PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Gia tài của mẹ để lại cho con

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIA TÀI CỦA MẸ ĐỂ LẠI CHO CON

Thích Châu Đạt

Gia Dinh Hanh PhucSự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Là người Phật tử bạn đang chắt góp những gì để làm gia tài cho con  mình ?

Hãy chiêm nghiệm và trân quý hạnh phúc của bạn khi trở thành đệ tử Phật, được sống theo tinh thần Phật dạy. Hãy lấy đó làm gia tài tâm linh, gia tài tinh thần cho con của mình. Hãy cho con bạn thừa hưởng gia tài quý giá đó vì “Phật pháp nan văn” không phải ai cũng được phước lành được gần Phật pháp.

Phật dạy: “Lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy tình thương làm lẽ sống”. Đây là hành trang của người Phật tử. Hãy cho con bạn nhận ra ý nghĩa sâu sắc lời dạy này. Muốn thành công trong sự nghiệp phải có chánh kiến phân biệt đúng sai, thiện ác. Trau dồi trình độ, kỹ năng sống, vun bồi phước đức thì sự nghiệp mới thênh thang rộng mở.

Hãy để con bạn tưởng tượng nếu thành công giàu có tột đỉnh nhưng bị mọi người xa lánh, bà con ghét bỏ thì có phải là ý nghĩa của thành công không? Sống chân thành, rộng mở, từ bi-hỹ xả đấy là món quà của bạn cho cuộc đời. Hãy hướng dẫn con bạn không chỉ yêu thương mọi người mà phải yêu thương mọi loài. Hãy nói cho con bạn biết hậu quả của việc giết loài vật, bỏ đói, đánh đập chúng kết quả sẽ bị tổn phước, đoản mệnh.

Phật dạy: “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Dù yêu thương con rất nhiều nhưng đừng can thiệp quá nhiều đến sự tự lập của nó. con té nhẹ sơ sơ không cần thiết vội vàng giúp đỡ, nếu hành động của trẻ không tiêu cực thì không cần phải ngăn cản hãy để trẻ phát triển tự nhiên. Con bạn lớn hãy để con bạn tự do trong việc chọn nghề nghiệp, học tập phù hợp với đam mê của nó. Đừng bao giờ đem gia đình áp đặt lên việc học tập và sự nghiệp của con, hành động như vậy sẽ tạo ra  “những con gà công nghiệp” cho xã hội. Nhiều người có con lớn rồi nhưng vẫn chăm sóc đặc biệt thậm chí vô lý. Hãy cho con bạn trải nghiệm khó khăn và sống tự lập. Hãy cho con bạn biết người thành đạt đúng nghĩa là như thế nào.

Phật dạy: “Thiểu dục tri túc” có nghĩa là “bớt tham, biết đủ”. Trong Khế Kinh có dạy “Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý”. Nếu con cái của bạn tiếp thu được lời dạy này nó sẽ không còn vòi vĩnh bạn những thứ không đáng. Cuộc đời nó cũng không như con thiêu thân sống quên mình đốt tiền bạc công sức vào những nhu cầu không cần thiết. Đồng thời hãy cho con bạn biết sự gian lao của bạn, việc kiếm ra đồng tiền khó khăn như thế nào? như vậy con bạn sẽ trân trọng công sức mồ hôi nước mắt, không tiêu xài hoang phí.

Hãy cho con bạn tìm hiểu lý “Nhân duyên”, “Tứ diệu đế” để tường tận bản chất nhân sanh và vũ trụ, hiểu rõ luật“Nhân quả” để biết việc làm của mình sẽ đưa đến kết quả gì? Riêng bạn hãy luôn yêu thương bố mẹ mình và luôn biểu hiện tình cảm đó cho con mình thấy. Thay vì muốn tặng bố mẹ bịch trà, bạn đừng đưa trực tiếp mà hãy để con bạn làm việc đó. Những việc làm đó tồn tại trong tâm thức nó sau này nó lớn lên nó sẽ luôn nhớ ngày xưa bố mẹ đã từng rất hiếu thảo với ông bà và nó cũng sẽ vậy với bạn.

Hãy cho con bạn thấu hiểu lẽ “Vô thường” để con bạn hiểu được vạn vật, vạn sự trong đời không có gì là vĩnh viễn. Biết trân trọng phút giây hiện tại bên gia đình, bên bạn bè. Hãy cho con bạn biết tinh thần “Vô ngã” để con bạn không còn ngã mạn và sĩ diện, hoà nhập với công đồng, không phân biệt tôi tớ, giàu nghèo, sang hèn.

Hãy cho con bạn biết “tham-sân-si” là bản chất của con người. Luôn biết sự hiện diện của nó trong mình, nên học cách điều chỉnh và làm chủ nó. Đừng biến mình trở thành những kẻ tham lam, ngu si để rồi gây tai hương cho mọi người. Hãy cho con biết nếu làm quan mà nhận hối lộ là góp phần đẩy lùi đất nước, vì cái lợi trước mắt cho mình mà để lại vô vàn vấn đề nhức nhối cho xã hội. Hãy áp dụng “năm giới cho người Phật tử” để trở thành một người chân-thiện-mỹ.

Thân cận thiện tri thức-xa lánh bạn ác là yếu tố giúp con bạn thăng hoa trong cuộc sống. Gần gũi người thiện, người trí con bạn được góp nhặt, tích luỹ tinh hoa của họ. Chơi với bạn ác mang lại nhiều hệ luỵ cho gia đình- đây là con đường nhanh nhất đi xuống đáy xã hội.

Hãy cho con bạn biết bản chất cuộc đời là “khổ” và mục đích hiện diện của mỗi con người trên thế gian này là đi tìm hạnh phúc. Điểm khác nhau của mỗi người là họ đi tìm hạnh phúc tạm bợ hay là một hạnh phúc đích thực mà thôi.

Và điểm mấu chốt quyết định bạn là ai trong cuộc đời đó là phước đức, nghiệp báo của bạn. Sự giàu sang, nghèo hèn không ai giống nhau đó là do phước đức mỗi người khác nhau, đó là kết quả của nghiệp thiện hay ác mà bạn đã tạo. Cho dù tài trí thông minh nhưng thiếu phước thất đức thì cũng yếu ốm, bệnh tật không làm được gì. Cho dù giàu có bất chính cũng không bảo đảm được lâu dài, sống trong lo âu sợ hãi.  

Hãy dạy con bạn biết cách bố thí, học hạnh Ba La Mật. Biết yêu thương giúp đỡ mọi người mọi loài, tăng trưởng phước đức cho mình. Sẵn sàng vì lý tưởng tốt đẹp bỏ qua những giá trị nhỏ nhặt.  Như người lính bỏ quê hương ra tiền tuyến bảo vệ tổ quốc, như Phật bỏ ngai vàng tìm đường giác ngộ chúng sanh.

“Hiểu và thương” là yếu tố xây dựng hàn gắn gia đình. Hãy luôn giành nhiều thời gian cho con bạn, đừng để con bạn thiếu sự quan tâm, hướng dẫn để rồi lầm đường lạc lối vì cha mẹ cũng là người thầy của con. Sự quan tâm, ủng hộ của gia đình là động lực tiến lên của con trẻ.

Trong thời gian học ở Thái tôi có nghe một câu chuyện về một gia đình rất giàu có ở thành phố Chiangmai, họ chỉ có một đứa con trai, cha mẹ vì bận làm ăn mà không có thời gian bên con. Kết quả họ mất đứa con khi nó còn quá trẻ, tiền bạc không thể cứu được. Câu chuyện này đã trở thành cảm hứng để người ta làm ra bộ phim “Mày và Tao” rất nổi tiếng trong giới trẻ.

Thay lời kết xin gửi lời chúc mừng đến bạn: Dù bạn nghèo đến mấy bạn cũng đã có gia tài tâm linh- gia tài Phật pháp cho con bạn. Đây cũng là gia tài Đức Phật để lại thế gian, hãy hạnh phúc vì bạn may mắn đươc thừa kế và hãy chắc rằng con bạn cũng sẽ được như thế.
Thích Châu Đạt

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Phước Lành Của Lòng Từ Bi, Kinh Tăng Chi Bộ

Phước Lành Của Lòng Từ Bi, Kinh Tăng Chi Bộ

Phước Lành Của Lòng Từ Bi, Kinh Tăng Chi Bộ  Nầy các Tỳ Kheo, lòng từ bi giúp tâm giải...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

 Chúng ta xem đoạn thứ mười sáu: “Bất lý tà kính, bất khi ám thất”.Đoạn này là nói phước báo,...

Lời Phật Dạy Về Giá Trị Đạo Đức Cho Một Xã Hội, Quốc Gia

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Trên cơ sở của thuyết nghiệp, Phật muốn trước hết con người phải làm thiện từ tâm, thân, khẩu, chính...

Thượng Tọa Pomnyun Trở Thành Một Nhà Sư, Như Thế Nào? (Song Ngữ)

Thượng Tọa Pomnyun Trở Thành Một Nhà Sư, Như Thế Nào? (song ngữ)

THƯỢNG TỌA POMNYUN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ SƯ, NHƯ THẾ NÀO?Venerable Pomnyun - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Source-Nguồn: huffingtonpost.com(How...

Những giá trị phổ quát của Bồ Tát hành

. LÝ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC Khi nhà triết học khám phá ra quy luật biện chứng, hình ảnh thế...

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Kinh văn: “Vân hà ngã đẳng, đương tác Phật da, bất tác Phật da”. Đây là thí dụ cụ thể...

Tt.huế: Lễ Chung Thất Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

TT.Huế: Lễ chung thất Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sáng 11-3 (9-2-Nhâm Dần), môn đồ pháp quyến tổ đình Từ Hiếu và Tăng thân Làng Mai đã cử hành...

Trì Danh Quán Thế Âm Bồ Tát

Trì Danh Quán Thế Âm Bồ Tát

TRÌ DANH “QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT”Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với...

Bộ Sách Quý ‘Giáo Nghĩa Khai Thị Ngộ Nhập’ Trải Qua 3 Năm Để Hoàn Thành

Bộ sách quý ‘Giáo nghĩa khai thị ngộ nhập’ trải qua 3 năm để hoàn thành

Dưới sự chứng minh của Hòa thượng Luật chủ thượng Minh Hạ Thông, trải qua ba năm, với nỗ lực không ngừng, tập thể Tăng...

Các Cấp Độ Nhận Thức

Các cấp độ nhận thức

CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨCThích Trung Định Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu...

Một Câu Chuyện Giản Dị Và Thông Thường Của Pháp (Song Ngữ)

Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)

Rất khó cho chúng ta để có thể thấy rằng, giáo pháp là một điều vô cùng bình thường và...

Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn

Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn

SÁU LOẠI RAU CÓ THỂ CỨU SỐNG BẠN Tâm Linh biên soạn(Bài viết dành tặng các chị em phụ nữ...

Oan Gia Nghiệp Báo

Oan Gia Nghiệp Báo

Giáo sư Cao Huy Thuần Hôm nay là ngày Phật đản, lòng tôi hướng đến chùa Ba Vàng. Ngày thiêng...

Thông Điệp Chúc Mừng Quốc Tế Lễ Vesak Pl. 2564 Dl 2020 Của Thủ Tướng Chính Phủ Canada, Malysia Và Sri Lanka

Thông điệp chúc mừng quốc tế lễ vesak PL. 2564 DL 2020 của thủ tướng chính phủ Canada, Malysia và Sri Lanka

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG QUỐC TẾ LỄ VESAK PL. 2564 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CANADA (Prime Minister Trudeau delivers...

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Chân nguyên2 là phép tắc trong sạch, rỗng lặng nên tách rời chủ thể và đối tượng3 . Diệu giác4...

Phước Lành Của Lòng Từ Bi, Kinh Tăng Chi Bộ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Thượng Tọa Pomnyun Trở Thành Một Nhà Sư, Như Thế Nào? (song ngữ)

Những giá trị phổ quát của Bồ Tát hành

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

TT.Huế: Lễ chung thất Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Trì Danh Quán Thế Âm Bồ Tát

Bộ sách quý ‘Giáo nghĩa khai thị ngộ nhập’ trải qua 3 năm để hoàn thành

Các cấp độ nhận thức

Một câu chuyện giản dị và thông thường của pháp (song ngữ)

Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn

Oan Gia Nghiệp Báo

Thông điệp chúc mừng quốc tế lễ vesak PL. 2564 DL 2020 của thủ tướng chính phủ Canada, Malysia và Sri Lanka

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Tin mới nhận

Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Thế nào là tu huệ?

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Phật dạy về phái yếu

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Lời Phật dạy về hai hạng người không biết chán đủ

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Tình yêu nam nữ theo lời Phật dạy

Đừng buồn lo gì cả

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

Phật dạy cách làm đẹp

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Nghiệp và sự tự do

Quán Tánh Không Như Mộng, Như Huyễn, Như Hóa

Dòng Sông Nhìn Thấy Dòng Sông – John Daido Loori – Thị Giới Dịch

Tiến Sĩ Phật Học Việt Nam Đầu Tiên Tại Miến Điện

Học Tập Để Từ Ái Yêu Thương

Thế Xuân Thu Chiến Quốc Ngày Nay Và Tư Tưởng Thiền

Phải làm thế nào để nuôi dưỡng niềm tin?

Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Con người là chủ nhân thừa tự của nghiệp

Quán chiếu về tương quan sẽ dẫn tới cái thấy vô ngã

Xuân Phật – Xuân Người

Lời khuyên của Đức Đạt lai Lạt ma

Sự Đóng Góp Của Chư Tăng Bình Định Trong Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào?

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Vô tướng tam muội

Đạo Phật Và Giáo Dục – Tác Giả: Ed Halliwell – Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Mai Tôi Chết và Di Thư Gởi Con Cháu

Đức Phật đã cứu sống tôi

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Giảng Giải Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Chúng ta thường không chú ý đến chính bản thân mình

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Cáo Phó

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

Tịnh Độ Hoặc Vấn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 38)

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese