PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Về Khái Niệm Phương Tiện Thiện Xảo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VỀ KHÁI NIỆM PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO
Thích Nguyên Hiệp

Phương tiện thiện xảo
(S. upāya kauśalya; P. upāya kosalla) là một khái niệm quan trọng trong Phật
giáo
Đại thừa. Khái niệm này được đề cập đến trong một số bản kinh như Pháp
Hoa, Bát Nhã, Duy Ma Cật và Phương Tiện. Và khái niệm này được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, tùy theo từng ngữ cảnh.

Thường,
phương tiện thiện xảo được hiểu như là một phương cách mà chư Phật và Bồ Tát sử
dụng
trong việc thuyết giảng giáo pháp cho những đối tượng khác nhau, tùy theo
căn cơ của họ, đưa họ đến giác ngộ theo một cách hiệu quả nhất.

Và
như vậy, người sử dụng phương tiện thiện xảo là người có thể biết được căn cơ
và tâm thức của những đối tượng cần giáo hóa, qua đó truyền trao cho họ những
giáo lý và phương pháp tu tập thích hợp với khả năng của họ. Nói cách khác,
người thực hành phương tiện thiện xảo là người có đủ trí tuệ và từ bi: trí tuệ
thấy rõ căn cơ của chúng sanh và truyền trao cho họ những giáo pháp thích hợp;
từ bi là động lực thúc đẩy việc cứu độ chúng sanh.

Trong
Phật giáo Đại thừa, trí tuệ, từ bi và phương tiện thiện xảo là ba phẩm tính
không
thể thiếu của một vị Bồ Tát. Có thể nói như thế này, trí tuệ là nội dung,
lòng từ bi là sự thể hiện nội dung đó, và phương tiện thiện xảo là cách chuyển
đổi
nội dung thành một hành động cụ thể. Trong Bodhisaṃbhāraka (Bồ-đề tư
lương
luận)
ngài Long Thọ xem lòng từ bi là kết quả của việc kết hợp của trí
tuệ
và phương tiện thiện xảo: “Trí tuệ bát nhã là mẹ của chư Bồ Tát, phương
tiện thiện xảo
là cha của họ, và lòng từ bi là con gái của họ.”

Những
thời kỳ giáo hóa khác nhau của Đức Phật, điều được trình bày qua một số kinh
điển Đại thừa
, và về sau qua “hệ thống phán giáo” của các tông phái Phật giáo
Trung Hoa, cũng được xem là áp dụng phương tiện thiện xảo. Khái niệm này cũng
chỉ cho những việc làm “bất khả tư nghì” của chư vị Bồ Tát vì lợi ích của chúng
sanh
, hoặc vì lợi ích của số đông. Trong Thập Địa kinh, khi đạt tới quả vị thứ
bảy là Viễn hành địa, một vị Bồ Tát sẽ có đủ những phương tiện thiện xảo để
giáo hóa chúng sanh. Bên cạnh, trong đời sống thực tế, khái niệm này còn được
hiểu theo những chiều hướng khác nhau, và cũng được “thực hành” với những “mục
đích” khác nhau.

Thuật
ngữ
“phương tiện thiện xảo” ít xuất hiện trong các kinh tạng Nikāya. Trong
Theragāthā của Tiểu Bộ Kinh, thuật ngữ này được đề cập trong một bài kệ: “Với
phương tiện thiện xảo/
Ta, bà con mặt trời/ Được hướng về chánh lý/ Làm
ta thoát sanh hữu.”
(Theragāthā, 158).Trong Suttanipāta, cũng thuộc
Tiểu Bộ Kinh, thuật ngữ này lại được nhắc đến:“Như người được leo lên/ Chiếc
thuyền mạnh vững chắc/ Được trang bị đầy đủ/ Mái chèo và tay lái/ Người như vậy
ở đây/ Giúp nhiều người ngược dòng/ Rõ biết những phương tiện/ Thiện xảo và
sáng suốt.”
(Suttanipāta, kệ 321).Khái niệm này cũng xuất hiện trong
kinh Saṅgīti (Phúng tụng) của Trường Bộ kinh III.

Nếu
ta hiểu phương tiện thiện xảo là những phương cách giáo hóa “thiện xảo” khác
nhau của Đức Phật thì điều này đã xuất hiện trong kinh tạng Nikāya. Trong kinh
tạng
Nikāya, ta thấy Đức Phật đã dùng nhiều phương thức khác nhau để giáo hóa
chúng sanh; những phương thức đó có khi là những lời dạy về các chuẩn tắc đạo
đức
, có khi chỉ ra những phương pháp tu tập cụ thể, có khi bằng những câu
chuyện
ẩn dụ, có khi là sự thể hiện thần thông và cũng có khi bằng sự im lặng.

Phần
đầu của bài viết này tìm hiểu một vài khía cánh liên quan đến “phương tiện
thiện xảo” như được tìm thấy trong kinh tạng Nikaya.

Phương
cách
giáo hóa của Đức Phật

Sau
khi chứng ngộ, vào lúc đầu Đức Phật không có ý định truyền giảng những gì mà
Ngài đã giác ngộ, bởi vì nhận thấy rằng những sự thật mà Ngài chứng đắc khó cho
người khác lãnh hội. Nhưng sau lời thỉnh cầu của Phạm thiên Sahampati và quán
sát
căn tánh của chúng sanh, thấy mặc dù có người chưa đủ căn trí để lĩnh hội
giáo pháp, nhưng có người có thể thọ nhận được, Đức Phật đã bắt đầu vận chuyển
pháp luân
, truyền giảng lại những gì mà Ngài thấy biết từ sở chứng của mình.

Việc
Đức Phật chưa vội chuyển pháp luân sau khi chứng ngộ và đợi đến khi có lời
thỉnh cầu của Phạm thiên Sahampati, được xem là một “phương tiện thiện xảo”
trong bước đầu hoằng hóa độ sinh của Ngài. Giữa một nền văn hóa và triết học
ảnh hưởng sâu sắc Bà-la-môn giáo, việc thỉnh cầu của một vị thần của chính tôn
giáo
đó muốn nói lên rằng xã hội đó đang cần đến một nguồn giáo pháp mới giúp
họ đạt được những lợi ích trong đời sống tâm linh. Và giáo pháp được thuyết
giảng
là bởi vì có người đang khát khao cần đến.

Khi
xã hội cần đến nguồn giáo pháp mới ấy rồi, nhưng để giáo pháp ấy đến được với
mọi người từ những giai tầng khác nhau trong xã hội lại cần đến một sự hóa độ “thiện
xảo”. Kinh Thánh Cầu (Trung Bộ I) đã ví dụ chúng sanh trong cõi đời như những
hoa sen ở trong hồ: có hoa sen đã vươn lên khỏi mặt nước, nhưng cũng có những
hoa sen chưa vượt lên khỏi mặt nước. Chúng sanh ở trong cõi đời cũng vậy, có
người “ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có
hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy
hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm.”
Vì
chúng sanh căn trí khác nhau, nên giáo pháp dù rằng chỉ có “một vị duy nhất là
vị giải thoát”, cần được truyền giảng bằng những phương cách khác nhau.

Như
chúng ta đã biết, bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em tôn
giả Kiều Trần Như
là Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana), và sau đó là Vô
Ngã
Tướng (Anattalakkhana), và năm vị này chứng đắc quả vị A-la-hán sau khi
nghe những thời pháp này. Tiếp theo Đức Phật giáo hóa Yasa và 54 người bạn của
ông. Sau đó Ngài đến Uruvela và hóa độ 30 thanh niên; rồi hóa độ ba anh em Ca
Diếp
(Kassapa) thờ lửa cùng với 1.000 đệ tử của họ. Những sự kiện này xảy ra
vào năm đầu tiên sau khi Đức Phật giác ngộ. Vào năm thứ hai, việc hóa độ
Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên được xem là điểm mốc quan trọng trong việc hoằng
hóa của Ngài.

Ta
thấy rằng, hầu hết những người được Đức Phật hóa độ đầu tiên là những người
trước đó đã thực hành đời sống tôn giáo, có đời sống tâm linh sâu và có căn trí
cao; và họ đã dễ dàng đắc được thánh quả chỉ qua một thời pháp, do “ít nhiễm
bụi đời”
và nhờ vào sự“lợi căn”. Việc hóa độ những người này và rồi
họ trở thành những người đầu tiên mang sứ vụ truyền giảng giáo pháp, được xem
là phương tiện thiện xảo trong việc khởi đầu truyền bá giáo pháp của Đức Phật.
Việc theo Đức Phật của những người đệ tử đầu tiên, với sự ảnh hưởng của họ
trước đó, hẳn giúp cho việc truyền bá giáo pháp được thuận tiện hơn.

Nhưng
sự nghiệp truyền bá giáo pháp của Đức Phật không chỉ dừng lại nơi những người
có căn trí cao. Trong suốt 45 năm hoằng hóa, Đức Phật đã gặp nhiều hạng người,
xuất thân từ những giai tầng xã hội khác nhau. Đọc kinh sách, chúng ta có thể
thấy được sự linh hoạt của Đức Phật trong việc truyền bá giáo pháp và cảm hóa
quần chúng. Có những đối tượng Đức Phật giảng dạy cho họ về giáo lý Duyên khởi,
Vô ngã, Tứ đế, nhưng có những đối tượng Đức Phật giảng dạy cho họ những chuẩn
tắc đạo đức, những cách thức hành xử trong đời sống hằng ngày, như những mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa ông chủ và người làm
công, giữa bạn bè với nhau… (những điều này được trình bày trong kinh Thiện
Sanh
, Trường Bộ Kinh).

Trong
Kinh tạng, đôi khi ta thấy, dù Đức Phật không thừa nhận các Vedas và hệ thống
triết học của Bà-la-môn giáo, nhưng cũng có trường hợp Ngài lại dạy cho các
Bà-la-môn cách thức sinh về thế giới Phạm Thiên. Chẳng hạn như trường hợp Đức
Phật
dạy cho hai thanh niên Bà-la-môn cách thức hợp nhất với Phạm thiên, qua
việc thực hành tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ và xả.

Chúng
ta
có thể tìm thấy nhiều trường hợp hóa độ “thiện xảo” khác của Đức Phật ở
trong Kinh tạng. Ở đây xin dẫn ra thêm vài trường hợp có thể xem là nổi bật.

Thứ
nhất là việc Đức Phật cảm hóa Angulimala. Angulimala vốn là một tên cướp khét
tiếng, đã từng giết vô số người vô tội, lấy ngón tay xâu thành chuỗi và đeo lên
cổ. Đức Phật vì muốn cảm hóa nên đã vận sức thần thông đến trước ông. Khi thấy
Đức Phật đi ở phía trước, Angulimala đã cố sức đuổi theo với hy vọng sẽ có được
ngón tay cuối cùng xâu vào xâu chuỗi của mình. Nhưng ông đã không thể nào đuổi
theo kịp Đức Phật. Vô vọng, ông đã thét lớn bảo Đức Phật hãy dừng lại.

Đức
Phật
trả lời rằng Ngài đã dừng lại rồi, cho dù Ngài đang đi; và hỏi Angulimala
đã dừng lại hay chưa. Sau đó Đức Phật giảng giải rằng, Ngài đã dừng là dừng các
ác nghiệp, những điều gây tổn hại cho chúng sanh; và khuyên Angulimala hãy dừng
tay lại, chớ nên tiếp tục giết hại đồng loại. Lòng từ bi và phương cách giáo
hóa
thiện xảo của Đức Phật đã cảm hóa được Angulimala. Sau đó ông xuất gia và
chứng đắc thánh quả.

Câu
chuyện
khác là việc Đức Phật hóa độ cô Kisa Gotami. Kisa Gotami đau buồn cùng
cực khi người con nhỏ của cô qua đời. Cô ôm xác con đi khắp nơi với hy vọng sẽ
tìm được người có thể cứu sống được đứa con tội nghiệp của mình. Và rồi cô tìm
đến Đức Phật.

Đức
Phật
bảo với cô rằng, Ngài sẽ cứu sống con của cô nếu cô xin được cho Ngài một
nắm
hạt mù-tạc tại một nhà mà nơi đó trong quá khứ chưa từng có người chết. Cô
Gotami vâng lời và đi tìm xin hạt mù-tạt theo lời yêu cầu của Đức Phật. Nhưng
cô không thể tìm ra được hạt mù-tạt tại một gia đình mà ở đó chưa từng có người
thân qua đời trong quá khứ; và điều này đã giúp cô hiểu ra rằng cái chết là một
vấn đề không ai tránh khỏi, khác nhau là nó đến sớm hay muộn. Hiểu được sự thật
đó, cô ôm xác con vào rừng chôn cất và sau đó quay lại với Đức Phật, xin phép
xuất gia và về sau đã chứng được thánh quả.

Những
câu chuyện được dẫn ở trên là một vài trong vô số những câu chuyện liên quan
đến
những phương cách giáo hóa thiện xảo của Đức Phật. Những phương cách giáo
hóa
này dù khác nhau, nhưng chúng đều được đặt cơ sở trên trí tuệ và từ bi.

Sự
im lặng của Đức Phật

Đức
Phật
đã từng im lặng trước những câu hỏi siêu hình, như: thế giới là thường
hằng
hay vô thường, hữu biên hay vô biên; sinh mạng và thân là một hay là khác;
Như Lai tồn tại sau khi chết hay không tồn tại sau khi chết… Trong một số
trường hợp Đức Phật cũng từ chối câu hỏi có ngã hay không có ngã; và đôi khi
cũng từ chối trả lời về sự vận hành của nghiệp. Sự im lặng của Đức Phật trước
những câu hỏi siêu hình này đã đưa đến những ý kiến “trái chiều” của hậu thế;
và người ta cũng tốn rất nhiều bút mực để bàn luận về vấn đề này và ghán ghép
Ngài thuộc vào trường phái này hay trường phái kia. Chẳng hạn như gán cho Ngài
thuộc trường phái bất khả tri, hay hoài nghi.

Ở
một góc độ, “sự im lặng của Đức Phật” trước những câu hỏi siêu hình có thể được
xem là một “phương tiện thiện xảo” trong giáo hóa. Trong Tương Ưng Bộ kinh, khi
du sĩ Vacchagotta hỏi rằng con người có tự ngã hay không có tự ngã, Đức Phật đã
im lặng trước câu hỏi này. Và khi du sĩ Vacchagotta đi rồi, tôn giả Ananan hỏi
rằng tại sao Đức Phật không trả lời những câu hỏi của vị du sĩ ấy, thì Đức Phật
đáp rằng, nếu Ngài trả lời có tự ngã thì điều đó xác định rằng Ngài ủng hộ
thuyết thường hằng; còn nếu Ngài bảo không có tự ngã thì điều đó có nghĩa rằng
Ngài ủng hộ thuyết đoạn diệt.

Có
người cho rằng rằng sự im lặng của Đức Phật trước câu hỏi có ngã hay không có
ngã là một cách gián tiếp xác định không có ngã, bởi vì trong những bài kinh
trước đó, như kinh Vô ngã tướng chẳng hạn, Đức Phật đã khẳng định rằng không có
ngã. Nhưng đối với du sĩ Vachagotta, Đức Phật đã giữ thái độ im lặng, vì nghĩrằng câu trả lời của Ngài không đem lại lợi ích cho vị du sĩ này.

Trong
một số trường hợp khác, Đức Phật dạy rằng việc quán chiếu khổ đau, nguyên nhân
của khổ và tu tập đoạn trừ khổ đau thì quan trọng và thiết thực hơn việc tìm
hiểu
những câu hỏi siêu hình. Tuy nhiên, sự im lặng của Đức Phật đã trở thành
đề tài tranh luận của hậu thế; và sự im lặng của Ngài cũng đã mở ra một cánh
cửa khác trong việc phát triển Phật giáo về sau.

Giáo
pháp
là một phương tiện

Trong
kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddùpama sutta, Trung Bộ I), Đức Phật dạy rằng người
học đạo nên áp dụng giáo pháp vào trong đời sống theo một cách thức khôn khéo
và đúng đắn. Giáo pháp chỉ là một phương tiện, và nếu người sử dụng phương tiện
đó với mục đích giải thoát khổ đau, thì người đó được xem là có trí tuệ. Còn
người học giáo pháp chỉ vì
“muốn chỉ trích người khác” hay chỉ vì
“muốn khoái khẩu biện luận”,
thì người đó đang nắm giữ giáo pháp sai lạc,
được xem là không thiện xảo và trí tuệ trong việc học Phật.

Cũng
trong kinh Ví Dụ Con Rắn, Đức Phật đưa ra một ví dụ rằng, có người đi đến một
vùng nước rộng, có nhiều nguy hiểm, và người này đã dùng nhành cây và các vật
dụng
khác để kết thành một chiếc bè để vượt qua vùng nước sâu rộng và nguy hiểm
đó. Và sau khi đưa ra ví dụ này, Đức Phật hỏi các tỳ-kheo rằng, nếu người dùng
chiếc bè để vượt qua vùng nước ấy, sau đi đã qua bờ bên kia rồi, vẫn chấp chặt
vào chiếc bè, thì người ấy có phải là người có trí tuệ không. Các tỳ-kheo trả lời
rằng “không”. Người được xem là có trí tuệ, là người sau khi đã qua đến bờ bên
kia
rồi, biết bỏ đi chiếc bè ấy.

Chiếc
bè trong bài kinh này được ví với giáo pháp, nó như một phương tiện để đưa
người qua biển khổ; và một người khi đã “vượt qua bờ bên kia” rồi thì hãy bỏ
chiếc bè lại. Và bài kinh kết lại rằng “Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa
là phi pháp.”

Những
ý tưởng ở trên chúng ta cũng có thể tìm thấy trong kinh Kim Cương. Và với câu
nói “chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp” trong kinh Ví Dụ
Con Rắn
, cho thấy rằng giáo pháp chỉ là một phương tiện, không phải là chân lý.
Tuy nhiên người ta phải cần đến phương tiện đó để đạt đến chân lý; nhưng khi đã
đạt được chân lý thì cần phải bỏ phương tiện ấy đi. Điều này cũng tương tự như
những gì được nói trong kinh Viên Giác: giáo pháp như ngón tay, và chân lý như
mặt trăng, phải nương theo ngón tay để thấy mặt trăng nhưng đừng lầm chấp ngón
tay là mặt trăng.

Về
phương diện Phật học, các câu chuyện Tiền thân nhấn mạnh một điều rằng, để
thành tựu Phật quả, người ta cần phải trải qua nhiều kiếp thực hành Bồ Tát hạnh
với các Ba-la-mật. Công việc của một Bồ Tát thì không giới hạn ở trong tự viện,
hay ở nơi một hình thức nào. Bồ Tát trong các câu chuyện Tiền thân, xuất hiện
với những hình thức khác nhau. Nhưng cho dù hiện thân với hình thức nào, một vị
Bồ Tát luôn cho thấy là có trí tuệ, luôn phát khởi lòng từ bi và hành động với
nhiều “phương tiện thiện xảo” khác nhau vì lợi ích của kẻ khác.

Ở trên chúng ta tìm
hiểu
một vài vần đề ở trong kinh tạng Nikāya mà chúng ít nhiều liên hệ đến khái
niệm “phương tiện thiện xảo”. Như đã nói từ lúc đầu, khái niệm “phương tiện
thiện xảo” chính yếu được sử dụng trong Phật giáo Đại thừa. Vì vậy để hiểu rõ
hơn về khái niệm này, chúng ta cần thảo luận thêm với việc dẫn chứng những kinh
và luận Đại thừa có liên quan. Chúng tôi sẽ trở lại đề tài này trong một bài
viết khác.

(Tập san Hoằng pháp)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Thoát Khỏi Ảnh Hưởng Văn Hóa Phật Giáo Trung Quốc

Thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Phật giáo Trung Quốc

LÀM GÌ ĐỂ THOÁT KHỎI ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC?  THÍCH NHẬT TỪPhật giáo Việt Nam cần phải có...

Tứ Niệm Xứ Giảng Giải

Tứ Niệm Xứ Giảng Giải

Mục Lục Lời giới thiệuLời người dịchDẫn nhậpCách phát âm các từ PāḷiNgày thứ nhấtDhamma - Ba phương diện của...

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma… Chuyển Ngữ: Hoang Phong

Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma… Chuyển Ngữ: Hoang Phong

PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:"Tôi à, quý vị có biết không, tôi nào có biết kiếm tiền là...

Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi! – James Whitehill – Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

THẦY TÔI ĐÃ SỚM RA ĐI! James WhitehillDiệu Liên Lý Thu Linh dịch Vị thầy người Nhật của tôi đã...

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Kinh Người Biết Sống Một Mình

KINH NGƯỜI BIẾT SỐNG MỘT MÌNH Thích Nhất Hạnh (I) Sau đây là những điều tôi được nghe lúc đức...

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

. Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Harvard T.H. Trường...

Nghiên Cứu Về Triết Học Như Lai Tạng

NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh...

Phật Dạy: Hãy Cúng Dường Cha Mẹ

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Mùa Vu lan về, mọi người con Phật lại thêm một lần suy ngẫm sâu hơn về thâm ân sinh...

