng pháp, hợp căn, hợp thời. Trong quy tắc trợ niệm của
Tịnh-độ tông, chư Tổ cũng nói tương tự. Nhiều Ban Hộ Niệm ứng dụng đã và đang
cứu độ vô số người vãng sanh Tịnh-độ. Lúc xả bỏ báo thân, họ vãng sanh nước
Cực-lạc, hiển hiện ra những thoại tướng tốt đẹp bất khả tư nghì.
Chúng ta phải y giáo phụng hành vậy.
Hỏi số 29:
A Di Đà Phật,
Kính gởi chú,
… Cháu có nghe một câu chuyện như vầy, xin chú cho biết mình phải làm thế nào
để tránh những chuyện này.
Có một bà bị bịnh ung thư phổi, rọi hình thấy một đóm đen trong phổi, sau một
thời gian đi khám thấy tế bào ung thư đã lan ra khắp thân thể, chỗ nào cũng có
tế bào ung thư. Người con khuyên bà đi vô bịnh viện chữa trị bằng trị liệu
phóng xạ và trị liệu hóa học…. Bà này nói người niệm Phật không cần, chỉ cần
niệm Phật thì đức Phật A Di Đà là đại y vương có thể chữa trị tất cả bịnh của
chúng sanh. Người con này cũng rất có hiếu nên mới qùy xuống nói “Nếu má không
chịu vô nằm bịnh viện thì con sẽ quỳ hoài không đứng dậy.”
Vì muốn tùy thuận chúng sanh nên bà cũng đồng ý, nhưng bà giao với người con 1
điều kiện, kêu người con đem bàn thờ Phật vô bịnh viện cho bà. Bà vô bịnh viện,
ngồi cả ba ngày ba đêm niệm Phật chí thành khẩn thiết. Niệm xong chưa đi phóng
xạ trị liệu gì hết lúc khám thì bác sĩ nói lạ thiệt, những tế bào ung thư trước
đây đã mất hết. Còn vết đen ở phổi thì thấy thâu nhỏ lại, nhỏ hơn hồi trước rất
nhiều, nhưng cũng còn. Bà hỏi con bây giờ xuất viện được chưa. Người con nói
“Nếu má muốn nằm thêm thì bác sĩ cũng đuổi má về chứ đâu ai cho má nằm bịnh
viện nữa.”
Mấy năm sau trong gia đình có chuyện xào xáo gì đó, và vì một lý do nào đó nên
tế bào ung thư bộc phát trở lại. Kỳ này bà rất yếu, đứa con bà làm ăn rất khá
giả, nói với bác sĩ phải cứu sống má với bất kỳ giá nào. Lúc bà có dấu hiệu gần
như hấp hối, họ xúm lại gắng máy nhồi cơ tim, gắng máy trợ giúp bịnh nhân thở,
làm đủ mọi chuyện y học có thể để cứu cho bà sống. Họ ra sức được một hồi thì
các dấu hiệu như mạch tim đập, nhịp thở, huyết áp đều có vẻ bình thường trở
lại.
Tối hôm đó khoảng 8 giờ, bà lại hấp hối thêm lần nữa. Lần này oan gia trái chủ
của bà là ai? Chính là ông chồng bà, ông chồng nói với bác sĩ, bất luận làm thế
nào cũng phải cứu cho bà sống tới 7 giờ sáng ngày hôm sau.
Tại sao ông chồng không muốn cho bà ra đi ngay hôm đó mà phải đợi tới hôm sau.
Ông chồng này nói vì bà ăn chay niệm Phật nên muốn cho bà ra đi hôm mồng một
mới tốt. Sau khi ông chồng yêu cầu như vậy, các bác sĩ lại gắn máy để cứu cho
bà ‘sống lại’ thêm lần nữa. Nhưng gắn máy vô chẳng làm gì được khác hơn là hành
hạ thân xác của bà.
Tới lúc bà ra đi thật là tội nghiệp. Những bạn đồng tu của ba yêu cầu người nhà
cho họ thăm viếng bà. Lúc bà mất bà bị máu chảy ra từ mắt, mủi, tai, miệng,…
Thiệt là đáng tiếc.
Và tại sao bà này niệm Phật cũng khá lắm nhưng lại bị như vậy?
xin cám ơn chú thiệt nhiều.
Sang
Trả lời:
Câu chuyện kể này thật là quá thương
tâm! Mọi người nên đọc qua. Đây là một bài học đích đáng!
Thông thường con người không tin Phật pháp, hoặc là có tin mà hiểu không thấu
đáo về pháp Phật, vô tình hay cố ý họ dễ dàng tạo ra những cảnh thương tâm này.
Sự thương tâm không phải chỉ ở những điều thấy trrước mắt, mà chính là người ra
đi bị đoạ lạc đau khổ!
Câu chuyện kể trên đã phạm phải mấy vấn đề cấm kỵ khá nặng:
1/ Đụng chạm thân xác:
Một người khi đă tắt hơi, mà bi vằn vọt, đụng chạm, hành hạ đến thân xác là một
đại tai họa cho họ. Trong pháp hộ niệm cho người lâm chung, chư Tổ đưa cái lỗi
lầm này lên hàng đầu. Nghĩa là cấm tuyệt đối mọi hành động đụng chạm vào thân
thể của người vừa mới chết.
Khi tắt hơi xong, phải để yên thân xác, không được đụng chạm vào ít ra cho
tới sau 8 giờ. Trong thời gian 8 giờ đồng hồ mà đụng chạm vào xác thân,
người chết rất dễ bị đọa vào nhũng cảnh giới tồi tệ nhất trong ba đường ác.
Tại sao vậy? Khoảng thời gian này là thời gian thần thức đang tìm cách xuất ra
khỏi xác thân. Tinh thần bất an, thân xác đau buốt. Nếu bị đụng chạm người chết
sẽ bị đau đớn không chịu nổi, dễ sanh tâm sân nộ, giận dữ. Ra đi trong cơn giận
dữ dễ chui vào địa ngục.
Người thế gian, thường nghĩ rằng, một người đến lúc tắt hơi xong là hết, thân
xác đó không còn cảm giác gì nữa. Những người trong nghề giải phẩu, họ đã quen
với cảnh mổ xẻ xác người, xác vật, họ thấy tất cả chúng sanh lúc sống thì cử
động, suy nghĩ… khi tắt thở rồi thì chỉ là thứ xác thịt vô tri. Thật là một
điều sai lầm!
Những người hiểu rõ Phật pháp mới biết điều này. Người thế gian, vì không hiểu
Phật Pháp, vô tình đã làm nhiều việc tai hại cho người ra đi đến thảm thương!
Câu chuyện này, những điều tai hại hầu như đã phạm hết.
Đụng chạm vào thân xác người chết quá sớm chẳng khác gì như một sự tra tấn
người chết bằng cực hình!
Trong Phật pháp, Phật dạy, vạn loài chúng sanh đều có linh tri. Linh tri này
không bao giờ chết. Nói cho dễ hiểu hơn, ngoài cái xác thịt ra, còn có thần
thức đang điều khiển cái xác thịt đó. Thần thức này không bao giờ chết. Nói cho
dễ hiểu, cái xác thân thì có sanh già bệnh chết, còn cái linh hồn thì không
sanh không tử, chỉ có mê và ngộ mà thôi. Mê thì rối bù, khổ nạn. Ngộ thì an
vui, giải thoát.
Xin nhắc lại, khi tắt hơi xong, vì mê muội, tham chấp, thông thường thần thức
vẫn cứ cố bám vào cái xác, không ra được. Người không hiểu thấu Phật pháp không
biết điều này. Thần thức chưa ra khỏi thì giống như họ vẫn còn tiếp tục sống,
và vẫn còn có cảm giác nhiều giờ sau đó. Thời gian này, nếu bị đụng chạm vào sẽ
gây đau đớn đến rợn người. Nếu sơ ý, cứ tiếp tục đụng chạm dễ làm chọ họ nổi
tâm sân nộ. Một cơn sân nộ nổi lên, thần thức nương theo lực đó mà xuất ra. Sân
giận là nhân chủng của điạ ngục. Một niệm sân giận cối cùng này sẽ xác định
tương lai của họ trong cảnh giới tối tăm nhất – Địa ngục.
Chính vì vậy, xin đừng nên tắm rửa lau mình, đừng nên thay áo thay quần, đừng
thoa son đánh phấn, đừng nên ôm ấp xoa nắn, đừng chích thuốc uốp thân, đừng rút
kim sửa thân, v.v…. ít ra trong 8 tiếng đồng hồ. Nếu để yên đến 12 giờ thì
tốt hơn, an toàn hơn. Thời gian này rất cần niệm Phật hộ niệm. Nếu mọi người
thành tâm hộ niệm, khai thị hướng dẫn, thì có thể giải quyết tất cả.
Điều cấm kỵ khác là khóc than, kể lể, âu sầu, v.v… câu chuyện không kể ra,
nhưng chắc chắn phải bị phạm đến. Đây là những điều tối kỵ. Nói chung, rất
nhiều điều tối kỵ đã xảy ra, đã phá hỏng con đường vãng sanh của bà cụ.
2/ Cưỡng chế người sắp chết:
Lâm vào điều cấm kỵ thứ hai. Những người trước giờ phút lìa bỏ cõi trần, thường
nếu không bị bệnh khổ thì cũng bị xáo trộn rất lớn về mặt tâm lý. Trong tình
huống này mà con cháu còn bướng bỉnh, cưỡng bức, không vâng lời làm theo ý muốn
người bệnh, bất hiếu ngang ngạnh… tạo sự bức xúc rất lớn cho họ.
Trong pháp hộ niệm người lâm chung, nhất định chúng ta không được làm bất cứ
điều gì trái ý người bệnh. Nếu phạm phải điều cấm kỵ này làm cho người ra đi
tức bực, sận giận, buồn khổ, v.v… đây cũng là cái duyên chính dẫn tới những
cảnh giới vô cùng xấu.
Không được làm trái ý người sắp chết. Giả như, đang niệm Phật hộ niệm mà người
bệnh không muốn niệm Phật nữa, người hộ niệm cũng phải tạm ngưng niệm Phật để
vui lòng họ trước, rồi sau đó mới cách hóa giải sau.
Trong câu chuyện này, bà cụ này biết đạo, biết niệm Phật, quyết lòng muốn vãng
sanh. Thật là đáng kính phục. Nếu người nhà biết chút đạo lý, hỗ trợ theo
nguyện vọng của cụ thì quý hóa biết chừng nào, cơ hội này họ trả được đại hiếu,
đại nghĩa, đại từ, cứu giúp cụ thành tựu đạo giải thoát. Đáng tiếc, vì người
thân quá mê muội đã xoay chuyển đại thuận lợi thành đại thiệt hại! Thật tội lỗi
cho người thân. Thật tội nghiệp cho cụ!
Có tình cảm, nhưng không rõ lý, nên con người thường làm chuyện sai lầm! Họ
thương người thân mà lại bỏ người thân để đi thương cái xác chết. Họ lầm lẫn
người thân là cái xác chết. Nhưng thực ra, cái xác thịt đó chỉ là thứ vật chất
mà chính người thân của họ nhận lấy để dùng trong khoảng thời gian qua, đến nay
nó đã hư, người thân của họ đang bỏ để tìm cái thân khác. Cũng giống như một
chiếc xe hư, cha mẹ mình đang tìm cách liệng chiếc xe hư để tìm mua chiếc xe
mới. Còn con cái, người thân thì bất hiếu, dại khờ cứ lo kéo chiếc xe vào nhà
mà lại liệng cha mẹ mình ra đường vậy. Thật quá đáng trách!
Tôi có nghe một câu chuyện tương tự, có thật, xảy ra năm 2004 như vầy. Một bà
cụ tu theo đạo Tiên, bị bệnh phải chết. Bà tha thiết yêu cầu con cái cho bà
xuất viện về nhà để đọc kinh gì đó cho bà đi. Nhưng con cái không chịu vâng
lời. Bà đòi về nhiều lần, nhưng con cái vẫn bắt bà nằm trong bệnh viện cho Bác
sĩ điều trị. Bà giận quá hộc máu mà chết. Chết xong mà máu cứ tiếp tục ộc ra cả
nửa thau như vậy. Thật quá khủng khiếp!
“Từ bi đa hoạ hại, phương tiện xuất hạ lưu!
“. Có tình cảm (Từ
Bi) mà thiếu trí huệ có thể tạo ra đại họa. Có tiền bạc (Phương Tiện)
mà không hiểu đạo thì dễ làm nên những chuyện đại nghịch, bất hiếu, hạ lưu, tồi
tệ! Câu chuyện diễn tả khá đầy đủ châm ngôn này.
Những oán nạn này xảy ra nhiều lắm, quá thảm thương! Hôm nay, đạo hữu đã cho
thêm một chứng minh nữa. Quá kinh khủng! Quá tội nghiệp! Quá tai hại! Quá đau
lòng!… Đại họa này đều do chính người thân của bà cụ tạo ra cho bà. Thật là
một bài học đáng giá.
Cưỡng bức người sắp chết là điều tối kỵ, là mối đại họa cho ngưòi chết. Mong
chư vị nhất định chớ phạm đến lỗi này.
Cho nên, người niệm Phật cầu vãng sanh cần phải nghiên cứu tường tận phương
pháp hộ niệm. Đừng bao giờ tự nghĩ rằng công phu tu tập đã đủ, mình sẽ đạt đến
cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”, tự tại vãng sanh.
Nghiệp chướng của chúng ta lớn lắm. Oan gia trái chủ cũng khá nặng. Tất cả oán
nạn này đang thừa cơ duyên gây chướng ngại.
Vậy thì, phải tự lực tu hành, Tín-Nguyện-Hạnh niệm Phật phải kiên cố không thối
chuyển, là điều chắc chắn không thể lơ là. Bên cạnh, những tha lực, hoàn cảnh,
sự hỗ trợ của người thân, của đồng tu cũng phải chú tâm phát triển tốt. Nghĩa
là, khuyên giải con cháu đồng thuận, làm tờ di chúc, kêu gọi đồng tu hộ niệm,
tập buông xả tối đa… Càng thuận lợi càng an tâm.
Tóm lại, nếu nhiều người biết về phương pháp hộ niệm thì nạn tai này sẽ giảm
thiểu.
Diệu Âm
Hỏi số 30:
Trong một buổi nói chuyện trao đổi kinh nghiệm về
phương pháp HỘ NIỆM, có một vị thầy đưa ra một câu hỏi. Sau khi Hộ
Niệm cho một người BAN HỘ NIỆM sẽ kiểm tra xem điểm nóng cuối cùng
ở đâu, để biết người được HN có được Vãng Sanh hay không? hay sanh về
cảnh giới nào? Nhưng căn cứ vào Kinh sách nào của Phật để nói về
những điểm nóng này mà Thầy đã tu mấy chục năm rồi vẫn chưa đọc
qua.
Trả lời:
Điểm chính yếu để một người được
vãng sanh về Tây Phương Cục lạc chính là Tín Nguyện Hạnh đầy đủ. Một
người giữ vững ba điển này cho đến giây phút cuối cùng thì sẽ được như nguyện.
Trong kinh A-Di-Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Niệm Phật
Ba-la-mật, v.v… nói đến thật rõ ràng. Xin tự xem kinh lấy.
Một khi người được vãng sanh thì sau khi ra đi thường thường để lại những hảo
tướng, nghĩa là thoại tướng rất tốt, như thân xác mềm mại, nét mặt vui tươi,
sắc diện hồng, đôi lúc có hương, có quang minh, có hoa nở, có chim tụ lại. Có
người biết trước ngày giờ xả bỏ báo thân, có người báo cho biết là A-di-đà Phật
cùng Thánh chúng đã đến tiếp dẫn họ, v.v…
Những thoại tướng này có lúc nhiều, có lúc ít, có người có hầu như đầy đủ, có
người rất khó phân biệt. Sở dĩ khác nhau là do phẩm vị vãng sanh sai khác.
Trong một giảng ký của HT Tịnh Không, Ngài nói rằng, người vãng sanh Thượng
Phẩm nhiều khi họ biết trước 2->3 năm trước, họ xác định được ngày giờ vãng
sanh một cách chính xác. Rất nhiều vị Tổ niệm Phật họ ra đi giống như sự biểu
diễn, nhiều lắm. Xin xem trong các sách về Tịnh độ để lại. Đúng sự thật chứ
không ai nói thêm dể phải mang tội “Vọng ngữ đâu”.
Ông Cô-Lô-Giang vào khoảng thập niên 40 thế kỷ 20 đứng vãng sanh 3 ngày mới hạ
xuống để lo hậu sự. Cụ Hạ Liên Cư cũng đứng vãng sanh, ông Trịnh Tích Tân ngồi
vãng sanh. Mới đây Thượng tọa Thiện Xuân (Chùa Hồng Liên) kể lại chuyện vãng
sanh của HT sư phụ thầy trước khi vãng sanh còn thuyết pháp, dặn dò đệ tử, xong
ngồi vãng sanh. Nhiều lắm, không phải ít đâu. Chỉ vì mình phước mỏng quá không
thấy đó thôi.
Những người vãng sanh trung phẩm có thể biết trước ngày giờ từ mấy tháng cho
đến hơn một năm. Có người biết trước một vài tuần cũng đã ngon lành rồi.
Nhưng, biết trước ngày giờ chết cũng không hẳn là được vãng sanh Tịnh độ. Người
vãng sanh mà biết trước thì tốt.
Nhưng nên nhớ cho, người biết trước ngày giờ chết, cũng chưa chắc sẽ vãng sanh
về tới Tây-phương Cực Lạc. Hai sự việc này khác nhau.
(Ví dụ, hôm tháng 3/2009, khi qua Mỹ, trong khoảng thời gian đó, chính Diệu Âm
có hay tin, một vị tu Mật tông đã biết ngày giờ ra đi. Người ta gọi là vãng
sanh Tịnh độ. Nhưng thực ra, nếu vị đó phát nguyện sanh lại làm người để tiếp
tục tu hành, thì không thể nào được về Tây Phương Tịnh độ được, dù sự ra đi có
an nhiên thoải mái!).
Ra đi ngon lành là do công phu tu tập, tinh thần thanh tịnh, nghiệp chướng nhẹ,
phước đức tăng trưởng. Còn vãng sanh Tây Phương cực lạc là do Tín-Nguyện-Hạnh.
hai cách tu khác nhau. (Chuyện này đã bàn quá nhiều rồi).
Người vãng sanh các phẩm hạ không được tự tại như vậy đâu! Trong kinh Vô lượng
thọ nói, “.
..mộng kiến bỉ Phật diệc đắc vãng sanh”. Nghĩa là,
tự họ thấy trong những lúc mê mê, không đủc sức khai báo với mọi người, nhưng
vì Tín Tâm vững, Nguyện tha thiết họ vẫn được vãng sanh.
Những điểm ấm còn sót lại trên thân xác là do điểm xuất ra cuối cùng của thần
thức. Nếu xuất ra trên đỉnh đầu là điều rất tốt. Nếu để lâu quá, thì hơi ấm sẽ
lạnh dần, nhiều lúc cũng khó nhận ra.
Điểm nóng dù sao cũng chỉ bổ túc thêm phần thoại tướng tốt. Càng tốt chừng nào
càng vững tâm hơn. Còn chư Tổ Sư, trong kinh Phật luôn luôn nhắc nhở việc TÍN-NGUYỆN-HÀNH
vãng sanh. Những thoại tướng được ghi lại là kinh nghiệm thu thập được qua
hàng ngàn năm tu hành của quý Ngài. Đây là thân chứng vậy.
Chư Tổ Sư đều là chư Phật Bồ tát thị hiện, lời nói của các Ngài chắc chắn có
giá trị. Xin chớ hoang mang!
Tuy nhiên, nếu được vãng sanh trong thời khoảng hộ niệm thì hầu như đều được
mềm maị, tươi hồng, nhìn nét mặt rất vui vẻ, an nhiên. Còn được siêu sanh về
Cực lạc sau thời gian đó thì làm sao biết được? Chắc chắc cũng có, nhưng không
bảo đảm, khó kiểm chứng hơn.
Một cuốn sách tên là, “Những điều cần biết lúc lâm chung” của
Phật giáo Đài loan phát hành có nói rất rõ những điểm này. Các vị viết ra toàn
chư vị Tổ Sư, người có đức cao trọng vọng, uy tín trong Phật giáo, nhất là Tịnh
độ tông, đã nghiên cứu từ trong kinh điển, từ những kinh nghiệm đã vãng sanh.
Rất cần thiết cho người học đạo như chúng ta.
Tập sách “Quy tắc trợ niệm lúc lâm chung và pháp ngữ khai thị”,là
phần trích ra từ cuốn sách đó. Hãy thử đọc kỹ càng đừng coi lướt nhé, toàn bộ
là pháp ngữ của chư Tổ Sư. Các Ngài y kinh mà nói ra đó.
Người tin thì phải tin cho vững để cứu người cứu ta. Người nào không tin thì họ
có quyền bỏ hộ niệm. Chớ nên lo lắng điều này! Tất cả đều tùy duyên chúng sanh.
Không ai có thể ép buộc được.
Người nào muốn chết thì cứ việc chờ chết! Ai muốn vãng sanh về với Phật A-Di-Đà
thì lo niệm Phật A-Di-Đà Phật cầu về Cực Lạc.
Chưa đủ, phải chuẩn bị sự hộ niệm thật cẩn thận, chớ nên lơ là.
Hãy thử so sánh mà quyết định:
-Một người chết trong mê mê mờ mờ, lo âu buồn bã!… So với người an nhiên, vui
vẻ, tư tại ra đi. Ai hơn ai?
-Một người đi xong thì ác tướng hiện ra, sắc mặt hãi hùng… nhìn thấy phải
phát sợ! Với người ra đi để lại thân tướng tươi hồng, nét mặt mỉm cười, tướng
hảo bất khả tư nghì! Ai hơn ai?
-Một người khi chết xong thân xác cứng đơ, chẳng mấy chốc thì mùi tử khí bôc
lên, liệm vào hòm không kịp thì ai đi ngang cũng muốn buồn nôn! Với người ra đi
mà hương thơm thoang thoảng, hoa nở, chim kêu, để vậy niệm Phật 3-4-5-6… càng
niệm càng tươi, càng niệm càng đẹp, càng niệm càng thêm có điều hay lạ… Ai
hơn ai?
Hầu hết đều nhờ công đức hộ niệm đó.
Xin hỏi, một người tự cho là tu hành tốt, liệu khi mãn đời có được thoại tướng
như vậy không? Hãy tìm hiểu cho thật kỹ để được sáng suốt hơn.
Ta được thành đạo hay không do chính ở quyết định ngày hôm nay vậy.
Hỏi 2:
Khi HN xong BHN sẽ kiểm tra xem người được HN có được vãng Sanh không?
Điều này căn cứ vào các thoại tướng như mắt nhắm, miệng khép ,tay
chân mềm.v.v.. hay là căn cứ vào điểm nóng ở đỉnh đầu để xác định.
Vì có nhiều thành viên trong các BHN cho rằng thân thể mềm là VS.
Trả lời:
Không thể vội vã vin vào việc thân xác mềm mại là xác định vãng sanh, mà thân
thể mềm mại là một trong những thoại tướng tốt, bảo đảm thoát được 3 đường ác.
Như được mềm mại là điểm vui mừng đầu tiên.
Người được vãng sanh thì chắc chắn có thân xác mền mại, chứ thân xác mềm mại
chưa hẳn đã được vãng sanh.
Nếu người bệnh trước giờ phút ra đi mà đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh nữa thì thêm được
yếu tố vãng sanh vững chắc.
Tổ Ngẫu Ích dạy, “Được vãng sanh cùng chăng đều do Tín và Nguyện có hay
không, phẩm vị thấp hay cao đều do niệm Phật sâu hay cạn”.
Vậy thì, người tin tưởng vững chắc, tha thiết phát nguyện sẽ được vãng sanh.
Người ra đi bị nghiệp chướng hành hạ, họ niệm Phật không nổi, thì người hộ niệm
giúp hộ giữ câu Phật hiệu mà niệm. Nếu người đi có tin có nguyện, người hộ
niệm cũng có tin có nguyện. Khi xả bỏ báo thân xong với thoại tuớng đó, giúp ta
vững tin rằng, nhất định đã được cảm ứng, nghĩa là có xác xuất vãng sanh rất
cao.
Tổ Ấn Quang dạy, “Vì nương theo Phật lực nên tất cả mọi người, không kể
nghiệp nhiều hay ít, không kể công phu cạn hay sâu, miễn TIN cho chắc, NGUYỆN
cho thiết, muôn người tu muôn người được vãng sanh”.
Tất cả Tổ sư đều nói cùng một ý. Chắc chắc quý Ngài không gạt ta đâu. Vì sao
vậy? Vì quý Ngài nói toàn trong kinh Phật ra hết. Hãy dành chút thì giờ coi lại
các kinh điển Tịnh Độ sẽ thấy rõ ràng. Thấy rõ rồi thì nên mau mau “Đoạn
nghi sanh tín”. Tự mình đoạn, không ai có thể đoạn thế cho mình được!
Chư Tổ là các bậc long trượng, uy đức cao dày mà còn dám nói rằng, “môn
người niệm Phật muôn người vãng sanh”. Còn ta toàn là hạng phàm phu ngu
muội, mà lại dám nghi ngờ rằng, các Ngài nói sai à?
Ta thì quyết tâm hộ niệm, người ra đi quyết lòng vãng sanh. Như vậy, đã đúng
với lời khai thị cửa chư Tổ, đã ứng hợp trọn vẹn lời thệ của Phật, thì lý do gì
mà không được vãng sanh? Nếu không được vãng sanh chẳng lẽ Phật A-di-đà phát
thệ cho vui sao?
Còn người nào muốn biết cho chắc, thì khuyên rằng, hãy khôn ngoan TÍN NGUYỆN
cho vững, rồi NIỆM PHẬT cho chuyên đi, để được vãng sanh về cõi Tịnh. Vãng sanh
xong thì sẽ biết liền. Chứ bây giờ đòi hỏi ai đó phải tuyên bố kết quả làm chi?
Chẳng lẽ một người nào đó tuyên bố thì mới được vãng sanh sao?
Phàm phu đòi hỏi phàm phu chịu trách nhiệm thật khá buồn cười! Không khéo, chỉ
vì một chút yếu đuối của niềm TIN mà dẫn tới chỗ mất phần vãng sanh, thì oan
uổng công phu tu hành lắm đó!
“Tín năng siêu xuất chúng ma lộ
“. Không có niềm tin nhất định
bị mất phần thoát vòng sanh tử luân hồi!
Một người khi đã chết rồi mà mắt từ từ nhắm lại, sắc tướng từ từ chuyển đổi trở
thành tốt đẹp, nhiều khi còn đẹp hơn lúc còn sống. Chẳng lẽ đây chuyện dễ tìm
được lắm sao? Trên thế giới, mỗi ngày có hàng triệu người chết, hãy bỏ công đi
điều tra thử coi, có mấy ai được vậy không?
Chúng sanh vô biên hàng giờ đều bị tai họa, nay nhờ gặp được pháp hộ niệm nhiệm
mầu mới cứu được một ít người hy hữu. Thấy vậy, đáng lẽ phải vui lên chứ, phải
tận lực để làm chứ, tại sao lại để tâm nghi ngờ? Chẳng lẽ muốn chết cho thật
khổ đau như tất cả mọi người mới thõa mãn à?
Thật tội nghiệp cho chúng sanh!
Văn Tập phải vững lòng tin, và thương hại cho những người phước mỏng nghiệp
nặng vậy!
Như vậy, người bệnh được vãng sanh hay không thì để chư Phật Bồ-tát lo đi.
Chính ta đừng để bào mòn niềm tin, rơi rớt công đức hộ niệm nhé.
Hỏi 3:
Một thành viên khi đi HN có được hoài nghi rằng : không biết mình đi HN
người này có được VS không?
Hoặc nghĩ rằng : đi HN với tâm chân thành thì người được HN sẽ VS.
Trả lời:
Câu hỏi này quá hay!
Người hộ niệm phải giữ lấy vế thứ hai, bỏ hẳn ý nghĩ đầu. Nghĩa là đừng bao giờ
cho rằng đi hộ niệm là vô ích. Phải thành tâm, chí thành, chí kính mà hộ niệm
cho người có duyên.
Đừng có tâm trạng chủ bại, hồ nghi nữa. Đem tâm hiếu kỳ, chao đảo, phân vân…
đi hộ niệm, sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt trong các buổi HN. Có thể vì vậy mà
làm mất phần vãng sanh của chúng sanh.
Tin thì tham gia, không tin, thì tốt nhất, nên rút lui khỏi BHN.
Chắc chắn, nhân nào quả đó. Không tin sẽ có quả báo không tin. Đến lúc chính
mình chết mới biết thế nào là giá trị của Hộ niệm.
Đừng để quá trễ!
Diệu Âm
Hỏi số 31:
A Di DA Phat…..em có câu hỏi này không biết có nên
hỏi hay không em bị vô minh che lấp và phiền não thì vô tận……không biết tại
sao em có cái nghi vấn cái tâm của chúng ta từ đâu ?
Trả lời:
Đạo ở chỗ bình thường nhất, chứ đâu
phải là chuyện xa vời! Đói thì ăn, khát thì uống, nóng thì quạt, lạnh thì
sửi… cứ làm vậy đi thì thoải mái hơn.
Những điều vui vẻ nhất đang ở sát bên mình mà không chịu hưởng, lại cứ chạy
lung tung tìm những điều xa vời làm chi cho sanh phiền não vậy?
Đạo ở ngay chỗ tâm tạo. Muốn ở lại trong lục đạo này chịu khổ thì cứ bám vào
thế tục này mà tranh chấp với nhau, muốn vãng sanh thành đạo thì thành tâm niệm
Phật cầu sanh Tịnh-độ. Như vậy lo niệm Phật không hay hơn sao?
Muốn được quả báo tốt lành thì lo làm thiện lành, đừng làm ác. “Nhân
duyên quả báo tơ hào không sai”, hãy lo làm việc thiện lành thì lo gì
sẽ không có quả báo thiện lành. Chứ còn cứ lo tìm quả báo thiện lành thì đã làm
điều ngược ngạo, giống như trồng cây ngược mà trông cho có quả tốt được sao?
Phiền não nhiều là do nghiệp nhân nặng. Biết nghiệp nhân thì hãy lo tạo phước,
đừng nên nương vào nghiệp nữa, thì cuộc đời này mới có cơ hội thoát khổ được
vui!
Ngài Liên Trì đại sư có dạy đại ý như vầy, người mà cứ nghĩ đến nghiệp chướng
quá khứ, thì tâm này đang duyên với nghiệp. Nghiệp này, nghiệp nọ, vô lượng vô
biên nghiệp sẽ thay phiên nhau hiện ra, trùng trùng duyên khởi, thì tâm sẽ bị
trói buộc vào đó, rất khó có cơ hội giải thoát!
Phải biết buông nghiệp ra mà lo trói mình với câu A-Di-Đà Phật hiệu. Phải biết
buông lục đạo ra mà bám vào cõi Tây phương. Đó mới là an toàn.
Như vậy phiền não từ đâu có vậy? Từ chỗ không chịu biết đủ. Không chịu biết đủ
thì lúc nào cũng cảm thấy thiếu thốn, bị thiếu thốn thì tâm không bao giờ được
an lạc. Không được an lạc thì thường xuyên mong cầu có được cái này cái khác.
Mong cầu mãi thì có năng lực nào cung ứng đủ cho mình… Từ đó sanh ra phiền
não!
Như vậy phiền não này thực ra chỉ là giả! Là giả mà mình cứ chấp vào giả nên nó
thành ra thực. Đã thực rồi thì nó quần mình đến điên đảo, đến chóng mặt, đến
tối mù! Tự mình làm khổ cho mình đó thôi!
Đời mạt pháp này có ai là hàng thượng căn, thượng trí? Đã là hạng hạ ngu rồi
thì ai tránh khỏi bị vô minh che lấp? Vây thì chuyện vô minh che lấp là việc
đương nhiên, ai cũng bị vướng cả. Xin đạo hữu chớ nên buồn phiền hay tự trách
về chuyện này làm chi.
Có điều đáng nên phân giải là, cùng một môi trường mà có người vui, người buồn,
có người sướng, có người khổ, có người an lạc, có người phiền não… Tại sao
vậy?
Tất cả đều do chính mình tạo ra, nó từ trong lòng của mình hiện ra đó.
Như vậy, hãy tập buông bỏ nhiều một chút thì từ từ những phiền não sẽ hết dần
đi.
Những chuyện hôm qua thì đã qua rôi, xin để nó qua luôn đi. Chuyện ngày mai
chưa tới, chớ nghĩ tới nữa. Hiện tại đây, hãy vui vẻ sống, tập buông xả nhiều
một chút. Nếu có lúc suy nghĩ vẫn vơ, hãy cố gắng đề khởi câu “A-Di-Đa
Phật”. Nếu có thể hãy niệm ra tiếng thì tốt hơn niệm thầm. Cứ niệm Phật,
niệm tới đi, đừng nêu lên vấn đề gì cả, thì tự nhiên mọi trở ngại sẽ được giải
quyết.
Buông xả mới có sự tu hành tốt. Những cái gì cao xa xin chớ cần bận tâm quá,
hãy thực tâm niệm Phật, bớt những thứ mong cầu của thế gian, thì tâm sẽ được
thanh tịnh.
Ví dụ, như câu hỏi Tâm từ đâu có? Những câu hỏi này khó trả lời lắm! Xin nói
gọn để an được cái tâm phần nào mà thôi, chứ không thể viên mãn!
Một là “Chơn-Tâm” hay là “Linh-Tri-Tâm”. Đây
là Chơn-Tâm tự tánh của chính mình. Cái Chơn-Tâm này ở khắp mọi nơi, chỗ nào
cũng có. Vì chỗ nào cũng có nên nó không ở một chỗ nào cả. Muốn biết Chơn Tâm ở
đâu, chỉ khi nào thành Phật rồi mới thấy. Ta chưa thành Phật thì chưa thấy Chơn
Tâm đâu.
Như vậy câu hỏi này đưa chính mình vào sự bế tắt! Tự mình dẫn mình vào sự bế
tắt là tự tạo ra phiền não cho chính mình vậy. Không tốt!
Hai là, thấp hơn một bực, gọi là “Duyên-Lự-Tâm”. Tâm này thì
dễ thấy, dễ cảm nhận hơn. Hễ có suy nghĩ, có buồn khổ, có ghét thương, có tính
toán, có giận hờn, có phiền não, v.v… là biết có tâm. Chính cái “Duyên-Lự-Tâm”
nó điều khiển những sinh hoạt này. Đây là cái tâm tạo nghiệp lục đạo. Ví dụ cụ
thể, như đạo hữu nói, đang bị nhiều phiền não, thì đây chính là đang bị cái
Duyên-Lự-Tâm nó quậy phá đó. Liệng nó đi thì hết phiền não thôi.
Ba là, còn một cái tâm nữa, dễ thấy, có thể chụp hình được, gọi là “Nhục-Đoàn-Tâm”,
tức là cái cục thịt cân nặng cỡ 1/2 kg, nó ở giữa lồng ngực phía bên trái. Thế
gian gọi là “Trái Tim”. Trái tim của con người nó gần giống
như trái tim con heo, cỡ đó. Hỏi bác sĩ họ sẽ nói rõ hơn.
Tâm, Phật, Chúng-sanh
tuy ba mà một. Tâm này là Chơn-Tâm, chứ không phải
là cái tâm đang suy nghĩ đử thứ, cũng không phải là cục thị 1/2 kg. Chúng sanh
nào cũng có Chơn-Tâm này. Chơn-Tâm này chính là Phật. Cho nên, mới nói, tuy ba
mà một là vậy. Khi ta thành Phật rồi thì sẽ thấy được Chơn-Tâm.
Bây giờ chúng ta còn là phàm phu, cái Chơn-Tâm này đã bị che lấp rồi, tìm không
ra đâu. Hãy thành tâm niệm Phật thì tự nhiên một ngày nào đó Chơn-Tâm sẽ tự
hiển lộ.
Chúc an nhiên niệm Phật.
Diệu Âm
Hỏi số 32:
Khi con vật mình nuôi trong nhà đã quá già, không còn ăn
uống gì được,mình có nên nghe lời Thú Y để họ chích cho nó một mũi thuốc cho nó
được ngủ vĩnh viễn, hay cứ để nó chết tự nhiên vì già yếu, bịnh tật và đói khát
?
Trả lời:
Học Phật phải nghe theo lời Phật
dạy, nghe theo lời chư vị Tổ sư, Cao Tăng đại đức dạy, chứ sao lại nghe theo
lời người thú y, người thế gian?
HT Tịnh Không dạy, chúng ta không được đọan sanh mạng của một chúng sanh nào.
Nếu đoạn sanh mệnh của chúng thì ta bị tội sát sanh.
Sống chết đều có số phần, tất cả đều có nhân duyên quả báo, chúng ta không nên
phan duyên, đừng làm những hành động sơ suất, mất tự nhiên, mà coi chừng kết
nghiệp chẳng lành!
Đi hộ niệm, nhiệm vụ của người hộ niệm là niệm Phật, khai thị, hướng ngưởi bệnh
quyết lòng buông xả, niệm Phật cầu A-Di-Đà Phật phóng quang tiếp độ vãng sanh.
Còn việc sống hay chết, đi sớm hay đi muộn, đau khỗ hay an nhiên thì phải thuận
theo Nhân-Duyên-Quyả báo của người đó. Đừng nên thấy người bệnh dây dưa nhiều
ngày, hay đau khổ quá mà ta tìm cách đoạn sanh mệnh của họ. Điều này phạm tội.
Không tốt!
Thấy con vật đang trong cơn hấp hối cũng vậy. Chúng ta hãy thành tâm hộ niệm
cho nó. Nên nhớ, tất cả chúng sanh đều có Linh-Tri. Đã là Linh-Tri thì với
Thánh không tăng, với phàm không giảm, với người không cao, với vật không thấp.
Ngộ thì thành Phật Bồ-tát, mê thì thành bàng sanh, thú vật… nhưng Linh-Tri
vẫn là Linh-Tri không thay đổi.
Cho nên, trước những ngày giờ chúng xả bỏ báo thân, chúng ta hãy nên dành thời
giờ ngồi bên cạnh niệm Phật cầu Phật gia trì, thành tâm khai thị hướng dẫn,
thành khẩn khuyên nhắc chúng niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Chính mình cũng
cầu nguyện cho chúng sớm xả bỏ cảnh giới súc sanh, vãng sanh Tịnh độ. Thành tâm
có thể được linh ứng.
Hãy săn sóc chúng cẩn thận, đầy tình thương yêu, chớ nên coi chúng như loài
vật.
Ngoài giờ niệm Phật hộ niệm, nên có một máy niệm Phật, mở luôn luôn cho chúng
nghe, khuyên chúng niệm Phật theo và khẩn cầu Phật lực gia trì tiếp độ vãng
sanh. Rất nhiều con vật đã được cảm ứng và vãng sanh, thoại tướng để lại bất
khả tư nghì! Đây là sụ thật.
Khi chết xong, nếu có thể được, chúng ta cũng nên niệm Phật hộ niệm cho chúng 8
giờ. Sau đó đem chôn cẩn thận. Mỗi buổi cộng tu cũng thành tâm hồi hướng công
đức cho chúng. Làm được như vậy thì chúng ta không sợ sai với chánh pháp.
Hãy cố gắng vì lòng từ bi, vì lương tâm của người chủ, vì cái duyên gặp nhau
trong đời này. Người hiểu đạo hãy nương theo chánh pháp mà làm, chắc chắn chúng
sẽ được lợi lạc, còn được vãng sanh hay không là tùy theo phước phần của chúng.
Đây mới thực là thương yêu đúng nhất vậy. Xin đừng chao đảo tinh thần bởi những
lý luận của người thế gian.
Diệu Âm
Hỏi số 33:
Cách
đây một tuần, LH có gửi mail, hỏi ý kiến của Sư huynh để hộ niệm cho bác Nguyễn
Thị Hùng, 92 tuổi, mẹ nuôi của LH. bác này đã tu tập cả đời Bác, nhưng từ ba
năm nay, trở bệnh nặng, nhất là từ ba tháng nay, Bác không tự đi đứng được nửa,
ăn thì vẩn ăn được, nhưng lúc nào củng có vẻ mệt mỏi, khi LH đến tụng kinh cho
Bác nghe, phải lay Bác để bác tỉnh ngủ, nhưng nhiều khi mở mắt ra, thì củng
nhắm lại ngay, hình như là bác mêt mỏi, không thiết gì nửa…LH thương Bác lắm,
tự hỏi, nếu bác ra đi, mà tâm không nhớ Phật thì công trình tu tâp của bác củng
như không sao Sư Huynh?
Mổi ngày, LH tụng cho bác nghe kinh Vô Lượng Thọ, từ phẩm 32 đến phẩm 37, sau
đó 3 chuổi NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, Theo Sư Huynh, LH tiếp tục như vậy, hay tụng
kinh khác???
Mổi lần đến, LH ngồi bên giường bác, gỏ mỏ, đánh chuông, lâu lâu sờ mặt Bác,
nhăc bác nhớ Phât, có ngày LH hỏi bác nghe không thì Bác nói có, vậy là bác
không phải hôn mê đâu, làm như bác không thiết gì nửa, nên cứ nhắm mắt hoài…
lần nửa làm rộn Sư Huynh, nhưng LH lo quá, các con bác đều lai Tây, anh chị ấy
không biết gì hết về tống táng, nên tứ lâu lắm rồi, bác đã dặn dò LH mời Thày
nào cho Bác,v…v…tháng 3 này LH đi qua Úc thăm má LH ở Perth, đến 15/04 mối
về, Lh sợ không biết có trể quá khong?
Xin cám ơn Sư Huynh trước NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Trả lời:
Người già như trái chín cây, hãy mau
mau lo liệu chớ nên lơ là!
Thế gian người thọ đến trên 90 cũng đã quá cao, bao nhiêu khổ cực của cuộc đời
này cũng đã quá đủ rồi. Mau mau hãy chán chê nó đi để quyết định cho tương lai!
Điểm đầu tiên là người đã tu tập suốt đời, nhưng sau cùng cũng không thoát khỏi
nghiệp chướng báo hại. Đây là một bài học thích đáng cho mọi người.
Tu thì tạo phước lành, phước lớn thì được hưởng phước. Phước này nếu có thì
hưởng được phước báu nhân thiên. Không tu thì tạo nghiệp xấu. Nghiệp xấu này
gây chướng ngại cho đường giải thoát.
Nhưng so sánh ra, một người trong thời mạt pháp này có nghiệp xấu ác nhiều lắm.
Chính vì thế, dù có tu nhiều nhưng phước lành cũng khó đè bẹp nghiệp xấu. Hơn
nữa, việc tu hành đời này chưa đủ duyên để kết thành quả tốt để hưởng, trong
khi đó coi chừng nghiệp nhân trong quá khứ đã hợp được duyên mà phát sinh ra,
dẫn vào các đường xấu ác để thọ khổ.
Chính vì vậy, tu hành phải biết cách tu mới có cơ hội giải thoát cảnh tử sanh.
Nếu sơ ý, sẽ mãi mãi lần quần trong cảnh luân hồi đau khổ. Tệ hơn nữa, nếu rơi
vào tam ác đạo thì sự đau khổ này làm sao diễn tả cho nên lời!
Vậy thì tu cách nào đây? Câu hỏi của cô Liên Hương thật là hay: nếu bác ra đi,
mà tâm không nhớ Phật thì công trình tu tập của bác cũng như không sao?
Muốn nhớ Phật thì ngày ngày phải niệm Phật, niệm mãi, niệm mãi. Cứ A-di-đà Phật
mà niệm, niệm thành thói quen, không cần tìm hiểu gì thêm nữa, thì cuối cùng sẽ
nhớ Phật thôi.
Nhất định đừng rời câu Phật hiệu “A-di-đà Phật” nhé.
Một ý niệm cuối cùng quyết định đời kiếp tương lai. Tu suốt đời nhưng không xác
lập rõ đường đi, nẻo về, cứ loay hoay trong nghiệp nhân quả báo thì sau cùng
cũng tùng theo nghiệp nhân quả báo mà thọ sanh, nghiệp nào mạnh nó lôi mình đi.
Đi theo nghiệp thì làm sao thoát được nghiệp để vượt tam giới, thoát tử sanh?
Phải xác định đường đi điểm về ngay bây giờ đi, chứ không phải chờ đến lúc sắp
chết rồi mới tính. Coi chừng quá trễ đó, ân hận cũng thành thừa!
Tu thiện thì tạo nghiệp thiện, nhưng đừng quên điều này, là nghiệp chướng của
chúng sanh thời này đã quá nặng, căn cơ đã quá thấp, trí huệ bị che lấp, v.v…
Trí huệ đã bị che lấp nên thường mê mờ, nhiều vọng niệm, vọng tưởng sai lầm
khởi phát ra, hướng dẫn tới những hướng đi sai lầm!…. Chính vì thế, dù có
đang tu tập vẫn có thể thường tạo nên nghiệp nhân xấu ác như thường!
Môt chứng minh cụ thể, là có người tu hành suốt cả đời nhưng sau cùng ngày ra đi
vẫn bị mê man bất tỉnh, xuôi tay buông thần thức trôi theo dòng nhiệp lực.
Tại sao vậy? Nghiệp chướng nặng.
Nếu không bị mê man bất tỉnh, thì chính họ nhiều lúc cũng không biết điểm về là
đâu, đường nào giải thoát, đường nào luân hồi!… Chắc khó tránh khỏi những cạm
bẫy hiểm nghèo của oán thân trái chủ!
Tại sao vậy? Sát sanh hại vật nhiều quá, ma chướng nhiếu quá.
Như vậy, dù có tu cũng chưa chắc thoát nạn! Tu nhiều có phước, nhưng có phước
mà không biết đường giải thoát, thì nhiều lắm cũng hưởng một chút phước hữu lậu
nhân thiên nào đó ở đời sau, vẫn còn trong cảnh lục đạo luân hồi, chưa thoát
được đại nạn!
Tu hành mà cứ nhắm đến những cảnh giới trong sáu đường sanh tử thì thật sự còn
quá sơ sót vậy!
Lý luận hay, kiến thức giỏi… không phải là ngộ đạo đâu. Vin vào đó coi chừng
chúng sẽ là những mảnh ván kiên có kết thành cái hòm thật chắc, gói trọn huệ
mạng của mình, chôn vùi trong cảnh sanh tử khổ đau vạn kiếp đó!
Phải huân tu câu A-di-đà Phật, đó là đường đi. Phải phát nguyện vãng sanh hằng ngày,đó
là điểm về. Phải xác định rõ ràng đường đi, điểm về thì ngày mãn phần đâu sợ gì
lạc đường nữa?
Phải lo trước, đừng để tới đường cùng rồi mới tính. Không có phép mầu nào đặc
biệt dành cho ta đâu..
Trở lại tình trạng của cụ.
Đây có lẽ là bệnh già, Cụ sẽ yếu dần yếu dần để chờ chết. Sự mệt mỏi là sự
đương nhiên, không cần ngại.
Hãy lựa lúc nào cụ thức dậy, tỉnh táo nhất, không ngủ để hộ niệm. Lúc cụ ngủ
thì cần có người bên cạnh niệm Phật, nếu cụ tỉnh lại thì lợi dụng lúc đó mà vui
vẻ khuyến tấn, nhắc nhở, khuyên cụ mau mau buông xả tất cả, thành tâm niệm Phật
cầu vãng sanh Tây-phương cực lạc.
Hãy nói rõ với cụ, đến giờ phút này, nếu không chịu niệm A-di-đà Phật, thì nhất
định không còn lối thoát an toàn. A-di-đà Phật phát 48 đại nguyện độ tất cả
chúng sanh, trong đó chắc chắn có cụ. Cụ tin tưởng niệm Phật cầu vãng sanh thì
được vãng sanh. Vãng sanh thì thành đạo, sẽ sung sướng. Nhất định không bị
chết.
Nếu cụ Không tin tưởng, không chịu niệm Phật, không muốn vãng sanh thì chắc
chắn sẽ bị chết. Không ai cứu được. Chết thì bị đọa lạc! Ngàn vạn kiếp bị khổ
đau! Dễ sợ lắm!
Chính cụ phải tự niệm Phật, tự phát nguyện vãng sanh.. Không ai ép buộc cụ
được.. Chúng ta chỉ khuyên, dùng nhiều tâm lý khuyên nhắc. Đừng làm điều gì gây
phiền não cụ. Chúng ta tận sức, nhưng phải biết tùy duyên.
Không nên nôn nóng, hấp tấp. Ví dụ, vì gấp muốn cụ niệm Phật mà cứ mãi đánh
thức cụ dậy sẽ không tốt, vì nên nhớ cụ đang yếu đuối, đang mệt lã người. Nếu
sơ ý cứ bắt cụ thức dậy để niệm Phật thì làm cho cụ bực mình, tự ái, bất cần,
phiền não… Không tốt!
Tìm một cái máy niệm Phật để bên cạnh để cụ được nghe thường xuyên câu Phật
hiệu để nhập dần vào tâm.
Hãy tìm người biết hộ niệm đến niệm A-di-đà Phật mà hộ niệm cho cụ. BHN họ biết
cách khai thị, khuyến khích, hướng dẫn. Trong giai đoạn này, tổ chức từng đợt
niệm Phật bên cụ, khuyên cụ niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là tốt nhứt. Hãy xem kỹ
những video hộ niệm vãng sanh để học cách khai thị, hướng dẫn, chăm sóc người
bệnh vãng sanh.
Nếu chưa từng hộ niệm qua thì tìm xem những cuộc nói chuyện về HN của Diệu Âm.
Diệu Âm chỉ có một đề tài duy nhất là “Niệm Phật – Hộ Niệm – Vãng
Sanh”, nói đi, nói lại, nói tất cả những gì cần thiết liên quan đến việc
HN. Xin xem qua để tìm hiểu thêm.
Người HN phải có khả năng khai thị. Tổng quát, cần phải vui vẻ, tin tưởng, nói
năng phải thoãi mái… Nói chung luôn luôn có trạng thái tích cực, trực tiếp,
đơn giản, hết lòng nâng đỡ, động viên tinh thần người bệnh vươn lên, làm cho
người bệnh không sợ chết, coi cái chết nhẹ nhàng, hơn nữa coi việc xả bỏ báo
thân này là cơ hội tốt để giải thoát, để được sớm vãng sanh về với A-di-đà
Phật.
Khai thị là nói thẳng trọng tâm, gỡ rối tại chỗ, khuyên buông xả để niệm Phật
chứ không phải thuyết giảng đạo lý… Nhất định đừng dùng đến những danh từ khó
hiểu, hay những thuật ngữ cao siêu mà gây loạn tâm người bệnh.
Đừng có những lời nói, cử chỉ, hành động nào u sầu, buồn thảm, tức bực, lo
lắng, rơi lệ, vừa nói vừa khóc, không cần những câu chúc đẩy đưa, không cần
những lời thăm bệnh: nóng lạnh, cầu may, hỏi chuyện Bác sĩ, không cần tìm thuốc
thang chữa cầu may, v.v… vì những điều này, nếu sơ ý đưa ra sẽ tạo sự quyến
luyến, tiêu cực, sợ chết, tham chấp thân mạng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm
lý bệnh nhân.
Người thân nhân thường xuyên lạy Phật cầu xin Tam Bảo gia trì, cầu sám hối thay
cho người bệnh. Nên thường phóng sanh để hồi hướng công đức cho cụ được giải
hiều ách nạn mà vãng sanh.
Tụng kinh, tụng chú đều tốt, nhưng không tốt bằng mời các nhóm họ niệm đến
khuyên giải và hộ niệm cho Cụ. Hộ niệm là khuyên giải người bệnh mạnh dạn buông
xả tất cả để niệm Phật cầu vãng sanh, chứ không phải chờ chết rồi đến tụng kinh
cầu siêu.
Nếu không có BHN, thì người trong gia đình nên chia phiên nhau vừa chăm sóc vừa
niệm Phật với cụ. Mỗi lần có được hoặc một, hoặc hai, hoặc ba… người đều có
thể HN được.
Người bệnh phải tin tưởng, phát nguyện tha thiết, niệm Phật thành tâm, đây là
điều tiên quyết. Nếu người trong gia đình tin tưởng, quyết lòng hỗ trợ, cộng
với có sự hộ niệm tốt, thì 90% có thể cụ được vãng sanh, ra đi thoại tướng sẽ
tốt đẹp bất khả tư nghì!
Hãy tin tưởng thật vững chắc vào câu Phật hiệu A-di-đà, tin vào đại nguyện của
đức Di-đà mà cứu cụ. Nhất là phải tìm mọi cách khuyên nhắc cụ tin tưởng vào sự
cứu độ của A-di-đà Phật, buông xả tất cả để tha thiết cầu vãng sanh, cố gắng
dành hết thời gian niệm câu Phật hiệu A-di-đà. Được vậy là cơ hội cho LH cứu độ
người mẹ nuôi rồi đó.
Nếu không tin, không chịu làm theo thì Diệu Âm này không biết cách nào khác
hơn!
Ở Perth, hãy liên lạc với Niệm Phật Đường Liên Hoa, Đt: (08) 9248 1278 (nhà);
hoặc: 0413 072 924 (Mobile), liên lạc với anh Hạp, mời họ tới HN.
Chúc Cụ sớm thoát nạn sanh tử
Diệu Âm
Hỏi số 34:
Em nghe mẹ em kể anh Diệu Âm có tiếp xúc với người chị bà
con bi bệnh Ung thư, nhờ thành tâm niệm Phật nên bệnh đã lui. Nhưng lai nghe
anh Diệu Âm dặn rằng khi nào chuẩn bị Vãng sanh, hãy báo cho anh biết để anh tổ
chức Hộ niệm từ xa. Tụi em có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng
sanh?
Trả lời:
Chuyến về VN 11/08, Diệu Âm đã tiếp
xúc được người chị bị bệnh ung thư mà được hết bệnh của Bác sĩ. Thật là vui!
Chị đó rất vui mừng khi gặp Diệu Âm, và nói chuyện rất nhiều về bệnh tình của
chị. Chị bây giờ rất giác ngộ đường tu hành, tin tưởng Phật pháp rất cao, rất
thành tâm niệm Phật, Diệu Âm xin kể sơ lại một đoạn nói chuyện cho Bs nghe.
Diệu Âm hỏi:
– Chị bị ung thư và bây giờ hết rồi hã? – Dạ.
– Chị niệm Phật bao lâu? – Dạ khoảng 7 tháng.
– Bây giờ Chị vui lắm phải không? – Dạ rất vui.
– Chị tin Phật pháp chưa? – Em tin tuyệt đối, em quyết định niệm Phật cầu vãng
sanh Tây phương.
– Bây giờ Chị có còn sợ chết nữa không? – Em không sợ chết, mà em cón muốn vãng
sanh sớm nữa, ở đây làm chi cho khổ. Ngày nào còn sống em niệm Phật, ngày ra đi
em theo A-di-đà Phật về Tây phương.
– ………
– Nhớ nghen, trước khi vãng sanh, nếu có thể thì chị nên cho tôi hay với, tôi
sẽ cố gắng giúp chị bằng cách giới thiệu hoặc mời những ban hộ niệm họ tới hộ
niệm cho chị. Phải cẩn thận hộ niệm mới vững tâm. – Dạ……..
Câu chuyện là như vậy. Chứ tôi không có nói rằng, báo cho tôi biết để tôi tổ
chức hộ niệm từ xa đâu.
HN cho người bệnh vãng sanh cần phải ở bên cạnh bệnh nhân, khai thị, hướng dẫn,
hóa gỡ chướng nạn nếu có, và niệm Phật thành tiếng để hỗ trợ cho họ mới được,
chứ ở xa thì nhiều lắm là chỉ hồi hướng công đức mà thôi.
Trên thực tế, đã nhiều lần Diệu Âm được các BHN, hoặc thân nhân ở xa, điện
thoại tới nhờ Diệu Âm nhắc nhở hướng dẫn, khuyên giải cho bệnh nhân qua điện
thoại thì có. Đây chẳng qua vì sự nể nang, tin tưởng hoặc tình cảm mà thôi. Vì
để góp sức cứu người, tôi cũng không câu nệ, và thường vui vẻ để góp công hùn
phước tạo thêm tín tâm cho người bệnh vững tâm niệm Phật hầu được vãng sanh.
Đây là đòn tâm lý, chứ chính Diệu Âm này không có khả năng đặc biệt nào cả, Xin
Bs đừng hiểu lầm.
Người chị bị bệnh ung thư tới giai đoạn chót nằm chờ chết. Chị biết buông xả,
phát lòng niệm Phật cầu vãng sanh và được hết bệnh, thực ra chính là vì mạng số
của người chị chưa hết. Giả như chị không niệm Phật thì đến nay chị cũng chưa
chết, nhưng chị bị đau đớn đến mê man bất tỉnh, xỉu lên xỉu xuống trên giường.
Chị phải chịu cảnh khổ này qua nhiều năm tháng. Cái khổ nạn nói sao cho xuể!
Thế nhưng nhờ chị thành tâm niệm Phật, quyết buông hết để cầu vãng sanh. Do chị
làm đúng theo pháp niệm Phật nên nghiệp bệnh của chị tự nhiên thuyên giảm.
Trong pháp hộ niệm vãng sanh, chư Tổ trong Tịnh tông thường nói rằng, thành tâm
niệm Phật cầu vãng sanh, nếu thân mạng chưa hết thì tự nhiên hết bệnh. Nếu thân
mệnh đã mãn thì được Đức Di Đà phóng quang tiến dẫn vãng sanh.
Hiện tượng hết bệnh của người chị của Bs chứng minh rõ ràng việc này. Trong một
thời gian ngắn ngủi nói chuyện với chị, Diệu Âm giải thích thêm về hiện tượng
này cho chị hiểu rằng, chị hết bệnh là do lòng chí thành niệm Phật mà được Phật
lực gia trì. Thay vì chị phải tiếp tục bị đau đớn, thì giờ đây chị được thoải
mái để niệm Phật. Tôi khuyên chị hãy vững tâm niệm Phật cho đến ngày mãn cuộc
đời.
Chị có hứa sẽ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
Trường hợp của chị, khi phần số mãn thì có thể bịnh sẽ tái phát và theo dịp đó
chị vãng sanh luôn. Rất nhiều trường hợp buông xả niệm Phật cầu vãng sanh mà
hết bệnh, có người hết bệnh 1 năm rồi tái phát để vãng sanh, có người 2 năm, 3
năm, 4 năm v.v… và đã có người niệm Phật hết bệnh luôn, hơn 15 năm qua vẫn
đang còn sống, (ví dụ như ông Lý Mộc Nguyên ở Singapore, đến nay vẫn còn sống).
Câu Phật hiệu nhiệm mầu bất khả tư nghị. Mong cho ai biết được những tin tức
này, phát khởi tín tâm vững mạnh, thành tâm niệm Phật. Thành tâm thì sẽ có cảm
ứng. Chớ nên nghi ngờ.
Cái mạng này, sống chết đã có số phần. Người thành tâm niệm Phật có thể cải đổi
mạng số. Đổi cái thân nghiệp báo thành cái thân nguyện lực. Đừng chấp vào cái
túi thịt này mà bị chết, bị khổ ải trăm bề. Hãy phát tâm cứu độ chúng sanh vãng
sanh Tây-phương Cực lạc thì cái thân này trở thành thân nguyện lực vậy.
Bây giờ, có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?
Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho chị niệm Phật. Nếu có thể Bs nên giúp cho
chị một NPĐ nho nhỏ, ví dụ sửa sang một căn phòng nhỏ, gọn gàng, sáng sủa trang
nghiêm để giúp chị có chỗ niệm Phật an ổn và nhân tiện chị có thể hướng dẫn gia
đình và vài người trong làng cùng niệm Phật. Chính nhóm nhỏ người này sẽ là Ban
hộ niệm giúp chị vững vàng vãng sanh, và giúp người khác trong làng khi lâm chung
được vãng sanh Cực lạc.
Công đức vô lượng,
A-di-đà Phật
Hỏi số 35:
… Thật rất tiếc KN đã không có phước để biết anh sớm hơn,
vì khoảng đầu tháng 8/2005 Ba KN & KN cùng với … có đi một vòng thăm vài
trại mồ côi quanh Sài Gòn mà lại không nghe … nói gì về kinh nghiệm của vấn
đề trợ niệm, sau đó không lâu thì Ba KN mất và tụi KN lại 1 lần nữa lỡ 1 việc
làm nghiêm trọng này, để đến bây giờ luôn mang trong lòng tội bất hiế’u &
nỗi ân hận dày vò đến rướm máu!
… Nên last month, khi nghe được cuốn “Khuyên người niệm Phật” của
anh, gia đình KN buồn lắm, mấy đứa em KN in ra rất nhiều đem đưa hết cho các
thầy và các sư cô nhiều chùa rồi nhắc tất cả phải nghe cho kỹ để còn làm đúng
như vậy hầu mang lại lợi ích cho người mất. Ngay cả thầy … cũng đang xin một
số CD này.
Hầu hết ở đâu … cũng vậy, khi Má KN mất KN đi … xin một lời khuyên là KN và
gia đình nên làm gì để người mất được lợi ích thì 2/3 khuyên đọc kinh Địa Tạng,
1/3 khuyên đọc Kinh A Di Đà. Duy nhất “spirit” của Má KN là khuyên
tụi KN niệm A Di Đà Phật và … khuyên nên phóng sanh và làm lễ trai tăng để
hồi hướng.
KN có nói với chị QThiện KN muốn tham dự vào Đạo Tràng của chị QThiện & KN
đang sắp xếp thời gian.
Trả lời:
Một người trong một đời này có phước phần được hộ niệm lúc
lâm chung không phải là sự ngẫu nhiên, mà do cái nhân lành tu được trong nhiều
đời liếp trước. Cho nên, được vãng sanh suy cho cùng cũng đều có nhân quả.
Chúng ta đều dựa vào nhân và duyên của một người mà giúp họ hưởng cái quả báo
tốt đẹp mà thôi.
Tin được pháp môn niệm Phật khó lắm! Một người khi gặp pháp niệm Phật cầu vãng
sanh Tịnh độ mà không tin là chuyện thường. Vì con người trong thời này rất
thiếu thiện căn. Chính vì thiếu thiện căn đã xui khiến họ nghi ngờ pháp Phật,
không chịu nương theo lời Phật dạy.. Ngược lại, những sự lý luận thường tình
của người thế gian lại hấp dẫn họ. Ví dụ: có người nói rằng, sống mà không lo
chuyện thực tế, lại cứ nghĩ đến chuyện hão huyền trong tương lai làm chi? Hoặc,
nếu có Tây phương thì Chư Phật còn phải tu vô lượng kiếp mới về tới đó để thành
đạo quả thì đâu có lý do gì một phàm phu niệm Phật một đời mà có khả năng mơ
tới, v.v.. và v.v…
Không tin vào câu Phật hiệu là do thiếu thiện căn. Thiếu thiện căn thì dù tu
tập có hay cách nào đi nữa nhiều khi vẫn chỉ lòng vòng trong những thứ phước
báu hữu lậu, giả tạm của thế gian, chứ khó có thể thoát vòng sanh tử trong đời
này.
Người thiếu thiện căn cho thế giới Tây phương là hão huyền, nhưng không ngờ
chính họ đang bám vào những điều quá hão huyền để tiếp tục chịu sự huyễn mộng
vô thường đắng cay! Đây chỉ vì mê mà mất cơ hội giải thoát vậy!
Điều con người đang nghĩ đang thấy là quá giả tạm mà ít ai ngộ ra! Khi chết đi
rồi tự họ sẽ biết thế nào là thực tế, nhìn nấm mồ hoang lạnh trong nghĩa điạ
mới biết thế nào là huyễn mộng. Người mê muội mới nghĩ rằng chết là hết. Người
giác ngộ phải hiểu rõ rằng cái xác thì rã nát dưới ba tấc đất, nhưng chính con
người đó đang bị thảm nạn khổ đau trong các cảnh khổ nào đó chứ không phải hết!
Những cái mà hôm nay họ cho là thực tế, thì thực tế này chỉ là những thứ huyễn
mộng, vô thường! Bên cạnh, những điều Phật dạy thì họ lại cho là huyễn mộng, vô
thực, xa vời… thì cái xa vời ấy lại là rất thực tế mà họ phải chịu đựng qua
hàng vạn kiếp!
Cho nên, sự khác biệt chính ở chỗ mê hay ngộ! Mê cũng ở tại tâm, ngộ cũng ở tại
tâm, chứ không phải là những thứ hào nhoáng khoe ra ngoài!
Mong cho nhiều người sớm ngộ ra đạo lý giải thoát. Đừng để quá muộn màng! Tội
nghiệp lắm!
Vì nhiều người còn mê trong cái giả tạm nên không biết đường đi, thành ra Khánh
Ngọc mới ”
đi một vòng … mà không nghe ai nói gì về kinh nghiệm của
vấn đề trợ niệm, sau đó không lâu thì Ba KN mất và tụi KN lại 1 lần nữa lỡ 1
việc làm nghiêm trọng này, để đến bây giờ luôn mang trong lòng tội bất hiếu
& nỗi ân hận dày vò đến rướm máu!…”, Nghe Khánh Ngọc nói mà Diệu
Âm cũng đành ngẹn ngào!…
Nhiều người tu học Phật mà không tin lời Phật, không truyền bá ý Phật. Ngược
lại cứ đi truyền bá những thừ tư tưởng, học thuật, kiến giải… của chính mình,
của thế gian. Thậm chí có người suốt cả một đời tu học theo Phật giáo mà không
hề hay biết những điều chính yếu của Phật dạy trong đạo giải thoát giác ngộ!
Đã có nhiều lần Diệu Âm nói chuyện về hộ niệm, khi nghe đến điều này, có người
đã ân hận, đã khóc nức nở, hoặc nghẹn ngào rơi lệ, … Họ tâm sự như vầy:
– Tôi đã làm điều sai lầm với người thân của tôi rồi!
– Nếu như tôi nghe được những lời này sớm hơn 2 tháng thì tôi cứ được mẹ tôi
rồi;
– Tôi tu hành đến nay đã 40 – 50 năm… mà chưa từng nghe qua những điều hết
sức quan trọng này!…
– v.v… và v.v.
Thật là khổ cho chúng sanh!
Có người có phước báu thì thiếu thiện căn. Có người có thiện căn thì thiếu
phước báu.
Người có phước báu, thì đường tu trôi chảy, ít chướng ngại, rất dễ tu hành,
thuận lợi nhiều mặt. Khi tu được thì họ vội tưởng vậy là đầy đủ. Nhưng có ai
ngời rằng, có phước báu mà thiếu thiện căn thì đời này dễ tu phước, khó tu huệ.
Huệ không tu thì trí huệ khó phát sinh, mập mờ đường thành đạo.
Người có thiện căn thì trí huệ phát sinh, tin lời Phật dạy, biết đường giải thoát
trong một đời này. Nhưng có trí huệ, có thiện căn mà thiếu phước báu thì đường
tu cũng thường bị chướng ngại, nhiều sự cản trở, thành ra đường thành đạo cũng
có khó khăn.
Chính vì vậy nên chúng ta cần tu cả Phước lẫn Huệ mới tốt.
Vậy xin hỏi, làm sao có thiện căn? Trong kinh Phật dạy, “Tín năng
trưởng dưỡng chư thiện căn”. Thiện căn ở tại niềm tin. Có thiện căn
thì tin lời Phật, tin lời Phật thì tăng trưởng thiện căn. Hãy nhìn vào tín tâm
mà biết được thiện căn của một người.
Làm sao tu phước báu? ”
Tín vi đạo nguyên công đức mẫu”. Công
đức phước báu nằm ngay ở lòng tin. Người nào cho rằng mình không đủ phước báu,
thì hãy nuôi dưỡng niềm tin vào pháp niệm Phật thì tự nhiên phước báu sẽ tăng
trưởng. Phước tăng thì thiện căn cũng tăng theo, “Phước chí,Tâm
linh”. (Thành tâm tu phước thiện, thì tâm hồn cũng linh thông). Như
vậy chính niềm tin là nguồn gốc tạo thiện căn và phước báu. Người có niềm tin
rồi thì nhờ đó mà được tăng trưởng thiện căn và phước báu lên.
Khi nhìn những hiện tượng xả bỏ báo thân, chúng ta có thể nhận thức khá rõ
ràng.
Một người dù ít tu hành, nhưng cuối đời phát tâm tin tưởng vững vàng vào pháp
niệm Phật và trì giữ câu Phật hiệu mà niệm là nhờ nhiều thiện căn kết tụ lại mà
có. Người cuối đời được cơ duyên gặp thiện trí thức nhắc nhở, khai thị, hộ
niệm, họ niệm Phật mà vãng sanh là nhờ có phước báu trong nhiều đời kiếp trước
tu được đưa đẩy đến.
Thiện căn nhiều thì tin tưởng mạnh. Phước báu lớn thì lúc xả bỏ báo thân hưởng
được nhiều sự an nhiên, bớt phần đau khổ. Người đủ cả thiện căn và phước đức
thì ra đì an nhiên và được vãng sanh một đời viên mãn giải thoát.
Còn nhiều người tu hành tự thấy mình giỏi, vội tự mãn với những chứng đắc(?)
của mình, không tin vào pháp niệm Phật… sau cùng thường bị mờ mịt, không biết
tương lai sẽ như thế nào?!
Nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là người lười biếng cũng được vãng sanh.
Xin đừng ỷ lại rằng mình có nhiều thiện căn phước đức mà coi chừng bị vướng
phải chông gai.
Người cẩn thận tu phước tu thiện sẽ dễ tạo nên cái duyên thù thắng để sau cùng
có cơ hội được hộ niệm, niệm được câu Phật hiệu vãng sanh Cực lạc.
Tuy nhiên, cũng nên nhớ điều này, người chết được an lành mà không biết đường
vãng sanh thì nhờ hưởng phước mà được thiện chung đó thôi, họ vẫn thường phải
đầu thai lại trong sáu nẻo luân hồi, chưa có phần giải thoát! Cho nên, chết an
lành không hẳn là được đắc đạo hay được vãng sanh. Rất nhiều người đã hiểu lầm
điều này!
Người có thiện căn, nhưng nếu thiếu phước báu thì khi xả bỏ báo thân khó được
an nhiên, có thể họ chịu nhiều đau đớn. Nhưng nếu họ được hộ niệm cẩn thận, ý
chí kiên định niệm phật cầu vãng sanh, thì họ cũng có cơ may vãng sanh. Hộ niệm
thật sự là đại cứu tinh vậy.
Nhiều người lý luận rằng, một vị nào đó đã tu hành khổ cực suốt đời mà chưa
được vãng sanh Tây Phương, thì làm sao một người bình thường chỉ cần được hộ
niệm mà có thể vãng sanh? Đây là vì người đó chỉ nhìn thấy Nhân-Quả hạn hẹp
riêng trong một đời này, chứ chưa hiểu rằng “Nhân quả thông ba
đời”.
Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai. Quá khứ là vô lượng kiếp trong quá khứ,
hiện tại là đời này, tương lai là vô lượng kiếp trong tương lai.
Quả báo tùy theo cái duyên mà có thể là hiện báo, sanh báo, hay hậu báo. Hiện
báo, hay còn gọi là “Hoa báo”, là nhân đời này hưởng quả trong đời
này. Sanh báo là nhân đời này hưởng quả trong khoảng 1,2,3 đời sau. Hậu báo là
quả báo hưởng được từ cái nhân trong nhiều đời nhiều kiếp quá khứ.
Người niệm Phật vãng sanh không ngoài ba cái nhân quả này. Hơn thế nữa, được
Phật lực gia trì nên thành tựu nhanh chóng, viên mãn.
Vì nhờ cái nhân trong vô lượng kiếp trong quá khứ mà hiện tại họ hưởng cái quả
giác ngộ giải thoát này mà thành đạo, để tương lai vô chung họ đi cứu độ chúng
sanh. Lúc đó họ mới biết rõ thế nào là tu hành trong vô lượng kiếp.
Người thiếu cái nhân lành trong quá khứ thì thường mất phần giải thoát trong
đời này, để tương lai bị trầm luân trong sáu đường sanh tử. Đây là trường hợp
một chúng sanh mãi mãi không bao giờ biết được quá khứ của họ là sao?
Nhiều người tu hành mà thiếu mất niềm tin vào lời Phật dạy, làm cho thiện căn
phước báu trong nhiều đời kiếp không kết tụ lại được. mặc dầu, đôi khi họ đã có
rồi. Đây là vì hoặc vô tình hoặc mê muội, hoặc bị ma chướng gạt, làm họ lãng
phí mất thiện căn phước đức của họ để tương lai đành tiếp tục trôi lăn trong sáu
đường đau khổ!
Tất cả ở tại niềm tin. Tin tưởng vững chắc thì có cái điểm hội tụ tất cả thiệu
căn phước đức trong vô lượng kiếp để làm cái nhân vãng sanh Tây phương cực lạc
trong đời này vậy.
Tất cả đều do tâm tạo. Cực lạc hay đọa lạc ở ngay tại tâm. Ngài Trung Phong
quốc sư nói, A-di-đà Phật là tâm ta, tâm ta là A-di-đà Phật. Cực lạc là đây,
đây là cực lạc thế giới, chính là đạo lý này.
Nhiều người luận giải đạo lý duy tâm quá siêu hình, quá triết lý, quá cao siêu,
quá bóng bẫy… làm cho chúng sanh mê mẫn vào lý luận đó. Nhưng khổ thay, càng
mê muội thì càng mờ mịt, càng mờ mịt thì càng mông lung, càng mông lung thì
không có hướng đi nhất định, không biết đâu để nương tựa! Đến khi chết họ tiếp
tục cảnh mông lung đó mà đành phải tùng nghiệp thọ nạn.
Người không biết phương pháp hộ niệm, khi đối diện với người lâm chung thì họ
chẳng biết gì để khuyên, chẳng biết đâu để hướng dẫn?! Thôi thì đành chờ người
đó thọ nạn trước rồi tính sau?! Đau khổ thay! Mỗi lần thọ nạn thì một chúng
sanh phải chịu nạn vạn kiếp khổ đau! Thật quá tội nghiệp!
Chính vì vậy, người biết đạo phải lo tự cứu lấy mình, chớ nên sơ ý nương nhờ
vào ai mà phải ân hận vạn kiếp. Tất cả đại lý giải thoát đã được Phật dạy rõ
ràng minh bạch. Trong kinh điển, Phật dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này
hãy quay về niệm Phật để thoát luân hồi. Người niệm Phật quyết cầu vãng sanh
Tịnh độ thì được vãng sanh thành đạo Vô thượng. Đây là tất cả những gì tha
thiết nhất của đức Thế Tôn đã để lại cho chúng sanh.
Nghĩa là, Niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc chính là chỗ nương tựa vững chắc cho
chúng ta vậy.
Hỏi số 36:
Làm
sao giảng giải, khuyên răn cho chồng con và mẹ chồng cùng niệm A Di Đà Phật? Vì
họ là người Mỹ.
Trả lời:
Thật khó khăn lắm đấy! Người Mỹ họ
sống theo hiện thực, thích về những gì cụ thể trước mắt, ít khi chấp nhận những
hiện tượng xa vời..
Sống lên trong môi trường khoa học vật chất cao, hưởng thụ nền khoa học vật
chất, văn học hiện thực, họ rất khó cảm ứng đến những chuyện sanh tử luân hồi,
nhân quả báo ứng, thế giới mông huân, vãng sanh Tây Phương, v.v… Thành ra rất
khó giúp họ khai ngộ.
Thôi thì, nếu đaọ hữu có tâm cứu giúp họ thì khi làm được chút công đúc nào thì
âm thầm hồi hướng cho họ cầu cho họ được cơ duyên tỉnh ngộ đạo pháp.
Về phương tiện thì nên tìm cơ hội gieo duyên lành. Ví dụ, khi có đi phóng sanh
thì nên rủ họ đi theo coi chơi cho vui. Nếu người có căn nhiều khi nhìn thấy
mình phóng sanh lợi vật có thể làm họ khơi dậy tâm từ bi… Khi đi chùa thì rủ
họ theo…
Đặc biệt, nếu có dịp niệm Phật, nhất là hộ niệm thì mời họ đi theo và
khuyên họ thành tâm cầu nguyện cho người bệnh. Họ muốn cầu gì đó thì cầu, còn
mình thì giảng giải cho họ biết rằng mình cầu Phật A-di-đà (Amita Buddha) tiếp
dẫn người bệnh sau khi chết được về Tây phương (Western Pureland). Khuyên họ
bắt chước niệm theo âm: “A-di-đà Phật”, có thể một ngày nào đó sẽ cảm
ứng.
Khi có người vãng sanh thì giảng sự vãng sanh cho họ nghe, kèm theo video để
làm chứng cho sự ra đi tuyệt vời này(!), khác với cách chết khác. Đây là nhờ sự
cứu độ của Phật A-di-đà. Dẫn dụ dần dần thử coi, chứ có cách nào khác hơn.
Một điều chú ý khác, người Âu Mỹ thường thích ngồi thiền hơn là niệm Phật, vì
hầu hết họ thấy rằng ngồi thiền có thể giúp ích cho sức khỏe, giúp giảm bớt
những sự căng thẳng trong đầu, làm tâm an nhàn một chút, hoặc dễ thấy được một
vài điều kỳ lạ nào đó. Còn chuyện vãng sanh thì xa vời quá, lâu quá, đợi đến
lúc chết mới đi vãng sanh, ít ai đủ kiên nhẫn chờ, v.v…
Hơn nữa, có thể còn ham sống sợ chết! Chờ chết làm chi? Biết bao giờ chết đây?
Kiếm vài điều hay hay trước không hơn sao. Hồi giờ có thấy ai chết mà vãng sanh
đâu? v.v…
Cũng có thể, nhiều người Mỹ hiểu lầm vãng sanh giống như sanh lên cõi
“Trên”, cõi Trời, cõi thần… chứ không phân biệt rõ các cảnh giới
như người học Phật Á Châu. Họ cứ tưởng Phật A-di-đà giống như một vị thần linh
nào đó, như các tôn giáo khác thường nhắc đến chứ có gì đâu đặc biệt. Mỗi nơi
kêu một tên khác, vậy thôi.
Điều khó khăn khác, giảng về Phật pháp phải có đủ từ ngữ, hầu hết người VN nói
tiếng Mỹ không cách nào nói sâu sắc được. Cho nên, bảo giúp một người Mỹ hiểu
Phật pháp rất khó vậy.
Trong kinh Phật dạy, thế trí biện thông là một ách nạn cho người học Phật.
Người Mỹ đầu óc thực tế, lại có nền khoa học kỹ thuật cao, cho nên tâm của khó
có thể chuyển hướng về đường tâm linh cao được. Cũng có một số người Mỹ tu học
Phật, nhưng cách tu học của họ khác với người học Phật chân chánh. Ở họ có thể
thiên về: “Khoa học Phật giáo”, hoặc là “Triết lý Phật
giáo”.
Khoa học Phật giáo
là người nghiên cứu Phật giáo đã lường lọc kinh sách của
Phật theo tấm kính khoa học. Nghiã là, điều gì hợp với khoa học thì họ tuyên
dương, không hợp với khoa học, hoặc khoa học chứng minh không được thi họ loại
bỏ. Đáng tiếc, khoa học là nghiệm chứng, thuộc về vật chất vô thường. Phật pháp
là tâm chứng về sự thật của pháp giới. Hai điều khác nhau.
Loại này thường định nghĩa Phật giáo như một thứ đạo đức học, hay hội đoàn
thiện lành để khuyên người làm lành lánh ác, làm điều tốt để tạo nên mẫu người
thiện lương, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, thế thôi.
Triết lý Phật giáo thì ngược lại, thuần về học thuật, tư tưởng, duy tâm,
khai thác những tư tưởng triết học có tính trừu tượng, cao siêu. Những hiện
tượng như học thuyết, triết học, văn thơ bóng bẫy, tư tưởng siêu vượt,… có
thể đại diện cho phái này.
Ngoài ra có thể còn thêm một loại khác nữa là hạng nguời hiếu kỳ thích điều
huyến bí, ảo diệu, thần thông. Loại này thường nghiêng về dị đoan mê tín, thần
học, cầu phép thần kỳ đặc dị. Họ đã coi Phật giaó như một thứ quỷ thần đạo.
Tất cả những hình thức đó không thể gọi là Phật giáo chân chính được. Nói
chung, người hiểu Phật pháp theo đúng nghĩa của Phật pháp rất khó tìm ở người
Âu Mỹ.
Thôi thì cái gì cũng tùy duyên của chúng sanh.
Riêng cô Dung, một khi hiểu được sự vãng sanh là thực rồi thì tự mình phải lo
cho chính mình là điều quan trọng. Đừng nên thấy người khác không tin mình bỏ
đường giải thoát. Nếu tâm không kiên cố thì dễ bị thối lui. Lui tuốt tới chỗ
khổ nạn, đời kiếp tương lai rất khó có cơ hội gặp lại câu Phật hiệu để cầu
thành Phật đó..
Hỏi :
Khuyên Người Niệm Phật được dịch sang Tiếng Anh không? Để cho chúng sanh có thể
nghe và đọc mà hiểu ra chân lý của vũ trụ, sự thù thắng của Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời:
Điều này Diệu Âm đành bó tay, không thể tự giải quyết. Tất cả đều có duyên phần.
Nếu một mai nó có duyên với người Mỹ thì tự nhiên có ngưòi dịch ra tiếng Anh.
Còn khả năng của Diệu Âm không đủ sức làm việc này.
Sẵn đây, cũng xin báo tin rằng, đã có người đang tìm cách dịch ra tiếng Hoa
(Chinese), tiếng Đức (Germany). Diệu Âm thầm cầu nguyện chư Phật Bồ tát gia trì
cho công việc này để kết thêm chút duyên với họ.
Chúc Cô Dung vạn sự kiết tường như ý.
A-di-đà Phật
Hỏi số 37:
“Niệm Phật Không gián đoạn”, vì thế con cảm thấy
lo lắng băn khoăn, bởi vì con vừa đi làm vừa Niệm Phật, vậy làm sao mà Niệm
Phật suốt ngày được? Như vậy là con bị “Gián Đoạn” phải không…?
Trả lời:
Niệm Phật không gián đoạn là niệm
Phật liên tục, không nên có lúc niệm có lúc không niệm. Tuy nhiên, xét cho
cùng, thì vấn đề gián đoạn này nặng về Lý hơn là Sự.
Lý niệm gián đoạn
chính là người có tâm hồ nghi câu Phật hiệu, không tin
rằng pháp môn niệm Phật có thể cứu độ một chúng sanh phàm phu như mình được
vãng sanh.
Người không tin vào pháp niệm Phật nên họ niệm lấy có, niệm giống như kiểu trả
bài, niệm để cầu xin một vài sự an lạc tạm bợ, cầu xin các thứ phước lành nhỏ
nhen nào đó, như cầu hanh thông phát tài, cầu buôn mau bán đắc, cầu gia đạo yên
vui, v.v… và v.v…
Niệm Phật như vậy về hình tướng nhìn thấy thì có niệm, nhưng thực tế thì không
niệm gì cả. Họ niệm Phật thì không chí tâm, không thành kính. Niệm Phật chưa
xong là họ đã chuẩn bị niệm cái gì khác, họ thích tu đủ kiểu, xen tạp nhiều
phương pháp, thấy cái gì hay hay cũng muốn nhào vào thử nghiệm, đụng đâu tu
đó… Nói chung, không có hướng đi nhất định.
Người không có hướng đi nhất định thành ra tâm hồn chao đảo, đường tu không
chuyên, hướng về mù mịt, thường chỉ nhắm vào những điểm gần gũi, tạm bợ, thích
chạy theo những thị hiếu giả tạm nào đó của thế gian, chứ không có chí nguyện
vãng sanh Tây phương Cực lạc, không có lý tưởng vượt thoát sanh tử luân hồi,
không tin tưởng một đời này có thể thành đạo vô thượng.
Người học Phật như vậy dù cho bề ngoài nhiều lúc thấy khá hay, nhưng kết quả
thường thường vẫn bị trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi, tiếp tục chịu đọa
lạc, khó có cơ hội được giải thoát.
Vì không có hướng nhất định để đi cho nên thường thay đổi cách tu hành, nay tu
cách này, mai tu cách khác. Nghe người ta nói cách nào cũng hay hết thôi thì
gôm hết. Đi không có đường nhất định, nên đường nào cũng đi, vô tình cứ đi lòng
vòng. Nhắm không có hướng nhất định, nên không có hướng đến, thành ra không
biết sẽ đến đâu!…
Vì tâm không định nên phải loạn cách tu. Tu không chuyên nhất nên nay niệm
Phật, mai không thèm niệm Phật mà niệm thứ khác… Đây chính là vấn đề “Gián
đoạn” trong pháp niệm Phật.
Như vậy, gián đoạn chính là tâm không có chủ định. Vì không chủ định nên tâm
hồn lạc lòi, bơ vơ, phân vân, hồ nghi, chao đảo, thiếu lý tưởng. Nói theo kinh
Vô Lượng Thọ là ”
Tâm Bất Định”. Tâm bất định là tâm vô thường,
khó có ngày khai ngộ. Người niệm Phật mà tâm bất định, thì mặc dầu hình thức có
tu giỏi cho mấy cũng bị vướng vào tình trạng “Gián đoạn”. Lúc
có gọi là niệm, lúc không gọi là gián đoạn. Vậy gián đoạn suy cho cùng chính là
cái tâm đã chuyển hướng, tâm xen tạp. Nói cho gọn, là Lý gián đoạn.
Sự gián đoạn
là, người vì chuyện làm ăn, buôn bán, bận bịu công vụ…
không thể niệm Phật liên tục được. Sự gián đoạn này là chuyện thường tình, ai
cũng có, không ít thì nhiều. Chuyện này có ảnh hưởng đến việc niệm Phật chứ
không phải hoàn toàn không.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này thuộc về công phu tu tập, chứ không phải là chủ tâm
xen tạp. Công phu bị ảnh hưởng thì có thể tiến chậm, khó thành tựu đến chỗ niệm
Phật thành thục, niệm Phật thành phiến, niệm Phật nhất tâm bất loạn, chứ không
phải là tạo chủng tử xen tạp trong tâm.
Về vấn đề nhất tâm bất loạn, thì thành thật mà nói, thời mạt pháp này khó có
thể tìm đâu ra người đạt được cảnh giới này. Tuy nhiên, lâu lâu ta có nghe nói
rằng có người nào đó tự xưng là mình đã nhất tâm bất loạn thì có, còn thực chất
người đó có được “Nhất tâm bất loạn” hay không là chuyện hoàn
toàn khác!
Vì nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc tương đương với ”
Đại triệt
đại ngộ, minh tâm kiến tánh” của Thiền tông, “Đại khai minh
giải” của Giáo hạ, “Tam mật tương ưng” của Mật tông.
Cảnh chứng đắc này đã phá được Vô minh của hàng Bồ tát Pháp thân đại sĩ không
phải là chuyện thường. Chư vị Đại Tổ sư mà chưa dám tự xưng là chứng đắc, thì
đâu có chuyện một người quá hứng khởi tự vỗ ngực xưng tên mà được như vậy!
Cho nên, bận việc làm không thể niệm Phật liên tục thì lúc làm việc cứ làm
việc, sau đó hãy chọn giờ nào thuận tiện trong ngày để công phu, niệm Phật.
Hằng ngày công phu như vậy cũng được coi là liên tục. Nếu bữa nay niệm Phật,
mai tu cách khác, mốt trở lại niệm Phật, bữa kia không niệm Phật nữa lại niệm
chú, v.v… đây mới chính là niệm Phật gián đoạn. Vì chính cái tâm hồ nghi vào
pháp niệm Phật nên mới vay mượn đủ cách. Vay mượn là xen tạp, lúc xen tạp đó là
tâm không còn tin tưởng vào câu Phật hiệu, không còn tin lời Phật dạy, còn tha
thiết vãng sanh Tây phương. Nay muốn, mai không tức là gián đoạn vậy.
Tóm lại, nếu Tuấn một lòng tin tưởng, vững tâm niệm Phật, vẫn tha thiết cầu
vãng sanh, nhưng lúc bận việc làm không niệm Phật được, nhưng tâm vẫn giữ một
đường niệm Phật thi không phải là gián đoạn đâu. Đừng nên lo ngại nữa. Hãy tùy
duyên và an nhiên niệm Phật tiếp nhé.
A-di-đà Phật
Hỏi số 38:
Pháp môn Tịnh độ hay nhắc đến, đó là “CHẤP TRƯỚC”.
Thưa, Chấp trước có phải là Chấp Nê đến “Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác
Kiến” phải không ạ? Nếu vậy thì ý nghĩa của chữ “chấp Trước”
rộng quá và Cao quá, không dễ gì mà buông xả được một sớm một chiều…
Trả lời:
Đúng vậy, nói chung, chấp trước là
tất cả những thứ đó. Không những thế, mà còn hơn nhiều thế nữa, là cả một rừng
chướng ngại cho người muốn vượt sanh tử luân hồi, chứ không phải là điều đơn
giản như nghiều người thường lầm tưởng!
Chấp trước còn có những danh từ khác như: Kiến-Tư hoặc, Phiền não hoặc, nghiệp
hoặc, v.v…
Kiến-Tư hoặc
nghĩa là Kiến-Hoặc và Tư-Hoặc.
Kiến hoặc
là những điều còn thô tháo như: Ngã kiến, Thân kiến, Biên
kiến, Tà kiến, kiến thủ kiến, v.v… Những tật đố, cạnh tranh, ganh tỵ, thị
phi, tốt xấu, khen chê, thương ghét, v.v… đều là Kiến hoặc hết. Kiến hoặc tùy
theo Tiểu thừa hoặc Đại thừa mà phân chia hơi khác nhau một chút, có tông phái
nói có 88 phẩm, có phái nói tới 112 phẩm. (không nên đi sâu vào đây, nhứt đầu
lắm!)
Tư hoặc
thuộc về tình cảm, những động niệm tế vi hơn ở trong tâm. Cũng tùy
theo phái tiểu thừa hoặc đại thừa mà Tư hoặc cũng được phân chia khác nhau,
tiểu thừa chia làm 10 phẩm, đại thừa 16 phẩm, có nơi chia ra đến 81 phẩm.
Chấp trước là cái nhân tạo ra nghiệp sanh tử đọa lạc trong tam đồ lục đạo.
Còn chấp trước còn tạo nghiệp. Người chưa phá được chấp trước thì không thể phá
được nghiệp. Hơn nữa, chính chấp trước là cái nhân tạo ra nghiệp, từ đó nghiệp
càng ngày càng nhiều, thành ra người chấp trước phải tùng theo nghiệp mà thọ
báo trong tam giới chứ không thể chứng đắc, chưa thể thành đạo.
Chấp trước là chướng ngại chính của hàng phàm phu. Còn chấp trước là còn phàm
phu, chưa thể thành Thánh nhân được!
Người nào phá được Chấp trước (cả Kiến hoặc lẫn Tư hoặc) thì mới thoát được
sanh tử luân hồi, chứng đắc quả A-la-hán. Cửa ải này là mốc điểm then chốt phân
biệt giữa phàm phu và Thánh nhân. Vô cùng khó khăn!
Đối với hạng phàm phu tục tử như chúng ta thì vấn đề phá chấp trước coi như vô
phương giải quyết!
Nhiều vị Tổ Sư đức cao trọng vọng mà các Ngài vẫn phải than rằng: một vài phẩm
Kiến hoặc không phá nổi. Đây là sự thật, chứ không phải nói đùa.
Chính vì vậy, khi tu hành chúng ta phải thật cẩn thận. Nếu sơ ý thì tu hành đến
vạn kiếp cũng không thoát khỏi trần lao. Vì sao vậy? Vì phàm phu khó có thể mơ
đến ngày phá hết nghiệp để thoát vòng sanh tử
Ví dụ, thấy nghiệp chướng dễ sợ quá, nhiều người phát nguyện tu hành tốt để trả
hết nghiệp. Nguyện như vậy nghe qua thì hay lắm, nhưng kết cuộc thì đời đời
kiếp kiếp bị kẹt trong tam đồ, lục đạo. Tại sao? Vì chấp trước không thể phá
được thì nghiệp chướng vẫn còn. Nghiệp chướng còn thì nó sẽ tìm cơ hội tăng
trưởng. Một đời nhiền hơn một đời, làm sao thoát tam giới?
Trong kinh Đại Tập, Phật nói: “Vạn ức người tu hành, khó tìm ra một
người chứng đắc”. Câu này Phật cảnh cáo cho người tu hành mà không
biết cách đó.
Như vậy, chẳng lẽ hạng người hạ căn như chúng ta đây có tu hành cũng thành vô
ích sao?
Không phải vậy đâu. Vẫn có cách cho tất cả mọi người được vững vàng thành đạo.
Miển sao chúng ta quyết lòng nghe lời Phật dạy, coi kinh điển cho thật kỹ đừng
sơ suất. Hãy thành tâm y giáo phụng hành, thì pháp Phật chắc chắn giúp ta liễu
thoát sanh tử trong một đời này.
Cũng trong kinh Đại Tập, Phật dạy: “Người nào nương theo pháp niệm Phật
thì thoát luân hồi”. Đây là chính lời Phật dạy. Như vậy pháp niệm Phật
thật là nhiệm mầu, quá vi diệu, có thể cứu được người tội chướng sâu nặng. Và
đây cũng chính là chìa khóa để thành đạo cho tất cả mọi người trong thời mạt
pháp..
Phá chấp trước tức là đoạn nghiệp. Đoạn nghiệp có hai cách: Diệt-Đoạn và
Phục-Đoạn.
Diệt đoạn
là diệt cho sạch hết nghiệp chướng, như nhổ cỏ phải nhổ cho
tận gốc, hết rễ. Công phu này cần cho người tự tu tự chứng thành bậc Vô Lậu,
chỉ dành cho hàng Bồ tát, hàng thượng căn thượng trí… mới làm nổi, còn người
hạ căn phàm phu thì vô phương!
Một người căn tánh hạ liệt mà không tự biết khả năng của mình, muốn mong cầu
diệt đoạn chấp trước cho đến nghiệp sạch tình không, thì đây chỉ là vọng tưởng,
hão huyền, không thực tế! Vì thiếu phần khiêm hạ, không quán xét kỹ căn cơ mà
thành ra bị mê muội! Đã mê muội rồi thì dù có tu hành hay cách nào đi nữa, sau
cùng cũng đành luống công mà thôi!
Phục Đoạn
là cách phủ phục nghiệp chướng, chận nghiệp lại, đừng để nó
hiện hành. Thông thường thì đây là cách hành trì của bậc Hữu Lậu, trong
tam giới. Nghĩa là cách tu không thoát vòng sanh tử.
Nói rõ hơn, phục đoạn chỉ là thứ công phu nhỏ, cố gắng vừa kềm chế đừng cho
nghiệp chướng tung hoành, giống như lấy đá đè cỏ, không cho cỏ ngóc đầu lên.
Công phu này không ích lợi gì cho người tự tu tự chứng, vì đè cỏ thỉ cỏ tạm
thời không mọc được, nhưng mầm cỏ vẫn còn đó, nó sẽ len lỏi tìm cách chui ra.
Một ngày nào khi có cơ hội thuận lợi, chắc chắn cỏ sẽ vượt lên, không những
thế, một khi đã vượt lên thì vượt rất mạnh, không cách nào cứu nổi! Cũng giống
như đè nén cái lò xo, khi sức mình bị đuối rồi, không nén nổi nữa, thì cái lò
xo sẽ bật lên và bật rất mạnh, lúc đó khó có gì kềm chống nổi.
Tuy nhiên Phục đoạn lại có hữu dụng và rất thuận lợi đối với người niệm Phật
cầu vãng sanh. Vì so với Diệt đoạn, thì Phục đoạn đương thời dễ hơn rất nhiều,
dùng câu Phật hiệu phủ lấp nghiệp chướng lại. Nói cho dễ hiểu hơn, là mỗi khi
nổi lên chấp trước, ghét thương, giận hờn, bực tức… thì đề khởi câu Phật
hiệu, cứ cố gắng niệm Phật lên thì tự nhiên phủ được chấp trước. Chỉ cần phủ
chấp trước mà niệm Phật cầu vãng sanh thì sau cùng được vãng sanh về Tây
phương. Đây là “Đới nghiệp vãng sanh”, chứ không phải diệt sạch
nghiệp để chứng đắc.
Đới nghiệp
là mang khối nghiệp đi vãng sanh về với đức A-di-đà. Ngài cho
phép chúng sanh làm vậy, Ngài có cách cứu chúng sanh từ hàng phàm phu thành bậc
Chánh Giác bằng con đường này.
Nên nhớ, chỉ có pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh độ mới có phước phần đới nghiệp
vãng sanh. Vãng sanh thi một đời thành tụ đạo quả.
Hỏi rằng, nếu phủ nghiệp không được thì làm sao? Hãy cố gắng phủ, phủ được tới
đâu hay tới đó, phủ càng nhiểu càng tốt. Đây là công phu của mỗi người phải tự
lo lấy. Phủ trọn vẹn thì an nhiên tự tại vãng sanh, phủ nhiều thì thành công
dễ, phủ ít thì khó khăn hơn cho chính mình ở lúc lâm chung. Muốn chọn cách nào
thì chọn..
Muốn an toàn thì mỗi ngưòi tự cố gắng lên. Còn như muốn bị nhiều chướng ngại
thì cứ tu lai rai, tu tà tà,… Nếu cuối cùng bị nhiều trở ngại, mất phần giải
thoát thì phải tự chịu lấy thôi, không trách ai được!
Giả như sợ rằng mình bận bịu công việc, công phu yếu, phủ nghiệp không được
nhiều, đè nghiệp không mạnh… nếu sự lo lắng này nên trở thành là vấn nạn
chung của tất cả mọi người thì thật là hay. Vì lo lắng như vậy mới cố gắng tu
hành tinh tấn hơn, buông xả trần lao nhiều hơn, và cẩn thận chuẩn bị kỹ hơn cho
ngày lâm chung bỏ báo thân.
Chuẩn bị làm sao?
Hãy kết nhóm với nhau, cỡ 5-10 người cùng tu chung và
hứa sẽ tích cực, nhiệt thành, quyết tâm hộ niệm cho nhau lúc bỏ báo thân. Đây
là điều tối cần thiết, không thể thiếu, hoặc lơ là được.
Niệm Phật và được hộ niệm cẩn thận thì chư Tổ nói, muôn người niệm Phật muôn
người được vãng sanh. Trong những năm qua ở VN rất nhiều người niệm Phật và
được hộ niệm mà khi xả bỏ báo thân để lại thoại tướng tốt đẹp, mà trước đây rất
ít khi được thấy qua. Trong đó chắc chắn rất nhiều người đã có phước phần vãng
sanh Cực lạc. Thật bất khả tư nghì!
Thật sự, h
ộ niệm là đại cứu tinh cho tất cả mọi người. Đây là chỗ thù thắng
nhất của pháp môn niệm Phật, đã cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh vãng sanh vể
Tây phương cực lạc, bất thối thành đạo Vô-Thượng.
Trở laị vấn đề Phục nghiệp để vãng sanh, đây là điều mà ai cũng có thể làm
được. Nói cụ thể một chút cho dễ hiểu: Một là, ăn ở hiền lành, đừng nghĩ tới
nghiệp nữa. Hai là, thành tâm niệm Phật tha thiết cầu vãng sanh Cực lạc.
Đừng nghĩ tới nghiệp chướng nữa để quên luôn cái duyên xấu đi. Cái duyên xấu
hay duyên tốt đều từ chính cái tâm tạo ra.
Nghĩ điều xấu thì duyên với điều xấu, duyên với điều xấu thì tạo nên nhân xấu.
Nhân xấu mới kết bè với nhân xấu cũ, tất cả đều dễ cùng khởi lên, làm cho chúng
ta hứng chịu quả báo xấu.
Ăn ở hiền lành, làm thiện làm lành là tạo phước, tạo nhân tốt. Duyên tốt thì
hợp với nhân tốt. Nhân tốt mới và nhân tốt cũ hiện hành, ta dể hưởng quả báo
tốt.
Duyên xấu không có thì nhân xấu cũng khó kết thành quả xấu. Trong lúc đó, chúng
ta thành tâm niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh độ là tích cực phủ phục tất cả
nghiệp duyên, đây là điều mà chúng ta cùng lúc tạo được vừa Nhân vừa Duyên vừa
Quả cực lạc. Nhờ nhân duyên này cảm ứng đạo giao, hợp vói đại nguyện của
A-di-đà Phật, Ngài sẽ ứng hoá tiếp độ chúng ta về Tây phương. Được vãng sanh
xong thì gặp Phật A-di-đà, chư Tổ nói gặp được A-di-đà Phật rối thì lo gì mà
không thành đạo.
Vậy thì, muốn một đời này khỏi bị nghiệp báo nó lôi cổ vào chốn tam đồ khổ nạn
thì chúng ta hãy cần tu hành một cách hết sức căn bản: c
ác việc ác không
làm, các viêc thiện cố gắng làm, làm thiện nhưng đừng chấp (trước) vào việc
thiện nữa để giữ tâm thanh tịnh. Chính tâm hồn thanh thản, vui tươi ngày ngày
niệm Phật là điều tối quan trọng để giải thoát.
Cụ thể lại, bắt đầu từ nay, chúng ta hãy ăn ở hiền hoà, vui vẻ, tập buông xả
nhiều một chút…
Ví dụ, người hay cạnh tranh, ganh tỵ, ưa nói xấu nguời này, chửi người nọ…
Đây là điều không tốt, là người không tốt! Nên tránh.
Chúng ta là người đang tập tu hành. Đang tu hành vì chính ta có nhiều lỗi lầm.
Hiểu được như vậy thì thấy người khác nếu lỡ có lỗi lầm gì, thì hãy nên biết
thông cảm, tha thứ cho họ. Người có tâm hồn như vậy thì Phật giáo gọi là người
có lòng Từ Bi, Nho giáo gọi là đấng Trượng Phu Quân Tử,
người thế gian gọi là người tâm tính rộng rãi.
Hòa Thượng Tịnh Không nói, dẫu cho một người đại xấu đi nữa, thì ít ra họ cũng
có 10% tốt, hãy tiếp cận họ bằng 10% tốt đó. Như vậy, Ngài là người có lòng từ
bi.
Còn chúng ta, hễ thấy ai làm điều gì, chưa biết là tốt hay xấu cũng lo chê
trước, tìm cách nói xấu trước… Vậy thì, chính ta là người chấp trước quá
nặng. Ta chấp trước nhiều quá, suy cho cùng vì chính ta là người xấu. Chấp
trước rất tổn hại cái đức của mình. Vô tình, càng chấp trước càng xấu.
Ấn Quang Đại Sư dạy: “Tồn Thành” là giúp cho người thành công điều
thiện mỹ. Nếu ta làm được điều tốt thì hãy cố gắng làm, nếu làm không được thì
cũng nên có tâm tán thán những điều tốt của người khác. Thành tâm tán thán sẽ
chia được một phần phước báu của họ. Còn người cứ thấy ai làm bất cứ điều gì,
chưa biết là tốt hay xấu cũng đều chê baí, đố kỵ, thì đây quả là hạng người
tiểu nhân.
Phá chấp trước chính là phá bỏ những tật đố này vậy.
Vậy thì, một việc trước đây làm cho ta cảm thấy khó chịu, thì nay hãy coi nhẹ
nó đi. Cái gì cũng coi nhẹ lại một phần thì ta cảm thấy thoải mái một phần, coi
nhẹ hai/ba phần thì ta cảm thấy thoải mái hơn hai/ba phần. Cố gắng xem mọi việc
đều nhẹ nhàng thì ta càng ngày càng vui hơn, tâm hồn an nhàn thanh tịnh. Đây là
ta đang tích cực phá chấp đó.
Người thoải mái lúc nào khuôn mặt cũng tươi hơn, lòng từ bi thương người lớn
hơn, tân hồn vị tha hơn, dễ được cảm tình hơn, dễ kết được nhiều bạn lành hơn.
Chính nhờ vậy mà sự nghiệp của họ hanh thông, dễ thành công hơn.
Thành công vĩ đại nhất là vãng sanh Tây phương Cực lạc. Muốn được vậy thì không
có gì bằng buông bỏ những tật đố tầm thường, ngày ngày niệm Phật, phát tâm vãng
sanh tha thiết. Chắc ăn hơn nữa, hãy tạo một nhóm nhỏ cỡ 5-10 người, cùng một
chí hướng vãng sanh hợp lại để niệm Phật chung với nhau, hãy chuẩn bị hộ niệm
cho nhau khi cần thiết. Được vậy, chắc chắn được vãng sanh, ai ai cũng được
thành tựu đạo quả.
Chúc tất cả đều viên mãn đại nguyện.
A-di-đà Phật
Hỏi số 39:
…Tất cả các pháp môn đều là Phật Pháp, LB nghĩ rằng Thiền
và Tịnh Độ tuy hai mà một, cho nên LB muốn học hiểu thêm về pháp môn Tịnh Độ ,
để kết hợp và tạo ra cho mình một phương pháp tu rốt ráo.
Trả lời:
Đạo hữu Liên Bình,
Thiền Tịnh tuy hai mà một. Cô Bình nói rất đúng đó, Diệu Âm tán thán tư tưởng
hòa đồng này.
Nhiều người tu hành mà thường phân biệt, chê bai cách này cách nọ thật là điều
không hay. Tệ hơn nữa, đâm ra chống báng lẫn nhau. Thật quá dở!
Nhất định chúng ta không nên chống trái hay phê bình người này người nọ, pháp
này pháp nọ, thì Phật giáo mới mong có ngày hưng thịnh, độ được nhiều chúng
sanh.
Càng chống đối nhau càng làm cho Phật giáo suy yếu. Thật không nên.
Tuy nhiên, chính chúng ta cũng phải biết tự phê phán lấy căn cơ của chính mình,
phải gắt gao kiểm điểm lấy trình độ của chính mình, thì học Phật mới đem lại
nhiều lợi ích thiết thực hơn. Vì pháp của Phật, thật ra, để ứng đối với nhiều
căn cơ khác nhau. Chính vì ứng đối căn cơ khác nhau mà chúng ta cần nên nghiêm
chỉnh chọn lựa đúng pháp môn, hợp với căn tánh của mình thì học Phật sẽ dễ có
cơ hội thành tựu.
Nhiều người tu học Phật mà quên yếu tố này, thành ra cuối cùng khó có được kết
quả như ý, đến nỗi Đức Thế Tôn nói, tu nhiều đến hàng ức triệu mà thành tựu thì
tìm không ra!
Đối với pháp môn, ta không được chê bai, phân biệt, nhưng riêng chính ta bắt
buộc phải suy nghĩ cẩn thận về căn cơ, khả năng của chính mình. Không nên chạy
theo thị hiếu mà nhiều khi bị trở ngại!
Ví dụ, Ngài Tịnh Không nói, mỗi kinh của Phật có một tiêu chuẩn để hành trì,
mình phải xem kỹ căn cơ của mình có đủ với tiêu chuẩn đó không? Đủ tiêu chuân
thì hợp, không đủ tiêu chuẩn thì không hợp.
Ví dụ, trong kinh Kim Cang Bát-nhã, Phật dạy phải phá tứ tướng: Tướng Ngã,
tướng Nhân, tướng Chúng-sanh, tướngThọ-giã. Mình liệu coi, tự chính mình có phá
được không? Phá được thì trì kinh này để tu hành sẽ đúng, phá không được, thì
đây không phải là cách hành trì thuộc căn cơ của mình. Đừng nên gượng ép.
Còn kinh A-Di-Đà Phật dạy, Tín-Nguyện-Trì danh. Tin tưởng lời Phật dạy, không
cần trình độ căn cơ: Dễ đấy! Nguyện vãng sanh, ai thành tâm phát nguyện là
được, cũng không cần căn cơ: Dễ đấy! Trì danh hiệu Phật A-Di-Đà để công phu, bà
già niệm Phật cũng thông, không cần căn cơ: Dễ đấy!
Cho nên, pháp Niệm Phật thật dễ, ai hành trì cũng được. Chính dễ như vậy nên
hợp với tất cả căn cơ. Đây là pháp “Tam căn phổ bị, phàm thánh tề
thâu”.
Phương pháp thì dễ dàng, mà nhân địa lại cao: Niệm Phật là Nhân, thành Phật
là Quả. Đây là nhân thành Phật chứ không phải nhân thành A-la-hán, Bồ-tát,
Thanh-văn,… Thật bất khả tư nghì!
Pháp của Phật nhiều đến vô lượng, nhưng mỗi một pháp ứng trị với một căn bệnh
phiền não của chúng sanh. Bệnh nghiệp của chúng sanh có nhiều vô lượng, nên mới
có vô lượng pháp môn.
Như vậy, tu học theo Phật pháp không phải là tu cho đầy đủ vô lượng pháp, mà
phải tu pháp nào thích ứng với chính mình. Nên chọn lựa một pháp thật hợp với
căn cơ của mình mà huân tu, gọi là “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”
để thâm nhập vào cửa đạo là tốt nhất, khi thâm nhập vào cửa đạo rồi thì tự mình
đều thấu suốt.
Vậy thì, “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, không phải là bây
giờ chúng ta học cho hết vô lượng pháp môn, vì khả năng của chúng ta không làm
được chuyện này, cuộc đời ngăn ngủi vô thường không làm được chuyện này… mà
hãy nên nương theo một pháp hợp nhất để thâm nhập vào cửa đạo. Phải đi bằng mũi
nhọn mới dễ. Vào được cửa đạo rồi sẽ thấy pháp môn. Thấy tát cả pháp môn là
cảnh giới của người khai ngộ vậy.
Ví dụ như một đạo tràng có 5 cửa, hãy nhắm từ một cửa đi vào, vào được bên
trong rồi thì sẽ thấy tất cả những gì bên trong đó. Trong kinh Vô lượng thọ
Phật gọi là “Chánh-Định-Tụ” sẽ chứng đến Vô Thượng Chánh-Đẳng
Chánh-Giác. Đừng nên do dự, nay cửa này, mai cửa nọ.
Người chần chừ, do dự, chưa định vào pháp nào để tu, hoặc tu nhiều phương pháp
khác nhau giống như người không muốn nhanh chóng vào cửa đạo, cứ dạo bên ngoài
để ngắm nghía từ cửa này sang cửa khác, suốt đời vẫn lòng vòng bên ngoài. Uổng
lắm vậy.
Tâm phải định, gọi là ”
Chánh Định Tụ”. Tâm không Chánh định,
gọi là “Tà Định”. Tà định trong kinh Vô lượng thọ, không có
nghĩa là tà ma ngoại đạo, mà chính là đi không thẳng, đi xéo xéo, sẽ rất khó
đạt kết quả, khó tới đích.
Tu không chuyên nhất, gặp đâu tu đó, Phật gọi là “Bất Định Tụ”,
thì đối với người căn tánh trung hạ cũng vô phương thành tựu. Ví như người bệnh
vào tiệm thuốc mua thuốc vậy. Phải mua thuốc trị chính căn bệnh của mình để
uống mới được ích lợi, đừng nên đụng đâu mua đó, đừng cứ nhắm đến các món thuốc
đắc tiền là tốt đâu. Dùng sai thuốc, không hết bệnh mà coi chừng bị trở ngại!
Chính vì thế, riêng đối với người căn tánh thấp phải nên cẩn thận, tu hành phải
có đường, về phải có đích rõ ràng mới tốt.
Căn bệnh ngặc nghèo nhất của chúng sanh trong thời này là bệnh sanh tử luân
hồi. Tu mà không thoát sanh tử luân hồi thì giờ có lý hay luận giỏi tới đâu đi
nữa, sau cùng cũng ngậm đắng nuốt cay, cúi đầu chịu nạn!
Sanh ra trong thời mạt pháp, tất cả chúng ta đều là hạng tội chướng sâu nặng, khó
có thể tiêu trừ ách nạn. Tất cả các pháp tự tu, đối với chúng ta khó ai thưc
hiện nổi. Cho nên, nếu sơ ý, tu theo các pháp tự lực sợ rằng đời này phải chịu
thiệt thòi, nghĩa là không thoát được vòng tam giới, không thoát ly luân hồi.
Nhiều người biết chắc mình không thoát được luân hồi, mà đâm ra thất vọng, nói
lời tiêu cực rằng, phải tu hành vô lượng kiếp mới thoát được. Tội nghiệp!
Xin hỏi, đời này vô vọng, chẳng lẽ đời sau lại có hy vọng sao? Đời này gặp Phật
pháp mà còn nói lời tiêu cực, chẳng lẽ đời sau tích cực được sao? Pháp Phật là
pháp cứu sanh tử khổ nạn, ta đang học Phật pháp mà không tìm phương thoát nạn,
lại chờ vô lượng kiếp sau, chẳng lẽ vô lượng kiếp lăn lộn trong đoạ lạc rồi lại
có được thần phương diệu cách cho mình thoát sao?
Thân người khó đuợc, Phật pháp khó nghe! Xin đừng nghĩ rằng chết rồi trở lại
làm người dễ dàng. Cũng đừng nên nghĩ đời sau sẽ gạp lại Phật pháp nghen. Xin
nhớ cho, nay đã rơi vào Mạt pháp của Phật rồi đó! Mạt pháp nghĩa là Phật pháp
càng ngày càng yếu đó.
Người học Phật thường mờ mịt đường giải thoát, thành ra cứ định nghĩa đường tu
hành bằng những ý nghĩ rất sai lầm. Thật đáng thương!
Ngài Ấn Quang dạy, tu hành hãy lấy lòng thành kính mà niệm Phật để được cảm ứng
với Phật mà đới nghiệp vãng sanh, thoát vòng sanh tử. Đừng nên lý luận hay giỏi
coi chứng bị kẹt lại, luống công tu tập.
Còn có nhiều người cứ nói rằng, tu hành là làm lành đừng làm ác là đuợc. Đâu
ngờ rằng, Thiện có chánh có tà, có lớn có nhỏ, có thẳng có cong, có thực có
giả, có tròn có khuyết,… Người làm thiện mà không để ý những điều này, thì
coi chừng tưởng mình đang làm thiện lành mà hậu quả lại xấu. Dù có đúng thiện
lành đi nữa, nếu chấp vào việc thiện cũng không thoát vòng tam giới. Không phải
là mục đích chính của Phật pháp.
“Vạn thiện đồng quy, quy vể Tịnh độ”
, hãy làm thiện lành rồi
hồi hướng tất cả về Cực lạc, niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, mới là viên mãn.
Nhiều người sau khi tu một thời gian, thấy mình chứng cảnh giới này, chứng cảnh
giới nọ, vội vã tưởng rằng mình có thành tựu, chạy ra khoe chứng này, khoe
chứng nọ, thu hút những người nhẹ dạ chạy theo. Thực tế thì, hãy để ý thử coi,
sau cùng hậu quả như thế nào? Thảm họa! Đáng tiếc!
Đời vô thường, ngũ trược ác thế này có gì để tin tưởng mà vội cho là chứng đắc?
Mau mau thành tâm niệm Phật cầu về Tây phương, về tới Tây phương, chưa chứng
cũng chứng, chưa đắc cũng đắc. Xin đừng lấy cái giả hợp vô thường của cõi này
mà toại ý. Uổng lắm đó!
Nên hiểu một sự thực rằng, từ cái cửa miệng này đi vào sự thực chứng nó cách
ngăn đến trùng trùng chướng ngại. Từ cái nghĩ, cái nhìn này đi vào tới chân tâm
phải trải qua vô lượng thử thách, vô lượng chướng ngại của: Kiến Tư Hoặc, của
Trần sa hoặc, của Vô minh hoặc. Hay nói cho rõ hơn là chấp trước, phân biệt, vô
minh. Nhiều người không thấy điểm này, cứ để tâm vọng cầu mà sau cùng bị vọng
nghiệp bao phủ!
Chấp trước là nghiệp hoặc chướng ngại cho hành phàm phu. Phàm phu chúng ta ai
dám bảo đảm rằng mình sẽ phá được đây? Chư Tổ Sư mà các Ngài còn phải than
rằng, phá vài phẩm không nổi, thì chúng ta đâu dám vô ý. Phá không được chấp
trước thì không qua khỏi tam giới, thì làm sao mong ngày vượt thoát sanh tử
luân hồi, thì còn mờ gì đến các cảnh giới cao hơn?!
Chướng ngại của phàm phu mà phá không nổi thì nói chi tới chuyện cao xa.
Trần-sa hoặc là chướng ngại của Nhị Thừa. Vô-Minh hoặc là chướng ngại phải phá
cuả Bồ-tát Pháp Thân đại sĩ. Toàn là những cảnh giới quá cao. Vậy thì làm sao
dám mơ ngày thành tựu đạo Bồ-đề.
Hãy thâm tín Nhân-Quả. Niệm Phật là nhân, thành Phật là Quả. Niệm Phật
thành Phật. Không có Nhân-Quả nào qua được Nhân Quả này.
Mau mau trở về câu Phật hiệu, thành tâm, đầy đủ TÍN-NGUYỆN-HẠNH là hay
nhất vậy.
Còn việc tự kết hợp để thành một cách tu cho chính mình. Đây là điều tốt. Nhưng
liệu chính mình có đủ sáng suốt kết hợp đúng cách hay không? Vậ thì, tốt nhất
nên nương theo lời Tổ, y theo kinh Phật dạy mà phụng hành mới an toàn.
Phật dạy “Y pháp bất y nhân“. Đừng nên tin vào sáng kiến của
mình quá. Vì ta vẫn còn là phàm phu, có thể thấy sai, nghĩ sai.
Hãy nương vào kinh pháp của Phật, nương theo chư Tổ Sư, nương theo các Thiện
hữu trí thức mới an toàn hơn vậy.
Chúc Liên Bình sáng suốt.
Hỏi số 40:
…đọc được lá “Thư vận động hộ niệm” vãng sanh,
con thật vui. Đã hai năm nay con bắt đầu niệm Phật, mỗi ngày con được thiện
lành hơn, hiện tại con đang sống tại Thụy Sỹ và đang tìm kiếm đạo tràng của
Tịnh Tông học hội bên Âu Châu này, nhưng không ai biết. Con rất mong có được
một nhóm hộ niệm, để được niệm Phật và giúp người vãng sanh, con rất mong muốn,
cuộc sống của con nếu không có tiếng niệm Phật, thì chắc một điều là con không
còn muốn sống nữa…
Trả lời:
Đạo tràng của Tịnh tông học hội là
nơi chuyên tu niệm Phật. Nếu không tìm ra ở Âu châu thì tốt nhất Kim Bình nên
tìm một vài người biết niệm Phật tự lập một nhóm nhỏ, rồi ngày ngày niệm Phật
với nhau. Chú nghĩ cũng có rất nhiều người đang muốn chuyên tu niệm Phật ở bên
Thụy sĩ, nhưng vì chưa có ai đứng ra vận động sự kết hợp, nên vẫn còn rời rạc.
Hãy cố gắng tìm hỏi thử coi, biết chừng lòng mình thành sẽ được Phật Bồ tát gia
trì sẽ có ngày mình lập được.
Niệm Phật thì ở đâu cũng niệm Phật được cả, có nhóm niệm Phật với 5->10
người ngày ngày cộng tu với nhau thì lý tưởng nhất. Nhưng tạm thời ở đó chưa có
nhóm thì Kim Bình cứ kêu gọi 2-3 người bạn quen về nhà mình, hoặc nhà bạn mình
niệm Phật. Niệm Phật được vậy thì vui lắm, sau cùng mình có người bên cạnh để
hộ niệm giúp đỡ nhau khi hữu sự. Còn nếu như chưa thể kết hợp được thì tự mình
vui vẻ an nhiên niệm Phật. từ từ khi cơ duyên đến thì chắc cũng có vài người
bạn tâm đầu ý hợp đến cộng tác với mình. Đừng nên nóng lòng hay có ý nghĩ tiêu
cực nghen.
Hỏi:
Dạo này con đang bị kẹt vào 1 cái gì đó, hy vọng cư sĩ giúp con, con cảm thấy
chán nãn với tất cả, chỉ có sự an lạc lúc niệm Phật hoặc nghe giảng kinh mà
thôi. Trong khi con vẫn phải sống, phải có sự giao tiếp với mọi người, nhưng
con không còn hứng thú để trò chuyện như trước đây nữa,vì mọi việc nó quá rõ
ràng là giả tâm. Nhưng con lại cảm thấy rất cô đơn, nên cứ muốn tìm cho ra nhóm
niệm Phật, để có 1 mục đích chung là giúp mình và giúp người niệm Phật, thành
Phật.
Trả lời:
Tất cả đếu có nhân duyên, cháu cố gắng giữ bình tĩnh mới tốt.
Cháu đang muốn niệm Phật, nhưng cơ duyên kết hợp nhóm để niệm Phật chưa được…
Mình thì nóng lòng muốn tu hành, nhưng những người bên cạnh thì không biết tu
hành, cứ làm ngơ, không màn gì tới chuyện sanh tử vô thường. Cũng đôi lúc, có
người tu hành nhưng mập mờ không biết đường nào luân hồi, đường nào để thoát
nạn! … Có lẽ chính vì thế mà Kim Bình mới thấy buồn lo, chán nản chăng? Trạng
thái này đến với KB lâu ngày mới sanh ra cái cảm giác “hình như có vấn đề
gì đó” đang đè nặng lên tâm tư của mình, hình như “có cái gì kẹt
trong tâm”!…
Thật ra, không có gì cả đâu. Hãy vui vẻ lên, liệng tất cả những cái kẹt đó ra
đi. Nó chẳng qua là điều mình muốn thực hiện mà chưa thực hiện được, không biết
làm sao thực hiện, không ai hỗ trợ mình thực hiện, tại sao lại vô phước như
vậy!… những suy nghĩ này nó cứ lần quần bên tâm thành ra kém vui đó thôi.
Thôi thì, được hay chưa cứ để tùy duyên. Tìm đạo tràng niệm Phật được hay chưa
cũng chẳng quan trọng nữa. Hãy an nhiên niệm Phật trong hoàn cảnh thực tế của
chính mình. Đây mới là điều hay, chứ khi có nhóm niệm Phật rồi mà tâm mình chưa
thực lòng muốn niệm Phật, thì cũng chưa chắc đã tốt!
Biết tất cả là giả tạm thì bây giờ hãy coi cái niệm Phật đường cũng giả tạm
luôn.. Tất cả đều giả tạm thì hãy quay về chính tâm mình để nương dựa.
Nghĩa là, hãy lấy TRỰC TÂM cuả mình làm đạo tràng. Trực tâm chính là cái gì của
chính mình đang có.
Mình muốn niệm Phật, thì “niệm Phật” là trực tâm. Mình muốn được vãng
sanh, thì “tâm nguyện vãng sanh” là trực tâm. Nơi mình chưa có đạo
tràng niệm Phật, thì mình niệm mãi trong tâm, “niệm trong tâm” là
trực tâm… Biết sử dụng “Trực tâm” thì vui biết mấy.
Đừng dùng sự chán nản, cô đơn, buồn bã, lo âu, hiếu kỳ… làm trực tâm nghen.
Lấy những thứ đó làm trực tâm thì sai lệch lắm đó!
Những cảm giác như: cô đơn, chán đời, lo âu, buồn bã, v.v… thực ra chỉ là
huyễn mộng, không thực! Nếu thấy rằng tất cả đều huyễn mộng, thì ngay cái cảm
giác huyễn mộng, cái thấy huyễn mộng, cái mình cho là huyễn mộng… cũng là
huyễn mộng luôn.
Vậy thì, hãy liệng tất cả thứ đó xuống đi. Đây thật là một sự giác ngộ. Giác
ngộ thì an nhiên thanh tịnh vậy.
Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng. Cứ giữ tâm nguyện chân thành tu hành, niệm
Phật, thì tự nhiêm một ngày nào đó sẽ có cơ duyên cho Kinh Bình vẹn trọn ý
nguyện.
Hỏi:
… con tự biết mình thuộc vào hạng hạ căn nhưng may mắn thay lại được biết
niệm Phật nhờ đĩa Khuyên Người Niệm Phật của cư sĩ, theo sự chỉ dạy của một vị
Thầy thì mới hy vọng thóat khỏi sanh tử luân hồi
Trả lời
:
Hạng hạ căn cần suy tính thật kỹ để có cách tu hành đứng đắn theo căn tánh của
mình. Lời Phật dạy, người căn tánh hạ liệt nên nương theo đại từ đại lực của
Đức Di Đà mới mong có ngày thành tựu.. Câu nói “theo sự chỉ dạy một vị
thầy” chẳng qua là phụ nghĩa cho sự chuyên nhất trong đường tu tập.
“Theo một vị thầy”, nên hiểu là sau khi mình đã lựa chọn thật kỹ, đã
biết người nào thật sự là “Thiện Tri Thức” rồi, mới dám y theo tu
học.
Ai sẽ là người thiện trí thức? Hãy tìm cho được người giảng giải thật chính xác
nghĩa kinh của Như Lai, đã có thành quả tu học, đã hướng dẫn nhiều người thành
tựu, cách hướng dẫn của người đó cụ thể, thích hợp với chính mình, mình thực
hành theo cách hướng dẫn đó thì an tâm và thấy rõ đường thành tựu… thì người
đó sẽ là thầy của mình. Phải bám sát theo người đó mà y giáo phụng hành. Đó gọi
là “một vị thầy duy nhất”.
Và cũng phải nhớ điểm này, “Chọn một vị Thầy duy nhất “hoàn toàn
không có nghĩa là phỉ báng, chê bai những vị thầy khác. Người thường chê bai
người khác, nhất định không thể là người chân chánh tu hành. Theo một vị thầy,
nghĩa là nhất định phải theo một người chân tu, thực tu, chánh tu, chứ không
thể đụng đâu theo đó.
Mỗi người có một căn cơ riêng, duyên phần riêng. Tất cả phải tùy duyên. Ta có
một vị thầy để y giáo phụng hành là do duyên của chính ta, chứ không phải là
chấp trước. Nghĩa là, không được theo duyên của ta mà phá duyên người khác, dù
cho duyên của người khác có yếu hơn cũng không được phá.
Riêng chính ta, tu hành nhất định đừng sơ ý chạy theo cảm tình. Về xã giao thì
chúng ta tôn trọng sự lịch sự, lễ phép, cung kính. Còn đường thành đạo nhất
định phải vững một đường đi. Không thể chạy theo thị hiếu của số đông, đừng lấy
cảm tình mà tu. Nên nhớ, nếu sơ ý bị đọa lạc thì chính mình phải hứng chịu mọi
quả báo, không ai có khả năng cứu độ mình được.
Nên nhớ, người giảng giải hay, lý luận giỏi, triết lý cao siêu… chưa chắc là
người hay đâu nhé.
Người tu hành nên biết ứng dụng thực tế, cụ thể, chính xác lời dạy của Phật
trong kinh, có thế mới cứu được chính mình, và mới mong cứu được một chúng sanh
thành đạo.
Cụ thể, trong các pháp tu, niệm Phật là pháp cụ thể, dễ dàng, thích hợp với căn
tánh hạ ngu như chúng ta. Vậy thì, ta nên nương theo pháp niệm Phật để tu.
Tuy nhiên, người tu theo pháp niệm phật mà chỉ khai triển chung chung, chưa hẳn
đã cứu giúp được một người vãng sanh Cực lạc. Vì sao vậy? Vì, nên nhớ kỹ, thời
mạt pháp chúng sanh tội chướng quá nặng, căn trí mê mờ… hướng dẫn không cụ
thể, không chính xác, không biết giựt mình từ những kinh nghiệm của sự thất bại
mà sửa đổi kịp thời, thì hậu vận của Phật giáo thật khó tốt đẹp hơn vậy.
Nói cụ thể hơn nữa, người niệm Phật tự mình phải cố gắng tinh tấn, nhưng xin
đừng quên nghiên cứu thật kỹ phương pháp hộ niệm. Hộ niệm lâm chung là sự hộ
trợ rất tích cực cho người học Phật được phước phần vãng sanh Tây phương Cực
lạc, thành tựu đạo quả.
Hộ niệm không phải là cầu siêu. Rất nhiều người học Phật, nhưng không biết cách
hộ niệm. Cứ chờ người ta chết, rồi đến đọc kinh cầu siêu. Cho rằng tụng kih cầi
siêu, sau đó lo chuyện hậu sự, giúp đỡ đám tang, gọi là hộ niệm. Hoàn toàn đã
hiểu lầm!!
Hộ niệm là niệm Phật, giảng giải cách vãng sanh, yểm trợ tinh thần, giúp người
niệm Phật giữ vững niềm tin, giữ vững tâm nguyện tha thiết được vãng sanh Cực
lạc, và cố hết sức trì giữ câu A-di-đà Phật để niệm cầu Ngài phóng quang tiếp
độ! Hộ niệm từ lúc còn đang khoẻ mạnh, trước khi chết và hộ niệm luôn sau khi
tắt hơi (ít ra 8 giờ).
Chết rồi mới tính, thì không thể gọi là hộ niệm một cách đúng nghĩa được.
Nhắc lại, Hộ niệm không phải là tụng kinh cầu siêu. Nhiều người còn lầm lẫn
điều này. Thật đáng tiếc lắm vậy!
Hỏi số 41:
Từ
lúc con biết niệm Phật A Di Đà để giúp con tai qua nghiệp chướng và mau sớm
được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc tới nay là hơn 3 năm, trong lòng của con
lúc nào cũng cảm thấy chán nãn và không muốn sống nữa, ngay cả công ăn
việc làm của con và các thứ con đều không có tha thiết gì nữa hết. Đồng thời
con cảm thấy cuộc đời rất là chán nãn.
Chú có thể giải thích dùm cho con biết để con học hỏi thêm và hiện tượng này có
thường xảy ra trước đó với người nào đã niệm Phật A Di Đà chưa vậy chú?
Lúc trước con còn bịnh động kinh và chưa đi phẩu thuật, con cũng thường
có những cảm giác này rồi. Sau khi con phẩu thuật xong và hết bệnh, con vẫn có
những cảm giác này.
Trả lời:
Gia Trung,
Diệu Âm xin góp một vài ý kiến sau đây, mong Gia Trung để ý.
Trong câu hỏi thứ 1 của Trung, Diệu Âm có đồ đậm và gạch dưới 3 chữ “bịnh
động kinh”. Có lẽ những cảm giác bất thường bắt nguồn từ chỗ này
chăng?!
Diệu Âm không rành về y học lắm, nên không thể nói rộng rãi về bệnh này. Tuy
nhiên, sự “động kinh” chắc chắn có liên hệ rất nhiều đến hệ thần
kinh. Liên quan đến hệ thần kinh thì có liên quan đến cảm giác, ý tưởng, đau
khổ, buồn bã, vui tươi,…
Tất cả những cảm giác đó đều liên quan đến những hoạt động của hệ thần kinh
hết. Hệ thần kinh có thể hình dung giống như một hệ thống dây điện, dùng để
chuyển tải những cảm xúc của mình. Mình muốn cái gì nó chuyển cái đó. Mình bắt
nó chuyển nhiều thì hệ thống sẽ nóng lên, chuyển quá tải thì nó bị trở ngại, hư
tổn.
Tâm mình an nhiên, thanh tịnh, vui vẻ, thì hệ thần kinh của mình ổn định, thư
giãn. Nếu tâm của mình buồn sầu, lo lắng, chán nản, giận dữ, v.v… thì hệ thần
kinh của mình bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ổn định.
Nói ngược lại, khi hệ thần kinh ổn định, thư giãn thì tạo ra cảm giác thoải
mái, vui tươi. Khi hệ thần kinh bị mệt mỏi, căng thẳng, mất ổn định thì gây ra
hậu quả làm cho mình bất an, lo buồn, tạo ra nhiều cảm giác bất thường…
Về vật lý trị liệu, về y học, thì người ta cho rằng tác động của hệ thần kinh.
Trong Phật học gọi là tác động của “Tâm-Ý-Thức”. Tâm ý thức là vọng
tâm chứ không phải chơn tâm.
Phật dạy, “Nhất thiết duy tâm tạo”, tất cả đều do tâm mình tạo
ra. Thì vấn đề của Trung là một ví dụ điển hình.
Những kinh nghiệm khổ đau, những hình ảnh tiêu cực trong lúc còn bị bệnh hoạn
đã đi sâu vào tâm hồn của mình quá nhiều. Thành ra khi mình đã hết bệnh rồi,
nhưng những hình ảnh đó còn lưu lại trong tâm!…
Đưa thêm những ví dụ tương tự, một người chứng kiến một tai nạn xe cộ gây ra
chết người. Sự việc xảy ra trước mắt họ, hoặc họ cũng kẹt trong tai nạn đó làm
cho họ kinh hoàng. Những hình ảnh này cứ ám ảnh họ mãi, đến nỗi sau này khi vừa
thấy một chiếc xe hơi gần giống trong cuộc tai nạn chạy tới là họ nghĩ ngay đến
cảnh tai nạn trước và đâm ra sợ hãi, kinh hoàng.
Một người bị nước lụt cuốn trôi suýt chết, sau đó hễ họ thấy sông, thấy nước là
sợ hãi bỏ chạy. Người thấy cảnh chết cháy khi thấy lửa thì hãi kinh, v.v…
Tất cả chỉ là ký ức sống lại, sanh ra những cảm giác xấu đó mà thôi. Tất cả đều
là giả!
Rất nhiểu những ví dụ tương tư để nói lên cảm giác này. Giả sử, cũng là những
tai nạn như vậy, nhưng họ chỉ nghe nói đến thôi, biết được qua tin tức, thấy
trên TV…. thì chắc rằng không đến nỗi họ bị những cảm giác tệ hại như vậy!
Nói chung, tất cả hoàn toàn chỉ vì ký ức sống dậy mà thôi, chứ không phải là
thực. Có lẽ, Trung đang bị ký ức sống dậy.
Như vậy, cái bệnh của Trung là bệnh tâm lý. Đã tâm lý thì không thực. Không
thực thì không có. Không có thì có gì mà lo! Không có thì có gì đâu mà chữa.
Biết sự thật của nó là không có gì cả, tức là được chữa rồi vậy.
Cho nên, biết chừng đâu khi đọc đến những lời này thì Trung liền hết bệnh
chăng?!…. Mau mau ngộ đi nhé.
Giả như khi bắt đầu niệm Phật, Trung tâm sự cho người khác về bệnh tình của
mình, và người hướng dẫn Trung niệm Phật biết giải tỏa nỗi buồn âm ỹ trong tâm,
đem cái tâm trạng bệnh hoạn của người bệnh liệng ra trước khi bắt đầu niệm Phật
cầu sanh Tịnh độ, thì Diệu Âm nghĩ rằng Trung đã vui vẻ, thoải mái, an nhiên
yêu đời, yêu đạo rồi.
Học đạo có chung, có riêng. Chung thì không đi sâu vào nỗi niềm riêng được.
Muốn đi sâu vào nỗi niềm riêng thì cần gặp người bạn tốt, cần gần thiện trí
thức để giải tỏa tâm tư của mình. Chính vì thế, hôm nay Trung thố lộ chuyện này
cũng là điều hay cho Trung đó.
Bây giờ Diệu Âm đóng vai bạn tốt cho Trung nghen. Trung đã thố lộ ra thì coi
như được giải. Giải rồi coi như hết bệnh nhé. Hết liền đi nghen.
Ở Melbourne, khi nói chuyện, Trung có nghe chú Diệu Âm kể lại, có một người hơn
10 năm qua, đêm đêm sống trong ác mộng, bị khổ sở, sợ hãi, bất an… đến nỗi
sắc mặt tối đen, không còn sanh khí sống. Ấy thế, khi giảng giải cho người đó
biết rằng, tất cả những gì đã bị trong suốt thời gian dài qua chỉ là giả vọng,
không thực. Họ tin tưởng, vui vẻ, biết cách thẳng thắng đối diện với thực tại.
Họ niệm Phật, một ngày sau thì hết bệnh.
Vì sao vậy? Vì như đã nói ở trên, đây chẳng qua là vấn đề tâm lý, hoàn toàn
không có thực. Không phải thực mà biết nó không thực thì còn gì nữa mà lo, còn
gì nữa mà giải. Lấy lại niềm tin tưởng, vui tươi, niệm Phật thì hết.
Chuyện hoàn toàn không thực mà Trung cứ chấp vào đó, tưởng là thực thành ra nó
làm cho tâm mình điên đảo, chán nản, sầu bi suốt 3 năm trường!
Thôi, chịu khổ vô cớ đã 3 năm rồi, nay hãy mau mau buông nó xuống đi.
Giả sử, lúc chưa giải phẩu, bệnh tình vẫn còn hành hạ mình đều đều, thì cũng
đành đi. Ở đây, bệnh của Trung đã hết rồi thì thật là điều quá may mắn, đáng lẽ
phải vui lên mới đúng, chứ sao lại buồn, sao lại chán?
Trên thế gian này tìm đâu ra người không có bệnh. Bị bệnh là chuyện thường!
Bệnh mà chữa khỏi bệnh thật là điều quá sức vui. Còn biết bao nhiêu người bị
bệnh giống như mình mà không chữa được, chính họ mới buồn, chính họ mới chán,
chính họ mới khổ chứ. Ấy thế, mà họ còn vui sống thay, huống chi mình thật sự
đã qua khỏi ách nạn.
Phật dạy, tất cả đều có nhân quả. Nhân xấu thì nghiệp xấu, nghiệp xấu thì bị
quả báo xấu. Trước đây mình tạo nhân xấu, dẫn đến quả báo xấu. Quả xấu ấy chính
là bệnh kinh phong. Nay mình được chữa khỏi bệnh, chứng tỏ rằng, mình đã trả
hết quả báo xấu này rồi.
Hết quả báo xấu là sướng hay khổ? Là vui hay buồn?…
Mình niệm bệnh thì bệnh niệm mình, mình thương bệnh thì bệnh thương mình, mình
nhớ bệnh thì bệnh nhớ mình. Thực sự nó đã hết rồi nhưng mình còn nhớ nó thì nó
còn nhớ mình, nó nhớ trong tâm, nên trong tâm có nó, có nó thì mình vì nó mà
chịu khổ!
Bỏ thì phải bỏ luôn, chứ nhớ làm chi cho nó trở lại.
Tu hành là “Ly khổ đắc lạc”. Phải biết rời cái khổ ra thì mình
mới vui đường thành đạo. Phải biết quên cái nghiệp quá khứ để thẳng đường đi
tới tương lai trong sáng tươi tốt hơn. Quay đầu nhớ về quá khứ tức là bỏ tương
lai, chạy lùi vào bóng tối của tội lội, của nghiệp chướng, của những lúc mình
còn mê mờ mà chịu khổ?
Tu học mà tâm không hướng về tương lai, lại cứ nhìn ngược về quá khứ. Tu hành
kiểu này là sai lắm vậy!
Phật dạy, Tất cả đều do tâm tạo. Tu hành là bắt đầu từ nay tu cho đến tương lai
giải thoát, chứ tu đâu phải quay đầu đi ngược về quá khứ để chịu nạn. Những gì
đã qua thì đã qua luôn rồi, qua rồi thì không thể lấy lại được, không lấy lại
được thì liệng nó luôn đi, quên nó đi nhé.
Tất cả vạn sự, vạn vật đều là huyễn mộng, thì tội lỗi, lỡ lầm, bệnh tật…
trong quá khứ suy cho cùng cũng chỉ là huyễn mộng. Nếu chìm đắm trong huyễn
mộng thì bị huyễn mộng nó quay ta như con vụ. Chóng mặt nhứt đầu, điên đảo….
chịu không nổi đâu!
Ngộ ra được điều này, thì con đường ta đi sẽ sáng trưng, tốt đẹp.
Hãy tìm đường trở về với chơn tâm tự tánh, thì những huyễn mộng đó dù lớn tới
đâu cũng tan biến hết rồi. Giống như một căn phòng đóng kín, tăm tối ngàn năm,
chỉ cần thắp lên một ngọn đuốc thì tất cả bóng tối đã biến mất. Muốn tìm lại
bóng tối cũng không còn bóng tối nữa để tìm.
Đường niệm Phật đi về Tây phương là con đường thẳng tắt, ngắn nhất đó.
Người đã hết bệnh là người đứng dậy được. Người đã gặp pháp niệm Phật là người
thắp được ngọn đuốc sáng. Sao không chịu theo đường sáng mà đi cho thoải mái,
lại muốn nghĩ nhớ đến cảnh âm u, tối tăm, nghiệp chướng cũ xưa làm chi?.
Tạo sao lại cứ bắt cái tâm của mình âm thầm chui vào quá khứ để chịu khổ vậy?
Người niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc, thì đến cái chết họ cũng không sợ, thì
sợ chi những cảm giác giả vọng, những cảnh chiêm bao, những lúc mê mờ thấy này
thấy nọ.
Trong pháp niệm Phật, có hai chữ: Yểm và Hân.
Yểm: là chán chê; Hân: là vui thích.
Chán chê này là chán những cảm giác vô thường, chán bỏ những sự sợ hãi, chán
chê những nỗi lo âu, chán những ý nghĩ tầm thường, chán những cái gây ra khổ
tâm khổ trí. Chán bỏ là bỏ luôn những thứ bệnh tật, chán bỏ những lúc bệnh khổ
hành hạ, chán luôn những cái người ta chán. Nghĩa là, người ta buồn mình không
buồn, người ta lo mình không lo, người ta chán đời mình không chán đời.
Nói chung, tất cả những gì thuộc về thế gian này mình không thèm tới. Vậy thì,
thèm chi những thứ cảm giác chán nản?
Người niệm Phật đối với cái chết họ cũng vui vẻ niệm Phật, họ mỉm cười về với
đấng Từ phụ. Người biết niệm Phật là biết đường về Tây phương hưởng sung sướng.
Muốn hưởng sung sướng thì tâm mình phải sung sướng. Sung sướng, vui vẻ mới gặp
được cảnh sung sướng vui vẻ.
Còn người không niệm Phật họ ra đi trong cảnh hãi hùng, đau khổ. Họ mê mê, mờ
mờ, họ sợ hãi, lo âu, họ buồn bã, chán nản… Người có tâm trạng rối bời làm
sao gặp được cảnh vui sướng. Tương lai thật là tăm tối!
Vậy thì, mau mau liệng cảnh khổ sở, chán chường trong quá khứ xuống, từ nay
niệm Phật an vui để về cảnh an vui. Hân là như vậy đó.
Chỉ vậy thôi sẽ giải quyết tất cả chướng nạn. Ngộ liền đi nghen Trung.
Chúc vui vẻ, niệm Phật. Từ đây câu Phật hiệu niệm ra sẽ chánh pháp, được hiệu
quả thù thắng.
Hỏi số 42:
… hiện đang hành nghề bác sĩ ở một nhà thương chuyên môn
về Ung Thư (Cancer). Hằng ngày em tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân bị bệnh ở
giai đoạn cuối. Khi em nghe xong cuốn Khuyên Người Niệm Phật em rất muốn dịch
nó sang tiếng Đức để truyền bá cho bè bạn người Đức ở đây. Nhưng em biết đó là
một công trình phải đầu tư rất nhiều thời gian mà không dễ dàng gì. Đó là một
kế hoạch lâu dài. Nhưng khi em tiếp xúc với các bệnh nhân của em, biết họ sắp
bị đọa lạc, rơi vào lục đạo luân hồi, mình biết cách cứu họ mà không biết phải
bắt đầu từ đâu và như thế nào, em cảm thấy thương tâm và bất lực. Mẹ em đã từng
viết thư và được anh Diệu Âm trả lời rất tận tình những câu hỏi của bà. Bà
khuyên em nên mạnh dạn hỏi anh. Chân thành mong ở anh lời chỉ dạy thấu tình đạt
lý.
Trả lời:
1) Vấn đề dịch KNNP: Nếu Bs Diệu Huệ dịch KNNP ra tiếng Đức, giúp cho người Đức
hiểu được đạo Phật thì công đức lớn lắm. Diệu Âm thành tâm tán thán công đức
này.
Nếu quyết định dịch thì cho Diệu Âm biết địa chỉ để DA gởi sách qua cho Diệu
Huệ, hoặc email trọn bộ KNNP cũng được. KNNP viết bằng font VNI.
Hiện đang có một vị Thầy ở VN đang dịch bộ sách này ra tiếng Hoa. Diệu Âm không
biết tên, vị Thầy đang cộng tác với một người làm việc trong tờ báo tiếng Hoa
để dịch. Diệu Âm không biết rõ Thầy đã dịch được tới đâu, chắc có lẽ cũng khả
quan lắm rồi. Khi nào có sẽ tìm cách biếu cho Diệu Huệ. (Vì đây là những lá thư
của Diệu Âm viết cho thân nhân, bạn bè, nên D/A không dám tự giới thiệu.
“Mèo khen mèo dài đuôi”, không tốt!).
Sách KNNP dày lắm, 4 tập. Nếu muốn dịch không nên dịch vội vàng, vì Diệu Huệ
còn phải làm việc. Diệu Âm đề nghị rằng, hãy dịch dần dần, dịch tới đâu phổ
biến tới đó (nếu cần). In từng tập sách nhỏ hay hơn. Nên nhớ, Bộ KNNP Diệu Âm
không giữ bản quyền, xin đừng ngại gì cả. Diệu Huệ thấy điều gì lợi ích thì cứ
phát tâm làm. Làm đúng thì tất cả đều có Phật Bồ-tát gia trì. Không nên ngại
ngùng.
2) Muốn cứu bệnh nhân:
Đây là tâm nguyện của Phật Bồ-tát. Diệu Huệ làm Bác
sĩ mà có tâm từ bi, thương người, muốn cứu độ chúng sanh, thật là quí hóa. Diệu
Âm cảm kích vô cùng. Chỉ cần một tâm nguyện như vậy cũng đã có công đức rồi. Thành
Tâm tất sẽ được linh ứng. Nếu tâm nguyện vững vàng và tha thiết thì Phật
Bồ-tát sẽ gia trì cho Diệu Huệ để thực hiện. Chắc chắn như vậy.
Diệu Âm đề nghị.
I) Nếu người bệnh là người VN,
Diệu Huệ nên copy video vãng sanh gởi
biếu cho họ coi, khuyên họ buông xả vạn duyên để niệm Phật. Khi biết rằng bệnh
không thể chữa trị được nữa thì nên thành thật khuyên họ nên niệm Phật cầu vãng
sanh.
Hết đường chọn lựa, chắc bệnh nhân cũng dễ chấp nhận lời khuyên của mình.
Sư cô Thích Đạo Chứng, trước đó cũng là một Bác sĩ chữa trị ung thư, Sư Cô
thành tâm khuyên bệnh nhân niệm Phật, đã cứu được rất nhiều người thoát cảnh
khổ đau bằng tiếng niệm Phaật. Nay Diệu Huệ khuyên bệnh nhân ung thư, đã đến
thời kỳ phải chết, niệm Phật và hướng dẫn gia đình hộ niệm thì có thể cứu độ
bệnh nhân vãng sanh. Công đức vô lượng.
*) Nên khuyến khích đồng tu lập thành những nhóm cộng tu riêng, chọn một căn
nhà của đồng tu, có căn phòng rộng một chút làm niệm Phật đường, rồi cùng nhau
niệm Phật. Chính nhóm cộng tu nhỏ này sẽ là nhóm Hộ Niệm về sau và chính
những nhóm này sẽ cứu độ nhau vãng sanh. Ngài Ấn Quang dạy, đây là đạo tràng dễ
thành tựu nhất trong thời mạt pháp này.
Nếu không có nhiều người thì 2,3,4 người cũng đủ hộ niệm được rồi. Nên xem thật
nhiều những video hộ niệm. (lên mạng www.tinhthuquan.com, phần Diệu Âm, có một
số video hộ niệm vãng sanh. Diệu Âm sẽ gởi thêm một số video vãng sanh mới khác
để nhiều người xem).
Diệu Âm sẽ chuyển (forward) tất cả những tin tức: câu trả lời, câu hỏi về Hộ
niệm cho Diệu Huệ xem qua, rút thêm kinh nghiêm.
**) Diệu Huệ đã có MP3 KNNP chưa? Nếu chưa thì cho biết để Diệu Âm gởi biếu,
các video Vãng sanh, nếu chưa có thì Diệu Âm cũng có thể gởi biếu luôn.
II) Nếu là người Đức
, Diệu Huệ nên dịch vài video vãng sanh ra tiếng Đức
rồi tìm cách cho họ xem, rồi tìm phương hướng dẫn họ.
Lấy đạo lý “Tất cả đều do tâm tạo” nói với họ. Nghĩa là, Phật
dạy rằng, cái tâm mình đang nghĩ gì sẽ hiện ra cái đó. Tâm muốn chết thì bị
chết, tâm muốn vãng sanh về cõi Tây Phương của Phật A-di-đà, thì sẽ vãng sanh
về Tây phương Cực Lạc.
Nếu lúc chết mà tâm hồn sợ hãi, lo lắng, khủng hoảng… thì sẽ đi về các cảnh
giới đau khổ, ích gì đâu? Khuyên họ, tại sao không vui vẻ, an nhiên niệm Phật,
cầu Phật gia trì. Phật dạy 10 niệm tất được vãng sanh, vãng sanh sẽ hưởng đời
đời kiếp kiếp sung sướng, an lạc, không hay hơn sao? Hãy giới thiệu cho họ
những chứng minh cụ thể, giúp họ không còn nghi ngờ.
(Nếu họ tu theo Chúa thi cầu Chúa gia trì cũng được). Nhưng Chúa cứu để về cảnh
giới Trời, vẫn còn trong tam giới, chưa hoàn toàn chấm dứt sanh tử đâu.)
Nói với họ, Vũ trụ này có nhiều cảnh giới huyền diệu lắm. Trong đó cảnh giới
Tây Phương Cực lạc (Western Pureland) của A-di-đà Phật là tốt đẹp nhất. Nhiều
người cầu nguyện sanh về nước Ngài đã được đi rồi (đưa chứng minh vãng sanh ra
cho người ta coi, rất cụ thể, không có viễn vong).
Điều kiện là: Tin tưởng, nguyện cầu sanh về đó, Niệm A-di-đà Phật.
Lúc
lâm chung đừng sợ chết, cầu vãng sanh sớm càng tốt, mời người khác đến hộ niệm,
thì sẽ được cảm ứng. Chết sống đã có mạng số. Số mạng chưa mãn thì niệm Phật
cầu vãng sanh thì tự nhiên sẽ hết bệnh. Nếu số phần đã mãn thì sẽ được vãng
sanh, thoại tướng hiện ra rất tốt, bất khả tư nghị. Hiện tượng này nhiều lắm,
không ai có thể chối cải được.
Diệu Âm nghĩ rằng Diệu Huệ có thể từ từ thuyết phục họ được. Biết chừng đâu một
ngày nào đó Diệu Huệ cứu được người Đức chăng.
Cũng nên nhớ, cứu người ngoại quốc khó lắm, vì tinh thần của họ nặng về khoa
học, không tin Phật pháp. Phải kiên nhẫn, từng bước và tùy duyên. Trước tiên,
hãy nhắm đến người VN cứu độ trước, đây là tấm gương cho người Đức sau này vậy.
III) Trong một phiên họp nào đó giữa Hội Đồng Bác sĩ, Diệu Huệ mạnh dạn nói lên
sự vãng sanh Tịnh-độ của những người niệm Phật. Mạnh dạn trình bày với họ thử
coi, biết chừng đâu có người ủng hộ.
*) Trước khi làm việc này cần nên chuẩn bị rất nhiều bằng chứng vãng sanh,
những người chết mà biết niệm Phật, được hộ niệm cẩn thận điều ra đi với thân
xác mềm mại, tươi hồng, 3,4,5 ngày sau vẫn còn tươi mềm. Đây là hiện tượng tự
nhiên như vậy, chứ không phải dùng thuốc hay xoa bóp gì cả.
Diệu Âm có thể cung cấp cho Diệu Huệ những bằng chứng này.
Cẩn thận thu thập rất nhiều bằng chứng, rất nhiều chi tiết cụ thể trước khi đưa
vấn đề ra trình bày. Hãy coi đây như một dự án, hay một khám phá mới của
nhân loại vậy.
Nếu trình bày được chuyện này, truyền bá Phật pháp, nhất là pháp môn niệm Phật
cầu VS, giúp người Âu Châu ngộ ra đạo pháp, thì công đức lớn lắm. Đem công đức
truyền bá Phật pháp này hồi hướng về Tây phương cầu vãng sanh, nó sẽ là phần
thưởng cho Diệu Huệ cuối đời được vãng sanh vậy.
**) Hoặc giả như, mình đưa chương trình ra mà bị thất bại. Nghĩa là, không có
ai ủng hộ hay thực hiện theo, thì ít ra cũng giúp bệnh viện, hội đồng y khoa
bắt đầu chú ý đến sự kiện này, hy vọng tương lai họ xét đến…
***) Có thể giúp họ chú ý về Phật pháp vi diệu. Tạo những biến chuyển trong
tương lai, ví dụ:
1) Khoa học phục vụ con người rất tốt, nhưng cũng cần tin vào Phật học. Không
nên chỉ đưa vào khoa học mà quên rằng con người ngoài xác thân ra còn có thần
thức, linh hồn. Đây là sự thật đã có chứng minh, không thể chối cải được.
2) Kiên cử những hành động sai lầm thường thấy trong bệnh viện, ví dụ như: cố
gắng tránh đụng chạm vào thân xác người mới chết. Mổ xẻ, đưa vào nhà xác sớm,
con cháu khóc lóc, hố hấp nhân tạo, v.v.. đều gây tác hại rất xấu đối với thần
thức người chết. (Hiển nhiên tránh được tới đâu hay tới đó, chứ không dám giữ
gìn 100%. Tâm ý người thế gian đâu dễ gì chuyển đổi!).
Phật dạy rằng, khi một người chết, đã tắt hơi rồi, không nên đụng chạm vào thân
xác của họ, không nên mổ bụng, không nên đưa vào nhà xác quá sớm. Vì sau khi
tắt hơi, thần thức vẫn còn bám vào thân xác ấy một thời gian 8->12 giờ mới
ra khỏi. Nếu đụng chạm vào thì họ bị đau đớn, đưa vào nhà xác ướp lạnh thì
giống như đưa xuống địa ngục băng hàn, ồn ào, náo loạn… bên cái xác thì bị phiền
não, v.v… làm người chết quá sức đau khổ mà bị đọa lạc.
Nghĩa là, sau khi tắt thở rồi không phải là hết. mà người chết vẫn còn cảm
giác. Không những thế, mà đôi khi còn nhạy cảm hơn nữa là khác. Thần thức họ
vẫn còn thấy, nghe, hiểu tất cả những sinh hoạt chung quanh. Đây là sự thật.
3) Hãy giúp đỡ, tạo phương tiện dễ dàng cho những người theo Phật giáo hộ niệm,
tìm cho họ 1 căn phòng yên tỉnh để niệm Phật 8,12,16… giờ, giúp cho BHN niệm
Phật cứu người chết VS.
Hiển nhiên, những người không tin thì đành phải tùy duyên vậy.
4) Vấn đề Hộ Niệm ở Âu châu còn rất lạ, rất ít người biết đến. Nhiều khi, chính
Diệu Huệ là người đầu tiên phát khởi chương trình cứu độ chúng sanh ở Âu Châu
chăng(?). Nếu được vậy thì công đức cũng lớn lắm vậy. Có thể Diệu Âm sẽ giới
thiệu vài người khác ở Âu Châu, cũng muốn HN, để cùng nhau hổ trợ cho chương
trình này.
5) Cũng nên nhắc nhở điều này, nhiều người vì quá cảm xúc, tạo nên những chuyện
lạ, hoặc cảm ứng đến những điều kỳ lạ như: thần thông, biến hóa, phép lạ, năng
lực kỳ diệu nào đó, v.v… Đấy là họ tự chiêu cảm lấy, trong kinh Phật không
chủ trương những dáng thần kỳ này. Xin Diệu Huệ cẩn thận, đừng không hiểu kỷ mà
mang họa về sau. Sự hộ niệm là cách ứng dụng kinh Phật dạy một cách cụ thể,
chính xác, kịp thời, chánh pháp. Các kinh A-di-đà, kinh Vô lượng thọ, quán Vô
lượng thọ, v..v… đều có nói. Kinh Phật không có nói các cách thần thông, biến
hóa, phép thuật. Xin chú ý.
Chúc Diệu Huệ thành công.
Hỏi số 43:
Người
mẹ của một đạo hữu trong nhóm cộng tu bị hơn mười năm nay luôn hay bị chửi bới
một mình, bà luôn nói là có nhiều người luôn chửi tao nên tao phải chửi lại
chúng, lại luôn sang nhà hàng xóm gây sự chửi bới lung tung. Có những lúc tỉnh
táo như người bình thường, có những lúc lại trông giống như là bị người khác
nhập vào quấy rối. Bà hay ôn lại những chuyện quá khứ. Hiện tại bà vẫn ăn uống
lại ngủ nghỉ giống như người bình thường, nhưng nếu không có con cái kèm bên
cạnh lại hay đi sang nhà hàng xóm gây sự..
Bây giờ Cô Liên ( là con đẻ của bà, cũng như là thành viên trong nhóm cộng tu )
rất là hay buồn phiền và thương cho mẹ mình. Cô vẫn chưa biết tìm cách nào để
giúp cho mẹ của mình trở lại bình thường, rồi khuyên cụ niệm phật cầu về tây
phương cực lạc
Cứ mỗi lần khuyên bà niệm Phật thì nhất định bà không chịu niệm lại còn hay
phản đối.
Rất mong chú có thể cho vài lời khuyên giúp bà vượt qua được ách nạn này.
Trả lời:
Có thể vấn đề này đã ngoài sức của
Diệu Âm rồi! Hỏi thì phải trả lời, chứ không dám cả quyết!
Một người bị bệnh tâm thần, nếu ngay lúc mới khởi phát lo chữa trị liền thì
dễ dàng hơn, có nhiều hy vọng thoát khỏi. Ở đây bà cụ đã bị hơn 10 năm, một
thời gian quá dài, tâm trí đã bị tập nhiễm quá sâu, quá nặng, thành ra muốn
thoát khỏi thật sự là khó, chứ không phải đơn giản!
Về chuyện pháp thuật thì Diệu Âm không biết, về bùa ngải thì D/A cũng không
biết, D/A chỉ biết khuyên người niệm Phật rồi cầu Tam Bảo gia trì mà thôi.
Tất cả đều có nhân quả cuả nó. Bệnh này theo Diệu Âm đoán, thì liên
quan nhiều đến chuyện oán thân tráí chủ. Oán thân là những người thù hận
mình, do bởi mình giết hại, cưỡng bức, hành hạ họ trong đòi kiếp nào đó về
trước. Trái chủ là những người mình cướp giựt, cưỡng đoạt, dùng quyền chiếm lấy
tài sản, đoạt vợ, cướp chồng,gây tổn hại cho họ trong tiền kiếp.
Vì những mối oán hận này mà họ bám theo chờ dịp trả thù. Khi còn sức khoẻ, còn
minh mẫn, họ chưa thể làm gì được, nhưng khi thể lực của mình yếu đuối, hoặc bị
sa sút tinh thần vì một biến cố nào đó, họ sẽ thừa dịp nhào vào tấn công, chế
ngự, cố tình dẫn dắt mình vào 3 đường ác để trả thù.
Chính vì thế, ăn ở trên đời, chúng ta chớ nên gây oán gây thù với ai làm chi.
Thuận thì mình vui vẻ, không thuận thì mình cố né xa ra một chút, thế thôi.
Người tu hành tuyệt đối đừng bao giờ ganh người này, ghét người nọ, đừng
vì những lỗi lầm của người khác mà để tâm giận hờn, thù hằn, gây sự bất hòa với
nhau, không tốt về sau.
Nên ăn ở hiền lành, sống vui vẻ, những sự chướng tai gai mắt nên tập tánh phớt
lờ, đừng để trong tâm. Tập tánh tha thứ cho nhau, đừng nên chê trách, hay bắt
lỗi người này người nọ, gặp người giỏi nên thành tâm khen ngợi, đừng thấy họ
giỏi mà đố kỵ, gặp người đố kỵ thì tảng lờ đi, người dễ chịu thì làm thân,
người khó chịu nếu mình không đủ sức chuyển hoá thì lặng lẽ đứng xa một chút là
được. Tập như vậy để chính mình tránh được nhiều chướng nạn về sau vậy.
Những người khó chịu, khó với con cháu, khó với hàng xóm, không tha thứ lỗi kẻ
khác, sống quá nguyên tắc, không chiụ hoà hợp với người, cũng dễ vướng phải
tình trạng tương tự như bà cụ. Thực sự, khởi thủy đều do tại mình chứ không
phải bên ngoài. (không biết bà cụ có phải như trường hợp naỳ không, D/A chỉ nói
theo lệ thường mà thôi).
Người đời thì như vậy, người tu hành có bị không?
Có, chắc chắn có! Người có tu hành, nói chung là chỉ cho tất cả những người
thường tới chùa tụng kinh, niệm Phật, cúng dường, bố thí, v.v.. chứ không nói
riêng một ai. Tu hành thì tốt, nhưng coi chừng thường hay vướng phải:
– Một là thường sinh tâm cống cao ngã mạn, thường khinh thị người ít tu
hành, thường hay tự cho mình là hiền lương, chánh đạo, còn người khác thì xâú
ác, là tà đạo.
– Hai là t
hường tự cho mình tu hành chứng đắc, được cảm ứng tốt, được
thần thông đạo lực, được các công năng đặc biệt, được trí huệ, sắp thành Phật
rồi, được Phật thọ ký, là sứ giả của bề trên. Tự cho mình có đủ năng lực cứu độ
chúng sanh.
Người tu hành mà không chiụ giữ tâm hồn khiêm nhường, chắc rằng, không trước
thì sau cũng bị cái tội tăng thượng mạn này. Một khi tâm hồn cao ngạo nổi lên
thì liền bị vướng nạn của oán thân liền. Muốn thần thông đạo lực thì sẽ có thần
thông đạo lực. Ban đầu họ tạo cho mình thêm năng lực vĩ đại, để tâm cống cao
ngã mạn nổi lên, rồi nương theo đó mà hại mình thê thảm về sau.
Nhiều người tu hành, ban đầu thì tốt lắm, nhưng tu một thời gian thì phải vào
bệnh viện tâm thần, có lẽ là vì lý do này vậy.
Trở lại vấn đề bà cụ, bà thường chửi bới người khác, hành hung, gây sự chính là
vì trong tâm cuả bà coi mọi người là đồ xấu ác, ai cũng là kẻ thù đến hại bà.
Thực ra, đây chính là tâm thức của bà hiện ra như vậy. Ban đầu có thể từ
một sự thất bại, bị lường gạt, bị bức xúc nào đó mà không có ai giải tỏa được,
nỗi uất hận đó cứ giữ mãi trong tâm, càng ngày càng lớn, lâu dần những uẩn khúc
trong tâm thức hiện ra giống như có thực.
Sống trong cảnh giới thù hận, tức bực, khó chịu, căng thẳng quá lâu, đến một
giai đoạn chiụ đựng không nổi, mới bùng vỡ ra làm cho tâm trí mất thăng bằng,
mất bình thường. Dựa vào trạng thái đó, oan gia trái chủ nhập vào điều khiển,
chế ngự, sai khiến làm sai, nghĩ sai là cho đầu óc càng ngày càng rối mù.
Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo. Tạo cảnh giới nào, chịu cảnh giới đó.
Sống trong cảnh giới khó chiụ, oai bức, bực dọc, chửi bới nhau, kình cãi nhau,
đố kỵ nhau, hiềm thù nhau, nếu nhẹ mặt mặt cau có, nếu nặng thì đánh lộn, chém
giết nhau, nặng hơn thì tâm trí mất thăng bằng, không tự kiểm soát được!
Nếu quả đúng như vậy, lúc mới đầu gia đình tìm phương an ủi, khuyên giải, tạo
mội trường vui vẻ thoải mái thì bà cụ được khôi phục lại bình thường không khó
lắm!
Bên cạnh, người biết tu đạo thì khuyên niệm Phật cầu Phật gia bị, hồi
hướng công đức cho oan gia traí chủ, hồi hướng công đức cho ông bà cha mẹ, bà
con quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp cuả mình. Cữ sát sanh, phóng sanh, lợi
vật, bố thí, v.v… để sám hối nghiệp chướng, giaỉ nạn oan trái tiền khiên, thì
gỡ nạn nhanh lắm.
(Nên nhớ, ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp cuả mình bị nạn thường cũng là
chướng nạn cho mình trên đường tu hành, nên phải hồi hướng công đức cho họ, để
vừa báo hiếu, vừa giải nạn cho họ cho chính mình).
Cho nên, muốn cứu bà cụ, thì cách sinh hoạt của gia đình đóng một vai trò
quan trọng.
Nếu gia đình tin tưởng thì hãy thục hành các điều sau đây thử coi:
– Không được tạo cảnh buồn phiền trong nhà.
Không tranh cãi, không to
tiếng với nhau, không làm cho cụ bực mình. Nghiã là, phải tạo không khí tươi
vui, thoải mái, cởi mở với cụ. Ăn nói phải nhỏ nhẹ, hiền hòa, lễ độ, cư xử phải
thật nhu nhuyễn trong gia đình với nhau và nhất là với bà cụ, Chuyện này cần
kiên nhẫn, lâu dài.
-Không sát sanh hại vật nữa, nên phóng sanh, làm các việc thiện, tạo công
đức hồi hướng cho cụ và hồi hướng cho oan gia traí chủ cùng ông bà cha mẹ bà
con thân thuộc nhiều đời cuả mình.
-Hằng ngày niệm Phật, tu hành hồi hướng công đức cho cụ và hồi hướng công
đức cho oan gia trái chủ cuả cụ.
(Nên đọc rõ ràng và thành tâm, ví dụ
“Nguyện đem công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ bà “Trần thị
X” cầu xin hoá giaỉ oán thù xưa nay. Khẩn nguyện chư vị buông tha, cùng
nhau niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc, thoát ly sanh tử khổ nạn, thànhn tựu đạo
nghiệp, cứu độ chúng sanh, v..v… (muốn diễn tả sao cho thuận là đuợc)).
-Gia đình con cháu nên thường ngày quỳ trước bàn Phật thay cho bà l
ạy Phật
cầu xin sám hối cho bà. Tâm thành kính của con cháu ảnh hưởng rất mạnh.
-Coi thử bàn thờ Phật có đặt nơi trang nghiêm hay không? Đừng đặt nơi
tối tăm, không được đặt trong góc nhà, không được thờ chỗ quá ồn ào, nhơ bẩn.
Nên hướng ra phiá trước thuận hướng với nhà, nghiã là mở cửa thì bái Phật luôn,
rất tốt.
-Những lúc cụ loạn thì thôi, lúc bình thường thì dùng tâm lý khuyến dụ bà cụ
niệm Phật. Phải vui vẻ, tươi cười, dù bà không chịu cũng tươi cười, nhất
định không được cưỡng chế.
– Nếu có ban hộ niệm hay bạn đồng tu thì mời họ hàng tuần đến nhà cụ niệm Phật,
cộng tu, với cụ, rồi hồi hướng công đức.
Thành tất linh. Quý vị nên lấy lòng thành cầu Tam bảo gia bị, phải tin tưởng và
kiên trì để được cảm ứng. Đừng hấp tấp, đừng dùng bùa phép đánh phá oan gia
không tốt. Tập sống buông xả, ăn ở hiền lành. Lấy 5 giới 10 điều thiện làm căn
bản để tu.
Thành tâm Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ thì được chư Phật phóng quang tiếp
cúu, Bồ tát gia trì, thì có thể tự nhiên hết nạn.
Hỏi số 44:
NGƯỜI VỢ THÌ RẨT TINH TẤN ĐI CHÙA VÀ LÀM CÁC VIỆC TỪ THIỆN,
CŨNG NHƯ TU TẬP, NHƯNG NGƯỢC LẠI NGƯỜI CHỒNG MỘT MỰC PHẢN ĐỐI, NGƯỜI CHỒNG NÓI
RẰNG ” DÀNH HẾT THỜI GIAN TU HÀNH RỒI THỜI GIAN ĐÂU MÀ LO VIỆC BUÔN BÁN VÀ
LO CHO CON, KHÔNG LÀM TRÒN BỔN PHẬN MỘT NGƯỜI VỢ VÀ NGƯỜI MẸ “
Trả lời:
Hong Ly,
Diệu Âm chỉ nhắm giải đáp việc hộ niệm, sao Hong Ly lại bắt cú Diệu Âm giải
quyết chuyện khó khăn gia đình!
Sự đời rắc rối quá. Diệu Âm chỉ biết niệm Phật, chứ đâu rành chuyện thế gian!
Bắt trả lời chuyện thế gian thì đành phải cố gắng trả lời, nhưng xác xuất %
thành công không dám chắc chắn!
Tất cả đều có nhân quả. Người biết nhân quả thì đừng tạo nhân xấu nữa để tương
lai khỏi chịu quả xấu. Người mà cứ tạo thêm nhân xấu mới thì tương lai tránh
sao cho khỏi rước quả báo xấu ác khổ đau!
Người vợ bị chồng hành hà là do cái nghiệp mình làm trong nhiều đời kiếp trước,
đến đời này quả báo hiện hành. Người chồng đánh đập vợ thì người chồng đang tạo
nghiệp xấu, tương lai phải chịu người khác hành hạ lại là điều chắc chắn, chứ
tránh sao khỏi quả báo.
Đời là khổ, biết khổ thì lo tu hành. Tu hành để tiêu giảm nghiệp chướng, nhưng
nhiều lúc muốn vẹn mà cũng khó bề vẹn toàn. Vì được vẹn toàn thì đâu còn khổ
nữa!?
Trong trường hợp Hong Ly nói, trong xã hội này nhiều lắm. Có nhiều khi chồng tu
bị vợ chống đối, vợ tu bị chồng chống đối, cha mẹ tu bị con cái chống đối,
v.v… Đây là chướng ngại gần gũi và dễ xảy ra cho người tu hành. Suy cho cùng,
tất cả đều có nhân quả cả. Biết như vậy, khi chúng ta biết tu hành thì đừng nên
tạo chướng duyên cho người khác để tương lai tránh người tới gây chướng ngại
cho ta.
Cụ thể, Diệu Âm chỉ đề nghị một vài điều nên làm thử coi.
1)Vợ tu mà chồng chống đối thì người chồng chính là nguồn ngăn trở sự vãng sanh
của mình. Khuyên xa nhau thì không nên, và không ai dám nói đến điều này. Như
vậy khi sống chung trong nghịch cảnh này chính người trong cuộc phải cố gắng
hòa giải để gỡ mối hoạ này, bằng cách:
– Đầu tiên, hãy coi đây là nghiệp mình phải trả, mạnh dạn trả để một đời này
nghiệp mình nhẹ nhàng. Đừng coi người chồng là oan gia trái chủ của mình, vì
nếu coi người chồng là oan gia trái chủ thì mãi mãi oan nghiệp không gỡ được. Hãy
coi đây là bài pháp về nhân quả thì hay hơn.
– Bị nhân quả thì dùng nhân quả để cứu. Nhân quả ở đâu? Ở ngay trong tâm. Tâm
oán hờn thì quả oán hờn, tâm ganh ghét thì quả ganh ghét… Tâm nghĩ sao nó
thành ra vậy. Nếu biết rằng nghịch chống nhau sẽ trở ngại đường vãng sanh của
ta. Vậy thì, phải cố gắng biến nghịch duyên thành thuận duyên, bằng cách hãy
coi những sự chống đối thành lời khuyên nhắc cho ta phải lo niệm Phật cho
nhiều. Chồng càng chống ta càng quyết tâm niệm Phật. Tìm mọi cách niệm
Phật, niệm lớn bị la rầy thì âm thâm niệm, niệm cho thuần thục, niệm cho nhất
tâm, để lúc cuối cuộc đời, lúc lâm chung ta có đủ sức định giữ vững câu Phật
hiệu mà tự vãng sanh. Thực hiện điều này gọi là biến phiền não thành bồ-đề,
biến cảnh khổ đau thành cực lạc đó.
– Luôn luôn cầu Phật Bồ tát gia trì, hồi hướng công đức cho chồng, hồi hướng
cho an gia trái chủ. Nhờ công đức này sẽ cảm ứng và hoá giải oan khiên.
Lòng thành có cảm ứng.
-Đã không coi chồng là oan gia, thì chính mình phải mau mau thay đổi cách sống,
tập ăn nói vui vẻ, sinh hoạt trẻ trung, chìu chuộng… Phải nhớ, biết tu hành
thi tâm hồn phải cởi mở, rộng rãi hơn người không biết tu mới đúng. Nhờ cách
sống này dần dần làm cho người chồng phản tỉnh, ăn năng hối hận việc sai trái
cuả mình.
-Cũng cần nhắc điều này, nhiều người khi biết đường tu hành thường đi tới chỗ
quá cực đoan, cố chấp, không để ý đến ý kiến, cảm giác… của người bên cạnh.
Hãy tự xét lấy mình có vướng phải lỗi lầm này không? Tại sao trước kia có
cuộc sống vui vẻ, sau khi tu hành thì cuộc sống xảy ra nhiều sự xung đột? Cố
gắng bình tĩnh tự phản tỉnh thử coi, nếu thực sự có lẽ liên quan đến vấn đề
tánh tình, tâm lý, cách sinh hoạt của người vợ đã thay đổi quá nhiều, làm cho
người bên cạnh chới với, xáo trộn…
Đây là vấn đề người vợ cần chú ý điều chỉnh. Ví dụ cụ thể hơn, nếu người vợ cứ
lo chuyện tu mà quên chuyện đời, tỏ ra lãnh đạm, lạnh nhạt, quần áo xốc xếch,
tỏ vẻ khinh thường người không tu… thì sự xào xáo trong nhà bắt nguồn từ
người vợ thiếu cẩn thận ngay từ lúc đầu.
–
Nên nhớ, chỉ có người biết tu chuyển hóa người không tu mới tốt, vì có
hướng đi lên, thăng tiến. Đừng nên chờ mong người không tu chuyển hóa người
biết tu, vì đây là hướng thối hóa, không tốt! Muốn chuyển hóa đòi hỏi phải biết
tâm lý, như: nhẹ nhàng, vui vẻ, tế nhị, có lòng từ bi và kiên nhẫn một chút mới
được. Cho nên, người biết tu cần phải cố găng, chịu khó hơn nữa mới được.
(Cũng nhắc điều này, chúng ta không thể khuyên gì được với người không tu.
Chỉ cầu mong cho họ có ngày hiểu chút đạo lý nhân quả mà thay đổi. Nếu còn
chính họ không thay đổi thì chịu thua. Diệu Âm không khuyên họ được. Ở đây
chúng ta chỉ khuyên người biết tu mà thôi).
– Phật dạy, xây dựng đạo hạnh đừng cầu không ma chướng, vì không ma chướng thì
chí nguyện không bền. Vậy hãy coi đây là điều thử thách cho mình bền chí. Phật
dạy rằng, lấy ma quân làm bạn là ý này.
– Phật dạy, với người đừng cầu thuận ý, vì thuận ý thì tánh kiêu căng
phát triển. Tánh kiêu căng phát triển thì chắc chắn tu hành không thành tựu.
Cho nên, Phật dạy hãy lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ, có vậy mới ngăn ngưà
tánh kiêu ngạo.
-Phật dạy, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, không hoạn nạn thì tâm kiêu xa. Vậy
hãy lấy chướng nạn từ trong gia đình làm điều giải thoát.
V
ậy giải thoát hay không ở ngay tâm mình. Cùng một hoàn cảnh nếu tâm biết tu
thì giải thoát, không biết tu thì mắc kẹt. Biết giải thoát thì coi người chồng
chống đối như Bồ tát dạy mình thành đạo giải thoát. Không biết tu, thì cũng
chính người chồng đó sẽ trở thành oan gia, luôn luôn àm khổ mình, sẽ kéo mình
xuống địa ngục.
Hỏi :
ĐÂY LÀ NGHIỆP CHƯỚNG CỦA NGƯỜI VỢ PHẢI TRẢ, THÌ NGƯỜI VỢ ĐƯỢC SANH TRONG ĐỜI
NÀY PHẢI GẶP NGƯỜI CHỒNG NHƯ VẬY, TẤT CẢ LÀ DO NHÂN QUẢ SẮP XẾP, THÌ NGƯỜI
CHỒNG CHỈ LÀ NHÂN VẬT ĐƯỢC SẮP XẾP ĐỂ TẠO NÊN CHƯỚNG NGẠI NÀY THÔI, LÀ MỘT CÁI
QUẢ MÀ NGƯỜI VỢ PHẢI CHỊU TRONG ĐỜI NÀY, NẾU KHÔNG CÓ NGƯỜI CHỒNG NHƯ VẬY THÌ
NGƯỜI VỢ ĐÂU CÓ TRẢ ĐƯỢC QUẢ ĐÂU.
Trả lời:
Không phải vậy đâu! Nghĩa là, người vợ sanh ra không phải là để phải gặp người
chồng. Người chồng cũng không phải là nhân vật được sắp xếp để gặp người vợ.
Không ai sắp xếp cho họ cả.
