Thích Đức Thắng
Khi
chúng tôi đặt vấn đề này, chúng tôi vẫn biết đây là
một việc làm sai lầm ngốc nghếch; bởi vì vấn đề này
đối với Thiền Tông không can hệ gì. Hơn nữa, như chính
đức Phật đã dạy ngài Ma Ha Ca Diếp: “Ta có chánh pháp
nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, nay
trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.”(Ngẫu kiến Đại Phạm Thiên
vương vấn Phật quyết nghi kinh), và cho đến Bồ Đề Đạt
Ma khi mới sang Trung Quốc tuyên bố rằng: ” Chỉ thẳng tâm
người thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự, truyền
riêng ngoài giáo.”(Huyết mạch luận trong Thiếu Thất lục
môn). Rõ ràng đã nêu Tông chỉ và sự kế thừa của Thiền
tông như thế nào rồi. Nhưng ở đây, chúng tôi vẫn đặt
ra vì chúng có những nguyên nhân sâu xa, và cấp bách của
chúng.
Như
chúng ta đã biết, hơn bốn thập kỷ qua phong trào học Thiền,
đã và đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhằm đáp
ứng những nhu cầu cấp bách, do môi trường sống chung quanh
đang tác động, qua đó con người là nạn nhân chính do nền
văn minh cơ khí vật chất hiện đại mang lại. Chúng đã làm
băng hoại tất cả mọi giá trị tinh thần, kể cả những
thành tựu về vật chất do chính chúng đẻ ra. Từ những
đòi hỏi đó, chỉ có Thiền mới đáp ứng và giải quyết
một cách trực tiếp, sự điều hòa cuộc sống thế giới,
trong đó con người là yếu tố cần và đủ cho mọi quyết
định này, do đó Thiền học hiện đang là đối tượng cần
được phát triển mạnh. Ở đây, chính vì muốn có sự phát
triển mạnh này, nên Thiền đã trở thành đối tượng nhận
thức tư duy cho mọi người, và cũng từ đó chúng đẻ ra
không ít, những sai lầm trong phương pháp học cũng như trong
việc thực hành do chính con người tạo ra; mà cái hậu quả
của chúng sẽ trở thành một tác dụng nguy hiểm, đối với
chính họ và những người đi sau.
Hiện
tại Thiền đã trở thành một phong trào thời thượng, để
trang điểm cho một nội dung trống rỗng, mà con người đang
đổ xô chạy theo nó và, tự đánh mất chính mình. Đó là
một hiện tượng suy đồi của Thiền tông, chứ không phải
là một sự phát triển; vì chúng đã phản bội lại truyền
thống và, sự kế thừa của Thiền tông mà chủ đích nhắm
đến của nó là: ” Trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành
Phật, giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự.”Với
tinh thần này thì rõ ràng những việc làm hiện tại của
chúng ta, trong việc cố gắng đại chúng hóa Thiền tông bằng
cách bàn luận – giảng giải – định nghĩa – phân tích Thiền
như thế này, hay như thế kia qua những bộ luận dày cộm,
với mục đích là để cho mọi người cùng hiểu như chúng
ta; hay bày ra những trò hí luận ngoa ngôn xạo ngữ, nhằm
trang điểm cho một thứ kiến thức què quặt qua cửa miệng.
Những việc làm này đối với Thiền tông chúng không ăn nhập
vào đâu cả, mà trái lại đối với Thiền chúng sẽ bị
rơi vào bệnh” Khẩu đầu Thiền,” một con bệnh nguy hiểm,
rất tối kỵ đối với Thiền tông. Ở đây, họ đã biến
Thiền tông thành một thứ Thiền học bệnh hoạn, và đẩy
chúng trở thành một thứ Thiền giáo không hơn không kém,
để từ đó họ mang chúng ra bàn luận mổ xẻ như một đối
tượng cần phải đạt đến và, cái tệ hại không thể tha
thứ được là, họ đã dùng những công án người xưa, đem
ra giải phẩu phân tích bàn luận, để chứng tõ cái sở học
của họ.
Họ
đâu biết rằng, việc bàn công án của họ, không những không
đem đến cho mọi người một sự đạt ngộ nào về Đạo
cả, mà ngược lại còn làm cho người ta xa lìa ngăn cách
hơn; vì họ cứ tưởng rằng: Lý Thiền lý Đạo là như thế
này hay như thế kia, rồi an tâm cho rằng mình đã đạt Đạo,
đã đạt Thiền. Từ đó, chấp vào khái niệm ngôn từ qua
lời bàn của chúng ta, cho đó là Đạo là Thiền; thế là
muôn kiếp ngàn đời, họ bị chết chìm trong mớ khái niệm
ngôn từ đó, làm sao thoát ra được? Cho dù chúng ta nổ lực
giảng giải phân tích đến chỗ kỳ cùng của nó, và khiến
cho mọi người hiểu được, thấy được đi chăng nữa, thì
cái hiểu và cái thấy này, vẫn là cái hiểu cái thấy về
một khái niệm biểu hiện cho một thực tại, mà chúng ta
chưa được thấy như thực chính nó. Do đó, cái hiểu và
cái thấy này, vẫn ở trong vọng thức điên đảo phân biệt;
còn tự nó, lý Thiền lý Đạo vẫn ở ngoài tầm tay và ngoài
trí phân biệt của chúng ta.
Cái
hiểu cái biết cái thấy ở đây, cũng giống như kiến thức
của bọn mù không hơn không kém. Vì kiến thức của bọn
mù có được về thế giới quanh họ, là nhờ vào những người
sáng mắt, dẫn nói phân biệt cho họ về những sự vật chung
quanh, và nhờ đó họ mới có những khái niệm tưởng tượng
theo thế giới mù của họ về hình tượng màu sắc v.v…
Nhưng những kiến giải tri thức này, chỉ là những khái niệm
mườn tượng về sự vật chung quanh, chứ không phải chính
như những sự vật mà họ nhận thấy bằng mắt.
Cũng
vậy, cái kiến thức của người chưa đạt Đạo cũng giống
như kiến thức của bọn mù. Vì cái sở đắc của họ nhờ
vào người đạt Đạo nói cho nghe, cho biết chứ không phải
chính họ thấy. Như trong kinh Viên Giác đức Phật dạy: “Người
chưa ra khỏi luân hồi mà nghĩ bàn về Viên Giác, thì tánh
Viên Giác đó cũng trở thành luân hồi”(trang 64 kinh Viên Giác,
H.T. Thiện Hoa dịch).
Từ
những nhận thức sai lầm mà chúng ta không nhận ra đó, đã
đưa việc làm của chúng ta đến những hậu quả sau đây:
*
Sẽ không có sự đạt ngộ về Đạo trong cách dùng kiến
giải do trí phân biệt mà bàn ngược bàn xuôi về công án
Thiền.* Biến
Thiền tông thành Giáo tông.* Biến
những hoạt ngữ của công án Thiền trở thành tử ngữ (giết
chết công án Thiền).* Làm
mờ mắt thiên hạ bằng những lập luận hợp tình hợp lý
của kiến thức nhị nguyên về công án Thiền.* Từ
những sai lầm này đưa thiên hạ đến những sai lầm khác.* Chúng
ta đã bị kiến giải tri thức đánh lừa, cứ tưởng rằng
những hiểu biết về pháp là do sự đạt ngộ hiển bày.* Từ
những sai lầm trên chúng ta đã phản bội lại chính mình,
đã phản bội lại chư vị Tổ sư, đã phản bội lại đức
Phật.
Như vậy,
công án Thiền không phải là một đối tượng nhận thức,
vì cứu cánh của chúng vượt lên trên ngôn ngữ chấp trước
của tri thức, đó là một cảnh giới mà kinh Bát Nhã gọi
là” VÔ SỞ ĐẮC,” kinh Kim Cương gọi là”VÔ SỞ TRỤ,” kinh
Lăng Già gọi là”CẢNH GIỚI CỦA THÁNH TRÍ TỰ CHỨNG.”Cũng
theo ý nghĩa tự chứng này, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn
trong kinh Hoa Nghiêm:
“Thiện
Tài đồng tử hỏi:Môn
giải thoát này làm sao hiện tiền? làm sao chứng đắc?“Diệu
Nguyệt trưởng giả đáp:Một
người thân chứng hiện tiền môn giải thoát này khi nào người
ấy khởi tâm Bát Nhã Ba La Mật và cực kỳ tương thuận;
rồi thì người ấy được chứng nhập trong tất cả những
gì mà mình thấy và hiểu.“Thiện
Tài đồng tử lại thưa:Có
phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát Nhã Ba
La Mật mà được hiện chứng?“Diệu
Nguyệt đáp:Không
phải. Tại sao thế? Bỡi vì Bát Nhã Ba La Mật thấy suốt
thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.“Thiện
Tài thưa:Há
không phải do nghe mà có tư duy, và do tư duy và biện luận
mà được thấy chân như là gì? Và há đây không phải là
tự chứng ngộ?“Diệu
Nguyệt đáp:Không
phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà chứng ngộ được.
Này thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí
dụ, ngươi hãy lắng nghe!“Thí
như một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa
xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ tây
hướng về đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương
đông đến, liền hỏi gã:“Tôi
nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào
có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước
tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?“Gã
đàn ông đó nghe theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ
cho người khách rằng: Cứ tiếp tục đi về hướng đông,
rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo
trái. Bạn hãy đi theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới
chắc chắn bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.“Này
Thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng
khát, từ tây đến, khi nghe đến suối mát và những bóng
cây liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt,
người đó có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ
chăng?“Thiện
Tài đáp:Người
ấy không thể làm thế được; bỡi vì người ấy chỉ trừ
được cơn khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn
của kẻ kia mà đi ngay đến giòng suối và tắm ở đó.“Diệu
Nguyệt:Này
Thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy, không phải chỉ
do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy
pháp môn. Này Thiện nam tử, sa mạc chỉ cho sanh tử; người
khách đi từ tây chỉ cho các loại hữu tình; nóng bức là
tất cả những sự tướng mê hoặc; khát nước là tham ái;
gã đàn ông đi từ đông đến và biết rõ đường lối là
Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã
thăm nhập chân tánh của các pháp và thật nghĩa bình đẳng;
giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống giòng
suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bỡi chính mình
vậy.”“Lại
nữa này thiện nam tử, nay ta sẽ nói thí dụ khác cho ngươi
nghe: Giả sử đức Như lai sống giữa thế gian một kiếp
nữa, ngài dùng đủ các thứ phương tiện, và những ngôn
từ thiện xảo, vì mọi người trong cõi đất mà nói về
loại mật hoa trên thế giới, đầy đủ các phẩm tính, hương
vị ngọt ngào xúc chạm mềm dịu; ngươi nghĩ sao? Những chúng
sanh kia khi nghe lời nói của đức Phật, tư duy về mật hoa,
mà có thể nếm biết hương vị của nó chăng?“Thiện
Tài thưa:Quả
thật không thể.“Diệu
Nguyệt nói:Cũng
vậy không phải chỉ do nghe và tư duy không thôi mà chúng ta
có thể chứng nhập chân tánh của Bát Nhã Ba La Mật.“Thiện
Tài thưa:Vậy
thì bằng những ngôn từ xảo dịu và phương tiện khéo léo
nào mà Bồ tát có thể khiến cho hết thảy chúng sanh thấu
hiểu được chân thực của thực tại?“Diệu
Nguyệt nói:Chân
tánh của Bát Nhã Ba la Mật mà Bồ tát chứng được-đây
chính là nhân quyết định, từ đây khởi lên tất cả ngôn
thuyết của Bồ tát. Khi Bồ tát chứng được giải thoát
này thì có thể dùng ngôn từ diễn thuyết và phương tiện
thiện xảo mà giảng nói.”
Trong
một đoạn khác.
“Thiện
Tài hỏi:Đâu
là trú xứ của Bồ tát?“Văn
Thù Sư Lị đáp:Tối
thắng đệ nhất nghĩa là trú xứ của Bồ tát. Tại sao? Vì
Tối thắng đệ nhất nghĩa thì bất sanh bất diệt, bất thất
bất hoại, bất khứ bất lai, đây là tất cả những ngôn
ngữ, ngôn thuyết không vói tới được, không thể ghi dấu,
không phải là sở tư của lý luận và tư biện. Bản lai không
có ngôn thuyết; thể tánh thì tịch tĩnh, chỉ chứng bằng
nội tâm của Thánh giả… (Thiền luận bộ trung của Suzuki,
Tuệ Sỹ dịch).
Lại
nữa như bài kệ trong kinh Viên Giác, đức Phật dạy ngài
Kim Cang Tạng rằng:
- “Kim Cang
Tạng nên biết- Như lai
tánh vắng lặng- Chưa
từng có chung thỉ- Nếu
dùng tâm luân hồi- Suy nghĩ
cảnh giới Phật- Cảnh
Phật thành luân hồi- Phật
tánh tuy sẵn có- Phải
tu mới hiển hiện- Cũng
như vàng sẵn có- Phải
lọc quặng mới thành- Khi đã
thành vàng y- Không
trở lại làm quặng- Sanh tử
và Niết bàn- Phàm
phu cùng chư Phật- Thảy
đều như hoa đớm- Tâm suy
nghĩ đã huyễn- Nên lời
nói cũng huyễn- Làm sao
nhập được chơn- Nếu
rõ được tâm này- Mới
cầu được Viên giác.- (Kinh
Viên Giác, H.T. Thiện Hoa dịch).
Qua những
trích dẫn trên, chúng ta thấy được vai rò quan trọng của
việc chứng ngộ bằng những tâm linh cá biệt của mỗi người;
còn việc nghe biết học hỏi không thôi thì chúng ta không
có cách chi để thâm nhập vào giữa lòng chân tánh của thực
tại; bỡi vì ngôn ngữ và lời nói chúng chỉ có giá trị
trên bình diện khái niệm và biểu tượng mà thôi. Trong khi
đó, cảnh giới tự chứng của Thiền tông vượt lên trên
ngôn ngữ chấp trước của tri thức do trí năng đẻ ra; hay
cảnh giới này cũng không thể dùng bất cứ phương pháp nào
cho dù đó là những thứ tình cảm uỷ mỵ thương yêu cảm
thông để xoa dịu và ru ngủ cuộc sống, bằng cách tạo ra
một thứ hạnh phúc giả tạo, để đi đến cảnh giới của
Thiền được. Việc làm này cũng giống như gãi ngứa trên
giày, dùng đũa quơ trăng chứ có nhằm chi đến việc thấy
tánh thành Phật! Cho nên thường thường các vị Thiền sư
trong khi dạy người, các ngài luôn luôn đoạt hết mọi cơ
hội có thể có, cho dù trong ý nghĩ tích tắc của người
hỏi. Ở đây mọi kiến giải đều bị thủ tiêu, và đặt
người đối thoại trước cuộc trắc nghiệm thử thách tâm
linh; ngay tức khắc người đối thoại có đốt cháy được
công án hay không, thì qua lời nói cử chỉ và hành động
của người đối thoại các ngài biết ngay. Đây chúng ta hãy
xem ngài Lục Tổ dạy chúng:
“Một
hôm ngài Huệ Năng bảo chúng rằng:– Ta
có một vật không đầu không đuôi, không tên không chữ,
không lưng không mặt, các ngươi có biết không?Thần
Hội bước ra thưa:– Đó
là bản nguyên của chư Phật, Phật tánh của Thần Hội.Ngài
Huệ Năng dạy:– Ta
đã nói với con rằng không tên không chữ, sao con còn gọi
là bản nguyên Phật tánh! Như vậy, con chỉ lấy cỏ che đầu
mà đi, cũng chỉ là một tông đồ biết kiến giải giỏi
mà thôi (Pháp Bảo Đàn).”
Qua công
án này, chúng ta thấy ngôn ngữ của kiến giải tri thức,
đã bị thất bại trước sự mô tả một vật thế này hay
như thế nọ, trong khi đó chúng không can hệ chi đến vật
kia.
Đây
chúng ta xem Thiền sư Bổn Tịnh dạy Minh Chí:
“Nếu
đại đức hiểu bằng vào thấy-nghe-hiểu biết thì cùng với
Đạo khác xa, tức là người cầu thấy nghe hiểu biết chứ
không phải người cầu Đạo. Kinh dạy: Không mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân và ý. Sáu căn còn không, vậy thì thấy nghe hiểu
biết nương vào đâu mà lập? Cùng tột nguồn gốc chẳng
có chỗ nào còn tâm? (Thiền sư Trung hoa).”
Cái sai
lầm trầm trọng của chúng ta là chấp tướng cùng phá tướng,
vì Đạo-Thiền xưa nay không có tướng mạo. Nếu dùng kiến-văn-giác-tri
(thấy nghe hiểu biết) để cầu tìm tướng mạo của Đạo-Thiền,
và chấp vào tướng thấy nghe hiểu biết đó cho là Đạo
là Thiền, thì đó là một điều sai lầm. Chấp tướng còn
sai lầm huống chi là phá tướng, vì các pháp xưa nay “tánh
chúng vốn Không, tướng chúng lại như huyễn.” Vậy thì chúng
ta căn cứ vào đâu để chấp và để phá. Bỡi vậy, đối
với Đạo, đối với Thiền nếu chúng ta dùng tướng mạo
ngôn ngữ văn tự, thấy nghe hiểu biết để tìm cầu đạt
đến, thì chắc chắn không bao giờ đạt được.
Và
đây chúng ta xem ngài Hương Nghiêm dạy người:
“Ngài
Hương Nghiêm hỏi một vị Tăng:– Từ
đâu đến?Vị
Tăng thưa:– Từ
Qui sơn đến.Ngài
Hương Nghiêm hỏi:– Gần
đây Hoà thượng có dạy gì không?Vị
Tăng thưa:– Có
người đến hỏi ý Tổ sư từ Tây lại là gì? thì Hòa thượng
đưa cây phất tử lên.Ngài
Hương Nghiêm bảo:– Các
huynh đệ ở đó hiểu ý chỉ của Hòa thượng ra sao?Vị
Tăng thưa:– Họ
diễn giải rằng Hòa thượng muốn nói” Tức sắc minh tâm,
phụ vật hiển lý.”Ngài
Hương Nghiêm bảo:– Hiểu
thì hiểu ngay, nếu đã không hiểu thì lý luận có ích chí!Vị
Tăng liền hỏi ngài Hương Nghiêm:– Thầy
hiểu Hòa thượng như thế nào?Ngài
Hương Nghiêm đưa cây phất tử lên.”(Truyền
Đăng lục 11).
Ở đây,
rõ ràng sự đạt ngộ của một hành giả, không can hệ gì
đến sự diễn giải lý luận cả; bỡi vì sự diễn giải
lý luận đó, là hậu quả tất yếu của trí phân biệt chấp
trước, do đó chúng không thoát khỏi vọng thức điên đảo
của chúng sanh tâm.
Muốn
thoát khỏi chúng để ngộ nhập vào cuộc sống tự tại giải
thoát, thì như chính đức Phật đã dạy trong kinh Tứ Thập
Nhị Chương: “Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu,” và
cũng trong tinh thần ấy, các Thiền sư trong pháp dạy người
luôn luôn chủ trương: ” Đoạn tuyệt chúng lưu, ngàn duyên
cắt đứt,” hay” Ly tứ cú, tuyệt bách phi”v.v… Vì chúng là
những trở ngại vướng mắc do trí phân biệt của chúng ta
giăng ra, và tự mình mắc kẹt vào khó mà thoát được. Ở
đây chúng ta thấy hiện rõ qua câu chuyện Tăng Trí Thường
hỏi Đạo Hòa thượng Đại Thông, và sau đó nhờ Lục Tổ
khai mở sự vướng mắc này:
“Tăng
Trí Thường một hôm đến tham lễ Tổ, Tổ hỏi:– Ngươi
từ đâu đến, muốn cầu vật chi?Thưa:
– Người
học Đạo này, gần đây có đến núi Bạch phong ở Hồng
châu tham lễ Hòa thượng Đại Thông xin chỉ bày về thấy
tánh thành Phật, nhưng chưa dứt được nghi ngờ, nên từ
xa đến đảnh lễ, cúi xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy.Tổ
dạy rằng:– Đại
Thông Hòa thượng đã dạy những gì? Ngươi thử nói ta xem!Dạ
! Con đến đó đã ba tháng mà chưa được chỉ dạy điều
gì. Vì tha thiết cầu pháp, một buổi tối nọ con vào trượng
thất hỏi Hòa thượng về bản tâm bản tánh của con như
thế nào?Đại
Thông dạy:– Nhà
ngươi có thấy hư không chăng?Con
đáp:– Thấy.
Ngài
nói:– Nhà
ngươi thấy hư không có tướng mạo gì?Con
đáp:– Hư
không thì vô hình, đâu có tướng mạo.Hòa
thượng nói:– Bản
tánh của nhà ngươi cũng như hư không. Tuyệt không có một
vật gì có thể thấy được, đó gọi là Chánh kiến.
Không một vật gì có thể biết được, đó gọi là Biết
chân chánh. Chúng không vàng xanh, dài ngắn. Chỉ thấy nguồn
gốc thanh tịnh, thể giác viên minh, đó gọi là Thấy tánh
thành Phật, cũng gọi là Tri kiến Như Lai. Con tuy
nghe nói vậy, nhưng vẫn chưa hiểu rõ, xin Hòa thượng khai
thị cho.Tổ
dạy:– Lời
dạy của Hòa thượng kia vẫn còn kẹt trong kiến giải tri
thức, nên khiến cho nhà ngươi chưa thông suốt được. Nay
ta khai thị cho nhà ngươi một bài kệ:Không
thấy một pháp, thấy không thấy,Khác
nào mây che kín mặt trời.Không
biết một pháp, biết không biết,Như
giữa hư không sanh điện chớp.Chỗ
thấy-biết này bỗng dưng khởi,Nhận
lầm phương tiện làm sao hiểu.Một
niệm nhà ngươi tự biết lầm,Thì
ánh linh quang thường hiển hiện. (Pháp Bảo Đàn)
Qua những
công án mà chúng tôi đã trích dẫn ra, chúng ta đã thấy cái
khả năng, và giới hạn của ngôn ngữ biểu thị khái niệm,
do trí phân biệt đẻ ra, đối với việc thể nhập vào Đạo
qua công án như thế nào rồi. Vậy thì việc diễn giảng lý
luận của chúng ta về công án, cũng chỉ là việc mà các
Thiền sư thường gọi là”Trên tuyết thêm sương; Lấy đũa
quơ trăng, hay Gãi ngứa trên giày, hay trên đầu thêm đầu”có
nhắm nhò chi đến việc Thấy tánh thành Phật đâu!
Hơn
nữa, cái Tự tánh xưa nay của chúng ta chưa từng che dấu,
nó luôn luôn hiển bày hiện hữu; nhưng tại sao chúng ta không
thấy được lại đi tìm cầu nó? Có thể chúng ta lý luận
rằng: Sở dĩ chúng ta không nhận thấy tự tánh, là vì tập
khí vô minh nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta quá dày;
bị nó che khuất cái tự tánh của chúng ta, nên không biết
chúng ở đâu? nay phải tìm cầu để thấy. Nhưng ở đây,
chúng ta có biết rằng cách lý luận đó cũng không thoát ngoài
tập khí vô minh của tâm chúng sanh. Vậy thì làm sao để tìm
cầu được? Cũng như muốn hết nước đục mà cứ dùng ngước
nhơ đổ váo, thì đời nào có nước trong sạch được!
Ở
đây, việc bàn công án của chúng ta cũng vậy, đáng lý chúng
ta phải đốt sạch tất cả những tập khí vô minh để thấy
tánh; đằng này chúng ta không làm thế, mà ngược lại mượn
khái niệm vô minh này, để giải thích và định nghĩa khái
niệm vô minh kia. Như vậy không phải là dùng khái niệm cột
khái niệm, dùng tập khí vô minh cột thêm tập khí vô minh
vào nữa hay sao? Việc làm của chúng ta như vậy có liên hệ
gì đến tự tánh đâu!
Ở
trên, công án Thiền không phải là đối tượng của mọi
nhận thức bàn bạc về ý nghĩa của chúng, theo những lý
do mà chúng tôi đã trình bày. Tuy nhiên cũng có một vài ba
trường hợp mà chúng ta có thể tìm gặp ở trong văn học
Thiền mà chính các vị Thiền sư thực hiện. Nhưng điều
đó đối với chúng ta không can hệ chi, vì lối bàn và tụng
của các ngài không lìa tự tánh vô phân biệt ; trong khi đó
chúng ta xa lìa tự tánh vô phân biệt để sống với trí phân
biệt. Vì thế chúng ta không thể đem lời bàn của chúng ta
so sánh với lời bàn của các ngài.
Hơn
nữa, lời bàn của các ngài không bị kẹt vào ngôn ngữ,
mặc dù các ngài cũng dùng khái niệm ngôn ngữ để thực
hiện. Đây, chúng ta thưởng thức cách bàn và kệ tụng của
ngài Vô Môn về công án.
“Hòa
thượng Hương Nghiêm nói:– Như
người trên cây, miệng cắn vào cành tay chân lơ lửng. Dưới
cây có người hỏi ý Tây lai, không đáp thì phụ câu hỏi,
còn đáp lại thì bỏ thân mất mạng. Vậy phải đối đãi
làm sao?
Lời
bàn:
Dầu
có lời bàn luận khúc chiết đều không được. Giảng được
một Tạng kinh lớn cũng vô ích. Nếu đáp được chỗ ấy
thì khơi dậy được con đường chết trước kia, còn nếu
chưa đáp được thì chờ sau này hỏi Di Lặc.
Kệ
tụng:
Hương
Nghiêm thật ngoa ngụyÁc
độc quả thâm thúy.Chẹn
nghẹn họng thầy tu,Cùng
mình ló mắt quỷ.(Vô
Môn quan, bản dịch Trần tuấn Mẫn)
Qua lời
bàn lời tụng của ngài Vô Môn về công án, chúng ta thấy
được gì? Ở đây, rõ ràng ngôn ngữ không bị kẹt vào ý
nghĩa bất cứ chủ đích nào cả. Ngôn ngữ ở đây bay lượn
thênh thang tự tại, chúng đốt cháy tất cả mọi khái niệm
trói buộc trong cuộc sống chúng ta, từ trong tư tưởng ra
ngoài lời nói cùng việc làm, và chúng cũng đưa người đọc
đến bến bờ hố thẳm vực sâu, rồi sau đó bít hết mọi
con đường thối lui của chúng ta; ngay lúc đó một con hổ
đói được thả ra, và nơi đây tự chúng ta giải quyết vận
mệnh của chúng ta trước hố thẳm!
Lúc
bấy giờ, là lúc chỉ mành treo chuông; nơi đây chỉ có những
kẻ căn cơ tối thượng, và với tâm vô phân biệt, một cuộc
tạo phản cơ mê nổi dậy an nhiên nhảy vào hố sâu không
đáy; thế là các công án được đốt cháy sạch sành sanh.
Vậy thì, lời bàn lời tụng của các ngài chả khác gì một
công án. Hoặc mối nghi tình của công án chưa đủ sức tạo
phản cơ mê cho hành giả, thì các ngài tạo thêm điều kiện
phát triển nghi tình lớn hơn trong lời bàn lời tụng, để
cho sự đột biến càng nhanh càng tốt; hoặc thế chân tường
của công án không đủ sức tạo phản, các ngài rót thêm
sức lực vào khiến phản lực càng tăng lên, để đốt cháy
mọi chướng ngại trên đường đi vào tự tại; hoặc sức
phủ định mọi kiến chấp của công án không đủ sức lay
tỉnh cơ mê hành giả, các ngài tạo thêm điều kiện quyết
liệt hơn để đánh gục mọi kiến chấp; hoặc trăm nghìn
cái hoặc như vậy, cũng không ngoài mục đích ĐẬP TAN CÁI
VỌNG TÂM PHÂN BIỆT CHẤP TRƯỚC VỀ NGÃ-PHÁP, chạy theo các
duyên bên ngoài, mà làm mờ đi cái tự tánh thanh tịnh vốn
sẵn có nơi mọi người.
Tóm
lại, lời bàn lời tụng của các Thiền sư chỉ khơi bày
và hướng dẫn hành giả nhìn ra cái gút nơi chính công án,
và tự chính hành giả mở gút cho chính mình. Ngoài ra lời
bàn lời tụng của các Thiền sư không đưa hành giả đến
một đáp án nào khả dĩ gọi là hợp tình hợp lý cả; vì
hợp tình hợp lý hay đúng đi chăng nữa, cũng chỉ là khái
niệm do trí phân biệt đẻ ra mà thôi. Do đó, công án Thiền
hay những lời bàn lời tụng của các Thiền sư, vẫn là một
bất khả xâm phạm đối với trí phân biệt. Ở đây, chúng
ta có thể đặt ra câu hỏi, nếu trí phân biệt không có khả
năng để vượt qua công án Thiền; vậy thì các Thiền sư
dùng công án làm gì? và các ngài bằng cách nào để vào nhà
Tổ?
Thật
sự, đối với các Thiền sư đã đạt Đạo, thì công án
không là gì đối với các ngài cả, nhưng trước khi chưa
đạt Đạo, thì công án đối với các ngài là nơi thử thách
bước tiến tâm linh, là cửa pháp không cửa, là con đường
đưa về hố thẳm không đáy. Nơi đây, nếu các ngài muốn
lọt vào nhà Tổ, thì buột phải đốt cháy sạch sành sanh
mọi công án bằng thứ lửa trí tuệ tối thượng của tâm
vô phân biệt; ngoài thứ lửa này ra, thì chúng ta vô phương
xuyên thủng. Tuy nhiên, công án cũng là nơi thử thách bước
tiến tâm linh dành cho mọi người. Do đó, cho dù căn cơ hạ
liệt tầm thường cũng có khả năng đến với công án. Mặc
dù khi chạm vào công án là chạm vào một cánh cửa sắt lạnh
lùng, nhưng cũng có hiệu nghiệm ít nhiều. Ở đây, sẽ xảy
ra hai cách thái:
* Thứ
nhất, đối với những kẻ luôn luôn thụ động, không có
tự lực tự chủ, thì nó là một chướng ngại không thể
vượt qua được nhân đây mà thối lui.
* Thứ
hai, đối với nhũng kẻ luôn luôn tích cực có tự lực tự
chủ, thì trở ngại này cũng chính là động cơ thúc đẩy
để tự họ vượt qua chính họ, và cứ thế lao vào hố thẳm.
Ở đây, việc gì sẽ xảy ra? Có thể tùy theo căn cơ biến
chuyển vào lúc đó của họ: Với người có tâm thì
hố thẳm không đáy sẽ biến thành có đáy, và việc
thủng trán lỗ đầu, chết đi sống lại sẽ xảy ra, đây
chính là cơ hội tốt cho họ tự tạo phản cơ mê, và đẩy
mối Nghi tình đến chỗ chín mùi bùng vỡ; còn đối
với người vô tâm thì đây là cơ hội cuối cùng để
tìm lại Diện mục chính họ nơi hố thẳm không đáy.
Vậy
thì việc thấy tánh thành Phật không phải là việc không
thể không làm được, và công án Thiền không phải vì những
lý do trên, mà không vượt qua nổi. Ở đây, hành giả chỉ
cần mặt đối mặt với công án Thiền, hay câu thoại đầu
cho đến khi nào cái dụng công của hành giả và chúng trở
thành một khối. Khi khối Nghi tình này đắc lực, thì cứ
thế tạo thành cái thế miên mật đẩy chúng đến chỗ càng
ngày càng to lớn, cho đến khi nào căn đầy, đủ duyên thì
chúng sẽ bùng vỡ. Ở đây chúng tôi muốn mở ngoặc và đóng
ngoặc một tí, vì giai đoạn này là giai đoạn nhất tâm miên
mật vô phân biệt; nên đối với cuộc sống chung quanh, hành
giả không bị lệ thuộc chi phối bỡi chúng. Giờ đây hành
giả như người đui, người mù, người điếc, người câm,
đôi lúc họ quên cả ăn uống ngủ nghỉ làm việc… Vì lúc
này là lúc ngũ căn của họ không bị ngũ trần bên ngoài
chi phối, do đó những người đang sống chung với họ, với
tâm tạp loạn phân biệt như chúng ta, sẽ nhìn thấy cách
sống của họ khác với cuộc sống của chúng ta, vì họ đang
đi nghịch dòng sanh tử, trong khi chúng ta đang đi thuận dòng
sanh tử, có nghĩa là họ đang đi nghịch chiều với chúng
ta. Do đó, chúng ta mới có cái nhìn thấy họ như là một
người ngu ngốc khờ dại, khùng khùng điên điên, hay nói
theo danh từ thời đại là mát mát. Nhưng không sao đó là
trạng thái tiến bộ trong việc làm chín mùi hoá khối nghi
tình, đã được thể hiện ra bên ngoài, trong việc dụng công
có lực của hành giả đã đạt được. Ở đây, hành giả
không vì những tiếng thị phi dèm pha nếu có, mà thối thất
hay ngã lòng, cứ thế tiếp tục tiến tới để hoàn thành
cứu cánh mà chúng ta đã đặt ra. Trong những biểu hiện này,
có thể có những kẻ vì chút danh chút lợi mà lừa bịp thiên
hạ bằng vào những hành động trên để chứng tỏ rằng
ta đã đạt Thiền, ta đã đạt Đạo, thì những việc làm
đó trước sau gì chúng cũng sẽ bị phát hiện bỡi thiền
sư hướng dẫn. Đây là giai đoạn thử thách và đo bước
tiến tâm linh của chính mình, không qua bất cứ một trung
gian nào hết, ngoại trừ thiền sư hướng dẫn. Nếu hành
giả có căn cơ tối thượng, thì sẽ đốt cháy công án hay
câu thoại đầu tự tại bước qua, còn không thì sẽ bị
công án làm cho thủng trán lỗ đầu, chết đi sống lại,
hay câu thoại đầu tạo thành một khối nghi tình có lực
cứ thế đẩy tới chỗ tận cùng. Chính nhờ vào kinh nghiệm
chết đi sống lại hay sức mạnh nghi tình này mà hành giả
tạo phản cơ mê được, và cuối cùng hành giả đốt sạch
hết mọi tập khí vô minh, thỏng tay vào chợ một cách tự
tại.
Sao
chúng ta cũng nên thử thách bước tiến tâm linh của mình
như thế nào chứ? Đây chúng ta hãy theo dõi pháp hướng dẫn
từng chặn đường qua công án của ngài Mã-Tổ Đạo-Nhứt.
“Tăng
thưa:– Vì
sao Hòa thượng nói: ‘ Tức tâm tức Phật’?Mã-Tổ
đáp:– Vì
để dỗ con nít khóc.Tăng
hỏi:– Nín
rồi phải làm sao?Mã
Tổ đáp:– Chẳng
phải tâm chẳng phải Phật.Tăng
hỏi:– Trừ
hai việc trên, nếu có người hỏi thì trả lời như thế
nào?Mã
Tổ đáp:– Nói
với Y là chẳng phải vật.Tăng
hỏi:– Nếu
chợt trong kia có người đến thì sao?Mã
Tổ đáp:– Liền
dạy cho Y thể hội đại Đạo.” (Mã Tổ ngữ lục).
Qua công
án này, chúng ta có cảm tưởng rõ ràng là ‘ Tức tâm tức
Phật ‘ không phải là cửa vào. ‘ Chẳng phải tâm chẳng phải
Phật ‘ cũng không phải là cửa vào. ‘ Chẳng phải vật ‘ cũng
không phải là cửa vào. Vậy cái gì là cửa vào nhà Tổ,
trong khi mọi lối mọi hướng đều bị bít, đều bị phủ
nhận?
Ở
đây, nếu là kẻ có căn cơ tối thượng, thì qua công án
tất cả mọi kiến chấp đều bị đốt sạch, và công
án giờ đây chỉ là trò chơi của ngôn ngữ chứ không là
gì hết; còn những kẻ căn cơ tầm thường thì việc gì đã
xảy ra, khi họ đã chạm mặt vào công án này? Phải chăng
ngài Mã Tổ-Đạo Nhứt, đã đặt tâm thức chúng ta trước
những thử thách phi lý đối với trí phân biệt hợp tình
hợp lý, mà chúng ta đã từng chấp nhận sống với chính
nó. Nơi đây, một sức mạnh va chạm giữa hợp lý và phi
lý xảy ra, và khối Nghi tình cũng đang hình thành hiện hữu,
hoạt động thôi thúc mãnh liệt; đây là cơ hội tốt đưa
đến sự bùng vỡ tâm thức hành giả. Đó là một trong muôn
ngàn cách mà các vị Thiền sư thường sử dụng trong pháp
dạy người của các ngài; với mục đích bóc vỏ vô minh,
chỉ bày cái tự tánh vô phân biệt xưa nay của chúng ta, bằng
cách dẹp bỏ các duyên bỡi những hành động cụ thể như
lời nói, cử chỉ ngay cả đến sự im lặng, mà đại diện
cho pháp dạy người độc đáo và táo bạo nhất là hai ngài
Đức Sơn và Lâm Tế.
Ngài
Đức Sơn với lối vung gậy nổi tiếng qua câu: Nói được
cũng bị ba mươi hèo, không nói được cũng bị ba mươi hèo.”
Vậy, trong câu nói này, Đạo lý gì đã xảy ra đây? Dứt
khoát vấn đề hợp tình hợp lý, đúng sai của lời nói không
thể biện bạch ở đây được. Đó phải chăng là thế chân
tường các ngài đặt hành giả vào ngõ bí, ở đây chính
hành giả tự khai thông. Nơi đây, nếu ai lanh mắt thì chính
Đức Sơn bị ba mươi hèo chứ không phải người bị dồn
vào thế chân tường bị.
Cũng
thể cách dạy người đó, ngài Lâm Tế với tiếng quát kỳ
đặc không hai. Ngài không cần nói được hay không nói được,
hễ chạm mặt là quát ngay. Tiếng quát này là một nhát kiếm
báu kim cương, có khả năng chặt đứt tất cả mọi duyên
cho người đối diện; cũng có khả năng đoạt hết mọi ý
niệm phân biệt khởi lên nơi hành giả.
Ở
đây, chỉ có những vị lanh cơ mới phá nổi những chiêu
thức kỳ đặc này mà thô, còn không thì bị ù tai nhức óc,
và từ thất vọng này đưa đến thất vọng khác. Cũng chính
nhờ những thất vọng này, mà hành giả nhen nhúm được khối
Nghi tình càng ngày càng thêm lớn mạnh hơn. và cho đến khi
nào khối Nghi tình này chín mùi, thì chỉ cần một nhân tố
nào đó tự khắc chúng vỡ tung.
Qua
những trình bày ở trên, rõ ràng công án không phải là đối
tượng không thể không vượt qua được. Ở đây, vì giới
hạn của đề tài, nên chúng tôi không thể đề cập vấn
đề này một cách hoàn toàn đầy đủ hết được. Để thay
lời kết luận, chúng tôi tha thiết yêu cầu mọi người trong
chúng ta, hãy vì sự nghiệp giải thoát của mọi người, mà
ngưng đi những việc làm tai hại đó, vì chúng không có lợi,
mà ngược lại sẽ có hại cho chính ngày hôm nay và ngay cả
mai sau; bỡi vì chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp tình trạng
căn cơ của họ nghiêng nặng về lý trí phân biệt. Cho nên
đối với những người học Đạo, họ chỉ biết đắm mình
vào thế giới ngôn ngữ văn tự, để rồi bị chúng đánh
lừa trở thành nô lệ, và tự thõa mãn cho đó là cứu cánh,
đáng lý ra chúng chỉ là phương tiện bị vượt qua, nên đức
Phật Thích Ca đã từng tiên liệu trong kinh Lăng Già ngài đã
phủ nhận: “Bốn mươi chín năm ta chưa hề nói lời nào.”
Thế mà cái hậu quả ấy vẫn xảy ra, càng ngày càng thêm
tệ hại không phương cứu chữa! Chúng ta nên quay nhìn lại
xem cái kiến thức, mà chúng ta đã nổ lực thâu lượm nhờ
vào ngôn ngữ văn tự, tư duy học hỏi đó, có phải là cái
bản lai diện mục xưa nay của chúng ta hay không?
Hay đó chỉ là cái quái thai của vọng thức điên
đảo phân biệt? Vậy thì cái bộ mặt thật xưa nay của
chúng ta nó ở đâu? Hãy cẩn thận! Đừng tự đánh lừa mình!
Đừng đánh lừa mọi ngườí! Hãy tự thực hành theo những
lời dạy của đức Phật, cho dù chỉ là một chữ hay một
câu đi chăng nữa, nếu chúng ta thực hành thấu đáo vượt
qua khỏi chúng, thì đó là một việc làm lợi ích, chứ không
phải học hỏi so sánh đối chiếu thiên kinh vạn quyển qua
ngôn ngữ này ngôn ngữ nọ, để hiểu biết những lời dạy
của đức Phật, rồi đem ra bàn luận mổ xẻ phân biệt chúng
đúng sai chi li qua sách vở hay lời nói, rốt cuộc tham vẫn
còn tham, sân vẫn còn sân, và si vẫn còn si. Đó không phải
là mục đích tối hậu của những lời dạy đức Phật, mà
mục đích tối hậu của đức Phật là thực hành giải thoát
tất cả mọi trói buộc của tham-sân-si ngay trong cuộc sống
này, chứ không phải học để biết tham sân si. Như thế chúng
ta học để làm gì cho phí công vô ích, trong khi chúng không
can hệ gì đến vấn đề giải thoát tham-sân-si!?
Discussion about this post