Ý NGHĨA, NÉT ĐẸP VĂN HÓA
TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Thích Trí Giải
1. Tưởng
nhớ công ơn và chúc phúc
Theo văn hóa người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói
riêng, ngày tết là một ngày để gia đình đoàn tụ, sum vầy. Gia đình cả nhà Ông bà, cha mẹ con cháu gặp nhau,
xem lại thành quả một năm làm ăn ra sao, sức khỏe như thế nào.
Mỗi thành viên trong gia đình con cháu quỳ mừng
tuổi ông bà, cha mẹ để tưởng nhớ công ơn đấng sinh thành, và cùng nhau chúc phúc cho nhau, gặp nhau may mắn, vạn
sự an lành, làm ăn phát tài, phúc lộc đầy nhà.
Với trẻ em thì món quà được người lớn tặng
chính là bao lì xì, mục đích để chúc cho các em mau ăn chóng lớn học hành tiến bộ,…Đó là một nét đẹp văn hóa trong ngày tết
Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay
2. Nhắc
nhở, khuyên răn
Theo văn hóa Việt Nam ngày
tết là ngày ông bà thường nhắc nhở con cháu trong gia đình làm những việc
lành, và rất kiêng cữ nhiều điều dữ, xấu xa, anh em phải biết sống đoàn kết, hòa thuận, bảo vệ cho nhau
tình máu mủ, vợ chồng biết yêu thương sống chung thủy, hòa thuận, con cháu cố gắng
học hành, không làm những việc trái đạo lý, trái lương tâm để mang lại cuộc sống
tốt đẹp bình an và hạnh
phúc…Sau đó chúc phúc cho
nhau…
3. Thể hiện
tấm lòng biết ơn
-Trong ngày tết của người Á Đông, thường thì những
người cùng chung một công sở, công ty, tặng quà cáp trong dịp tết để tỏ lòng biết ơn những
người ân nhân đã giúp đỡ trong công việc làm ăn, buôn bán, hoặc bạn bè tặng quà nhau để thể hiện cái tình
bạn, người ta thường nói: “của ít lòng nhiều” món quà được gởi gắm tình cảm,
yêu thương trong tình bạn để tặng cho nhau, để biết rằng tình bạn vẫn luôn bền vững với thời gian, “món quà” có
tính chất “tượng trưng.”
Trong dịp tết các hoạt động từ thiện (chùa)
tặng quà bà con nghèo trong dịp tết thể hiện tấm lòng từ bi, chia sẻ tình
thương trang trải cho nhau, lá lành đùm lá rách…tinh thần vị tha, khi thấy mọi
người khổ cũng chính là nỗi khổ
của chính mình…
Nhưng cái quan trọng trong gày tết thể
hiện tinh thần, nét đẹp văn hóa Việt Nam chính là lời chúc tốt đẹp cho nhau ao ước
người khác được hạnh phúc, sống
bình an vô sự, năm mới được dồi dào sức khỏe….
4. Sự đổi mới
-Văn hóa tết của người Việt Nam cũng ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc.
Cho nên trong ngày tết hầu hết mọi gia đình trang trí sửa sang nhà cửa cho đẹp với ý nghĩa, dẹp bỏ những cái
gì xấu xa, xui xẻo, những việc buồn, những điều không tốt đẹp sửa đổi gia đình lại tốt đẹp hạnh phúc hơn,
may mắn hơn…trong năm mới.
5. Cầu
Phúc
-Tết là để thể hiện cái gì trang trọng và tốt đẹp cho cuộc sống,
luôn cầu sự may mắn trong năm mới, thì hầu hết trên những tấm lịch, liễn đối, bao lì xì, bánh,
mứt…đều được người Việt trang
trí bằng chữ Hán như từ 福 phúc, 祿 lộc, 壽 thọ, 富 貴 phú quý, 榮 華 vinh hoa, 大 吉 đại cát, 大 利 đại lợi… hay các chữ
có kết cấu và cách dùng như một thành ngữ để cầu phúc, cầu tài, cầu sức khỏe như:
萬 事 如 意 vạn sự như ý,
福 祿 安 康 phúc lộc an khang,
富 貴 安 康 phú quý an
khang,
新 春 如 意 tân xuân như ý,
新 春 得 意 tân xuân đắc ý,
如 意 吉 祥 như ý cát tường,
如 意 發 財 như ý phát tài,
春 日 平 安 xuân nhật bình an,
金 玉 滿 堂 kim ngọc mãn đường.
Ngoài ra cũng có rất nhiều gia đình treo những tấm
liễn trên cửa chính bước vô nhà như:
進 財 進 祿 tấn tài tấn lộc,
成 功 美 滿 thành công mỹ mãn,
格 財 進 寶 cách tài tiến bảo,
五 福 臨 門 ngũ phúc* lâm môn
Những câu liễn này theo quan niệm của
người Á Đông, trong năm mới cầu sự may mắn,
cầu tài, cầu lợi…Mặc dù chữ Hán văn hóa của người Hoa, nhưng Việt Nam bị ảnh
hưởng sự đô hộ hơn 1.000 năm lịch
sử, chữ Hán cũng gắn liền với nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam, ngày tết không
thể thiếu.
Trong các chữ viết thì chữ Hán được
nhiều người yêu chuộng nhất trong văn hóa tết ở Việt Nam, vì chữ Hán nó toát
lên một dáng vẻ rất trang trọng, uyển chuyển, nhìn vào bức tranh chữ Hán rất có
hồn để tô điểm mùa xuân thêm đẹp, và nó mang một cái gì đó thiêng liêng trong
tâm thức người Việt
-Những câu đối thể hiện sự ước mơ cầu
hạnh phúc, cầu tài, cầu lộc họ mua những câu đối liễn đối từ những ông Đồ về để
treo cầu phúc, và trang điểm cho ngày tết được sang trọng và vui tươi với những
liễn đối sau:
天 增 歲 月 人 增 壽 Thiên tăng tuế nguyệt
nhân tăng thọ
春 滿 乾 坤 福 滿 堂 Xuân mãn càn khôn
phúc mãn đường,
新 年 幸 福 平 安 進 Tân niên hạnh phúc
bình an tiến
春 日 榮 華 富 貴 來 Xuân nhật vinh hoa
phú quý lai
福 深 似 海 Phúc thâm tự hải
祿 高 如 山 Lộc cao như sơn
福 如 東 海 Phúc như đông hải
壽 比 南 山 Thọ tỷ nam sơn**
-Trong ngày tết khi người Việt Nam đọc
những câu đối viết theo lối chữ Hán thảo, nó đập vào mắt người xem tạo nên sự
thích thú kỳ lạ, và có sự trang nghiêm, sang trọng trong ngày tết cổ truyền….
-Ngoài ra còn có những câu đối tiếng
Việt dạng tuyên truyền, cổ động, hài hước, vui tươi, thể hiên ước mơ chung của
người Việt hiện đại như:
“Tiễn
Tân Mão, xua mây đen khủng hoảng, vận đời như mèo vờn chuột;
Đón
Nhâm Nhìn, tiếp hào khí Thăng Long, thế nước như rồng cởi mây.
Tiễn năm Mão, dẹp tan trò mèo xảo quyệt,
hồng trần hết thiên tai, khủng hoảng;
Đón xuân Thìn, hiên ngang thế rồng lượn
bay, vận nước ngời dân chủ, công bằng.
Tiễn
năm Tân Mão, nên nhớ “mèo nhỏ bắt chuột con,” cầu tiến bộ, tâm-đức-tài hội đủ;
Vui
xuân Nhâm Thìn, phải tin “rồng thiêng hơn quỹ dữ,” muốn thăng hoa, bi-trí-dũng
vẹn toàn.
Tiễn năm Mão, mèo dữ rút lui, thế giới
qua rồi cơn bỉ cực;
Đón xuân Thìn, rồng thiêng xuất hiện,
quê hương đẹp mãi cảnh thanh bình.
Năm
cũ qua, hết mèo vờn chuột, bốn biển vui hòa bình, phát triển;
Xuân
mới về, thêm rồng nhả mây, năm châu mừng hạnh phúc, âu ca.
Mèo mửa chạy, nước thịnh, dân yên,
vui trăm phúc;
Rồng thiêng bay, trời quang, mây tạnh,
hưởng thái bình.
Tết
đến, vận hội rồng bay, sơn thủy hữu tình, ngàn dặm đẹp;
Xuân
về, thế đời phượng múa, xã tắc xương minh, bốn mùa xuân.
Đón xuân mới, trăm hoa nở sân rồng, mừng
hòa bình, thịnh vượng;
Tiễn năm cũ, bốn phương vui bệ ngọc,
cầu hạnh phúc, an khang.
tết, không rượu, không đỏ đen, dâng mâm ngũ quả thơm hương dân tộc; Đón
xuân, có tâm, có phước lộc, trưng mai bốn mùa đẹp nét quê hương”. [1]
Mặc dù những câu đối tiếng Việt này
không toát lên sự trang nghiêm bằng liễn đối chữ Hán, nhưng nó chứa đựng tâm hồn
ước mơ của người Việt trong xã hội hiện đại, trong ngày tết để cầu Phúc, cầu sự
an lành trong năm mới
6. Ý
nghĩa chữ Phúc trong ngày tết cổ truyền Việt Nam
-Ngày nay, người Việt Nam ảnh hưởng
theo văn hóa Trung Quốc, cho nên chúng ta thấy rất nhiều nhà treo hoặc dán chữ
“Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới.
Nhưng chữ “Phúc” lại dán ngược, chữ
phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ
trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến,
Chữ Phúc nghĩa là: Những sự tốt lành đều
gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc*: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời
考終命. [2]
Cũng có nhiều sách nói: ngũ phúc: năm
điều phúc đến nhà, là 富 phú, 貴 quý, 壽 thọ, 康 khang, 寧 ninh
– Đây là một niềm ước mơ của người dân
Việt Nam trong mùa xuân về, Phúc đến thì ai chẳng thích. Chữ “Phúc” cấu tạo từ:
(Thị) 礻+ (nhất) 一 + 口 (khẩu) + (điền) 田= (Phúc) 福 示 âm là thị
cũng gọi là bộ kỳ. nghĩa bảo cho biết, mách bảo. Nay thường viết là 礻一 chữ nhất nghĩa một,
là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là nhất cả. 口 khẩu cái miệng, lời
nói. 田 (điền) đám ruộng.
Đối lại chữ “phúc” là chữ “họa.” Vì thế
nếu ngày tết chúng ta không biết tu thì tai họa sẽ đến gia đình: Họa từ đâu mà
có?
-Đức Phật dạy:
“Ở đời đã biết
bao nhiêu người vì không giữ cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa…
Này các đệ tử! Họa từ miệng phát sanh, vậy các con hãy giữ gìn cái miệng.”
Vì vậy “họa tùng khẩu xuất”
Trong dịp tết thì gia đình đoàn tụ bà con, anh chị, con cháu đông đảo…ăn nói phải
cẩn thận,…một lời nói ra có thể mang phúc lại cho mọi người, như lời chúc tết
năm mới, hoặc lời nói giúp đỡ người khác, tránh khỏi sự khổ đau, nghèo nàn, có
công ăn việc làm…
Tuy nhiên cũng từ lời nói sẽ mang họa
vào thân như: Nói dối, nói ác khẩu, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều…sinh ra thị
phi, tranh chấp đấu đá lẫn nhau mang họa vào thân. Đặc biệt là trong dịp tết,
khi rượu vào không còn tâm trí để kiểm soát lời nói của mình buông lời nói bậy,
chửi thề, nói dối…tai họa sẽ ập đến…Vì vậy muốn có “phúc” không có họa thì phải
nói một lời chân thật (chữ nhất trên chữ khẩu:福) khi chúng ta nói một
lời chân thật thì có phúc cho mình, cho gia đình, cho xã hội, đó là gieo phước
trên đất tâm (nhất khẩu thượng điền)
-Trong Luật, Đức Phật cấm nói dối, hãy
nói lời chân thật (ái ngữ) mang lại hạnh phúc an lạc cuộc đời vui vẻ như ngày
xuân. Cũng một lời nói, nếu chúng ta nói dối, nói ác khẩu, nói lưỡi hai chiều,
nói thêu dệt (ít nói thêm nhiều) gây tổn thương người khác, mang lại thị phi
tranh chấp, chia rẽ mất đoàn kết, và hạnh phúc người khác…thì họa ắt sẽ ập đến
Từ một lời nói cũng
có thể dẫn đến giết người. Cho nên Đức Phật dạy:
“Phù sĩ xử
thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn“, nghĩa là: “Phàm
kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác”
[3] Vì thế trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần tránh tai họa.
Họa cũng từ khẩu mà ra: đó là miệng uống
rượu sẽ gây ra tai họa trong dịp xuân, nhất là trong lễ tất niên, ngày mừng tuổi.
Con người không kiềm chế được, rượu uống vào say xỉn gây tai nạn chết chóc bỏ
cha mẹ, gia đình vợ con đau khổ..
Vì thế trong Kinh
Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigālaka Sutta or Sigālovāda) của Trường Bộ Kinh
(Dīgha-nikāya) nói rằng:
“Uống rượu có sáu
điều tác hại: tài sản bị tổn thất, đấu tranh (tranh cãi) tăng trưởng, dễ gây bệnh
tật, tổn thương danh dự, mất oai nghi tiếp xúc của con người, trí lực bị tổn hại”
[4]
Trong luật Sa-di, Đức
Phật có dạy: “Thà uống nước đồng sôi, cẩn thận chớ phạm đến rượu”
[5]
Nuớc đồng sôi tan rã thân, rượu
chết mất thân huệ mạng, nên thà tan rã thân xác thịt, để còn giữ thân
huệ mạng (tinh thần, trí tuệ). Vì sao Phật ngăn cấm giới uống rượu, bởi vì
phạm giới uống rượu thì bốn trọng giới cũng phạm theo.
Theo một nghiên cứu
được tiến hành ở Nhật Bản:
“Sử dụng những
loại đồ uống có nồng độ cồn cao có thể gây nên nguy
cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ đối với cả nam giới và phụ nữ. Uống rượu,
1.628 trường hợp tử vong do đột quỵ và 736 người chết vì bệnh tim mạch”.
“Đối với nam giới,
việc sử dụng những loại đồ uống có nồng độ cồn cao làm tăng 48% nguy cơ tử vong
do đột quỵ, 67% do đứt mạch máu não và 35% do tình trạng thiếu máu lên não gây
ra. Trong khi đó, bạn lại có thể giảm được 19% nguy cơ tử vong do các bệnh tim
mạch, tuy nhiên, nếu chọn những loại đồ uống nhẹ và vừa, nguy cơ này sẽ giảm
12%.” [6]
Theo thống kê Cơ quan chức năng cũng
cho biết khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông – tương đương với 11% số người tử
vong có liên quan đến rượu, bia [7]
-Người uống rượu vào
say mất tư cách, tâm sân hận, nói lời ác khẩu, đánh đập vợ con. Uống rượu vào
thì dục vọng dễ phát sinh, hiếp dâm, tà dâm, làm mất đi hạnh phúc gia đình…
Trong kinh Thiện ác
sở khởi chép uống rượu có 36 lỗi:
“1- Của cải tán mất.
2- Hiện đời thường đau ốm. 3- Bởi rượu mà đấu tranh. 4- Thêm lớn điều sát hại.
5- Thêm lớn tánh sân khuể. 6-Nhiều điều chẳng toại ý. 7- Trí huệ dần ít. 8- Phước
đức chẳng thêm. 9- Phước đức lần giảm. 10- Rõ bày sự bí mật. 11- Sự nghiệp chẳng
thành. 12- Thêm nhiều ưu khổ. 13- Các căn mờ tối. 14- Hủy nhục cha mẹ. 15- Chẳng
kính Sa -môn. 16- Chẳng tín Bà -la-môn. 17- Chẳng kính Phật. 18- Chẳng kính
Pháp Tăng. 19- ưa gần bạn ác. 20- Xa lìa bạn lành. 21- Bỏ việc ăn uống. 22-
Hình không giấu kín. 23- Dâm dục lừng lẫy. 24- Chúng nhơn chẳng ưa. 25- Thêm
nhiều nói cười. 26- Cha mẹ chẳng mừng. 27- Quyến thuộc ghét bỏ. 28- Chịu giữ điều
quấy. 29- Xa lìa chánh pháp. 30- Chẳng kính người hiền thiện. 31- Trái phạm quấy
lỗi. 32- Xa lìa Niết -bàn. 33-Điên cuồng càng thêm. 34- Thân tâm tán loạn. 35-
Làm ác buông lung. 36- Thân hoại mạng chung, đọa địa ngục lớn, chịu khổ không
cùng!”
Thế nên, ngày Tết là ngày có cơ hội
chúng ta đến chùa lạy Phật mừng tuổi Phật và chư Tăng là để noi theo công hạnh
của quý Ngài để tu hành thì Phúc đức mới lâm môn. Nếu chúng ta không biết tu
hành làm lành lánh dữ, thì cho dù có treo, dán, hàng vạn chữ Phúc cũng chỉ là số
0 bằng thừa, vô ích
Ngoài ra để cho gia đạo được bình yên,
khoẻ mạnh, con cái thành đạt nên người thì chính mỗi người trong gia đình cố gắng
tu học và trưởng dưỡng đạo tâm mang niềm vui và hỉ xả đến cho mọi người, giữ
tam nghiệp thanh tịnh, không sát hại sinh vật cúng tế Thần linh, ông bà, cha mẹ…
không giết người trộm của, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu thì chắc
chắn thiện tâm của quý vị sẽ chuyển hóa những vọng tâm tham sân si thành trí tuệ
thức tỉnh quý vị sẽ tận hưởng một mùa xuân vui tươi trong cuộc đời.
Nếu mỗi người tự tu được hạnh hoan hỉ
thức tỉnh, thì thế giới này thật an vui hạnh phúc, “tâm bình thế giới bình”,
“nhất nhơn tác phước thiên nhân hưởng” Thì quả sẽ được ngũ phúc lâm môn, mỗi
người sẽ là mỗi đóa hoa tươi trang nghiêm cõi nhân gian tịnh độ này, là một đóa
hoa hiện thể tô thắm một mùa xuân đầy ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc.
đóa hoa hiện thể Cho vườn đời tươi
ngát mãi thêm xanh Một loài hoa dù nở
giữa phong trần Vẫn tô thắm màu vô
ưu rực rỡ”
Thích Trí
Giải
Chú
Thích:
*Nam sơn: núi Nam, tức
Tần Lĩnh Chung Nam Sơn. Kinh thi, phần Tiểu nhã, bài Thiên bảo có câu: “Như nam
sơn chi thọ, bất khiêm bất băng” (Thọ như núi nam, không lệch không đổ), sau
nhân đó mà từ này trở thành câu chúc thọ
[1] Câu đối: Thích
Nhật Từ
[2] Hán Việt Thiều
Chửu:
[3] 夫士處世斧在口中 所以斬身由其惡言 T24n1471, p.
926c19:
[4]Dīgha-Nikāya, III
183. M. Walshe (tr) The Long Discourses of the Buddha, Wisdom Publication 1995.
p. 462
[5] 寧飮洋銅。愼無犯酒 T24n1471 tr.
926c24:
[6] Theo bác sĩ
Hiroyasu Iso từ trường ĐH Osaka
[7] Theo
báo mới
Discussion about this post