PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


L
ong Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Việt Dịch: HT. Thích Thiền Tâm

Long Thọ Đại Sĩ, tiếng Phạn gọi là Nagarjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ bảy trăm năm. Tương truyền ngài sanh dưới cây A Châu Đà Na, cây này có năm trăm vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ.

Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích dẫn: “Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời qúa khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật, hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai. Lại theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật”. Truyện Phú Pháp Tạng cũng nói về ngài như sau: “Bản vị nguyên là Phật Diệu Vân, Ứng tích ở ngôi Hoan Hỷ Địa”. Truyền ký về ngài có nhiều điểm thần kỳ, như việc mở thiết tháp ở Nam Thiên Trúc học về Mật giáo; được Đại Long Bồ Tát đem vào hải cung đọc kinh Hoa Nghiêm và các kinh điển Đại Thừa. Vì thế, ngài một thân mà kiêm làm Tổ sư của tám tông phái Phật Giáo.

Sau khi đắc pháp với Tôn Giả Ca Tỳ Ma La, làm vị Tổ thứ bốn bên Thiền tông. Long Thọ Đại Sĩ đi hoằng hóa các nơi mà có trứ thuật nhiều bộ luận. Trong luận Tỳ Bà Sa của ngài viết có đoạn khen ngợi về Tịnh Độ như sau:


Nếu người muốn thành Phật
Xưng niệm A Di Đà
Ứng thời vì hiện thân
Nên nay con quy mạng.

Do sức nguyện Phật kia

Mười phương chư Bồ Tát
Đến nghe pháp cúng dường
Nên con cúi đầu lễ.

Các Bồ Tát cõi ấy

Đầy đủ những tướng hảo.
Thân đẹp tự trang nghiêm
Nên con lạy quy y.

Chư Bồ Tát Cực lạc

Mỗi ngày trong ba thời
Cúng dường Phật mười phương
Nên con cúi đầy lạy.

Nếu người trồng căn lành

Nghi thì hoa không nở
Kẻ lòng tin thanh tịnh
Hoa nở được thấy Phật.

Hiện tại Phật mười phương

Dùng các thứ nhân duyên
Khen công đức Di Đà
Nên con quy mạng lễ.

Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp

Mầu nhiệm hơn thiên cung
Công đức rất sâu dầy
Nên con lễ chân Phật.


Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:” Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm, không thể trừ được nghiệp sân, có môn trừ được nghiệp sân, không thể trừ nghiệp dâm. Có môn trừ được ba độc, tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội.

Hỏi: Bồ tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh Độ?

Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất Thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được? Ví như, kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít , kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế! Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc.

Lại nữa, nếu bồ Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tại thường nghe âm thanh Phật nói, thì tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí huệ lớn, kế đó y theo lời dạy tu hành, tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại sao không nhất tâm cầu về cõi Phật? Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn qúa hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng thiên vương cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến lên ngôi vị Thế Tôn….

Hỏi: Làm thế nào để thường được gần gũi chư Phật?

Đáp: Chúng sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít, dù có tu trí huệ, phước đức cũng không được bao nhiêu. Bồ tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn. Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô lượng phước đức căn lành. Do thực hành pháp nhẫn, nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.

Lại một hạnh: Ví như chúng sanh tâm dục nặng; thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báu cõi nhân thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường gần gũi chư Phật….”

Về sau, ngài Long Thọ phú pháp cho Tôn Giả Ca Na Đề Bà, rồi nhập định như con ve bỏ xác mà hóa.

Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát rằng:


Đại Huệ ông nên biết
Chứng sơ Hoan hỷ địa
Đời vị lai sẽ có
Sau khi ta nhập niết bàn
Tôn hiệu là Long Thọ
Tỳ kheo danh đức lớn
Duy trì pháp của ta
— nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã
Phá các tông Hữu, Vô.


Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ Địa Bồ Tát Bi Trí rộng sâu, một thân làm Tổ Sư của tám tông, mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ.


Nguồn: Niệm Phật Viên Thông

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Hãy Từ Bỏ Những Gì Không Phải Của Mình

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

HÃY TỪ BỎ NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH Diệu Hòa “Cái gì không phải của các Ông, này các...

Số Mệnh

Số mệnh

SỐ MỆNH Chánh Tấn Tuệ Nhiều người vẫn tin rằng bất kỳ ai cũng được sinh ra với một số...

Kinh Tế Và Chính Trị Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Kinh Tế Và Chính Trị Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ PHẬT GIÁOThích Nhật Hiếu Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng...

Hồi ký khóa thiền Vipassana 10 ngày tại Sóc Sơn, Hà Nội

HỒI KÝ KHÓA THIỀN VIPASSANA 10 NGÀYTẠI SÓC SƠN HÀ NỘIChân HươngHành trang tôi mang đi là gì nhỉ? Một...

Lo Âu Và Sợ Hãi

Lo âu và sợ hãi

 LO ÂU VÀ SỢ HÃINguyên tác: Dr.K.Sri DhammanandaChuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn   “Con người phải trả giá đắt cho mối...

Vai Trò Của Đạo Đức Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Pahalawattage Premasiri Thích Nguyên Hiệp Dịch

Vai Trò Của Đạo Đức Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Pahalawattage Premasiri Thích Nguyên Hiệp Dịch

VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨCTRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Pahalawattage Premasiri Thích Nguyên Hiệp dịch Khái niệm...

Ý Niệm Hòa Bình Và Phương Pháp Luận

Ý niệm hòa bình và phương pháp luận

Ý NIỆM HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬNThái Kim Lan 1. Ý niệm hòa bìnhCó thể nói Phật giáo là...

Học Thuyết Darwin, Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo – Tiến Sĩ Amarasiri Weeraratne – Thích Nữ Liên Hòa Dịch

HỌC THUYẾT DARWIN, PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁOTiến sĩ Amarasiri WeeraratneThích Nữ Liên Hòa dịch Lời người dịch: Nguyên...

Trở Về Chính Mình – Một Con Người Đích Thực

Trở về chính mình – một con người đích thực

Mỗi lời nói, hành động, suy nghĩ đều mang “chữ ký” của mình. Chúng ta phải có trách nhiệm với...

Chánh Niệm- Lẽ Sống Của Người Tu

Chánh Niệm- Lẽ Sống Của Người Tu

Thực phẩm là thức ăn nuôi thân thể. Chánh Niệm là thức ăn nuôi Tâm thức.Khi biết mình đang cận...

Pháp Giúp Bồ-Tát Tại Gia Thành Tựu Bồ-Đề Vô Thượng

Pháp giúp Bồ-tát tại gia thành tựu Bồ-đề vô thượng

Ai cũng có thể làm việc này, vì ai cũng có sẵn cái nhân Phật tánh. Vấn đề là làm...

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Thứ Ba, 11 tháng 5 2010 Trà Mi xin chào những người bạn của Tạp chí Thanh Niên trên đài...

Như Lai – Bậc Ngôn Hành Hợp Nhất

Như Lai – Bậc ngôn hành hợp nhất

Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng...

Phật Tử Tin Vào Điều Gì?

Phật tử tin vào điều gì?

Không lâu ngay sau khi tôi bắt đầu học Phật, đã có một người hỏi tôi rằng: “Người Phật tử...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Xin chào các vị bằng hữu, chào mọi người!Chúng ta vừa mới nói đến hành thiện. Hành thiện đầu tiên...

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

Số mệnh

Kinh Tế Và Chính Trị Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Hồi ký khóa thiền Vipassana 10 ngày tại Sóc Sơn, Hà Nội

Lo âu và sợ hãi

Vai Trò Của Đạo Đức Trong Việc Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Pahalawattage Premasiri Thích Nguyên Hiệp Dịch

Ý niệm hòa bình và phương pháp luận

Học Thuyết Darwin, Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo – Tiến Sĩ Amarasiri Weeraratne – Thích Nữ Liên Hòa Dịch

Trở về chính mình – một con người đích thực

Chánh Niệm- Lẽ Sống Của Người Tu

Pháp giúp Bồ-tát tại gia thành tựu Bồ-đề vô thượng

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Như Lai – Bậc ngôn hành hợp nhất

Phật tử tin vào điều gì?

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 36)

Tin mới nhận

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Niềm tin vào Đức Phật

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Đức Phật là ai?

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Người được Phật dự báo trước cái chết

Phật dạy về phái yếu

Ác giả ác báo theo quan điểm của nhà Phật

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Tin mới nhận

Nhân Câu Chuyện Của Bác Sĩ Trịnh Đình Hỷ

Cầu & Vô Sở Cầu Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English )

Giáo dục hàng hóa hay công ích?

Krishnamurti Độc Thoại – Krishnamurti – Ông Không

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Gậy Kim Cang Hét Quyển 1

Hoạt Động Kỷ Niệm Ngày Phật Thành Đạo Xưa Nay – Quán Như

Nhà Của Ta Hay Nhà Lửa Tam Giới? (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Trả Lời Câu Hỏi Cuộc Đời

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Thơ: Lúc Nào Cũng Bồ Đề Tâm (Tâm Bảo Đàn)

Thanh Niên Phật Giáo Thành Công Trên Con Đường Xây Dựng Sự Nghiệp – Đại Sư Tinh Vân – Đạt Ma Khả Triết Dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

05. Bình Đẳng Và Cấp Bực Trong Đạo Phật

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Vương An Thạch Trở Về Với Phật – Pgs. Hồ Sĩ Hiệp

Nguyên Lý Phật Pháp Với Con Người

Ngày Ấy Mùa Vu Lan Con Nhớ Mẹ

Đạo Đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người

Thân tâm thanh tịnh có được mầu nhiệm

Tin mới nhận

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Kinh “Tất Cả Đều Bốc Cháy” (Adittapariyaya-sutta)

Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm – Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Tin mới nhận

Lời Vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Thiền Tịnh Mật – Phương Pháp Tu Tập Đặc Thù Của Đạo Phật Việt

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 10)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.