Gặp nhau để trả oan nghiệp là do cái duyên hay gọi là có cơ hội gặp nhau mới
sanh sự oan traí đó. Cái cơ hội này do chính con người tạo nên. Nếu biết cắt
cái duyên thì đâu có cơ hội gặp nhau?
Làm sao cắt? Người tu hành mà không thoát được sanh tử luân hồi thì không trước
thì sau cũng đối đầu với oan gia trái chủ. Ví dụ, người vợ trong đời trước biết
niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh Tây phương thì đã vãng sanh về Tây phương
rồi, thành Bồ tát rồi, thì làm sao trong đời này phải đối đầu với ân oán tiền
khiên nữa?
Cho nên, người vợ sanh ra trong đời này không phải gặp người chồng như là do
nhân quả sắp xếp đâu. Mà đây là do cái duyên mình tạo ra nó phù hợp cái nhân đã
gây mà kết lại thành quả khổ. Còn rất nhiều cái nhân khác chưa gặp cơ hội nên
nó trốn ở chỗ nào đó, chứ không phải chỉ có bấy nhiêu này thôi đâu.
Biết vậy thì phải cố gắng ăn ở hiền lành để hợp với nhân lành mà được quả lành.
Phải ăn ở hiền lành, phải lánh xa tham sân si, phải bỏ việc ác thì nhân ác cũng
khó tạo thành quả ác. Ví dụ, đối với 1 người chồng cộc cằn, nhưng có người vợ
hoá giải được, có người hóa giải không được. Nếu quyết sống với nhau thì tự
mình phải cố gắng vui vẻ, tâm lý để chuyển. Nếu không cố gắng thì tiến tới chỗ
đổ vỡ. Đây là một vấn đề khác.
Hỏi
NHƯ VẬY NGƯỜI CHỒNG CÓ TỘI HAY KHÔNG ?
Trả lời:
Có. Chắc chắn có! Đòi nghiệp cũ thì tạo nghiệp mới. Không đòi nghiệp cũ thì
nhân quả cũ coi như hết. Chính vì vậy mà Phật dạy chúng ta không được trả thù,
hanh ghét, đố kỵ… Phật dạy chúng ta phải đoạn ác tu thiện để chuyển nghiệp,
tiêu nghiệp, xoá nghiệp…
Nếu xoá nghiệp không nổi thì nghe lời Phật dạy, niệm Phật cầu vãng sanh. Vãng
sanh là mang cái nghiệp về Tây Phương nhờ Adiđà Phật gia trì cho chúng ta thành
tựu đạo quả, có thần thông đạo lực, biến hoá 10 phương cứu độ chúng sanh để trả
chuyện nhân quả.
Hỏi số 45:
XIN CƯ SỈ CHO HUỆ HẠNH HỎI VẬY TU “GIÁO HẠ” LÀ TU
NHƯ THẾ NÀO? CÓ PHẢI LÀ NGHIÊN CỨU KINH ĐIỂN ĐỂ TÌM RA CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
KHÔNG?
Trả lời:
Đúng đấy, giáo hạ là danh từ chỉ
chung cho các pháp tu thuộc về nghiên cứu giáo điển cho đến khi thông suốt tất
cả kinh điển, nhờ đó mới ngộ ra lý đạo nhiệm mầu. Ngộ ra chánh pháp rồi mới có
thể hạ thủ công phu chân chánh mà đắc đạo. Hầu hết các trường cấp dạy về Phật
học phổ thông dựa trên căn bản này.
Nhưng thực ra, đây là con đường học Phật khá gian truân. Học giáo nghĩa để hiểu
(gọi là Giải) thì có, hiểu rồi bắt đầu “Hành” thì không
dễ; hành rồi mới “Chứng”. Chứng đắc là một việc hoàn toàn
khác, không phải là chuyện để cho hàng hạ căn thấp thỏm như chúng ta bàn tới
đâu!
Có ba cách chính để học Phật là Giác, Chánh, Tịnh. Thì Giác chỉ cho Pháp Thiền
định, Chánh chỉ cho học rộng kinh điển, thuộc về Giáo hạ; Tịnh là thanh tịnh
thân tâm, niệm Phật cầu sanh Tịnh độ.
Gíác dành co các vị Thượng-Thượng căn hoặc Thượng căn tu tập, có
thể nhất thời đốn ngộ thành tựu, cho nên gọi là pháp “Đốn Giáo”.
(Đốn là nhanh chóng, cấp kỳ). Giáo hạ chỉ phù hợp với hàng Thượng căn và
Thượng-Trung căn mới thực hiện nổi và thời gian phải dài lâu và vững
vàng, nên gọi là pháp “Viên Giáo”. Ít nhất thì cũng phải 3 đại
A-tăng-kỳ kiếp thời gian mới mong thành đạt. Còn Tịnh môn dành cho tất cả chúng
sanh không phân biệt thượng hay hạ, một đời thành Phật nên được gọi là pháp “Đốn-Viên”.
Có nghĩa là vừa nhanh vừa vững.
Cho nên “Đại khai viên giải” không phải đơn giản như nhiều
người tưởng. Đây là cảnh giới chứng đắc tương đương với “Minh Tâm kiến
tánh” trong Tông môn, “Nhất tâm bất loạn” trong Tịnh
tông. Trong Tịnh tông niệm Phật nhất tâm bất loạn không phải dễ, nhưng vãng
sanh thì thật sự dễ, rất nhiều người đã được vãng sanh, đó là nhờ Phật lực gia
trì mà cứu được tất cả tầng lớp chúng sanh. Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ ai cũng có
khả năng vãng sanh. Vãng sanh dù dưới phẩm vị nào sau cùng cũng được viên mãn đạo
quả, gọi là “Viên mãn tam bất thối chuyển”.
Chính vì vậy, chư Tổ nói, pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương là “Đốn
trong Đốn, Viên trong Viên”, ai tín nguyện hạnh vững vàng chắc chắn
thành tựu trong một đời tu tập, cho nên mới có câu, “vạn người tu vạn
người đắc, mưôn người tu muôn người chứng”
Thời này, tâm trí hạ đẳng nên tu tịnh nghiệp là hay nhất, dễ thành đạt nhất.
Đây chính là nhờ lực gia trì cuả chư Phật tiếp độ vãng sanh, cứu được vô số
chúng sanh tối chướng sâu nặng thoát vòng sanh tử, bất thối thành tựu đạo quả
vậy.
A-di-đà Phật
Hỏi số 46:
Cháu có một vấn đề rất cần sự giải đáp và chỉ dạy của Chú,
để Cháu có thể được thấu triệt vấn đề này hơn ( Cháu đang rất bối rối và lo sợ
), Cháu nghĩ rằng chắc vợ chồng Cháu đã tạo tội nặng rồi ! Khi Cháu được biết
một chút về học Phật và những lời dạy về Nhân Quả. Vấn đề mà Cháu gặp phải là
như thế này : Hai vợ chồng Cháu lúc đầu đã có một đứa con đầu lòng, lúc trước
con của Cháu chỉ vừa tròn khỏang 2 tuổi thôi ( nay đã 3 tuổi ), nhưng vợ Cháu
lại có thai thêm lần nữa ( đây là việc ngòai ý muốn của 2 vợ chồng Cháu, vì vợ
Cháu đã dặt vòng tránh thai ), vì trục trặc nên vẫn có thai. Lúc này 2 vợ chồng
Cháu rất bối rối và lo sợ, vì đứa con đầu còn nhỏ quá mà sanh nữa thì sợ không
lo nổi, lúc này Cháu nghĩ là sanh con thì phải chăm sóc cho tròn vẹn, nếu 2 đứa
thì sẽ không lo tròn nổi ( nói chung Cháu rất là bối rối ). Cuối cùng 2 vợ
chồng Cháu quyết định là không sanh ( đi hút thai ra, thai lúc này khoảng 6 hay
7 tuần, khi hút ra chỉ là cục máu thôi, chưa thành hình, chuyện này đã xãy ra
khoảng 1 năm rồi ). Bây giờ nghĩ lại sợ quá Chú ơi ! Mong Chú giải bày dùm ! 2
vợ chồng Cháu đã phạm vào tội gì? Có cách nào hóa giải không Chú Diệu Âm ?
MONG ĐỢI THƯ HỒI ÂM CỦA CHÚ !
A DI ĐÀ PHẬT !
Trả lời:
Khi hiểu được nhân quả báo ứng rồi
chúng ta mới sợ sự tạo nghiệp ác. Trong các nghiệp ác thì nghiệp sát nặng lắm!
Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, chúng ta là chúng sanh còn đầy mê muội thì tránh sao
cho khỏi gây nghiệp. Cái điều muốn nói ra đây là khi tạo nghiệp rồi chúng sanh
có mạnh dạn thấy rõ việc làm sai trái cuả mình chăng? Nếu thấy rõ rồi, có mạnh
dạn sám hối tội lỗi không? Đây là vấn đề cho chúng ta bàn tới.
Cháu vì thấy hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn đã quyết định làm một việc mà
trong nhà Phật nghiêm cấm, thì chắc chắn là có tội. Nay ăn năn, hối hận, đang
tìm cách hoá giải. Thật sự đây cũng là điều may mắn và đáng khen.
Trong kinh Quán Vô Lượng thọ, Phật nói, người phạm đến tội đại ác mà thành thâm
sám hối, niệm Phật cầu sanh vẫn đưọc vãng sanh. Đây chính là đầu mối cho cháu
giải nạn đó.
Nhưng sám hối như thế nào mới được?
Sám là nêu cái lỗi của mình ra, Hối là không làm chuyện đó nữa. Cháu đã khai ra
chuyện phá thai cuả mình là Sám, bây giờ quyết lòng từ nay trở về sau không
được tái phạm nữa túc là hối.
Nhưng khi đã tạo tội lỗi thì việc nhân quả làm sao giải?
Hãy hàng ngày tụng kinh,niệm Phật, làm được chút công đức, việc lành nào đều
phải thành tâm hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho lịch
đại oan gia trái chủ. Riêng cháu hãy hồi hướng thêm cho vong thai đó. Cứ thành
tâm làm việc này hàng ngày nhé.
Nếu lòng mình chân thành hòa giải như vậy thì oán hờn cũng sẽ dẽ dàng giải tỏa
thôi.. Nhưng cháu phải chân thành mới được.
Kinh Điạ tạng bồ tát bổn nguyện có nói, chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề
này,khơi tâm động niệm không có việc gì tránh được nghiệp nhân. Thì sự tạo
nghiệp của cháu cũng không phải là điều đặc biệt. Cái khổ nạn chính là con
người là làm điều sai lầm mà không biết mình làm sai, cứ tiếp tục làm sai lầm
tiếp thành ra oan oan tương báo không có ngày chấm dứt!
Sám hối là biết lỗi, không làm tiếp. Đừng sám hối theo kiểu ngày ngày nghĩ đến
việc làm đó mà sợ sệt, mà đau khổ, mà lo âu… Cách sám hối này không đem lại
lợi ích gì cho cháu và cho người bị thiệt hại, mà coi chừng có hại nữa, không
tốt.
Vì sao vậy? Vì người nào cứ nghĩ mãi về những điều tội lỗi thì tội lỗi sẽ hiện
ra trong tâm của họ. Nếu ngày ngày đều nghĩ đến tội lỗi thì ngày ngày tội lỗi
hiển hiện trong tâm, chắc chắn người đó sẽ đau khổ, sẽ lo âu, sẽ sợ sệt, sẽ
sống trong buồn khổ, mất vui. Đây là điều hoàn toàn không tốt!
Tất cả đều do tâm tạo. Tâm hồn đang chìm trong cảnh lầm lỗi thì thấy toàn là
cảnh lỗi lầm. Không có gì hay ho khi tâm hồn chìm đắm trong tội lỗi đâu!
Thực ra, chính mỗi một người trong chúng ta trong nhiều đời kiếp trước, cho đến
đời này, đã tạo ra vô lượng vô biên những tội lỗi rồi, từ chứ không phải chỉ có
một tội lỗi đã phát hiện ra được này đâu. Chính vì những tội lỗi đó mà chúng
sanh rất dễ bị đọa vào ba đường ác để thọ quả báo.
Nhưng cũng nên hiểu thêm rằng, bên cạnh đó có thể chúng ta cũng làm được vô
lượng những việc thiện lành rồi chứ không phải thường. Chính vì nhờ thiện căn
đó mà đời mạt pháp này chúng ta mới có cơ hội gặp được Phật pháp. Trong kinh
Phật dạy, người nào đời này gặp được câu Phật hiệu mà tin tưởng, trì niệm thì
do trong nhiều đời nhiều kiếp họ đã tu phước thiện rất lớn mới được.
Như vậy, cháu đời này gặp được Phật pháp, gặp pháp niệm Phật có tin tưởng, có
niệm Phật thì cũng nên vui mừng rằng thiện căn phưóc đức của cháu lớn lắm.
So sánh giữa tội và phước, chúng ta thấy vẫn còn nhiều cơ hội giải thoát.
Tu là tu sửa. Hành là hanh vi tạo tác sai lầm. Tu sửa thì chỉ bắt đầu sửa từ
hôm nay, nghĩa là hiện tại, cho đến tương lai, chứ không cách nào chạy ngược về
quá khứ để tu sửa được. Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại được. Vậy thì,
quá khứ làm sai là kinh nghiệm cho chúng ta sửa chữa lại hành vi động niệm của
mình hầu tương lai không còn tái phạm nữa.
Nhưng còn một vấn đề nữa: Tu phước thì hưởng phước, còn làm tội thỉ phải chịu
tội. Phần nào ra phần đó. Có nghĩa là quả báo phải thọ lãnh, gọi là “Nhân
duyên quả báo tơ hào không sai”. Vậy phải làm sao đây?
Nếu tu hành mà không thoát được sanh tử luân hồi, nghĩa là không ra tam giới
thì chắc chắn không trước thì sau cũng phải có ngày hoàn trả tất cả những
nghiệp nhân chính mình đã làm ra. Trả nghiệp ở đâu? Ở các cảnh giới địa ngục.
Làm sao thoát được sanh tử luân hồi?
Nếu tự tu tự chứng thì chắc chắn rằng, thời mạt pháp này thế gian khó tìm ra 1
người thực hiện được sự thoát vòng sanh tử của Phật giáo. Vì như cháu đã biết,
nghiệp chướng đã quá nặng, còn nghiệp nhất định phải theo nghiệp thọ quả báo,
theo nghiệp thọ báo thì nhất định không thể thoát ra khỏi tam giới. Nên nhớ đã
là nghiệp thì dù là thiện hay ác vẫn là nghiệp, vẫn bị trói buộc trong sáu
đướng sanh tử luân hồi.
Muốn thoát tam giới phải phá Kiến-Tư phiền não, từng phẩm từng phẩm phaỉ phá
hết đếm 88 phẩm thô thiển cố chấp tham trước thuộc về Kiến hoặc. Ai phá nổi?
Nhất định khó có ai làm được! Rồi sau đó phải phá thêm 81 phẩm Tư-hoặc, nghĩa
là những ý nghĩ tế vi trong tâm, khơng cần phải lộ ra hành động.. Ai phá nổi?
Chắc chắn không tỉm được 1/10 người làm được trong cái thế giới ngũ trược ác
thế này! Trong kinh nói, đưọc vậy rồi chưa hết, ngoài ra còn phải sanh lên trời
rồi rớt xuống phàm trần 7 lần như vậy, sau đó mới chứng quả A-la-hán vượt qua
được tam giới,thoát khỏi luân hồi.
Như vậy làm sao đây? Phải nương nhờ Phật lực mà thoát luân hồi. Một câu A-di-đà
Phật giúp cho chúng sanh đầy tội lỗi đới nghiệp Vãng sanh. Vãng sanh thì chắc
chắn thoát ly sanh tử luân hồi..
Nhưng thoát ra khỏi tam giới chỉ mới qua khỏi “Phần đoạn sanh tử” chứ
chưa thoát được “Biến dịch sanh tử”.
Phần đoạn sanh tử là sự chết sống của cái báo thân này, báo thân của phàm phu có
giới hạn, sanh ra từng đoạn rồi chết. Các vị A-la-hán vượt qua được thân phàm
phu, không còn Phần đoạn sanh tử nữa, nhưng còn chịu phần Biến dịch sanh tử,
nghĩa là sự biến đổi giữa mê và ngộ trong tâm. Nói chung còn phải tu hành thật
niều để phá “Trần sa hoặc” đề tiến dần đến chổ phá vô minh hoặc để
khai trí huệ, sáng tâm thấy tánh. (Điều này cao quá, không dám bàn thêm).
Người niệm Phật được Adiđà Phật tiếp dẫn vãng sanh sẽ vượt qua tất cả những
cảnh giới đó, một đời thành đạo vô thượng. Thật vô cùng quí hoá, vô cùng thù
thắng. Một đời này chúng ta ai cũng có thể thực hiện được. (Xem thêm kinh Vô
lượng thọ, Adiđà, v.v…)
Khi vãng sanh, nhờ Phật gia trì chúng ta được khôi phục chân tâm tự tánh mà
thành Phật. Thành Phật thì mới có năng lưc cứu độ tất cả chúng sanh. Cứu độ tất
cả chúng sanh nghĩa là cứu tất cả những người mà lúc mê muội ta đã hại họ. Cứu
được oan gia trái chủ thì hoá giải nhân quả vậy.
Thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì tất cả oán nạn sẽ được giải quyết.
Tóm lại, muốn giải ách nạn này, cháu phải làm như vầy:
1/ Không được tái phạm lỗi lầm như trước nữa.
2/ Ngày ngày niệm Phật, ăn ở làm thiên lành, giúp người, phóng sanh, v.v… nói
chung đừng làm ác, cố gắng làm thiện, đừng ngừng lại ở việc thiện nữa, mà mỗi
chiều lại đem công đức này:
– Hồi hướng đến khắp pháp giới chúng sanh,
– Hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp.
– Hồi hướng cho ông bà cha mẹ bà con thân thuộc trong nhiều đời nhiều kiếp
– Hồi hướng cho vong thai đó, cứ nghĩ đến để hồi hướng cầu cho họ được vãng
sanh tịnh độ là được.
– Hồi hướng về Tây phương tịnh độ cầu cho chính mình hết báo thân này được vãng
sanh, nguyện thành Phật, độ chúng sanh.
– (Hồi hướng cho những ai cần đến đều được).
3/ Phải luôn nhớ Phật, niệm Phật, cầu hết báo thân được vãng sanh. Chứ không
phải nhớ tội, sợ tội, buồn vì tội lỗi đã lỡ lầm làm phải trong quá khứ nữa nhé.
Chúc vui thành đạo.
Hỏi số 47:
Kính Sư Huynh Diệu Âm Úc Châu;
Thầy Ngộ Thông đã cho chúng tôi niệm Phật theo máy đánh nhịp, chúng tôi đã tìm
mua ở tiệm bán nhạc cụ máy Metronome quatz hiệu Seiko đánh đến 208 nhịp 1 phút.
Đạo tràng Niệm Phật ở Oklahoma chúng tôi có khoảng 20 liên hữu đồng tu Niệm
Phật mỗi lần từ 60′ đến 90′ không gián đoạn, niệm như vậy thì có lợi hơn. Nếu
đánh địa chung thì Niệm được từ 20đến 30 phút là ngưng nghỉ, rồi bắt đầu Niệm
lại chúng tôi cũng đã thực hành dộ 4 tháng thấy không thể nhất tâm bât loạn vì
bắt đầu Niệm từ 20 đến 30 phút tâm còn tạp Niệm, còn xen tạp nhiều chuyện bên
ngoài.
Xin Sư Huynh giúp cho ý kiến vì nhiều bạn đồng tu đang theo Pháp môn Niệm Phật
Cầu Nguyện Vãng Sanh được nhiều sự lợi lạc,
A-Di-Đà Phật
Trả lời:
Diệu Âm góp ý kiến rằng,
Niệm Phật cò rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết
điểm riêng. Có người thích cách này, cò người thích cách khác. Không có cách
nào là tuyệt đối ứng hợp với tất cả mọi người. Cho nên, đạo hữu thấy phương
cách của Thầy Ngộ Thông hướng dẫn làm cho đạo hữu thấy cảm ứng thì hãy theo
cách của Thấy.
Từ trước tới nay, chư Tổ đều chế ra khá nhiều cách để đáp ứng những cảm ứng
khác nhau. Có người niệm chậm mới nhiếp tâm, có người niệm nhanh mới nhiếp tâm,
có người niệm theo âm điệu mới thấy cảm ứng, có người cần niệm đơn giản từng
tiếng rõ ràng mới cảm ứng, có người thích phương pháp “Phản văn trì
danh”, có người thích “Kim Cang trì danh”, v.v… Tất cả đều do
sự ứng hợp riêng, chứ không thể nói cách này là nhất, cách kia là nhì được.
Theo như đạo hữu nói thích niệm nhanh. Điều này tốt, Ngài Ấn Quang chủ trương
Kim Cang Trì Danh, nghĩa là niệm rất nhanh, hai môi đánh nhẹ hai hàm răng và
tiếng rất khẽ để niệm thật nhanh, mỗi ngày niệm 50 ngàn câu Phật hiệu.
Còn như Ngài Phi Tích thì dùng hơi thở để niệm, nghĩa là thở vào: A-di-đà Phật,
thở ra: A-di-đà Phật, còn thở còn niệm, cách niệm này không thể nhanh được.
Ngaì Ngẫu Ích Đại Sư thì dạy cần thành tâm, chí thành, chí thiết niệm cho sâu
chứ không cần niệm nhanh. Chủ đích của Ngaì là niệm sâu, chứ không phải niệm
nhiều.
Niệm nhanh để các tạp niệm không xen tạp vào, dễ tạo công phu thành thục và bắt
cả ngày phải bám sát theo câu Phật hiệu vì phải xong công cứ. Nhưng niệm nhanh
cũng có khuyết điểm là rất dễ thành niệm láo, niệm như cái máy, ưa tính số
nhiều chứ không đủ phẩm chất, v.v…
Niệm chậm thì tiếng rõ ràng, lắng nghe rõ tiếng niệm, chủng tử rõ ràng, tâm
thành kính, trang ngiêm, hành giả càng ngày càng điềm đạm, v.v… Nhưng nó cũng
có khuyết điểm là không có sức đẩy mạnh, dễ lười biếng, dễ có tạp niệm xen vào,
v…v…
Nói chung, mỗi cách đều có chỗ hay, và chỗ yếu. Các vị tu hành cao thường điềm
nhiên tự tại, trong tâm thầm niệm Phật, còn người phàm phu của chúng ta thường
nên kết bè với nhau niệm ra tiếng để hỗ trợ nhau mới tốt.
Phương pháp niệm Phật địa chung là cách công phu chính yếu của Hộ Tịnh Tông thế
giới đang áp dụng, Nó giống một phần ngắn trong “Tam thòi hệ niệm Pháp
sự” do ngài Trung Phong Quốc Sư lập ra từ đời nhà Nguyên. Cách công phu
này khá hay, phổ dụng cho tất cả mọi người, ai tham gia cũng cảm thấy hoan hỉ.
Thời gian 3 giờ trôi qua một cách thoãi mái, không quá gò ép, không quá căng
thẳng, tư thế cộng tu thay đổi liên tục nhưng không mất cảnh trang nghiêm, nhất
là sự sử dụng pháp khí rất hay.
Còn phương pháp đánh nhịp của Thầy Ngộ Thông, tình thực Diệu Âm chưa biết qua,
nhưng cũng có nhiều người tán thán lắm. Vì trong những năm qua, Diệu Âm theo tu
chung vói đại chúng của Tịnh Tông Học Hội nên chỉ biết có cách tu theo địa
chung, còn ngày thường thì kinh hành niệm Phật, nên không biết làm sao so sánh.
Nói chung tất cả đều tùy duyên, hãy để tự mỗi người tìm lấy phương thức tu
thích hợp nhất của họ thì được nhiều thiện lợi… Người thích niệm chậm nên kết
nhóm niệm chậm. Người thích niệm nhanh nên thành lập nhóm liên hữu niệm nhanh
để hỗ trợ nhau. Mục đích chính vẫn là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, đều tốt cả.
Cố gắng giúp đỡ nhau, khuyến tấn nhau để cùng nhau tu học. Đây chỉ là phương
tiện tạo tư lương để vãng sanh, chứ không phải là mục đích.
Nghĩa là, người niệm chậm không nên chê người niệm nhanh. Ngưòi niệm nhanh
không được khinh thường ngưòi niệm chậm. Nếu chê bai nhau thì chúng ta bị phạm
vào Chấp Trước. Nhất định không tốt!
Còn một vấn đề khác đạo hữu nêu ra là “Nhật tâm bất loạn”, xin thưa
rằng cảnh giới này trước đây Diệu Âm cũng từng lầm lẫn qua, cứ tưởng rằng một
vài phút tâm hồn an tịnh nào đó thì cho là “Nhất tâm bất loạn”. Nhưng
sau này hiểu ra thì không phải vậy đâu.
Nhất tâm bất loạn là cảnh giới chứng đắc cao lắm, có lẽ rằng trong đời này, như
sức của D/Â, không dám mơ tới.
Chư Tổ dạy, niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn thì mới có thể Nhất tâm bất
loạn, nếu còn đặt vấn đề nhât tâm bất loạn thì không bao giờ được Nhất tâm bất
loạn. Vì không còn để ý đến nhất tâm bất loạn thì tâm mới tịnh, còn cứ cầu mong
lung tung thì tâm càng loạn thêm. Nếu tham cầu nhiều quá cũng dễ đi đến chỗ
vọng tưởng sai lầm, có thể bị nguy hiểm về sau!…
Trong quá khứ, cũng như gần đây, nhiều người đã tự nhận chứng đắc đến cảnh giới
này. Nhưng hình như sau đó họ đã gặp khá nhiều trở ngại! Thấy đó mới biết lời
chư Tổ khuyến cáo không sai!
Tổ Ấn Quang dạy, phải luôn tự coi mình còn thấp kém. Đây là Ngài nhắc nhở chúng
ta đó. Ngài nói vãng sanh là do lòng thành kính mà cảm đến Phật lực gia trì,vậy
thì thành tâm niệm Phật là hay hơn. Chư Tổ còn dạy, hãy nhìn những điều tốt,
đừng nhìn điều xấu, cố gắng xét lỗi mình, chớ nói lỗi người, để tránh bớt
nghiệp, giữ tâm thanh tịnh. Cứ thế mà tu, rồi thành tâm niệm Phật cầu vãng
sanh.
Và hơn nữa, hãy chuẩn bị thật kỹ người hộ niệm, thì khi lâm chung mình dễ được
an toàn nương theo Phật lực gia trì, 10 niệm vãng sanh thì hay hơn.vậy.
Hỏi số 48:
Em nghe mẹ em kể anh Diệu Âm có tiếp xúc với người chị bà
con bi bệnh Ung thư, nhờ thành tâm niệm Phật nên bệnh đã lui. Nhưng lai nghe
anh Diệu Âm dặn rằng khi nào chuẩn bị Vãng sanh, hãy báo cho anh biết để anh tổ
chức Hộ niệm từ xa. Tụi em có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng
sanh?
Trả lời:
Chuyến về VN 11/08, Diệu Âm đã tiếp
xúc được người chị bị bệnh ung thư mà được hết bệnh của Bác sĩ. Thật là vui!
Chị đó rất vui mừng khi gặp Diệu Âm, và nói chuyện rất nhiều về bệnh tình của
chị. Chị bây giờ rất giác ngộ đường tu hành, tin tưởng Phật pháp rất cao, rất
thành tâm niệm Phật, Diệu Âm xin kể sơ lại một đoạn nói chuyện cho Bs nghe.
Diệu Âm hỏi:
– Chị bị ung thư và bây giờ hết rồi hã? – Dạ.
– Chị niệm Phật bao lâu? – Dạ khoảng 7 tháng.
– Bây giờ Chị vui lắm phải không? – Dạ rất vui.
– Chị tin Phật pháp chưa? – Em tin tuyệt đối, em quyết định niệm Phật cầu vãng
sanh Tây phương.
– Bây giờ Chị có còn sợ chết nữa không? – Em không sợ chết, mà em cón muốn vãng
sanh sớm nữa, ở đây làm chi cho khổ. Ngày nào còn sống em niệm Phật, ngày ra đi
em theo A-di-đà Phật về Tây phương.
– ………
– Nhớ nghen, trước khi vãng sanh, nếu có thể thì chị nên cho tôi hay với, tôi
sẽ cố gắng giúp chị bằng cách giới thiệu hoặc mời những ban hộ niệm họ tới hộ
niệm cho chị. Phải cẩn thận hộ niệm mới vững tâm. – Dạ……..
Câu chuyện là như vậy. Chứ tôi không có nói rằng, báo cho tôi biết để tôi tổ
chức hộ niệm từ xa đâu.
HN cho người bệnh vãng sanh cần phải ở bên cạnh bệnh nhân, khai thị, hướng dẫn,
hóa gỡ chướng nạn nếu có, và niệm Phật thành tiếng để hỗ trợ cho họ mới được,
chứ ở xa thì nhiều lắm là chỉ hồi hướng công đức mà thôi.
Trên thực tế, đã nhiều lần Diệu Âm được các BHN, hoặc thân nhân ở xa, điện
thoại tới nhờ Diệu Âm nhắc nhở hướng dẫn, khuyên giải cho bệnh nhân qua điện
thoại thì có. Đây chẳng qua vì sự nể nang, tin tưởng hoặc tình cảm mà thôi. Vì
để góp sức cứu người, tôi cũng không câu nệ, và thường vui vẻ để góp công hùn
phước tạo thêm tín tâm cho người bệnh vững tâm niệm Phật hầu được vãng sanh.
Đây là đòn tâm lý, chứ chính Diệu Âm này không có khả năng đặc biệt nào cả, Xin
Bs đừng hiểu lầm.
Người chị bị bệnh ung thư tới giai đoạn chót nằm chờ chết. Chị biết buông xả,
phát lòng niệm Phật cầu vãng sanh và được hết bệnh, thực ra chính là vì mạng số
của người chị chưa hết. Giả như chị không niệm Phật thì đến nay chị cũng chưa
chết, nhưng chị bị đau đớn đến mê man bất tỉnh, xỉu lên xỉu xuống trên giường.
Chị phải chịu cảnh khổ này qua nhiều năm tháng. Cái khổ nạn nói sao cho xuể!
Thế nhưng nhờ chị thành tâm niệm Phật, quyết buông hết để cầu vãng sanh. Do chị
làm đúng theo pháp niệm Phật nên nghiệp bệnh của chị tự nhiên thuyên giảm.
Trong pháp hộ niệm vãng sanh, chư Tổ trong Tịnh tông thường nói rằng, thành tâm
niệm Phật cầu vãng sanh, nếu thân mạng chưa hết thì tự nhiên hết bệnh. Nếu thân
mệnh đã mãn thì được Đức Di Đà phóng quang tiến dẫn vãng sanh.
Hiện tượng hết bệnh của người chị của Bs chứng minh rõ ràng việc này. Trong một
thời gian ngắn ngủi nói chuyện với chị, Diệu Âm giải thích thêm về hiện tượng
này cho chị hiểu rằng, chị hết bệnh là do lòng chí thành niệm Phật mà được Phật
lực gia trì. Thay vì chị phải tiếp tục bị đau đớn, thì giờ đây chị được thoải
mái để niệm Phật. Tôi khuyên chị hãy vững tâm niệm Phật cho đến ngày mãn cuộc
đời.
Chị có hứa sẽ quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh.
Trường hợp của chị, khi phần số mãn thì có thể bịnh sẽ tái phát và theo dịp đó
chị vãng sanh luôn. Rất nhiều trường hợp buông xả niệm Phật cầu vãng sanh mà
hết bệnh, có người hết bệnh 1 năm rồi tái phát để vãng sanh, có người 2 năm, 3
năm, 4 năm v.v… và đã có người niệm Phật hết bệnh luôn, hơn 15 năm qua vẫn
đang còn sống, (ví dụ như ông Lý Mộc Nguyên ở Singapore, đến nay vẫn còn sống).
Câu Phật hiệu nhiệm mầu bất khả tư nghị. Mong cho ai biết được những tin tức
này, phát khởi tín tâm vững mạnh, thành tâm niệm Phật. Thành tâm thì sẽ có cảm
ứng. Chớ nên nghi ngờ.
Cái mạng này, sống chết đã có số phần. Người thành tâm niệm Phật có thể cải đổi
mạng số. Đổi cái thân nghiệp báo thành cái thân nguyện lực. Đừng chấp vào cái
túi thịt này mà bị chết, bị khổ ải trăm bề. Hãy phát tâm cứu độ chúng sanh vãng
sanh Tây-phương Cực lạc thì cái thân này trở thành thân nguyện lực vậy.
Bây giờ, có thể làm gì để giúp đỡ chị ấy được chắc phần Vãng sanh?
Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho chị niệm Phật. Nếu có thể Bs nên giúp cho
chị một NPĐ nho nhỏ, ví dụ sửa sang một căn phòng nhỏ, gọn gàng, sáng sủa trang
nghiêm để giúp chị có chỗ niệm Phật an ổn và nhân tiện chị có thể hướng dẫn gia
đình và vài người trong làng cùng niệm Phật. Chính nhóm nhỏ người này sẽ là Ban
hộ niệm giúp chị vững vàng vãng sanh, và giúp người khác trong làng khi lâm
chung được vãng sanh Cực lạc.
Công đức vô lượng,
A-di-đà Phật
Hỏi số 49:
Hằng ngày con niệm Phật mà thấy nhứt đầu, khó chịu trong
người, tối ngủ lại gặp ác mộng… Con thực sự rất lo lắng, không biết phải làm
sao?
Trả lời:
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy chân thành miệm một
câu Phật hiểu có thể tiêu đến 80 ức kiếp nghiệp chướng trọng tội. Người thành
tâm niệm Phật thì nghiệp chướng sẽ tiêu mòn đến sạch luôn.
Người niệm Phật mà bị nhứt đầu là do nghiệp chướng của mình lớn quá, vì vậy khi
gặp môn thuốc a-dà-đà này bị công phá thành ra nhứt đầu đó. Giống như uống
thuốc vậy, thuốc hay thi công phạt mạnh, uống vào thì những lần đầu thường bị
cảm thấy khó chiụ. Nhưng cứ uống thì chẳ bao lâu sau sẽ hết.
Cho nên, cứ tiếp tục niệm Phật, một lòng tin tưởng vào sự gia trì của Phật,
đừng nên chao đảo tinh thần.
Niệm Phật có ba điều cần phải có, đó là tín-nguyện-hạnh. Phải tin tưởng, phaỉ
phát nguyện vãng sanh, phải thành tâm niệm Phật liên tục. Nên nhớ, nguyện là
nguyện cầu mình được vãng sanh chứ không phải cầu hết bệnh. Nguyện tha thiết
chứ không phải cầu lâý lệ. Tha thiết được vãng sanh thì mấy thứ nhứt đầu sơ sài
có gì mà lo lắng dữ vậy!
Nếu người niệm Phật bị nhứt đầu mà còn lo lắng về nhứt đầu thì càng bị nhứt đầu
nhiều hơn. Vì sao vậy? Vì không tin, không tha thiết việc vãng sanh, cho nên
niệm Phật không chí thành chí thiết đó!
Tín-nguyện-hạnh tuy ba mà một, thiếu một thì trật cả ba. Vì thế mà niệm Phật
không được tương ưng. Đây cũng là do nghiệp chướng tạo nên.
Bây giờ làm sao?
1) Thành tâm sám hôí nghiệp chướng. Bằng cách nào? Lạy Phật & niệm Phật cho
nhiều và chí thành sám hối khi laỵ-niệm.
2) Quyết lòng buông xả vạn duyên. Làm sao buông xả? Chẳng lẽ bỏ chồng bỏ con
sao? Không phaỉ vậy. Buông xả là trong tâm thoải mái, khong lo sầu, không cố
chấp, không tham đắm, không giận hờn, không sợ nhứt đầu, không nghĩ ngợi lung
tung nữa. Ngay cả việc sai trái cũng quên luôn. Hãy chú tâm niệm Phật để cuối
đời mình được vãng sanh.
3) Nếu có nhứt đầu thì cứ nói thẳng với mình là:” Đáng đó, ai bảo trước
đây làm sai chi! Ai baỏ tu hành trễ quá chi! Ai bảo sát sanh nhiều quá chi!…
Tất cả nghiệp chướng hiện hành thành quả báo thì đành phải chấp nhận, nay phải
lo niệm Phật để về Tây phương luôn thì khỏi bị nghiệp khảo nữa. Về Tây-phương
thành đạo để giaỉ quyết nghiệp báo.
Hãy nghĩ rằng với nghiệp chướng của mình, mình phải chịu quả báo nặng hơn chứ
không phải bây nhiêu này đâu. Đúng ra mình phaỉ bị đau nhiều hơn gấp 100 lần
cơ. Nếu có tâm sám hối dũng mãnh như vậy thì tự nhiên thấy không còn đau nữa.
Tức là vui vẻ rồi vậy.
Người nào tín nguyện hạnh đầy đủ thì tự nhiên khoỉ nhứt đầu. (Nếu không khỏi
thì uống vài viên thuốc cho dịu bớt rồi lo niệm Phật đi, có gì đâu mà lo lắng
dữ). Vạn pháp giai không. Suy cho cùng, nhứt đầu cũng là không luôn. Vô sự!.
Ngươì ta bị ung thu sắp chết mà niệm Phật còn hết bệnh thay, huống chi đau đầu.
Có biết bệnh ung thư sắp chết họ đau đớn như thế nào không? Đau như cắt thịt
vậy đó, âý thế mà niệm Phật còn hết đau thay, huống chi nhứt đầu!
Biết lúc sắp chết đau đớn như thế nào chưa? Đau như con rùa bị lột cái mai vậy
đó. Đau quằn quại mà niệm Phật còn an nhiên vãng sanh thay huống chi nhút đầu!
Biết khi mình cầm dao cắt cổ con gà, nó đau như thế naò không? Ấy thế mình chỉ
mới nhứt đâù 1 chút mà la làng lên sao!
Nếu không phấn đấu, không tin tưởng thì làm sao thoát khỏi nghiệp baó?
Hãy nghĩ đến cái khổ của chúng sanh thì cái khổ cuả mình tự nhiên tan biến. Còn
cứ lo nghĩ đế cái khổ của mình thì khổ tạo thêm khổ, gọi là “Khổ-Khổ”
vậy! sám hối chính là đây. Chứ còn than trới trách đất thì nghiệp chồng lên
nghiệp. Chắc chắn bị khổ nhiều hơn.
*) Còn việc nằm ác mộng là do tâm mình bị vọng tưởng nhiều quá, lo lắng nhiều
quá, sợ sệt nhiều quá, giận hờn nhều quá, buồn phiền nhiều quá, bất an nhiều
quá. Ngược lại, không để tâm thanh tịnh, không an nhàn, không thoãi mái, không
vui vẻ, không coi đời là huyễn mộng, còn chấp quá nhiều vào tham sân si mạn…
nói chung tâm bất an, bất tịnh nhiều quá mới sinh ra mộng mị. Lúc ác mộng, cứ
khởi tâm niệm Phật thì hết liền. Chắc chắn. Còn niệm Phật mà không hết thì giả
đò niệm, miệng niệm cho lâý có, chứ tâm không tin. Niệm kiểu naỳ vô ích.
Thế gian thường nói: “Tâm bất tịnh, thị chi bất kiến, thính chi bất văn,
thực bất tri kỳ vị” là vậy đó. Thôi thì tất cả đều bỏ hết đi, coi sự đời
nhẹ tựa lông hồng đi, để cho đầu óc mình thoải mái. Nghĩa là, phaỉ vui vẻ,
không lo lắng gì cả, tì tự nhiên vô sự.
Nên nhớ, người thành tâm niệm Phật có quang minh của Phật gia bị, có 25 vị Bồ
tát gia trì, có chư thiên long bát bộ bảo vệ… Mình đang tắm trong từ lực rất
mạnh mà còn sợ gì nữa mà phải chịu ác mộng, lo sợ, ngủ không yên?
Tin không? Tin thì hết. Không tin thì chiụ thua!
Bên cạnh đó, phải hiểu giá trị của sự làm lành lánh dữ. Nên tập phóng sanh lợi
vật, thành tâm sám hối nghiệp chướng, tu hành niệm Phật phải luôn luôn hồi
hướng công đức cho 1)Pháp giới chúng sanh; 2) Ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ
của mình; 3) Oan gia traí chủ nhiều đời nhiều kiếp; 4) H/H về Tây phương, cầu
VS thành đạo để độ tận chúng sanh.
Sám hối cũng là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thành tâm niệm Phật thì linh ứng,
niệm Phật mà không thành tâm thì không có phần lợi ích.
Không làm điều ác,
Phải làm điều lành,
Tâm hồn thoãi mái,
Tự nhiên hết bịnh.
Hỏi số 50:
Hiện tại có một trường hợp này cháu không biết làm sao? Có
một bệnh nhân tuổi đã 80 mà bệnh ung thư, ông cụ này không đi được, nhưng còn
tỉnh táo và biết mọi chuyện nhưng ông ấy không hiểu về phương diện niệm Phật.
Con cháu trong gia đình muốn ông ấy có được hộ niệm cho ông . Ông có ý định
trong lòng:
Ông cụ này rất thương người vợ đã mất và quyết lòng đi tìm vợ khi đã qua đời.
Con không biết bất đầu làm khi ông cứ cố quyết lòng như vậy.
Trả lời:
Người còn chấp chuyện thế gian nhất
định khó được giải thoát. Khó giải thoát thì chắc phải chịu đọa lạc. Đó là tại
chính mình mê muội nên đành chịu vậy thôi!
Người trước khi chết mà quyết chạy theo người chết thì chắc chắn phải chết.
Chết thì kinh khủng lắm! Vì chết là bị đọa lạc. Người chết trước bị nạn, người
sắp chết muốn theo đường đọa lạc nữa thì làm sao được vui vẻ, tự do?
Vợ có nghiệp của vợ, chồng có nghiệp của chồng. Nghiệp khác nhau thì thọ báo
khác nhau, khi chết làm sao có thể gặp nhau? Mà dù có gặp nhau đi nữa thì ở
trong cảnh khổ đau đọa lạc cũng đành ngậm đắng nuốt cay, sống dở chết dở, nhìn
nhau mà khóc, mà chịu phũ phàng ân hận ngàn năm. Càng ân hận càng khổ đau, lúc
đó biết mình đã vụng dại cũng đã quá muộn màng!
Người vợ đã chết, có thể đang bị khổ đau. Trong cảnh khổ ấy, người vợ đang mong
đợi ngày đêm người chồng tìm cách cứu mình ra. Người chồng là niềm hi vọng cứu
độ cho vợ, vậy mà người chồng không chịu tìm cách cứu vợ ra, lại muốn chui vào
chỗ khổ nạn để chịu chung số phận đọa đày. Sao mà nghĩ sai lầm vậy?
Một người bị tù cứu còn dễ, hai người bị tù thì cứu càng khó. Cùng nhau vào tù
thì ai cứu được ai đây? Người bị đọa lạc trông người thân được giải thoát để
cứu mình, người chưa chết không chịu tìm đường giải thoát để cứu người thân,
lại muốn chui vào chỗ khổ để cùng bị đoạ đày. Chẳng lẽ gặp nhau để khóc than mà
vui sao?
Người mê mờ cứ đâm đầu vào chỗ chết. Ông bà, cha mẹ, vợ con cứ dắt nhau nhảy
vào hầm lửa để cùng bị thiêu đốt. Xưa nay có ai bị vậy mà được thoát nạn đâu?
Cho nên, Hải hãy cố gắng khuyên ông cụ mau mau niệm nam mô A-di-đà Phật cầu vãng
sanh Cực lạc, về được Tây phương cực lạc rồi mới có khả năng gặp người vợ đã
chết của cụ đang bị nạn ở chỗ nào mà tới đó cứu. Còn nếu cụ nhất định muốn tìm
người vợ đã chết thì nhất định cụ bị khổ nạn, dễ lâm vào cảnh lang thang không
nhà không cửa, không nơi nương tựa trải qua hàng ngàn vạn năm đó. Tội nghiệp
lắm! Đừng nên sơ ý.
Cố gắng khai thị, nói rõ điều lợi hại cho ông cụ biết. Hãy nói vững vàng, rõ
ràng để cho cụ giựt mình tỉnh ngộ, mau mau thay đổi ý muốn sai lầm. Chính cụ
phải đổi ý niệm, tha thiết cầu vãng sanh thì mới có thể vãng sanh. Có được vãng
sanh thì mới có thể thành tựu đạo quả, mới có khả năng cứu độ người thương,
thân nhân.
Vãng sanh Tây Phương không khó, Tín tưởng, phát nguyện vãng sanh và thành tâm
niệm Phật thì được. Nói với gia đình cùng nhau khuyên nhắc, chớ có nghi ngờ.
Cụ phải có lòng tin sâu sắc vào lời Phật dạy thì được thôi. Lời đức Phật
A-di-đà thề rằng, ai nghe danh hiệu Ngài mà tin tưởng, vui vẻ, niệm danh hiệu
Ngài cầu vãng sanh về nước Ngài thì dẫu niệm 10 niệm (trước khi xả bỏ báo thân)
cũng được Phật đến tiếp dẫn về Tây phương, hưởng đời sung sướng vô lượng. Phật
dạy như vậy xin Cụ phải tin tưởng đừng nghi.
Nguyện vãng sanh phải thật tha thiết, chứ không được nguyện dối. Tha thiết muốn
vãng sanh thì phải buông bỏ tất cả những ý muốn khác, không được sợ chết, không
được nhớ con cháu, không được muốn theo vợ.
Tin tưởng vào lời Phật dạy và tha thiết cầu vãng sanh thì được cảm ứng, lúc đó
cất lời niệm câu Phật hiệu thì đời này được vãng sanh, thoát khỏi tất cả khổ
nạn, sanh về cõi Phật A-di-đà thành tựu giải thoát.
Còn nếu không chịu nghe theo lời này, cứ muốn chạy theo đường đoạ lạc, thì sau
khi chết khó tránh khỏi nạn, ngàn đời vạn kiếp bị đọa lạc khổ đau, không ai cứu
được đâu.
Về phần gia đình, con cháu của cụ phải hỗ trợ tích cực về việc hộ niệm. Nếu con
cháu không chịu tin tưởng Phật pháp, không hỗ trợ cho việc vãng sanh Cực lạc,
lại cứ đem chuyện thế gian ra ai ủi, vỗ về, tham sống sợ chết, cầu cho được
sống thêm, v.v… thì thật là khó giải quyết.
Hộ niệm là con cháu trong những lúc chăm sóc, phải chú tâm khuyên nhắc cụ niệm
Phật, và cùng niệm Phật với cụ, cầu xin cho cụ được vãng sanh, Bất cứ trường
hợp nào cũng thành tâm cầu cho cụ được Phật A-di-đà phóng quang đến tiếp dẫn.
Nhất định không có tư tưởng sầu khổ, buồn lo, than khóc,…
Đừng để người hàng xóm, người quen thân tới lui thăm lom, nói điều tiêu cực mà
làm lạc tâm người bệnh
Rất chú trọng việc phóng sanh lợi vật, làm nhiều việc thiện lành để hồi hướng
công đức cho cụ. Thường ngày gia đình cần nên lạy Phật, niệm Phật, thành tâm
thay cho người bệnh cầu xin sám hối nghiệp chướng, v.v… rồi hồi hướng công
đức cho Cụ, hồi hướng cho oan gia trái chủ, cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất
tổ, để hóa giải ách nạn, cầu cho cụ vãng sanh. (Xem thêm các video vãng sanh để
biết cách điều giải).
Nhất định phải tìm mọi cách thuyết phục cụ thay đổi ý niệm, thay vì muốn đi tìm
người chết thì giờ đây hãy một lòng một dạ niệm A-di-đà Phật, cầu vãng sanh.
Đây là điều tối quan trọng. Nếu cụ không chịu thay đổi thì việc hộ niệm sẽ thất
bại. Cần dùng nhiều thiện xảo, tâm lý, vui vẻ… khuyên nhủ, khai thị…
Lòng thành tất linh ứng. Nên nhớ chỉ cầu vãng sanh, không được cầu hết bệnh.
Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ thì tự nhiên được hưởng đại lợi lạc. Nghĩa là, cụ sẽ
được tỉnh táo vui vẻ hoặc sẽ vãng sanh nếu thân mạng đã mãn, hoặc là sẽ hết
bệnh nếu số phần chưa hết. Nếu sơ ý cầu nguyện sai cách thì Cụ sẽ bị thêm ách
nạn, khó tránh miễn khổ đau về sau.
Đọa lạc hay Cực lạc đều ở chính ý niệm của Cụ thôi.
Chúc Cụ sớm ngộ đường giải thoát. Chúc Hải thành công.
Hỏi số 51:
Kính anh Diệu Âm,
Tôi là Minh Thịnh ở Bakersfield, CA. Xin tóm lược việc hộ niệm lần đầu tiên mà
chúng tôi gặp phải để xin anh cho nhận xét và chỉ dẫn.
1. Diễn biến đến ngaỳ 5 tháng 4:
Sau khi nghe anh hướng dẫn về trợ niệm vãng sanh ỏ Đạo tràng của chị Quãng
Thiện thì hai hôm sau lại có một liên hữu được phát giác là bệnh ung thư tái
phát và bác sĩ cho biết có thể ra đi trong vòng 2 – 3 tuần. Chúng tôi áp dụng
ngay phương pháp trợ niệm đã học được từ anh trong thời gian qua, đồng thời
khuyên gia đình phóng sanh, ấn tống Kinh Địa Tạng và đĩa tụng… Mấy hôm sau
sức khoẻ bà hồi phục trong thấy rõ từ gương mặt cho đến sự vận động đi đứng.
Một tuần trở lại đây sức khoẻ suy sụp hơi nhanh, chúng tôi đến mỗi chiều để
cùng niệm Phật vói bà. Hôm qua bà nói mệt quá nên chúng tôi chỉ có thể cùng
niệm trước bàn thờ Phật để hồi hướng đến oan gia trái chủ và cho bản thân bà.
Trong phòng bà bốn bên đều có hình Phật và luôn có tiếng niệm Phật. Nếu tình
trạng cứ mê mờ như vầy thì tôi thấy khó quá. Bà có chịu phát nguyện: “Xin
Phật cho con về Tây Phương Cực Lạc” nhưng tôi nghĩ trong thâm tâm bà vẫn
còn sợ chết vì có đôi lúc còn do dự, hai hôm trước thấy bà có vẻ phát nguyện
mạnh hơn. Tôi có khuyên gia đình nên nói thật ngay từ ban đầu nhưng họ không
muốn bà bị khủng hoảng. Tới giờ phút nầy gia đình chỉ cho biết bà bị bệnh rất
nặng chứ không dám nói đến 2 chữ UNG THƯ.
Ngày 6-4: Nguời con tới giờ phút nầy mới hỏi bà có sợ chết không thì bà trả lời
không sợ. Từ đây BHN hướng dẫn bà “Xin Phật cho con về Tây Phương NGAY BÂY
GIỜ”. Thấy vậy chúng tôi mừng thầm. Chúng tôi khai thị và nhắn nhũ
“Bà về Tây Phương rồi thì nhớ sau nầy theo Phật A Di Đà về tiếp dẫn chúng
tôi nghe, đừng quên chúng tôi nghe” Bà hoan hỉ và nói nhớ chứ. Cám ơn bà
con.
Sáng ngày 7-4: Bà có vẻ yếu, tôi sợ bà sẽ đi trong đêm hay hôm sau nên có cầu
cứu chị Quãng Thiện, anh Đức Phong và huynh Quãng Tu. Chị cho biết sẽ khõi hành
lúc 2 giờ nhưng lúc 1:30 bà đã ra đi nên tôi nói phái đoàn khỏi lên vì lúc nầy
hầu hết chúng tôi đã có mặt (6 người) tại nhà bệnh nhân rồi.
Lúc bà trong cơn hấp hối (lần đầu tiên chứng kìến) thì Song Hoài nhắc nhỏ bà
cùng niệm Phật theo. SH niệm chậm theo hơi thở của bà rất đúng nhịp điệu đã học
được từ các tài liệu Hộ Niệm Vãng Sanh. Nhưng chuyện bất như ý xãy ra là hai
đưá con gái khóc, tôi vừa chạy vô thì một đứa đã được kéo ra và một đưá quỳ dựa
vào thành giường phiá chân khóc, tôi chỉ kịp lấy tay áo che lại sau đó thi cháu
ngưng khóc. Quá bất ngờ cùng một lúc! Các cháu nầy đã được nhắc nhở không được
xúc động than khóc.
Chúng tôi tiếp tục hộ niệm cho đến 9:30. Trong thời gian nầy thỉnh thoảng phải
nguyện xin Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn bà và khai thị kêu gọi bà xuông xả tình
cảm thế gian con cháu. Qua 6 giờ hộ niệm mà mắt bà vẫn chưa khép lại, gương mặt
không thấy thay đổi nên chúng tôi niệm tiếng thật lớn và nguyện Phật phóng
quang tiếp dẫn nhiều lần. Đúng 8 tiếng mà không thấy gì thay đổi làm chúng tôi
quá hối hộp.
Bắt đầu dò xét hơi ấm thì chỗ rốn ấm và chân tay cứng làm chúng tôi thấy run.
Ngưòi con trai duy nhất của bà từ xa về cách đó hơn tiếng đồng hồ, nghe nói như
có vẻ không hài lòng với việc hộ niệm vì cậu nghe vị HT nói chỉ cần 4 tiếng hộ
niệm. Cậu vuốt mắt, mắt cũng không khép lại. Chúng tôi đề nghị tiếp tục hộ niệm
để sau 2 tiếng nữa sẽ dò thăm. Chúng tôi nói với con cháu, chúng tôi đã làm hết
sức mình bây giờ con cháu phải đem lòng thành tâm cùng hộ niệm, cầu xin A Di Đà
Phật tiếp dẫn mẹ, bà mình về Tây Phương. Con cháu quay quần cùng niệm Phật
nhưng chỉ 5 -10 phút gì đó thì không nghe tiếng niệm nữa, thì ra cậu quý tử gọi
chị em vào phòng đóng cửa lại để bàn luận gì đó, sau đó một cô chạy ra nói
:”Tụi bây làm vậy làm sao má ra đi yên được”, xong đóng cửa cái rầm,
phòng kia cũng đóng cái rầm, lúc đó tôi biết có chuyện nên phải khai thị ngay,
khuyên bà đừng quyến luyến con cháu mà hãy buông xả tất cả để về với Phật….
11:15 tờ giấy đưa ra: Gia đình muốn ngưng lúc 11:30. Chúng tôi định cố kéo đến
11:30 sẽ đãnh lễ Phật nguyện cầu Phật tiếp dẫn nhưng đến 11:30 thì cậu con trai
bưng vào chén nước rồi bắt ấn hay làm gì đó để vuốt mắt trong khi tôi quỳ để
chuẩn bị cầu Phật. Chúng tôi nhắc cô con gái dò thử thì thấy chỗ chấn thuỷ ấm.
Thấy thái độ của cậu con trai như vậy nên chúng tôi ra trước bàn thờ đãnh lễ và
chấm dứt… Chúng tôi muốn tiếp tục để may ra có thể giúp được tiến lên dù hơi
khó nhưng cô con gái đã bị sức ép của cậu con trai thành thử không quyết định
được và bỏ cuộc.
Trước đó chúng tôi sang ra các dĩa DVD, VCD, MP3 các tài liệu về HNVS , các bài
giảng pháp nói về sanh tử để phấn phối cho các chị em trong gia đình chuẩn bị
nhưng chẳng có ai xem hay nghe. Chúng tôi có khuyên trong vòng 49 ngày phải
tuyệt đối tránh các sự bất hoà trong chị em…
Trong lúc bà quá mệt và đau ngực, hai cô con gái xoa ngực và vuốt ve tay bà?
Điều nầy làm sao bảo họ ngưng được. Chúng tôi cũng sợ là sự trìu mến nầy làm
tâm bà lưu luyến con cháu… rồi lại hai cô con gái khóc …
Thưa anh, trước những sự việc xảy ra như đã trình bày với anh chúng tôi thấy
buồn là sự nhiệt tình của mình vô tình làm cho gia đinh người xáo trộn. Nếu mà
bà được vãng sanh thì cô con gáí hiểu đạo còn bảo vệ được cái uy của người chị
với cậu em, đàng nầy kết quả không như ý muốn. Vì vậy nên chúng tôi ghi ra sự
việc nầy để mong được sự nhận xét và chỉ dẫn của anh.
Xin cám ơn anh rất nhiều.
Kính bút,
Minh Thịnh
Trả lời:
Kính anh Minh Thịnh
Anh đã tận sức hộ niệm cho người là điều tốt rồi. Còn chuyện người đó được
phước phần vãng sanh hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân duyên hợp lại. Chứ
không phải khi hộ niệm cho người nào là người đó sẽ đưỡc vãng sanh đâu. Người
thiếu thiện căn phước đức dễ gì được phần!
Xin anh chớ nên lo ngại nhiều quá.
Vấn đề thứ nhất là người thân trong gia đình không đồng thuận, chống đối, cản
trở… là một chướng ngại rất lớn cho việc thoát nạn của người thân của họ.
Trước đây, chính tội cũng có một lần hộ niệm một bà bác ở bên Pháp, diễn biến
cũng gần giống như vậy. Một chuyến tham Âu châu ngắn ngủi, gặp duyên tôi cố
gắng khuyên giải và kêu gọi nhiêu đồng tu tới hộ niệm.
Nhưng, người con gái thì muốn hộ niệm, nguời con trai thì không tin. Làm sao
hơn đây? Người con trai thì đầu tiên ầm-ừ lấy lệ, sau đó tìm cách cản ngăn, kết
quả sau cùng là chính mẹ của anh ta ra đi không tốt gì cả! Nghĩa là mất phần
vãng sanh, dù rằng bà cụ suốt cả cuộc đời tu hành khá cố gắng.
Đó là duyên của họ.
Vì vậy khi đi hộ niệm phải nói thật rõ quy luật hộ niệm cho người gia đình
nghe, bắt họ phải tuân thủ. Nếu có người nhà chống đối, hoặc tạo ra không khí
bất hoà khi hộ niệm thì mình nên chấm dứt, không nên miễn cưỡng, không nên phan
duyên.
Rút kinh nghiệm này, sau này cần phải nói chuyện với người nhà thật kỹ trước
khi khởi công niệm Phật. Thuận duyên mình hộ niệm, không thuận mình nên từ
chối. Đây là điều nên cứng rắng quyết định.
Khi họ đã chấp nhận hết rồi, thì cũng thường để ý đến người thân nhân, khi khai
thị cho người bệnh, chúng ta cũng tìm cách khuyến tấn, khích lệ, củng cố tinh
thần của những người trong gia đình, gíúp họ tin tưởng hơn và cộng tác chặt chẽ
với mình để cứu người thân của họ.
Nếu người thân chỉ tin lấy lệ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần người chết.
Sự kình chống của người trong gia đình là điều rất nguy hại đến thần thức của
người chết. Chắc chắn hậu quả không tốt!
Khi cụ còn sống, nếu thấy bà cụ đau nhức, con cháu có thể xoa bóp, xoa dầu…
để giúp bà cụ bớt đau cũng không có gì là chướng ngại lắm. Chướng ngại là những
lúc chăm sóc con cháu than vãn những lời tiêu cực, sai lầm làm cho người bệnh
sợ chết hoặc bi lụy. Đây là những điểm kỵ. Những việc này có thể thường diễn
ra. Vì khi chết xong, con cháu đã khóc kể. Đây thật là điều không tốt!
Nói chung cuộc hộ niệm của anh đã gặp nhiều nghịch duyên, thành ra khá khó
khăn.
Nếu chị Quảng Thiện và anh Đức Phong muốn tới tham gia, dù là bà cụ đã vừa mới
tắt hơi cũng rất tốt chứ có ngại gì đâu, mình có thêm người biết niệm Phật đến
phụ lực. Nhờ số đông mà lực hộ niệm sẽ mạnh hơn. Nhất là đối với người ít tu
niệm như bà cụ. Tôi biết chị Quảng Thiện và anh Đức Phong rất nhiệt tâm.
Khi hộ niệm, nếu có máy quay phim, chúng ta cũng nên tìm cách nhẹ nhàng quay
lại. (Nhớ là không được chụp hình, vì chụp hình thường làm động tâm ngưòi bệnh,
nhất là đèn flash). Nhờ những video này chúng ta có thể xem lại sự diễn biến
một cách trung thực, nhờ đó chúng ta có thể phát hiện thêm những sơ suất khác.
Nếu sơ suất là phần của gia đình, thì ta sẽ nói cho gia đình (khác) hay (trước
khi hộ niệm).
Đôi khi, (cũng có thể) là sơ suất của BHN, hay cá nhân người HN, ví dụ: khai
thị ấp úng quá, khai thị chưa đúng trọng tâm, cách nói nhão quá, buồn quá, căng
thẳng quá, nhanh quá, hay hỏi nhiều quá, đi lại nhiều quá, tiếng niệm không
được trong trẻo, tiếng niệm không đồng nhất, lớn quá, không chú ý những đòi hỏi
cuả người bệnh, như: uống nước, nhiệt độ nóng lạnh, niệm lâu quá, v.v….
Tất cả những sơ suất đều có thể xảy ra, hãy cố gắng chú ý đến để rút tiả thêm
kinh nghiệm hầu những lần sau mình vững tâm hơn trong việc cứu người
A-di-đà Phật
Hỏi số 52:
… Con xin hỏi bác là trong lúc người bệnh đang hấp hối,
chỉ còn mười mấy phút thì ra đi, thì rất là khó chịu đau nhức thân thể, thì có
nên để cho người thân vuốt ve thoa bóp không?
Trả lời:
Theo như thư của Song Hoài diễn tả thì đúng người bệnh đang
trong cơn hấp hối. Thường trong cơn hấp hối, nhiều người bị đau đớn dữ dội, khó
thở, họ phải vận dụng toàn cả sức lực để thở từng hơi một, cho nên phải há mồm,
trợn mắt, v.v…
Đang hấp hối thì không nên xoa bóp hay vuốt ve nữa, mà nên khai thị, nhắc nhở
niệm Phật và tất cả đều thành tâm niệm lớn câu Phật hiệu để hộ sức cho người đó
niệm theo.
Đây là lúc tứ đại phân ly cho nên thường bị đau dữ dội. Trong kinh Phật có so
sánh sự đau đớn này giống như con rùa bị lột cái mai vậy.
Cho nên, hộ niệm cho một người, cố gắng thực hiện càng sớm càng tốt, đừng để
đến lúc sắp chết rồi mới bắt đầu, nhiều khi có hộ niệm đúng cách đi nữa cũng khó
mà xoay chuyển tình thế. Vì đến lúc này, người bệnh không còn đủ tinh thần bình
tĩnh để niệm câu Phật hiệu, không còn đủ vững tâm nghe theo lời hướng dẫn đâu.
Hỏi : … giọng nói của con hơi run xúc động khi khai thị vì chưa bao giờ
con phải làm chủ nói chuyện trước tình hình có mặt của người lớn. Nhưng khi
niệm Phật thì con niệm rất là chân thành và rõ ràng chứ không run giọng. Con
thay phiên cho bác Minh Thịnh hướng dẫn lúc đó thôi. Vậy con có tội nặng không
vậy?
Trả lời :
Cháu đã thành tâm, đem hết sức mình để hộ niệm thì sao
lại có tội? Chuyện được vãng sanh hay không là do duyên phước của người bệnh,
cháu đã tận tâm cứu là đã làm trọn đạo nghiã người hộ niệm rồi.
Lần đầu tiên hộ niệm ai cũng lúng túng và thường sơ suất, đây là chuyện thường.
Chính tâm cháu thiện lành, từ bi là cháu đã tạo công đức. Người thời nay chết
đi dễ gì sanh lại làm người, cháu cứu người vượt qua tam ác đạo, gieo nhiều
duyên niệm Phật cho họ thì cũng có công đức chứ không có tội đâu.
Một lần hộ niệm thì có thêm kinh nghiệm. Cần nghiên cứu thêm cho vững vàng đề
tương lai việc cứu người được viên mãn vậy.
Chúc cháu an vui, niệm Phật tốt.
A-di-đà Phật
Người học Phật phải hiểu thấu điều này mà tìm cách hoá giải trước.
Hoá giải bằng cách làm thiện làm lành, đừng làm ác, phóng sanh lợi vật, v.v…
để nghiệp chướng của mình nhẹ, tạo thêm phước đức. Đem tất cả công đức này hồi
hướng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, để hóa giải oan
trái nhiều đời kiếp, và hồi hướng về Tây phương cầu vãng sanh. Có chút tu hành
nào, chút thiện phước nào, hàng ngày đều hồi hướng hết. Trong đó, thành tâm
niệm Phật tu hành là điều quan trọng hàng đầu.
Hãy tập buông xả càng nhiều càng tốt.
Ngày ngày đều có tâm nguyện vãng sanh để chí hướng vãng sanh Cực lạc mạnh mẽ.
Nhờ vậy lúc lâm chung, trong cơn hấp hối, dù bị đau đớn, chướng nạn cách nào
chúng ta cũng vẫn nhớ niệm câu Phật hiệu A-di-đà và quyết lòng cầu sanh Cực
lạc.
Người có nhiều phước thì lúc lâm chung đỡ khổ hơn người thiếu phước.
Mọi người đều tự lo trước, đừng sơ ý.
Trong cơn hấp hối, người bệnh không thể nghe hay trả lời gì được nữa đâu. Cho
nên chớ nên hỏi han gì cả. Hãy lớn tiếng khai thị hướng dẫn họ quyết tâm niệm
Nam mô A-Di-Đà Phật cầu Phật tiếp độ về Tây Phương. Ví dụ, có thể nói như vầy:
– Bác Trần văn X ơi, sống chết là chuyện thường, đã đến lúc phải xả bỏ báo thân
rồi. Đừng tham chấp vào cái thân này nữa mà bị khổ nạn. Hãy mau nhiếp tâm niệm
A-di-đà Phật cầu Phật tiếp độ về Tây phương Cực lạc. Có chúng tôi đang bảo hộ
cho bác đây. Hãy an tâm mà niệm Phật để được về Tây phương hưởng cảnh vui
sướng. Đừng lưu luyến nơi đây mà chiụ khổ nghen. Hãy cố găng hết sức niệm Phật
theo chúng tôi bác ơi!
Nam… mô… A…Di…Đà…Phật, Nam… mô… A…Di…Đà…Phật,
(Người biết đường vãng sanh trước sẽ dễ dàng tiếp nhận những lời khai thị này.
Người chưa biết niệm Phật, chưa biết đường vãng sanh thì lúc này bị khó khăn
hơn!)
-Nói với con cháu trong nhà thành tâm lạy Phật, cầu Phật gia bị, cầu A-di-đà
Phật phóng quang tiếp độ. Phải thành tâm thật thành tâm khẩn cầu. Đừng lạy vài
cái rồi bỏ đi. Hãy thành tâm cầu Ngài phóng quang tiếp độ. Tâm thành mới linh
ứng.
-Tuyệt đối đừng khóc lóc, không được ồn ào, cãi cọ, ý kiến này nọ, đi lại lộn
xộn… trong thời điểm này.
– Tất cả mọi người nên niệm lớn tiếng một chút, niệm thật rõ ràng, niệm từng
tiếng, có thể niệm theo hơi thở, để hỗ trợ cho người bệnh niệm theo.
– Phải có một hình Phật A-di-đà (lớn càng hay) treo hay để trước mặt.
– Trong khi mọi người niệm Phật, một người đại diện cho BHN và gia đình thành
tâm điều giải oan gia trái chủ, bằng cách khẩn nguyện cầu xin oan gia trái chủ
xóa bỏ hận thù, cùng nhau niệm Phật hộ niệm để cùng được về Cực lạc hưởng cảnh
an vui, thoát vòng sanh tử.
(Hãy dựa theo lời cầu giải oan gia trong quyển quy tắc trợ niệm, hoặc xem thêm
những cuộc Diệu Âm hộ niệm đã có ấn tống khắp nơi- Có thể vào
www.tinhthuquan.com hoặc www.tinhtong.com xem thêm.)
Hãy thành khẩn cầu xin oan gia trái chủ buông tha, cùng nhau hộ niệm. Không
được cống cao, ra lệnh, hay dùng bùa chú đánh phá oan gia. Chỉ nên thành tâm
sám hối cho người ra đi và cầu xin hoá giải.
– Hộ niệm muốn được dễ dàng thi nên xuất viện, đem về nhà mới làm được tất cả
những điều cần thiết. Trong bệnh viện thường bị nhiều chướng ngại, làm cho khó
được vãng sanh hơn.
Hỏi số 53:
Minh
Quang có một câu hỏi xin hỏi chú, có một ông cụ người Việt gốc Hoa tuổi 60 đang
bị bệnh gan B chắc là đến thời kỳ cuối vì MQ thấy ông bụng và chân đả bị sưng
to, không ăn uống và không đi được nhưng ông còn tỉnh táo. Ban hộ niệm có tới
hộ niệm cho ông, ông rất là hoan hỷ và niệm phật theo. Sau khi niệm phật và hồi
hướng công đức thì có một phật tử thầm nguyện như sao: (xin đức Phật A Di Đà
cho ông cụ Dương Bỉnh Truyền được hết bệnh) vậy thì lời cầu nguyện của phật tử
naỳ có lợi hại gì trong khi chúng con muốn ông được vãng sanh.
Trả lời:
Minh Quang
Phải nói với người Phật tử đó đừng làm như vậy nữa. Nếu nguyện xin hết bệnh thì
sẽ mất vãng sanh. Đây là lời chư Tổ Sư luôn luôn nhắc nhở như vậy. Phải y giáo
phụng hành. Không được nhượng bộ.
Người bệnh muốn đưọc vãng sanh thì phải phát tâm tha thiết cầu xin được sớm
vãng sanh. Nếu tâm nguyện này vững vàng, thì nếu dịp này ông đi thì được vãng
sanh, để lại thoại tướng bất khả tư nghì.
Nếu còn tham tiếc thân mạng thì chắc chắn không được vãng sanh, khi chết sẽ
theo đường luân hồi thọ nạn. Nhất định không thể thay đổi.
Chết sống là chuyện thường. Tất cả đã có vận hạn. Cứ để Phật lo đi. Nếu vận hạn
chưa chết dù cầu cho chết cũng không chết đâu. Nếu đã đến lúc phải xả bỏ báo
thân, thì có cầu 100 miễu ngàn chùa cho sống lại cũng không sống được.
Người cầu cho mạnh lại vì: một là chưa hiểu đạo lý vãng sanh; hai là tham tiếc
thân mạng, diễn tả suy nghĩ của người thế gian. Nếu còn tiếp tục lầm lẫn, khi
người đó chết, nhất định phải tùng theo nghiệp tham chấp thân mạng mà chịu nạn.
Nghĩa là, linh hồn sẽ chui vào nấm mồ đề thành …!
Minh Quang phải quyết ngăn cản lời nguyện cầu này.
Nếu người PT đó là của BHN thì nhất định MQ phải họp lại để điều chỉnh ý tưởng
sai lầm. Nếu vị đó thay đổi thì từ nay về sau đừng sơ ý nữa.
Nếu không chịu theo đúng pháp Hộ Niệm, lại tự động cải lời Tổ, thì xin mời
người đó đừng nên tham gia HN nữa. Thà mất một người sai lầm còn hơn có thêm
một chướng ngại trong việc cứu người.
Nếu người đó là của gia đình người bệnh, thì nói với thân nhân của họ phải cứng
rắng quyết định. Nếu người thân trong nhà không chịu nghe theo, không chịu thay
đổi, thì BHN quyết định rút lui, sau đó tùy duyên của họ muốn làm gì đó thì cứ
làm…
Tất cả chú đều dựa vào lời Tổ mà nói, không bao giờ tự nghĩ ra.
A-di-đà Phật
Hỏi số 54:
Khi đến NHÀ của người được Hộ Niệm. Có để bàn thờ THẦN TÀI
VÀ ÔNG ĐỊA hay thờ một số VỊ THẦN khác rất trang nghiêm, trường hợp này phải xử
lý như thế nào? (Người được HN nằm ngay trong phạm vi này.)
Trả lời:
Anh Diệu Âm xin lỗi Van Tap nghen, anh trả lời em mà quên
xem câu hỏi cẩn thận.
Em nói đúng đó. Nếu thật sự gia đình thành tâm tin tưởng Phật, tha thiết muốn
người thân được vãng sanh thì ngại ngùng gì mà không nói thẳng với họ về cách
trưng bày trong phòng hộ niệm.
Thờ “ông Địa” và “Ông Thần Tài”thì thường để dưới đất,
trong một góc nhà, chỉ cần lấy tạm vải, hoặc một vật gì lớn ngăn che lại là
được. Không có gì trở ngại lắm.
Nhưng tưởng Thần Tiên ở trên bàn thờ trang nghiêm, thì có thể ảnh hưởng đến tâm
hồn người muốn vãng sanh. Tốt nhất nên né tránh. Hãy giải thích cho họ rõ ràng
là chỉ nên treo tôn tượng A Di Đà Phật là tốt nhất. Nếu họ cảm thấy khó khăn
phải hạ những tượng khác xuống, thì đề nghị với họ nên dùng căn phòng khác để
hộ niệm.
Hơn nữa, lòng tín ngưỡng của người bệnh dẫu sao cũng ăn sâu vào các hình tướng
đã thờ lâu này, nếu lâm chung còn tưởng đến đó nữa thì rất khó định tâm, rất
khó xoay chuyển tâm ý. Người bệnh nhìn thấy các tướng Thần Tiên, có thể họ lo
sợ rằng lâu nay mình thờ các Ngài đó, nay lại niệm Phật A Di Đà mà không niệm
các vị Thần Tiên thì các vị Thần Tiên sẽ buồn, sẽ quở phạt, họ sẽ ngại, sợ có
lỗi, v.v… Chính vì vậy rất dễ phân tâm, khó nhiếp tâm câu Phật hiệu, hình
tướng Phật A Di Đà khó đi sâu vào tâm người bệnh. Nói chung rất khó tạo tâm
chân thành, thành kính niệm Phật -> rất khó tương ứng.
Đôi khi, dù cho họ có hiểu chút ít đạo lý vãng sanh, nhưng họ vẫn e ngại đủ
điều. Đây là tập khí khó bỏ lắm. Tốt nhất laf chuyển đến phòng khác để họ tạm
thời đừng nhìn vào đó nữa..
Trong phòng hộ niệm nên thoáng một chút, sạch sẽ gọn gàng một chút, những hình
ảnh chụp gia đình, vợ chồng, con cái, hình bông hoa, phong cảnh nên tạm thời hạ
xuống. TV cassette, radio, v..v… nên tắt đi. Nên tránh sự thăm nom của bà
con, người thân, đừng để những người không hiểu đạo đến hỏi thăm bệnh tình,
chúc phúc chúc lành bệnh, cầu mau bình phục, v.v… không tốt.
Nhắc nhờ người nhà đừng nói chuyện lớn tiếng, đừng vội vã bàn đến chuyện chôn
cất, thiêu đốt, hậu sự, v.v… hoặc tỏ ra u sầu, buồn bã, thẫn thờ… những
điều này dễ động tâm người đang nhiếp tâm niệm Phật cầu VS. Dừng để những tiếng
ồn ào làm ảnh hưởng đến người bệnh.
Ngày hôm qua, 8/10/2008, Ở tại Úc vừa mới có một người VS, người hộ niệm không
nhiều, nhưng sau 12 giờ tắt thở, toàn thân lạnh, đỉnh đầu còn ấm, thân xác tươi
mềm, mặt mỉm cười tươi như hoa đầu xuân. Hay lắm. Không có quay video.
Hỏi số 55:
Khi Hộ Niệm cho trường hợp đang hấp hối lại có một trường
hợp khác cũng hấp hối (2 trường hợp này Ban Hộ Niệm đều Hộ Niệm thường xuyên
khi chưa hấp hối) Ban Hộ Niệm gặp trở ngại vì:
– Phải niệm 24/24.
-Thành viên chỉ có 8 người .
-Các BHN khác đều bận.
Trả lời:
Mình đâu có thần thông, biết phân thân như Thánh chúng ở cõi
Tây-phương đâu mà phân thân đi hộ niệm cho đủ khắp. Cần đòi hỏi người trong gia
đình phải lo việc hộ niệm cho người thân của họ.
Hộ Niệm 24/24 có nghĩa là người bệnh hoặc người lâm chung phẢI được HỘ Niệm
24/24 chứ đâu phaỉ người BHN phải có mặt 24/24. Mình tham dự trong khả năng tối
đa cuả mình, gia đình bắt buộc phải lo hết tất cả. Khi nào BHN của mình có
người thì tới phụ Hộ Niệm. Chứ có cách nào khác hơn.
Hỏi :
*BHN đang Hộ Niệm cho một trường hợp đã được 8 giờ nhưng chưa tốt
phải niệm tiếp tục .Lại có một trường hợp HẤP HỐI cần HN ( 2 trường hợp này
cũng được HN thường xuyên).
-Thành viên chỉ có 8 người, có người phải đi làm nên niệm 8 giờ đã mệt rồi .
-Các BHN khác cũng bận .
Trả lời:
2 câu hỏi gần giống nhau. Tuỳ duyên chứ không cách nào khác. Mình làm vì chúng
sanh, nhưng chúng sanh phải tự lo cho chúng sanh thì mới tương ưng với đại nguyện
của Phật. Nhờ thế mới được cứu. Đưọc cứu nghĩa là được sự sắp xếp.
Tất cả đều do nghiệp duyên dẫn dắt. Người thiếu phước thì đành chịu chướng
ngại, chứ biết làm sao hơn.
Người trong gia đình bắt buộc phải lo hộ niệm và chạy tìm người hộ niệm cho
người thân, chứ không thể đổ dồn cho BHN được. Phải nói rõ chuyện này với thân
chủ trước khi khởi sự HN. Không thể BHN thì lo hụt hơi, còn người nhà của họ
thì ỷ lại. Không tốt.
BHN cần thêm người tham gia, và BHN phải biết chia phiên nhau, không nên dồn
hết lực lượng cùng niệm. Dồn lực lượng Hộ Niệm, ban đầu thấy ngon lành, nhưng
không có đường dài. Nhiều cuộc hộ niệm thấy một phiên tới mấy chục người. Tổ
chức như vậy cũng tốt trong một số trường hợp, nhưng nhiều lúc làm người bệnh
mệt, căng thẳng, phiền não, hoặc không dám xin nghỉ khi quá mệt. Hơn nữa tổ
chức như vậy thật quá phí sức cho BHN, khổ cho người HN, không tốt.
Quyết dịnh cần phải uyển chuyển mới tốt. Tối đa 10 người 1 ca là đủ rồi, các
người khác lo nghỉ ngơi. Phải làm đường dài, không làm đường ngắn mà sinh trở
ngại về sau.
BHN chỉ có 8 người thì chia làm 4 ra, mỗi lần 2 người tới niệm Phật, bắt buộc
người nhà phải tăng cường thêm 2,3 người nữa là đủ.
Quan trọng là khai thị tốt, hướng dẫn chính xác, và lòng thành tâm, chứ không
hẳn phaỉ thật đông là tốt, nhất là nhà nhỏ hẹp quá, nhiều người cùng hà hơi sẽ
không đủ thanh khí, điều này cũng gây trở ngại cho việc vãng sanh.
Không làm phiền não ngưòi bệnh, không được ỷ thị sơ ý gây thù hằn với oan gia
traí chủ. Hoà giải được thì tốt cho cả oan gia và người lâm chung, không được
thì đó là duyên phận cuả họ.
Nhiều người, khi thấy mình đưa được một số người vãng sanh xong thì tưởng mình
ngon, ngạo mạn, nói lời khinh bạc với oan thân trái chủ, nói lời ra lệnh, hăm
doạ họ, v.v… tất cả phải tránh.
Phải tuỳ duyên vậy.
Hỏi số 56:
Có một vị TRƯỞNG NHÓM của một BHN nói với VT rằng: Sau thời
gian HN cho một người, nếu còn hai điểm nóng thì có thể niệm tiếp.Nếu chỉ còn
một điểm nóng thì niệm tiếp không có tác dụng.
Trả lời:
Diệu Âm chưa bao giờ trả lời như vậy, hãy đọc kỹ lại.
Nếu chỉ còn nóng 1 chỗ thôi thì có thể xác định được cảnh giới họ đi lúc đó,
chứ chưa bao giờ nói rằng còn nóng 1 chỗ thì hộ niệm không có tác dụng nữa.
Thêm vào câu “không có tác dụng nữa” là “ăn gian”, không
“ăn gian” thì hiểu lầm, hay đọc lướt qua mà sót ý. Có nghiã là, khi
thấy họ chưa được vãng sanh Tây-phưong mình cũng nên phát tâm hướng dẫn tiếp,
hộ niệm tiếp để cảnh giới họ cao hơn. Ngay cả người chết, đã bỏ trong hòm, mình
còn phải đi dự cầu siêu để mong họ được cơ hội vãng sanh thì tại sao nói “hộ
niệm không còn tác dụng nữa”?
Còn nóng nhiều chỗ (hai chỗ trở lên) trên thân thể thì mình nên nghĩ rằng thần
thức còn vướng trong thân thể, chưa ra được. Chư tổ dạy, trường hợp này không
được tẩn liệm, mà phải tiếp tục hộ niệm để giúp họ vãng sanh. Nếu sau 8 giờ, 12
giờ, 16 giờ mà thoại tướng không được tốt thì mình nên phát tâm niệm thêm cho
họ, khai thị chỉ điểm đường vãng sanh, để thần thức ngộ ra đường giải thoát,
đừng lưu luyến thế gian, con cháu, thân xác, v.v… mà bị kẹt, hoặc họ đang bị
kẹt chỗ nào đó mình khuyên cho nhiều để họ tỉnh ngộ mà niệm Phật cầu A-di-đà
Phật tiếp dẫn.
Vấn đề này gia đình phải hiểu đạo mới được. Nếu họ muốn chôn sớm cho khỏe thì
mình “A-di-đà Phật” rồi ra về chứ không cách nào khác!
Vì thế, khi người chết mà chôn hoặc thiêu sớm quá thì tội nghiệp cho họ. Người
không hiểu đạo cứ tưởng tắt hơi là hết. Hoàn toàn không đúng. Chôn, thiêu
như vậy chẳng khác gì chôn sống vậy.
Hỏi số 57:
Có một trường hợp người được Hn sau 8 giờ còn nóng ở 2 điểm Ở
BỤNG VÀ NGỰC. BHN tiếp tục niệm thêm 4 giờ nữa ,hơi nóng chỉ còn Ở NGỰC.
Trong trường hợp này nếu niệm thêm thì người này có CƠ HỘI VÃNG SANH KHÔNG?
Trả lời:
Vãng sanh thì không dám nói, nhưng
có thể được thì có thể. Rất nhiều trường hợp sau 8 giờ, thân xác không tốt, nét
mặt không tươi, vậy mà hộ niệm thêm một thời gian nữa thì thân xác biến chuyển,
mặt tươi ra, thân thể mềm maị, và sau cùng thì kiểm lại có nhiều người ấm trên
đỉnh đầu.
Đó là, khi tắt thở còn bị nạn, 8 giờ tâm còn vướng víu, còn bị trở ngại, chưa
biết đường nào đi. Nhưng tiếp tục hộ niệm, tiếp tục khai hướng dẫn họ đã ngộ và
được vãng sanh.
Hãy kiểm điểm lại phương thức hộ niệm, khai thi, gia đình, tín tâm, v.v… Đừng
để HN mà người ra đi mất vãng sanh. Lâu lâu nên họp mà bàn bạc ưu khuyết điểm.
Nếu người đi tin tưởng, gia đình tin tưởng hỗ trợ, hộ niệm đúng cách, thì
thường không có trở ngại nhiều như vậy đâu. Sau 8 giờ thoại tướng sẽ rất tốt.
Nếu thường 8 giờ không được viên mãn, thì nếu là tại họ thì khỏi bàn,
Riêng BHN nên kiểm lại cách Hộ niệm: các điểm cần chú ý:
– Khai thị có thiếu sót,
– Cách nói không trôi chảy, không đúng trọng tâm, nói nặng lời quá, ưa hỏi bệnh
nhân quá, cầu kỳ quá, ngạo mạn quá, chấp lỗi người bệnh quá, nói nhanh quá, nói
nhiều quá, v.v…
– Cách niệm có hợp với người bệnh không?
-Nhiều cuộc hộ niệm bị xen tạp nhiều thứ quá. Người HN hình như có khuynh hướng
muốn thêm nhiều thứ vào cho rậm đám, đây là điều nên tránh. Ví dụ, niệm Phật
thì niệm, 6 chữ hoặc 4 chữ là được rồi, có nơi niệm
Nam mô tiếp dẫn đạo sư A-di-đà Phật (10 chữ), hoặc “Nam mô pháp giới tạng
thân A-di-đà Phật” (10 chữ), v.v… không cần, không tốt lắm! 4 chữ hay 6
chữ thì tốt nhất.
Nên nhớ, chủ yếu là niệm Phật, chứ không phải tụng kinh, không phải cầu sám,
cúng thí thực, không phải cầu tiêu tai giải nạn…
– Người nhà có thường thủ thỉ chuyện gia đình, than khóc, thầm mong còn nước
còn tát, âm thầm chống phá việc hộ niệm… không?
– Gia đình kình cãi, bất hoà trong khi hộ niệm, lúc chết rồi mà kình chống nhau
ảnh hưởng rất lớn đến thần thức người ra đi.
-v.v… và v.v…
Chúc thành công.
Hỏi số 58:
Khi hộ niệm, chúng ta nên niệm nhanh hay niệm chậm? Theo như
các tài liệu hộ niệm của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu thì chỉ niệm nhanh khi hành
giả đang hấp hối và sau khi tắt hơi 1 lúc. Nhưng em lại không biết rõ ràng là
phải niệm nhanh bao lâu. Có người thì lại niệm nhanh suốt 8 giờ. Em thấy niệm
như vậy rất là tổn hơi, khó mà duy trì lâu dài. Xin sư huynh cho biết ý kiến.
Cũng có ý kiến cho rằng niệm nhanh để đẩy thần thức lên hướng thượng, thật ra em
cũng không biết có đúng hay không nữa.
Trả lời:
Khi hộ niệm cho người bệnh chúng ta
nên niệm theo tốc độ của người bệnh là tốt nhất, nghĩa là người bệnh niệm chậm
ta niệm chậm, người bệnh niệm nhanh ta niệm nhanh. Nếu người bệnh không có
quyết định gì cả thì ta nên niệm theo “Trung đạo”, nghĩa là không
nhanh không chậm (cỡ chừng 2 giây 1 niệm là được), không cao quá cũng không
trầm quá.
Niệm 4 chữ A-di-đà Phật hay Nam mô A-di-đà Phật cũng tùy thuận theo người bệnh.
Thông thường nên niệm từng tiếng rõ ràng là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người
bệnh đã quen theo các âm điệu riêng thì mình cũng nên cố gắng niệm theo âm điệu
của người bệnh.
Nhưng khi niện theo âm điệu, người hộ niệm phải rất cẩn thận, niệm tiếng rõ
ràng, trong sáng, đừng nên kéo nhừa nhựa quá, hoặc âm thanh mờ đục, để cho
người bệnh nhận rõ được từng tiếng “A ….Di…Đà…Phật” chứ không
phải “A….i…à….ật”, hay biến thành âm thanh xa lạ khác! Đây là
sự thực, trong nhiều kinh nghiệm hộ niệm Diệu Âm đã từng gặp qua, chứ không
phải nói đùa. Nhất là những người HỘ NIỆM nhiều quá, mệt mỏi, buồn ngủ, họ ngủ
gục lúc đang niệm Phật, hoăc đôi khi đang nghĩ ngợi chuyện khác thành ra biến
chữ A-di-đà Phật thành điều gì mà họ đang nghĩ đó. Điều này nguy hiểm cho người
bệnh vì họ sẽ chìm trong những cảnh giới lạ, không niệm Phật được.
Khi người bệnh đang hấp hối, đang lâm chung, nên niệm rõ ràng từng tiếng, niệm
chậm theo hơi thở, và niệm mạnh tiếng để họ cố gắng niệm theo. Lúc đang hấp hối
mà người hộ niệm niệm nhanh quá thì người ra đi có thể nghe theo không kịp. Có
thể, lúc người bệnh hắc hơi ra (sắp tắt hơi), cứ 1 hơi thở 1 câu “Nam-mo
A-di-đà Phật” hoặc “A-di-đà Phật”. Hoặc có người niện như vầy,
thấy người bệnh hắc ra 1 hơi thì niệm “A…”, hắc lần nữa thì niệm “DI…”,
rồi “ĐÀ…”, rồi “PHẬT…”. Mỗi cái hắc hơi mỗi tiếng. Nói
chung lúc hấp hối đều phải niệm chậm để nương cho người bệnh cố hết sức niệm
theo mới tốt.
Khi tắt hơi thì người hộ niệm bắt đầu niệm mạnh, nhanh hơn, đông người hơn một
chút rất tốt. Niệm khoảng 2 tiếng đồng hồ nên thay ca khác. Mỗi lần thay nên
nhớ hồi hướng công đức cho hương linh. Khi thay ca thì ca khác sẽ niệm, niệm
chậm hay nhanh sau đó đều được, nghĩa là trở lại bình thường, tùy theo sức niệm
chung. Chú ý nên niệm đều và thành tâm là được.
Nên nhớ trong giai đoạn hắc hơi ra, người hộ niệm cần khai thị hướng dẫn thường
xuyên, nhắc nhở người bệnh rằng, giờ xả bỏ báo thân đã sắp đến rồi, hãy vui vẻ
kên, hãy buông xả tất cả, mau mau nhiếp tâm niệm Phật, chờ A-di-đà Phật đến
tiếp dẫn. Đừng để ý đến bất cứ cảnh giới nào khác đang hiện ra, cứ nhiếp tâm
niệm Adiđà Phật, chỉ một lòng theo Adiđà Phật vãng sanh, không theo bất cứ một
ai khác, dù là Phật hay Bồ tát, cha mẹ, v.v…
Ngay lúc tắt hơi nên khai thị nhắc nhở liền, ngắngọn như: “Bác, cụ, anh…
đã phải bỏ báo thân rồi, mau nhiếp tâm niệm A di đà Phật cầu Phật tiếp dẫn vãng
sanh Tây phương cực lạc”. Rồi tiếp tục niệm Phật mạnh lên.
Hỏi :
Lúc bình thường niệm Phật thì thật ra niệm chậm hay niệm
nhanh là tốt?
Trả lời:
Tùy theo mỗi người. Đây thuộc về công phu. Có người cảm ứng với
cách niệm thật nhanh, mỗi giờ niệm 10 ngàn câu Phật hiệu mới nhiếp tâm thì tiếp
tục niệm nhanh. Có người niệm chậm tha thiết mới cảm ứng thì cứ niệm chậm. Có
người thích niệm theo máy thì niệm theo máy, có người thích niệm từng tiếng rõ
ràng thì niệm theo từng tiếng rõ ràng. Tất cả đều được. Mỗi cách niệm đều có
điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mạnh hay yếu hoàn toàn tùy theo cá nhân.
Chư Tổ có để lại rất nhiều cách niệm là để đáp ứng với nhiều cách cảm ứng của
người niệm Phật. Niệm chậm thuộc về “Phản văn trì danh”, nghĩa là
lắng nghe lấy tiếng niệm của mình để nhiếp tâm, phá tạp niệm. Niệm nhanh như
“Kim cang trì danh” thì niệm rất nhanh, rất khẽ, không còn ra tiếng,
lưỡi chỉ đánh đánh nhẹ vào hai hàm răng thôi, để những chuỗi câu Phật hiệu tiếp
tục không rời, không để kẽ hở cho tạp niệm xen vào. Cách niệm này gíúp cho
người niệm Phật một ngày có thể niệm tới 40 ngàn, 50 ngàn, …100 ngàn, 160
ngàn câu Phật hiệu.
Đây là những cách công phu, mình không nên chê bai hay bài bác mộ cách nào
được. Mỗi người đều hợp theo 1 phương cách riêng để nhiếp tâm. Điều chính yếu
là phải rõ ràng, trong sáng, từng chứ từng câu minh bạch chứ không phải niệm
lấy có, niệm dối.
Hỏi: Sư huynh có nói khi cộng tu thì niệm Phật “địa
trung” 4 lần, mỗi lần 20 phút, vậy thì khoảng giữa của mỗi lần thì làm gi?
Có phải sẽ tĩnh tọa không? Tại sao chỉ niệm có 20 phút mà không niệm lâu hơn?
Trả lời:
Địa chung chứ không phải điạ trung. Đây là phương pháp đã soạn
sẵn cho một buổi cộng tu niệm Phật của Hộ Tịnh tông thế giới, phù hợp với thời
gian 3 giờ công phu mà thôi chứ không phải là quy tắc bất di bất dịch.
Cách cộng tu 3 giờ này có: tán Liên trì, tụng kinh A-di-đà, tụng chú vãng sanh,
xướng tán Phật A-di-đà, Kinh hành niệm Phật (6 chữ), ngồi xuống niệm Phật (4
chữ), giữa hai thời điạ chung thì có Tịnh niệm (nghiã là niệm thầm trong tâm).
Trong 3 giờ công phu, hấu hết thời gian là niệm A-di-đà Phật, nhưng cách cộng
tu uyển chuyển, người công tu được có lúc đi kinh hành, có lúc ngồi niệm theo
điạ chung, có lúc tịnh niệm, có lúc lạy Phật, có lúc buông thư (tức là lúc thư
giãn cho khỏi mỏi 5 phút) làm cho thời gian trôi qua rất nhanh, ai cũng có thể
theo được, không chán. Rất hay.
Hỏi số 59:
Cô muốn đưa pháp môn hộ niệm này vào 1 chùa ở gần quê cô. để
phối hợp cùng thực hiện, tránh sự để ý can thiệp của chính quyền, thì cô nên
đặt vấn đề nói chuyện với quí thày cô ở chùa như thế nào cho hợp lý?
Trả lời:
Mỗi chùa đều có đạo phong, đạo học riêng. Nói chung là có
cách tu hành riêng. Cho nên, Cô cần cản thận trong lúc bàn thảo với các vị trụ
trì ở đó mới được.
Thời mạt pháp này niệm Phật là pháp tối thắng nhất để cứu chúng sanh thoát vòng
sanh tử. Trong những năm qua, người niệm Phật vãng sanh đã hiển hiện rõ rệt,
rất nhiều. Nhiều người đã nhìn thấy những cuộc Vãng sanh đã ngộ ra đường giải
thoát, đã phát tâm rất mạnh và quyết lòng thành lập những nhóm cộng tu, Ban Hộ
Niệm, Niệm Phật Đường để niệm Phật.
Nói vậy, nhưng vẫn còn nhiều nơi không muốn thay đổi cách tu hành. Họ đã quen
thuộc với cách tu hành có trước. Đây cũng là điều bình thường chứ không có gì
lạ.
Được vãng sanh cần phải có đầy đủ phước đức và thiện căn. Người có đủ phước đức
và thiện căn thì gặp cơ duyên nay mới được cái phước phần Vãng sanh Tây phương
cực lạc để viên mãn thành tựu đạo quả. Thiếu phước đức và thiện căn thì đành
phải chịu thua!
Thiện căn là lòng tin, phuớc đức là phát tâm niệm Phật, nhân duyên là gặp được
cơ hội này thì quyết lòng cầu vãng sanh Tịnh độ.
Chính vì thế mà mình làm Phật sự cũng phải tùy duyên, chứ không nên phan duyên.
Nghĩa là, bàn bạc với các chùa thì Cô cứ bàn bạc, khuyên đại chúng Niệm Phật
thì Cô cứ khuyên, còn được hay không thì nên để tùy duyên của người. Xin Cô
không buồn phiền khi khuyên người niệm Phật mà bị họ chống đối hay không theo.
Hầu hết các chùa chiền ở các nơi đã tu hành theo lệ cũ, quen thuộc rồi. Phật tử
đã quen cách tu hành như vậy rồi, các Thày dù muốn thay đổi, cũng khó khăn
chuyển đổi lắm. Mình nên thông cảm vấn đề này.
Cô nên gởi biếu, hoặc cúng dường cho họ những băng đĩa vãng sanh, lời pháp của
Ngài Tịnh Không, nhưng tin tức về Hộ niệm Vãng sanh, và đề nghị với quí Thày/Cô
về việc Hộ Niệm, chuyên tu Tịnh nghiệp, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ,
nếu được thì tốt, không được thì mình phải lo số phận củaa minh là chính vậy.
Trong những năm qua D/A đều cố gắng làm việc này, Trong đó, hầu hết các NPD của
cư sĩ tại gia lập nên, tự niệm Phật, tự Hộ Niệm cho nhau đều đã có sự thành tựu
rất lớn, cứu đọ được nhiều người vãng sanh.
Hỏi:
Ở Hà nội, theo Cô được biết chưa có 1 ban hộ niệm nào cả, cô rất
muốn thành lập, nếu Diệu Âm có nhóm liên hữu đồng tu nào có quan hệ thân thiết
ở Hà nội, có thể gây dựng cơ sở được, thì cho cô biết vói.
Trả lời:
Thực ra ở Hà nội đã có BHN chứ không phải không có. Năm 2007 có
vài vị ở Hà Nội vào TP HCM gặp Diệu Âm và sau đó về HN lập BHN, đáng tiếc là
hiện giờ Diệu Âm không liên lạc được để biết rõ địa chỉ cũng như điện thoại của
họ. Diệu Âm sẽ cố gắng tìm cách nối lại liên lạc rồi cho cô hay sau.
Lỗi này có lẽ cũng do Diệu Âm. Hơn nữa, do Diệu Âm hơi bận bịu, không cách nào
liên lạc cho hết được. BHN thành lập ở VN đến nay nhiều lắm, rải rác khắp nơi,
nhiều khi ngay trong một tỉnh có đến hàng chục BHN mà Diệu Âm không cách nào
liên lạc cho đầy đủ được.
Chị Thu Hương ở Đà nẵng là một người rất tốt, thẳng thắn, phát tâm mạnh, Cô nên
liên lạc với chị Thu Hương để nhờ giúp đỡ về cách thức HN và thành lập BHN.
Về mặt chính quyền, thì ở đâu mình phải theo luật lệ ở đó. Căn bản là mình
không được làm điều gì phạm đến quy định của nhà nước, không được xen vào việc
chính trị. Làm đạo thì ta cứ lo việc đạo, quyết lòng theo giáo pháp của Phật để
cứu độ chúng sanh mới tốt.
Nên tế nhị trong việc tiếp xúc, thành khẩn xin họ chấp nhận cho bà con xóm
làng, những người già cả, tụ tập lại thành nhóm nhỏ để cùng nhau niệm Phật, nếu
có ai bị bệnh nặng thì xin họ cho phép BHN tới niệm Phật hộ niệm. Chỉ vậy mà
thôi.
Nhiều địa phương, ban đầu đều bị chính quyền địa phương la rày. Nhưng sau đó,
họ thấy bà con thật sự tu hành, không có điều gì sai trái, thành ra sau cùng họ
đều hoan hỉ cả.
Hỏi số 60: Mình
chọn đạo tràng tu có phải là phân biệt không?
Trả lời:
Mình không muốn phân biệt, nhưng tâm
cơ, căn tánh của mình thấp kém, cho nên cần chọn nơi nào thích hợp để tu hành,
như vậy mới có ích lợi. Ví dụ, một đạo tràng lộn xộn quá, mình tới tu không
được, càng tới càng thấy phiền não thì chẳng lẽ mình tìm phiền não hay sao?
Phân biệt chính gốc củanó là sự cố chấp, hẹp hòi, đấu tranh, đố kỵ, nói xấu,
chê bai lẫn nhau, v.v…
Đến một đạo tràng lộn xộn mình tu không được thì lặng lẽ đi tìm chỗ khác để tu,
đấy không phải là phân biệt. Nếu mình chê bai, kình cãi với họ, phỉ báng họ,
chống lại họ, nói xấu họ, moi móc chuyện xấu của họ ra cho mọi người biết, v.v…
thì mình là kẻ cố chấp, phân biệt, không phải là người tu hành tốt.
Cho nên, chỗ nào không hợp với mình, mình không tới thì trước là tránh sự phiền
não cho chính mình, hai là tránh gây phiền não tới người káhc, chứ không phải
là phân biệt. Chỗ nào thích hợp, thanh tịnh thì mình tới tu hành để được thiện
lợi, được thành tựu, thì đấy gọi là hợp duyên, tùy duyên, thuận duyên với mình.
Tu hành cẩn phải hợp căn, hợp cơ, hợp lý, hợp sự, hợp thời… mới mong có ngày
thành tựu.
Tu hành mà không hợp căn cơ, không hợp ý nguyện, không hợp pháp môn, tu một
cách gượng ép, không thoải mái, không vui thì đường tu hành sẽ bị sai lệch, tu
hành bừa bãi, thiếu cẩn thận, cẩu thả, không trách nhiệm với chính huệ mạng của
mình. Chắc chắn không thành tựu. Tu như vậy gọi là phản duyên.
Chính vì vậy, cần phải chọn nơi nào thích hợp để tu hành thì mới tốt được. Đấy
chính vì ta còn là phàm phu, tâm chưa được thanh tịnh, chưa đủ năng lực chuyển
đổi hòan cảnh. Cho nên, ta cần phải chọn hòan cảnh tốt để hoàn cảnh tốt đó phụ
giúp việc tu hành của ta tốt hơn.
Hỏi số 61:
Vọng tưởng là gì? Con thường mong sớm về Tây phương, như vậy
có là vọng tưởng không?
Trả lời:
Vọng tưởng là nghĩ tưởng bậy bạ, không để tâm thanh tịnh, an
lạc mà cứ nghĩ cái này, nghĩ cái kia, mơ chuyện này, mơ chuyện kia, thích những
chuyện xa vời, quá tầm tay của mình, v.v.. đó là vọng tưởng.
Ví dụ: Nghĩ rằng mình đã chứng đắc, thì đấy là vọng tưởng. Tưởng mình giỏi hơn
người khác (cống cao ngã mạn): vọng tưởng. Thích nói huyền nói diệu: vọng
tưởng. Lý luận lung tung: Vọng tưởng. Ham thích thần thông: Vọng tưởng. Thích
được phép lạ: Vọng tưởng. Cầu xin Phật cho mình trúng số : Vọng tưởng. Ngày
ngày mong cầu thấy Phật hiện thân: Vọng tưởng. Mong mình có năng lực phi
thường: Vọng tưởng. V.v…
Còn niệm Phật cầu sanh Tây phương là nguyện theo lời Phật dạy. Làm đúng theo
lời Phật thì gọi là chánh nguyện, chánh cầu chứ không phải là vọng cầu. Gọi là
“ Y giáo phụng hành”.
Tâm tin tưởng Phật pháp thì không tin tưởng các tà phái khác. Tâm nghĩ về Tây
phương thì khỏi nghĩ các vọng tưởng khác. Tâm niệm Phật thì khỏi niệm các vọng
niệm khác. Đây gọi là chánh tín, chánh nguyện, chánh hạnh.
Tha thiết nguyện vãng sanh là một trong ba điểm quan trọng pháp niệm Phật. Ta
phải giữ cái tâm nguyện này suốt đời. Lấy chánh nguyện này làm chánh, còn các
chánh nguyện khác làm phụ, gọi là trợ nguyện. Lấy niệm Phật là chân hạnh còn
các việc làm khác là trợ hạnh, (tức là phụ thuộc). Ví dụ, như làm thiện làm
lành, giúp người bố thí, làm website Phật pháp, cúng đường, in kinh, ấn tống,
phóng sanh, v.v… tất cả đều là trợ hạnh, trợ nguyện (trợ tức là phụ thuộc, chứ
không phải chánh yếu), để hỗ trợ cho việc vãng sanh. Có như vậy thì lúc lâm
chung tâm mình mới vững vàng, vui vẻ, an nhiên, một đường đi về Tây phương cực
lạc, không bị lạc.
Nhiều người tu hành thường lấy trợ nguyện làm chánh nguyện, trợ hạnh làm chánh
hạnh. Đây là vì họ sơ ý, không hiểu thấu Phật pháp. Ví dụ, phát nguyện suốt đời
bố thí giúp người nghèo khổ. Nguyện vậy tốt, nhưng không hoàn toàn đúng, (gọi
là bất liễu giáo = tu không trọn vẹn phép giải thoát). Sau cùng đến lúc lâm
chung thì cái nguyện này mạnh quá, nó xui khiến họ cứ cầu mong cho sống thêm
được ngày nào hay ngày đó để đi bố thí, giúp người. Nguyện giúp người quá mạnh
thì nguyện vãng sanh sẽ yếu xuống. Họ sẽ quên mất ý nguyện vãng sanh, vì thế họ
không được vãng sanh. Vô tình họ bị lọt lại trong lục đạo. Họ có thể tái sanh
thành người giàu có, hưởng phước. Phật dạy, những người này là tu phước báu
Nhân – Thiên. Không thể thành tựu đạo nghiệp. Nên nhớ, lúc sắp bỏ báo thân
chúng ta không còn sáng suốt, bình tĩnh, an nhiên… như bây giờ đâu.
Khi hưởng phước rồi không còn tu hành nữa, trái lại có phước thì hủy báng người
tu hành, chê bai người nghèo khó, chống lại Phật pháp… chính vì vậy mà họ tạo
nghiệp, để sau đỡ bị quả báo nặng. Đây gọi là “Tam thế oán”.
Cho nên, phải nguyện vãng sanh là chính, tất cả các nguyện khác đều hỗ trợ cho
việc vãng sanh, thì tất cả việc gì cũng hàm ý để mình được vãnh sanh. Vậy là
đúng.
Hỏi số 62:
Hôm nay là thứ hai, Diệu Nhàn thấy mẹ trở tánh ít chịu niệm
Phật và thường lặp đi lặp lại rằng bà không làm gì tội lỗi đến nỗi phải bị bịnh
khổ như thế; vậy phải gỡ như thế nào?
Trả lời:
Diệu Nhàn,
Đó chính là bệnh khổ hiện hành. Ai cũng có những trường hợp tương tự. Bệnh khổ
này thực ra do chính mình gây ra Nhân rồi chịu Quả chứ không ai khác. Trước
những ngày giờ cuối cùng, tất cả nghiệp khổ hiện về làm cho tâm hồn khủng
hoảng, đau đớn, không còn bình tĩnh được nữa.
– Thành tâm khuyên Cụ quyết lòng thành tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì sớm được
ngày vãng sanh.
– Hãy khuyến khích cụ quyết lòng chấp nhận quả báo này, vì nó chính là do từ
những cái Nhân mà mình đã vô ý tạo ra như : sát sanh hại vật, tham sân si,
v.v.. Đừng nên than trách, đừng nên oán trời, trách đất mà tạo thêm nghiệp mới.
– Hãy xác định cho Cụ biết, thành tâm sám hối thì tất cả nghiệp chướng, dù lớn
cho mấy cũng được Phật gia trì mà mình vượt qua hết và chắc chắn mình được an
nhiên vãng sanh.
– Sau khi sám hối rồi, khuyên Cụ nhất định không được nhớ đến nghiệp chướng
nữa, không được nhớ đến những điều sai lầm nữa (Vì A-di-đà Phật đã thề cho mình
đới nghiệp vãng sanh rồi). Phải chú ý nhiếp tâm vào việc niệm Phật cầu vãng
sanh.
– Nhắc lại, không được nhớ đến nghiệp chướng, nhớ đến tội lỗi nữa. Phải quên
hết để nhiếp tâm niệm Phật. Nếu Cụ nhớ đến tội lỗi thì mất vãng sanh.
– Nhắc nhở mạnh mẽ, nếu không chú tâm niệm Phật thì bị chết, bị đọa lạc, bị khổ
đau hơn đến hàng ngàn, hàng vạn lần như vậy, chứ không phải chí có bấy nhiêu đó
đâu. Mau mau niệm Phật.
– Khuyên phải có tâm lý chút ít, không được làm cho Cụ buồn phiền, tức bực. Ví
dụ, lời nói của mình cộc cằn, trách móc sẽ làm Cụ giận. Chăm sóc, cho uống
nước, nóng thì mở máy lạnh, lạnh thì đắp chăn mền, đau nhức thì xoa bóp cho Cụ
thoải mái, v.v…
– Đừng hỏi Cụ nhiều quá, bắt Cụ phải trả lời hoài cũng không tốt. Người bệnh họ
mệt lắm.
– Nhiều lúc Cụ mệt quá, Cụ muốn mình ngưng niệm Phật để cho Cụ nghỉ thì mình
cũng phải ngưng. Thời gian để chăm sóc, cho uống nước, nếu muốn niệm Phật thì
niệm nhỏ lại, v.v… chứ không phải bắt buộc Cụ phải niệm Phật hòai được.
– Hãy vỗ tay khen tặng khi Cụ phát tâm tốt, phát nguyện vãng sanh tốt, niệm
Phật tốt. Cố gắn khen tất cả điều tốt để Cụ vui vẻ. Hãy tuyên dương khi Cụ làm
bất cứ điều gì hay. Tập thành tâm khen thưởng, cần tâm lý, không nên quá lộ
liễu.
– Hãy vui vẻ, nét mặt của mình phải luôn luôn tươi cười, lòng tin của mình vững
vàng, thì lời nói của mình cũng tin tưởng vững vàng…
– Thấy Cụ đau đớn mình không nên xoa xít việc đau, mà khuyến tấn Cụ cố gắng
vươn lên để niệm Phật, quyết lòng xả bỏ vạn duyên. Mau mau xác định với Cụ là
sắp sửa bỏ báo thân rồi, mau mau niệm Phật, quyết lòng niệm Phật, tranh thủ
từng giây phút để niệm Phật, thì Phật lực gia trì chắc chắn vượt qua ách nạn để
vãng sanh.
– Tuyệt đối không được nhăn mày, nhăn mặt khó chịu với Cụ, không được khóc lóc
hay than thở với Cụ. Không được buồn bã trước mặt Cụ …Có vậy Cụ mới bùng lên
niệm Phật được.
– Chú ý người thân vào thăm nom, nói điều bậy bạ, làm chao đảo tinh thần Cụ.
– Tất cả người hộ niệm nên thành tâm cảm ơn Cụ, vì chính nhờ Cụ mà mình được
niệm Phật, tạo công đức. Cho nên, Cụ nằm một ngày mình có công đức một ngày, Cụ
nằm nhiều ngày mình tạo công đức nhiều ngày. Đừng chán nản, thối tâm.
(Nếu trước đây mà nghiên cứu kỹ sự hộ niệm, thì những việc này bây giờ chắc
chắn đã thực hiện được dễ dàng. Rất nhiều người khinh thường việc hộ niệm nên
cuối cùng bị lung tung, rối ren. Bây giờ Diệu Nhàn hãy cố gắng lên để quyết cứu
độ Cụ vậy).
Về việc Sám hối, hãy khuyên Cụ thành tâm sám hối tất cả những lỗi lầm mà mình
đã sơ ý làm ra trong đời này và nhiều đời khác. Hãy xác nhận rõ rằng chính Cụ,
dù có hiền lành cho mấy, cũng có lúc mê muội làm sai mà gây tội lỗi. Phải có
tinh thành này để được sám nghiệp vãng sanh, đừng nên nghĩ rằng mình là người
không có tội lỗi mà bị sám nghiệp không được.
Hãy khuyến khích Cụ, hãy nghĩ rằng, đúng lý ra với nghiệp chướng này, Cụ phải
chịu đau đớn nhiêu fhơn, bị khổ sở hơn, chứ không phải chỉ bấy nhiêu đó đâu.
Nghĩa là hãy chuẩn bị chịu khổ 100 lần hơn nữa, chứ mới có đau một chút ít này
không thấm thía vào đâu. Cho nên, chỉ còn một cách là, phải mau mau niệm Phật
để kịp thời để được hóa giải. Đừng nghĩ, đừng lo lắng, đừng sợ đến chuyện
chuyện đỏ nữa. Vô ích, mà bị nạn. Hãy lo niệm Phật liền, niệm Phật gấp đi.
Nếu có tinh thần sám hối mạnh mẽ như vậy thì tự nhiên những cơn đau biến mất.
Hãy phát tâm dũng mãnh mà niệm Phật, càng đau càng mừng, vì biết rằng càng đau
mình càng sớm về với A-di-đà Phật.
Tuyệt đối không cầu hết bệnh, tuyệt đối không cầu hết đau, tuyệt đối không oán
trời, trách đất nữa. Quyết lòng cầu sanh Tịnh độ.
Diệu Nhàn và gia đình thành tâm bái lạy Phật, cầu giải oan gia trái chủ cho Cụ.
Khi hộ niệm, mọi người chắp tay, một người đại diện thành tâm cầu xin oan gia
trái chủ buông tha, cầu xin họ hãy cùng với chúng ta hộ niệm cho Cụ (Xin xem
các bài giải oan gia trong sách qui tắc trợ niệm), hoặc nghe lại các băng hộ
niệm vãng sanh, Diệu Âm đã diễn giải rất nhiều, mọi trường hợp mới khác, tùy
theo hiện tượng mà tìm cách hóa giải.
Nói chung về hóa giải oan gia là:
– Xác nhận mẹ mình đã vì mê muội mà làm những điều sai lầm mới kết nên
chướngnạn này, đã là phàm phu thì không ai tránh khỏi.
– Nhưng bây giờ Cụ đã ăn năn, sám hối, đã niệm Phật cầu vãng sanh.
– Nguyện cầu, khấn cầu, thỉnh cầu… chư vị oan thần hãy buông xả thù hằn, không
nên kết thêm thù hằn, cùng với chúng ta niệm Phật hộ niệm cho Cụ vãng sanh viên
mãn. Nhàn này sẽ giúp chư vị siêu sanh. Khi cụ vãng sanh thành đạo sẽ có đủ
năng lực cứu độ chúng sanh, cứu độ tất cả chư vị oan thần.
– Gia đình, con cháu đều hứa ngày ngày tu hành, niệm Phật đều hồi hướng công
cho chư vị oan thần trái chủ. Hứa thì hãy làm.
– Phóng sanh, làm công đức, v.v… để hồi hướng cho cụ
Thành tâm hóa giải vài ba lần thì sẽ được
Chúc Diệu Nhàn thành công. Cầu chúc Cụ sớm vãng sanh Cực lạc.
Hỏi số 64:
…một
bác trai này 70 tuổi, bác thường xuyên đưa đón vợ mình đi hộ niệm, ngay cái hôm
hộ niệm cho một bà cụ được vãng sanh vào ngày 12 tháng giêng, thì vợ bác trở về
thấy bác đã bị té trong nhà tắm, nhưng miệng thì cứ kêu “phật ơi cứu con,
phật ơi cứu con và niệm mười niệm”, nhưng gia đình vẫn đưa bác vào bệnh
viện cấp cứu, nhưng bác sỹ từ chối và mang bác về nhưng vẫn được thở ô xy, nhưng
đã mê man bất tỉnh….
Nhưng khi khám xác thì xác cứng và ấm ngực, bác đã không được vãng sanh. Ban hộ
niệm buồn lắm chú ơi! Tại sao bác thành tâm như vậy mà không được vãng sanh vậy
chú? Có phải tại gia đình đưa bác vào cấp cứu trong bệnh viện nên thần thức đã
bị tán loạn không chú? Trong vòng 49 ngày mình có thể làm gì cho bác ấy được
vãng sanh không chú? Bác rất có tâm đạo, thường xuyên niệm Phật, và thường chở
vợ mình đi niệm Phật, đáng lý ra bác có rất nhiều công đức, phải có cơ hội vãng
sanh nhiều chứ chú, cháu buồn lắm!!
Trả lời:
Người được vãng sanh không phải dễ dàng. Tất cả đếu phải có
nhân có duyên đầy đủ mới được. Đừng thấy mình hộ niệm được một số người ra đi
với thoại tướng tốt đẹp thì tưỏng rằng với ai cũng được phước phần này.
Người niệm Phật mà sau cùng không được vãng sanh chính vì nhân niệm Phật đời
này chưa thành tựu mà nhân trong nhiều đời trong quá khứ đã kết tựu về.
Nhân quả thông ba đời. Cận tử nghiệp rất dễ sợ! Người niệm Phật mà ỷ lại hay sơ
ý, thi dù có hộ niệm, người đó cũng khó tránh khỏi ách nạn của cận tử nghiệp.
Hộ niệm là trợ giúp người ra đi thêm Tín Nguyện Hạnh để vãng sanh, chứ Hộ niệm
đâu thể quyết định giùm cho người ra đi.
Chính người ra đi phải quyết định. Chính Tín-Nguyện-Hạnh của người ra đi phải
đầy đủ. Điều này chính người đi phải lo huân tu, phải ngày đêm tự mình cố gắng
mới được, chứ không phải hỗ trợ cho vợ con tu hành là đủ, không phải cúng dường
cho chùa chiền là xong, không phải giúp cho người khác tu hành là Phật thương
sẽ cứu mình đâu…
Tâm Phật tịch tĩnh, có cầu có ứng, cứu độ tùy duyên, không có phan duyên. Giống
như cái chuông, có đánh có tiếng. Liệu người tu hành có cầu đúng không. Nói rõ
hớn, tất cả do chính tâm mình quyết định vậy. Cho nên, phải nắm rõ đường thành
đạo.
Nghe kể lại sự việc, thì hình như ông bác này nặng về tu phước, chứ không nặng
tu vãng sanh. Tu như vậy chẳng qua là kiếm chút phước báu nào đó mà thôi.
Tu phước thì hưởng phước. Nhưng thưa thực rằng, hưởng được phước cũng không
phải dễ, vì phải đợi cái duyên phước đến mới hưởng được cái phước này. Giả như
có hưởng được phước đi nữa, thì cái phước này liệu có bao phủ được nghiệp
chướng trong nhiều đời nhiều kiếp không?
Thành tâm niệm Phật, cầu sanh Tây phương, khi bị hoạn nạn thì hãy niệm
“A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật,..”, phải nhiếp tâm vào câu
Phật hiệu để cầu vãng sanh Cực Lạc, chứ sao lại kêu “Phật ơi cứu con, Phật
ơi cứu con,… “. Cứu gì đây? Người đó đang xin Phật cứu cái tai nạn của
mình hay cứu cho mình khỏi bị chết chăng?
Hãy tha thiết cầu sanh Cực lạc thì mới có cảm ứng, mới hợp với đại nguyện của
Phật. Nếu sơ ý cầu lệch ra khỏi quỹ đạo này thì chính mình bị lạc đường. Tất cả
đều do tâm mình tạo ra. Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Tâm nguyện cuối
cùng là điểm giải quyết tương lai.
Cho nên, chính người trong cuộc đang hướng về đâu trong lúc này. Nếu chuyển đổi
tâm ý, thay vì :”mười niệm tất sanh”, thì công đức niệm Phật (nếu có)
đã biến thành phước báu nhân thiên, hoặc bất thành tựu.
Ông bác thường chở vợ đi hộ niệm, tại sao ông không chịu tham gia hộ niệm với
vợ vậy? Có lẽ chính ông bác này cũng ỷ lại vào vợ chăng?
Người nào ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Không ai tu giùm cho ai được!
Vậy người niệm Phật hãy nhiếp tâm niệm Phật, đừng quá ỷ lại. Mình ưng thuận cho
người niệm Phật, mà chính mình không niệm Phật, thì chủng tử Phật trong tâm của
mình yếu, hoặc không có. Vì thế nên lúc hữu sự không cất nổi tiếng Phật hiệu.
Muốn nhân chủng Phật mạnh trong tâm thì làm sao?
Ngày đêm niệm Phật, huân tu câu Phật hiệu, niệm thành thứ phản xạ tự nhiên mới
được.
Niệm Phật có Phật, niệm ma có ma. Người không niệm Phật thì ma, niệm cạnh tranh
ganh tỵ, niệm lý hay luận giỏi, niệm lục đạo vô thường. Niệm lục đạo thì đành
phai chịu sanh tử luân hồi.
Đừng lý luận, triết lý, nói huyền, nói diệu nữa. Đừng nên tham gia vào các cuộc
hội đàm, tranh cãi, thị phi, hơn thua nữa. Những thứ này nó làm mình phải mê
muội, tâm hồn không thanh tịnh. Tâm loạn thì đường giải thoát bị che kín. Những
cái tâm hăng sùng, cạnh tranh, hơn thua, lý lẽ… chính là những chiếc lưỡi hái
do chính mình tạo ra, nó sẽ chờ ngày đoạn mất cơ hội thoát nạn của chính mình.
Uổng lắm!
Vậy tốt nhất hãy thành tâm niệm Phật, chí thành niệm Phật. Thành tất linh, một
ngày nào đó mình được thành đạo. Đừng để quá trễ mà ân hận.
Cho nên, cố công niệm Phật, phải tự mình làm lấy chứ không thể làm một chú ít
việc thiện là đủ đâu. Nên nhớ căn nghiệp của mỗi người chúng ta lớn lắm, không
thể sơ ý được.
Người khi chết, trong vòng 8 giờ mà bị đụng chạm, bị cắt mổ, bị đưa vào ướp
xác, v.v… rất khó thoát nạn. Người biết hộ niệm phải hiểu rõ chuyện này. Nếu
khinh thường thì khó có thể tránh khỏi ách nạn.
Trong vòng 49 ngày, thần thức còn có cơ hội siêu sanh. Gia đình nên chí thành
cầu siêu, lam thiện làm phước, phóng sanh để hồi hướng. Hằng ngày tụng kinh
niệm Phật và khai thị cho hương linh sớm giác ngộ ma phát tâm niệm Phật cầu
vãng sanh. Việc hiếu nghĩa thì người sống phải cố gắng làm, thành tâm làm, đây
là điều cần thiết, chớ nên sơ suất vậy.
Hỏi: Nếu hộ niệm cho một người được 8 tiếng, sau khi khám xác thì đỉnh đầu
ấm, chân tay mềm mại, sắc mặt tươi hồng, môi lại mĩm cười, nhưng khám ở vùng
bụng thì hương linh cũng ấm ở vùng bụng luôn. Như vậy hương linh có được vãng
sanh không vậy chú?
Trả lời: Trường hợp này, trong quyển quy tắc trợ niệm lâm chung
cần biết có nói, nên tiếp tục niệm Phật trợ niệm cho người đó thêm một thời
gian nữa, 4, hoặc 8 tiếng nữa chứ không nên ngưng. Thường sau khi 8 giờ niệm
Phật thân xác người ra đi sẽ lạnh toát, đó là bảo đảm thần thức đã hoàn toàn
thoát ly khỏi xác. Nếu còn nóng nhiều chỗ, đôi khi thần thức chưa ra khỏi thân.
Vì vậy chớ nên vội vã nhập quan thì làm cho thần thức đau buồn, bức xúc…
không tốt!
Thường muốn thăm thân phải thực hiện sau 8 giờ hộ niệm, nên cẩn thận, nhẹ
nhàng, và thành kính đối với nhục thân. Nhiều người sau khi thăm thân hay
“bắt cái xác tập thể dục” lâu quá, đây là điều nên tránh, chỉ làm để
sắp xếp lại tư thế nằm cho trang nghiêm, và chắc chắn biết không còn chướng
ngại gì là được. Nên thăm từ dưới chân thăm lên.
A-di-đà Phật
Hỏi số 65:
Người được hộ niệm là một bệnh nhân bị bệnh Ung Thư ở giai
đoạn cuối . Khi được hộ niệm người này đã phát tâm tha thiết cầu VÃNG SANH .
Nhưng khi lâm chung người nhà đã đụng đến thân thể rồi mới gọi BHN. Sau khi
được hộ niệm 12 giờ đồng hồ thì phải LIỆM . BHN thăm hơi nóng có kết quả như
sau:
– Ở ngực Ấm nhất.
– Ở đỉnh đầu không lạnh như những chỗ khác .
Như kết quả trên THẦN THỨC của người được HN đã xuất ra khỏi thân chưa?
Trả lời:
Sau 12 giờ mà thấy hơi ấm ở ngực
chứng tỏ người đó không được vãng sanh về Cực lạc. Nếu gia đình thành tâm nên
hộ niệm thêm, cố gắng khai thị hướng dẫn giúp cho thần thức hiểu đạo mà nhiếp
tâm niệm Phật cầu vãng sanh thì cũng có thể chuyển đổi hoàn cảnh.
Trong vòng mới tắt hơi, chưa đủ 8 giờ mà người nhà đụng chạm vào thân xác là
điều không tốt, có thể gây chướng ngại lớn cho thần thức không được an ổn ra
đi. Hơn nữa, người bệnh dù có phát tâm tha thiết nhưng trong đời ít tu hoặc gần
chết mới được hộ niệm thì cũng khó xoá được nghiệp thì lúc lâm chung chưa chắc
đã chịu đựng nổi nghiệp khổ báo đời, oan gia hãm hại, thành ra tinh thần chưa
chắc đã vững vàng thoát khỏi các ách nạn.
Thần thức còn vướng trong thân xác khi có nhiều điểm nóng trên thân. Nếu thấy
điểm nóng ở một vùng lớn hay nhiều chỗ thì đừng nên nhập quan vội. Không tốt.
Trong lịch sử người chết một vaì ngày rồi sống lại không phải ít.
Khổng giáo khuyên ít ra 3 ngày mới chôn cất. Phật giáo chư Tổ khuyên nên để 7
ngày mới thiêu hoặc chôn là sợ sự hồi dương.
Người tình chấp sâu nặng thường cứ bám vào cái xác rất dễ bị haị.
Hỏi : Người được HN cũng bị bệnh Ung Thư ở giai đoạn cuối đang HẤP HỐI.
Là một Phật Tử nên đã thực hiện đầy đủ TÍN NGUYỆN HẠNH. Khi Lâm Chung vẫn còn
niệm Phật và ra đi trong tiếng Niệm Phật cuả BHN .
– Sau 7 giờ HN thì bị xen tạp vì người nhà không thông suốt đã để một BHN khác
đến HN bằng micro, QUAY PHIM, RỌI ĐÈN v.v.. hoàn cảnh lúc đó rất hỗn tạp.
Trong trường hợp này BHN phải Xử Lý Như thế nào? HN tiếp tục hay đình chỉ việc
HN để ra về .
Trả lời: Trước khi hộ niệm cho một người cần phải làm việc cụ thể với
gia đình. Nếu gia đình không chịu những điều kiện của BHN thì xin đừng phan
duyên.
Trường hợp này là do BHN chưa làm việc cẩn thận, rõ ràng mới đưa đến tình trạng
lỡ cỡ khó xử về sau. Thôi rút kinh nghiệm, mất lòng trước được lòng sau. Phải
ra điều kiện trước để khỏi bị phiền sau vậy.
Hiện có nhiều nhóm hộ niệm không biết học theo cách nào, đã thực hiện nhiều
cách không đúng pháp đúng lý, như dùng dao búa, dùng đèn, dùng chú, làm phép
này nọ v.v… Có nhiều người dùng cách cầu siêu để hộ niệm. Tất cả những điều
này gây trở ngại cho người chết bị mất phần vãng sanh.
Phải dặn dò trước, hễ người nhà không làm đúng cách thì mình nên lặng lẽ ra về,
chứ không có cách nào khác hơn.
Chụp hình, lóe đèn, quay phim chiếu đèn vào người chết, ồn ào, náo loạn… đều
không tốt. Muốn quay phim thì phải thật yên lặng, không được chen qua chen lại
để quay phim, không được làm động tâm người hộ niệm và nhất là động tâm người
bệnh.
Quyết định cấm chỉ chuyện chụp hình là hay nhất. Không được dùng đèn pha vào
mặt người bệnh hay thân xác để quay phim… Không được kéo dây điện làm vướng
bận người hộ niệm, v.v…
Hộ niệm không phải hát cải lương, đâu phải diễn kịch, đâu cần phải la lớn tiếng
đến nỗi phải dùng micro, hệ thống âm thanh? Nhất định không tốt.
Nếu người nhà không tuân chỉ, không chịu tạo khung cảnh trang nghiêm, nghĩa là
họ không tha thiết muốn người thân của họ được phước phần giải thoát, thì người
HN cũng đành chịu thua. Vui vẻ bái chào ra về, chớ nên phiền lòng hoặc miễn
cưỡng hộ niệm.
Nhiều người cũng muốn mình hộ niệm mà cũng muốn tìm cách hô hấp, ép ngực, đụng
chạm vào thân xác thì có hộ niệm cũng không thâu được kết quả tốt đâu.
A-di-đà Phật
Hỏi số 66: người KHAI THỊ
ĐANG DÙNG HAI NGÓN TAY ĐỂ KÉO MÍ MẮT TRÊN của người được HN và nói CON GIÚP BÀ
MỞ MẮT ĐỂ NHÌN PHẬT NHA ! (lúc đó Bà đang bị mê không biết gì hết ) .Qua hành động
trên Diệu Trúc không biết người KHAI THỊ này làm có ĐÚNG PHÁP KHÔNG?
Trả lời:
Khi người bệnh mệt mỏi, đau lưng, mỏi cổ, chóng mặt… người
hộ niệm có thể phương tiện xoa bóp chút ít giúp cho người bệnh cảm thấy thoải
mái một chút cũng được. Những việc này người thân trong gia đình nên thường làm
trong khi chăm sóc bệnh nhân.
Những khi bệnh nhân nằm ác mộng, thấy những cảnh giới xấu, khiến cho họ phải
hoảng hốt, lo sợ, đổ mồ hôi, thần sắc bất an, không thể nhiếp tâm niệm Phật
được… người hộ niệm nên đánh thức bọ dậy, dùng lời an ủi, vỗ về, ủy lạo, có
thể cầm tay, nắm chặt tay họ để niệm Phật giúp người bệnh mau chóng thoát cảnh
sợ hãi, lấy lại bình tĩnh mà an lòng niệm Phật.
Còn trong trường hợp mê man bất tỉnh thì nên khuyên con cháu trong nhà lạy Phật
cầu Phật gia trì, cầu giải oan gia trái chủ, cầu sám hối cho người bệnh thì hay
hơn. Có thể khai thị lớn tiếng một chút để may ra người bệnh nghe được mà giác
ngộ, sực nhớ lại câu Phật hiệu để niệm theo.
Vạch mắt người bệnh có vẻ mạnh bạo quá, ép buộc quá, có thể làm họ bực mình,
nên tránh là tốt hơn.
Khi đang hấp hối, đang lâm chung, nên tránh đụng chạm. Cần khai thị nhắc nhở
niệm Phật. Cần thêm nhân sự để niệm Phật. Đừng nên ồn ào, kéo ghế kéo bàn,
không được khóc lóc, kêu réo, cầm bình tĩnh và thành tâm niệm A-di-đà Phật cầu
Ngài tiếp dẫn.
Hỏi số 67:
Người được HN là một em bé hơn 10 tuổi bị bệnh Ung Thư chờ
chết . Em chịu niệm Phật và phát nguyện Vãng Sanh nhưng lại đòi mua đồ chơi.
Theo Anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?.
Trả lời:
Hộ niệm cho một người, luôn luôn tìm
cách thỏa mãn những yêu cầu của họ. Một đứa bs 10 tuổi thích đồ chơi là chuyện
bình thường, trước lúc chết các em còn thích được chiều chuộng, thích người
chăm lo, thích người thương yêu bảo vệ… tất cả đều là chuyện bình thường,
Người lớn mà đôi khi còn thích như vậy, huống chi là trẻ em.
Cho nên, hãy mua đồ chơi cho nó và nói rằng về Tây phương muốn có đồ chơi gì
thì có liền, không cần đi tìm mua như ở đây. Thần thông đạo lực ở Tây phương vi
diệu, bay lựon khắp không trung, muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, muốn cái nhà
bay lên không thì cái nhà bay lên không… muốn cái gì được cái đó. Còn ở đây,
mấy thứ đó chơi làm de chơi tạm vài bữa thì hư, đâu có gì hay,… Lợi dụng sở
thích của em mà khuyên tấn thêm, chứ không phải ngăn các em nhé. Đây không phải
là chấp trước, mà lợi dụng sở thích để hướng dẫn, khuyến khích.
Một em bé mà biết niệm Phật, biết cầu VS thật sự là tốt lắm rồi. Hãy tận dụng
tâm lý để thuyết phục và uyển chuyển khuyên nhắc mới thành công được.
Hỏi số 68:
Khi Hộ Niệm người KHAI THỊ có cần thiết ngồi KHAI THỊ LIÊN
TỤC ( ngồi gần nói nhỏ và các thành viên vẫn niệm Phật) hay chỉ KHAI THỊ như
Anh hướng dẫn trong các đĩa HN cho cô Kim Phượng , Cụ Hồ Thi Lan v v…
Trả lời:
Câu hỏi này hay lắm! Hãy chuyển câu
trả lời của Diệu Âm đến rất nhiều người đang hộ niệm nhé.
Nhiều ban hộ niệm, Diệu Âm thấy người khai thị nói liên tục bên tai người bệnh.
Đây là điều không tốt, dễ làm người bệnh loạn tâm, tức bực, hoặc khó chịu. Có
nhiều khi vì mình nói hoài, bắt họ phải chú tâm nghe hoài, làm họ bực mình, tự
ái, phiền não… mà không muốn mình Hộ Niệm nữa đó.
Khoảng 1 giờ hoặc 30 phút nhắc nhở một lần là đủ rồi. Nếu người có tín tâm
vững, có phát nguyện tha thiết, thường ngày biết niệm Phật tu hanh nhiều,
v.v… thì nhiều khi khỏi cần khai thị nữa. Xin mọi người hãy nhiếp tâm niệm
Phật để người bệnh cũng nhiếp tâm niệm theo thì tốt hơn.
Cụ Hồ Thị Lan, khi Diệu Âm tới thì cụ đã bị mê man nằm im thiêm thiếp. Hỏi gia
đình thì biết Cụ không niệm Phật tốt mấy, con cháu trong gia đình chưa vững lắm
về pháp Phật,… chính vì vậy mà Diệu Âm khuyên giải khá nhiều, nhưng ít ra
cũng 30 phút mới nói một lời ngắn. Coi trong video thấy nhiều là do họ niệm
nhiều lần, và người quay phim quay nhap lại, không có chia ra mà thoi.
Sau khi cụ tắt hơi, thấy thoái tướng không được tốt, nên trong 4 giờ đầu Diệu
Âm nói thêm. Khi thấy tướng đã chuyển đổi thì Diệu Âm an lòng ra về… Trước
khi ra về có dặn mấy dòng tự tiếp tục niệm Phật là đủ, không cần nói thêm gì
nữa.
Riêng Cô KIM PHUONG, như mọi người đều biết, cô bị chướng nạn rất nặng nên Diệu
Âm phải cố gắng hết sức để điềuu giải oan gia trái chủ, (chắc VT đã biết chứ?).
Điều giải xong việc oan gia nhập thân thì cô mới ra đi được. Khi cô ra đi rồi,
trong vòng 2 giờ đầu,vẫn cần sự hướng dẫn để ngừa các chướng nạn vẫn đeo theo
cô. Đây là điều tốt. Đến khi thấy rõ sự chuyển tướng khá rõ rệt, đây là điều
cảm ứng tốt, nên Diệu Âm an tâm ra về.
– Có nhiều cuộc hộ niệm, người khai thị nói nhanh quá, nói cứng quá, nói cao
ngạo quá, hoặc sơ ý không giữ sự thành kính với Tam Bảo, hoặc nói quá cứng khi
hoà giải oan gia trái chủ… đây cũng là điều không tốt lắm, cần nên chú ý sửa
chữa lại.
– Có nhiều khi người HN nhắc nhở mà có tình cảnh bắt buộc người bệnh phải niệm
theo, cứ lật đầu người bệnh, bắt họ phải mở miệng niệm theo, ép buộc họ phải mở
mắt ra nhìn tượng phật,… đây cũng là điều không tốt. Nếu thấy người bệnh cứ
ngủ hoài, thì lâu lâu cũng nên nhắc nhở họ cố gắng vùng lên kiên cường niệm
Phật, vui vẻ khích tấn là điều tốt. Tuy nhiên, nhiều khi người bệnh quá mệt mỏi
thì cũng phải cho họ nghỉ một chút, hoặc khuyên họ thầm niệm theo. Chu ý giúp
họ giữ vững ý nguyện niệm Phật, chứ không thể bắt buộc họ được.
– Nhiều người hướng dẫn người bệnh mà cứ hỏi nhiều quá, bắt bệnh nhân phải trả
lời liên tục. Không tốt. Hãy nên nói ngắn, vui vẻ một vài phút là đủ, rồi niệm
Phật là được. Hỏi người bệnh nhiều quà làm họ dễ loạn tâm.
– Khi hướng dẫn, khai thị, không nên mở ra những vấn đề gì lạ, hoặc làm cho
bệnh nhân khó trả lời. Nếu lỡ mở ra một câu hỏi nào, người bệnh chưa kịp trả
lời hoặc suy nghĩ, thì chính người khai thị phải nhanh chóng trả lời giùm cho
người bệnh liền, đừng để họ suy nghĩ hoặc phiền não. Ví dụ: mình lỡ hỏi:
Cụ muốn nằm đây hay muốn về Tây Phương? Gặp người vui vẻ thì họ trả lời được,
có người họ cảm thấy khó chịu vì họ nghĩ rằng mình khinh thường họ. Thấy vậy,
đã lỡ hỏi, thì phải nhanh chóng tự giải quyết liền:
Ở đây khổ quá Cụ ạ, đau đớn, nhức mỏi, hãy mau về Tây phương với A-Di-Đà Phật
tận hưởng sự sung sướng, thành Bồ-tát, thành Phật nghen, v.v… va v.v…..
– Tập nói cho thật tự nhiên, cũng đừng quá vội, quá nhanh, cũng đừng quá nhừa
nhựa, tấn, khích lệ… Những khả năng này sé phát triển dần theo kinh nghiệm.
Thường những lần đầu thường nói vấp víu, nhưng không sao đâu, từ từ sẽ tốt
dần…
Hỏi số 69:
Sau khi tụi em niệm được vài tiếng, 3-4 hours gì đó thì gia
đình đó có mời 1 vị tới … vị đó tới thì bắt đầu đụng vào thân thể của người
quá cố, tìm hơi ấm, vẽ chữ lên tay chân v.v… Khi em thấy vậy thì nhóm tụi em
liền rút lui ra về vì cảm thấy không hợp với phương pháp trợ niệm của Tịnh Tông
Học Hội. Sau đó em có nghe các đồng tu khác kể lại là vị đó dùng tay ấn vô trán
của người quá cố suốt buổi, và lúc đó …. CD lên mọi người niệm Phật theo,
niệm rất nhanh…. Vì em cảm thấy phương pháp làm như vậy có thể ảnh hưởng tới
việc vãng sanh……
Trả lời:
Trên thế gian này có rất nhiều cách
hộ niệm khác nhau. Diệu Âm chỉ biết cách hộ niệm cho người lâm chung vãng sanh
vế Tây phương cực lạc của Tịnh tông học hội, đây cũng Phương pháp của chư Tổ
Tịnh Tông ứng dụng xưa nay cứu gười vãng sanh Tây phương cực lạc. Phươg pháp
này là sự ứng dụng kinh Phật một cách cụ thể, chính xác và rất đúng theo các
kinh A-di-đà, Vô lượng thọ, quán vô lượng thọ và các kinh đại thừa khác.
Còn những cách hộ niệm khác thì vì không biết cho nên không dám bàn tới!
Trước đây Diệu Âm có đọc qua những cách gọi là trợ niệm rất lạ lùng, ví dụ như
người hộ niệm lấy tay chận động mạch máu chính ở cổ của người bệnh, chỉ cho máu
chạy lên đầu, không cho máu chạy xuống dưới (?). Phải tạo một vết thương cho
chảy máu để thần thức theo đó mà xuất ra, v.v… những phương cách này nghe qua
quá nguy hiểm! Mất tự nhiên! cũng không biết bắt nguồn từ đâu? Nên Diệu Âm
quyết định không dám theo!
Có một sách khác trình bày cho người bệnh nghe đến những cảnh giới rất ghê sợ!
Những người bình thường nghe đến nhiều khi cũng phải sợ rợn tóc gáy huống chi
là người sắp chết. Điều này trái với cách hộ niệm của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông
thì làm cho người ra đi an lành, vui vẻ, ứng theo kinh gọi là tâm bất điên đảo,
còn ở đây thì ngược lại. Thấy vậy Diệu Âm không dám theo.
Có nhiều cách gọi là “Hộ niệm”, nhưng thực ra hình thức giống là pháp
chiêu hồn, lên đồng, pháp cầu siêu sau khi chết, v.v… chứ không phải hộ niệm
vãng sanh.
Có những pháp hộ niệm người chết, nhưng không phải giúp cho người sắp bỏ báo
thân vãng sanh Cực lạc quốc của Phật Adiđà, mà họ giúp cho ngưòi chết thoát
được cảnh giới xấu nào hay cảnh đó, nhất là ba đường ác, và cầu cho người đó
tái sanh trở lại làm người, hoặc cũng có thể thành các vị Thần (A-tu-la), chứ
không phải về nước cực lạc, v.v….
Tất cả những cách hộ niệm khác lạ này Diệu Âm không biết rõ, nên không dám phê
bình đến. Chư vị muốn biết phải tự tìm hiểu lấy và nếu đem áp dụng thì đúng hay
sai quí vị phải tự chịu trách nhiệm lấy về vấn đề nhân quả. Trong đời Diệu Âm
đã chứng kiến tận mắt rất nhiều cuộc niệm Phật vãng sanh, thoại tường tốt bất
khả tư nghì, người ra đi theo Adiđà Phật về tây phương, thật đúng như kinh Phật
dạy. Thấy vậy Diệu Âm quyết lòng tin theo pháp hộ niệm của Tịnh tông và nhiệt
lòng tuyên dương pháp này để cứu người vãng sanh. Quyết lòng không dám thay
đổi, cũng không dám hiếu kỳ, hay bắt chước người khác thí nghiệm những phương
pháp lạ.
Nhắc lại, Phưong pháp hộ niệm của Tịnh Tông là giúp cho người sắp xả bỏ báo
thân niệm câu Adiđà Phật cầu sanh Tịnh độ. Nếu người đi làm được ba điều
Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ, hơn nữa được trợ niệm cẩn thận thì hình như người nào
cũng ra đi an nhiên, nhiều tướng lành hiện ra bất khả tư nghì. Dựa vào kinh ấn
chứng ta tin tưởng người đó được vãng sanh Cực lạc. Hiện tại ỏ VN hiện tượng
này đã xảy ra khắp nơi, hàng ngày, thật là một cơ duyên thù thắng cho người VN.
Những điều cấm kỵ căn bản là:
* trong vòng 8 giờ từ lúc tắt thở,
– Không được đụng chạm vào thân xác người chết.
– Không được hiếu kỳ sờ mó, thăm dò hơi nóng
– Người thân kiên cữ khóc lóc
Trường hợp nêu ra trong câu hỏi này thì thân xác đã bị đụng chạm, bị vẽ vời, bị
ấn vào trán để làm phép gì đó, v.v… nghĩa là bị đụng chạm quá sớm sau khi tắt
thở. Đây là điều không hợp với cách hộ niệm của Tịnh tông.
Hỏi rằng, đó là phưong pháp gì? Có đúng không? Thần thức được vãng sanh không?
Có bị nạn gì không? Sẽ đi về cảnh giới nào? … Xin thưa rằng, Diệu Âm không
biết. Chỉ biết chư Tổ Tịnh độ cấm làm như vậy!
Hỏi số 70:
Thầy
tôi cũng tu theo pháp môn TỊNH ĐỘ đó chứ, nhưng không hiểu sao giáo lý lại
không sâu rộng như PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG và chư vị, phần lớn phật tử trong chùa
bây giờ đều đi lạc đường hết vì không có một người nào hướng dẫn đúng đắn hết,
nếu thầy TỊNH KHÔNG mà có thể đến VIỆT NAM khai thị thì phước đức vô lượng vô
biên cho phật tử tại Việt Nam.
Trả lời:
Xin đạo hữu không nên phân biệt như vậy. Nên nhớ mỗi người
có mỗi hạnh, mỗi người có mỗi vị trí khác nhau.
Ngài Tịnh Không có cái hạnh giảng pháp (Giảng Pháp Tam Muội). Ngài giảng rất rõ
ràng chi tiết cho tất cả chúng sanh hiểu đạo mà tu hành. Ngài không bao giờ
giảng nửa vời, vừa giảng vừa dấu, úp úp, mở mở. Nghĩa là trong lòng có bao nhiêu
nói ra hết để mong chúng sanh hiểu thấu đáo mà tu hành.
Diệu Âm nghĩ rằng, nếu Ngài về Việt Nam được thì tốt. Nhưng tốt hơn là người
nghe pháp để tu, chứ không cần gì Ngài phải về Việt Nam. Băng pháp của Ngài
nhiều lắm, hãy sưu tầm mà nghe và làm theo là được. Gặp Ngài chưa chắc mình hỏi
được gì, vì Ngài nói tiếng Tàu.
Còn việc Phật tử đi lạc đường, đây là chuyện rất phổ thông trong thời nay.
Chính là vì người giảng pháp không giảng thấu đáo cho đệ tử tu hành. Rất nhiều
người suốt một đời công phu, đến trước giờ tắt hơi cũng không biết đi về đâu,
không biết lời nguyện nào để thành đạo, lời nguyện nào phải bị trầm luân trong
luân hồi lục đạo. Nhiều người tu hành rất giỏi nhưng tu càng giỏi thì tâm càng
ngạo mạn, không chịu theo kinh Phật phụng hành, tự nghĩ ra cách tu riêng của
mình, dẫn chúng sanh đi lạc đường, mất phần giải thoát. Nhiều lắm.
Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm vọng tưởng thì theo cảnh vọng. Tâm cống cao thì dù
tu hành có giỏi cho mấy, nhiều lắm là theo loài A-tu-la (quỉ thẩn) là cùng. Tâm
mơ hồ chắc chắn phải bị cảnh mơ hồ trói buộc. Tu hành dù có giỏi cho mấy, mà
không rõ đường đi vãng sanh thành Phật, cũng chỉ hưởng chút phước nhân thiên là
cùng, mà thực ra, chưa chắc đã hưởng được phước báu nhân thiên. Vì sao vậy? Vì
một niệm cuối cùng nó xác định tương lai. Một ý niệm sân giận con cháu, sân
giận đệ tử, sân giận người khác làm xấu, v.v… thì chính ta đi tuột xuống địa
ngục. Tham lam đi theo Ngạ quỉ, ngu si lọt vào hàng bành sanh. Đạo hữu cố gắng
nhớ kỹ lời này cố gắng bỏ lan tạp khi sân giận, tham dâm, mê muội, cạnh tranh,
ganh tỵ, nói xấu người này người nọ. Có vậy tâm của mình mới thanh tịnh, thoải
mái.
Người tu hành mà thấy ai làm điều gì cũng chê bai, gặp gì cũng bài xích, chống
hết người này đến người khác … thì dù hình tướng có là gì đi nữa cũng không
phải là bậc chân tu hạnh đâu. “ Nhược chơn tự đáo nhơn. bất kiến thế gian quả”
(nếu là người chơn chánh tu hành, không được nhìn lỗi của người khác). Ấy thế
mà có nhiều người cứ tìm lỗi lầm của người khác để chống báng. Thậm chí, nhiều
khi, họ không có lỗi mình cũng tìm cho ra lỗi để chửi bới, bài xích… Đây là
điều rất phổ biến của người thường tục. Tệ hại lắm.
Người tu hành mà tâm không từ bi hỷ xả, cố chấp thì nhất định không phải là bậc
chân tu hạnh.
Ta tu hành phải tránh xa điều này. Muốn vãng sanh, Đạo hữu
nên cố gắng chú ý những điểm này. Cứ thế chứ không cao xa đâu (và xin nói rõ,
đây là nói chung để biết, chứ không phải dạy đạo hữu đâu nhé)…
Nói thêm, trước khi chết mà không biết hộ niệm, cứ cầu xin bác sỹ chữa trị, cứ
nói “còn nước còn tát”, v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!
Vừa chết xong thì bị đưa xác vào nhà xác, ướp lạnh, chích thuốc chống rã thân
xác, cố gắng giữ các xác được lâu khỏi bị thúi cho con cháu tựu về nhìn, khóc
lóc v.v… chắc chắn sẽ bị hại thê thảm.
Chết xong thì đụng chạm vào xác thịt, ôm nắm, níu kéo, bị con cháu tắm rửa,
thay quần áo, đụng chạm vào thân xác, v.v… khóc lóc, than thở, gào thét… tất cả
đều gây đau đớn, khốn khổ, buồn bã, luyến tiếc, khủng hoảng… cho người bệnh.
Tạo ra cơ duyên bị đọa lạc. Chắc chắn sẽ bị hại thê thảm.
Nhiều người tu hành suốt đời mà không hiểu được đạo lý này. Thật đáng thương.
Cho nên, biết “Đạo” mới giải thoát, không biết “Đạo” bị đọa lạc. Đạo này chính
là đường niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ, rồi chuẩn bị hộ niệm cho nhau để cứu
nhau vãng sanh, chứ “Đạo” không phải là tụng kinh gõ mõ đâu.
Hỏi số 71:
Người được HN là một Ông Cụ 89 tuổi đã được HN niệm gần một
năm, mỗi tuần hai lần, mỗi lần 1giờ. Ông vẫn còn tỉnh táo chỉ không đi được
thôi và phát âm khó nên thường niệm thầm theo BHN. Ông và gia đình đều rất
thành tâm,nhưng gần đây Ông hay bị HÔN TRẦM trong giờ HN.
Bên cạnh ông luôn luôn có một con chó đi theo, bất cứ ai lại gần nó đều không
bằng lòng. Vì BHN quen thuộc rồi nên nó không cắn. Như anh đã hướng dẫn trong
các buổi nói chuyện về HN. VT sợ chú chó sẽ là chướng ngại khi Ông LÂM CHUNG.
Theo Anh trường hợp này nên xử lý như thế nào?(BHN và gia đình của Ông cần làm
những gì ?)
Trả lời:
Cảm ơn Văn Tập, em đã hỏi 1 câu hỏi
rất hay, rất đặc biệt, rất cần cho người đi HN và gia đình người bệnh, nhất là
ở thôn quê VN.
Câu hỏi có mấy vấn đề riêng rẽ.
1) Ông cụ lâu nay tỉnh táo, nhưng gần đây lại hôn trầm trong giờ HN.
– Có thể là gần đến giai đoạn cuối cùng nên ông thường rơi vào trạng thái hôn
mê chứ chưa chắc là hôn trầm lúc HN đâu. Ngườì nghiệp chướng nặng, trước lúc
lâm chung khó tránh khoỉ cảnh này. Không những hôn trầm, mà coi chừng nhiều khi
bị oan gia traí chủ tấn công đến thất điên bát đảo trong tâm mà mình không hay
đó! Đây là chuyện thường tình chứ không có gì đặc biệt.
Hãy khuyên gia đình ăn chay, phóng sanh, làm thiện, bố thí, cúng dường, niệm
Phật, v.v… hồi hướng công đúc cầu giaỉ oan gia trái chủ, giaỉ nghiệp cho ông.
Thường lạy Phật, cầu tam bảo gia bị, và thành tâm thay cho ông sám hối nghiệp
chướng. Tuyệt đối không sát sanh hại vật.
Nếu ông cụ nằm lâu năm quá, hãy chăm sóc kỹ một chút, có thể ông mệt mỏi quá mà
sanh ra như vậy. Hãy xoa bóp các khớp xương, xoa lưng, các huyệt ở thái dương,
sau ót, vai, bóp tay chân để maú huyết lưu thông tốt hơn. Xoa bóp trên đầu
nhiều một chút để tránh chóng mặt nhứt đầu, tránh hôn trầm. Nên cho uống nước
nhiều một chút để khỏi bị thiếu nuớc mà kiệt sức. Ăn uống hỏi cần kiên cữ nữa
làm chi (hẳn nhiên là ăn chay mới tốt nhé).
Khuyên ông cụ mau mau sám hối nghiệp chướng, ngày đêm niệm Phật cầu vãng sanh.
Mau mau buông xả, đừng lưu luyến gì khác, vì ngày giờ ra đi không còn xa nữa
đâu. Con cháu trong nhà phải tích cực hỗ trợ đuờng vãng sanh cho ông cụ, nếu
con cháu không hỗ trợ thi coi chừng bị trở ngại lớn đó.
Và, đây cũng là một bài học rất hay, người tu hành chớ nên ỷ lại. Bây giờ thì
lý luận trên mây xanh, chứ lúc cuối đời thì coi chừng mê man bất tỉnh. Triệu
triệu người tu hành, khó tìm ra 1 người thoát sanh tử là do chuyện này đây.
Vậy thì mau mau buông xả, đừng chấp, đừng chê, đừng luyến lưu, đừng tham sân si
nữa. Hãy mạnh dạn buông tất cả xuống để tìm đường V/S về với Phật A-di-đà. Tất
cả yêu thương, giận hờn, ganh ghét, v.v… trên đời này đều có duyên nợ cả.
Người biết tu hãy biến tình yêu thành tri kỷ, biến thù hận thành bạn hiền. Hãy
quyết lòng chuyển tất cả những duyên nợ này về Tịnh độ hết đi, để chúng ta cùng
nhau về Tây phương thành Phật độ chúng sanh thì hay hơn. Đây chính là vì chúng
ta yêu thương nhau đó.
Đời là khổ, người tu hành biết khổ thì hãy mạnh dạn lià khổ ra để đi về cõi Cực
lạc, đây gọi là “cát ái”, có cát aí mới thoát ly Ta-bà, mới thoát
được nghiệp, mới tránh được cảnh hôn mê ở giây phút cuối cùng.
2)Bên cạnh ông luôn luôn có một con chó đi theo, bất cứ ai gần nó đều không
bằng lòng. Đây là điểm chính của vấn đề, nêu lên câu hỏi này rất hay.
Nếu VT đọc kỹ trong Khuyên Người Niệm Phật, thì có chỗ Diệu Âm đã nói đến vấn
đề này rồi. Nhưng mấy ai đọc hết được bộ Khuyên Người Niệm Phât, mà có đọc rồi
cũng nên nêu chuyện này ra. Biết mà cũng hỏi là chủ yếu giúp cho nhiều người
cùng biết, thì câu hỏi này thuộc về loại “Vì lợi ích chúng mà hỏi”,
công đức vô lượng.
Nhiều người hộ niệm mà không chú ý đến chuyện này, nhiều khi công phu hộ niệm
cả năm trường bị phá hỏng bởi 1 con chó, 1 con mèo trong nhà. Thật đáng tiếc,
và nhất là, rất tội nghiệp cho người chết!
Ông cụ thương con chó, con chó thương ông cụ, nó cứ bám sát theo ông cụ để bảo
vệ cho ông cụ, thì đây thật sự là một chướng ngại rất lớn cho đường V/S của ông
cụ. Thương là “ÁI”, nhớ là “LUYẾN”. Luyến ái
con chó thì thật sự là hiểm họa cho kiếp số trong tương lai!
Trước khi hộ niệm, những lời dặn dò gia đình, có điều yêu cầu gia đình, nếu có
nuôi chó, mèo, nói chung là gia súc, thì phải nhốt chúng lại, không được để
chúng đi tự do, nhất là chó, mèo.
Nếu không làm nhốt được thì phải đặc biệt lưu ý coi chừng chúng, đừng để chúng
lại gần, nhất là lúc lâm chung, vừa tắt hơi.
Hơn nữa, không được để chúng lai vãng trong suốt thời gian hộ niệm sau khi tắt
thở cho đến khi thật sự an toàn vang sanh.
Lưu ý canh chừng không an toan bằng nhốt lại. Ở đây không những không nhốt mà
còn để con chó kèm theo sát bên người sắp chết thì thật là đại nguy hiểm!
Nên nhớ, lúc tắt hơi xong, ta thì không thấy gì cả, chứ coi chừng con chó nó
thấy rất rõ ông chủ nó đang làm gì, đang bị chướng ngại gì, đi đâu, có bị ai hà
hiếp không, nó có thể thấy những hình ảnh mà ta không thấy, v.v… Nó có thể
phản ứng rất mạnh, nhanh chóng, hung dữ… không ai có thể cản ngăn nó được
đâu. Ví dụ, nó nhảy vô vồ tới chụp cái xác, cấu xé cái xác người chết (thật ra
là nó có thể hiểu lầm, hoặc còn nhiều nguyên do khác nữa…), nếu vậy, thì chắc
chắn mất V/S, mà còn tạo cảm giác kinh hoàng cho người chết nữa, đưa đến chỗ
đọa lạc. Hậu quả chắc chắn không tốt!
Cho nên, phải khuyên người nhà nhốt nó lại, nếu không nhốt được thì nhờ thú y
họ cho thuốc mê trước để nhốt. Khuyên ông cụ phải biết xa con chó ra, không nhớ
nó nữa. Lúc chết mà nhớ thương con cháu còn bị trở ngaị thay, huống chi quyến
luyến con chó!
Xin đừng để quá trễ!
Câu hỏi này cũng là dịp nhắc nhở người HN, khi hộ niệm phải chú tâm coi chừng
mèo chó. Bên này xem chừng bên kia, nếu thâý có mèo chó tới thì đứng lên chận
chúng lại, hay đuổi chúng đi.
Hỏi số 72:
Khi Hộ Niệm cho người LÂM CHUNG nếu người đó đang CÓ THAI
thì chúng ta phải KHAI THỊ như thế nào?Để cho người đó dễ dàng VÃNG SANH… Đứa
con trong bụng thì như thế nào?
Trả lời:
I) Mạng sống còn hay hết là do phần
số của người đó, chúng ta hộ niệm không phải làm cho
họ chết sớm hay hay đoạn căn mệnh của họ. Khi mạng số hết thì người đó phải ra
đi. Còn chuyện dễ vãng sanh hay khó vãng sanh đều tùy theo mấy yếu tố sau (xin
nhấn mạnh điều này, chết và vãng sanh là hai chuyện khác nhau),
1/ Người ra đi có tin tưởng pháp niệm Phật vững vàng hay không? Có phát nguyện
vãng sanh tha thiết hay không? Hai yếu tố này rất quan trọng. Và họ có quyết
tâm thành tâm niệm A-di-đà Phật hay không?
Nếu tin vững và tha thiết thì việc niệm Phật trở nên dễ dàng, dù cho người bệnh
mệt quá không niệm Phật được, người hộ niệm sẽ niệm rõ ràng và người bệnh âm
thầm lắng tai nghe theo và niệm thần trong tâm cũng được VS.
2/ Người thân nhân trong gia đình có quyết lòng hộ niệm hay không? Nếu gia đình
có lòng tin và hỗ trợ sự hộ niệm như lý như pháp thì dễ càng thêm dễ. Nếu người
thân không hỗ trợ dù cho người ra đi có đủ Tín-Nguyện-Hạnh cũng bị chướng ngại,
đôi khi cũng đành chịu thất bại!
3/ Người Hộ Niệm có như lý như pháp hay không? Khuyên rằng, đừng nên thêm bớt
nhiều quá, pha chế nhiều quá, tâm không thành, khả năng hướng dẫn, nói nhanh
quá, tự cao ngã mạn, ý thị, làm người bệnh phiền não, v.v… sẽ làm giảm năng
lực hộ niệm.
Cho nên vấn đề dễ hay khó tùy thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh chung quanh có
thuận lợi hay không. Và nhất là người hộ niệm nên thường xuyên xem lại những
đoạn phim hộ niệm của mình rồi tự phát hiện sai lầm để sửa chữa, bổ khuyết…
II) Vấn đề đang có thai. Diệu Âm đề nghị mấy điểm.
1/ Nếu thai đã nhiều tháng: Hài nhi có thể sống được, nuôi dưỡng được, mà nguời
mẹ bị bệnh ngặc nghèo bác sĩ không thể cứu chữa được nữa, thì chúng ta nên hỏi
ý kiến bác sĩ. Sản khoa ngày nay họ có thể giúp cho người mẹ sanh sớm hơn bình
thường và hài nhi có thể nuôi dưỡng trong những điều kiện đặc biệt và đứa bé
vẫn lớn bình thường.
Nói chung, việc thai nhiều tháng thì nên hỏi ý bác sĩ, (bác sĩ quyết định). Nếu
có thể cho đứa bé sanh ra thì nên làm điều này.
2/ Nếu thai còn nhỏ quá, không thể sanh được, mà người mẹ phải sắp chết thì hộ
niệm, Diệu Âm đề nghị nên thêm mấy điều sau:
– Hộ niệm cả mẹ lẫn con trong bào thai luôn. Nghĩa là ta luôn nghĩ đến người trong
bào thai và mong được vãng sanh với mẹ.
– Hướng dẫn người mẹ niệm Phật, dặn người mẹ nghĩ đến đưá con trong bụng, cầu
mong nó được đồng thuận để cùng V/S về Tây Phương.
– Khai thị thì cũng vậy, cầu nguyện cho vị trong bào thai cùng niệm Phật cầu
sanh Tịnh độ. Giảng nghĩa rằng cái duyên làm mẹ làm con này trong đời này quá
ngắn ngủi, đây cũng là do nhân duyên quả báo, tất cả đều có số phần. Đặc biệt
trong cái duyên thù thắng này hãy cùng nhau buông bỏ tất cả nợ đời, cùng nhau
niệm Phật cầu vãng sanh. Cầu nguyện cả hai đều vế Tây Phương thành đạo.
– Khi hồi hướng đều hồi hướng cho cả mẹ lẫn người trong bào thai.
– Khuyên người mẹ phải quyết lòng niệm Phật, nhiếp tâm, vì mẹ niệm cho con niệm
Phật theo, mẹ niệm chính là hai mẹ con cùng niệm. Mẹ vãng sanh thì con cũng hi
vọng vãng sanh, chứ chưa dám chắc chắn, (Vì vấn đề này còn khá nhiều điều cần
phải rõ hơn. Diệu Âm hiện chưa rõ lắm, không dám nói bừa. Sẽ hỏi rõ thêm, khi
rõ rồi sẽ trả lời tiếp). Nhưng chắc chắn rằng là con của một vị Bồ tát thì
không thể không hưởng một đại thiện lợi, đại phước báu. Chắc chắn sẽ giải quyết
rất nhiều chướng nạn, tạo nhiều duyên tốt đẹp để giải thoát. Còn nếu mẹ không
được VS thì cả mẹ lẫn con lại kết thêm duyên nợ sanh tử mới, rất khó về sau.
– Khi mẹ mãn báo thân, trong các buổi niệm Phật, tụng kinh,… nên hồi hướng
cho vong nhi (thai), các tuần thất cầu siêu nên cầu siêu luôn cho vong thai.
Việc cầu siêu, nghi thức nên hỏi quý Tăng Ni Sư.
A-di-đà Phật
Hỏi số 73:
Ở chỗ cháu mọi người đang HN cho một ông khoảng 80 tuổi rồi,
ông đang ở với con gái, mà con gái của ông làm nghề ăn sáng hàng ngày sát hại
rất nhiều con Cua, vậy khi mọi người đến trợ niệm thì có chướng ngại cho việc
Ông vãng sanh. Nếu có chướng ngại thì có cách gì để hóa giải chướng ngại này
không ạ ?
Trả lời:
Sát sanh hại vật ảnh hưởng rất lớn
đến việc vãng sanh. Người con sát nhiều cua như vậy cũng là một chướng duyên
cho cụ. Nhất là trong lúc hộ niệm mà tiếp tục sát haị sanh vật thì khó lòng cầu
được sự cảm ứng.
Còn hộ niệm thì mình chỉ làm hết sức, và phải yêu cầu người nhà không được sát
sanh trong suốt thời gian hộ niệm và 49 ngày từ khi người bệnh chết.
Muốn hộ niệm cho cha mẹ vãng sanh mà con cái tiếp tục giết sanh vật không
thuơng tiếc, thì sự hộ niệm không có lòng thành. Hơn nữa sát sanh lúc hộ niệm
coi chừng bị thêm nạn oan gia trái chủ, vì thù trước thêm oán sau, họ có thể
đánh mạnh hơn nữa, thành ra việc hoá giải oán thân trái chủ không thể thành
tựu! Sát sanh chắc chắn là điều phải cấm cữ! Nếu người nhà không chịu ngừng tay
thì chúng ta đành phải từ chối hộ niệm vậy.
Vậy thì, người nhà phải ngừng sát sanh, phải thành tâm sám hối, thay vì tiếp
tục sát sanh thì hãy thành tâm phóng sanh để chuộc tội. Và từ nay về sau đừng
sát sanh nữa mới là tốt.
Hỏi : Có một Bạn đồng tu mới gia nhập BHN, vì người này chưa hiểu rõ về
đạo Phật nay muốn nhờ BHN bốc mộ theo nghi thức nhà Phật không muốn theo những
ông thầy cúng. Như vậy BHN có nên đi niệm Phật để giúp gia đình Họ không, xin
nhờ chú chỉ cho cách BHN phải biết làm như thế nào trong trường hợp này ạ ?
Trả lời:
Diệu Âm chỉ biết khuyên người niệm Phật và hướng dẫn hộ niệm
vãng sanh, không rành về việc bốc mộ. Xin hỏi quý Thầy thì hay hơn.
Thành thật không rành lắm, xin lỗi nghen.
Khuyên rằng, BHN chỉ chuyên nên vào một chuyện duy nhất là Hộ Niệm cho người vãng
sanh thì tốt nhất, những chuyện khác chớ nên xen vào, có vậy tâm chúng ta mới
thanh tịnh và làm trọn tâm Bồ-đề thiêng liêng cao cả của mình.
Khi hộ niệm xong coi như xong nhiệm vụ. Nếu gia đình có cầu mong chúng ta tiếp
tục niệm Phật hồi hướng công đức, thì cũng có thể làm được, bằng cách mỗi bữa
cộng tu gọi người nhà tới tham dự niệm Phật chung và sau cùng hồi hướng công
đức cho người đó. Đây cũng là cách giúp cho gia đình kết duyên sâu hơn vào pháp
môn Tịnh độ.
Người nhà muốn BHN hồi hướng công đức, nhưng họ không muốn tham gia công tu thì
ta cũng nên hồi hướng công đức cho người ra đi, nhưng tâm người trong gia đình
không thành, thì người đi cũng hưởng ít thiện lợi!
A-di-đà Phật
Hỏi số 74:
Người bệnh bị hôn mê rồi thì làm sao?
Trả lời:
– Thành tâm cầu nguyện oan gia trái
chủ xin hoá giải oán thù, cùng niệm Phật hộ niệm.
– Kêu gọi gia đình thành tâm lạy Phật cầu Phật gia trì cho ông vãng sanh.
– Xin phát tâm phóng sanh để hồi hướng công đúc cho oan gia trái chủ, cầu giải
nạn.
– Khai thị nên to tiếng một chút, nhấn mạnh việc ông sắp xả bỏ báo thân, mau
mau buông xả để niệm Phật, để may ra ông nghe được giựt mình và âm thầm niệm
Phật trong tâm.
Hỏi: Hôm nay gia đình ông ( 83 tuổi ) đã mua cá phóng sanh (nhưng họ
không biết mua cá nuôi). Ông cụ hôm nay đã rút ống, cho uống sữa qua đường mũi,
trực tiếp uống bằng miệng. Ban ngày, ông thường ngũ mê, ngáy to, nhưng ban đêm
lại tĩnh, đòi ăn và chịu Niệm Phật (theo lời chú Út của chị Hồng Nhung ). Ông
này, trước đây nằm ở BV Chợ Rẫy, là Dượng của chị Hồng Nhung. Ngày mai BHN sẽ
hộ niệm ban đêm, để ông có thể nghe khai thị và phát tâm Niệm Phật.
Trả lời: Quyết định quá hay, hãy chọn giờ nào người bệnh tỉnh táo hộ
niệm là tốt nhất.
Người bệnh mỏi mệt, thường cần ngủ nghỉ là chuyện thường. Nếu không cho họ ngủ
thì họ mệt quá không chịu đựng nổi. Nếu ép họ niệm Phật thì có thể họ phiền
não, đưa đến thaí độ bất cần, ù lì, không thích hoặc sợ hãi những buổi hộ niệm.
Cho nên, đừng thấy bệnh nhân ưa ngủ mà mình thất vọng, hoặc bắt ép bệnh nhân
phải thức để niệm Phật. Phải uyển chuyển nương theo sức khoẻ của bệnh nhân mà
cứu họ.
Quyết định chọn giờ bệnh nhân thức để hộ niệm là quyết định đứng đắn, rất hay,
tuyệt vời. Nên khai thị vui vẻ, vững vàng, tìm cách vực tinh thần người bệnh
dậy để phá tan tất cả mọi sự mỏi mệt, lo âu, buồn phiền, sợ sệt, phân vân… Cố
gắng dùng tâm lý hướng dẫn cho người bệnh an lòng, thèm muốn được sớm vãng sanh
về với A-di-đà Phật. Lúc đó người bệnh coi cái chết nhẹ nhàng, coi sự chết như
một ơn huệ, một cơ hội tốt để giải thóat cảnh khổ để về Tây phương Cực lạc
hưởng đời an vui sung sướng và thành tựu đạo quả.
Cụ thể là lời khai thị cần vui vẻ, lời nói tin tưởng,
– Ví dụ: cần nói, quyết phải sẽ được về Tây phương, (không nên nói: cố gắng lên
chứ về Tây phương không phải dễ lắm đâu, v.v…)
– Không nhắc thêm các điều tiêu cực, buồn, xấu (ví dụ nhắc các điều lỗi lầm của
bệnh nhân không tốt) v.v…
– Tránh các cử chỉ buồn kkổ: như thở dài, nói quá yếu ớt, nghẹn ngào, rơi nước
mắt, v..v…
Tiếp tục phóng sanh hồi hướng công đức. Bảo con cháu trong gia đình thường
xuyên lạy Phật cầu sám hối cho bệnh nhân, cầu A-di-đà Phật và Bồ-tát gia trì.
Thường khuyến tấn bệnh nhân, nói có quang minh của Phật Bồ tát gia trì, có
người đang hộ niệm an toàn, yêm tâm niệm Phật.
Khi người bệnh quyết lòng niệm Phật thì dễ phá cơn mê
A-di-đà Phật
Hỏi số 75:
Người cư sĩ bạn của người mất, có mời chúng em đến hộ niệm
trong vòng 8 tiếng, sau 8 tiếng thì người nhà của người mất gọi nhà quàng họ
xuống mang xác đi. Trong thời gian chờ nhà quàng xuống thì em thấy người cư sĩ
trưởng nhóm họ làm những việc sau đây, em không biết có đúng không em xin anh
giải thích.
Chẳng hạn như họ đọc Chú Đại Bi, đến Bát Nhã Tâm Kinh, xong tụng kinh A Di Đà,
chú Vãng sanh, và niệm Phật thêm để chờ người nhà quàng đến…
Em cũng có dự hộ niệm vài lần, nhưng chỉ thấy niệm Phật, từ 8-12 tiềng xong rồi
thôi chứ không có làm thêm phần tụng kinh, trì chú.Xin anh Diệu Âm hoan hỉ giải
thích giúp em giải toả những phân vân, để khi đi hộ niệm mình biết những gì
mình cần làm và những gì minh không nên làm để cho người ra đi không bị thiệt
thòi mất phần vãng sanh.
Trả lời:
Đọc chú Đại bi, tụng Bát nhã tâm
kinh, tụng kinh A-di-đà khi hộ niệm không có gì sai cả, nhưng thật sự để trực
tiếp giúp người lâm chung vãng sanh thì câu Phật hiệu là mạnh nhất, thẳng nhất,
trực tiếp chuyển cảnh giới cho người ra đi.
Trong kinh Vô lượng thọ, Phật dạt 10 niệm tất sanh. 10 niệm này là niệm 10 lần
danh hiệu A-di-đà Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc. Hãy quyết tâm giúp cho
người sắp chết niệm cho kỳ được 10 câu Phật hiệu cầu vãng sanh.
Tụng chú Đại-bi giải ách nạn, tiêu nghiệp chướng, tốt chứ không phải sai. Nhưng
trong một thời gian quá ngắn ngủi và cấp bách này, người bệnh khó có thể tụng
được để tiêu nghiệp. Dù có tụng được cũng khó nhất tâm trong tình huống quá cấp
bách, tứ đại phân ly đau đớn cùng cực! Khó nhất tâm tụng niệm thì làm sao tiêu
nghiệp!? Vấn đề là ở chỗ này.
Tụng Bát nhã tâm kinh để hiểu thấu lý không của chơn tâm tự tánh. Hiểu được lý
không này thì thành Phật. Nhưng thưa thực rằng, chính người còn đang khỏe cũng
chưa chắc đã hiểu thấu lý đạo trong tâm kinh, thì làm sao người bệnh (nghĩa là
còn sống) bình tĩnh để hiểu. Khi chết rồi, trong khoảng thời gian ngắn ngủi,
thần thức đang trăn trở đấu tranh rất căng thẳng với tình chấp, đang quay cuồn
trong cơn gió nghiệp, nào là oan gia trái chủ bủa vây báo haị, v.v… Thật là
vạn điều thống khổ nói sao nên lời, thì thật sự cũng quá khó cho họ bình tâm để
hiểu thấu đạo lý cao diệu trong tâm kinh.
Hãy niệm Phật nhờ Phật quang chiếu xúc, cứu độ người vãng sanh. Câu Phật hiệu,
ngắn gọn, rõ ràng giúp cho bệnh nhân còn sống hay thân trung ấm giực mình tỉnh
ngộ niệm theo. Lời Phật A-di-đà thề rằng, người nào khi xả bỏ báo thân, niệm
danh hiệu Ngài cầu vãng sanh, dẫu cho 10 không mà được sanh Ngài, thì không giữ
ngôi Chánh Giác. Niệm sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” mà Phật còn sợ
dài, còn sợ cho người sắp chết khó niệm được, nên chư Phật, cũng chư Tổ khuyên
hãy niệm 4 chữ thôi, “A-di-đà Phật” để dễ vãng sanh hơn. Tại sao
chúng sanh không chịu vâng lời Phật dạy!?…
Mau mau chộp lấy cơ hội này mà thành tựu đạo quả, chớ sơ ý nữa mà ân hận vạn
kiếp đó!
Tụng kinh A-di-đà cũng rất tốt, nhưng suy cho cùng lý, thì kinh A-di-đà Phật
dạy cho chúng sanh niệm câu Phật hiệu để vãng sanh, thì lúc tối cần thiết này
chúng ta hãy nhiếp tâm niệm câu Phật hiệu, tức là niệm toàn bộ kinh A-di-đà rồi
đó.
Nói chung, lúc lâm chung, không có gì khác hơn là niệm một câu Phật hiệu
“A-di-đà Phật”, thành tâm, chí thành chí kính, cùng nhau niệm sẽ giúp
cho người ra đi nhiếp tâm niệm theo, cầu xin vãng sanh mà đưọc vãng sanh.
Đây là đường dễ nhất, trực tiếp nhất, chuyển đổi hẳn từ cảnh phàm phu tội
chướng nặng ở cõi ta bà khổ lụy, về Tây phương thành bậc bất thối chuyển. Nhất
thiết duy tâm tạo. Tâm niệm A-di-đà Phật thì chủng tử A-di-đà Phật sẽ xuất
hiện, chủng tử A-di-đà hiện ra thì tương ứng với từ lực tiếp dẫn của Phật
A-di-đà mà vãng sanh về Tây phương.
Tóm lại, trong suốt thời gian từ sau khi tắt hơi cho đến 8 giời, 12 giờ, 16
giờ… Tốt nhất là hãy cùng nhau niệm câu Phật hiệu, niệm cho đến khi nhà quàng
đem xác đi mới tốt. Tất cả kinh điển gì khác có thể tụng sau đó cũng được, chưa
phải muộn.
Nên nhớ, trong lúc lâm chung rất cần sự khai thị hướng dẫn, cần ngắn gọn, rõ
ràng, chủ đích là khuyên buông xả tất cả để niệm Phật cầu Phật phóng quang tiếp
độ vãng sanh Cực lạc. Đang vừa tắt hơi thì khai thị ngay để người đó kịp thời
tỉnh ngộ mà niệm Phật. Trong khoảng một vài giờ đầu sau khi tắt hơi rất cần
tiếp tục nhắc nhở, khai thị, hướng dẫn thần thức niệm Phật cầu vãng sanh. Cần
nhắc thần thức đừng nên chạy theo những cảnh giới lạ, cứ một lòng niệm A-di-đà
Phật, chờ A-di-đà Phật đến tiếp dẫn là được vãng sanh. A-di-đà Phật hóa hiện sẽ
giống như ảnh tượng đang treo trước mặt bệnh nhân.
Tụng kinh, tụng chú trong những lúc này không mạnh bằng câu Phật hiệu. Chư Tổ
thường xuyên nhắc nhở rằng, tụng kinh không bằng tụng chú, tụng chú không bằng
niệm A-di-đà Phật. Nhất là trong lúc hộ niệm, câu A-di-đà Phật là tất cả nguồn
vãng sanh thành đạo vậy.
Niệm 8 tiếng đồng hồ là thời gian tối thiểu, chứ không phải tối đa. Nếu niệm 8
giờ mà người chết vẫn chưa hiển hiện tướng tốt thì có thể họ chưa được phước
phần thoát nạn. Đây là do nghiệp chướng báo hại, oan gia cản trở, hoặc tâm
người ra đi còn mê muội tham chấp vào chuyện thế gian vô thường, như thương
tiếc cái thân, thương nhớ con cháu, tham tiếc tài sản, uất hận chuyện gì,
v.v… Nếu thuận duyên, hãy phát tâm niệm thêm cho họ đến 16, 20 tiếng. Rất
tốt.
Nên khai thị, hướng dẫn cụ thể, nghĩ thử người chết đang bị chướng nạn gì mà
khai nói thẳng đến vấn nạn đó. Hãy hỏi người nhà để biết tâm chấp của người
bệnh. Hãy xem thử người nhà có tin hay không, có khóc hay không, có làm điều gì
lôi kéo họ lại không?
Khai thị rất quan trọng. Cần phải học tập cách nói trôi chảy, đừng nói ấp úng,
ngập ngừng, giọng nói vững vàng, tin tưởng, thành tâm… Phải tập ứng đối nhặm
lẹ, sáng suốt và phải đi thẳng vào trọng tâm của sự gút mắc mới cứu người được.
Còn chuyện tụng kinh cầu siêu, cúng tế,… không phải phần hành chính của người
hộ niệm.
Mong cho nhiều người sớm ngộ pháp Phật nhiệm mầu, mau mau ứng dụng phương cách
hộ niệm vi diệu để cứu độ được người hay người đó. Còn như cứ tiếp tục mê muội,
không tin tưởng… thì Phật cũng đành “tùy duyên”!
A-di-đà Phật
Hỏi số 76:
Người được hộ niệm là một bệnh nhân bị bệnh Ung Thư ở giai
đoạn cuối . Khi được hộ niệm người này đã phát tâm tha thiết cầu VÃNG SANH .
Nhưng khi lâm chung người nhà đã đụng đến thân thể rồi mới gọi BHN. Sau khi
được hộ niệm 12 giờ đồng hồ thì phải LIỆM. BHN thăm hơi nóng có kết quả như
sau:
– Ở ngực Ấm nhất.
– Ở đỉnh đầu không lạnh như những chỗ khác .
Như kết quả trên THẦN THỨC của người được HN đã xuất ra khỏi thân chưa?
Trả lời:
Sau 12 giờ mà thấy hơi ấm ở ngực chứng tỏ người đó không
được vãng sanh về Cực lạc. Nếu gia đình thành tâm nên hộ niệm thêm, cố gắng
khai thị hướng dẫn giúp cho thần thức hiểu đạo mà nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng
sanh thì cũng có thể chuyển đổi hoàn cảnh.
Trong vòng mới tắt hơi, chưa đủ 8 giờ mà người nhà đụng chạm vào thân xác là
điều không tốt, có thể gây chướng ngại lớn cho thần thức không được an ổn ra
đi. Hơn nữa, người bệnh dù có phát tâm tha thiết nhưng trong đời ít tu hoặc gần
chết mới được hộ niệm thì cũng khó xoá được nghiệp thì lúc lâm chung chưa chắc
đã chịu đựng nổi nghiệp khổ báo đời, oan gia hãm hại, thành ra tinh thần chưa
chắc đã vững vàng thoát khỏi các ách nạn.
Thần thức còn vướng trong thân xác khi có nhiều điểm nóng trên thân. Nếu thấy
điểm nóng ở một vùng lớn hay nhiều chỗ thì đừng nên nhập quan vội. Không tốt.
Trong lịch sử người chết một vaì ngày rồi sống lại không phải ít.
Khổng giáo khuyên ít ra 3 ngày mới chôn cất. Phật giáo chư Tổ khuyên nên để 7
ngày mới thiêu hoặc chôn là sợ sự hồi dương.
Người tình chấp sâu nặng thường cứ bám vào cái xác rất dễ bị haị.
Hỏi số 78:
Trong những buổi niệm Phật cho những trường hợp trên VT thấy
THƯỜNG XUYÊN đọc bài SÁM HỐI.
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp.
Đều từ vô thỉ tham sân si
……..
Hết thảy con nay xin xám hối.
Nam Mô cầu xám hối Bồ Tát Ma Ha Tát (đọc 3 lần)
Theo như cách hướng dẫn của Anh về phương pháp HN và qua những trường hợp HỘ
NIỆM VÃNG SANH MÀ CHÍNH ANH LÀ NGƯỜI KHAI THỊ VT không thấy cách SÁM HỐI này.
Như vậy cách Sám trên có đúng pháp không?
Trả lời:
Sám nghiệp không có gì sai. Nhắc nhở
người bệnh sám hối là điều tốt. Tuy nhiên, khi đi hộ niệm chúng ta nhắc về sám
hối một vài lần là có thể đủ, đừng nhắc đến điều sai trái của người bệnh nhiều
quá, vì khi nhắc đến lỗi lầm thì có thể khiến cho người bệnh mặc cảm tội lỗi,
hoặc cứ nhớ đến những sai trái mà không yên tâm niệm Phật.
Một người, giả sử, bị lỗi lầm nhiều quá, lớn quá, chúng ta phải khuyên họ sám
hối, chỉ họ cách sám nghiệp.
Nhưng sau khi sám hối rồi, người hộ niệm tìm lời an ủi, vỗ về, khuyến tấn họ,
làm cho họ không còn sợ hãi hay lo ngại về chuyện sai trái nữa. Có vậy họ mới
an lòng niệm Phật. An tâm niệm Phật mới có cơ hội vãng sanh.
Phải có tâm lý, thiện xảo phương tiện, chứ không thể thẳng như “ruột
ngựa” được, thấy họ sai mà nhắc đến cái sai hoài, thì không khéo họ bị
phiền não, mắc cỡ, tức bực… Đã bị vậy rồi rất khó cứu họ.
Như vậy, lời sám hối trên, nếu có thể, nhắc một lần, hai lần là đủ. Sau đó,
khuyên họ nhiếp tâm niệm Phật, cố giúp họ quên luôn các sai trái trong quá khứ
đi, để chỉ còn nhớ câu Phật hiệu mà niệm.
Hơn nữa, còn khuyên người bệnh rằng, những chuyện sai trái đó chẳng qua là do
sự mê muội nhất thời, lúc mình chưa hiểu Phật pháp. Chuyện này ai cũng có,
không ai tránh khỏi. Đừng ngại, đừng lo sợ.
Điểm quan trọng là tìm mọi cách để an ủi người bệnh. Đừng để những chuyện sai
trái thành ra chuyện lớn làm vướng mắc tâm họ. Khuyên họ, thuyết phục họ hãy
hết sức an lòng về chuyện này.
Người hộ niệm khi chỉ cách cho họ sám hối xong, thì coi như nghiệp chướng đã
phủ phục. Nói với người bệnh rằng, đã thành tâm sám hối thì Phật đã chấp nhận
cho họ được mang nghiệp về Tây phương để Phật giải cho, gọi là: “Đới
Nghiệp Vãng Sanh”. Quyết định phải giúp họ an tâm niệm Phật mới được.
Đó là nói với người bệnh. Còn về phần nguời thân trong gia đình, thì mình phải
nói riêng. Đòi hỏi gia đình phải thành tâm hoá giải ách nạn cho người bệnh.
Phải làm phước, phóng sanh, in kinh, bố thí cho nhiều để hồi hướng công đức.
Khi bị nghiệp khảo nặng, bị oán thân trái chủ báo hại, thì rất cần sự thành tâm
cuả người thân hoá giải: niệm Phật, lạy Phật cầu Tam bảo gia bị. Ăn chay, phóng
sanh, thành tâm cầu xin hoá giải oan gia trái chủ tha thứ. Nhất là phóng sanh
rất tốt.
Những người nằm trên giường bệnh năm này qua năm khác thì việc làm phước thiện
của gia đình rất quan trọng, giúp cho người bệnh dễ thoát ách nạn dở sống dở
chết. Nếu gia đình không chịu tiếp tay trong chuyện này thì người Hộ Niệm cũng
đành tùy duyên chứ không cách nào khác hơn.
Hỏi số 79:
Khi cầu xin oan gia trái chủ thường NÓI LỚN với nội dung
như: Kính thưa chư vị hương linh có mặt ở đây, cùng chư vị hương linh Cửu Huyền
Thất Tổ… Vì vô minh che lấp nên Phật tử… đã gây ra nhiều lỗi lầm đã làm cho
chư vị đau khổ. Có thể là ăn thịt, giết hại, não loạn… Bây giờ Phật tử… đã
thành tâm sám hối phát Bồ Đề tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc…
Cách cầu xin oan gia trái chủ như vậy có làm cho người được HN sợ không? Có làm
ảnh hưởng đến tinh thần của người được HN không? (vì thường xuyên nhắc lại)
Trả lời:
Cầu giải oan gia trái chủ nên thành
tâm, nói chầm chậm, một vài lần thì có thể đủ để giải được. Không nên nói lớn
tiếng, vì nói lớn tiếng giống như kiểu ra lệnh, không tốt.
Có nhiều người điều giải nói nhanh quá, nói xẳn giọng, lớn tiếng quá,… không
tốt.
Mình là Phật tử, chưa có công đúc lớn, lúc nào cũng nên khiêm nhường, khiêm
tốn. Nhất định không có một chút ác ý nào đối với oan gia trái chủ, hay các chư
vong linh. Vì tất cả họ đều là chúng sanh như chúng ta. Không bao giờ có ý hãm
hại hay ghét bỏ họ. Không thể vì cứu người bệnh mà gây hại đến họ.
Hãy một lòng khuyên giải, khẩn nguyện, cầu xin họ quay đầu hướng Phật để hỗ trợ
nhau giải thoát. Giả như họ không chịu buông tha, thì đó cũng là nhân quả của
họ với người bệnh. Mình chỉ thành tâm điều giải là tốt nhất, chứ không có cách
nào khác hơn.
Mỗi khi muốn điều giải, hãy chắp tay, im lặng tịnh tâm một chút rồi mới nói.
Nói chậm rải, nói tha thiết, nói thẳng vấn đề. Chỉ một vài lần là đủ, đừng lập
đi lập lại quá nhiều lần, (ngoại trừ những trường hợp quá đặc biệt và cần
thiết).
Đừng nhắc đến những cảnh giới quá hung dữ trong tam ác đạo với người bệnh làm
chi, không tốt mà cũng có thể làm người bệnh hoảng sợ. Hoảng sợ thì bất an, hãi
kinh, rất khó tịnh tâm được. Đây là vấn đề tâm lý.
Có thể soạn thành bài, rồi cầm bài đọc một cách trang trọng. (Trong quy tắc trợ
niệm lâm chung có một số bài mẫu).
Câu hỏi này hay lắm. Khen Văn Tập đó. Hãy phổ biến cho nhiều người xem để tránh
lỗi lầm trong khi hộ niệm.
A-di-đà Phật
Hỏi số 80:
Khi
HN xong BHN sẽ kiểm tra xem người được HN có được vãng Sanh không? Điều
này căn cứ vào các thoại tướng như mắt nhắm, miệng khép, tay chân
mềm.v.v.. hay là căn cứ vào điểm nóng ở đỉnh đầu để xác định. Vì
có nhiều thành viên trong các BHN cho rằng thân thể mềm là VS.
Trả lời:
Không thể vội vã tin vào việc thân
xác mềm mại là xác định vãng sanh, mà thân thể mềm mại là một trong những thoại
tướng tốt, bảo đảm thoát được 3 đường ác. Như được mềm mại là điểm vui mừng đầu
tiên.
Người được vãng sanh thì chắc chắn có thân xác mền mại, chứ thân xác mềm mại
chưa hẳn đã được vãng sanh.
Nếu người bệnh trước giờ phút ra đi mà đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh nữa thì thêm được
yếu tố vãng sanh vững chắc.
Tổ Ngẫu Ích dạy, “Được vãng sanh cùng chăng đều do Tín và Nguyện có hay
không, phẩm vị thấp hay cao đều do niệm Phật sâu hay cạn”.
Vậy thì, người tin tưởng vững chắc, tha thiết phát nguyện sẽ được vãng sanh.
Người ra đi bị nghiệp chướng hành hạ, họ niệm Phật không nổi, thì người hộ niệm
giúp hộ giữ câu Phật hiệu mà niệm. Nếu người đi có tin có nguyện, người hộ niệm
cũng có tin có nguyện. Khi xả bỏ báo thân xong với thoại tuớng đó, giúp ta vững
tin rằng, nhất định đã được cảm ứng, nghĩa là có xác xuất vãng sanh rất cao.
Tổ Ấn Quang dạy, “Vì nương theo Phật lực nên tất cả mọi người, không kể
nghiệp nhiều hay ít, không kể công phu cạn hay sâu, miễn TIN cho chắc, NGUYỆN
cho thiết, muôn người tu muôn người được vãng sanh”.
Tất cả Tổ sư đều nói cùng một ý. Chắc chắc quý Ngài không gạt ta đâu. Vì sao
vậy? Vì quý Ngài nói toàn trong kinh Phật ra hết. Hãy dành chút thì giờ coi lại
các kinh điển Tịnh Độ sẽ thấy rõ ràng. Thấy rõ rồi thì nên mau mau “Đoạn
nghi sanh tín”. Tự mình đoạn, không ai có thể đoạn thế cho mình được!
Chư Tổ là các bậc long trượng, uy đức cao dày mà còn dám nói rằng, “muôn
người niệm Phật muôn người vãng sanh”. Còn ta toàn là hạng phàm phu ngu
muội, mà lại dám nghi ngờ rằng, các Ngài nói sai à?
Ta thì quyết tâm hộ niệm, người ra đi quyết lòng vãng sanh. Như vậy, đã đúng
với lời khai thị cửa chư Tổ, đã ứng hợp trọn vẹn lời thệ của Phật, thì lý do gì
mà không được vãng sanh? Nếu không được vãng sanh chẳng lẽ Phật A-di-đà phát
thệ cho vui sao?
Còn người nào muốn biết cho chắc, thì khuyên rằng, hãy khôn ngoan TÍN NGUYỆN
cho vững, rồi NIỆM PHẬT cho chuyên đi, để được vãng sanh về cõi Tịnh. Vãng sanh
xong thì sẽ biết liền. Chứ bây giờ đòi hỏi ai đó phải tuyên bố kết quả làm chi?
Chẳng lẽ một người nào đó tuyên bố thì mới được vãng sanh sao?
Phàm phu đòi hỏi phàm phu chịu trách nhiệm thật khá buồn cười! Không khéo, chỉ
vì một chút yếu đuối của niềm TIN mà dẫn tới chỗ mất phần vãng sanh, thì oan
uổng công phu tu hành lắm đó!
“Tín năng siêu xuất chúng ma lộ”. Không có niềm tin nhất định bị mất
phần thoát vòng sanh tử luân hồi!
Một người khi đã chết rồi mà mắt từ từ nhắm lại, sắc tướng từ từ chuyển đổi trở
thành tốt đẹp, nhiều khi còn đẹp hơn lúc còn sống. Chẳng lẽ đây chuyện dễ tìm
được lắm sao? Trên thế giới, mỗi ngày có hàng triệu người chết, hãy bỏ công đi
điều tra thử coi, có mấy ai được vậy không?
Chúng sanh vô biên hàng giờ đều bị tai họa, nay nhờ gặp được pháp hộ niệm nhiệm
mầu mới cứu được một ít người hy hữu. Thấy vậy, đáng lẽ phải vui lên chứ, phải
tận lực để làm chứ, tại sao lại để tâm nghi ngờ? Chẳng lẽ muốn chết cho thật
khổ đau như tất cả mọi người mới thõa mãn à?
Thật tội nghiệp cho chúng sanh!
Văn Tập phải vững lòng tin và thương hại cho những người phước mỏng nghiệp nặng
vậy!
Như vậy, người bệnh được vãng sanh hay không thì để chư Phật Bồ-tát lo đi.
Chính ta đừng để bào mòn niềm tin, rơi rớt công đức hộ niệm nhé.
Hỏi :
Một thành viên khi đi HN có được hoài nghi rằng: không
biết mình đi HN người này có được VS không?
Hoặc nghĩ rằng: đi HN với tâm chân thành thì người được HN sẽ VS.
Trả lời: Câu hỏi này quá hay!
Người hộ niệm phải giữ lấy vế thứ hai, bỏ hẳn ý nghĩ đầu. Nghĩa là đừng bao giờ
cho rằng đi hộ niệm là vô ích. Phải thành tâm, chí thành, chí kính mà hộ niệm
cho người có duyên.
Đừng có tâm trạng chủ bại, hồ nghi nữa. Đem tâm hiếu kỳ, chao đảo, phân vân…
đi hộ niệm, sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt trong các buổi HN. Có thể vì vậy mà
làm mất phần vãng sanh của chúng sanh.
Tin thì tham gia, không tin, thì tốt nhất, nên rút lui khỏi BHN.
Chắc chắn, nhân nào quả đó. Không tin sẽ có quả báo không tin. Đến lúc chính
mình chết mới biết thế nào là giá trị của Hộ niệm.
Đừng để quá trễ!
A-di-đà Phật
Hỏi số 81:
Trong sách tuyển tập các bài của Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam do
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa trích dịch, ấn tống 2008, nhà sách Papyrus San Jose,
trang 57:
“Trong 25 năm tại Đài Trung, có hơn hai ngàn vị đồng tu đã qua đời, nhưng
lúc mất có lưu lại tướng vãng sanh để chứng nghiệm thì chẳng nhiều hơn 10
người”
Trước Lão cư sĩ, cũng đã có các lời Khai Thị của Ấn Quang Đại Sư (?), không
lẽ nào như vậy (mà) trong lúc hiện nay, theo các DVD thì rất nhiều người có
thoại tướng vãng sanh?
Trả lời:
Coi chừng sự nhận xét của chúng ta
bị lầm lẫn hoặc sơ suất ở một phương diện nào đó!
Niệm Phật vãng sanh đã có hàng ngàn năm nay rồi, số ngưòi vãng sanh nhiều lắm
chứ không phải ít. Nhưng trước đây sao lại hình như ít nghe đến, ngày nay thì
nghe nhiều quá. Chẳng lẽ trước đây người học Phật dở lắm sao? Chẳng lẽ, ngày
nay chúng sanh có nhiều trí huệ hơn người xưa nên ngộ đạo nhiều hơn sao?
Đề nghị chư vị đạo hữu bình tĩnh xét theo các tiêu chuẩn sau đây, có lẽ sẽ rõ
hơn.
Điểm thứ nhất: Kỷ thuật truyền tin.
Thời xưa, vấn đề truyền thông rất thô sơ, tin tức không thể truyền đi rộng rãi.
Một sự cố xảy ra tại làng này khó có thể truyền qua làng bên cạnh. Tin tức tự
nó thường bị đóng kín.
Thời đó, phương tiện di chuyển thiếu thốn, đi lại rất khó khăn. Báo chí, TV,
Điện thoại, Internet… không có. Con người lúc bấy giờ chỉ sống âm thầm trong
một hoàn cảnh nhỏ hẹp, sinh hoạt đơn giản, không dễ gì có thể nhận được tin tức
đó đây. Thế thì, tin tức về sự vãng sanh, nếu có, chẳng qua cũng chỉ là sự
truyền miệng cho nhau, giới hạn trong một vài người thân thuộc, rồi xuyên ra
ngoài thoáng qua một vài người, rồi sau đó tự nó đi vào im lặng, quên lãng!
Cho nên, đến ngày nay mà chúng ta nghe được một cuộc vãng sanh của người thời
trước là cả một sự hy hữu, đầy may mắn! Một ngàn người vãng sanh, may mắn lắm
lưu lại tin tức một vài người qua sự truyền miệng, rỉ tai. Những người được ghi
trong truyện ký chẳng qua là nêu ra một vài trường hợp tiêu biểu, điển hình quá
đặc biệt hay có duyên nào đó mà thôi. Còn tất cả đều đã chìm vào sự quên lãng,
biến mất theo thời gian hết rồi. Không có video, DVD, quay phim làm chứng cứ gì
được đâu.
Ví dụ cụ thể, trong năm 1945, tại miền bắc VN, một nạn đói đã xảy ra làm chết
hàng mấy triệu người. Người chết đầy đường, chết chôn không kịp, không còn chỗ
chôn! Ấy thế mà cả thế giới vẫn im lìm không hay biết? Thậm chí, ngay trong
nước người dân cũng không hay. Ngoài bắc thì người chết nằm đầy đường, trong
khi ấy người miền trung, miền nam VN đa phần không ai hay biết gì cả!
Hàng triệu người chết đói đâu phải là ít!… Tại sao không biết? Thông tin quá
yếu!
Còn hiện nay, có một bệnh dịch swine flu (cúm heo) phát sinh, làm chết chỉ hơn
150 người ở Mexico, mà làm cho cả thế giới kinh hoàng, nước nước đều hoảng sợ,
lo lắng đến mất ăn mất ngủ. 150 người chưa phải là nhiều lắm, nhưng làm cho cả
nhân loại trên quả điạ cầu phải hoang man, sợ hãi!
Tại sao vậy? Do sự tiếp tay đúng mức của kỷ thuật truyền thông.
Điểm thứ hai: lòng tin:
Trước đây lòng người chân thành, thanh tịnh, tín tâm cao, nên niệm Phật vãng
sanh nhiều, (nhiều chứ không phải ít như ta tưởng). Nhưng đây là điều tự nhiên,
quen thuộc, không ai nghi ngờ, không ai thèm đặt vấn đề này nọ. Người nào vãng
sanh thì mừng cho người đó, người còn ở lại thì cứ tiếp tục lặng lẽ tu niệm để
chờ ngày mình vãng sanh. Họ đâu cần tuyên truyền, rao bán, phô trương ra làm
chi?
Còn đến thời này, lòng người tán loạn, niềm tin cạn cợt, người tu hành không có
lòng chí thành chí kính, nghiệp chướng lại nặng, oán thân càng nhiều. Chính vì
thế sự vãng sanh ít hoặc không có. Sự chết, bị đọa lạc trở thành hiển nhiên.
Nhiều người đã thực sự chấp nhận sự cố này như một định luật không thể thay
đổi!
Chính vì thế, khi thấy người chết họ cho là tự nhiên, là đúng! Ngược lại, khi
thấy hoặc nghe đến một người vãng sanh thì thật là chuyện lạ lùng, hoang đường,
huyền hoặc! Chúng sanh trong thời mạt pháp này thật sự chỉ biết đọa lạc, chứ
không phước phần biết sự giải thoát. Đây là do nghiệp nặng phước mỏng, do tâm
thối hóa của chúng sanh mà biến ra tình trạng này!
Chính vì vậy, thời trước dẫu có hàng ngàn người được vãng sanh thì xã hội vẫn
lặng lờ, yên tịnh. Với lòng thanh tịnh sẵn có, không ai nghi ngờ, không ai đặt
nên vấn đề làm chi cả.
Ngày nay, nếu có một người vãng sanh là cả một chuyện lớn, khó gặp. Vì để tạo
niềm tin cho nhiều người, nhiều khi được quay phim, làm video, DVD, TV, báo chí
tung tin rộng rãi. Có 1 người vãng sanh, tung ra 100 VCD, 1000 VCD, 10.000 VCD,
v.v… sự thông tin nhanh chóng và rộng rãi làm cho nhiều người biết được…
Đây là sự tiếp sức hiệu quả của kỷ thuật truyền tin.
Nên nhớ, rất nhiều người biết, cả triệu người biết chứ không phải một triệu
người vãng sanh. Đừng có cảm giác sai lầm!
Điều này rất có lợi, giúp những người có thiện căn phước đức khắp nơi củng cố
được niềm tin, kiên cố bất thối, vững lòng niệm Phật.
Ngược lại, người phước mỏng nghiệp sâu, mới nghe qua thì vội nghi ngờ, cho là
chuyện hoang đường, viễn vông, “lạm phát”, khó tin… tìm cách
đặt ra nhiều vấn đề sai lạc…
Ôi, tốt hay xấu chính do tâm của chúng sanh vậy!
Trong thời Chánh pháp và Tượng pháp, lòng người còn thanh tịnh, công phu tu
hành tốt, hiện tượng vãng sanh quá nhiều. Nhiều người đứng vãng sanh, ngồi vãng
sanh, biết trước ngày giờ vãng sanh còn lưu lại trong sách vở, truyện ký. Sự
vãng sanh nhiều lúc tự tại giống như trò biễu diễn.
Hãy đọc trong: “Tịnh độ Thánh Hiền lục”, “Truyện vãng
sanh”, “Những điệu sen Thanh” (do Ngài Thích Thiền Tâm dịch
thuật), v.v… kể lại rất nhiều trường hợp vãng sanh. Đây chỉ là sự tiêu biểu
chứ không phải chỉ bấy nhiêu đó đâu.
Nhiều lắm! Người vãng sanh nhiều đến nỗi chư Tổ còn dám nói rằng, “trăm
người niệm Phật trăm người vãng sanh, ngàn người niệm Phật ngàn người vãng
sanh, muôn người niệm Phật muôn người vãng sanh”. Hãy xem lại các lời
khai thị của Tổ Sư ta sẽ thấy rõ chuyện này. Nếu không có nhiều làm sao các
Ngài dám nói lời này? Các Ngài Thiện Đạo, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích, Ấn
Quang, v.v… nhiều vị Tổ, vị nào cũng nói vậy cả. Các Ngài đều dạy, chỉ cần
tin trưởng cho vững, tha thiết cầu nguyện vãng sanh rồi chân thật trì danh niệm
Phật thì ai cũng được phần vãng sanh.
Ấy thế mà con người thời nay cứ đứng thấp thỏm ngắm nhìn, suy đi xét lại, đặt
vấn đề này vấn đề nọ, nghi đủ chuyện để đành chịu mất phần vãng sanh.
Điểm thứ ba: Cách tu hành.
Nhiều người, tiếng gọi là tu hành nhưng thật sự có tu hay không là chuyện khác?
Nhiều nơi tự xưng là tu Tịnh độ, nhưng hãy để ý kỹ thử coi, họ có thực sự là Tu
Tịnh hay không?
Tu Tịnh thì mục đích chính là hết báo thân cầu được vãng sanh về Cực lạc quốc.
Vậy mà, nhiều người suốt đời tự xưng tu Tịnh nhiệp, nhưng chưa bao giờ tha
thiết đọc lời nguyện vãng sanh, chưa bao giờ có ý niệm vãng sanh, chưa bao giờ
giảng giải sự vãng sanh cho đại chúng nghe qua, trước những giờ phút chết họ
nguyện cầu đời sau sẽ được sanh trở lại làm người, cầu gặp được minh sư, cầu
gặp được chùa lớn, cầu thuận duyên để được tu tiếp, v.v…
Nghĩa là, họ tự nguyện tiếp tục bị kẹt trong vòng sanh tử luân hồi, họ không
muốn thoát ly tam giới, họ không muốn vãng sanh Cực lạc như lời đức Thế Tôn
dạy.
Không giảng giải đạo vãng sanh, thì đường vãng sanh của chúng sanh mù mịt. Mù
mịt đường giải thoát nên chúng sanh đành chờ chết, chết để chịu khổ. Tội nghiệp
thay!…
Còn có người cứ thích nói cao, nói diệu, nói điều siêu huyền diệu lý. Chúng
sanh phàm phu nghiệp nặng đang lê lếch tấm thân nhiệp báo dưới đất đen, tương
lai thật tăm tối, liệu họ có ngộ được gì bỡi những triết lý cao siêu không?
Liệu họ có nhờ được gì từ những lý đạo trên mây xanh không?
Tổ Ấn Quang nói rằng, đừng đem lý đạo của hành thượng căn mà dạy cho hàng trung
hạ, không ích lợi gì mà tạo thêm vọng tưởng. Vọng tưởng thì làm sao thành đạo!
Tâm mơ tưởng nhiều quá, tâm lý luận nhiều quá, nếu không lạc vào “Tà
Định” thì cũng bị “Bất Định”, nghĩa là mất
“Chánh Định”, nhất định lạc đường vãng sanh Tịnh độ. (Kinh VLT)
Trong khi đức A-di-đà ngày đêm thõng tay tiếp độ tất cả chúng sanh, thì không
ai chịu tiếp dẫn, mà cứ bày vẽ cho chúng sanh những điều vọng tưởng, loạn tâm!
Hỏi rằng, đâu là Tịnh độ đây?
Vì lòng tin không thanh tịnh, trí huệ mê mờ mà hành trì đầy tạp loạn. Tu hành
tạp loạn thì giống như kẻ đi không biết đường, về không rõ đích, làm sao tránh
khỏi bị lạc? Chúng sanh bị hướng dẫn sai lầm, nên từ cảnh khổ này chuyển sang
cảnh khác còn khổ hơn! Thật tội nghiệp!
Chướng duyên của con người thời nay nặng quá, nên khó thấy được người vãng
sanh? Không nhìn thấy được, không đủ khả năng vãng sanh, thì khi nghe thấy đến
chuyện vãng sanh mới đâm ra nghi ngờ, đặt đủ mọi vấn nạn. Đâu ngờ rằng, chính
tâm hồ nghi là chướng nạn lớn nhất làm mất đường vãng sanh của chính họ!
Trong một giảng ký, HT Tịnh Không nói, những người theo lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam
niệm Phật có trên vài trăm ngàn (hơn 200.000) người, nhưng tổng cộng người vãng
sanh (tính cho đến khi Ngài Lý Bỉnh Nam vãng sanh) cỡ khoảng trên năm trăm
(> 500) người). Theo Ngài nói, đây là con số thành tựu quá ít, nhưng so ra
còn cao hơn sự cứu độ của lục tổ Huệ Năng, vị tổ nổi tiếng trong Thiền tông, vị
có công phát dương quảng đại Tông môn ở Trung Quốc, với vài trăm ngàn
(>200.000) đệ tử theo lục tổ tu tập, chỉ có 93 người được xác nhận thành
tựu.
Trong hai trăm ngàn (> 200.000) người tu hành chỉ kiểm chứng được hơn năm
trăm (> 500) người, nghĩa là cứ 2.000 người thì được 5 người vãng sanh, con
số còn thấp hơn sự thống kê trong trang sách trên!
Tại sao số người vãng sanh ít vậy?
Vì niềm tin bạc nhược! Niệm Phật mà không có lòng tin được vãng sanh.
Vì không tin tưởng nên hành trì tạp nhạp, trước mắt sư phụ thì giả đò niệm
Phật, giả đò cầu vãng sanh.. Sau đó thì cầu xin đử thứ phước báu để kiếm chác
chút ít…!
Như vậy mất phần vãng sanh không phải do do pháp Phật dở, mà do người tu không
chịu y giáo phụng hành.
Bây giời quý đạo hữu quyết lòng y giáo phụng hành thử coi, sự vãng sanh sẽ hiện
ra trước mắt.
Cụ thể, một lòng niệm Phật. Nếu biết mình nghiệp chướng sâu nặng thì hãy chuẩn
bị người hộ niệm khi lâm chung. Nghĩa là, lập Ban Hộ Niệm, nghiên cứu thật kỹ
phương pháp hộ niệm, cách khai thị… để giúp người lâm chung vãng sanh. Giúp
ngươi hiểu hộ niệm tức là giúp chính ta vậy.
Ở Đắk-Lắk chính tôi đã gặp một bà cụ quyết lòng niệm Phật vãng sanh. Cụ luôn
luôn cầm xâu cuỗi trên tay và luôn luôn niệm Phật. Gặp chúng tôi, Cụ chỉ cúi
đầu chào, rồi ngồi trên giường niệm Phật, không bao giờ xen tạp một câu chúc
tụng xã giao. Gặp Cụ, Diệu Âm này thật sự muốn quỳ xuống đảnh lễ để tỏ lòng
kính trọng. Có ai quyết lòng vãng sanh như Cụ này không?
Khi Cụ này vãng sanh, nếu có VCD, xin quý đạo hữu đừng nên nghi ngờ nhé, mà hãy
tiếp tay phổ biến rộng rãi, giúp cho nhiều người xem mà tỉnh ngộ đường tu.
Tại Sydney Úc châu, có một cư sĩ, tên là ĐTH, mẹ của anh là cụ bà Dư Thị Ky, đã
vãng sanh năm 2000. Bây giờ anh ta luôn luôn hộ niệm cho cha. Ngày ngày, gia
đình anh đều có công phu niệm Phật. Đêm đêm, tự anh ta ngồi cạnh giường người
cha để niệm Phật cho đến khi ông cụ ngủ thiếp rồi anh mới về phòng ngủ.
Có ai hiếu thảo như anh này không? Có ai chuẩn bị cách hộ niệm cho người thân
của mình vãng sanh chưa? Có thường khuyên cha mẹ mình niệm Phật chưa? Nếu chưa
thì bắt đầu khuyên đi, tìm mọi cách mà khuyên. Nếu không khuyên, không biết hộ
nệm, thì làm sao thấy được người vãng sanh?
Khi ông cụ này vãng sanh, VCD, DVD tung ra khắp nơi, mong quý vị hãy coi kỹ tấm
gương này mà học tập theo, hầu trọn đạo làm người đại hiếu. Hãy sang ra hàng
ngàn VCD để giúp người biết Niệm Phật – Hộ niệm – Vãng sanh.
Xin nhắc lại, in ra hàng ngàn VCD vãng sanh cho hàng ngàn người xem, chứ đừng
lầm rằng hàng ngàn người vãng sanh đâu!
Mong cho nhiều người ngộ ra đạo lý nhiệm mầu, nhiều người được vãng sanh thành
đạo.
Đạo lý là: TÍN-NGUYỆN-NIỆM PHẬT VÃNG SANH.
A-di-đà Phật
Hỏi số 82:
Hôm nay Văn Tập có nói chuyện với một cô bạn là thành viên
trong BHN ở HẢI PHÒNG. Cô ấy kể cho VT nghe một trường hợp về người thân của
mình … VT thấy chưa được thông suốt nên nhờ giải đáp.
Cô bạn này có một người Dì bi bệnh nằm nửa mê nửa tỉnh đã một năm nay. Gia đình
lại chưa hiểu biết về PHẬT PHÁP. Vì muốn cứu người Dì nên Cô đã cùng BHN đến
đọc KINH ĐỊA TẠNG trong 3 ngày (ĐỂ CHUYỂN NGHIỆP CHO NGƯỜI BỆNH SAU ĐÓ NẾU CÓ
CHUYỂN BIẾN MỚI CHÍNH THỨC HỘ NIỆM). Sau mỗi thời đọc Kinh có PHÓNG SANH VÀ
CÚNG THÍ THỰC. Đối với Gia Đình thì cho xem những băng đĩa của chùa Hoằng Pháp.
Qua sự hướng dãn của Anh và trong những buổi nói chuyện ở NPĐ TỊNH NGHIÊM. VT
có nghe Anh giảng, HN cho một người các nghi thức càng đơn giản chừng nào thì
ngươì đó càng DỄ VÃNG SANH . Chỉ đọc Kinh khi nào người bệnh yêu cầu rồi sau đó
phải NIỆM PHẬT tiếp .
Trong trường hợp này Cô bạn của VT làm có ĐÚNG PHÁP không? Theo Anh phải làm
như thế nào? VT kính mong Anh trả lời. Cám ơn Anh rất nhiều
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Trả lời:
Bệnh về nghiệp chướng đọc kinh Địa
tạng bồ tát bổn nguyện tốt, phóng sanh hồi hướng công đức cũng tốt. Nhiều oan
gia trái chủ họ cảm ứng với kinh Địa Tạng.
Đọc Từ bi thủy sám cũng tốt. Nói chung đọc kinh Phật đều có ảnh hưởng tốt cho
người sắp chết.
Người nhà quyết định đọc kinh Địa tạng ba ngày rồi bắt đầu hộ niệm, đây cũng là
điều hay, không có gì trở ngại.
Có nhiều oan gia trái chủ có cảm ứng với kinh Địa Tạng Bồ Tát. Đọc kinh này có
thể hoá giải phần nào chướng nạn về oan gia trái chủ, và chư đẳng vong linh
chung quanh.
Còn việc quyết lòng cứu người vãng sanh thì phải chú trọng vào việc niệm Phật.
Cần khai thị giảng giải để cho người bệnh hiểu mà phát tâm niệm Phật cầu vãng
sanh mới được vãng sanh.
Khi hộ niệm, thì chúng ta niệm Phật, dùng công đức niệm Phật mà hồi hướng cho
oan gia trái chủ thì cũng có tác dụng tương tự như đọc kinh Địa tạng. Nhưng
niệm Phật có lợi hơn vì được phần vãng sanh. Nghĩa là, vừa tiêu bớt nghiệp, nếu
nghiệp không hết thì cũng được đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp vãng sanh
nghĩa là còn nghiệp nhưng mang nghiệp đi vãng sanh). Còn tụng kinh Địa tạng thì
tiêu bớt nghiệp cho nhẹ bớt tội, nhẹ nhưng dễ gì hết, thành ra đành phải tùng
theo nghiệp mà chịu sanh tử luân hồi. Có thể thoát điạ ngục, chứ không được đới
nghiệp vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu đạo quả.
Cúng thí thực để hoà giải chư đẳng vong linh cũng không sao. Cúng thí thực cũng
là lòng từ bi thương xót chúng sanh, cũng vừa có hình thức lo lót, gỡ bớt những
rắc rối từ chúng đẳng vong linh, chúng loại cô hồn, v.v… trong pháp giới.
Nhưng cúng thí thực thường bị vướng vào cái lệ là phải cúng thường xuyên, vì
chúng vong linh các nơi khác có thể tới, nếu kẻ có người không đôi lúc cũng
phiền hà! Sợ rằng chúng ta không có giờ, hoặc bận bịu đi làm, có ngày cúng, có
ngày không cũng tạo trở ngại về sau. Cho nên, cúng thí thực nên dành cho các
chùa, miễu… họ làm thì hay hơn, vì ở đó có người thường trực cúng thí hằng
ngày, chúng ta đem tiền tới cúng dường cho chùa, nhờ chùa họ làm.
Tụng kinh Địa tạng thì giống như niệm Phật. Hình thức có khác nhưng mục đích
đều để hoá giải oan gia trái chủ, giải bớt nghiệp cho người bệnh. Có thể liệt
kê ra vài điều cụ thể hơi khác sau đây:
1/Tụng kinh thì cần phải có lòng chân thành trì tụng, lúc tụng phải thành khẩn
nhiếp tâm vào lời kinh mới có hiệu dụng, nếu tụng không chân thành thì không có
hiệu dụng lắm. Còn niệm Phật thì chỉ có 6 chữ nên rất dễ nhiếp tâm.
2/ Tụng kinh dài quá thường bị lộn, bị quên làm tâm dễ xao lãng, lo ra… còn
niệm Phật thì không thể quên được, tâm không lo gì lời kinh cho nên dễ nhiếp
tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì, tiếp độ dễ dàng.
3/Tụng kinh thì nguời bệnh không thể tụng theo được, khó hiểu được ý kinh và
lời kinh. Còn niệm Phật thì người bệnh có thể niệm theo dễ dàng, hiểu dễ dàng.
4/Tụng kinh rất khó khai thị, hướng dẫn, còn niệm Phật thì khai thị hướng dẫn
thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, thấy chướng nạn xảy ra kịp thời khai thị,
hướng dẫn, điều giải, vỗ tay, hoan hô, khích lệ… làm cho người bệnh lên tinh
thần, thấy hết khổ, hết sợ chết, vui vẻ cầu vãng sanh.
5/Tụng kinh gieo duyên Phật pháp thì được, chứ trực tiếp cứu độ vãng sanh thì
rất phiêu phỏng. Còn niệm Phật thì trực tiếp cứu độ vãng sanh. Nếu niệm có yếu
đi nữa thì cũng kết duyên Phật pháp. Rõ ràng, niệm Phật thì có lợi hoặc ít ra
cũng được huề vốn, còn tụng kinh nếu tốt thì được huề vốn còn không thì bị lỗ.
Như vậy niệm Phật vẫn hay hơn.
Nên nhớ, 10 niệm tất vãng sanh là niệm 10 câu Phật hiệu trước phút xả bỏ báo
thân, chứ không phải tụng 10 bộ kinh.
Cho nên, lúc còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh để vừa lòng người(!), tụng vài
biến rồi niệm Phật cũng tốt chứ không có gì trở ngại, chứ còn cứ tiếp tục tụng
kinh cho đến chết luôn thì coi chừng người chết bị lỗ vốn, vì họ không biết
đường nào để vãng sanh! Không biết thì phải đành theo nghiệp thọ báo trong lục
đạo thôi! Xấu tốt khó đoán lắm! Vì nên nhớ, oan gia trái chủ luôn luôn là mối
nguy hại đáng sợ cho người chết. Không biết điều giải, không dễ gì họ buông
tha. Nghiệp chướng nặng nề, gỡ một đôi phần không thấm thía gì đâu!
Nói tóm laị, niệm Phật có lợi lạc rất nhiều, tụng kinh cũng có lợi, nhưng không
nhiều bằng niệm Phật.
Cố gắng giúp cho nguời bệnh niệm được 10 câu Phật hiệu A-di-đà Phật lúc lâm
chung cầu sanh cực lạc thì giúp họ vãng sanh thoát vòng sanh tử thật quí hoá vô
cùng, thật là một đại ơn huệ cho họ. Chúng ta hãy cố gắng lên nhé.
A-di-đà Phật
Hỏi số 83:
Tu Thiền là bước đi thẳng, còn tu Tịnh độ mới chỉ về Tây
Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu tiếp
thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không?
Trả lời:
Hôm trước bàn về vấn đề “Tu
Tịnh lâu năm”. Hôm nay bàn đến chuyện “Tu Thiền là bước đi
thẳng” và “vềTây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi”.
Xin thành thực nói rằng, câu nói “Thiền là bước đi thẳng” thì đúng mà
ở đây người nói có lẽ đã hiểu sai! Còn câu nói: “vềTây Phương, đến đó chưa
phải thoát luân hồi” thật là quá tệ hại, quá sai lầm, quá tội lỗi!…
“Thiền là bước đi thẳng” đúng vì đường tu nào cũng có thể gọi là tu
thẳng cả, chứ không phải chỉ tu Thiền mới thẳng còn cách tu khác là quẹo. Nhưng
vấn đề là “Thẳng tới đâu?”. Nếu đặt mục tiêu chính xác thì thẳng tới
chỗ thành tựu chánh đạo, mục tiêu sai lạc thì thẳng vào cảnh giới tối tăm! Tu
theo Liễu giáo thì thẳng tới chỗ giải thoát viên mãn, tu theo Bất liễu giáo thì
thẳng tới cảnh mông lung vô định hướng! Xui xẻo hơn nữa, có rất nhiều người tu
hành đã chọn lầm mục tiêu, bước thẳng vào đường tà đạo, gây nhiều thiệt hại cho
chúng sanh. Có người cứ tưởng rằng 3 cõi thiện trong lục đạo là tốt, thành ra
đời đời kiếp kiếp phải chịu tử sanh luân hồi. Thậm chí, có người mê muội suốt
đời cứ mãi tạo nhân điạ ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì tu hành dù có ra gì đi nữa
cũng sẽ đi thẳng xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh để thọ khổ mà thôi!
Cho nên, tu pháp nào cũng thẳng cả, nhưng phải tự hỏi lại chính mình rằng, liệu
có đủ trí huệ để nhận rõ mục tiêu tối hậu một cách chính xác chưa? Nếu trí huệ
chưa có, mê mê muội muội chưa rõ đâu là đâu thì mau mau trở về với lời Phật
dạy, y giáo phụng hành, nhất định phải lấy kinh Phật làm tiêu chuẩn, chớ ly một
ý, một từ thì mới mong thoát khỏi hiểm nạn của thời mạt pháp này. Phật dạy,
pháp giới mông huân, nghĩa là rộng lớn vô tận, huyền ảo vô cùng, chúng sanh mê
mờ như chúng ta khó lòng phân định. Nếu vội vã lấy cái suy nghĩ cạn cợt của
mình cho là đúng, chấp vào đó rồi tự quyết định đường đi, thì tự mình lầm lũi
bước thẳng vào nơi hiểm nạn vậy!
Tu hành có rất nhiều tầng cấp, mỗi tầng cấp cần phải có phương pháp, phương
tiện, nhu cầu, trí huệ, căn cơ… khác nhau. Đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật để
lại cho chúng sanh 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập, pháp nào cũng vi diệu để đối
trị với phiền não, nghiệp chướng. Nếu là tiểu tu thì có cách đi thẳng của tiểu
tu, đại tu có cách đi thẳng của đại tu. Viên tu có cách đi thẳng của Viên tu.
Nhất định mỗi bậc thành tựu đều có nhu cầu riêng, đòi hỏi những năng lực khác
nhau.
Chính vì thế, nói rằng đi thẳng thì cách tu nào cũng có thể gọi là đi thẳng
cả.. Nhưng khi nói đi thẳng tới đâu thì lại là vấn đề khác, càng cao càng khó
hơn, càng vi tế hơn! Cách đi thẳng của người tiểu tu thì đối với người đại tu
có thể chỉ là bước đi lòng vòng. Cách đi thẳng của người đại tu, đối với người
viên tu chưa chắc sẽ được đánh giá cao!…
Ví dụ, có người nghĩ rằng con người là nhất, họ chỉ muốn tu sao cho được làm
người là đủ. Cách tu này tốt, nhưng đối với người muốn sanh lên Trời hưởng
phước thì cách tu làm người trở nên quá nhỏ hẹp. Tu để lên một cảnh giới Trời
thật sự khá tốt, nhưng đối với người muốn vượt ra khỏi tam giới lục đạo họ
không thèm tới.. Vượt ra khỏi tam giới lục đạo gọi là thoát ly sanh tử luân
hồi.
Thoát ly sanh tử luân hồi, cảnh giới này là một trong những cảnh chứng đắc
trong pháp Phật, vượt qua khỏi hàng phàm phu, bắt đầu nhập vào 4 cảnh giới cuả
A-la-hán.
Tuy nhiên, thoát ly sanh tử luân hồi vẫn còn có những cảnh giới cao hơn nữa. Có
rất nhiều người còn nhầm lẫn rằng vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi
là cảnh giới cao nhất, tốt nhất, là thành Phật. Điều này hoàn toàn sai lầm! Chứ
thật ra, vượt qua tam giới chỉ mới là “Vị bất thối” mà thôi, còn có
“Hạnh bất thối”, “Niệm bất thối” nữa. Mỗi bậc sau cao hơn
bậc trước.
Vị bất thối là cảnh giới chứng đắc của Nhị thừa, mới phá được kiến-tư phiền
não, vượt qua cảnh giới phàm phu, chứng vào 4 cảnh giới A-la-hán. Hạnh bất thối
thì phá thêm được trần sa hoặc, vượt qua cảnh giới Nhị Thừa, cao hơn cảnh giới
cuả các vị A-la-hán cuả Nhị thừa. Còn Niệm bất thối thì bắt đầu phá được từng
phẩm Vô minh chứng từng phần pháp thân của các vị Pháp thân đại sĩ, từ Sơ Trụ
Bồ tát trở lên, cao hơn các cảnh giới trước rất nhiều..
Trong khi đó, một người vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc, đều chứng được tam bất
thối, tức là, Vị bất thối, Hạnh bất thối, Niệm bất thối họ đều được chứng đắc
cả. Không những thế, mà trong kinh Phật, cũng nhu các luận của chư Tổ đều nói
rằng, người vãng sanh Cực-lạc, dẫu cho hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng được
“Viên chứng tam bất thối”. Nghĩa là, Kiến tư hoặc, trần sa hoặc đã
được sạch, và vô minh hoặc không phải chỉ đoạn một hai phẩm, mà đoạn được tới
36, 37 phẩm, và năng lực của họ ngang bằng với Thất Địa, Bát Địa bồ tát ở cõi
Hoa Nghiêm. (Xin xem thêm giảng ký của HT Tịnh Không & xem kỹ kinh Vô lượng
Thọ).
Ấy thế, nhiều người không hiểu cảnh giới, chưa nghiên cứu kỹ kinh điển của
Phật, đụng đâu nghe đó, dám mạnh dạn nói rằng về tới cảnh giới Tây-phương vẩn
còn trong sanh tử luân hồi! Một câu nói hoàn toàn tráí ngược với lời Phật dạy.
Nếu không cẩn thận, đem ý tưởng này hướng dẫn, truyền rộng cho người khác thì
tội này thuộc loại phỉ báng Phật pháp, vô cùng nghiêm trọng! Xin thành tâm
khuyên rằng, hãy mau mau sám hối gấp. Vì không biết, lỡ nói sai thì thành tâm
sám hối sẽ gỡ được tội rất nhiều.
Còn nếu cố chấp, không chịu sửa sai, thì cũng đành tùy duyên thôi! Tội ai nấy
lo.. Gặp nhau trong đời này, dù dưới hình thức nào thì giữa chúng ta cũng có
duyên với nhau. Có duyên thì cố gắng khuyên, nhiều lắm cũng chỉ là dám mạnh lời
khuyên nhắc nhau thôi. Khuyên rằng, phải tự thương lấy tương lai của mình, phải
cố tránh những bước chân đi thẳng vào cảnh đọa lạc, khổ đau, tối tăm nhiều kiếp.
Đừng nên để cái tội này trở nên quá lớn, quá nặng. Lúc đó, dù cho, giả như chư
Phật 10 phương muốn xuống cứu cũng cứu không nổi. Xin chớ xem thường!
Trên cảnh giới Tây phương có 4 độ là: Phàm Thánh Đồng Cư độ, Phương Tiện Hữu Dư
độ, Thực Báo Trang Nghiêm độ, Thường Tịch Quang Tịnh độ.
Phàm phu như chúng ta sanh về Tịnh độ ở cảnh Phàm Thánh Đồng cư. Các vị
A-la-hán đã vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi, các Ngài niệm Phật
cầu vãng sanh về Tây phương thì được sanh ở Phương Tiện Hữu Dư độ. Như vậy tại
sao có người lại nói sanh về Tây Phương còn sanh tử luân hồi? Chẳng lẽ các Ngài
A-la-hán đã thoát luân hồi lại ngày đêm niệm Phật cầu đi đến chỗ chết đi sống
lại, sanh tử luân hồi nữa sao?
Các vị Pháp thân đại sĩ ở cõi Hoa Nghiêm, cao hơn A-la-hán của Nhị thừa rất
nhiều, họ có thể hiện thân Phật ở các quốc độ để giáo hóa cứu độ chúng sanh,
cũng được đức Bồ tát Phổ Hiền dạy 10 đại nguyện vương để cầu sanh về Tây
phương, hầu trọn thành Phật đạo, các Ngài được sanh về cảnh Thực Báo Trang
Nghiêm độ. Pháp thân đại sĩ mà còn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, thi hàng chúng
sanh phàm phu sao dám nói lời sai trái với kinh Phật.
Nói lời sai là tạo khẩu nghiệp. Nếu khẩu nghiệp này mà trái nghịch Pháp Phật
thì trở thành lời đại vọng ngữ, phỉ báng pháp Phật . Xin nhớ cho, tội phỉ báng
Phật pháp thuộc về “Ngũ vô gián tội”, nghĩa là 5 tội bị đọa vào điạ
ngục A-tỳ, thuộc Vô gián điạ ngục, vô cùng kinh khủng!
Phỉ báng pháp Phật là ý nghiệp. Ý tưởng không thuận theo pháp của Phật, không y
giáo phụng hành, đây thuộc về tâm cuồng ngạo, dẫn đến tội bất kính, bất kính
thuộc về thân nghiệp. Từ một điểm sơ suất là lời nói thôi, mà 3 nghiệp thân
khẩu ý đã sai phạm cả rồi! Tu hành là bước đi thẳng, đi thẳng vào chỗ sai để
sửa. Sao không bắt đầu ngay chỗ này mà sửa liền đi?!…
Chúng sanh ai mà không mê mờ! Nếu nhận rõ, chính ta cũng là một chúng sanh thì
cũng bị mê mờ! Vì mê mờ nên tạo nghiệp. Tạo nghiệp nên phải tu để chuyển
nghiệp, tiêu nghiệp, phá nghiệp. Tu hành là bước đi thẳng tới chỗ phá nghiệp.
Thì sám hối lỗi lầm kịp thời không phải là một bước tu thẳng đó sao?
Vậy thì, xin khuyên lần nữa rằng, những ai lỡ nói Phật pháp mà sai với chánh
pháp của Phật, hãy mau mau sám hối. Thanh tâm sám hối, kiệt thành sám hối, chắc
rằng vẫn còn kịp để chuộc tội. (Đây là lời chân thành, xây dựng nhau, vì thấy
quả báo quá nguy hiểm nên nhắc nhở, nhấn mạnh nhiều lần chứ không dám có vọng ý
gì khác!).
Trở lại vấn đề “Tu Thiền là bước đi thẳng”. Đúng đấy, trong pháp môn
Thiền định được gọi là pháp “Trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến
tánh thành Phật”. Thành Phật là trở về chính cái chơn tâm bổn tánh của
chính mình. Trực chỉ nhân tâm là đi thẳng vào tâm. Cho nên, đây là pháp đi
thẳng nhất rồi chứ còn gì nữa? Nhưng thực ra, xin chư vị hãy nhớ cho, từ cái
cửa miệng này đi vào chơn tâm nó cách ngăn đến 88 phẩm Kiến-hoặc thô lậu. Ai là
người có khả năng phá được đây? Nhiều vị Tổ sư mà than rằng mộ vài phẩm phá
không được, chẳng lẽ ta hơn Tổ sư sao? Phẩm Kiến-hoặc thô thiển mà phá không
nổi thì đến phần 81 phẩm Tư-hoặc tế vi là sao phá đây?
Còn nữa, Trần sa hoặc, những dụ hoặc của thế trần, cạm bẩy của ma chướng, những
thế lực của ngũ ấm ma, v.v.. và v.v… bủa vây, lôi kéo, ngăn che… tính làm
sao đây? Từ cái vọng tâm này muốn cho được khai tâm thấy tánh thực sự phải trải
qua trùng trùng chướng nạn, chứ đâu phải dễ dàng như ta đang ngồi trước ly càfé
tán gẫu, noí huyền nói diệu đâu!
Phá trần sa hoặc chưa hết đâu, còn đến Vô-minh hoặc nữa, nếu sơ ý cứ lý hay
luận giỏi mãi thì vạn kiếp sau chưa cũng chưa nhận ra nó là gì, ngược lại coi
chừng còn vô minh hơn nữa, chứ đừng nói chi đến chuyện phá Vô minh để viên
thành Phật đạo! Thật quá thê thảm!
Thực ra, đây là pháp tu của chư vị Bồ-tát, những vị thượng thượng căn, thượng
thượng trí chứ đâu phải là pháp tu hành của kẻ hạ ngu như chúng ta. Người đời
ưa Lý cao mà quên Sự thấp. Vô tình suốt đời cứ chạy theo lý huyền luận diệu, vô
tình tu thì có tu, nhưng cũng chỉ là “Bước chân đi thẳng” vào cảnh
thất bại, bẽ bàng, chua xót! Sanh tử vẫn còn nguyên, đọa lạc khó tránh khỏi!
Buồn thay, buồn thay!
Đức Thích-Ca Mâu-ni xuống trần lập đạo để cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử
luân hồi, Ngài dạy chúng sanh phải cầu vãng sanh Tây phương để sớm thành tựu
đạo quả, có bao giờ Ngài lại bày cho chúng sanh đi tới chỗ sanh tủ luân hồi dẻ
chịu khổ!
Vậy thì sao không sớm quay đầu niệm A-di-đà Phật, cầu vãng sanh Tịnh-độ? Vãng
sanh Tịnh-độ thì viên mãn ba bậc không thối chuyển. Đây là nhờ đại nguyện của
đức Phật A-di-đà gia trì, chúng sanh nhờ công đức cuả Ngài ban tặng mà một đời
thành đạo vô thượng. Há không hay hơn sao?
A-di-đà Phật
Hỏi số 84:
Vấn đề cảm ứng có thực hay không?
Trả lời:
Sự cảm ứng chắc chắn có. Nhưng có
lúc thực, có lúc giả. Đây là điều chúng ta cần bàn tới.
“Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”
. Quang minh của Phật ở khắp
mọi nơi, ở ngay trong nhà của mình, ở sát bên cạnh mình. Người thành tâm cầu
nguyện thì tự nhiên đều được cảm ứng.
Hữu cầu tức là: CẢM, tất ứng tức là: ỨNG. Như vậy sự cảm ứng sao lại không có!
Những chứng minh cụ thể. Ví dụ như những người trước phút lâm chung, được hộ
niệm, bạn đồng tu luôn luôn nhắc nhở người sắp xả bỏ báo thân phát tâm niệm
A-di-đà Phật nguyện cầu vãng sanh về Tây-phương. 10 người thành tâm niệm Phật
cầu vãng sanh, lại được hộ niệm đúng pháp thì 9 người được vãng sanh, tướng hảo
xuất hiện bất khả tư nghì.
Được vãng sanh là được CẢM ỨNG đạo giao.
Nếu không có cảm ứng đạo giao thì thời này làm sao có được 1 người vãng sanh
thoát vòng sanh tử.
Ngài Thiện Đạo đại sư đời nhà Đường bên Trung Quốc nói, niệm Phật nếu không
được nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung phải cần đến sự hộ niệm. Niệm Phật và
được hộ niệm thì 100 người tu 100 người đắc, 1000 người tu 1000 người được đi,
gọi là: “Muôn người tu muôn người chứng”.
“Tu” ở đây là niệm Phật; “Chứng” có nghĩa là vãng sanh, vì
Ngài đang nói về pháp môn Niệm Phật. Sự chứng đắc này không phải là tự tu tự
chứng, mà người niệm Phật thành tâm tha thiết cầu vãng sanh, được cảm ứng đến
Phật lực gia trì, cảm ứng với 48 đại nguyện của đức A-di-đà Phật mà được Phật
tiếp độ. Có cầu tất ứng, thành tâm cầu nguyện thì được linh ứng, Phật không bỏ
sót một người nào hết.
Phật dạy như thế, chư Tổ cũng dạy như thế, chúng sanh nên y giáo phụng hành.
Trên thực tế cũng đã có rất nhiều chứng minh cụ thể. Những người niệm Phật,
được hộ niệm cẩn thận, 10 người ra đi, có đến 9 người vãng sanh. Xác xuất này
quá cao. Trong thời này, có tu cách nào khác mà thành tựu được như vậy đâu?
Nhưng tại sao trong 10 người niệm Phật, vẫn còn có 1 người bị lọt lại trong lục
đạo, nghĩa là bị chết, không được vãng sanh?
Vì, một là, bản thân người đó không tin tưởng pháp môn niệm Phật, không chuyên
tâm niệm Phật, còn tham chấp chuyện thế gian, còn luyến lưu lục đạo, còn ham
muốn sự nghiệp, còn mơ đến công danh, còn muốn đi lòng vòng trong sanh tử, còn
muốn chịu cảnh luân hồi… chứ không thấy sự vãng sanh là quí. Họ là người
không quyết lòng buông xả để niệm Phật cầu vãng sanh! Nếu ai cũng vướng những
điều này, thì cả 10 người đều bị chết, vô số người không được vãng sanh chứ
không phải chỉ có 1 người!
Tu hành mà tạp loạn quá cũng khó đưọc vãng sanh. Trong ba điều không nên (gọi
là kỵ) của pháp niệm Phật vãng sanh là: nghi ngờ, tạp nhạp, gián đoạn, thì tu
tạp nhạp tạo nên sự trở ngại lớn nhất làm mất phần vãng sanh. Tu nhiều pháp môn
quá thuộc về Giáo-hạ, chỉ dành cho người thượng căn hoặc trung-thượng căn mới
làm nổi. Người hạ căn trong thời này rất khó thành tựu.
Hai là, vì người thân trong gia đình quá tham chấp danh vọng hão huyền, cứ chạy
theo tập tục sai lầm của thế gian, không tin tưởng Phật pháp, không coi trọng
sự hộ niệm, không biết vãng sanh là gì, không muốn người thân của mình vãng
sanh, sát sanh hại vật để cúng tế, đãi đằng. Nói chung, không hiểu Phật pháp,
không chịu hoặc chống phá việc hộ niệm vãng sanh, v.v…
Ba là, vọng tưởng nhiều lại không thấu hiểu đạo lý, mập mờ đường giác ngộ, bị
oan gia trái chủ lợi dụng phá hoại, gạt gẫm mà bị lạc đường..
Bốn là, vì không cầu Phật lực gia trì, chỉ tự lực phá nghiệp (mà thực ra là phá
nghiệp không nổi). Vì thế, bị nghiệp báo hiện hành bức khổ chịu đựng không nổi
mà bị loạn tâm. Loạn thì mất tịnh, mất tịnh thì hôn mê, bất giác, chắc chắn
phải theo cảnh loạn ác mà chịu nạn.
Chính vì vậy mà không được vãng sanh
Quí đạo hữu nên nhớ rằng, tâm của chư Phật đại từ đại bi, nguyện của chư Phật
rộng lớn như thái không, gọi là “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”,
Quí Ngài muốn cứu độ tất cả chúng sanh, không bỏ một người. Cho nên cũng có
câu, “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”. Bất xả nhất nhân là
không bỏ một người nào. Trong kinh Phật nói, dẫu cho một người tội chướng sâu
nặng, Quí Ngài cũng không bỏ. Chỉ cần thành tâm sám hối rồi niệm Phật vẫn được
cứu độ. Chính vì thế mà niệm Phật rất dễ được vãng sanh. Đáng tiếc, con người
không nghe lời Phật nên mới phải bị nạn! Tâm Phật luôn luôn là tịch tịnh, có
cảm thì tự nhiên ứng, giống cái chuông, hễ có đánh thì tự nhiên phát thành
tiếng. Không có CẢM, Phật không có ỨNG. Tất cả đều do tâm tạo. Cảm ứng đạo giao
cũng do chính tâm mình khởi CẢM trước.
Như vậy, người “niệm Phật” mà mất phần vãng sanh là tại mình, chứ
không phải tại Phật!
Điểm chính yếu vẫn là vì niềm tin quá cạn cợt. Niềm tin cạn cợt chính vì chưa
đủ thiện căn. Niềm tin thuộc về thiện căn. Người còn nghi ngờ lời Phật, nghi
ngờ câu niệm A-di-đà Phật thuộc là người thiếu thiện căn! Dù cho hình tướng có
như thế nào vẫn là thiếu thiện căn! Còn mở tâm niệm câu Phật hiệu thuộc về
phước đức. Người không chịu niệm Phật chính vì cái phước báu không khéo vun
trồng trong quá khứ. Thiếu thiện căn, thiếu phước đức, thì nghiệp sanh tử nặng,
nó xui khiến họ không tin, không thích niệm Phật, họ rất hững hờ với cơ hội
thoát ly tam giới, vĩnh đoạn sanh tử, một đời thành Phật này.
Nghi ngờ lời Phật, là một trong 6 thứ căn bản phiền não
(tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến) làm cho họ mất phần giác ngộ. Một khi xa lìa
kinh Phật thì chắc chắn tham đắm những tư tưởng hão huyền, mê say những thứ thế
trí biện thông, ưa nói huyền nói diệu, thích khoe khoang những thứ triết lý vô
thực để sau cùng hưởng lấy những cảnh hão huyền, vô thường, đoạ lạc!
Tưởng cũng nên nhắc điều này, rất nhiều người cứ lầm tưởng rằng, ngưòi triết lý
hay, lý luận giỏi là người ngộ đạo. Đây là ý nghĩ vô cùng sai lầm! Ngộ đạo là
người biết đường một đời này thành đạo, chứ đâu phải là người nói hay! Ngài
Vĩnh Minh là một đại quốc sư, đại Thiền sư đã chứng đắc, “Minh tâm kiến
tánh” đời nhà Tống, nói rằng, … người tu niệm Phật (cầu sanh tịnh độ)
thì vạn người tu vạn người được vãng sanh. Vãng sanh thì gặp được A-di-đà Phật,
gặp được A-di-đà Phật rồi thì lo gì không khai ngộ! Còn không niệm Phật, dù tu
có giỏi, có chứng đắc (như Ngài), nhưng lúc lâm chung, chỉ cần khởi một niệm
đắn đo, do dự, thì ấm cảnh liền hiện tiền, tức thì nó lôi mình theo nẻo luân
hồi sanh tử! Một đại Thiền sư mà vẫn ngộ đạo bằng câu A-di-đà Phật.
Như vậy, một bà cụ già hiền lành, thành tâm niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh,
mới chính là người giác ngộ. Vì sao vậy? Vì chính bà cụ này chắc chắn sẽ vãng
sanh, gặp A-di-đà Phật, viên mãn Phật đạo trong một đời này.
Còn người giảng giải hay, ưa lý luận cao siêu, nhiều khi có thể chỉ vì có năng
khiếu ăn nói, hoặc là, cái tự điển nói, vọng tưởng nói, tâm lý nói, tình thức
nói… chứ chưa chắc là thực tâm nói. Nói hay nhưng làm không được thì bị Lão
Tử chê là “Ngôn giả bất tri”; Nho gia nói, “Tri hành bất
nhất”; còn Phật thì nói, “Giải hành bất tương ưng”. Dị âm đồng
nghĩa! Có nhiều khi nói hay nhưng hành động trái ngược thì quả thật là tệ hại
và tạo nên hậu quả nghịch! Ví dụ, giảng về “Tùy hỷ công đức”, mà thấy
ai làm một điều gì, bất kể tốt hay xấu, cũng tìm cách chê bai, hạ bệ. Người
không phải chân tu thường thể hiện bản chất này. HT Tịnh Không nói, đây là thứ
tập khí căn bản của chúng sanh, nó chướng ngại rất lớn cho đường vãng sanh của
họ. Ngài Ấn Quang nói, đây là hạng người hẹp hòi, tiểu nhơn, không tốt! Người
biết tu hành, đang niệm Phật cầu vãng sanh cần phải chú ý tránh xa điều này.
Còn người có đủ thiện căn phước đức, thì cơ duyên gặp câu Phật hiệu, họ sẽ
thành tâm niệm Phật quyết cầu vãng sanh. Nếu người trong gia đình cũng tin
tưởng, quyết lòng hộ niệm cho người thân, thì sự vãng sanh hầu như được chắc
chắn. Đồng lòng, đồng nguyện, một hướng như vậy, gọi là “Hiển Cảm”.
Những buổi hộ niệm có khai thị, có hướng dẫn, có nhiếp tâm niệm Phật, v.v…
tất cả mọi người đều chí thành khẩn thiết, thì đây gọi là Hiển Cảm. Có hiển cảm
thì rất dễ được “Hiển Ứng”. Hiển Ứng là sự gia trì của Phật Bồ tát
hiển hiện rõ rệt, ai cũng có thể thấy được.
Thường thường trong các cuộc hộ niệm vãng sanh, chư vị đồng tu dễ chứng kiến
được những sự hiển ứng này. Sự hiển ứng xuất hiện dưới rất nhiều dạng thức khác
nhau. Vì dụ: Một người bệnh ung thư, đáng lẽ phải chịu đau đớn dữ dội, nhưng
khi niệm Phật thì tự nhiên không còn đau đớn nữa. Cụ Lưu Lầu ở Canada vừa mới
vãng sanh ngày 15/10/2009 là một ví dụ cụ thể. Ngày 11/9/2009, khi còn nằm
trong bệnh viện, bác sĩ báo cho gia đình biết là cụ sắp chết. Cụ bị đau đớn vô
cùng. Hễ hết than đau thì liền mê man bất tỉnh (vì tác dụng của thuốc
morphine). Nhưng khi xuất viện đem về nhà để hộ niệm, chúng tôi yêu cầu giảm
dùng thuốc morphine đến mức tối thiểu, thì ngay đêm đầu tiên niệm Phật, cụ đã
tỉnh lại liền. Sau khi bị ói ra một chút, cụ ăn luôn 2 tô cháo và không cảm
thấy đau đớn nhiều nữa. Sau đó, Cụ tiếp tục tỉnh táo để niệm Phật, vui vẻ nói
chuyện, dặn dò con cháu niệm Phật, dạy người nhà làm thiện làm lành, v.v…
Những ngày sau Cụ còn đi lại, thỉnh thoảng đùa vui và con cháu quây quần chung
quanh để nghe cụ nói chuyện. Cụ thường tự phát nguyện rằng, cụ quyết lòng vãng
sanh, không để lạc đường, vãng sanh xong rồi sẽ về cứu độ tất cả những người đã
đến giúp cụ vãng sanh. Có khi cụ còn bảo con cháu dẫn đi dạo vườn để ngắm cảnh.
(Nên nhớ đây là tự nhiên được giảm đau chứ không phải là dùng thuốc morphine
nữa đâu. Dùng nhiều chất morphine sẽ bị mê man bất tỉnh, một trạng thái tối kỵ
cho người muốn vãng sanh).
Có nhiều người vãng sanh, trong ngày vãng sanh có nhiều hoa đồng loạt nở rộ ra,
ví dụ như: Cụ Lai Thị Mãnh, cụ Trịnh Kim Tuấn, cụ Nguyễn Minh Công… Có người
được chim tụ về (cụ Trịnh kim Tuấn). Có người có hương thơm, có ánh sáng, có
ánh rán vàng trên không trung, nước uống tự nhiên biến vị thành ngọt ngào,
v.v… Nhiểu lắm. Sự hiển ứng xuất hiện bất khả tư nghì, kể không hết…
Ngoài hiển cảm, hiển ứng, còn có “Minh Cảm, Minh Ứng”. Minh Cảm là âm
thầm cầu nguyện, Minh Ứng là sự âm thầm gia trì, điều này phải chú ý mới nhận
ra được. (Vì thư đã khá dài, xin luớt qua!).
Nói chung, sự cảm ứng chắc chắn có. Vì có cảm ứng nên người niệm Phật mới được
vãng sanh. Nếu không có cảm ứng thì không thể vãng sanh được. Vì sao vậy? Vì
thời này, chúng sanh nghiệp nặng, chướng sâu, rất khó tự giải thoát. Nếu không
nhờ đến Phật lực cứu độ thì vĩnh viễn không có một người đắc đạo giải thoát.
Hầu hết người được vãng sanh trong thời này không phải là do tự tu hành chứng
đắc mà chính là lòng thành tâm cầu nguyện mà cảm đến Phật ứng hiện tiếp dẫn về
Tây-phương Cực-lạc.
Tổ Ấn Quang nói, vãng sanh không phải là chứng đắc, mà do lòng chí thành chí
kính cầu nguyện mới CẢM đến Phật mà được tiếp dẫn vãng sanh. Cảm đến Phật tức
là được CẢM ỨNG.
Người tu hành mà không niệm Phật, không có tâm chí thành cầu nguyện vãng sanh,
gọi là tự tu tự chứng, nếu không phải là bậc thượng căn thượng trí, thì chắc
chắn không ai có thể phá trừ được nghiệp hoặc. Chính vì thế, sau cùng họ phải
bị theo nghiệp thọ báo, không có thể thoát ly tam giới. Nghĩa là, phải kẹt
trong sanh tử luân hồi. Hơn nữa, người căn tánh hạ liệt mà quyết tự tu chứng,
không cần đến sự cảm ứng của Phật tiếp dẫn vãng sanh, đây chính là một thứ tập
khí phát sinh từ bản chất ngã mạn. Tâm ngã mạn này đoạn mất phần cảm ứng, không
được hưởng cái phước phần “Đới nghiệp vãng sanh”! Trong nhiều giảng
ký, HT Tịnh Không nói, bây giờ thì họ nói hay lắm, nhưng chúng ta biết họ phá
không được nghiệp hoặc. Còn nghiệp thì phải tùng nghiệp thọ báo, chắc chắn họ
sẽ bị chết và bị lọt lại trong lục đạo luân hồi. Còn chúng ta, vì biết niệm
Phật cầu vãng sanh, ta được Cảm Ứng đến Phật lực gia trì mà được vãng sanh
Tịnh-độ. Vãng sanh xong ta sẽ thành Phật, thành Phật rồi về cứu họ.
Niệm Phật và cẩn thận sự hộ niệm thì được vãng sanh vững vàng, dễ dàng. Rất
nhiều hiện tượng vãng sanh đã xảy ra khắp nơi. Ở VN trong mấy năm gần đây, hàng
trăm cuộc vãng sanh hiển hiện bất khả tư nghì, sự thật này đến nay đã quá rõ
ràng, khỏi cần phải tuyên truyền nữa. Thành quả này chính là nhờ Niệm Phật và
được Hộ niệm vậy.
Còn niệm Phật mà không có hộ niệm, xác xuất vãng sanh thật sự còn quá thấp! Vì
sao vậy? Như đã nói bên trên, chúng sanh trong thời này căn cơ thấp, nghiệp
chướng nặng, tâm lực quá yếu, không đủ sức đạt đến cảnh giới “Niệm Phật
tam muội hay Nhất tâm bất loạn”. Ngược lại, vọng tưởng nhiều, ma chướng
quá mạnh, oán thân tráí chủ nhiều, tất cả trở lực này sẽ dồn lại công phá lúc
lâm chung, làm người ra đi vượt qua không nổi chướng ngại, nên vẫn có thể bị
nạn. Nếu có được hộ niệm, thì nhờ lực hộ niệm của đại chúng giúp họ dễ dàng
vượt qua chướng nạn và an toàn vãng sanh.
Cũng xin xác định rõ điều này, hộ niệm là niệm Phật hỗ trợ cho người sắp xả bỏ
báo thân biết rõ đường về Tây-phương Cực-lạc, chứ không phải niệm Phật để cho
người bệnh chết, rất nhiều người đã lầm lẫn như vậy! Thực ra, hộ niệm là giúp
cho người bệnh an toàn, an toàn vãng sanh, hoặc an toàn hết bệnh. Nếu phần số
đã mãn thì được an toàn vãng sanh, tránh các cạm bẫy hiểm nghèo, không bị lạc
vào các đường xấu ác. Nếu phần số chưa hết thì nhờ tín nguyện hạnh đầy đủ mà tự
nhiên bệnh tình sẽ thuyên giảm, nhiều khi bình phục luôn. Đây là sự thực mà chư
Tổ Sư thường xuyên nhắc nhở.
Một ví dụ rất điển hình vừa mới xảy ngay trong tháng 10/2008 này, ở Đức
(Germany) có một sự Cảm Ứng đăc biệt, một người bị ung thư, 42 tuổi, đã đến
giai đoạn chót, chờ chết. Nhờ phát tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh, chỉ
trong vòng vài tháng mà bệnh ung thư đã hoàn toàn tự biến mất. Bác sĩ DO THI
VAN HUONG, người chuyên trị về bệnh ung thư ở Đức, và cũng là người trong gia
đình của người bị ung thư này, đã chứng kiến sự nhiệm mầu của pháp niệm Phật,
nên quyết định sẽ đưa vấn đề niệm Phật và hộ niệm lên Hội Đồng Y Khoa Đức. Công
việc này đang được bác sĩ VAN HUONG, hội ý với nhiều bác sĩ người Đức khác, để
hợp sức thực hiện dự án này.
Đây là một tin rất hay, trong mấy ngày qua chúng tôi có gởi đến chư vị tin này.
Cầu chư Phật Bồ-tát gia trì cho bác sĩ VAN HUONG thành công, đưa Phật học vào
lòng người Âu châu, cứu độ chúng sanh.
(Chư đạo hữu nào muốn biết rõ thêm về sự phát tâm của bác sĩ VAN HUONG, xin
liên lạc với Diệu Âm, Diệu Âm sẽ gởi chính lời thư phát tâm của Bác sĩ VAN
HUONG cho quí vị xem qua. Và cũng xin nhắn nhủ rằng, người chí thành niệm Phật
đã được cảm ứng là điều rất tốt. Được cảm ứng rồi thì xin quí đạo hữu hãy giữ
vững lòng tin, quyết tâm thành khẩn niệm Phật, tha thiết cầu cuối đời được vãng
sanh bất thối thành Phật, thì đạo nghiệp của mình mới hoàn thành. Đừng nên mãn
nguyện với cảm ứng này mà sanh lòng tự mãn, sanh lòng tự mãn rất dễ bị thối
tâm, làm mất sự lợi ích về sau).
Như vậy, sự cảm ứng đạo giao chắc chắn có thực, xin chư vị đừng nghi ngờ.
Tuy nhiên, (xin nhấn mạnh, rất mạnh vào hai chữ TUY NHIÊN này), chư vị cũng cần
chú ý đến một điều: Tâm chơn ứng cảnh chơn, tâm vọng ứng cảnh vọng. Nếu tâm ta
thực sự chân thành thì cảm ứng sự chân chánh. Nếu tâm ta không chân thành thì
cảm ứng đến quả báo tà vạy. Xin hãy tự hỏi lại rằng, tâm ta có thật sự chân
thành hay không?
Câu này thực sự rất khó trả lời cho xác đáng! Vì sao vậy? Vì ai cũng nghĩ mình
chơn thành, ít có ai nghĩ rằng mình đang vọng tưởng. Trong thực tế, tâm vọng thì
nhiều vô số kể, còn tâm chơn thì rất hiếm có, hoặc có mà không bền! Cái khổ nạn
vẫn còn nhiều chính vì ở chỗ này đây!
Ví dụ, có một vị kể rằng, tôi thường thấy Phật, thường được Bồ Tát Quán Thế Âm
ứng mộng, thường được chư bề Trên khải thị, v.v… Hỏi rằng việc này có đúng
không?
Trong nhiều giảng ký, HT Tịnh Không có nói rằng, người thành tâm niệm Phật, chư
Phật, Bồ-tát đôi khi cũng phương tiện ứng hiện để khuyến tấn. Đây là sự thật.
Nhưng một vài lần thì được, chứ còn ứng đều đều, thường xuyên thì coi chừng
chính người đó có vấn đề…!
Thường những người mới phát hiện ra một chân lý, mới ngộ ra được đạo pháp, họ
phát tâm rất mạnh. Chính cái sơ phát tâm mạnh mẽ này tạo ra những sự cảm ứng
mạnh mẽ. Nhưng đáng tiếc, phát tâm thì cao, nhưng định lực không cao, lý đạo
chưa vững, đối với những cảm ứng tốt đẹp họ tham chấp vào. Đã tham chấp thì tâm
vọng, tâm vọng thì cảm ứng biến thành vọng. Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng
sanh. Tâm chơn sanh cảnh chơn, tâm vọng sanh cảnh vọng! Khi tâm đã vọng tưởng,
thì cảnh vọng đã thay cho cảnh chơn, nhưng vì tâm đã vọng nên họ không còn sáng
suốt nhận ra sự giả vọng, vẫn cứ tưởng rằng chơn. Đây là điều đáng tiếc!
HT Tịnh Không thường dạy rằng, dù sao mình cũng cần giữ tâm thanh tịnh mới an
toàn tốt đẹp. Cho nên chúng ta cần giữ tâm thành thực, tận tụy mà làm đạo. Chú
ý kiểm soát đừng để vấ đề danh văn lợi dưỡng chen vào mà biến chất, không tốt!
Nói cho dễ hiểu hơn, hãy giữ tâm hồn bình thản, an nhiên, thoải mái, vui vẻ,
hiền hòa, khiêm nhường, coi mọi chuyện nhẹ nhàng, tất cả đều vô tư lự… đây
vẫn là điều căn bản của người biết tu hành.
Phật dạy, “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Sự cảm ứng của mình
khi chân thành thì linh hiển, chân chính. Khi tham đắm thì hư huyển. Chân chánh
(hay gọi là chân thật cũng được) hoặc hư huyễn nó biến đổi trong từng một sát
na. Sát na trước, lòng chí thành chí kính, sự cảm ứng là thật. Sát na sau, tâm
vừa khởi niệm tự hào, vui mừng khấp khểnh, thì lập tức biến thành vọng rồi.
Vọng là hư vọng, hư vọng vì tâm mình bị loạn. Rõ ràng từ một cảnh chơn biến
thành cảnh vọng chỉ trong vòng một niệm. Phật dạy, “Nhất thiết pháp như
mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện”, là chỉ cho tâm vô thường, cảnh
vô thường vậy.
Người giữ tâm thanh tịnh, có định lực thì không tham chấp vào cảnh hư huyễn,
thì cảm ứng tốt hay không tốt đối với họ đâu còn có nghĩa gì nữa! Từ đó, khi
cảm ứng được một điều tốt họ chắc chắn được thọ đắc tốt, cảm đến điều xấu họ
cũng cảm đắc tốt luôn. Vì sao vậy? Vì tâm họ thanh tịnh, tốt hay xấu đối với họ
cũng là nhẹ nhàng, vô sự!
Còn người không có định tâm thì thường buồn vui bất chợt, thương ghét vô
thường, lòng chân thành, thanh tịnh ban đầu dễ biến thành tham chấp, hiếu kỳ,
vọng cầu, v.v…. Sự biến chuyển này quá nhanh, quá tế vi, nhiều lúc chính họ
không hay. Chính vì vậy, từ cái tâm chơn dễ biến thành cái mê vọng! Những người
tu hành trước thì có được nhiều cảm ứng khá tốt(!), nhưng sau lại chuyển thành
không tốt, nguyên nhân chính là vì tâm còn lao chao quá, hiếu kỳ quá, chưa đủ
sức định vậy.
Ngài Ấn Quang dạy, tu hành luôn luôn phải tự nghĩ rằng mình công phu còn yếu,
coi mình là phàm phu. Ngài dạy như vậy để chúng sanh tinh tấn lo tu hành, mới
có hy vọng thành đạo. Còn người khoe mình đã chứng đắc thì khó tránh khỏi nạn
tai về sau!
Ấn Tổ, là Đại Thế Chí bồ-tát tái thế, nhưng Ngài chưa từng tuyên bố mình đắc
đạo. Ngược lại, Ngài luôn luôn tự nhận mình nghiệp nặng để làm gương cho chúng
sanh. Ấy thế, trong đời này, có rất nhiều người laị dám tự khoe rằng mình đã
đắc đạo, đã minh tâm thấy tánh, đã được niệm Phật nhất tâm bất loạn, đã được
Phật thọ ký rồi, dám mạnh dạn nói ra những cảnh giới bất bình thường!!!
Trong năm 2007, khi về VN có một vài người tới thăm tôi và họ tự giới thiệu
rằng chính họ đã chứng đắc rồi, là người đã vãng sanh rồi, họ còn khoe rằng sư
phụ của họ ban đêm thì về Tây phương Cực lạc nghỉ, sáng xuống trần cứu độ chúng
sanh. Họ hỏi tôi:
– Anh Diệu Âm niệm Phật đã chứng đắc tới đâu rồi?
Tôi thành thật nói, tôi chưa chứng đắc được gì cả. Câu trả lời này làm cho họ
thất vọng ê chề! Họ nghĩ rằng tôi đã chứng đắc cao lắm, và yêu cầu tôi nói sự
chứng đắc của tôi xem thử có bằng họ không. Nhưng họ đã hiểu lầm và tôi cũng
đành xin lỗi! Thôi, hy vọng hay thất vọng là việc riêng của họ, tôi chẳng dám
nói sai sự thật…
Cũng xin nhắc lại điều này, trong năm 2007, có một tờ báo ở VN đã đăng một bài
viết nói về cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”, người viết lấy bút hiệu là
Diệu Âm. Nhiều người đọc được tưởng rằng là tôi viết, điện thoại tới chúc mừng.
Khi nghe đến tôi rất đỗi ngỡ ngàng và đã nhiều lần lên tiếng đính chính việc
này. Xin thưa rằng, người viết đó không phải tôi. Hôm nay, nhân bàn về sự cảm
ứng, tôi khẳng định thêm một lần nữa rằng chính tôi chưa bao giờ chứng đắc được
cảnh giới Nhất tâm bất loạn, chưa bao giờ dám diễn tả điều nhất tâm bất loạn
với ai.
Xin chư vị nhớ cho, người thế gian đồng tên đồng hiệu là chuyện thường. Diệu Âm
(Úc châu) vẫn còn nguyên là kẻ phàm phu nghiệp chướng sâu nặng! Xin chớ nhầm
lẫn!
“Nhất tâm bất loạn” là danh từ của Tịnh-tông, cảnh giới chứng đắc này
tương đương với “Minh tâm kiến tánh” của Tông-môn, “Đại triệt
đại ngộ” của Giáo-hạ, là sự chứng đắc của các vị không những phá được
kiến-tư nghiệp hoặc, phá được trần-sa hoặc mà còn phá được một phẩm Vô-minh
chứng một phần Pháp thân, thành bậc đại thừa Bồ tát Sơ Trụ, bậc Pháp-thân Đại-sĩ
ở cảnh giới Hoa Nghiêm chứ đâu phải thường. Những người chứng đắc này, thực tế
đối với họ vạn pháp đã giai không rồi. Nghĩa là, nói cho dễ hiểu, họ có thể đi
xuyên qua bức tường dễ dàng. Có khả năng này hay không, người cho mình đã chứng
đắc hãy tự kiểm lấy đi!
Như vậy, đã gọi là “Nhất tâm bất loạn”, đã “Minh tâm kiến
tánh”, v.v… thì chắc phải biết rõ rằng, “Phàm sở hữu tướng giai thị
hư vọng”. Đã hư vọng rồi mà còn dám khoe ra, kể ra những cảnh chứng đắc
nữa sao!?
Thành tâm nêu lên vấn đề này, mong chư vị bạn hữu đồng tu gần xa, hãy cố gắng
tập tánh khiêm nhường, đừng nên hiếu kỳ mà lỡ gặp điều khó khăn về sau mà bị
trở ngại, không tốt!
Ấn Tổ cảnh cáo rằng người thời nay tu hành thường bị trở ngại vì tánh hiếu kỳ.
Tu hành có hạ thu công phu, có được thành tựu thì tốt. Nhưng cần chú ý, nhiều
người vừa đạt được một điều gì hơi lạ thì vội vã khoe ra, nói khuếch đại đến
100 lần, đến 1000 lần nhiều hơn. Ngài Tịnh Không nói, định lực của quí vị đã bị
phá tan rồi. Ấn Tổ nói, tội này lớn hơn sát đạo dâm vọng đến trăm đến ngàn lần,
vì nó nhiễu loạn lòng người, (nhất là người sơ cơ, hiếu kỳ), có thể phá tan
Phật pháp. Ngài nói tiếp, nếu không chịu khiêm hạ, cứ tham đắm vào đó, đến lúc
nặng quá rồi, dẫu chư Phật 10 phương xuống cứu cũng không nổi!
Lời Tổ căn dặn đã quá rõ ràng, xin chư vị lưu tâm nhớ lấy.
Cầu nguyện tất cả đều giữ đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, thành tâm niệm Phật cầu
vãng sanh. Cầu nguyện tất cả hết báo thân này cùng được cảm ứng đạo giao, đều
được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc.
Hỏi số 85:
…Con gái tôi hằng ngày thường đi chùa gần nhà và có một vị
… ở trong chùa lại bảo với con gái tôi rằng má con làm như vậy coi chừng
“Dục Tốc Bất Đạt”, câu nói này làm cho tôi hơi thối chí. Vậy kính
mong chư vị là người đã tu theo pháp môn Tịnh Độ này thời gian dài và có nhiều
kinh nghiệm, xin hãy cho tôi một lời khuyên là tôi làm như vậy là đúng hay là
sai, có phải dục tốc bất đạt không?
Trả lời:
Ngài Ấn Quang Đại Sư dạy, người tu
hành mà không nguyện vãng sanh, thì dù cho tu hành có giỏi cho mấy thì thời nay
cũng không thể thoát ly sanh tử luân hồi. Người không nghe lời Tổ Sư thì tự
mình tu theo đường ma đạo vậy.
Ngài dạy, người niệm Phật mà chỉ lo cầu phước báu nhân thiên thì chẳng khác gì
kẻ đem viên ngọc như ý, đáng giá liên thành, đổi lấy tán kẹo của con nít. Thật
quá oan uổng! Ngài dạy, chân tâm chúng ta là Phật mà không chịu nguyện về
Tây-phương, mà chỉ lo mấy thứ phước báu hữu lậu, thì thật quả là kẻ vô minh!
Ngài Tĩnh Am Đại Sư dạy, người lo tu hạnh làm phước, dù cho phước báu lớn tới
đâu thì việc thoát ly sanh tử cũng không thể thực hiện. Ngài nói: Việc thiện
càng lớn, sanh tử càng nặng, khi chết một niệm luyến ái nổi lên nhất định bị
vạn kiếp trầm luân. Tổ Sư dạy người niệm Phật cầu vãng sanh, người mà chỉ lo tu
thiện phước mà không cầu vãng sanh thì đáng thương hại lắm vậy!
Ngài Thiện Đạo Đại Sư dạy, niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ thì vạn người tu vạn
người vãng sanh, gọi là muôn người tu muôn người chứng. Ngài nói, dù niệm Phật
chưa được nhất tâm bất loạn, nhưng nếu tổ chức hộ niệm cẩn thận thì người nào
cũng được vãng sanh. Là Tổ Sư đâu thể nói giỡn chơi!
Ngài Trung Phong Pháp Sư dạy, người niệm Phật mà không cầu vãng sanh, thì dù
công phu có cao cho mấy cũng chỉ là hư vọng, vì đã làm sai lời Phật dạy. Chúng
ta tu theo lời Phật dạy, hay tu theo người nói sai lời Phật dạy?
Ngài Liên Trì Đại Sư dạy, ba tạng kinh, mười hai phần giáo ai muốn nghiên
cứu cho ngộ đạo thì cứ việc nghiên cứu, tám vạn bốn ngàn pháp môn ai muốn tu
trì thì cứ việc tu trì, riêng Ngài chỉ niệm câu Phật hiệu A-Di-Đà Phật cầu sanh
Tịnh-độ. Ngài còn nói, người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ chính là người thượng
căn, còn những người tu theo các cách khác, nếu không là hạ căn thì cũng chỉ
trung căn là cùng. Tại sao vậy? Vì chỉ có người niệm Phật cầu vãng sanh mới một
đời thoát ly sanh tử luân hồi, bất thối thành Phật. Tổ Sư dạy vậy, tại sao
chúng ta còn ngồi đây lý luận làm gì? Không có đường tu nhất định, rõ ràng, khi
luống qua đời này (nghĩa là chết, mất phần vãng sanh) thì biết kiếp nào gặp lại
Phật pháp nữa để lo chuyện giải thoát đây?
Ngài Quán Đảnh Đại Sư dạy: Thời mạt pháp này tất cả kinh sám không còn có khả
năng cứu độ nổi chúng sanh, chỉ còn câu Phật hiệu A-Di-Đà Phật mới làm nổi. Tại
sao vậy? Vì nghiệp chướng chúng sanh trong thời mạt pháp này quá nặng, nhất
định không thể tự chứng đắc, nếu không niệm Phật thì quyết chắc sẽ bị lọt lại
trong sáu đường đau khổ. Bây giờ nói giỏi nói hay, đến khi chung cuộc (tức là
lúc sắp chết) đành phải khóc ròng! Lúc đó dẫu cho ân hận cũng đâu còn kịp
nữa?…
Ngài Lý Bỉnh Nam dạy, người thời này mà không chịu niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ
thì nếu không phải kẻ ngu si cũng là thứ cuồng vọng!
Ngài quyết lòng dạy người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Trong đời Ngài đã cứu rất
nhiều người vãng sanh Tây-phương Cực-lạc.
HT Tịnh Không nói, người nào không chịu niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, nếu
không phải là kẻ ngu si thì cũng là người cuồng vọng! Nhưng xét cho cùng, cuồng
vọng cũng là ngu si…
Vì thiếu trí huệ mới nghi ngờ lời Phật. Vì cống cao ngã mạn mới chống lại lời
Phật. Người không theo pháp Phật làm sao gọi là đệ tử Phật? Không phải đệ tử
Phật thì muốn nói sao nói, muốn làm sao làm, muốn đọa lạc ở đâu lại chẳng được!
Trong những đạo tràng của Ngài, ngoài việc niệm Phật cầu vãng sanh, tuyệt đối
Ngài không cho phép bất cứ một hình thức tạp tu nào. Trong những năm qua, vô số
người niệm Phật vãng sanh ở khắp nơi, hầu hết suy cho cùng đều nương nhờ vào
lời pháp của Ngài.
Tất cả chư Tổ Sư đều dạy chúng sanh trong thời mạt pháp này hãy niệm Phật cầu
sanh Tây-phương Cực-lạc để vãng sanh một đời thành đạo. Chúng ta nên thành tâm
nghe theo lời chư Tổ Sư dạy để tu hành là an ổn nhất.
Thực ra, không phải chỉ có chư Tổ Sư dạy, mà đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật cũng dạy
rất nhiều trong kinh điển.
Kinh A-Di-Đà, bốn lần Phật dạy rằng, phải phát tâm nguyện sanh về Tây-phương
Cực-lạc. Người nào nghe Ngài thuyết về cõi Tây-phương mà tin tưởng, phát nguyện
vãng sanh, rồi chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật niệm từ một ngày đến bảy ngày
chuyên lòng nhất tâm thì khi lâm chung A-Di-Đà Phật và chư Thánh chúng sẽ hiện
ra tiếp dẫn về Tây-phương Cực-lạc quốc. Phật dạy rõ ràng, tại sao không tin
theo? Phật không bao giờ vọng ngữ, tại sao người Phật tử lại nghi?
Kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói không biết bao nhiêu lần, dạy chúng sanh phải một
lòng niệm câu Phật hiệu cầu vãng sanh. Nếu người nào tin tưởng, phát nguyện
vãng sanh, và chuyên nhất niệm câu Phật hiệu thì dẫu mười niệm (trước phút lâm
chung) mà không được vãng sanh thì A-Di-Đà Phật thề không thành Phật. Tại sao
ta không y giáo phụng hành để vãng sanh thành Phật, mà lại chạy theo người thế
tục nói?
Kinh Đại Tập Phật dạy, thời mạt pháp này (dù cho) vạn ức người tu hành, khó
tìm thấy một người chứng đắc (nghĩa là khó vượt sanh tử luân hồi). Nhưng
Phật lại nói, chỉ có người nào trì giử pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ thì được
thoát luân hồi.
Kinh Hoa Nghiêm, Thiện-Tài Đồng Tử đã chứng đắc pháp thân, người thầy căn
bản là Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát dạy niệm Phật. Thiện Hữu Tri Thức mà Ngài đi tham
phỏng, thì vị đầu tiên là ngài Đức-Vân dạy niệm Phật, vị cuối cùng là Phổ-Hiền
Bồ-tát dạy mười đại nguyện vương cầu sanh Tây-phương Cực-lạc (Nghĩa là cũng
niệm Phật cầu vãng sanh). Bồ tát minh Tâm kiến tánh mà còn phải niệm Phật, tại
sao chúng ta không chịu niệm Phật?
Nhiều lắm, nhiều lắm. Tất cả kinh điển đều dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh
Tịnh-độ. Nhất là thời mạt pháp này, Phật dạy, nếu không chịu niệm Phật thì nhất
định khó có thể thoát ly sanh tử luân hồi. Không thoát ly sanh tử luân hồi, thì
tu có giỏi cho mấy vẫn phải chết trong sanh tử luân hồi. Quyết định khó có thể
thành đạo giải thoát!
Tu mà không thành đạo thì tu làm chi cho uổng sức vậy?
Phật dạy đường thành đạo cho chúng sanh, ta tu hành mà không theo pháp Phật,
không theo lời Phật, lại dạy chúng sanh đi ngược lời Phật dạy, làm cho chúng
sanh mất phần giải thoát, mất phần thành tựu, thì tội lỗi này ai sẽ chịu thay
cho mình đây?
Cho nên, dạy người tu không đúng theo kinh Phật rất có tội. Tội lớn lắm!
Phật dạy thời mạt pháp tu hành phải “Y pháp bất y nhân“. Nghĩa
là, phải y đúng theo pháp Phật tu hành, không được theo bất cứ người nào cả. Nói
rõ hơn, người nào nói đúng kinh pháp thì nghe, người nào nói ngược kinh pháp
thì tuyệt đối không được nghe. Nếu ai nhẹ dạ nghe theo thì bị đọa lạc ráng
chịu.
Lúc ta bị đọa lạc, nhất định không ai cứu nổi ta đâu.
Như vậy ta phải theo lời Phật để một đời này vãng sanh thành đạo, chứ tại sao
lại theo những người nói ngược lời Phật, mà đành phải mất phần về Tây-phương,
bị kẹt lại trong cảnh vô thường chịu nạn?
Đạo Phật là đạo cứu chúng sanh thoát vòng sanh tử, vãng sanh thành Phật, chứ
đạo Phật đâu phải bắt chúng ta phải ở lại cõi Ta-bà này chịu cảnh ngũ trược ác
thế để bị đọa lạc. Vậy thì người tu học Phật sao không lo chuyện thành đạo, lại
cứ nắn né ở lại chốn vô thường này để tiếp tục chịu vô thường?
Tu theo đúng pháp Phật tại sao lại nói là “Dục tốc bất đạt”.
Không cầu về Tây-phương, tức là muốn chúng sanh ở lại cõi vô thường này vô
lượng kiếp để chịu nạn à? Chư Tổ Sư đều dạy: Sanh tử sự đại, phải quyết lòng
thoát ly sanh tử. Rõ ràng việc sanh tử là điều tối hệ trọng, cần phải giải
quyết. Muốn giải quyết sanh tử trong một đời này chỉ có Niệm Phật cầu vãng
sanh, thì mười niệm tất sanh. Phật đã cho chúng sanh một con đường thẳng tắt để
thành đạo, tại sao lại không đi?
Không đi mà còn cản ngăn người khác con đường thành đạo, thì thật là đại tội!
Đại tội!
Trong kinh Phật dạy, “Vong thất Bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp, thì danh
ma nghiệp”. (Quên đường thành đạo, mà lo tu các thứ thiện pháp thế
gian, thì dù có làm thiện lành cho mấy đi nữa cũng chỉ là ma nghiệp). Tại sao
vậy? Vì đánh lạc mất hướng vãng sanh thành đạo của chúng sanh, dẫn dắt chúng
sanh trong các ngã đường sanh tử luần hồi, xui khiến họ không theo đường Phật
dạy, lại đi theo con đường lẩn quẩn để sau cùng chịu nạn. Đây chính là ma
nghiệp, ma đạo chứ còn gì nữa?
Thôi, xin đạo hữu hãy sáng suốt tự quyết định lấy. Đạo hữu hãy tự quyết định
đường tu. Chỉ có chính đạo hữu quyết định tương lai của chính mình. Không ai
giúp được đạo hữu đâu.
A-Di-Đà Phật.
Hỏi số 86:
Nhân dịp tháng 7 Âm lịch này là tháng Vu Lan Báo Hiếu, nên
mẹ cháu có tụng Kinh Vu Lan Báo Hiếu, niệm Phật và hồi hướng cho cửu huyền thất
tổ mong tất cả mọi người sớm siêu sanh Tịnh Độ. Mấy ngày gần đây liên tiếp mẹ
cháu thường nằm mộng thấy ông nội và bà nội cháu, thấy rất rõ ràng. Bà nội thì
tâm trạng rất vui vẻ, còn ông nội thì buồn rầu. Không biết như vậy là sao vậy
chú. Mong chú giải bày dùm. Thành thật biết ơn chú Diệu Âm. Mẹ cháu đang rất lo
lắng !
Trả lời:
Mùa Vu lan báo hiếu, tụng kinh
Vu-lan báo hiếu rất tốt. Người tu Tịnh Độ, nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật
cầu sanh Tịnh-độ, quyết lòng niệm Phật rồi hồi hướng công đức cũng rất tốt.
Nhưng để bảo đảm việc vãng sanh, người tu niệm Phật cần nên “Nhất môn
thâm nhập trường kỳ huân tu” để câu A-Di-Đà Phật thâm nhập vào tâm,
khi lâm chung tránh khỏi những tạp chủng khác chen vào mà mất phần vãng sanh.
Nghĩa là, muốn chắc chắn được về tới miền Cực-lạc của Phật A-Di-Đà, thì lúc lâm
chung phải niệm cho được danh hiệu A-Di-Đà Phật cầu sanh Tịnh-độ. Người nào đáp
ứng đúng theo đại nguyện của đức Phật A-Di-Đà thì được vãng sanh về Cực-Lạc.
Khi đã vãng sanh về miền Cực-lạc rồi, thì ngày Vu-lan họ không cần ai tụng kinh
cầu siêu cho họ nữa đâu.
Bây giờ mình tụng kinh báo hiếu cho họ và cầu cho họ siêu sanh là phải chăng,
mình nghĩ rằng, người thân của mình không được siêu sanh? Khi hồi hướng xong,
họ hiện về báo mộng. Đây là do lòng thành mà cảm ứng. Ứng này có thực hay
không, vẫn diễn tả cảnh vô thường, mộng huyễn!
Sống thì đua chen với đời, lợi lợi danh danh. Chết thì mong tìm từng phút trong
mộng để tỏ nỗi cảm thông!
Đức Phật A-Di-Đà thề rằng, người nào trước phút lâm chung mà nghe được danh
hiệu Ngài, niệm được danh hiệu Ngài, dẫu cho 10 niệm cầu sanh Cực-lạc mà Ngài
không tiếp dẫn về Tây-phương thì Ngài không thành Phật. Về Tây-phương thì thành
Thánh chúng, thành Bồ-tát, không còn là mộng huyễn nữa.
Có pháp nào cao hơn pháp niệm Phật? Có công đức nào cao hơn công đức niệm Phật?
Có câu kinh nào vượt qua câu Phật hiệu A-Di-Đà?
Vậy thì, tại sao người thân chúng ta lại không được siêu sanh vậy? Vì không
niệm Phật cầu sanh Tịnh độ khi lâm chung.
Đây rõ ràng là một bài pháp thật hay, thật thấm thía cho người còn sống vậy!
Bây giờ, trong giấc chiêm bao, mình thấy người thân hiện về, dù vui hay buồn,
dù đẹp hay xấu, dưới bất cứ hình tướng nào vẫn là còn trong sáu đường luân hồi
khổ ải. Trong sáu đường đó, đường nào có thể thoát vòng sanh tử? Mà hơn nữa,
Phât nói, “Nhơn thân nan đắc mà!”, dễ gì vào được ba đường thiện!
Cho nên, người đã gặp được Phật đạo mà chưa ngộ đường nào thành đạo, đường nào
luân hồi, thì đáng tiếc lắm thay! Mờ mờ mịt mịt đường tu, thì dẫu có tiếng là
tu, nhưng kết quả vẫn tiếp tục chìm trong bể khổ!
Mộng mị do chính tâm mình ứng hiện. Dù thực hay giả, đúng hay sai vẫn là cảnh
vô thường mộng huyễn!
Những hiện tượng thấy được trong giấc chiêm bao, dù vui hay buồn gì cũng chỉ là
giấc mộng! Biết là mộng rồi, thì hãy mau buông mộng xuống mà ngày đêm niệm Phật
cầu về Tây-phương. “Mộng lý minh hữu lục thú, Giác hậu không không vô
đại thiên”. (Trong mộng rõ ràng có sáu đường, khi giác ngộ rồi thì đại
thiên này cũng chỉ là trống không). Lục đạo này cũng chỉ là không, thì đừng nên
chấp vào đây làm chi cho thêm mộng mị. Khi đã mộng rồi thì càng rõ ràng hơn là
sáu đường luân hồi đang trối chân mình lại, không cho mình thoát ly.
Vậy thì mau mau tỉnh ngộ, quyết lòng niệm Phật để lúc lâm chung niệm được mười
câu Phật hiệu mà thoát vòng trần lao. Nghĩa là, đừng đi lòng vòng, đừng tu lòng
vòng, đừng cầu lòng vòng, đừng mơ lòng vòng, đừng tưởng lòng vòng… nữa.
Thương người thân quá cố, không cần gì phải chờ tới ngày vu-lan mới tụng kinh
hồi hướng công đức, mà hàng ngày, ngày ngày, sáng, trưa, chiều, tối luôn luôn
niệm Phật. Đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín… niệm mãi trong tâm câu Phật hiệu.
Chiều lại hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho lịch đại oán thân
trái chủ, hồi hướng cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ, bà con quyến thuộc
trong nhiều đời nhiều kiếp, nguyện cầu cho họ siêu sanh. Thì mình tạo vô lương
công đức và người thân cũng hưởng được lợi lạc vô biên và hóa giải được biết
bao nhiêu những oan trái tiền khiên.
“Lục tự Di Đà vô biệt niệm,
Bất lao đàn chỉ đáo Tây-phương”
Tạm dịch:
(Sáu chữ Di-Đà chuyên tâm niệm,
Về tới Tây-phương đâu khó khăn)
Mình niệm Phật cầu sanh Tây-phương thì mình về Tây-phương. Mình khuyên người
thân quá cố của mình niệm Phật cầu về Tây-phương thì người thân của mình cũng
có thể siêu sanh Tịnh-độ.
Nếu người thân quá cố của mình không biết niệm Phật, thì khi mình về tới
Tây-phương Cực-lạc thì người thân quá cố của mình thoát được các cảnh giới tối
tăm trong tam ác đạo. Công đức lớn biết là bao.
Niệm Phật, quyết sanh Tịnh-độ chính là đường thành đạo cho mình, cứu độ ông bà
cha mẹ, cứu cửu huyền thất tổ, cứu độ vô biên chúng sanh vậy.
Diệu Âm
Hỏi số 87:
Má em và các anh chị em trong gia đình theo đạo Phật. Ngoài
trừ Ba em, từ khi Má em mất, Ba em bước thêm bước nữa, và từ đó theo đạo Công
Giáo của người vợ sau này. Nay Ba em đã lớn tuổi, sức khỏe yếu. Nghĩ đến việc
lo hậu sự cho Ba em sau này, tụi em có dọ hỏi ý của Ba thì Ba cho biết, khi Ba
mất, Ba muốn tang lễ sẽ làm theo nghi thức Công Giáo (vì Ba không tin vào Phật
Giáo, và hơi cố chấp).
Tụi em rất phân vân và cũng không biết phải làm thế nào. Vì tin Phật và tin vào
Pháp Môn Tịnh Độ nên tụi em rất muốn Ba niệm Phật để cầu vãng sanh, thoát sanh
tử luân hồi, nhưng điều này rất khó lay chuyển Ba em.
Vậy, khi Ba em lâm chung, tụi em có nên niệm Phật hộ niệm không? Hay có thể
niệm Phật cầu siêu (nhất là 49 ngày) sau khi mất không?
Trả lời:
Hộ niệm chỉ kết quả khi người được
hộ niệm phải tin tưởng, phải phát nguyện vãng sanh và phải niệm Phật. Chính
người ra đi phải có đầy đủ ba món tư lương này. Nếu người ra đi không tin,
không nguyện, không niệm Phật thì không cách nào hộ niệm thành công được.
Cách đây mấy tháng, ở Sài gòn, có người cả gia đình đều theo đạo Thiên Chúa
giáo, nhưng khi bị bệnh sắp chết, họ được giới thiệu đến các ban hộ niệm, họ
tin tưởng, cả gia đình đồng hỗ trợ, ban hộ niệm đến niệm Phật hộ niệm và kết
quả được vãng sanh, thoại tướng rất tốt. Thật bất khả tư nghì. Nhưng đây là
người bệnh đã phát khởi lòng tin, tha thiết cầu vãng sanh và chí thành niệm
Phật.
Ba của Liên Hương không tin, không nguyện, không niệm Phật thì làm sao có thể
hộ niệm được.
Hộ niệm không phải là chờ chết rồi mới hộ niệm, mà phải thực hiện trước khi
chết, tức là ngay những ngày còn sống phải củng cố Tín-Nguyện-Hạnh của người
đó. Đến lúc lâm chung chỉ là giai đoạn chót để hoàn thánh việc hộ niệm.
Nếu bây giờ Liên Hương khuyên người Ba chấp nhận được điều này thì hộ niệm mới
mong có kết quả. Nếu ông cụ không chấp nhận, không những thế, mà còn chống đối
thì không thể hộ niệm được. Nếu phan duyên, cưỡng bức hộ niệm thì không có kết
quả tốt, mà có thể gây thêm họa cho người ra đi. Nên nhớ, một ý niệm sai lầm
trước phút xả bỏ báo thân đưa họ vào đường đọa lạc. Người không tin, chống báng
mà mình tới hộ niệm thì dễ làm cho họ phiền não, sân giận, buông lời phỉ báng
Phật pháp, v.v… Tất cả đều tạo tội cho họ và chiêu cảm đến những cảnh giới
không tốt.
Còn việc cầu siêu thì nên làm. Cầu siêu là chết xong rồi mới làm. Đây là vì
lòng hiếu thảo của con cháu. Hãy thành tâm cầu Tam Bảo gia hộ, làm thiện, phóng
sanh, in kinh, bố thí, v.v… đem tất cả công đức hồi hướng để gỡ bớt tội cho
vong nhân.
Bên Thiên Chúa Giáo mình cũng cần tới cầu nguyện. Nói chung, cứ làm tất cả
những chuyện phước thiện, được tới đâu hay tới đó, đễ giảm bớt tội chướng của
vong nhân.
Diệu Âm
Hỏi số 88:
A Di Đà Phật.
Minh Châu gửi lời vấn an sức khỏe cư sĩ Diệu Âm, Minh Châu hơi thắc mắc là khi
những người đã được Vãng Sanh thì mình chỉ cần tưởng nhớ tới người thân mình
nên mình cầu siêu và phóng sanh cho thân nhân trong vòng 49 hoặc 100 ngày, rồi
sau đó mình có cần thiết phải cầu siêu cho họ nữa không? Và có cần lập bàn thờ
để làm giỗ cho thân nhân mỗi năm không? Vì người được Vãng Sanh đã theo Từ Phụ
A Di Đà rồi. Xin cư sĩ giải thích cho Minh Châu được hiểu thêm.
Trả lời:
Chúng ta, người Phật tử thường tới
chùa dâng hương, hoa quả cúng Phật. Phật đâu dùng những thứ đó. Vậy mà mình vẫn
cúng. Mình thành tâm lễ Phật, lạy Phật, Niệm Phật… Phật đâu cần những chuyện
này. Nhưng ta vẫn làm.
Cầu siêu 49 ngày, 100 ngày, phóng sanh, làm các việc lành hồi hướng cho người
ra đi, đây là sự tự nguyện của người còn sống. Việc làm này thể hiện lòng hiếu
nghĩa của con cháu đối với ông bà cha mẹ đã ra đi, thể hiện tâm thương kính
trước sau như một.
Con cháu có nghĩa, có hiếu thì nên thành tâm làm. Nếu quên tình quên nghĩa thì
có luật lệ nào phạt tội mình? Tất cả đều do tâm của con cháu có thành kính hay
không.
Nếu người thân bị chết, (nghĩa là không được Vãng Sanh Cực-lạc), Chắc chắn họ
bị kẹt trong sáu nẻo luân hồi. Tệ hơn nữa, hầu hết bị lạc trong ba đường đọa
lạc. Con cháu hãy thường tưởng người thân mà thành tâm cầu siêu cho họ. Đây là
điều phải làm, rất cần. Hãy chí thành chí kính mà làm, đừng nên hỏi đi hỏi lại
rằng có linh không? Có thiêng không? Có ích gì không?… Dù kết quả có được
viên mãn hay không thì chúng ta cũng không nên bỏ qua. Vì đây là tâm hiếu kính.
Nếu người thân được Vãng Sanh, thì ta cũng vì tâm hiếu kính mà làm cho trọn
phận làm con cháu, đừng nên ngại ngùng. Tất cả những nghi tiết về tụng kinh
Niệm Phật để cầu siêu, Các việc thiện lành, phóng sanh, v.v… chúng ta cũng
nên làm và cố gắng làm với lòng chí thành chí kính để hồi hướng công đức cho
họ.
Sau đó, nhân ngày giỗ kỵ ta vẫn nên tổ chức Niệm Phật, tụng kinh, trai chay
thanh tịnh để hồi hướng công đức và tưởng niệm người đã Vãng Sanh. Việc làm này
rất tốt, rất có lợi.
Tại sao vậy?
– Một là vì lòng kính thương, hiếu nghĩa. “Hiếu dưỡng phụ mẫu” là
điều đầu tiên Phật dạy. “Hiếu” thuộc về xuất thế gian,
“Dưỡng” thuộc về thế gian pháp. Phải chu tất khi người còn sống cũng
như lúc khuất bóng.
– Hai là nhờ vậy mà họ được dự phần cao phẩm hơn.
– Ba là hồi hướng cho một vị ở cõi Cực-lạc công đức sẽ lớn vô cùng, nhờ công
đức này mà sau này duyên phận giữa ta với họ càng sâu càng nặng, họ không thể
không cứu ta, (tính kỹ mà!).
– Bốn là, nói Vãng Sanh là xét về sự tướng mà nói, chứ chính chúng ta chưa
chứng đắc, chưa có đủ đạo nhãn, thì làm sao dám bảo đảm 100%…
Vậy thì phận làm con cháu phải cẩn thận tối đa, phải thận trọng hành theo đúng
lễ mới an tâm, mới tránh được những sơ suất, khỏi bị ân hận về sau.
Thực tế, những việc làm này cho người quá cố thì ít mà cho chính ta thì nhiều,
chính ta đều hưởng hầu hết công đức, còn người đã ra đi chỉ hưởng một phần
thôi. Nếu tâm có thành cho mấy đi nữa, dù muốn đem công đức hồi hướng hết đi
nữa thì người được hồi hướng chỉ có thể nhận được 1/7 là cùng, còn tất cả chính
ta hưởng hết.
Nếu người được Vãng Sanh Cực-lạc, họ đã thành Bồ-tát, thành Thanh Tịnh đại hải
chúng rồi. Tình thực mà nói, các Ngài đâu cần chút công đức của ta. Ta có cúng
giỗ, tưởng niệm, cầu siêu, lập bàn thờ cho họ hay không, không phải là điều
quan trọng đối với họ, mà chính là rất quan trọng đối với chúng ta.
Chính chúng ta rất cần công đức của họ, muốn được quả báo như họ. Muốn đuợc
vậy, thì ta phải có lòng chí thành cúng dường công đức lên cho họ.
Tại sao vậy? Thành tất linh. Lòng chân thành của chúng ta sẽ cảm ứng được sự
gia trì của các Ngài. Ta không có lòng thành, các Ngài gia trì không được. Đây
là sự thật.
Tất cả đều do chính tâm của chúng ta tạo nên. Tâm chúng ta có “CẢM”
thì các Ngài có “ỨNG”. Tâm chúng ta không Cảm thì các Ngài không Ứng
được. Tâm Phật tịch tịnh, chỉ độ được người hữu duyên, không bao giờ phan
duyên. Vì vậy, sự cảm ứng đạo giao phải do chính tâm của chúng ta khởi trước.
Đây là ý nghĩa: “Nhất thiết duy tâm tạo” vậy.
Chân thành cúng dường, tức là CẢM. Công đức cúng dường sẽ được hồi đáp lại cho
chúng ta, tức là ỨNG.
Ta cúng dường lên các Ngài bằng công đức của một người phàm phu, các Ngài hồi
đáp lại cho chúng ta bằng công đức của một vị Bồ-tát. Công đức của Bồ-tát sẽ
lớn vô lượng vô biên. Nhờ sự hồi đáp này mà ta hưởng biết bao nhiêu phước lợi,
nhờ công đức này mà ta hóa giải được vô lượng tội chướng. Rõ ràng, vô tình,
chúng ta đang làm một cuộc trao đổi: “Một vốn Tỷ lời”. Thế gian chưa
có món lợi nào sánh bằng.
Trong kinh Phật nói, thành tâm niệm một câu A-Di-Đà Phật phá tan 80 ức kiếp
nghiệp chướng sanh tử trọng tội. Chúng ta quỳ trước bàn thờ Phật, thành tâm
cúng dường lên các Ngài một câu Phật hiệu, thì các Ngài liền hồi đáp cho chúng
ta một cái ân đức bằng sự hóa giải ách nạn đến 80 ức kiếp nghiệp tội sâu nặng.
Tội giảm thì phước tăng. Nhờ phước này chúng ta mới vượt qua được ách nạn mà
Vãng Sanh Tây-phương, chứ tự hỏi thử, thân phận một người phàm phu tội trọng
như chúng ta làm sao có khả năng vượt thoát sanh tử luân hồi đây?
Lòng thành cúng dường một chúng sanh phước đức đã lớn. Cúng dường một vị
A-La-Hán, Bích-Chi Phật phước báu sẽ lớn hơn, hưởng cả trăm kiếp không hết.
Cúng dường một vị Bồ-tát công đức sẽ vô lượng. Cúng dường một vị Phật thì công
đức này trở thành vô lượng, vô biên, bất khả thuyết, bất khả tư nghì.
Nói như vậy, không có nghĩa chúng ta vì tham công đức của họ mà mình cúng
dường, mà chính tâm thành kính tự nó có công đức. Người tham lam không bao giờ
đạt đến tâm thành kính đâu. Các Ngài biết hết. khỏi lo bị lỗ, bị hớ.
Vậy thì, khi người thân khuất bóng, dù được Vãng Sanh hay không thì chúng ta
cũng nên nhân ngày giỗ kỵ mà thiết lễ tụng kinh, Niệm Phật, làm việc thiện lành
để hồi hướng công đức cho họ.
Đối với người chưa được siêu sanh thì nhờ đó mà được giảm tội tăng phước, giúp
họ có cơ duyên siêu sanh. Đối với người đã được siêu sanh, thì chính lòng thành
của chúng ta sẽ được hồi đáp bằng những công đức lớn vô lượng. Nhất định có
lợi, lợi người, lợi ta, không có gì phải ngại ngùng.
Nhân ngày giỗ kỵ tụng kinh Niệm Phật hồi hướng cầu siêu đã tốt, còn hằng ngày
đều Niệm Phật, tụng kinh, làm việc thiện lành, thường phóng sanh lợi vật, ngày
ngày hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ, tứ thân phụ mẫu, bà con quyến
thuộc, cho tất cả oán thân trong nhiều đời nhiều kiếp, cầu nguyện cho họ sớm
được Phật lực gia trì liễu thoát sanh tử thì lại càng tốt hơn nữa. Vừa trả tròn
tứ ân, vừa cứu khổ tam đồ, vừa giải được oán thù từ oán thân trái chủ.
Hãy đem lòng chí thành cầu nguyện cho tất cả đều được Vãng Sanh Cực-lạc quốc.
A-Di-Đà Phật
Discussion about this post