PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Như Giọt Nước Lá Sen

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. TKN. Thích Nữ Chân Liễu (Canada)

NHƯ
GIỌT NƯỚC LÁ SEN

TKN. Thích Nữ Chân
Liễu

LasenhoasenNắng
mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần
thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn. Lá sen màu xanh thẫm, trải khắp
mặt hồ, tuyệt đẹp như bức tranh vẽ nghệ thuật. Vài giọt nước nằm yên giữa dòng
lá sen tự lúc nào, một làn gió thổi qua, những giọt nước rơi nhẹ xuống mặt hồ.
Sự yên tĩnh trong sạch và phẳng lặng của hồ sen, có thể trưởng dưỡng những tâm
hồn
an tịnh, không tranh chấp, không hơn thua, không phiền não.

Ai
sống trên đời nầy
Tham
ái
được hàng phục
Sầu
khổ
tự tiêu diệt
Như
giọt nước lá sen.
(Kinh Pháp Cú)

Tất
cả mọi người trên thế gian đều có chung một số phận “sanh lão bịnh
tử”, đó là cái khổ lớn của đời người. Con người có sanh ra, tất có già, có
bịnh và sẽ đi đến cái chết chắc chắn như vậy. Con người tỉnh thức nhận rõ điều
này. Diệu dụng của sự tỉnh thức đưa con người thoát khỏi vô minh, phiền não, khổ
đau của luân hồi.

Căn
tánh
của chúng sanh không đồng, nên Đức Phật giáo hóa tùy duyên, tùy căn cơ,
tùy hoàn cảnh mà chỉ dạy nhưng cũng không ngoài một vị giải thoát. Phương pháp
tu cốt yếu là giúp con người hiểu biết cách thực hành tinh tấn, tận sức kiên
trì
, chiến thắng tâm ma cho đến khi đạt được giác ngộ giải thoát, mới mong thoát
khỏi
đau khổ sanh lão bịnh tử, trở về niết bàn tịch tịnh. Như hoa sen và lá
không nhiễm bùn tanh và nước đọng. Diệu dụng của sự tỉnh thức là con đường tu
bằng trí tuệ cao thượng để có được kết quả viên mãn.

Đức
Phật
dạy: “Chánh pháp là tặng phẩm quí báu nhất. Pháp vị là hương vị đậm
đà
thanh tịnh nhất. Pháp hỷ là niềm hoan hỷ an lạc cao cả nhất. Ái tận là công
đức
thù thắng nhất, vì đưa đến quả vị giải thoát tối thượng”.

Đệ
tử
của Như Lai
Luôn
sống trong tỉnh thức
Bất
luận ngày hay đêm
Tâm
không
nhiễm ái dục
Thường
tu niệm tỉnh giác
Lậu
hoặc
ắt tiêu trừ.
(Kinh Pháp Cú)

Chư
Tổ ví tâm như nước hồ thu không gợn sóng, trăng soi bóng nước. Như ly nước đầy
cáu bẩn, cần thời gian để yên một nơi, cáu bẩn lắng xuống, ly nước được trong
dần. Người tu muốn được thấy sự diệu dụng của Phật pháp, cần phải có không gian
yên tĩnh thích hợp để hành thiền và tu học. Khi không còn thấy sự yên tĩnh là
buồn chán, ly nước cáu bẩn được lọc sạch.

Người
sống không thẹn với lòng là người không tìm hạnh phúc trong quyền lực, trong sự
tranh đấu hơn thua, bất chấp sự đau khổ của kẻ khác. Chúng ta nhận ra được sự
tai hại của lòng tham và ích kỷ sẽ gây thù oán khắp mọi nơi, không có hạnh phúc
nào bền vững cả. Cuối cuộc đời là sự tự hủy diệt trong cô đơn và đau khổ.

Người
có trí tuệ hàng phục được tham sân si, xa lánh được nhân xấu ác, tâm sáng suốt,
sẽ thấy được đâu là hạnh phúc bền vững chân thật. Khi cảm nhận được hạnh phúc
xuất thế gian là vô giá, thì đối với họ thắng bại, danh vọng, quyền lực, vật
chất
không còn là quan trọng nữa.