Trả Lời Cùng Tâm Lễ-nguyễn Ngọc Luật (qua Bài Viết: Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “nghĩ Về Bài Viết Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại” Của Thầy Thích Trung Hữu)

TRẢ LỜI CÙNG TÂM LỄ-NGUYỄN NGỌC LUẬT(QUA BÀI VIẾT: Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người...

Giới Thiệu Những Tác Phẩm Thiền Ca Của Lê Minh Hiền – Hàn Long Ẩn

Giới Thiệu Những Tác Phẩm Thiền Ca Của Lê Minh Hiền – Hàn Long Ẩn

GIỚI THIỆUNHỮNG TÁC PHẨM THIỀN CA CỦA LÊ MINH HIỀN Lê Minh Hiền trong suốt thập niên trở lại đây...

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới Bổn Tánh – Thích Thiện Long Dịch

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới Bổn Tánh – Thích Thiện Long Dịch

PHẬT GIÁO VÀ HOÀ BÌNH THẾ GIỚI Bổn Tánh - Thích Thiện Long dịch     Chúng ta chỉ có...

Chùm Ảnh: Rực Rỡ Cờ Hoa Diễu Hành Đạp Xe Của Ttn Phật Tử Thủ Đô

Chùm Ảnh: Rực Rỡ Cờ Hoa Diễu Hành Đạp Xe Của Ttn Phật Tử Thủ Đô

Trở về mục lục● Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 Chùm ảnh: Rực rỡ cờ hoa diễu hành...

Đề Xuất Thay Đổi Tên Gọi “Ban Giáo Dục Tăng Ni” – Minh Thanh

Đề Xuất Thay Đổi Tên Gọi "Ban Giáo Dục Tăng Ni" Minh Thanh 1) Đặt vấn đề Bài viết này nhắm...

Về Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Khi hiểu được rằng mọi việc diễn ra đều có nguyên nhân và kết quả, khi tin vào luật nhân quả và...

Thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Phật giáo Trung Quốc

Tứ Niệm Xứ Giảng Giải

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma… Chuyển Ngữ: Hoang Phong

Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi! – James Whitehill – Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Nghiên Cứu Về Triết Học Như Lai Tạng

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Trả Lời Cùng Tâm Lễ-nguyễn Ngọc Luật (qua Bài Viết: Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “nghĩ Về Bài Viết Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại” Của Thầy Thích Trung Hữu)

Giới Thiệu Những Tác Phẩm Thiền Ca Của Lê Minh Hiền – Hàn Long Ẩn

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới Bổn Tánh – Thích Thiện Long Dịch

Chùm Ảnh: Rực Rỡ Cờ Hoa Diễu Hành Đạp Xe Của Ttn Phật Tử Thủ Đô

Đề Xuất Thay Đổi Tên Gọi “Ban Giáo Dục Tăng Ni” – Minh Thanh

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Tin mới nhận

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Voi điên tấn công Đức Phật và 2 bài học quý báu về cách sống

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Đức Phật đối trước bạo lực

Học Phật tâm Phật

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Tin mới nhận

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Thưa Thầy

Đóng Góp Của Phật Giáo Vào Phúc Lợi Xã Hội ở Úc – Patricia Sherwood

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

Trung Đạo -Trung Luận Và Trung Quán

Đức Phật và sự đóng góp của ngài cho nền hòa bình và phát triển xã hội

Quan Niệm Phật Giáo Về Chiến Tranh Và Giải Quyết Xung Đột

Tránh cực đoan trong thuyết giảng

Một Số Hình Ảnh Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Ăn thịt-không-phải-thịt

Bản chất triết học của kinh Lượng Bộ (sautrāntika)

Câu Chuyện Về Barlaam Và Joasaph Hay Một Sự Trùng Hợp Lạ Lùng Giữa Các Tôn Giáo – Hoang Phong

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Mê tín hay không mê tín

Việc Đốt Vàng Mã Và Phật Mã

Kinh Phật và gốm của Họa sỹ Lê Thiết Cương

Tâm Lý và Triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống hàng ngày

Về Chánh Niệm

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Tin mới nhận

Vua Từ Lực bố thí máu

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Kinh Hạnh Phúc – Lộ Trình Tu Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 242)

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 76)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Phật A Di Đà Có Thật Không?

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.