PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Năng lực cầu nguyện

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
NĂNG LỰC CẦU NGUYỆN
Thích Trí Siêu

BlankTrong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
Nếu mẫu nước lấy từ vòi nước công cộng bị ô nhiễm ở quận Shinagawa, Tokyo, sau khi được làm đông đặc và chụp hình thì cho thấy tinh thể có dạng “Méo mó, kỳ quái”. Cũng từ mẩu nước trên, sau khi được 500 người ở những nơi khác nhau cùng chú nguyện bằng tình thương thì ảnh chụp tinh thể nước đá cho ra hình bông hoa sáu cánh rất tươi đẹp. Điều này chứng minh rằng tư tưởng của nhiều người, dù ở cách xa nhau, vẫn có thể được tập trung và ảnh hưởng trên một đối tượng.
Lần nọ, sau khi được biết vị Sư trưởng Houki Kato của tu viện Mật tông thường hành lễ cầu nguyện trên đập Fujiwara, quận Gunma, giáo sư Emoto liền đến làm cuộc thử nghiệm, ông lấy một mẩu nước trong đập trước buổi cầu nguyện. Vị sư trưởng tụng kinh cầu nguyện hết sức trang nghiêm trong vòng một tiếng, và chưa đầy mười lăm phút sau đó, mọi người tham dự, kể cả ông Emoto, cùng ồ lên ngạc nhiên vì nước trong đập đã hoàn toàn thay đổi. Trước khi cầu nguyện, nước trong đập đục ngầu, không soi thấy hình. Giờ đây nước trở nên trong sạch và người ta nhìn thấy được hình cây cối soi trên mặt nước. Đương nhiên ông Emoto đã lấy mẩu nước sau buổi cầu nguyện đem về chụp hình tinh thể. Kết quả như ông đoán trước, nước trong đập trước khi cầu nguyện cho ra hình dạng xấu xí giống như mặt người đau khổ sắp chết, còn nước sau khi cầu nguyện cho ra tinh thể hình bông hoa sáu cánh tuyệt đẹp, với một đốm hào quang bên trong.
Chúng ta thường nghĩ nước chỉ là một chất lỏng vô tri, vô giác, nhưng thực tế nó rất nhạy cảm và phản ứng với những gì chúng ta suy nghĩ, nói năng. Để chứng minh điều này, giáo sư Emoto đã thử nghiệm cho người nói lời “Cảm ơn” vào một mẩu nước lọc. Sau đó ông chụp ảnh tinh thể và thấy nó cho ra hình bông hoa sáu cánh tươi đẹp, bày tỏ sự trang nhã, lịch sự như cảm nhận được lời cảm ơn của chúng ta. Ngược lại, khi cho người mắng câu “Đồ ngu” vào cùng mẩu nước lọc thì nó không còn cho ra hình bông hoa nào hết mà chỉ còn lại những đốm lăn tăn như mảnh vỡ.
Trên đây chỉ là vài thí dụ khoa học cho thấy năng lực của sự cầu nguyện có ảnh hưởng với nước. Và nước là chất cấu tạo 70% cơ thể con người. Do đó nếu biết cầu nguyện, nói cách khác là khởi lên những tư tưởng và lời nói tốt lành thì chúng ta có thể thay đổi được hóa chất của nước trong cơ thể, có thể từ bệnh hoạn trở nên khỏe mạnh. Và ngược lại, nếu chúng ta khởi lên những tư tưởng và lời nói xấu ác thì có thể đi từ khỏe mạnh đến bệnh hoạn.
Đương nhiên không phải sự cầu nguyện nào cũng cho ra kết quả như ý, vì nếu cầu gì được nấy thì trên thế gian này đã có hàng tỷ người triệu phú và không còn ai bị già, bệnh, chết, đau khổ nữa. Đạo Phật Nguyên thủy không chủ trương cầu nguyện mà chú trọng vào sự tu tập diệt trừ tham, sân, si. Tuy nhiên không phải vì thế mà cầu nguyện không có ảnh hưởng. Phật giáo Đại thừa và Mật tông biết được năng lực của sự cầu nguyện nên đã khai triển và áp dụng vào sự tu tập.
Theo vật lý lượng tử (quantum physics) thì tất cả sự vật đều là những lượng tử rung động với tần số (frequency) khác nhau. Nếu biết thay đổi tần số rung động của lượng tử thì thay đổi được vật chất. Một ly thủy tinh có thể tan vỡ khi gặp một âm thanh cộng hưởng (resonance). Cũng thế, người ta biết dùng máy siêu âm (ultrasound) để bắn tan những viên sạn thận mà không cần phải mổ.

Tâm là một thứ đặc biệt nhất trên thế gian, bởi vì nó có khả năng thay đổi sự rung động. Không ai có thể thấy được tâm, nhưng người ta có thể đo được điện sóng não tượng trưng cho sự hoạt động của tâm. Khi tâm suy nghĩ quá nhiều thì người ta đo được sóng não ở dạng beta. Khi suy nghĩ bớt dần thì sóng não ở dạng alpha, khi lắng hơn nữa thì sóng ở dạng theta, và khi tâm hoàn toàn yên lặng nghỉ ngơi thì sóng ở dạng delta.
Những người cầu nguyện hay quán tưởng, khi chú tâm hết mức vào một đề mục nào đó thì sẽ phát ra những làn sóng cực mạnh, và nếu có nhiều người cùng cầu nguyện với sự thành tâm hướng về một đối tượng thì những làn sóng này sẽ hòa vào nhau tạo ra một sự rung động cộng hưởng (resonance) và năng lực của nó mạnh vô song, có thể thay đổi sự rung động của vật chất, và từ đó làm thay đổi sự vật mà danh từ bình dân gọi là “Phép lạ”.
Cầu nguyện đơn giản chỉ là một sự hướng tâm về một đề mục. Nhưng đa số sự hướng tâm của chúng ta rất yếu ớt thiếu tập trung nên không đủ tạo ra sức mạnh thay đổi sự vật. Người tu thiền định hay thiền chỉ trên hình thức ngồi yên lặng không nói năng ồn ào nhưng so ra họ cũng làm tương tự như người cầu nguyện là hướng tâm về một đề mục. Khi sự hướng tâm hay định tâm tới mức cùng cực thì họ cũng có thể làm được “Phép lạ”. Vì sao? Vì “Phép lạ” là khả năng thay đổi sự vật tùy theo “tâm” muốn. Các vị A-la-hán không cầu nguyện nhưng chỉ cần chú nguyện hay khởi ý thì phép lạ xuất hiện. Thí dụ như trường hợp của Nguyệt Quang đồng tử Bồ tát trong kinh Lăng Nghiêm, chuyên tu quán tưởng về nước. Khi ngài nhập định thì nước hiện ra lai láng xung quanh và đệ tử đi qua cũng trông thấy. Do định tâm mãnh liệt về nước, ngài đã thay đổi sự rung động của các nguyên tử hiện diện trong căn phòng và khiến chúng rung động (vibrate) theo tần số của nguyên tử nước (H2O), và từ đó nước xuất hiện xung quanh ngài. Loại nước này không phải tự nó sẵn có mà do tâm định của ngài ảnh hưởng tạo nên, trong kinh gọi là “Định quả sắc”, tức là một hình sắc vật chất xuất hiện do tâm định áp chế. Đến khi ngài xả định, tâm không còn tập trung về nước nữa thì các nguyên tử nước này tan rã trở về trạng thái không khí trước đó.
“Tâm sinh các pháp sinh, tâm diệt các pháp diệt“, nếu chúng ta không tu thiền hay nhập định được thì có thể cầu nguyện, và nếu cầu nguyện hết sức thành tâm thì phép lạ có thể xảy ra. Tuy nhiên theo luật của vũ trụ pháp giới, nếu sự cầu nguyện mang tính chất vị ngã, ích kỷ, tham lam, sân hận thì dù có thành tâm cách mấy đi nữa cũng không thành.

