DƯỚI CỘI CÂY BỒ ĐỀ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: buddhanet.net – Picture-Hình: Thus Have I Heard
(Under The Bodhi Tree)
Sau khi Thái Tử Siddhartha (Sĩ Đạt Ta) rời khỏi hoàng cung, ngài đã quyết tâm khám phá ý nghĩa của kiếp người. Thái Tử học với các vị thầy giỏi nhất thời bấy giờ, và ngài sống một cuộc sống khó khăn của một nhà sư khổ hạnh. Tuy nhiên, Thái Tử không cảm thấy gần gũi hơn với Chân Lý. Khi ngài gần như bị chết vì đói, đấy là bước ngoặt thay đổi cuộc đời ngài. Không lâu sau đó, ngài đạt sự giác ngộ dưới cội cây Bồ Đề.
THÁI TỬ SỐNG NHƯ MỘT NHÀ SƯ
Lúc Thái Tử Siddhartha 29 tuổi, ngài bắt đầu cuộc sống của một nhà sư không nhà cửa. Từ tỉnh Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ, thủ đô của nước Sakya thuộc dòng họ Thích Ca), ngài đi bộ về phía nam, đến thành phố Rajagaha (Vương Xá), là thủ đô của nước
Sáng hôm sau khi Thái Tử Siddhartha đến, ngài đi vào thành phố, và ngài có được thức ăn bằng cách ngài ôm bình bát đi khất thực từ nhà nầy sang nhà khác.
THÁI TỬ ĐI TÌM CÁC THẦY HỌC ĐẠO
Thái Tử Siddhartha đi tìm kiếm các vị thầy tâm linh, dọc theo Sông Hằng. Alara Kalama và Uddaka Ramaputta được xem là các vị thầy giỏi nhất về thiền định vào thời điểm đó, vì thế Thái Tử Siddhartha đã đến học với hai vị thầy nầy.
Đầu tiên, Thái Tử Siddhartha học với thầy Uddaka Ramaputta, rồi sau đó với thầy Alara Kalama. Không lâu sau đó, ngài đã học được tất cả mọi điều mà các thầy giảng dạy, tuy nhiên, ngài đã không học được cách để chấm dứt sự đau khổ. Ngài nói với chính ngài, “Ta phải tự mình tìm ra chân lý”.
SÁU NĂM KHỔ CỰC
Cùng với năm người bạn, Thái Tử Siddhartha đi đến một khu rừng gần làng Uruvela. Ở đây, họ sống cùng với một số người đàn ông dành trọn đời mình cho tôn giáo, và họ tự hành-hạ họ bằng sự nghèo đói, và sự thiếu thốn cùng cực.
Họ tin rằng nếu họ ép buộc thân xác họ ở trong tình trạng khó khăn khủng khiếp về vật lý, họ sẽ hiểu biết về chân lý. Một số vị ngủ trên giường làm bằng những cây đinh. Một số vị ngủ với đầu dựng ngược dưới đất. Tất cả đều ăn rất ít, do đó họ chỉ còn da bọc xương.
Thái Tử Siddhartha tìm thấy một nơi yên tĩnh dọc trên bờ của một con sông gần đó. Ở đó, ngài đã thực tập các thử thách gay go nhất. Thái Tử ngủ trên giường làm bằng những gai nhọn. Ngài chỉ ăn một hạt lúa mì, và một hạt vừng mỗi ngày.
Vào những lúc khác, Thái Tử không ăn gì cả. Thân thể của ngài bị gầy mòn đi, cho đến khi ngài chỉ còn một lớp da mỏng bọc xương. Chim làm tổ trên mái tóc rối bù của ngài, và các lớp bụi bặm bao phủ lên tấm thân khô héo của ngài. Thái Tử Siddhartha hoàn toàn ngồi yên, thậm chí ngài không phủi đi các con côn trùng trên người ngài.
ÂM NHẠC TỪ CÂY ĐÀN TỲ BÀ
Vào một buổi tối, một nhóm những cô gái trẻ trên đường về nhà, họ đi ngang qua nơi Thái Tử Siddhartha đang ngồi thiền. Họ đang trình diễn với một nhạc cụ, đó là những cây đàn tỳ bà, và họ ca hát. Thái Tử nghĩ rằng, “Khi các sợi giây đàn nầy lỏng lẻo, thì tiếng đàn sẽ không hay. Khi các sợi giây đàn nầy quá căng thẳng, giây đàn sẽ đứt. Khi các sợi giây đàn không quá lỏng, cũng không quá căng, tiếng đàn sẽ tuyệt vời. Ta đang kéo các sợi giây trong-người của ta quá căng thẳng. Ta không thể nào tìm ra Con Đường Chân Lý, khi mà ta sống một cuộc đời xa hoa, hoặc ta sống trong một thân thể quá yếu đuối.”
Vì thế, Thái Tử đã quyết định từ bỏ sự hành hạ thân xác của ngài. Ngài học được rằng sự hành-xác không phải là phương cách đúng đắn.
Ngay sau đó, khi đang tắm trên sông, lúc ấy thân thể của Thái Tử Siddhartha đã quá yếu đuối, nên ngài ngất đi, và ngã xuống. Sujata, một cô gái trẻ trong làng sống gần sông, cô trông thấy ngài, và cô dâng ngài một bát cơm và sữa. Sau bữa ăn, ngài cảm thấy mạnh khỏe ngay lập tức, rồi ngài tiếp tục thiền định.
Khi năm người bạn đồng hành của Thái Tử nhìn thấy ngài ăn, họ cảm thấy chán ghét ngài, rồi họ cho rằng ngài đã bỏ cuộc. Vì thế, họ bỏ đi.
MẶT TRỜI CỦA SỰ GIÁC NGỘ TỎA SÁNG
Thái Tử Siddhartha nhớ lại khi ngài còn nhỏ, ngài đã ngồi thiền dưới cây hồng-táo (cây roi hoặc cây mận?, rose-apple). “Ta sẽ ngồi thiền giống như trước kia. Có lẽ đây là cách để có sự giác ngộ.” Rồi từ đó, ngài bắt đầu ăn mỗi ngày.
Lúc nầy, Thái Tử Siddhartha vẫn còn tìm hiểu ý nghĩa của kiếp người, rồi ngài bắt đầu cuộc hành trình đến Buddhagaya. Đến gần một khu rừng nhỏ có bóng mát, ngài ngồi xuống dưới một cội cây Bồ Đề lớn. Thái Tử lặng lẽ tuyên thệ, “Ngay cả khi máu thịt của ta đã khô kiệt, và chỉ còn lại da bọc xương, ta sẽ không rời khỏi nơi nầy, cho tới khi nào ta tìm ra được cách để chấm dứt tất cả mọi sự đau khổ.” Ngài ngồi ở đó suốt bốn mươi chín ngày. Ngài quyết chí tìm ra nguồn gốc của tất cả mọi sự đau khổ về thân thể và tinh thần, trong kiếp người. Mara, là ma hung dữ, ông đã cố gắng dọa ngài từ bỏ đi sự tìm kiếm Chân Lý. Thí dụ như, ông hy vọng quyến rũ Thái Tử Siddhartha bằng các ảo tưởng của các cô con gái xinh đẹp của ông, để Thái Tử có những ý tưởng ích-kỷ. Tuy nhiên, lòng nhân từ của Đức Phật đã bảo vệ ngài, ra khỏi các cuộc tấn công như thế.”
Trong thời gian nầy, Thái Tử Siddhartha có thể nhìn thấy mọi sự vật thật-sự như chúng là-như-thế. Giờ đây, cuối cùng ngài đã tìm được câu trả lời cho sự đau khổ: “Nguyên nhân của sự đau khổ chính là sự tham lam, sự ích kỷ, và sự ngu dốt. Nếu tất cả mọi người vượt ra khỏi những cảm xúc tiêu cực nầy, họ sẽ hạnh phúc.”
Trong đêm trăng tròn vào Tháng Năm, Thái Tử Siddhartha đã đi sâu vào thiền định. Khi ngôi sao-mai xuất hiện trên bầu trời ở phía đông, ngài trở thành Đức Phật, là một bậc giác ngộ. Năm đó, ngài ba mươi lăm tuổi.
Cuối cùng, Đức Phật đứng dậy. ngài chăm chú nhìn cây bồ-đề với lòng biết ơn, rồi ngài cảm ơn cây bồ-đề đã cho ngài nơi trú ẩn. Kể từ đó về sau, cây nầy được gọi là Cây Bồ Đề, hoặc là Cây Giác Ngộ.
———————————–
Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/pbs2_unit03.htm
Under The Bodhi Tree – Source-Nguồn: buddhanet.net
After leaving the palace, Siddhartha was determined to discover the meaning of existence. He studied with the best teachers of the day, and lived the hard life of an ascetic. Yet he didn’t feel any closer to the Truth. The turning point came when he almost died of hunger. Soon after that, he attained enlightenment under the Bodhi tree.
LIVING AS A MONK
At the age of 29, Siddhartha began the homeless life of a monk. From Kapilavatthu, he walked south to the city of
The morning after Siddhartha arrived, he went to the city and obtained his meal for the day by going from house-to-house begging with an alms-bowl.
SEARCHING FOR TEACHERS
Siddhartha wandered along the
First he studied under Uddaka Ramaputta, then under Alara Kalama. Very soon he had learnt all they had to teach, but he had not learnt to end suffering. He said to himself, “I must find the truth on my own”.
SIX YEARS OF HARDSHIP
With his five friends, Siddhartha went to a forest near the
They believed that if they put their bodies through terrible physical hardship, they would understand the truth. Some slept on a bed of nails. Some stood on their head. They all ate so little they were just skin and bones.
Siddhartha found a quiet spot on the banks of a nearby river. There he practised the most severe hardship. He slept on a bed of thorns. He ate only one grain of wheat and one sesame seed a day.
At other times, he would eat nothing at all. His body wasted away until there was only a layer of thin skin covering his bones. Birds made nests in his matted hair and layers of dust covered his dried-up body. Siddhartha sat completely still, not even brushing away insects.
THE SONG OF THE LUTE
One evening, a group of young girls on their way home passed by Siddhartha who was sitting in meditation. They were playing lutes, a musical instrument, and singing. He thought, “When the strings of the lute are loose, its sound won’t carry. When the strings are too tight, it breaks. When the strings are neither too loose nor too tight, the music is beautiful. I’m pulling my strings too tightly. I cannot find the Way to Truth living a life of luxury or with my body so weak.”
Thus, he decided to give up self-torture. He came to know that this was not the correct way.
Soon after, while bathing in the river, Siddhartha was so weak that he fainted and fell. Sujata, a young village girl who lived by the river, saw him and brought him a bowl of rice and milk. After his meal, he immediately felt stronger and continued his meditation.
When his five companions saw him eat, they were disgusted, thinking he’d given up. So they left him.
THE SUN OF ENLIGHTENMENT SHINES
Siddhartha remembered meditating under the rose-apple tree when he was a child. “I shall meditate as I did before. Perhaps that is the way to become enlightened.” From then on he began to eat daily.
Still seeking a way to understand the meaning of life, Siddhartha set out for Buddhagaya. Near a grove, he sat down under a huge Bodhi tree. Silently he vowed, “Even if my flesh and blood were to dry up, leaving only skin and bones, I will not leave this place until I find a way to end all sorrow.” He sat there for forty nine days. He was determined to discover the source of all pain and suffering in the world. Mara, the evil one, tried to scare him into giving up his quest. For instance, he hoped to lure Siddhartha into having selfish thoughts by sending visions of his very beautiful daughters. But the Buddha’s goodness protected him from such attacks.
During this period, Siddhartha was able to see things as they truly were. Now he had finally found the answer to suffering: “The cause of suffering is greed, selfishness and stupidity. If people get rid of these negative emotions, they will be happy.”
During a full-moon night in May, Siddhartha went into deep meditation. As the morning star appeared in the eastern sky, he became an enlightened one, a Buddha. He was thirty five years old.
When the Buddha stood up at last, he gazed at the tree in gratitude, to thank it for having given him shelter. From then on, the tree was known as the Bodhi tree, the tree of Enlightenment.
Discussion about this post