PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (3)
Trích dẫn
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Trích dịch: Tuệ Uyển

Dalailama0021356– Ngay cả một sự
phát triển tâm vô cùng ít ỏi cũng là tiến triển, và tôi nghĩ đây là một lợi ích
vô vàn trong sự minh chứng của tâm linh hòa bình. Điều này hóa ra có một tác
động
tích cực trên sức khỏe. Do thế, bất
cứ một khối lượng nào của sự phát triển tinh thần cũng hữu ích.

–
Một Pháp Hội không đơn thuần là một buổi
tập họp xã hội. Nó là một sự nhắc nhở
chúng ta rằng trong đời sống con người, tâm linh là quan trọng; nó có ý nghĩa
quan trọng. Chữ Dharma hay pháp, là Phạn
ngữ
, có ý nghĩa bao quát. Trong trường hợp
của Pháp Hội – Dharma Celebration, Pháp có nghĩa là Phật Pháp. Đặc trưng cốt yếu của Phật Pháp là để khuếch
trương tối đa tính hữu dụng của trí thông minh con người để chuyển hóa những cảm
xúc
của chúng ta. Đấy là một việc kỳ đặc
của Phật Pháp.

–
Tất cả những tôn giáo quan trọng đều hướng
đến chuyển hóa cảm xúc khi chúng là những nhân tố thiết yếu trong đời sống của
chúng ta. Những trải nghiệm tiêu cực và
đau khổ tác động những cảm xúc của chúng ta. Chuyển hóa có nghĩa là bảo tồn hay trong một số trường hợp, tăng cường sức
mạnh
những cảm xúc tích cực và giảm thiểu những thứ tiêu cực. 

–
Tôi nghĩ tất cả những tôn giáo quan trọng biểu lộ sự chú tâm đến việc chuyển
hóa
những cảm xúc. Nhưng phương pháp để
thực hiện việc này không giống nhau. Trong nhiều truyền thống, sự chuyển hóa những cảm xúc xãy ra chính yếu
qua niềm tin, là điều mạnh mẽ và trọng yếu.
Một niềm tin mạnh mẽ trong Thượng Đế hay Allah – Hồi Giáo, trong Thần Krishna hay Shiva – Ấn Giáo, hay trong
chúa Giê-su – Ki Tô Giáo có thể ảnh hưởng một cách chắc chắn trong những cảm
xúc
của con người. Chung quy, thông điệp
của những bậc thầy lớn căn bản là giống nhau: từ bi, bác ái, tha thứ, bao dung,
nguyên tắc và toại nguyện. Đây là những
căn bản của các tôn giáo này. 

–
Trong truyền thống Phật Giáo, chúng ta không chỉ có tin tưởng hay kỳ vọng trong
Đức Phật, mà chúng ta cũng khảo sát Đức Phật. Chúng ta làm điều này như thế nào? Đức Thế Tôn, Đức Phật lịch sử, đã không còn nữa. Phương cách duy nhất để tìm ra là thẩm tra những
giáo huấn của Ngài và khảo sát những môn đồ nhiệt tình của Ngài. Nếu chúng ta thẩm nghiệm xuyên suốt thái độ
và suy nghĩ của họ, chúng ta cuối cùng có thể biết loại ảnh hưởng nào mà những giáo huấn của Đức Phật
có. Cũng thế, qua học hỏi giáo huấn và cố gắng để tích cực hiện thực trong trải nghiệm của
chúng ta, chúng ta chung cuộc có thể phát triển một loại tin tưởng ổn cố nào đấy. Sự tin tưởng ấy không chỉ đến từ niềm tin mà
qua sự khảo sát của chúng ta trong khi sử dụng sự thông tuệ của chúng ta.

–
Tuệ trí không chỉ là tri thức; nó là kiến thức đầu tiên qua nghe (văn), thứ hai
qua phân tích ý nghĩa qua lý trí (tư), và rồi nối kết nó vào kinh nghiệm của chúng ta (tu). Cuối cùng, đến niềm tin vững chắc của chúng
ta
. Lòng vị tha được tìm thấy trong mọi
truyền thống, nhưng sự phối hợp của lòng vị tha với tuệ trí hay thông minh là đặc
thù của Phật Pháp. 

–
Phán xét những gì tuyệt hảo được thực hiện tùy thuộc đến một số trường hợp đặc
biệt
. Tương tự thế, tôi nghĩ, công nhận
tôn giáo nào là tốt nhất phải được căn cứ trên những lợi ích đạt được bởi mỗi
cá nhân hành giả.

–
Khi khía cạnh tôn giáo được quan tâm đúng mức, tôi tin rằng tất cả mọi truyền
thống
không nhiều thì ít là giống nhau. Tất cả đều lo lắng đến niềm hạnh phúc và điều tốt đẹp của con người. Tất cả mọi giáo huấn tín ngưỡng cố gắng để
thúc đẩy hay tăng cường những giá trị tích cực của nhân loại. Khía cạnh ấy căn bản giống nhau trong mọi
truyền thống. 

–
Chúng ta có thể phát triển lòng tin qua việc sử dụng trí thông minh của con người
một cách tối đa như có thể và qua lòng từ bi của chúng ta. Lòng tin chắc đem đến nhiệt tình mà lòng nhiệt
tình đem đến sự hoạt động cần mẫn. Chúng
ta
trở nên quen thuộc với những việc thực hành đạo đức, và điều này có một tác
động
lớn lao trong thế giới cảm xúc của chúng ta. Đây là cung cách của Đạo Phật.

–
Khi người ta hỏi những câu hỏi về các phương pháp dễ dàng nhất hay cách tốt nhất,
tôi phải khó khăn để trả lời cho họ. Tôi
nghĩ người ta thường hỏi những câu về phương cách đơn giản nhất hay dễ dàng nhất
vì lười biếng hay thiếu can đảm.

–
Hãy nhìn vào Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, vị Thầy của chúng ta. Ngài thuật lại một cách rõ ràng rằng Ngài đã
trải qua ba vô số kiếp thực hành để đạt đến thể trạng giác ngộ. Và những vị đạo sư Na Lan Đà — những bậc thành
tựu
như Tilopa và Naropa, và những đạo sư Tây Tạng như Milarepa và Tông Khách
Ba
— đã dành nhiều năm trong những nơi hẻo lánh chịu đựng vô số gian khổ nhằm đề chuyển hóa những cảm xúc của họ.

–
Những cảm xúc của con người mà chúng ta trải nghiệm ngày nay và muốn để chuyển
hóa
cũng giống với những thứ đã hiện hữu khoảng hai hay ba nghìn năm về trước. Nếu chúng ta so sánh những cảm xúc con người
đã tồn tại hàng trăm nghìn năm về trước hay một triệu năm vê trước với những
con người hiện tại, chúng ta sẽ thấy một số khác biệt nào đấy trong họ do bởi sự
gia tăng trí thông minh của con người. Trong tương lai, nếu chúng ta tồn tại vài trăm nghìn năm nữa, có lẻ cảm
xúc
của con người sẽ khác biệt. 

–
Nói một cách tổng quát, trong thế giới ngày nay, việc chấp nhận lẫn nhau đang cải
thiện
. Như một người tin tưởng trong những
giá trị của tôn giáo và tâm linh, tôi nghĩ hòa hiệp và thống nhất là thiết yếu. Những giá trị này sẽ hiện hữu nếu chúng ta tôn
trọng
lẫn nhau. Sự tôn trọng chân thành
sẽ hiện diện nếu chúng ta tiếp xúc với nhau và đi đến thấu hiểu những giá trị của
nhau nhiều hơn. Chúng ta phải khuếch
trương lòng ngưỡng mộ và hiểu rõ giá trị lẫn nhau. 

–
Tất cả mọi truyền thống tôn giáo, qua thời gian của nhiều thế kỷ, đã làm nên những
sự cống hiến để phát triển những giá trị của con người và hòa bình của tâm thức. Tất cả mọi truyền thống tôn giáo đã ban cho
niềm hy vọng và trao truyền cảm hứng đến hàng triệu người, và điều ấy quá đầy đủ
để được lòng ngưỡng mộ của chúng ta.

–
Chúng ta vẫn đang trải nghiệm những rắc rối trong những con người thuộc những
tôn giáo khác nhau. Những sự kiện như vậy
cho thấy rằng chúng ta cần một nổ lực bền bĩ để đối diện những thử thách mới. Chúng ta không thể quy lỗi một cá nhân cho những
gì xảy ra trong thế giới chúng ta. Tôi
nghĩ chúng ta nên quy trách nhiệm cho toàn thể xã hội. Xã hội sản sinh ra những lĩnh tụ và những nhà chính trị của chúng ta, và nếu chúng ta cố
gắng
để phát triển một xã hội từ bi hơn và thương mến hơn, chúng ta sẽ có những
con người với bản chất tự nhiên hòa bình hơn. Những lĩnh tụ, những nhà chính trị, và những thương gia đến từ một xã hội
như vậy sẽ cống hiến hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn. Trách nhiệm lâu dài của chúng ta — trách nhiệm
của mỗi người, cho dù họ là những người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng – là để
tìm ra những phương cách để thúc đẩy một xã hội hòa bình và từ bi.

–
Mỗi cá nhân phải cố gắng để bảo đảm hòa bình và từ bi yêu thương trong gia đình
họ. Nối kết mười gia đình hòa bình từ bi
với nhau, hay một trăm, và đấy là một cộng đồng. Trẻ con trong một xã hội như thế sẽ tiếp nhận
ảnh hưởng trong gia đình của chúng và trong trường học của chúng từ những nhà
giáo
dục quan tâm. Chúng ta có thể có một
hay hai sự thất bại, nhưng một cách tổng quát tôi nghĩ chúng ta có thể phát triển
một xã hội có ý thức. Có ý thức ở đây có
nghĩa là một ý thức cộng đồng, một cảm nhận trách nhiệm, và một ý nghĩa của
chí nguyện cống hiến.

–
Những gì quấy nhiễu tâm thức chúng ta, một cách chính yếu là những cảm xúc phiền
não
như thù hận và dính mắc. Và một
trong những đối trị có thể làm nhẹ bớt và giảm thiểu những cảm xúc như thế là
thực tập hành xả. Ở đây, chúng ta không
nói về hành xả mà không có sự hiện diện của cảm giác hay với sự dửng dưng vô cảm. Chúng tôi muốn nói tính nhạy cảm đến những
kinh nghiệm của sự tích cực và tiêu cực và có thể phân biệt giữa đúng và
sai. Người ta có thể tiếp nhận một lối sống
mà trong ấy người ta yêu mến những giá trị tích cực và cố gắng để xa lánh những
thứ tiêu cực. Chúng tôi nói về hành xả
trong ý thức của việc làm nhẹ bớt dính mắc và thù hận.

–
Tôi cảm thấy rằng hành xả có thể được thực hành cả bởi những người nào đấy với
một quan điểm tôn giáo và bởi ai đấy không tham gia bất cứ một truyền thống tôn
giáo
nào. Cũng giống với sự trau dồi những phẩm chất tích cực như từ ái và bi mẫn: chúng
có thể căn cứ trên lý trí và sự thông hiểu
từ một truyền thống tôn giáo đặc thù, hay có thể được phát triển mà không có bất
cứ một căn bản tôn giáo nào. 

–
Một hành giả có thể phát triển từ ái và bi mẫn bằng việc suy nghĩ rằng qua những
sự thực tập như thế, người ấy sẽ đạt đến giác ngộ bởi vì Đức Phật đã dạy con đường này. Nói cách khác, một người có thể phát triển những
phẩm chất như thế nghĩ rằng sự phát triển từ ái và bi mẫn sẽ mang đến một tinh thần an lạc, thân thể
khỏe mạnh, hay hòa hiệp và an bình trong gia đình người ấy. Loại lý trí này không căn cứ trên bất cứ truyền
thống
tôn giáo nào cả.

–
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực
như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh bởi vì chúng là
thành kiến và cục bộ. Khi tâm thức chúng
ta
cục bộ, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy thực tại và sẽ không khách
quan. Với loại thấu hiểu này, chúng ta
có thể tăng cường hành xả. Nhiều rắc rối
mà chúng ta chạm trán và nhiều khó khăn chúng ta đối diện là bởi vì chúng ta
không thể thấy thực tại một cách rõ ràng. Thái độ thành kiến tinh thần hay cục bộ là một trở lực và chướng ngại lớn
để nhận thức thấu đáo thực tại. 

–
Một trong những nhân tố chính gây trở ngại cho chúng ta trong việc thấy
tính khách quan của một hoàn cảnh là
tính cục bộ của tâm thức và thể trạng thiên vị của nó. Chúng ta có thể thấy tại sao thực tập hành xả
là rất quan trọng. Cũng thế, cảm nhận phổ
thông
là cần thiết để xử lý những hoàn cảnh khó khăn. Khi chúng ta đứng trước những hoàn cảnh phức
tạp
và cố gắng để giải quyết những vấn đề cố hữu trong chúng, điều quan trọng
là có một thái độ thánh thiện hơn là một tâm tư hẹp hòi. 

–
Một cách đặc biệt trong thế giới ngày nay, thái độ thánh thiện thật quan trọng. Nếu chúng ta chỉ tập trung trên những sự quan
tâm
của gia đình chúng ta và quên đi những người khác, hay nếu chúng ta tập
trung chỉ chú ý đến quốc gia chúng ta mà xem nhẹ những xứ sở còn lại, thì sẽ
không thể đạt được nền hòa bình và hạnh phúc miên viễn. Nếu chúng ta để những cảm xúc phiền não khống
chế tâm tư chúng ta, tâm thức chúng ta sẽ trở nên thành kiến và cục bộ; nó sẽ
khập khiểng, thiên vị một bên. Rồi thì
chúng ta sẽ không thể phát triển một sự tiếp cận thánh thiện.

–
Đối với những ai chấp nhận những truyền thống tôn giáo, chúng ta thấy rằng họ sẽ
rơi vào hai đặc trưng khác nhau. Một tập
trung trên niềm tin trong một đấng tạo hóa; và thứ kia – kể cả Đạo Phật, Kỳ Na
Giáo
và một phần của truyền thống Số Luận – tập trung trên sự tự sáng tạo. Đối với một số người chấp nhận đấng tạo hóa,
Thượng đế, có một cơ hội rộng rãi để phát triển ý thức hành xả. Khi người ta thấu hiểu mọi thứ được tạo dựng
bởi Thượng đế, sau đó người ta thấy tất cả những tạo vật đến từ một cội nguồn
căn bản. Để phát triển tính hành xả,
quan điểm này là hữu dụng một cách đặc biệt khi người ta đứng trước một kẻ gọi
là tạo nên rắc rối, một kẻ thù. Thông thường,
chúng ta mệnh danh cho một người hay một nhóm người như một “kẻ thù”
khi, dưới những hoàn cảnh đặc thù, họ tạo nên những rắc rối cho chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thấy một người từ quan điểm
rộng rãi hơn và nhận ra rằng người ấy là một bộ phận của nhân loại và một phần
sự tạo dựng của Thượng đế, những cảm nhận tiêu cực của chúng ta sẽ giảm bớt lại. Quan điểm này có thể hữu ích trong việc phát
triển hành xả.

–
Đối với những ai tin tưởng trong Thượng
Đế
hay trong một đấng tạo hóa, tôi yêu cầu họ đặt nhấn mạnh hơn trong sự bình đẳng
của tất cả chúng sinh và tập trung hơn trên trái đất này, hành tinh này. Nếu một đấng tạo hóa đã tạo ra tất cả những
chúng sinh trên trái đất này, thì sự phân biệt không có chỗ trú.

– Trong Phật Pháp, đặc biệt trong truyền
thống
Đại thừa hay truyền thống Phạn ngữ, tất cả mọi chúng sinh đều có Phật
tính
. Do vậy, khi chúng ta đối diện với
những rắc rối trong cư xử với người khác, chúng ta hãy nhớ rằng họ cũng là những
chúng sinh như chúng ta và có Phật tính. Bản chất căn bản tự nhiên của mọi người là thanh tịnh. Sự tin tưởng này sẽ làm lắng dịu tâm tư chúng
ta
và sẽ làm giảm thiểu những cảm nhận tiêu cực.

– Một phương pháp đầy năng lực khác của
việc đạt đến hành xả là tăng cường sự nhận thức rằng chúng ta muốn hạnh phúc –
hạnh phúc tối đa, hạnh phúc tốt nhất. Chúng ta không muốn khổ đau và không thể chịu đựng ngay cả một rắc rối
nhỏ bé nhất hay một nổi khổ sở nhỏ nhoi nhất. Giống như chúng ta có nguyện ước bẩm sinh về hạnh phúc và khổ đau, mọi
người
khác cũng thế. Chúng ta phải có thểthấu hiểu rằng nguyện vọng này hiện diện trong mỗi người.

–
Trong sự thực hành Phật Giáo, khi chúng ta nói về phát triển hành xả, chúng ta
liên hệ đến hai trình độ. Trên trình
độ
thứ nhất,
chúng ta thấu hiểu rằng chúng ta không nên tăng cường một
sự vướng mắc đặc biệt đến một nhóm người người nào đấy và thù hận đối với một
nhóm khác. Thay vì thế, chúng ta phát
triển một thể trạng tinh thần bình đẳng, vô tư. Trên trình độ thứ hai của hành xả, chúng ta mong ước làm lợi ích cho
mọi người bất chấp những cảm giác xa lạ hay gần gũi. Để củng cố điều này, chúng ta quán chiếu trên
sự kiện rằng mọi người, giống như chính chúng ta, muốn hạnh phúc và không muốn
khổ đau. 

–
Chúng ta có thể tăng cường sự thực tập hành xả này bằng việc quán chiếu trên những
kết quả phá hoại tai hại của thái độ vị kỷ và những kết quả tích cực của lòng vị
tha
cùng yêu mến lợi ích của những chúng sinh khác.Thiền quán về tính không lợi
ích
cho việc phát triển hành xả. Để thấu
hiểu pháp thiền quán này hổ trợ như thế nào, hãy quán chiếu trên việc những cảm
xúc
phiền não gây tổn hại cho chúng ta như thế nào. 

– Khi chúng ta khuếch trương sân hận và thù oán,
nó không chỉ tàn phá sự an bình tâm thức của người khác, mà nó cũng gây tổn hại
không nhỏ cho chúng ta. Thù oán và sân hận
thường ở dưới những hình thức khích động và biểu lộ trong những cung cách bạo động. Tuy nhiên, khi chúng ta quán chiếu trên những
loại cảm xúc phiền não khác như vướng mắc, chấp thủ, chúng dường như tế nhị và
xuất hiện đến chúng ta như những người bạn, nhưng chúng cũng rất tàn phá. Bằng
việc thấy sự vô ngã của chính mình, chính mình vô vị kỷ, chúng ta có thể giảm
thiểu
khuynh hướng của những cảm xúc phiền
não
như thù hận và dính mắc. Khi chúng
ta
nói về vô ngã vị tha, không có nghĩa là không có sự tồn tại của tự ngã. Đúng hơn, nó có nghĩa là không có tự ngã với
một bản chất chủ quan độc lập.

– Đức Phật
dạy về những gì được biết là bốn tuyên bố của Đạo Phật hay bốn pháp ấn: tất cả
những hiện tượng duyên sinh là vô thường (chư hành vô thường), tất cả những sự
kiện
nhiễm ô là khổ đau (nhất thiết hành khổ), tất cả những hiện tượng là vô
ngã
và trống rỗng (chư pháp vô ngã), và niết bàn hay giải thoát là hòa bình (niết
bàn
tịch tĩnh). Bằng việc thông hiểu những
tuyên bố này của Phật Giáo, chúng ta có thể đạt đến những tầng bậc khác nhau của
hành xả (sự buông bỏ những nhận thức chấp trước). 

– Trong
việc thấu hiểu lời dạy đầu tiên rằng tất cả những hiện tượng duyên sinh là vô thường,
chúng ta nhận ra rằng mọi thứ được sinh ra, và chúng là nhất thời và vô thường. Bằng việc thấu hiểu rằng tất cả mọi hiện tượng
là cùng một trình độ vì chúng là vô thường,
chúng ta có thể buông bỏ những điều ràng buộc trong tâm thức, chúng ta có thể
trau dồi hành xả. Cũng từ nhận thức ấy
mà Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát của
Tôn giả Tịch Thiên hỏi làm thế nào một vật vô thường có thể phát triển thù hận
đối với một thứ khác mà cũng là vô thường và nhất thời một cách như nhau. Tương tự thế, điều giáo huấn thứ hai, nói rằng tất cả mọi thứ nhiễm ô là
khổ đau, có nghĩa rằng giống như tâm thức tôi ô trược và nhiễm bẩn và khổ đau
là một phần bản chất của tôi, được áp dụng đến tất cả mọi người khác giống như
vậy. Rồi thì tôi phải hỏi, làm sao tôi
có thể ghét bỏ hay dính mắc những người khác khi tất cả chúng ta là như nhau. Thấu
hiểu rằng mọi hiện tượng là vô ngã và trống rỗng đưa đến cùng kết luận. Khi chúng ta nói về niết bàn như hòa bình,
hay giải thoát như thể trạng của hòa bình hoàn toàn, chúng ta nhận ra rằng mọi
người
đều sở hữu một Phật tính và có thể tăng cường hành xả một cách dễ dàng.

***

Trích
từ bài Cultivating Equanimity của
quyển Many Way to Nirvana

Ẩn
Tâm Lộ ngày 24/01/2013

 

a

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Khái Niệm Căn Bản Của Đạo Phật

Khái Niệm Căn Bản Của Đạo Phật

KHÁI NIỆM CĂN BẢN CỦA ĐẠO PHẬT:GIÁO LÝ DUYÊN KHỞITiến sĩ Alfred Bloom, Giáo sư danh dự ngành Tôn Giáo,...

Phật Giáo Và Những Dòng Suy Tư

Phật giáo và những dòng suy tư

PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG DÒNG SUY TƯTHÍCH ĐỒNG BỔNNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC   MỤC LỤC   Thay Lời Giới...

Có Ai Thấy Phật Không?

Có ai thấy Phật không?

Qua biết bao nhiêu là câu hỏi, bao nhiêu ngày đã trôi qua, bao nhiêu câu trả lời của bậc...

Tham Ái Qua Lăng Kính Phật Giáo

Tham Ái Qua Lăng Kính Phật Giáo

“THAM ÁI” QUA LĂNG KÍNH PHẬT GIÁOTrí Giải Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ...

Hãy Nương Tựa Chính Mình Để Làm Chủ Bản Thân

Hãy nương tựa chính mình để làm chủ bản thân

HÃY NƯƠNG TỰ CHÍNH MÌNH ĐỂ LÀM CHỦ BẢN THÂN Thích Đạt Ma Phổ Giác   Theo thực tế, cuộc...

Thơ Xuân Chu Văn An

Thơ Xuân Chu Văn An

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Dọn Dẹp Vườn Tâm

Dọn Dẹp Vườn Tâm

DỌN DẸP VƯỜN TÂMĐức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thịThứ Tư, ngày 19 tháng 5 nãm 2010...

Hành Trình Siêu Ý Niệm

Hành trình siêu ý niệm

HÀNH TRÌNH SIÊU Ý NIỆM Nhụy Nguyên   Con người có sinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh...

Hương Thơm Đức Hạnh

Hương thơm Đức Hạnh

HƯƠNG THƠM ĐỨC HẠNH HT. Thích Trí Quảng(Bài giảng khóa tu Một ngày an lạc lần thứ 39 tại chùa...

Tự Tại Đường Mây – Vĩnh Hảo

TỰ TẠI ĐƯỜNG MÂY Vĩnh Hảo Từ thuở hoang sơ đã nguyện làm mây trắng Che mát cho đời qua những...

Không Để Ý Đến Việc Đền Đáp

Không để ý đến việc đền đáp

KHÔNG ĐỂ Ý ĐẾN VIỆC ĐỀN ĐÁP Pháp sư Thánh Nghiêm   Nếu bạn có từ bi thì bạn mới...

Tảng Đá Vàng Phá Vỡ Mọi Nguyên Tắc Trọng Lực

Tảng đá vàng phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực

TẢNG ĐÁ VÀNG PHÁ VỠ MỌI NGUYÊN TẮC TRỌNG LỰC Như Bình Golden Rock (Đá Vàng) nằm vững chắc trên...

Đạo Phật Và Chính Trị

ĐẠO PHẬT VÀ CHÍNH TRỊ HT. Sri Dhammananda Bình Anson trích dịch Bất cứ một thể chế chính trị nào...

Hội Thảo: Ấn Độ – Xứ Sở Đức Phật Lần 5 Tại Sarnath

Hội thảo: Ấn Độ – xứ sở Đức Phật lần 5 tại Sarnath

HỘI THẢO:“ẤN ĐỘ - XỨ SỞ ĐỨC PHẬT” LẦN V TẠI SARNATH Thích Đồng Trí Ngày 04/10/2016, sau khi ăn...

Đuốc Xưa Vẫn Sáng

Đuốc Xưa Vẫn Sáng

ĐUỐC XƯA VẪN SÁNG Nguyên Cẩn Ngọn lửa của tự do và dân chủ Thế giới hôm nay đang dậy...

Khái Niệm Căn Bản Của Đạo Phật

Phật giáo và những dòng suy tư

Có ai thấy Phật không?

Tham Ái Qua Lăng Kính Phật Giáo

Hãy nương tựa chính mình để làm chủ bản thân

Thơ Xuân Chu Văn An

Dọn Dẹp Vườn Tâm

Hành trình siêu ý niệm

Hương thơm Đức Hạnh

Tự Tại Đường Mây – Vĩnh Hảo

Không để ý đến việc đền đáp

Tảng đá vàng phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực

Đạo Phật Và Chính Trị

Hội thảo: Ấn Độ – xứ sở Đức Phật lần 5 tại Sarnath

Đuốc Xưa Vẫn Sáng

Tin mới nhận

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Tán thán Đức Phật như thế nào?

Đức Phật đã cứu sống tôi

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Cảm niệm Đức Phật đản sanh

Phật tại tâm là gì?

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ

Soi sáng lời Phật dạy

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Thập Trụ Bồ Tát

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Ngàn năm cảnh Phật 

Giết gì được Phật khen?

Khái luận về tu tập

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Tin mới nhận

Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia – Hòa Thượng Thích Thắng Hoan

Thông Bạch Xuân Mậu Tuất – 2018

Dòng đời cứ thế trôi nhưng mái chùa còn đó!

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 2

Rèn Luyện Tâm

Già Sao Cho Sướng

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Một ngày của Đức Phật

Lễ Hội Đèn Lồng Mừng Phật Đản Sinh 2013 Tại Chùa Samgwangsa

BÊN CHIẾC XE CHỞ BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

Phật dạy chọn bạn mà chơi

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Nhớ về một vì sao đã tắt

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Thiền Tập Chữa Bệnh Chậm Trí

Luận Về Bồ Đề Tâm

Cư Sĩ Phật Tử Với Vấn Đề Cải Đạo

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Gần ba giờ quý báu xuân Đinh Dậu 2017 bên thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

THÍCH MINH CHÂU

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Vakkali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 98)

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 10)

Khóa Hư Lục

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Phá giới & phá chấp

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Lời Tưởng Niệm Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Của Tư Ghpgvn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Cách nào để trọn tin vào đức Phật A Di Đà?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

Lời Vàng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese