PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giác Minh Luật – Nhà sư trẻ mê viết sách cho tuổi mới lớn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIÁC MINH LUẬT –
NHÀ SƯ TRẺ MÊ VIẾT SÁCH CHO TUỔI MỚI LỚN

Blank

Sư Giác Minh Luật

Có thể nói trào lưu trong những năm gần đây về sự ra đời của nhiều quyển sách viết riêng cho người trẻ đã chiếm được lòng của đông đảo bạn đọc là những thế hệ 8X và 9X trong thị trường xuất bản sách tại Việt Nam.Dường như là một ý tưởng mới với sự nỗ lực không ngừng để thực hiện của một tác giả trẻ vừa là một nhà sư trẻ 9X đang lần lượt cho ra đời những quyển sách mang âm hưởng Phật giáo dành riêng cho người trẻ yêu quý đạo Phật đã hoà vào dòng chảy của văn học tuổi teen với cách viết nhẹ nhàng, vui nhộn và gần gũi đã mang đến một sinh khí mới khá thú vị để đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận giới trẻ muốn quan tâm và tìm hiểu đạo Phật thông qua cách diễn đạt khá sinh động này.

“Khổ răng mà khổ rứa” là cuốn sách thứ 3 của tác giả – nhà sư trẻ Giác Minh Luật, sau hai tác phẩm: Nếu trở thành tu sĩ…, Chú tiểu Pháp Đăng. Đã để lại những ấn tượng khá đặc biệt về số lượng liên tục tái bản sau 2 tuần phát hành.

Để nói về sức hút và thành công của quyển sách, sư Giác Minh Luật cho rằng: “Có lẽ sách được mọi người yêu thích vì những câu chuyện về những nhân vật đời thường được phản ảnh qua lăng kính lạc quan và trong sáng. Để rồi mỗi hoàn cảnh, mỗi con người như một bức tranh lòe loẹt với những gam màu sáng tối đang được hòa lẫn vào nhau thành một thứ hỗn độn để thách thức những ai phải ngồi lại chiêm nghiệm và thưởng thức nó một cách sâu sắc cũng như lặng yên để tìm ra cái tạm gọi là nghệ thuật sống của riêng mình”. 

Sư chia sẻ thêm: “Là người xuất gia, tôi nhận thấy mình như là nơi để những ai đang có những nỗi niềm sầu muộn, khó khăn và bế tắc có thể dễ dàng tìm đến để mở lòng và sẻ chia. Từ đó, đã giúp cho tôi nhận ra thêm nhiều điều hơn về cuộc sống, về con người và về cả những góc khuất của cuộc đời vốn được dựng xây từ chất liệu của nước mắt và đau thương. 

Blank

Sách: Khổ răng mà khổ rứa.

Nhưng cũng chính từ đó, tôi đã bắt gặp được những con người thật hạnh phúc, những tâm hồn thật cao đẹp và những ước mơ thật hồn nhiên vẫn còn đang cháy bỏng trong chính con người của họ”.

Chân dung về một nhà sư trẻ

Không dừng lại ở đó, câu chuyện về một nhà sư trẻ đam mê viết sách cho người trẻ càng được sống động hơn khi chúng tôi có duyên tìm hiểu và tiếp xúc trò chuyện với sư để hiểu hơn về những hạnh nguyện mà sư đang làm.

Sư thế danh (tên đời) là Lê Văn Trúc, sinh năm 1992, sư xuất gia từ nhỏ tại tịnh xá Ngọc Minh (Bình Thuận) thuộc Hệ phái Khất sĩ, năm lên 18 tuổi sư đã bắt đầu thành lập tổ chức Câu lạc bộ Nhân Sinh nơi quy tụ đông đảo những bạn trẻ là sinh viên, học sinh…cùng tham gia tình nguyện dấn thân trong các hoạt động từ thiện và giao lưu kết bạn tìm hiểu về đạo Phật qua những chương trình thực tập thiền và nghe pháp thoại trong mỗi chương trình do Câu lạc bộ tổ chức đến nay đã trở thành một tổ chức tình nguyện lớn mạnh dành cho giới trẻ yêu quý đạo Phật tại Sài Gòn với hơn 5 năm kể từ ngày đi vào hoạt động. Năm 2013, sư được chính thức công nhận là tài năng trẻ Việt Nam về lĩnh vực văn hoá và hoạt động xã hội, cũng như sư đã liên tục nhận được nhiều giải thưởng báo chí, bằng khen và học bổng có giá trị.

Khi chúng tôi hỏi về những điều này, sư chia sẻ: “Con trò thật sự chỉ cố gắng hết mình để từng ngày, từng giờ tự mình hoàn thiện bản thân và nỗ lực tu học, ngoài ra là một người xuất gia được Thầy bổn sư (người Thầy làm lễ thế phát) truyền trao cho mình những hoài bão, những kỳ vọng là phải luôn giữ vững tinh thần trách nhiệm của một vị Tỳ-kheo luôn tâm tâm niệm niệm nỗ lực giúp đời và phụng sự nhân sinh, vì thế con trò cứ cố gắng học tu và làm việc theo khả năng có thể để hầu đền đáp ân đức của Tổ-thầy và những người thân yêu bên cạnh đang kỳ vọng ở mình, còn những gì đạt được thì xem như là động lực nho nhỏ để mình nhìn lại và cố gắng hơn thôi, chứ với người xuất gia học Phật thì lý tưởng giải thoát giác ngộ mới thật sự là quan trọng hơn hết còn những việc còn lại chỉ là phương tiện độ đời”.

Thử thách và những ước mơ

Nếu ai có duyên được một lần tiếp xúc hay trò chuyện với nhà văn, nhà sư trẻ này, thì ít nhiều gì họ cũng cảm nhận được ở chính bên trong con người của sư luôn cháy bỏng sự nhiệt thành, chăm chỉ, giản dị và luôn nỗ lực phụng sự không ngừng trong công việc để từ đó sư đã truyền tải cảm hứng này cho rất nhiều bạn trẻ đã có lần gặp mặt hay qua những quyển sách do sư viết, sư gửi gắm.

Nghệ sĩ Đại Nghĩa người đã có duyên viết lời giới thiệu cho hai tác phẩm của sư chia sẻ: “Đọc những quyển sách do sư viết, để chúng ta chợt nhìn lại, chợt hiểu hơn mà càng thương, càng quý hơn lý tưởng cao đẹp mà sư đang cố gắng nỗ lực từng ngày, từng giờ để bước đi vào đời bằng chính đôi chân và hạnh nguyện”.

Khi hỏi về những khó khăn trên con đường tu học với tâm lý là một người trẻ mà sư đã trải qua và đối diện:

Sư nhẹ nhàng chia sẻ với chúng tôi: “Quả thật, trên bước đường tu học ai cũng phải gặp những khó khăn và chướng duyên nhất định nhưng nếu ta đã xác quyết được lý tưởng và niềm tin thì dẫu như thế nào đi nữa ta cũng dễ dàng xem nhẹ và vượt qua nó, hồi còn là chú tiểu tôi cũng được luân chuyển hay tự bỏ đi xin học tu ở nhiều chùa, vì nơi nào mà tôi thấy mình có duyên và có thể nương tựa thật sự ở một người Thầy đức độ để tiến tu trên con đường học đạo thì tôi mới quyết định trụ lại để nương tựa. Có một kỷ niệm và cũng là thử thách đáng nhớ của tôi và mẹ, hồi đó khi còn là chú tiểu tôi đã bỏ “đi bụi” lang thang ở Sài Gòn, mẹ với tôi đi khắp nơi để xin các chùa cho mình ở lại tu học nhưng khi ấy do tôi còn quá nhỏ nên không nơi nào nhận, sau đó do quá mỏi mệt nên mẹ với tôi núp dưới chân tháp chùa Vĩnh Nghiêm ăn mấy ổ bánh mì trong cơn mưa lạnh, xong rồi đành bỏ về lại quê xin vào nương tựa tu học tại tịnh xá Ngọc Minh (Bình Thuận) do Đại Đức Thích Giác Hiếu trụ trì cho đến nay. Nhờ trải qua những lúc khó khăn như vậy mà đã giúp cho tôi mạnh mẽ và chín chắn hơn sau này”.

Được biết, dẫu là một người xuất gia trẻ nhưng sư đã tổ chức rất nhiều khoá tu học dành cho người trẻ như: Hội trại Thanh niên Phật giáo, lớp học Phật pháp tại Việt Nam và gần đây nhất là khoá tu “Returning Home” và “Young Lotus” được tổ chức tại Hoa Kỳ với đông đảo bạn trẻ người Mỹ gốc Việt trở về tham dự và theo đó là những khoá tu học thiền chánh niệm do sư hướng dẫn.

Công việc hiện tại và những dự định sắp tới?

Sư chia sẻ: “Hiện nay con trò đang theo học tại Mỹ, việc học bên đây cũng khá nhiều áp lực do mình mới tiếp xúc với môi trường mới nên còn khá nhiều điều lạ lẫm cần phải thích nghi dần và trong thời gian này mình đặc biệt tập trung cho việc học cũng như cố gắng thường xuyên tạo điều kiện tổ chức những khóa tu học vào các ngày chủ nhật, ngoài ra thời gian còn lại mình sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất có thể tiếp tục cho ra mắt quyển sách tiếp theo để phục vụ bạn đọc gần xa đặc biệt là giới trẻ và những ai muốn quan tâm tìm đọc”.

Với những gì mà sư đã làm và nỗ lực đã giúp cho những lời khuyên, những trang sách do sư viết đều được gửi gắm từ những kinh nghiệm thực tiễn tận đáy lòng mình để những bạn trẻ thế hệ 8X; 9X có dịp đọc qua hay tiếp cận sẽ ít nhiều nhận được những bài học giá trị trong mỗi trang sách mang lại và thiết nghĩ sư và những vị xuất gia trẻ đang tu học trong chốn thiền môn như những “nhánh bồ đề” đáng quý để mỗi chúng ta luôn trân trọng, dưỡng nuôi và ghi nhận với những gì mà các vị đã làm, đã nỗ lực để mang giới trẻ quay về với đạo Phật.

Để đúc kết lại câu chuyện về nhà sư trẻ Giác Minh Luật với niềm đam mê viết sách cho người trẻ, chúng tôi xin được trích lại một đoạn trả lời phỏng vấn của sư trên số báo Giác Ngộ:

“Tôi cũng như các bạn, những người trẻ nên còn nhiều khuyết điểm, lỗi lầm… nhưng quan trọng là mình có dám can đảm để vượt qua nó, mỉm cười để chấp nhận nó hay không. Cuộc sống là cả một chặng đường dài để hoàn thiện bản thân mình về nhân cách, đạo đức. Vì thế tôi đang từng bước đi trên con đường đó, còn các bạn thì sao? Hãy chọn cho mình một con đường đi mà các bạn đã biết đó là con đường cao thượng”. 

Hoàng Phong thực hiện

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Một Góc Nhìn Về Vấn Đề Chuyển Giới Trong Phật Giáo

Một góc nhìn về vấn đề chuyển giới trong Phật giáo

Người phụ nữ chuyển giới từ tốn đáp lại, “Nhưng con đã phẫu thuật rồi”. Vị Tỳ-kheo-ni nói rằng điều...

Tùy Duyên Nhi Bất Biến

Tùy duyên nhi bất biến

TÙY DUYÊN NHI BẤT BIẾN  HT. Thích Thanh Từ Giảng tại chùa Việt Nam - Hoa Kỳ - 2000 Đến...

Trung Quốc Cưỡng Chế Tu Viện Tây Tạng Để “Uốn Nắn Ý Thức Hệ”

Trung Quốc cưỡng chế tu viện Tây Tạng để “uốn nắn ý thức hệ”

Các đạo sư ở đây tuy vậy vẫn cố gắng giữ khoảng cách với Đạt Lai Lạt Ma. Tu viện...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

“Liễu Phàm Tứ Huấn” là một tấm gương rất hay. Gần đây ở Đại lục có làm phim “Du Tịnh...

Ngôi Chùa Việt Trúc Lâm Kharkov Vẫn Còn Nguyên Vẹn Giữa Vùng Chiến Sự Khốc Liệt Ở Ukraine

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

Kharkov là một trong những nơi bị oanh tạc khốc liệt trong cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine những ngày...

A-Tì-Đạt-Ma Phát Trí Luận – Jñānaprasthāna

A-tì-đạt-ma Phát trí luận – Jñānaprasthāna

A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁT TRÍ LUẬNJñānaprasthāna阿毘達磨發智論Luận thư trọng yếu nhất của Hữu bộTHÍCH PHƯỚC NGUYÊN Dịch & chúBẢN ĐIỆN TỬ 02/07/2019*** THIÊN...

Phương Ngoại Với Hồng Quần

Phương ngoại với hồng quần

PHƯƠNG NGOẠI VỚI HỒNG QUẦN Huỳnh Ngọc Chiến Kẻ tiêu dao ngoài đời bất tất phải giới tửu, nhưng nên...

Phật Giáo Khái Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh Độ là do Phật A Di Đà kiến lập, Thích Ca Mâu Ni Phật đã tuyên dương,...

Những Khai Thị Về Nhân Quả Giúp Bạn Hết Khổ Mỗi Ngày

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Sống ở đời, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn, dù khôn hay dại, dù tốt hay xấu, ai...

Vô Ngã ( Phần 1)

Vô ngã ( Phần 1)

Đạo Phật là con đường do Phật chỉ dẫn cho kẻ phàm phu có tâm thức Vô minh đi từ...

Giảng Rõ Về Báo Ứng

Giảng rõ về báo ứng

GIẢNG RÕ VỀ BÁO ỨNGĐại Sư Liên Trì | Thích Nguyên Hùng dịch Vào thời Tam Quốc (220-280), tại nước...

Làm Gì Khi Kề Cận Cái Chết?

Làm gì khi kề cận cái chết?

Lẽ thường, nếu biết rằng phút giây nữa mình sẽ chết thì chắc chắn chúng ta sẽ tận tâm tu...

Những Cánh Hoa Trên Đường

Những Cánh Hoa Trên Đường

Thích Thái HòaNHỮNG CÁNH HOA TRÊN ĐƯỜNGNhà Xuất Bản Hồng ĐứcNhững Cánh Hoa Trên Đường   MỤC LỤC Thăm mấy...

Đức Phật Đã Dạy Con Như Thế Nào

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Theo kinh sách Phật giáo, từ 10 tuôi, La Hầu La, con trai duy nhất của Đức Phật đã được...

Một góc nhìn về vấn đề chuyển giới trong Phật giáo

Tùy duyên nhi bất biến

Trung Quốc cưỡng chế tu viện Tây Tạng để “uốn nắn ý thức hệ”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

A-tì-đạt-ma Phát trí luận – Jñānaprasthāna

Phương ngoại với hồng quần

Phật Giáo Khái Luận

Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Vô ngã ( Phần 1)

Giảng rõ về báo ứng

Làm gì khi kề cận cái chết?

Những Cánh Hoa Trên Đường

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Suy ngẫm lời Phật dạy

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Gặp Tác Giả Bức Ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu – Uy Linh – Uyên Viễn

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Phật là bậc giải thoát

Ân đức của Như Lai

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Đường xưa mây trắng

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Nghiệp (Karma)

Những Khám Phá Kỳ Diệu Về Di Liệu Văn Học Phật Giáo Kharosthì (Afghanistan) – Phật Điển Hành Tư

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Quán Chiếu Tính Tương Tục Của Tâm Thức

Hoa tàn hoa nở chỉ là Xuân

46. Mừng Xuân Bính Tuất (Kỳ 2)

Những Bài Thơ Nguyện Học Hạnh Thiên Nhiên (song ngữ)

Thiền Đại Thừa

Chả Lụa Chay

Thưa hỏi Thiền phần 2

Sách Phật giáo “Bàn tay cũng là hoa” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tôn Ngộ Không xảo quyệt

Nguyệt xứng giải thích “sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi” của Long Thọ (kệ tụng 1 – 6)

Các Chùa Nguyên Thủy Tại Việt Nam Và Hải Ngoại

Học đạo như thế nào để được an vui, hạnh phúc giữa cuộc đời?

Từng Bước Về Nguồn (Song Ngữ Việt – Anh)

Hoa Đào Năm Ngoái

Luân Hồi

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Ta là người có tội

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật

Lời Đức Phật

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 31)

Tịnh Độ Qua Cái Nhìn Của Thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Niệm Phật Được Thành Phật Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 39)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 45)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.