
The Dalai Lama answering a question from a viewer in Vietnam
through a video conference link from his residence in Dharamsala.
Oct. 29, 2016. Photo- Tenzin ChoejorOHHDL.
Dharamsala, Oct. 31,,2016: Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ đã tiếp đoàn doanh nhân Phật tử Việt Nam gồm 80 người thuộc Câu lạc bộ CEO Việt Nam (Vietnam CEO Club) tại Dharamsala thành phố miền cực Bắc Ấn độ, nơi cư trú của Ngài. Cùng với 80 thành viên của Câu lạc bộ CEO Việt, còn các nhóm người từ (Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn và Đà Nẵng) cũng tham gia sự kiện thông qua hội nghị truyền hình trực tiếp với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng các vấn đề như biến đổi khí hậu và sự nóng ấm toàn cầu gây ra mối đe dọa cho tất cả chúng sinh trên trái đất này và cho rằng biện pháp khắc phục hậu quả cũng cần được lên kế họach đồng thời.
“Các bạn Việt Nam đã chứng tỏ mình là những con người cứng rắn và kiên cường. Bây giờ các bạn cần phải suy nghĩ về toàn bộ thế giới, không chỉ là những gì liên quan đến Việt Nam,”. Nhà lãnh đạo bình quân (1) nói như vậy trong khi thúc giục đoàn Phật tử Việt Nam hãy nhìn xa hơn, ra ngoài biên cương giới hạn quốc gia trong khi đóng góp cho nhân loại.
Nhà lãnh đạo Tây Tạng cũng đã hỏi và nhắc lại lập trường của ngài về sự cần thiết cho một sự thay đổi, đặc biệt là từ các bạn trẻ trong việc biến đổi thế kỷ mới trong việc khắc phục rủi ro gây ra bởi các thế kỷ trước.
Các bậc thầy Phật giáo đã tiến hành lễ truyền thọ Pháp Dược Sư Phật cho các Phật tử và cũng giải thích ngắn gọn bài kinh ngắn 25 dòng “Kinh Trí Tuệ Siêu Việt” hay còn gọi là “Bát Nhã Tâm kinh”.
Vào ngày mai, nhà lãnh đạo Tây Tạng sẽ chủ trì buổi ra mắt cuốn sách của cựu Bộ trưởng Trưởng bang Himachal Pradesh, ông Shanta Kumar, và chủ trì buổi lễ cầu nguyện trường thọ vào ngày hôm sau tại chùa Tsuglakhang.
Tenzin Dharpo | Tịnh Thuỷ biên dịch theo báo Phayul
(1) Bình quân (từ chữ Egalitarianism tiếng Anh và từ chữ egal tiếng Pháp, có nghĩa là “bình đẳng”) là một xu hướng tư tưởng ủng hộ sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Học thuyết bình quân là một học thuyết chính trị cho là tất cả mọi người nên được đối xử bình đẳng và có các quyền chính trị (Tự do chính trị), kinh tế (Tự do kinh tế), xã hội (bình đẳng xã hội) và dân sự (quyền dân sự và chính trị) như nhau; Triết lý xã hội này ủng hộ việc loại bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế giữa người dân, chủ nghĩa bình quân kinh tế, hoặc phân cấp quyền lực
Discussion about this post