TỪ VỤ “ĐẠO SƯ ” DUY TUỆ:
PHÂN BIỆT PHẬT ĐẠO VÀ MA ĐẠO
Hồng Vân
Cách đây 2555 năm Đức Phật đã từng
biết trước, trong thời mạt pháp sẽ xuất hiện rất nhiều đạo sư, giả làm thiện
tri thức đưa chúng sinh lầm đường lạc lối không biết đâu là chánh pháp. “Sau
khi tôi diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều bọn ma này sôi nổi trong thế
gian, gây nhiều việc tham dâm, lại gỉa làm người thiện trị thức. Khiến cho các
chúng sinh sa vào hầm ái kiến, bỏ mất con đường bồ đề….” (Kinh Thủ Lăng
Nghiêm.)
Trong Kinh Đại Thừa Kim Cang Kinh
Luận đức Phật đã nói về sáu hạng người sẽ chui vào Phật đạo, mượn danh Phật đạo
để phá hoại chánh pháp. Khi Bồ tát Văn Thù hỏi đức Phật: Sao gọi là Lục sư
ngoại đạo ? Đức Phật trả lời : “Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ
Ma ba tuần xen vào trong Pháp ta.
1. Ở chùa, cạo đầu, mặc áo
Phật, chung lộn với người đời, ăn thịt uống rượu, nhơ bẩn đất Phật. Đấy là
ngoại đạo thứ nhất.
2. Còn có người dắt vợ, đem
con vào chùa. Học theo tà thuật, cho là để truyền lại cho đệ tử . Ăn thịt uống
rượu . Cũng đi làm chay, tụng kinh cho người. Không phải ông thầy, không phải
người tục. Đó là ngoại đạo thứ hai.
3. Còn có những người tà, trên thì
không có thầy truyền, dưới thì không có thầy chứng, bị ma quỷ ám ảnh, mê muội.
Trí biết bậy bạ, cho là thông minh. Chẳng có công tu, tự xưng thành đạo. Bên
ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời, theo
vào đường tà, diệt hạt giống Trí của Phật. Đấy là ngoại đạo thứ ba.
4. Lại có người làm theo việc hữu
hình, học phép hữu vi, vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi Quỷ, sai Thần, phỉnh gạt người
đời , ác kiến càng nhiều thì chính kiến của Phật càng bị tiêu diệt. Đây là
ngoại đạo thứ tư.
5. Còn có người y theo việc
tốt xấu, học theo chiêm quẻ, bàn luận cát hung, xem bói xem tướng, nói trước
những điều họa phúc, dối chúng gạt người, tiêu diệt con mắt chính Pháp của
Phật. Đây là ngoại đạo thứ năm.
6. Lại có người sửa soạn hình tướng,
bụng trống lòng cao. Mình không có tài năng mà lòng tự cao, cho mình là giỏi ;
chưa có chứng ngộ, nói là đã chứng, đã ngộ. Học được một hai câu nói của
Phật, cho mình đã thấu lý. Chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm. Chấp theo
tà tướng, dối gạt người không Trí. Chẳng cần xem Kinh, niệm Phật. Chẳng cần làm
Phúc tham Thiền. Chẳng cần xuất gia thụ giới. Chẳng cần tìm Thầy học Đạo. Dám
đem sắc thân uyển giả này mà ví cùng Phật không khác. Lừa gạt người không biết
vào nơi hắc ám. Dứt đoạn căn lành, tiêu diệt hạt giống Trí Tuệ. Hay chấp trược
những sự khờ khạo, ngu si. Đây là ngoại đạo thứ sáu.
Sáu hạng ngoại đạo này là Ma ba
tuần, đến thời mạt Pháp, xen vào giáo Pháp của ta, phá hoại Già Lam, huỷ báng
chính Pháp của Phật, chê bai những giáo tướng, nghi thức tụng niệm”.
Qua những điều đức Phật trả lời Văn
Thù sư Bồ tát ta thấy đạo sư Duy Tuệ là hạng người ngoại đạo thứ sáu mà đức
Phật đã tiên đoán trước. Những kẻ ngoại đạo này sẽ chui vào Phật đạo, khoác áo
cà sa, mượn danh Phật để phá hoại Tam bảo. Chánh pháp sẽ bị diệt vong do chính
những hạng người này gây ra.
Với những đạo sư có một chút dụng
công tu hành thiền định như : Thanh Hải vô thượng sư, OSo, Duy Tuệ…họ có trí
biện thông rất phát triển. Sau một thời gian tu tập thiền định, vọng niệm sẽ
lắng xuống, hành thức (một trong ngũ ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức) bắt đầu
hoạt động mạnh lên. Các thiền gia có khả năng biện luận rất giỏi. Họ nói năng
khéo léo hợp lý và loghích rất thuyết phục người nghe. Nhưng trí biện thông đó
mới chỉ là trí tuệ thế gian.
Theo HT. Tuyên Hoá thì “Khi trí
biện thông phát triển ông nên phân minh cái trí huệ thế gian và trí huệ
xuất thế gian. Trí huệ thế gian nghĩa là Thế Trí Biện Thông (một trong tám
nạn). Họ khéo léo nói năng, xảo ngôn, biện luận. Điều không có lẽ phải, nhưng
họ nói nghe rất là có lẽ phải. Người mê ám nghe họ nói liền cho rằng: “Ồ! Họ nói
rất có lý, điều họ nói rất đúng”. Kỳ thật, nếu ông có trí huệ chân chính thì
không thể chấp nhận sự ngu lộng, ngụy càn, xảo ngôn của họ, không bị đạo lý ngu
mê của họ khiến ông trở nên ngu mê”.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật
đã nêu ra bốn chủng tử thanh tịnh để phân biệt chánh đạo và tà đạo đó là :
Sát, đạo, dâm, vọng. Bất kỳ một vị tăng sĩ, đạo sư nào dù khoác áo cà sa
hay không khoác áo cà sa đi thuyết pháp giảng đạo Phật mà phạm phải bốn giới
thanh tịnh trên đều không phải là chánh đạo. Đây chính là kính chiếu yêu phân
biệt Phật và ma là cơ sơ mà những đệ tử Phật cần phải thông rõ để tránh lạc
lối.
Để bạn đọc hiểu sâu thêm vì sao
những tăng sĩ, đạo sư khi phạm vào bốn giới này đều không thể vượt khỏi
tam giới, giải thoát. Tôi xin được trích trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật đã
chỉ rõ bốn thứ thanh tịnh như sau :
“- Lòng dâm : A Nan thế nào thu
nhiếp cái tâm thì gọi là giới ? Nếu chúng sinh trong lực đạo các thế giới cái
tâm không dâm thì không đi theo dòng sinh tử tiếp tục. Ông tu phép tam muội cốt
để ra khỏi trần lao, nếu không trừ lòng dâm thì không thể ra khỏi trần lao
được. Dầu có nhiều trí thiền định hiện tiền nếu không đoạn lòng dâm cũng chắc
lạc vào ma đạo. Hạng trên thành ma vương, hạng giữ thành ma dân, hạng dưới
thành ma nữ . Các bọn ma kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tư xưng thành đạo vô
thượng. Nếu không đoạn lòng dâm mà tu thiền định thì cũng như nấu cát nấu đá
muốn cho thành cơm. Dầu trải qua trăm nghìn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng đá
nóng. Vì cớ sao ? Vì đó là giống cát, giống đá không phải là bản nhân của cơm
– Lòng sát : A Nan… lục đạo trong
các thế giới, nếu cái tâm không sát thì không theo dòng sinh tử tiếp tục. Ông
tu phép tam muội, cốt ra khỏ trần lao nếu không trừ lòng sát thì không thể ra
khỏ trần lao đượcDầu có nhiều trì thiền định hiện tiền nếu không đoạn lòng sát
thì chắc phải lạc vào thần đạo. Người bậc trên thì thành đại lực quỷ, người bậc
giữa thì thành phi hành dạ xoa và các loài quỷ soái, người bậc dưới thì thành
địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng thành
đạo vô thượng. Sau khi tôi diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều quỷ thần
này sôi nổi trong thế gian. Tự nói rằng ăn thịt được đạo bồ đề….Các ông nên
biết những người ăn thịt đó dầu cho tâm được khai ngộ giống như Tam ma đề đều
là loài la sát, quả báo hết rồi phải chìm đắm trong bể khổ không phải đệ tử
Phật. .. Nếu không đoạn lòng sát mà tu thiền định thì cũng ví như có người tự
bịt lỗ tai, cả tiếng kêu to mà trong mong người khác không nghe…làm sao đức đại
bi lại lấy các máu thịt của các chúng sinh mà làm đồ ăn.
– Lòng thâu đạo : A Nan, lại
như chúng sinh lục đạo trong thế giới , tâm không thâu đạo thì không theo dòng
sinh tử tiếp tục. Ông tu phép tam muội, cốt ra khỏi trần lao, nếu lòng thâu đạo
không trừ thì không thể ra khỏi trần lao được. Dầu cho có nhiều trí thiền định
hiện tiền, nếu không đoạn được lòng thâu đạo thì chắc phải lạc vào tà đạo. Hạng
trên thì thành tinh linh, hạng giữa thì thành yêu mị, hạng dưới thì thành người
tà đạo bị các loài quỷ mị nhập vào ….mỗi người tự xưng đã được đạo pháp thượng
nhân lừa gạt kẻ không biết doạ dẫm khiến cho lòng mất chính tìn. Chúng đi qua
đến đâu, cửa nhà người ta đều bị hao tổn tan nát. Tôi dạy hàng Tỳ Kheo theo thứ
lớp khất thực để bỏ lòng tham, thành đạo Bồ đề. …Nếu không đoạn lòng thâu đạo
mà thu thiền định thì cũng như người lấy nước rót vào chén thủng mong cho đầy
chén. Dầu trải qua kiếp số như vi trần rốt cuộc cũng không thể đầy được.
– Lòng vọng : An Nan ….nều mắc
phải đại vọng ngữ thì Tam ma đề không được thanh tịnh thành giống ma ái kiến và
mất giống Như Lai. Tức như chưa được gọi rằng được. Chưa chứng gọi rằng chứng,
hoặc để cầu thế gian tôn trọng tột bậc, bảo người khác rằng : Tôi nay đã được
qủa Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, đạo A La Hán, thừa Bích Chi Phật
hay các quả vị Bồ Tát trong thập địa hay trước thập địa. Tr6ong mong người kia
lễ sám, tham sự cúng dường. Những tên nhất điên ca ấy tự tiêu diệt giống Phật.
Như người lấy dao chặt cây đa la. Phật Ấn ký người ấy mất hẳn thiện căn không
còn chính kiến, chìm đắm trong ba bể khổ, không thành tựu pháp tam muội. Tôi
bảo các hàng Bồ Tát và A La Hán ….nhưng rốt ráo không tự bảo rằng tôi thật
là Bồ Tát, thật là A La Hán, khinh xuất nói với những người chưa học, làm tiết
lậu mật nhân của Phật. Chỉ trừ đến lúc lâm chung hoặc chăng thầm có những lời
di chúc. Làm sao lại còn lừa gạt chúng sinh. Thành tội đại vọng ngữ. … Nếu
không đoạn trừ lòng đại vọng ngữ thì cũng như khắc phân người làm thành hình
cây chiên đàn mà muốn được hương thơm. Thật không có lẽ nào lại như vậy. Nhân
đã không thật, quả ắt quanh co, như thế mà cầu đạo Bồ đề của Phật thì cũng như
người muốn cắt rốn, làm sao mà thành tựu được.
Như lời tôi đây gọi là lời nói của
Phật. Không như lời nói đó tức là lời nói của Ma ba tuần”.
Để hiểu rõ hơn bốn chủng tử thanh
tịnh đức Phật đã nói trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, chúng ta có thể nghe thêm
những bài pháp thoại giảng kinh của các vị tăng sĩ. Trong bốn thứ: Sát, đạo,
dâm, vọng có lẽ đạo là khó hiểu nhất. Tôi xin được trình bầy một cách đơn
giản nhất. Đạo chính là lòng thâu đạo, mượn danh phật đạo để mang lại lợi ích
cho cá nhân, cho gia đình mình. Các vị tăng sĩ, đạo sĩ nếu lấy của cùng dường,
ăn của đàn na tín thí mà không tu hành lại gom góp cho bản thân mình, sau khi
mất báo thân sẽ sa vào cảnh giới ngạ quỷ.
Đối chiều với bốn thứ thanh tịnh để
phân biệt chánh tà chúng ta thấy, các vị đạo sư thường mắc phải 3 giới: dâm,
đạo, vọng. Các vị tăng sĩ thường hay mắc phải hai giới: đạo, vọng. Thầy Thích
Thông Lạc đã phạm vào lòng vọng, nghĩa là chưa chứng mà tự cho mình là chứng.
Mất giống Như Lai lạc vào tà đạo. Qua bốn chủng tử thanh tịnh mà đức Phật đã
nêu ra, chúng ta không cần phải đi sâu phân tích đúng sai những thuyết lý của
các vị tăng sĩ, đạo sư mà chỉ cần biết vị đó có phạm bốn giới trên hay không là
có thể rời khỏi người thầy này để tránh lạc lối trên con đường hướng Phật của
mình.
Vì sao bốn chủng tử thanh tịnh
và Kinh thủ lăng nghiêm được cho là kính chiếu yêu hay cơ sở để phân biệt
chánh đạo tà đạo, HT. Tuyên Hoá đã nói :
“Đây cũng bởi vì Kinh Lăng Nghiêm
nói lên sự thật quá rõ ràng. Trong khi ma vương lại không thể giữ được Tứ Chủng
Thanh Tịnh Minh Hối tức bốn lời răn dạy thanh tịnh, cũng không thể tu được Pháp
Môn Viên Thông của hai mươi lăm vị Thánh, và càng không dám đọc về cảnh giới
của Năm Mươi Loại Ấm Ma. Vì nó sợ bại lộ nguyên hình, khiến cho người ta biết
được bộ mặt thật của nó, cho nên nó mới tìm cách hủy diệt Kinh Lăng Nghiêm. Hủy
diệt đây không phải là đốt kinh điển, mà là hủy diệt kinh từ trong tâm chúng
sanh, khiến cho mọi người mất lòng tin đối với Kinh Lăng Nghiêm”.
Trong Kinh Pháp Diệt Tận đức Phật đã
nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ
bị hủy diệt trước hết.” Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm là đại biểu cho thời đại
Chánh Pháp. Nếu không có kinh Lăng Nghiêm, tức là không có Chánh
Pháp. Theo HT.Tuyên Hoá : “Hiện nay có rất nhiều sơn yêu thủy quái,
chúng chủ trương là Kinh Lăng Nghiêm không phải do Phật nói, và muốn mọi người
đừng tin. Nếu không tin Kinh Lăng Nghiêm, vậy bao nhiêu Kinh điển khác đều có
thể lấy bút quẹt bỏ hết mà không tin luôn à! Vì sao? Bởi không có căn cứ chăng!
Cho nên quý vị có thể thấy rằng tâm địa của ma vương quả thật quá cay độc!”
Để đi sâu và làm rõ hơn một vị tăng
sĩ hay vị đạo sư giảng đạo có phải là chánh đạo hay không HT. Tuyên
Hoá có đưa ra sáu tiêu chuẩn để phân biệt hạng tà tri tà kiến:
1- Trước hết thử xem người nào đó có
tâm tranh danh tranh lợi hay không. Dụng công cho danh lợi, lại tham tài tham
sắc, tham lam không biết chán.
2- Để ý xem họ có tự “đánh
bóng” cho họ không? Họ có tự mình xưng tán không? khoa trương mình không?
3- Họ có hạ giá người khác để đề cao
thân phận của họ không? Đối với những hạng này, chẳng cần hỏi cũng biết, nhất
định là hạng tà tri tà kiến.
4- Lại xét xem họ có tham cầu gì
không? Nói về người xuất gia thì mỗi ngày ăn một bữa, nhưng cũng có người không
theo quy điều này, tự động đến tiệm để mua thức ăn. Người đó đương có dục niệm
về ăn, vậy dục niệm về sắc chắc cũng không bỏ được. Cứ nghĩ cũng biết, những
hành động đó đều là vị kỷ. Nói chung, phàm là vị kỷ tức đã có sự tham cầu.
5- Sau đó thử xem họ có tâm tự tư tự
lợi không?
6 – Xem thử họ có thích nói dối
không? Nếu có, họ thuộc về hạng tà tri tà kiến, không còn nghi ngờ gì nữa.
Lấy sáu tiêu chuẩn trên để trắc
nghiệm có thể biết người nào đó có chánh tri chánh kiến, hay thuộc hạng tà tri
tà kiến. Nói tóm lại, nếu hết thảy mọi thứ đều kéo về cho riêng mình, thì đó là
hạng tà tri tà kiến. Nếu hết thảy đều vì hạnh phúc của đại chúng thì người đó
có chánh tri và chánh kiến.
Trong quyển Thí Luận
của ông Trần Do Bân chỉ rõ ba điều một vị thầy giảng đạo phạm phải đều là tà
đạo:
– Vị Thầy dùng thần thông và các
điều kỳ dị làm “công cụ” để thu hút những chúng sanh có lòng hiếu kỳ;
đó là tà.
– Vị Thầy tự ý thêm bớt, sửa
đổi các quả vị tu hành trong Phật Giáo và giải thích lệch lạc ý nghĩa của
“tín, giải, tu, chứng,” còn tự cho mình là giáo chủ; đó là tà.
– Vị Thầy tự lập ra tông phái
rồi tự xưng là giáo chủ mà chính mình lại không có căn bản chân thật về đạo lý
Phật Giáo; đó là tà.
Trong Kinh luật dị tướng – Dẫn
Hải long vương kinh, Đức Phật nói:Có bốn cách kiếm thức ănkhiến cho chúng
sanh bị đoạ vào ba đường ác:
– Một
là, dùng lưới vây bắt cầm thú, tàn hại muôn loài, sát sinh oan mạng… để kiếm
thức ăn.
– Hai
là, dùng gậy gộc, đao kiếm, thương trượng, xà mâu, cung tên… bức bách, đâm
chém, cướp đoạt tài sản của người khác để kiếm thức ăn.
– Ba
là, xan tham, nịnh hót, gây rối loạn, phạm cấm giới, tà kiến, lừa dối… để kiếm
thức ăn.
– Bốn
là, không phải thầy tự xưng làm thầy, không phải Thế Tôn tự xưng là Thế Tôn,
theo tà đạo mà cho mình chính, không phải tịch chí mà tự xưng tịch chí, không
thanh tịnh tự xưng thanh tịnh, không có phạm hạnh mà tự xưng phạm hạnh… tự xưng
bừa như vậy để cầu mong có được thức ăn.
Bốn cách kiếm thức ăn như vậy khiến
cho chúng sanh đoạ lạc vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ta thuyết pháp
là để từ diệt bốn cách kiếm thức ăn này, để chúng sanh không vì nuôi dưỡng cái
thân này mà tổn hại đến các loài chúng sanh khác. Muốn tự bảo hộ thân mình phải
biết bảo hộ thân của người khác, phải cẩn thận giữ gìn chứ có vi phạm.
Trong thời kỳ mạt pháp, khi các vị
đạo sư xuất hiện ở khắp nơi, mượn danh Phật pháp để đưa ra những thuyết lý,
kiến giải của mình, những đệ tử Phật chúng ta cần có trạch pháp nhãn (con mắt
biết chọn lựa Pháp) mới có thể phân biệt được phải hay trái, đúng hay sai và
thiện hay ác một cách rõ ràng. Nếu không, chúng ta chẳng khác gì như người mù
sờ voi, mò không ra được đạo lý chân chánh.
Vì biết trước trong thời kỳ mạt
pháp, sau khi đức Phật diệt độ sẽ có rất nhiều hạng tà đạo chui vào Phật đạo để
phá chánh pháp nên đức Phật đã dạy các vị Bồ tát Đại thừa phải đem nguyện lực,
tùy chỗ ứng hiện.
“Hoặc làm vị Đế vương, hoặc làm
vị Tể quan, hoặc làm vị Trưởng giả, đều ở mỗi chỗ làm vị Đàn việt để tiêu trừ
tà đạo, ủng hộ chính Pháp, không cho tà ma tự tiện quấy phá, y theo lời Phật
dạy. Đây mới là Đệ tử của Phật. Còn như thuận theo tà , là đồng với Ma ba tuần
ngoại đạo, huỷ báng Pháp Đại thừa, đọa vào Địa ngục như tên bắn”.
Dù ma đạo sôi nổi ở khắp nơi quẫy
nhiễu đại chúng phá chánh pháp. Chúng ta tin rằng từ nay cho đến thời chánh pháp
diệt tận còn rất nhiều các vị Bổ tát sẽ ứng hiện ở khắp nơi để gìn giữ chánh
đạo diệt trừ ma đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật !
Nam Mô Thủ Lăng Nghiêm Kinh Phật !
(Nguồn: http://www.phattuvietnam.net)
Discussion about this post