Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
Nhưng chân lý là gì?
Thế nào mới gọi là chân lý?
Vật hữu hình có thể quan sát mà ta còn thấy khó khăn trực kiến cái thật tướng của nó thì nói chi đến vật vô hình hay những lý siêu hình ngoài tầm tai nghe mắt thấy của mọi người, mới khó khăn làm sao nữa.
Nhưng làm thế nào để phân biệt được mắt cá và hạt châu?
Trước hết ta nên biết rằng, nhất là ở địa hạt siêu hình, chân lý tuyệt đối ở ngoài ngôn ngữ và danh tự, ở trên các giới hạn, Kinh Di Đà cớ sao có nói: “Lý viên ngôn thông, ngôn sinh lý tán.” Chân lý viên dung thật tướng, khi dùng lời nói mà cho là chân lý thì chắc thiên lẹch và làm mất chân lý đi. Vì rằng chân lý tuyệt đối thuộc về pháp vô vi, bản thể vốn trạm nhiên thường trụ, chỉ có thể trực nhận chứ không thể giải bày. Cho được trực nhận những chân lý phải là bậc giác ngộ, khai mở cái trí Bát nhã như bực Thánh, mới có cái chân kiến, nhìn thấy thật tướng của vạn hữu.
Thế thì, chúng sinh làm như thế nào thấy chân lý khi chưa có được chân kiến?
Để giúp chúng sinh đạt đén chân lý, đức Phật phải cậy vào những quyền pháp tức những phương tiện tạm dìu dắt chúng sinh từ chỗ giả đến chỗ chân. Chẳng hạn, như muốn cho chúng sinh thấy mặt trăng, đức Phật phải dùng ngón tay mà chỉ để cho chúng sinh nương theo đó mà thấy. Ngón tay chỉ là phương tiện để thấy mặt trăng chứ không phải mặt trăng; thế nên đừng lầm nhận ngón tay là mặt trăng.
Hơn nữa, đạo Lão cũng có nói: “Đạo nan thuyết, tu đương tự ngộ, pháp khả truyền, đạo bất khả truyền dã” Đạo, tức là cái chân lý tuyệt đối khó nói ra được, cốt phải tự tỏ lấy tự tính của mình, chỉ có Pháp mới có thể truyền, chớ đạo không thể truyền được.
Chữ “Pháp” của đạo Lão dùng đây có nghĩa là những phương tiện tùy duyên để giải bày chân lý, tức là những ngôn ngữ, văn tự,kinh điển vậy.
Đã là phương tiện tùy duyên thì có thể giải bày cái ảnh hưởng của chân lý, chứ không phải là chân lý. Mặc dù không phải chân lý, nhờ có phương tiện tùy duyên ấy, những “ngón tay chỉ mặt trăng” ấy làm hướng đạo mà kẻ học đạo mới đạt đến chân lý, không lạc vào các tà thuyết.
Như thế trong lúc chưa có Bát nhã trí mà muốn đạt đến chân lý thì không có cách nào khác hơn là nương vào pháp Phật.
Vậy thì, ta dựa vào đâu để phân biệt chân ngụy?
Đức Phật sau khi căn dặn: “Tất cả những gì hợp với lý trí xét định, hãy tin.”
Thế thì làm thế nào để xét nghiệm chân lý mà không đến nỗi lạc vào lối suy luận điên đảo ? Cần phải tìm ra những tiêu chuẩn để nương lấy đó đi vào chân lý cho khỏi sai lầm, cũng như kẻ đi đêm nương vào định tinh để khỏi lạc hướng.
Đã đành khi còn dùng tiêu chuẩn là còn ở trong vòng so sánh, nhưng nếu không dùng nó thì không sao phân biệt chân ngụy được.
1. LUẬT NHÂN QUẢ — Nguyên lý căn bản của giáo pháp nhà Phật là luật nhân quả báo ứng. Đó là đặc điểm của đạo Phật,siêu thắng hơn các giáo phái khác.
Đức Phật chủ trương rằng: Hễ có gây ra nghiệp nhân thì sẽ có nghiệp trả lại. Không bao giờ có cái quả mà không có cái nhân hay có cái nhân mà không có cái quả. Cái luật báo ứng ấy, dù ở thời nào cũng không hề sai chạy. Nó diễn ra có ba hình thức: hoặc gây nhân trong đời này, thọ quả trong đời này, qua nhiều đời sau mới thọ quả. Quá khứ là nhân của hiện tại và hiện tại là nhân của vị lai; nhân quả nối chuyền nhau không gián đoạn. Muôn loài vạn vật không ở ngoài cái lý ấy. Người gây nhân lành chắc chắn sẽ hưởng quả lành, kẻ gây nhân ác không khỏi chịu quả ác; sự báo ứng như bóng theo hình; đó là chân lý đã được chứng minh từ trước đến nay chẳng biết bao nhiêu đời sắp tới.
Bên Nho còn nhận rằng: “Chẳng vì cúng tế mà giáng phước, chẳng vì thất lễ mà giáng họa” thì đủ thấy cái luật công bình của “Trời đất chẳng riêng ai”. Như mặt trời mặt trăng chẳng riêng chỗ nào mà không soi sáng. Đó là thể tính bình đẳng của vạn hữu.
Bản thể chân như vốn bình đẳng, không cao, không hạ, không lớn, không nhỏ. Đó là lý tính của vạn vật.
Để trả lời câu hỏi: Làm thế nào nhận ra chân lý, đức Phật có nói: “Tất cả những sự thật, theo suy nghiệm của riêng ngươi và sau khi xác nhận rõ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc cho riêng ngươi và cho tất cả mọi người thì đó là chân lý và người sống theo chân lý ấy.”
Gồm cả tính chất tự lợi lợi tha, đó là tính bình đẳng của mọi chân lý.
3. LUẬT HẰNG CHUYỂN — Mọi vật đều vô thường, vô ngã, biến chuyển sinh diệt. Đức Phật chủ trương như vậy. Không có hiện nào trường tồn, bất hoại cả, dù đó là một cảm giác. Hễ có khởi thì có diệt, có sinh thì có tử.
Tất cả hiên tượng đều ở trong lẽ dịch hóa biến dị ấy không giờ phút nào ngừng nghỉ. Trong trạng thức của cá thể cúng nư tong mọi vật, có sự biến động và thôi thúc từ trạng thái sinh thành tiến đến trạng thái hư hoại. Xem như một dòng nước, chỉ trong một cái sát na không còn dòng nước vừa mới thấy. Giữa hiện tại với quá khứ hay giữa hiện tại với vị lai không có ngăn cách. Cái vừa mới thoạt qua đã thành quá khứ mất rồi.
Chỉ có cá thật tướng tức là bản thể của chân như không thường không đoạn, trạm nhiêu vắng lặng mới ở ngoài luật sinh diệt, vì nó không có sinh thành nên không bị tiêu diệt.
Cho nên, khi ta nhận thấy lý lẽ nào chủ trương sự trường tồn bất biến của sự vật thì ta có thể liệt nó vào loại tư tưởng trái ngược với chân lý.
Trên đây là những tiêu chuẩn căn bản để giúp ta xét nghiệm mỗi khi đề cập đến chân lý, tuy chưa viên mãn nhưng không đến nỗi sai lầm.
Muốn trực nhận phải tự mình phá vỡ màn vô minh diệt trừ mọi chướng phiền não và chướng sở tri, bấy lâu che mờ chân kiến. Chỉ có tự mình chứng nghiệm lấy mới nhận thấy bản thân của chân lý; vì bằng con đường phương tiện để thấy chân lý thì không khac nào người nghe kẻ uống trà nói nóng mà tự mình không cam giác được cái nóng ấy ra sao cả.
Tự mình thực hành lấy đẻ tự mình chứng nghiệm lấy.
“Lãnh noãn tự tri” (Nóng lạnh tự biết)
Chính đó là phương châm và cứu cánh của sự học Phật và tu Phật vậy.
Bản gốc: Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam | Tạp chí Vạn Hạnh 8-9
.
Discussion about this post