PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÌ SAO PHẢI SIÊU ĐỘ VONG NHÂN
HT. Tịnh Không

Nguồn gốc việc siêu độ

Trong
nhà Phật, việc siêu độ vô cùng phổ biến. Có thể nói thời đại này, vong nhân là đối tượng chủ yếu của Phật sự. Trước đây Phật giáo dạy người sống, Phật giáo ngày nay lại độ cho người chết

Đó
là lý do Phật giáo bị nhìn nhận dưới góc độ mê tín dị đoan. Nhiều người
cho rằng Phật giáo là tôn giáo thấp kém, họ kịch liệt bài xích. Trong khi Phật giáo đích thực không phải để siêu độ người chết.

Lão
pháp sư Đạo An đã từng giảng, nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của
Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và
triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt
nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một
vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạn, tuy nhiên, quân dân
tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đức, tụng kinh, bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo
phong tục cho đến ngày nay.

Tuy
nhiên
pháp hội siêu độ vào thời đó cũng không nhiều, một năm chỉ có đôi
ba lần, công việc chủ yếu của tự viện am đường vẫn là giảng kinh thuyết
pháp
. Chúng ta cần hiểu rõ đạo lý này. Chúng tôi đã xây dựng đạo tràng ở
Đài Bắc, thư viện nghe nhìn Phật giáo, mỗi năm cũng chỉ có ba lần pháp hội siêu độ: Thanh Minh, Trung Nguyên, Đông Chí. Phương thức chủ yếu là mở khoá Phật thất, dùng công đức niệm Phật hồi hướng cho người mất. Ngày
cuối cùng Phật thất, tổ chức tam thời hệ niệm. Hiện tại, rất nhiều nơi cũng dùng phương cách này. Ấn Quang đại sư năm xưa còn sống, niệm Phật đường của chùa Linh Nham Sơn không có Phật sự. Phật tử yêu cầu siêu độ tổ tiên, người thân quyến thuộc thì đều để bài vị ở niệm Phật đường, chùa không làm riêng lẻ cho bất cứ ai mà lấy công đức niệm Phật của đại chúng ở niệm Phật đường hồi hướng. Cách làm này rất đáng được học tập và
nhân rộng.

Vì sao phải tụng kinh siêu độ?

Ý
nghĩa
của tụng kinh siêu độ so với hình thức truy điệu của thế gian hẳn
nhiên là sâu hơn. Truy điệu thế gian chỉ mang mục đích kỷ niệm, tưởng nhớ, tuyên dương những cống hiến lúc người đó còn sống, xong rồi quên lãng. Nhưng ý nghĩa tưởng nhớ trong Phật pháp thì sâu hơn. Tụng kinh, niệm danh hiệu Phật Bồ Tát là kiểu truy điệu có ý nghĩa thực chất nhất.

Người
xưa có câu: “Thế gian hảo ngữ Phật thuyết tận”. Việc tốt ở thế gian đức
Phật
đều đã làm. Cho nên chúng ta hãy học theo lời đức Phật để truy điệu người quá cố bằng những việc tốt mà thuật ngữ nhà Phật gọi là công đức chân thực. Người mất nhìn thấy việc làm của chúng ta, họ vô cùng hoan hỷ. Người sống thực tập như lý như pháp thì lợi ích người mất nhận được một phần. Đạo lý này người bình thường khó có thể hiểu được, đôi khi còn cho là hoang đường. Chỉ khi tu học, chúng ta mới liễu ngộ, mới hiểu được chân tướng sự thật. Ngày nay ít người hiểu hoặc hiểu sai quá nhiều. Cho nên cần phải nâng cao cảnh giới của mình thì mới có thể có nhận thức chân thực triệt để.

Kinh
Địa Tạng
đưa ra hình ảnh nữ Bà la môn siêu độ mẹ mình, không thỉnh pháp
sư
đến làm Phật sự, không hề mời người đến tụng kinh, mà cô dùng phương
pháp
tu học. Dùng bản thân đích thực quay đầu, đoạn ác tu thiện, sửa chữa lỗi lầm, chân thành sám hối. Sau đó lấy công đức này để tưởng nhớ mẹ. Mẹ cô nhờ đó mới triệt để đoạn ác tu thiện, đích thực phá mê khai ngộ, bà từ địa ngục liền được sinh thiên. Thế nhưng nếu tư duy và quan sát tỉ mỉ, chúng ta sẽ thấy nữ Bà la môn nhờ mẹ tạo ác, đọa địa ngục, nên cô mới có động lực quyết tâm tu hành nghiêm túc. Công phu của cô là cảnh giới A La Hán, thật sự chuyển phàm thành thánh. Người giúp cô đạt đến cảnh giới này chính là mẹ cô. Nhờ duyên của mẹ thúc đẩy cô tu hành chứng quả. Khi đã chứng quả, công đức đạt được lại làm vẻ vang cho mẹ mình. Mẹ cô siêu sinh từ địa ngục lên cung trời Đao Lợi. Chúng sinh ngày
nay chỉ biết làm theo hình tướng mà không hiểu nội dung thực chất cho nên không đạt hiệu quả lớn.