(1) Sóng beta có tần số từ 14 đến 30 Hz (Hertz) trong một giây.

(2) Sóng alpha có tần số từ 9 đến 13 Hz.

(3) Sóng theta có tần số từ 4 đến 8 Hz.

(4)Sóng delta có tần số từ 1 đến 3 Hz.

(trích Bài đọc sách dòng đời vô tận Tác giả: TT. Thích Trí Siêu)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Kinh Bố Thí Thức Ăn

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Kinh Bố Thí thức ăn là bản kinh ngắn đức Phật thuyết giảng về công đức và phước báo của...

Tiểu Sử Ngài Long Thọ

Tiểu Sử Ngài Long Thọ

TIỂU SỬ NGÀI LONG THỌAlexander Berzin Tháng Hai, 2006 Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đínhwww.berzinarchives.com   Long Thọ (Nagarjuna,...

Một Thời Kỷ Niệm

Một Thời Kỷ Niệm

MỘT THỜI KỶ NIỆM Người Long Hồ   ảnh minh họa làng quê Việt Nam Mỗi người chúng ta chắc...

Qua Sông Hãy Bỏ Bè

Qua sông hãy bỏ bè

QUA SÔNG HÃY BỎ BÈ Quảng Tánh   Lời Phật dạy thật rõ ràng, qua sông hãy bỏ bè. Nên...

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Luận Tịnh Độ

Luận Tịnh Độ

Tác Giả: Như Chơn净土不可言无    有人说:“净土是唯心所现的,不可能在十万亿佛刹之外更有极乐净土”。“唯心净土”这句话,原出经语,这是真实,并非谬误。但若把这句经语引来作为没有极乐净土的依据,却是错会了经语的旨意。究实而论,即心即境,终没有心以外的境;即境即心,也没有境以外的心。既然境就是心,何必定要执心而排斥境。可见拨境言心,说明本身并未通达“唯心”二字的含意。又有人说:“临终所见的净土,皆是出于自心,所以并无净土。”   何不想一想,古今念佛往生的人,当他们临终时,不但有圣众来接迎,并且还有天乐异香幢幡楼阁等。这种种瑞相,假如只有临终的人自己独见,还可以说是“自心”。但往往却是在场的大众都能见到。有听闻天乐隐隐约约向西而去的,有异香在室多日不散的。天乐不向他方,单向西方而去;念佛的人已经去世了,而室中异香犹在。像这种种现象,能说没有净土吗?有人于定中见金莲花标着圆照宗本禅师的名字,难道他人的心可以移作圆照禅师的心吗?又试问你:若临终时,地狱相现,是不是心?答:是心。问:心理地狱,此人堕不堕地狱?答堕。问:既堕地狱,可见地狱的确是有的。那么,地狱既有,难道净土独无吗?心现地狱的人,堕实有的地狱;心理净土的人,难道不生实有的净土吗?所以宁可说有如须弥,切莫说无如芥子。谨慎谨慎! Không thể nói không có Tịnh độ    Có người nói: “Tịnh...

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 4

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ (Tiếp theo) Toàn Không   MỤC 5: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT:   I) – NHẬN BIẾT...

Trường Ca Larung Gar

Trường ca Larung Gar

TRƯỜNG CA LARUNG GAR(Sakya Như Bảo)   Larung Gar! Larung Gar!Sừng sững nguy ngaĐiện đài tráng lệAi đã từng đến...

Những Người Ăn Ớt Có Thể Sống Lâu Hơn

Những người ăn ớt có thể sống lâu hơn

NHỮNG NGƯỜI ĂN ỚT CÓ THỂ SỐNG LÂU HƠNĐÂY LÀ LÝ DO TẠI SAOKorin Miller | Tâm Linh chuyển ngữThứ...

Ngũ Ấm Ma Trong Chúng Ta

Ngũ ấm ma trong chúng ta

Trước nhất, cần nhận rõ chúng ta phát xuất từ đâu. Nói cách khác, Phật khuyên chúng ta phải thấy...

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (Bài 6 )

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 6 )

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ Phát quang địa (Bài...

Giúp Người Tái Duyên Có Bị Đọa Địa Ngục?

Giúp người tái duyên có bị đọa địa ngục?

GIÚP NGƯỜI TÁI DUYÊN CÓ BỊ ĐỌA ĐỊA NGỤC?Nhiên Như - Quảng Tánh Tiễn đao địa ngục-Tranh Trung Quốc HỎI: Tôi...

Bồ Tát Quan Âm Hay Bồ Tát Quang Âm (Avalokitesvara Sound Or Light & Sound?)

Bồ Tát Quan Âm Hay Bồ Tát Quang Âm (Avalokitesvara Sound Or Light & Sound?)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Biết Vọng Là Chánh Tu

Biết vọng là chánh tu

Ngày mới đến với đạo, tôi không có trí để đọc học hay tham cứu các loại kinh luận bình...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tọa Đàm Với Đoàn Phật Tử Đến Từ Việt Nam Trong Hai Ngày 30/05 Và 31/05/2017

Đức Đạt Lai Lạt Ma tọa đàm với đoàn Phật tử đến từ Việt Nam trong hai ngày 30/05 và 31/05/2017

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TỌA ĐÀM VỚI ĐOÀN PHẬT TỬ ĐẾN TỪ VIỆT NAM TRONG HAI NGÀY 30/05 VÀ...

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Tiểu Sử Ngài Long Thọ

Một Thời Kỷ Niệm

Qua sông hãy bỏ bè

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Luận Tịnh Độ

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 4

Trường ca Larung Gar

Những người ăn ớt có thể sống lâu hơn

Ngũ ấm ma trong chúng ta

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 6 )

Giúp người tái duyên có bị đọa địa ngục?

Bồ Tát Quan Âm Hay Bồ Tát Quang Âm (Avalokitesvara Sound Or Light & Sound?)

Biết vọng là chánh tu

Đức Đạt Lai Lạt Ma tọa đàm với đoàn Phật tử đến từ Việt Nam trong hai ngày 30/05 và 31/05/2017

Tin mới nhận

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Đức Phật là thầy của trời người

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Lời di huấn của Thế Tôn

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Được gặp Đức Phật

Những lời Phật dạy bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Giản dị trong nếp sống

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

9 ân Đức Phật

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Học từ đời thường

Tâm Phật ví như hoa sen

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Tin mới nhận

Phật Giáo Và Vấn Đề Phá Thai Những Tranh Luận Đạo Đức – Michael G. Barnhart – Nguyên Hiệp Dịch

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Phương pháp phát huy sự quán thấy sâu xa và loại bỏ tận gốc các uế tạp tâm thần

Đến Thăm Chùa Ngọc Hoàng (phước Hải Tự ) Trước Khi Tổng Thống Hoa Kỳ Obama Đến Thăm

Triết Học Thế Thân

Người chết đi về đâu

Chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ

Lời Cầu Nguyện Quán Thế Âm Dẫn Dắt Mẹ Từ Ái

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Căn bệnh phóng tâm

Phật Học Lược Giải

Nên phát huy âm nhạc dân tộc

Động Cơ Và Nguyện Vọng

Con Đường Tỉnh Thức: Một Câu Chuyện Về Nấu Món Lươn Sống – Quả Đình (Martin) Verhoeven

Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Nghèo Khó

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Người Nam Châm – bí mật của luật hấp dẫn – hấp dẫn mỗi chúng ta

Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Đèn soi nẻo giác và luận giải

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Những bản kinh Phật cổ nhất

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Luận Về Pháp Hoa Kinh – An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Kinh Thập Thiện Lược Giải

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 2)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese