BỆNH TIÊU CHẢY
CỦA KHÁCH DU LỊCH
(TRAVELER’S DIARRHEA)
BS. Cam Vũ Lê Thành
Tiêu chảy là một bệnh thông thường đối với khách du
lịch. Nỗi sợ hãi về bệnh tiêu chảy khi đi du lịch rất phổ biến đối với các du
khách, nhất là khi đi du lịch Việt Nam. Theo Wikipedia, hàng năm có khoảng 10
triệu du khách quốc tế bị bệnh này. Một
thống kê khác cho biết có đến 40-60% khách du lịch đến những quốc gia khác có
thể bị bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy của
khách du lịch (TD: Traveller’s Diarrhea) được định nghĩa là trong vòng 24 giờ
đi cầu phân lỏng hay chảy nước 3 lần hay nhiều hơn. Người bình dân gọi là “ỉa
chảy” hay “tào tháo đuổi”. Sự khởi đầu của TD thường xảy ra trong
tuần đầu tiên của du lịch, nhưng có thể xảy ra bất
cứ lúc nào trong khi đi du lịch, và thậm chí
sau khi trở về nhà mà phần lớn do ăn uống những thực phẩm không được sạch sẽ thiếu vệ sinh.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên
nhân gây ra bệnh tiêu chảy bởi những vi khuẩn (bacteria), siêu vi trùng
(viruses) hoặc ký sinh trùng (parasites) làm nhiễm đường ruột khi ăn uống. Khoảng 90 phần trăm của bệnh là do vi khuẩn
(bacteria) gây ra. Những vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy gồm có: E. Coli (chữ viết tắt của Escherichia coli), Salmonella, campylobacter, và Listeriosis.
E.Coli có một số độc tính gây ngộ độc thức ăn bởi có
nhiễm trong rau, thịt chưa nấu kỹ và nước uống. Salmonella được tìm thấy trong
trứng sống, sản phẩm trứng, thịt chưa nấu chín, gia cầm, nước bị ô nhiễm và các
sản phẩm phô mai. Riêng vi khuẩn campylobacter
gây ra là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên thế giới.
Vi khuẩn campylobacter thường lây truyền trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
Hầu hết bệnh tiêu chảy do ăn
uống: (1) có
thể do thực phẩm thiu, ôi, nước uống không sạch hay ăn quá nhiều trái
cây và các thực phẩm có tính cách nhuận tràng , như đậu bắp, cà tím , rau
muống … (2) ăn sống hay ăn tái các loại
sò, ốc, hến, tôm, cua hoặc các sản phẩm được chế biến không đảm bảo từ những động
vật này đều rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. (3) trong thực phẩm có nhiễm
khuẩn E. Coli,
Salmonella, hay tệ hại hơn là Vibrio
Cholerea – tức là khuẩn gây bệnh dịch tả, người
nhiễm vi khuẩn biểu hiện các triệu chứng trầm trọng như tiêu chảy dữ dội (có
khi ra toàn nước), nôn mửa, yếu cơ, bị chuột rút, suy tim mạch, suy thận. Những bệnh nhân có biểu hiện này nhanh chóng
bị sốc do mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể chết trong vài tiếng đống hồ. Bệnh này có lây và lập tức phải đi bệnh viện ngay không chậm trễ .
TRIỆU CHỨNG
Như
tên gọi của nó đó là ỉa lỏng, và đi nhiều lần, nếu nặng
thì đi như tháo cống , có khi chạy không kịp, vửa ngồi thì đã tuôn ra ùn ụt sau
khi ăn chừng 4 tiếng, có khi sang ngày hôm sau , thì bắt đầu phát
bệnh, triệu chứng thường kèm theo khó chiu, đầy hơi, sôi bụng giống
như đau bao tử , và sau đó là đau quặn nhẹ phần bụng dưới rồi bắt đầu đi
cầu. Lý do vì bao tử cũng như ruột đều là cơ quan rỗng “hollow organ” nên thực phẩm khi không
tiêu hóa được thì sẽ lên men , tăng độ acid và vi khuẩn đường
ruột phát triển , xình thối trong ruột .
CÁCH TRỊ
LIỆU
Việc trị liệu bệnh tiêu chảy cho khách du lịch
bao gồm 3 phương thức:
* Bổ sung nước
* Thuốc kháng sinh
* Thuốc giảm co bóp thành ruột (ví dụ như: Lomotil / Immodium)
Việc
bổ sung nước là cần thiết, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau có thể được yêu
cầu tùy thuộc mỗi hoàn cảnh. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi và tự chữa theo
cách riêng của họ trong vòng 3-5 ngày bằng cách bổ sung lượng chất lỏng cần
thiết. Việc điều trị bằng kháng sinh sẽ rút ngắn thời gian bệnh xuống còn
khoảng 1 ngày và các thành phần giúp giảm co bóp có thể rút ngắn các triệu
chứng xuống còn vài giờ.
* Nếu
chỉ bị nhẹ, sau khi đi đại tiện khoảng ba lần, phân thức ăn được bài
tiết ra ngoài hết, bệnh sẽ tự khỏi, cho nên mới có lời khuyên nên để cho
phân đi ra vài lần cho hết, nếu còn tiếp tục đi tiêu chảy nữa thì mới
uống thuốc, các loại thuốc thông thường như Pepto bismol, Imodium , Lomotil hay
PO CHAI PILL (một loại thuốc Tàu có bán ở các hiệu thuốc Bắc) đều có
thể khỏi .
*Trường
hợp bị nặng, đi tiêu chảy như tháo cống thì phải kết hợp
Metronidazole và Lomotil với thuốc kháng sinh (trụ sinh – anti-biotic) như
Ciprofloxacin hay Bactrim.
*
Trường
hợp đi cầu như tháo công quá 24 tiếng đồng hồ, thì phải vào bệnh viện ngay
để được truyền nước , nếu không cơ thể sẽ mất nước và có thể liên
quan đến những nguy hiểm khác, như huyết áp, tim , thận.
*Thông
thường nếu nhà ở gần phòng mạch bác sĩ hay nhà thương và hiệu thuốc thì
không phải là vấn đề lớn.
Mục
bài viết này dành cho những ai hay đi du lịch, nhất là tới những quốc
gia có phương tiện y tế nghèo nàn, hạn chế. Sau đây là kinh
nghiệm đã được ứng dụng rất có hiệu quả mà người viết đã kinh
qua:
Tùy
theo thời gian du lịch lâu ngày hay ngắn ngày mà chuẩn bi khoảng từ 4
cho tới 10 serving , tức 10 bao nylon nhỏ chừng 2 inches vuông hay cho vào lọ
cũng được, nhưng phải nhớ mỗi serving
gồm:
–
1 viên Ciprofloxacin 500 mg
–
1 viên Metronidazole 500 mg
–
2 viên Lomotil hoặc 2 viên Imodium
–
2 viên Ku-zyme
–Ciprofloxacin
500 mg và Metronidazole 500 mg là 2 loại thuốc kháng sinh dùng để trị vi
trùng đường ruột. Riêng với Ciprofloxacin
được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường
không tác dụng.
– Lomotil hay Imodum là thuốc chống
tiêu chảy do tác dụng chống co thắt ruột làm phân không bị đẩy ra ngoài nhanh
và nhiều.
–Ku-zyme (Generic Name: pancrelipase)
là các men lipase, amilase, protase cần thiết để tiêu hóa các loại
thức ăn như thịt, mỡ, tinh bột ……( thuốc này phải có toa bác sĩ, và
thường được dùng trong các trường hợp suy lá lách, không tiết ra được
các enzym để hỗ trợ nên hay rối loạn tiêu hóa ). Chúng ta có thể thay thế nó bằng
multi – enzyme, mua ở các
nhà thuốc như Wal mart, CVS, Wallgreen ….Các enzym này có mục đích giúp cơ
thể nhanh chóng tiêu hóa các thức ăn đang tồn tại trong bụng .
Chỉ
cần cảm thấy đầy hay sôi bụng là nên uống thuốc ngăn chặn ngay, không
nên để cho vi khuẩn kết hợp vơi thức ăn phát triển, vì từ bao tử
xuống đến ruột vi khuẩn phát triển rất nhanh, trễ lắm là lần đi
cầu đầu tiên thấy không ổn thì nên uống thuốc ngay, sau đó sẽ cảm
thấy bụng yên ổn.
Trường
hợp đi tiêu chảy như tháo cống thì lần uống liều thuốc đầu tiên, (một
serving) không nên nuốt các viên thuốc vì thuốc chưa kịp tan thì chúng đã
bị đẩy ra ngoài nên không kịp tác dụng. Chúng ta nên nghiền tất cả các thứ
thuốc rồi hòa chung trong một cốc nước rồi mới uống. Thuốc tuy đắng nhưng
phải làm như thế.
Sau
4 tiếng hoặc 6 tiếng sẽ uống thêm serving thứ 2 nữa là dứt.
Sau
khi khỏi mà còn cảm thấy đầy bụng hay khó chịu thì chỉ cần uống Pepto Bbismol
là êm .
Chú thích: Ciprofloxacin có thể thay thể bằng
Avelox hay Bactrim . Theo y khoa,
những người dùng thuốc chống đông máu như Wafarin nên cẩn trọng khi dùng
Metronidazole, tuy nhiên trong trường hợp này, metronidazole được dùng với tính cách tấn công, “hit
and run” nên không trở ngại gì, chỉ khi nào bệnh nhân dùng thuốc chống đông
máu, mà cần phải uống metranidazole lâu ngày thì cần cẩn thận và tham khảo với
bác sĩ của mình.
Có một vài đề nghị để phòng bệnh tiêu chảy khi du lịch:
(1) Không uống
nước lã, không đánh răng súc miệng bằng nước lã, không uống sữa chưa khử trùng,
không uống nước đá làm bằng nước lã, không ăn trái cây xanh, nên bỏ vỏ trái cây
trước khi ăn, không ăn rau sống, không ăn thịt hay cá chưa nấu chín, không ăn
uống đồ ăn từ những hàng bán rong ngoài đường không đủ điều kiện vệ sinh, không đủ nước rửa chén
đũa, thức ăn dễ bám phải vi trùng do gió hay ruồi nhặng đem đến,
(2) Nên uống
nước trong chai, nước ngọt soda trong hộp, hay cà phê nước đun sôi. Nếu là nước
uống đóng chai nên yêu cầu không có đá và được uống từ trong chai với ống hút
tốt hơn là uống bằng ly.
(3) Tránh dùng trái cây
bán ngoài đường đã lột vỏ sẵn hay cắt sẵn như cam, chuối, dưa hấu, soài..v.v..
(4) Khi ăn
buffet tại các nhà hàng sang trọng, hay tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng cần
thận trọng vì giá cả sẽ không đảm bảo việc vệ sinh an toàn, và thực phẩm
từ địa phương cung cấp, có thể mang lại nhiều rủi ro, và do nhiệt độ hâm nóng
nơi quầy thức ăn, không đủ nhiệt độ cần thiết, có thể thúc đẩy sự phát triển
của vi khuẩn.
KẾT LUẬN
Bệnh tiêu chảy khi đi du lịch rất là thông thường.
Khách du lịch nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống để tránh khỏi bị tiêu chảy. Vì thế, trước khi đi du lịch nên gặp bác sĩ
gia đình để tham khảo ý kiến và xin thuốc kháng sinh. Chỉ dùng khi nào bị tiêu
chảy nặng như đi tiêu chảy 3 lần hay hơn trong một ngày. Thuốc Lomotil hay
Immodium chỉ nên uống chung với thuốc kháng sinh và không cần uống nếu bị bệnh
tiêu chảy nhẹ. Khi đi du lịch ngoài nước Mỹ hay bất cứ đâu trên thế giới, chúng
ta nên cẩn thận đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra, nhưng cũng phải chấp
nhận những rủi ro xảy ra nếu có, như thế mới có thể làm cho chuyến đi thoải mái
hơn. Nếu cứ lo lắng, nên ở nhà là hay hơn.
BS. Cam Vũ Lê
Thành
Discussion about this post