Chư
vị tôn túc thường nói: “Nhịn một câu sóng yên biển lặng, lùi một bước biển
rộng trời cao”. Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Phiền não trên
đời như túi đá nặng trên vai, người nào biết buông bỏ xuống thì nhẹ nhàng như
cởi mây ngao du sơn thủy.

Vận
dụng từ bi để trừ sân hận, hiểu được sự bất tịnh sẽ dẹp trừ tham dục, khai mở
trí tuệ phá tan được si mê. Hạnh phúc cao quí là ở nhân phẩm trong sạch và lòng
từ
ái mà có được. Quá nhiều thủ đoạn và ích kỷ tham cầu cho riêng mình chỉ
chuốc lấy khổ đau và thù hận mà thôi.

Trong
đời
sống hiện đại, mật độ dân cư càng tăng, tiện nghi vật chất phục vụ con
người
càng lôi cuốn hấp dẫn, áp lực đồng tiền càng mạnh. Con đường sa đọa mê
đắm đưa nhiều người đến vực thẳm không còn kềm chế được. Nếu họ không thỏa mãn
được những tham vọng điên cuồng, hậu quả đưa đến hạnh phúc gia đình tan vỡ, tội
lỗi
và bất hạnh trước mắt. Lúc đó con người tự hành hạ mình bằng sự sân hận,
oán người, hận đời, đôi khi đi đến loạn tâm điên rồ, mất tự chủ và sáng suốt,
để rồi việc ác gì cũng dám làm, thật là nguy hiểm vô cùng.

Khi
nghĩ đến những bất hạnh mà họ phải gánh chịu, với trí tuệ sáng suốt và lòng từ
bi, mọi người nên thấy họ đáng thương hơn đáng trách. Chúng ta không khinh khi,
cũng không bỏ mặc họ, kiên nhẫn tùy duyên, đúng lúc nào đó có thể sẵn sàng giúp
họ bằng tấm lòng khoan dung độ lượng, đưa họ về con đường bình an trong chánh
pháp
.

Muốn
có được sự bình an thực sự, con người bớt đòi hỏi vị kỷ, sống đơn giản, xa rời
hơn thua tranh chấp, trao giồi đức hạnh, khiêm hạ vô tư, vì người không vì
mình, trong tất cả hành động của thân khẩu ý.

Sự
toàn thiện về thân và tâm chưa đủ, chúng ta còn phải làm nhiều phước thiện. Tâm
an lạc hạnh phúc khi mọi người xung quanh đều có hạnh phúc. Tuy lá sen không
được nhiều người ca tụng và chiêm ngưỡng như hoa sen tròn vẹn hương sắc, nhưng
lá cũng góp phần làm cho cảnh sắc của hồ sen tươi thuần và tăng thêm giá trị
thiện pháp cho tâm người biết thưởng ngoạn.

Người
có trí tuệ thấy rõ nhân quả của thiện và ác, hạnh phúc và đau khổ, thì mới
quyết tâm buông bỏ được tham lam, sân hận, và si mê.

Người
giữ được tâm trong sạch, thân đoan chính thanh tịnh, những đam mê của cảnh trần
không làm họ dính mắc bận tâm, như giọt nước trên lá sen. Người tu khi hành đạo
thường gặp “bát phong”, nghĩa là những sự tôn vinh hay phỉ báng, khen
hay chê, sướng hay khổ, lợi dưỡng hay ngược đãi, tất cả đều không màng. Bát
Phong
là tám điều xảy ra trên đời làm tâm con người loạn động bất an, nhưng với
người biết cách tu, tâm không bị phiền não chi phối. Bát phong gồm 4 cặp đối
nghịch:

Lợi:
khi gặp lúc lợi lộc, tâm không ham muốn vui thích.

Suy:
khi gặp cảnh suy sụp, bất như ý, tâm không sầu não, bi lụy.

Hủy:
khi gặp sự hủy nhục, tâm không sân hận, thù oán.

Dự:
khi gặp sự danh dự, tâm không dính mắc, tự mãn.

Xưng:
khi gặp sự xưng tán, tâm không ngã mạn, tự kiêu.

Cơ:
khi gặp sự chỉ trích, tâm không đau khổ, buồn rầu.

Khổ:
khi gặp lúc khổ nạn, tâm không mặc cảm, oán than.

Lạc:
khi gặp cảnh vui mừng, tâm không tham đắm, si mê.

Chư
Phật hóa độ chúng sanh bằng tâm “Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi”. Các
Ngài vượt qua hết trở ngại của sự phân biệt và chia cách. Người tu theo Phật
phải dũng mảnh tinh tiến rũ bỏ hết tham lam, sân hận và si mê, đem ánh sáng trí
tuệ và tâm từ bi, xua tan bóng tối của vô minh nhiều đời nhiều kiếp cho mình và
cho người hữu duyên.

Muốn
thanh tịnh hóa tâm hồn, đã quá nhiều mệt mỏi vì sự cạnh tranh ồn ào của cảnh
đời, như giọt nước lá sen, chỉ cần nhân duyên của cơn gió nhẹ cũng đủ làm cho
giọt nước phiền não rơi xuống hồ, trả lại sự trong sạch nguyên vẹn cho lá. Sự
diệu dụng của Phật Pháp, đem lợi lạc cho con người ở mọi thành phần giai cấp xã
hội
.

Ngày
nay, băng giảng, kinh sách, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, được phát hành rộng
rãi
, các khóa tu học được tổ chức tại các tự viện, chúng ta có thể tham khảo và
tìm một pháp môn thích hợp với căn cơ và hoàn cảnh để tu học. Các vị học giả
trí thức đã bỏ nhiều tâm huyết và công phu thành lập các “website”
giá trị tu học, đem nhiều lợi lạc cho tứ chúng, xuất gia và tại gia. Giáo lý
đạo Phật cũng được nhân loại đón nhận như nước cam lồ cứu khổ chúng sanh, với lòng
tôn kính và sự biết ơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vô cùng vô tận.

Dù
sống một trăm năm
Không
thấy Pháp tối thượng
Chẳng
bằng sống một ngày
Được
thấy Pháp tối thượng.
(Kinh Pháp Cú)
Dù
sống một trăm năm
Không
tuệ
, không thiền định
Không
bằng sống một ngày
Có
tuệ, tu thiền định.
(Kinh Pháp Cú)

Sự
tu học không đòi hỏi phải ngộ tức thời, hay nóng lòng cầu mong chứng đắc, nhưng
cũng đừng trì trệ. Niệm Phật hay tọa thiền để đi đến thanh tịnh tâm, là các
pháp môn thực hành, đồng thời với việc tìm hiểu lời Phật dạy, để biết rõ cách
tu tâm sửa tánh, đúng theo chánh pháp. Kết quả trừ dứt tất cả nghiệp ác và các
duyên gây đau khổ, sau đó cứu người giúp đời, tạo công đức và phước đức. Nguyện
đem công đức và phước đức hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh đều thành
Phật
đạo.

Tóm
lại
, con người thường mong muốn rất nhiều, nhưng đạt được những điều mong cầu
thì rất ít. Không ai muốn khổ, nhưng vẫn gặp khổ nạn, không muốn già bịnh,
nhưng già bịnh không ai tránh khỏi, không muốn chết cũng không được. Cuộc sống
luân hồi khổ nhiều vui ít, sanh sanh tử tử mãi không thoát được.

Thời
gian
qua rất nhanh, tuổi đời tuổi đạo thì tăng dần, phiền não của tâm chấp
trước
càng nhiều, là những tư tưởng, quan niệm sai lầm, thành kiến, làm che lấp
ánh sáng giác ngộ. Người tu cần thời gian tĩnh tu, tụng kinh, niệm Phật, tọa
thiền
để an định tâm, dẹp trừ định kiến và phiền não. Trong kinh sách, có câu
kệ như sau:

Chánh thân đoan tọa
Đương nguyện chúng sanh
Tọa bồ đề tòa
Tâm vô sở trước.
Nghĩa
là:
Thân ngồi ngay thẳng
Nguyện cho chúng sanh
Ngồi tòa giác ngộ
Tâm chẳng chấp trước.

Chư
Tổ dạy: “Duy Tuệ Thị Nghiệp”. Người tu lấy trí tuệ làm sự nghiệp,
tinh tấn làm công phu, dùng đạo lực khắc phục mọi khó khăn, tu tập thiền định
để đi đến kết quả giác ngộ và giải thoát.

Khi
nếm được “Hương Vị Phật Pháp” hạnh phúc không thể nghĩ bàn, thì mỗi
thời khắc luôn được sống trong giới pháp an lạc của chư Phật. Báo ân đức Phật, hành
Bồ Tát đạo, với tâm vô ngã vị tha, hành từ bi hỷ xả. Từng bước từng bước đạt
được
đức hạnh trọn vẹn, đem tâm trí và đạo lực tinh tấn an nhiên đi vào cảnh
giới
an lạc của chư Phật. Từng bước từng bước tạo duyên lành cho mọi người thân
quen nếm được Pháp vị của sự giác ngộ và giải thoát.

Chúng
ta
có thể tự nhủ lòng rằng: “Hôm nay sự tu tập của tôi đã được một phần an
lạc
thanh tịnh, so với ngày hôm qua có tiến bộ. Nguyện ngày mai sẽ cố gắng
nhiều hơn nữa và không bao giờ thối chuyển. Hãy đặt niềm tin vào con đường mà
Đức Phật đã giảng dạy, giữ giới thanh tịnh, trừ bỏ ba độc tham sân si. Đó là
một sự vô cùng quan trọng và cần thiết cho đời tu”.

Nguyện
chánh pháp lưu truyền
Phổ
cập
khắp thế gian,
Chúng
sanh
thường tịnh lạc,
Phật
đạo
chóng viên thành.

Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật
.

TKN. Thích Nữ Chân Liễu (Canada)

Tin bài có liên quan

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Xuất Xứ Và Ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Xuất Xứ Và ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Trầm Tư Về Vũ Trụ Chung Quanh Chúng Ta

Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Cầu Trời Có Được Gì Đâu

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Load More

Discussion about this post

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Khi Thần Tượng Sụp Đổ

Khi thần tượng sụp đổ

KHI THẦN TƯỢNG SỤP ĐỔ Thiên Hạnh   HỎI:       Mô Phật. Con kính bạch thầy ạ! Con còn đang là...

Hoà Hợp Gia Đình – Dharmacharya Shantum Seth – Diệu Liên Lý Thu Linh Việt Dịch

GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI Thubten Chodron Diệu Liên Lý Thu Linh Việt dịch Thubten Chodron, là một nữ tu...

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca

Cuốn truyện thơ với 1.634 câu lục bát chỉ diễn tả được ngắn gọn về cuộc đời Đức Phật, cuộc...

Mục Đích Ăn Chay Của Đạo Phật

Tuần qua, tôi có nghe chương trình phát thanh của ban biên tập nói về việc các nhà Sư khi...

Phật Giáo Và Sự Nghiệp Giáo Dục Và Đào Tạo – Phạm Tất Dong

Phật Giáo Và Sự Nghiệp Giáo Dục Và Đào TạoPhạm Tất Dong Nền giáo dục của chúng ta có nhiệm...

Theo Chân Bồ Tát (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Theo Chân Bồ Tát (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCTHEO CHÂN BỒ TÁTFOLLOWING IN BODHISATTVAS' FOOTSTEPS TẬP I | VOLUME I   Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights...

Tâm Thư Của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đã Sẵn Sàng Cho Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc Lần Thứ Ba Tại Việt Nam

Đã sẵn sàng cho đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ ba tại Việt Nam

  Đó là thông điệp chính của buổi họp báo chiều nay, 6-5, diễn ra tại Trung tâm hội nghị...

Giới Luật Là Thọ Mạng Của Phật Pháp

GIỚI LUẬT LÀ THỌ MẠNG CỦA Hòa thượng Thích Trí Tịnh (bài ban từ trong Đại giới đàn Thiện Hòa,...

Những Câu Chuyện Về Thiền (Tập 2)

Những Câu Chuyện Về Thiền (Tập 2)

MỘ VÂN CƯNgười dịch: LÊ HẢI ĐĂNGNHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ THIỀN (TẬP 2)Nhà xuất bản Hồng Đức 2020NHỮNG CÂU CHUYỆN...

Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý

MƯỜI CÂU CHUYỆN SỨC MẠNH CỦA CHÂN THẬT VÀ NGUYỆN CẦU CHÂN LÝ Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu...

Người Phật Tử Tích Cực Chung Sức Vào Việc Ngăn Ngừa Dịch Bệnh (Tập 1)

Người Phật tử tích cực chung sức vào việc ngăn ngừa dịch bệnh (Tập 1)

MỤC LỤCPHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS NGƯỜI PHẬT TỬ TÍCH CỰC CHUNG SỨCVÀO VIỆC NGĂN NGỪA DỊCH BỆNH...

Phật Tử Nên Thận Trọng Với Các Pháp Thiền Ngoài Phật Giáo

Phật tử nên thận trọng với các pháp thiền ngoài Phật giáo

PHẬT TỬ NÊN THẬN TRỌNG VỚI CÁC PHÁP THIỀN NGOÀI PHẬT GIÁONhiên Như - Quảng Tánh HỎI: Tôi là Phật tử,...

Ngày Thành Đạo – Minh Mẫn

Ngày Thành Đạo – Minh Mẫn

NGÀY THÀNH ĐẠO Minh Mẫn Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau,...

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Khi thần tượng sụp đổ

Hoà Hợp Gia Đình – Dharmacharya Shantum Seth – Diệu Liên Lý Thu Linh Việt Dịch

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca

Mục Đích Ăn Chay Của Đạo Phật

Phật Giáo Và Sự Nghiệp Giáo Dục Và Đào Tạo – Phạm Tất Dong

Theo Chân Bồ Tát (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Đã sẵn sàng cho đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần thứ ba tại Việt Nam

Giới Luật Là Thọ Mạng Của Phật Pháp

Những Câu Chuyện Về Thiền (Tập 2)

Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý

Người Phật tử tích cực chung sức vào việc ngăn ngừa dịch bệnh (Tập 1)

Phật tử nên thận trọng với các pháp thiền ngoài Phật giáo

Ngày Thành Đạo – Minh Mẫn

Tin mới nhận

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Khéo tích công bồi đức

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Tuệ giác của Đức Phật

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Thông điệp của Đức Thế tôn (II)

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Công đức chiêm bái Phật tích

Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Đức Phật nói về tiềm năng của con người

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Từ Tượng Vua Lý Ở Hà Nội

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Buôn chuyện bị Phật rầy

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Đóng Diễn Lại Phim Tư Liệu Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu? – Minh Thạnh

Tin mới nhận

Bài ca kính ngưỡng

Đức Phật là ai?

Thiền Tâm

“Tứ động tâm” linh thiêng và sông Hằng huyền bí

Lòng tham của con người không có gì sánh bằng

Trách nhiệm với sinh quyển

Vai trò của tánh không trong phương thức trị liệu hý luận

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Đạo Phật Và Nữ Tu – Dalai Lama – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Người đẹp tuyệt trần

Nước Có Dậy Sóng Không

Tăng Ni Trẻ Và Chuyện Học Hành

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

Tự truyện một người tu

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Lâu Đài Potala – “Kỳ Quan Mới” Của Thế Giới

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Phật Giáo & Phương Tây Mối Quan Hệ Chưa Rõ Rệt – Hoàng Phong Lược Dịch

Vai trò của trụ trì với công tác hướng dẫn Phật tử

Bằng Tất Cả Tấm Lòng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Milinda Vấn Đạo Người Dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Tâm Kinh Bát Nhã Qua Cái Nhìn Của Nhà Thiền

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Ngày Tết đọc Kinh Phật

Sự Tiếp Nối Của Nghiệp, Kinh Tăng Chi Bộ (Song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 05)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Hạnh Phúc Và Đau Khổ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tin mới nhận

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Tịnh Độ Tông

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Lá Thư Tinh Độ

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Gia đình có 7 người con hiếu tử

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Tịnh Độ Vấn Đáp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 26)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Niệm Phật Thập Yếu

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese