ĐỊNH LUẬT CỦA NGHIỆP
(The Law of Karma)
By Dr. Peter Della Santina
Chuyển ngữ Thích Nữ Tịnh Quang
Chúng ta đã biết đến một cặp tư
tưởng tương quan với nhau bao gồm trong giáo lý Phật giáo, đó là hai học thuyết về Nghiệp và Tái sinh. Hai ý tưởng này có sự liên quan mật
thiết, nhưng vì chủ đề là một lĩnh
vực khá rộng, hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu giải thích với các ý tưởng về Nghiệp, chủ đề Tái sinh sẽ dành trong bài giảng khác.
Chúng ta biết rằng
những gì dẫn khởi chúng ta trong vòng luân hồi sinh tử (samsara) là tâm ô nhiễm- tham muốn, sân hận và thiếu hiểu biết. Chúng ta đề cập về điều này khi chúng ta bàn về Chân lý thứ hai – sự thật về nguyên
nhân của đau khổ. Phiền não ô
nhiễm là những gì mà tất cả chúng sanh trong vòng luân hồi đều tham dự, cho dù
chúng ta bàn đến con người hay động vật hoặc chúng sinh ở trong
các cảnh giới khác mà chúng ta không
thể biết đuợc. Trong cảnh giới này, tất cả chúng sinh là như nhau, nhưng đối với tất cả chúng sinh chúng ta có thể hiểu rằng có rất nhiều sự khác biệt. Ví dụ, một số
người trong chúng ta giàu có, một số khác thì nghèo khó, một số người khỏe mạnh, những người khác thì bị bịnh tật và vv. Có rất nhiều sự khác biệt giữa các
chúng sinh, và thậm chí có nhiều sự khác biệt hơn giữa thú vật và con người. Những sự khác
biệt này là chiêu cảm bởi Nghiệp .
Tất cả chúng ta đều có tham, sân và si, vốn dĩ đối với tất cả chúng sinh, nhưng các nhân duyên
đặc trưng mà trong đó chúng ta tìm
thấy chính mình là kết quả của biệt nghiệp tạo thành hoàn cảnh mà chúng ta hiện
diện, hoàn cảnh của chúng ta có thể là giàu có, khỏe mạnh, và vân vân. Những hoàn
cảnh này được quyết định bởi Nghiệp. Chính trong ý nghĩa này mà Nghiệp giải thích sự khác biệt giữa các chúng sinh. Nó giải thích tại sao có người may mắn trong khi những người khác thì kém may mắn, có người thì giàu có hạnh phúc, người khác lại bất hạnh. Đức Phật đã trình bày cụ thể rằng Nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa các chúng sinh . Bạn cũng có thể nhớ lại rằng sự hiểu
biết về Nghiệp như thế nào tác
động sự ra đời của chúng sinh trong
hoàn cảnh hạnh phúc hay không hạnh phúc – sự hiểu rõ đối với chúng sinh lưu chuyển như thế
nào từ tình trạng hạnh phúc đến
tình trạng bất hạnh, và ngược lại,
từ hoàn cảnh bất hạnh đến hạnh
phúc như là kết quả của Nghiệp
– là một phần kinh nghiệm của Đức Phật vào đêm giác ngộ của Ngài.
Đó là Nghiệp, biểu lộ những những hoàn cảnh mà chúng
sinh đang hiện hữu.
Có nhiều sự luận
bàn về các chức năng của Nghiệp, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn
đối với những gì là Nghiệp. Chúng ta hãy minh định Nghiệp. Có lẽ chúng ta có thể định nghĩa Nghiệp tốt nhất bằng sự xác định đầu tiên đó là những gì không phải là Nghiệp. Nó luôn là trường hợp mà chúng ta
thường thấy mọi người hiểu lầm ý tưởng về Nghiệp. Điều này đặc biệt đúng trong việc xử dụng thuật ngữ bình thường hàng ngày của chúng
ta. Chúng ta hay
nghe người khác nói rằng kẻ
ấy không thể thay đổi hoàn cảnh của y vì nghiệp
chướng của chính y. Trong ý nghĩa này,
Nghiệp trở
thành một loại của sự thoát ly thực tế. Nó sẽ trở thành tương tự như Tiền định hay Định mệnh. Đây hoàn
toàn không
phải là sự hiểu biết chính xác về
Nghiệp. Có thể sự hiểu lầm đối với nghiệp như thế đã hình
thành bởi các ý niệm thông thường mà chúng ta đã
gán cho May mắn và số phận. Nó có thể là vì lý do này mà ý tưởng
về Nghiệp đã bao
trùm tư tưởng phổ biến với khái niệm của Tiền định. Nghiệp không
phải là Số mệnh hay Tiền định.
Nếu nghiệp không phải là Số mệnh hay Tiền định thì nó là gì? Chúng
ta hãy nhìn vào thuật
ngữ của chính nó. Karma có nghĩa là tạo tác, nghĩa là “hành động”. Ngay
lập tức chúng ta có một sự
nhận diện đối
với ý nghĩa thực sự của Nghiệp không
phải là Số mệnh, vì Karma là hành động.
Nó là động lực. Nhưng đúng hơn chỉ đơn giản là
hành động bởi vì nó không phải là tác động cơ học. Nó không phải là hành động
vô thức hoặc không tự nguyện. Nó là hành động tác ý, có ý thức, có chủ ý, cố ý. Nó chủ ý như thế nào? Hành động sẽ
làm nhân duyên hoặc quyết định tình trạng của chúng ta? Đó là bởi vì
mọi hành động phải có một phản ứng, một hiệu ứng. Sự thật này đã được thể hiện
liên quan đến vũ trụ vật lý
học của nhà vật lý vĩ đại Newton, người thành
lập định luật với tuyên ngôn rằng mọi hành
động phải có một phản ứng ngang
bằng và đối lập. Trong lĩnh
vực đạo đức của các hành động có ý thức, chúng ta có một đối tác định luật vật lý
của hành động và phản ứng, định
luật mà tất cả sự
cố ý, có tạo tác phải có hiệu
lực. Đây là lý do tại sao đôi khi chúng ta nói về Karma – vipaka (nghiệp báo), hành động có chủ ý và có hiệu lực chín muồi của nó, hay Karma – Phala (nghiệp quả), hành động cố
ý và kết quả của nó. Đây là khi chúng
ta nói về hành động có
chủ ý cùng với hiệu ứng hoặc kết
quả của nó khi bàn về định luật của Nghiệp.
Chúng ta có thể hiểu bằng ý nghĩa của cách giới thiệu chung này rằng Nghiệp có thể thuộc về hai loại – Thiện
nghiệp hay nghiệp tốt và Bất thiện nghiệp hay nghiệp xấu, Như thế chúng ta không phải hiểu lầm với lối diễn tả này đối với Nghiệp, nó rất hữu ích
cho chúng ta để nhận ra thuật
ngữ ban đầu. Trong trường hợp này,
nó là kushala hoặc akushala karma, Nghiệp mang ý nghĩa là tốt hay không
tốt. Để hiểu những thuật ngữ
được xử dụng như thế nào, điều quan
trọng là chúng ta biết được
ý nghĩa thực sự của kushala
(thiện) và akushala (bất
thiện). Kushala có nghĩa là thông
minh hay khéo, trong khi akushala có nghĩa là không thông minh, không khéo léo.
Điều này giúp chúng ta nhận rõ các thuật ngữ đang được sử dụng, không phải nằm trong thuật
ngữ tốt và xấu nhưng trong ý ngữ khéo léo và
vụng về, ý ngữ của thông
minh và không thông minh, ý ngữ của điều thiện và bất thiện. Như thế điều thiện và bất
thiện là như thế nào? Thiện, theo nghĩa là những hành động mang
lại lợi ích cho chính mình và người khác, những hành động đó
không chỉ vượt ra khỏi tham lam, sân hận và si mê, nhưng không ngoài sự quên mình, lòng nhân ái, lòng từ
bi và trí tuệ.
Người ta có thể hỏi làm
thế nào để biết được một hành động thiện hay bất thiện sẽ tạo nên hạnh phúc hay bất hạnh. Thời gian là câu trả lời. Chính Đức
Phật đã
trả lời câu hỏi này.
Ngài đã giải thích rằng,
khi một hành
động bất thiện chưa mang lại kết quả đau khổ, người
ngu ngốc sẽ cho rằng đó là những hành động tốt. Nhưng khi hành động
bất thiện phát sinh hoa trái của đau khổ thì y mới nhận ra rằng hành động này là bất thiện. Tương tự như vậy, khi
một hành động lương thiện chưa mang lại kết quả của hạnh phúc, một
người tốt cũng có thể cho rằng hành động này bất thiện. Khi nó
phát sinh hoa
trái của
hạnh phúc, y mới nhận ra rằng hành động này là tốt. Vì vậy, người ta
cần nên đánh giá hành động thiện và bất thiện từ quan điểm của hiệu quả lâu dài. Rất
đơn giản, hành động thiện dẫn đến hạnh phúc cuối cùng cho chính mình và những người khác, trong khi các hành động bất thiện có kết quả
ngược lại, hậu quả là đau khổ cho chính mình và những người khác.
Cụ thể, những hành động
bất thiện có thể tránh được liên quan đến ba cửa hay phương tiện của hành động
là thân, khẩu và ý. Có ba hành động bất thiện thuộc về thân, bốn thuộc về miệng, và
ba thuộc về ý có thể từ bỏ. Ba hành động bất thiện của thân cần phải tránh là sát sinh, trộm cắp, tà
dâm. Bốn hành động bất thiện của lời nói cần phải tránh là nói
dối, nói vu khống, nói lời thô lỗ và nói những lời độc hại. Ba hành động bất thiện của ý cần
nên tránh là tham, sân và si. Bằng cách tránh mười hành động bất thiện này chúng ta sẽ tránh được những hậu quả của chúng. Các hành động bất thiện tạo ra
đau khổ với kết quả của chúng. Kết quả của những hành động bất thiện có
thể có các sự biểu hiện khác
nhau. Quả chín hoàn toàn của các hành động bất thiện bao gồm việc tái sinh trong các cõi thấp kém, cảnh giới của đau khổ – địa ngục , ngạ quỷ và súc sanh. Nếu những hành động bất thiện không đủ dẫn đến
tái sinh trong các cõi thấp, chúng sẽ dẫn đến những nỗi bất
hạnh trong cuộc sống làm người.
Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy ngay nơi công việc theo
nguyên tắc của một nhân dẫn
đến một hiệu ứng tương tự. Ví dụ, việc sát hại thường xuyên bị thúc đẩy bởi ác ý và sự giận dữ và kết quả cướp
mất cuộc sống của các chúng sinh khác sẽ dẫn đến sự tái sinh trong
cõi địa ngục nơi mà kinh
nghiệm của người đó được bão hòa
bởi sự giận dữ và ác ý, và
nơi có thể y bị giết một cách lặp đi lặp lại. Nếu việc giết hại là không đủ nặng hoặc thường xuyên để dẫn đến sự tái sinh vào địa ngục, nghiệp
sát hại này sẽ dẫn đến tuổi thọ ngắn
khi làm con người, bị
chia lìa những người thân yêu, sợ
hãi hoặc hoang tưởng. Ở đây chúng ta cũng có thể thấy hiệu quả là tương đương
với nguyên nhân. Sát hại rút ngắn cuộc sống của người khác, tước
đoạt người thân yêu của khác và vv, và vì vậy nếu chúng ta sát
hại, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm để trải nghiệm những hiệu ứng
này. Tương tự như vậy, việc trộm cắp thì được phát sanh trong
tâm ô nhiễm ham muốn, có thể dẫn đến sự tái sinh như một con ma đói hoàn toàn thiếu thốn đối với các vật thể mong muốn. Nếu điều này không đủ để dẫn đến sự tái sinh như một con ma đói, nó sẽ dẫn đến sự đói nghèo, phụ thuộc vào người khác để kiếm sống
của một kiếp làm người và vv. Hành vi tà hạnh tình dục có kết quả đau khổ hừng hực hay cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Trong khi hành động bất
thiện tạo ra kết quả bất thiện
– đau khổ, hành
động thiện đưa đến quả lành – hạnh phúc. Điều này
có thể giải thích hành động thiện trong hai
cách. Một cách đơn giản có
thể coi hành vi thiện như việc tránh các hành động bất thiện, tránh sát sinh, trộm cắp, tà dâm và
phần còn lại. Hoặc hành động
thiện là những hành vi tích cực. Ở đây có
thể liên quan đến sự đặc trưng về hành vi thiện bao gồm bố thí, gìn
giữ đức hạnh, thiền định, sự tôn kính, phục vụ, tạo phước, vui mừng trong công đức của
người khác, nghe Pháp, dạy Pháp và tu tập. Cũng
giống như hành động bất thiện
phát sinh đau khổ, những hành động lành
mạnh mang lại lợi ích. Những
phản ứng ở
đây cũng
tương tự đối với các hành động. Ví dụ, bố thí dẫn đến sự giàu có. Nghe Pháp đưa đến trí tuệ. Những việc làm thiện có những kết quả của chúng giống như việc làm
bất thiện tạo nên kết cục không tốt.
Nghiệp, là thiện hay
bất thiện, được biến đổi bởi các điều kiện dưới những hành động được hình thành. Nói cách khác, một hành động thiện hay bất thiện có thể thêm sức
mạnh nhiều hoặc ít còn phụ thuộc vào điều kiện nó được thực hiện.
Điều kiện xác định trọng lượng hoặc sức mạnh của Nghiệp (nghiệp lực) có liên quan đến Chủ thể – người tạo tác,
và liên quan đến Đối tượng- việc tạo tác đã được hoàn thành. Vì thế các điều
kiện xác định trọng lượng của nghiệp được ứng dụng với chủ thể và đối tượng của
hành động. Cụ thể, chúng ta lấy ví
dụ về sát hại, để quyết
định hành động sát hại có sự
hoàn tất và chủ lực hoàn
thành, năm điều kiện phải có mặt:
đối tượng bị giết là một chúng sinh
(hữu tình), biết đó là sự tồn tại của một chúng sinh, có ý định giết chúng sinh, dùng phương tiện hay hành động
giết chết chúng sinh đó, và dẫn
đến cái chết của chúng sinh
đó . Cũng vậy, ở đây chúng ta có thể thấy các điều kiện chủ thể và đối tượng. Các điều kiện chủ thể là
nhận biết đó là chúng sanh, ý
định giết và hành động giết. Các điều kiện khách quan (đối tượng) là sự hiện diện của chúng sinh và cái chết của chúng sinh ấy.
Tương tự như thế, có năm
điều kiện biến chuyển nghiệp lực:
hành động thường xuyên, lặp đi lặp
lại, hành động đã thực hiện với ý
định và quyết tâm lớn; hành động đã thực hiện mà không hối tiếc; hành động đã thực hiện đối với
những người đạt được những
phẩm chất phi thường, và hành động đã thực hiện đối với những người làm
điều thiện trong quá khứ. Ở đây cũng
có những điều kiện chủ quan và khách quan. Điều kiện chủ quan là hành động liên
tục, hành động được thực hiện với ý định, và hành động thực hiện mà không hối tiếc. Nếu người ta làm một việc bất thiện mà cứ lặp đi lặp lại với một
quyết tâm lớn mà không hối tiếc, năng
lực của hành động sẽ được tăng cường.
Điều kiện khách quan là đặc trưng của đối tượng được thực thi và bản chất của mối quan hệ này. Nói cách khác, nếu người ta tạo tác một
hành vi thiện hay bất thiện đối với hữu
tình có
phẩm chất vĩ đại như các
bậc A La Hán, hay Đức Phật
thì hành động thiện hay bất thiện
được thực hiện sẽ có năng
lượng lớn hơn. Cuối cùng sức mạnh của hành động thiện hay bất thiện được tạo
tác đối với những người được hưởng phước từ quá khứ, chẳng hạn như cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè của người đó (trong hiện kiếp) sẽ tốt hơn…
Những nhân duyên khách quan và
chủ quan cùng xác định nghiệp lực. Điều này thật quan
trọng, bởi vì sự nhận
thức này sẽ giúp chúng ta hiểu rằng Nghiệp không chỉ đơn giản là một vấn đề của
đen và trắng, hoặc xấu hay tốt. Nghiệp là hành động đạo
đức và trách nhiệm đạo đức. Nhưng sự vận hành của quy luật của Nghiệp được điều chỉnh rất tinh vi và cân bằng với nhân quả tương ứng, vì thế khi xét đến các điều kiện chủ quan và khách quan chúng
ta có thể xác định bản chất của một
hành động. Điều này đảm bảo rằng kết quả của hành động là ngang bằng và tương tự như bản chất của nguyên nhân.
Nghiệp quả có thể có
tác dụng trong thời gian ngắn hoặc trong thời gian dài. Theo truyền
thống, chúng ta chia Nghiệp
thành ba loại có liên quan đến số lượng của thời gian về các
kết quả của hành động với chính sự biểu hiện. Nghiệp có thể biểu hiện ảnh
hưởng của nó trong đời sống
này hoặc trong đời sau, hoặc biểu hiện trong vài kiếp sống sau nữa. Khi Nghiệp biểu hiện kết quả của
nó trong đời sống này, chúng
ta có thể nhìn thấy kết quả của Nghiệp trong một thời gian tương đối ngắn. Loại nghiệp này thì dễ dàng kiểm chứng bởi bất kỳ ai trong chúng ta.
Ví dụ, khi một người nào đó không chịu học hành, khi một ai đó đam mê trong những trò tiêu
khiển có hại như rượu và ma túy, khi
ai đó bắt đầu ăn cắp để phục vụ cho những thói quen có hại của chính mình; quả báo sẽ được biểu
hiện trong một thời gian ngắn. Họ sẽ
nhận chịu việc mất việc
làm, bạn bè, và sức khỏe và vv. Chúng ta không thể nhìn thấy quả báo lâu dài của Nghiệp, nhưng Đức Phật và các Đệ tử của Ngài,
những vị đã có tuệ nhãn có thể cảm nhận trực tiếp được những quả
báo dài hạn. Ví dụ, khi ngài Mục Kiền Liên bị những tên cướp đánh đến chết, Đức Phật đã bảo rằng sự cố này là quả báo mà Mục Kiền Liên đã tạo tác trong kiếp trước khi ông đã đưa cha mẹ già của mình vào rừng và đã đánh chết họ, sau đó thì thông báo rằng họ đã bị giết bởi bọn cướp. Sự
ảnh hưởng của hành động bất thiện
này được thực hiện trong nhiều
đời sống trước đã đuợc
báo ứng duy nhất trong đời sống
cuối cùng của Mục Kiền Liên. Vào lúc chết chúng ta phải rời
khỏi tất cả mọi thứ – tài sản và những
người thân yêu của chúng ta,
nhưng Nghiệp của chúng ta sẽ đi cùng chúng ta như một cái bóng. Đức Phật đã nói rằng không nơi
nào trên trái đất hay trên trời cao mà người ta có thể thoát khỏi Nghiệp của chính mình. Vì vậy, khi nhân duyên đúng thời, phụ thuộc vào tâm và thân, kết
quả của Nghiệp sẽ biểu hiện chính nó giống như sự phụ thuộc vào một số điều kiện nào đó mà
trái xoài sẽ xuất hiện trên một cây
xoài. Chúng ta có thể thấy rằng ngay cả trong thế giới của thiên nhiên, có những tác dụng nhất định cũng phải mất nhiều thời gian để xuất hiện hơn những cái khác. Chẳng hạn, nếu chúng ta trồng hạt
giống đu đủ, chúng ta sẽ có
được những quả đu đủ trong
thời gian ngắn hơn là chúng
ta gieo hạt giống sầu riêng.
Tương tự như vậy, ảnh hưởng của Nghiệp biểu hiện trong chu kỳ ngắn hạn hoặc dài hạn.
Ngoài hai loại Nghiệp:
Thiện nghiệp và Bất thiện nghiệp, chúng ta nên chú ý đến Vô ký nghiệp – nghiệp: trung tính hoặc vô hiệu quả. Vô ký nghiệp là
nghiệp mà không có hậu quả đạo đức hoặc vì chính bản chất của hành động hầu như không có tác dụng về đạo đức, hoặc bởi vì nó được
thực hiện không có cố ý và một cách vô tình. Ví dụ, ngủ, đi bộ, hít thở, ăn
uống, làm nghề thủ công và v.v… trong chúng không có hậu quả đạo
đức. Tương tự như vậy, hành động không có chủ
tâm là Vô ký nghiệp. Nói cách
khác, nếu người ta vô tình đạp phải một con côn trùng, trong tình trạng là không ý thức về sự
tồn tại của nó, điều này cũng tạo
thành Vô ký nghiệp,
vì không có ý
định – yếu tố chủ ý
là không có.
Những lợi ích về sự nhận thức định luật của Nghiệp là
sự hiểu biết khích lệ con người thay đổi những hành vi bất thiện đưa đến hậu quả khổ đau cho mình. Một khi chúng
ta hiểu rằng trong
cuộc sống của chính mình,
mỗi hành động
sẽ có một phản ứng tương đương và công bằng,
một khi chúng ta hiểu rằng chúng ta sẽ trải nghiệm kết quả của hành động đó, tốt hoặc xấu, chúng ta sẽ kiềm chế hành vi bất thiện, không muốn
trải nghiệm những kết
cục của các hành động bất thiện. Và tương tự, sự hiểu biết rằng những hành động thiện
đưa đến hạnh phúc với kết quả của chúng, chúng ta sẽ trau dồi
những hành vi thiện này. Sự phản chiếu về định luật của Nghiệp, của hành động và sự phản ứng trong
lĩnh vực đạo đức
khuyến khích chúng ta từ bỏ những hành động không lành mạnh và trau dồi
những hành động lành mạnh. Chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn những kết quả cụ thể của Nghiệp trong
cuộc sống tương lai,
và làm thế nào mà Nghiệp làm điều kiện (nhân duyên) và quyết định yếu tố sự tái sinh của chúng ta vào (bài giảng) tuần tới.
Link:
http://www.buddhanet.net/e-learning/karma1.htm
Extract from
“Fundamentals of Buddhism”, by Dr. Peter Della Santina
Discussion about this post