Vì sao phải tạo nhiều tượng Phật? Số tiền này đem cứu giúp người nghèo khổ bị nạn không tốt hơn sao?

Không
thể nói không có lý, cũng không thể nói hoàn toàn có lý. Vì sao? Chúng ta chỉ thấy gần mà không thấy xa. Cứu giúp người nghèo khổ là giải pháp nhất thời, còn tạo nhiều tượng Phật là việc cứu người dài lâu. Nhà Phật tạo tượng không phải vì niềm tin mê tín. Ông Dương, trưởng ban tôn giáo nhà nước Trung Quốc, thời gian qua tiếp xúc với chúng tôi đã nói đến ý nghĩa giáo dục của tượng Phật. Chúng tôi cũng đã bày tỏ, nhà Phật đem giáo dục và nghệ thuật hợp lại thành một thể. Giáo dục đạt đến nghệ thuật hóa tối cao, nhà trường và bảo tàng cùng kết hợp, không những tạo tượng mà tất cả các thiết chế đều là công cụ dạy học, từ tượng Phật đến kiến trúc của nhà Phật. Đời sống cũng là công cụ dạy học, thậm chí tham gia sự kiện, chúng tôi ăn mặc không khác người bình thường. Chúng tôi đặc biệt tìm bộ áo tràng lam màu cà phê vì màu này tượng trưng của nền văn hoá đa nguyên. Các loại màu sắc trộn lẫn với nhau, gồm đỏ, vàng, lam, trắng, đen, mà người Trung Quốc thường gọi là ngũ sắc tượng trưng cho năm chủng tộc thống nhất thành một. Màu sắc này là màu của hợp nhất.
Thân thể này của chúng tôi là tổng hợp của tất cả tôn giáo, tất cả các chủng tộc, tất cả chúng sinh tận hư không khắp pháp giới.

Theo
kinh Hoa Nghiêm, “một chính là tất cả, tất cả chính là một”. Một màu áo
này của chúng tôi chính là các loại màu khác nhau của mọi người. Chúng ta ngày nay cần phải đoàn kết tôn giáo, hòa hợp chủng tộc, đó là giáo học của nhà Phật. Đại kinh thường nói “tâm bao thái hư, lượng chu sa giới”, màu này là màu tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới. Chúng ta ăn
cơm, dùng bát, thức ăn mỗi nhà cho đều đựng chung một bát, ẩm thực khác
nhau hợp lại thành một. Cũng vậy, chúng ta hoà trộn các chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau, hợp lại thành một. Đời sống đều là biểu pháp, mỗi niệm không quên.

Từ
đó mà đạo tràng của nhà Phật có hình thức thống nhất. Ở Trung Quốc, bước vào trước tiên phải từ tam môn, tam môn Thiên Vương Điện, thấy được
bồ tát Di Lặc với hình ảnh hòa thượng Bố Đại, bụng rất to bao dung khắp
cả pháp giới, mỉm cười đón mọi người, tâm thường hoan hỷ, điều gì cũng có thể chịu đựng. Tứ Đại Thiên Vương biểu tượng hộ pháp cho chính mình. Ở
phương Đông, Trì Quốc Thiên Vương biểu trưng cho chức trách. Dù địa vị là gì, trong ngành nào, chúng ta phải nỗ lực làm tốt. Cống hiến cho xã hội, cho chúng sinh không phải vì bản thân. Tạo phước cho chúng sinh, nhất định phải làm hết chức trách.

Trên
tay cầm đàn tỳ bà, không phải vì vị đó thích ca hát. Tỳ bà là biểu pháp, đại biểu cho trung đạo, nhà Nho gọi là trung dung. Có nghĩa là làm
việc phải đến nơi đến chốn, vừa đủ, không nên quá mức. Chúng ta đối với
người, với việc, với vật cũng vậy, đều phải vừa chừng, giữ nề nếp và tròn bổn phận. Chẳng hạn, hiện nay trên thế giới lễ tiết của mỗi nước khác nhau. Lễ kính nhất là ba lần cúi chào, dành cho tình huống gặp người tôn kính. Hai lần cúi chào chứng tỏ người ngạo mạn. Bốn lần cúi chào chứng tỏ người đó nịnh bợ. 
Phương
nam có Tăng Trưởng Thiên Vương, “tăng trưởng” là cầu tiến, mỗi ngày mỗi
mới, quyết không dừng ở hiện tại, cầu trí tuệ, trí tuệ phẩm đức phải tiến bộ, sự nghiệp thăng hoa, đời sống ngày càng viên mãn. 

Cho
nên tạo tượng có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc, giúp chúng ta hiểu và sửa sai. Nhìn thấy bồ tát Di Lặc bao dung, chúng ta liền nghĩ mình chưa bao dung, sinh tâm hổ thẹn mà quyết tâm học tập theo ngài. Ý nghĩa của công đức tạo tượng so với cứu giúp người nghèo khổ sâu xa vô cùng. Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên, tướng tốt vô lượng vô biên. Ý nghĩa giáo dục là như vậy
Phật
giáo
là trường đại học đầy đủ các khoa, nhưng chỉ dùng danh hiệu Phật Bồ Tát làm đại diện. Nó là giáo dục mà không phải là tôn giáo, là trí tuệ, nghệ thuật mà không phải là mê tín. Nơi nào phổ biến giáo dục Phật pháp, nơi đó không có người nghèo khổ. Phương cách cứu giúp này mới triệt để. Vì mỗi người đều có tâm thiện, nghĩ thiện, làm việc thiện, mỗi
người đều có thể hiến dâng mình, vì xã hội, vì chúng sinh, tạo phước thì thế giới này là thế giới của hạnh phúc.

Đem
tiền đi cứu giúp người nghèo khổ là việc tạm thời, còn dùng tiền để tạo
tượng
, hoằng dương giáo dục của Phật Đà mới là cách cứu giúp lâu dài, triệt để, và viên mãn nhất. Kinh Phật nói, dùng bảy báu của đại thiên thế giới đem cứu khổ cứu nạn, công đức đó không bằng người có tâm vì tất
cả chúng sinh nói chỉ vỏn vẹn bốn câu kệ khiến người khai ngộ. Cứu tế không thể giải quyết vấn đề vì đời sống dựa vào cứu giúp. Phật không dùng cách cứu tế để giúp đỡ người, ngài dạy chúng ta mở trí tuệ, có năng
lực
, dạy chúng ta tự sản xuất không những có thể nuôi sống mình mà còn có thể giúp ích xã hội. Vì vậy lợi ích công đức thù thắng của Phật pháp là vô lượng vô biên. Tiếc là ngày nay rất ít người giảng giải, rất ít người phát huy rộng rãi nên khiến mọi người trong xã hội hiểu lầm. Đây cũng là lỗi của bốn chúng đệ tử Phật môn chúng ta do chưa làm hết trách nhiệm.

Pháp Sư Tịnh Không Giảng tại Báo Ân Đường

Tịnh tông học hội Singapore ngày 04 – 01 – 2000
Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Biên Tập: PT. Giác Minh Duyên


Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Viết Trên Cát

Viết trên cát

VIẾT TRÊN CÁT Hạnh Chi Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm...

Vô ngôn – vô thuyết

VÔ NGÔN - VÔ THUYẾTPhước Nguyên Dẫn: Theo Tinh thần Phật giáo Bắc truyền nói riêng, chúng ta thường nghe...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

****************Thực tế mà nói, trong "Lục Hòa Kính", trọng điểm chính là hai điều phía trước. "Kiến hòa đồng giải"...

Lòng Tôn Kính Phật Vô Biên

Lòng tôn kính Phật vô biên

Chúng ta phải khéo tạo ra lòng tôn kính Phật, nuôi lớn tâm mình và dành lòng tôn kính Phật...

Tiến Trình Giải Thoát Của Đức Phật Khi Ngài Thành Đạo

Tiến Trình Giải Thoát Của Đức Phật Khi Ngài Thành Đạo

TIẾN TRÌNH GIẢI THOÁT CỦA ĐỨC PHẬT KHI NGÀI THÀNH ĐẠOHT.Thích Minh Châu Gia chủ Tapussa cùng với Tôn Giả...

Tại Sao Đức Phật Chọn Đản Sinh Nơi Rừng Cây?

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Trong cuộc đời Đức Phật - Đạo Sư của chúng ta - có bốn sự kiện trọng đại đều diễn...

Đức Phật- Người Đem Ánh Sáng Rọi Soi Cuộc Đời

Đức Phật- người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

  ĐỨC PHẬT- NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG RỌI SOI CUỘC ĐỜIThích Trung Định Buddha sitting under a tree with his...

Qua Sông Hãy Bỏ Bè

Qua sông hãy bỏ bè

QUA SÔNG HÃY BỎ BÈ Quảng Tánh   Lời Phật dạy thật rõ ràng, qua sông hãy bỏ bè. Nên...

Dấu Tích Của Tu Viện Phật Giáo Thế Kỷ Thứ Mười Được Tìm Thấy Ở Ấn Độ

Dấu Tích Của Tu Viện Phật Giáo Thế Kỷ Thứ Mười Được Tìm Thấy Ở Ấn Độ

DẤU TÍCH CỦA TU VIỆN PHẬT GIÁO THẾ KỶ THỨ MƯỜI ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ẤN ĐỘCuộc khai quật đã...

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Lời Ban Biên Tập: Chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu hai bài kinh đầu tiên trong tổng số 36...

Làm Thế Nào Để Chọn Một Tôn Giáo Chân Chính

Làm Thế Nào Để Chọn Một Tôn Giáo Chân Chính

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN MỘT TÔN GIÁO CHÂN CHÍNH Hòa thượng K. Sri Dhammananda Phước Lượng dịch Đạo Phật...

Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Trong Cách Đón Tết Của Người Việt

Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón Tết của người việt

Tết cổ truyền của người Việt Tết cổ truyền của người Việt được cho là có nguồn gốc từ Trung...

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Làm Gì Trước Dịch Nghiệp

Làm gì trước dịch nghiệp

LÀM GÌ TRƯỚC DỊCH NGHIỆP   Điều ngự tử Tín Nghĩa   Báo số 100 vừa mới hoàn thành đến với...

Lễ Phật Đản Pl 2555 Và Lòng Yêu Đạo Pháp

Lễ Phật Đản Pl 2555 Và Lòng Yêu Đạo Pháp

LỄ PHẬT ĐẢN PL 2555 VÀ LÒNG YÊU ĐẠO PHÁP Trọng Hoàng Hai năm nay, Phật giáo TP. Hồ Chí...

Viết trên cát

Vô ngôn – vô thuyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Lòng tôn kính Phật vô biên

Tiến Trình Giải Thoát Của Đức Phật Khi Ngài Thành Đạo

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Đức Phật- người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

Qua sông hãy bỏ bè

Dấu Tích Của Tu Viện Phật Giáo Thế Kỷ Thứ Mười Được Tìm Thấy Ở Ấn Độ

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Làm Thế Nào Để Chọn Một Tôn Giáo Chân Chính

Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách đón Tết của người việt

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Làm gì trước dịch nghiệp

Lễ Phật Đản Pl 2555 Và Lòng Yêu Đạo Pháp

Tin mới nhận

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

‘Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không’

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả”

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Tin mới nhận

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Con Người Là Mâu Thuẫn

Khoai Lang Nguồn Dinh Dưỡng Tốt Cho Những Người Bị Bệnh Tiểu Đường

Chùm Ảnh: Thắp Sáng 2 Vạn Ngọn Nến Cầu Thế Giới Hoà Bình

Tri túc thường lạc

Hiện Tượng Osho – Hoàng Liên Tâm

Tánh Không Và Chân Không

Biết sống tùy duyên

Con người, động vật và nỗi đau trước cái chết

Qua Đôi Mắt Của Một Nhà Sư Phật Giáo (song ngữ)

5. The third eye

Liên Trì Cảnh Sách

Người Áo Lam

Con Đường Độc Nhất Đi Đến Niết Bàn

Sự Hòa Hợp Vũ Trụ

Thiền Phật giáo đang phát triển mạnh hay đang suy yếu đi?

Đức Phật thuyết pháp bằng ngôn ngữ gì?

Đất Nước Nhìn Từ Đỉnh Cao Yên Tử – Dương Trung Quốc

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

Chùa Tôi – Gia Huy

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Gươm Báu Trao Tay

Những Vết Chân Voi

Vượt Thoát Sợ Hãi

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Kinh Bách Dụ: Bọn cướp chia của

Tin mới nhận

Thi Hóa Phật Thuyết A Di Đà Kinh

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Kinh Vô Lượng Thọ Diễn Nghĩa

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Cáo Phó

Khuyên Người Niệm Phật Tập 1

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese