PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Thiên tai, động đất, sóng thần có phải do chiêu cảm của việc sát sanh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THIÊN TAI, ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
CÓ PHẢI DO CHIÊU CẢM CỦA VIỆC SÁT SANH Và NẠO PHÁ THAI?

VẤN: Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật. Hình như bão lũ năm sau luôn mạnh hơn năm trước và thiệt hại về người cũng như vật chất không ai có thể biết được. Theo các nhà khoa học tất cả đều do việc nóng dần lên của trái đất làm băng tan, do việc phá rừng bừa bãi, sử dụng quá nhiều chất gây tăng khí hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tất cả đều do việc sát sinh mà ra vì các oan hồn uổng tử không được siêu thoát, chồng chất nợ nghiệp nhau nên chiến tranh mới xảy ra khắp nơi còn động đất và sóng thần là do chiêu cảm nghiệp của việc phá thai, các vong nhi không được siêu thoát gây nên. Xin sư cho con biết liệu điều ấy là có đúng với tinh thần của Phật giáo không? Làm cách nào để giảm bớt những thiệt hại như thế này?

ĐÁP

ChinaquakeTrong lịch sử địa chất của Trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ tan băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ tan băng.

Nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự biến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh Mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.

Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…

Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: Gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái…(theo Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại – Ngô Huyền, tổng hợp Kiến Thức Môi Trường).

Như trên là nhận định của khoa học, còn theo Phật giáo thì tình trạng môi trường của chúng ta đang sống thuộc về “kiếp giảm”. Những hiện tượng của “kiếp giảm” xảy ra trong thế kỷ XXI làm tổn hại con người, cũng không ai khác hơn là con người tự tạo nghiệp ác, như bạn đã kể trong câu hỏi là chuyện nhỏ và còn tệ hơn thế nữa!

Kiếp giảm lấy nhơn thọ trong thời kỳ tiệm giảm làm hạn lượng. Thọ số của nhơn loại ở mức cực cao là 84.000 tuổi. Từ 84.000 tuổi mỗi 100 năm giảm một tuổi, giảm đến chừng nào con người còn 10 tuổi là mức cuối cùng. Khoảng thời gian nầy kể là một giảm kiếp. Như thế một giảm kiếp tính ra có đến 8.399.000 năm. Trong khi thọ lượng được 84.000 tuổi, con người cao 840 trượng, qua trăm năm giảm một tuổi, bề cao cũng thấp xuống một tấc, qua ngàn năm giảm 10 tuổi, bề cao thấp xuống một thước. Đến chừng nhơn loại còn 10 tuổi là thượng thọ, bề cao con người chỉ còn một thước. Trong kiếp giảm, ác nghiệp của nhơn loại càng ngày càng tăng, phước báo càng lúc càng kém. Như khi nhơn thọ 84.000 tuổi, do phước nghiệp tăng thạnh, nên có bảy báu hiện ra, điềm lành tập hợp, năm vị ngon quí, người thần vui đẹp, mưa gió thuận thời, suối ngọt gạo thơm, dân chúng hiền lành, bậc thánh vương trị nước. Lúc nhơn thọ còn mười tuổi, do ác nghiệp tăng thạnh nên bảy báu ẩn mất, năm vị lợt lạt, điềm dữ hiện ra, nhơn vật khốn cùng, quỷ thần kêu khóc, âm dương trái độ, mưa gió lỗi thời, cảnh đói khát lan tràn, con người tranh đua lường gạt chém giết lẫn nhau. Lại trong kiếp giảm có tiểu tam tai là: Nạn cơ cẩn, nạn dịch khí, và nạn đao binh.

Theo luận Du Già Sư Địa, lúc nhơn thọ giảm còn 30 tuổi, có tai nạn cơ cẩn (đói khát) kéo dài bảy năm bảy tháng bảy ngày. Trong thời gian này cách rất lâu mới có một cơn mưa, ngũ cốc không sanh loài người chết vô số, xương trắng đầy đồng. Khi đó nếu người nào tìm được một hạt lúa, họ xem như ngọc ma ni, đem cất giấu ở trong rương. Qua một loạt chết chóc kinh khủng này, những kẻ còn sống sót khởi lòng nhàm chán bậc hạ, thật tâm ăn năn sám hối, tai nạn đó mới dứt.

Lúc nhơn thọ giảm còn 20 tuổi, do loài người lui sụt tâm nhàm chán ăn năn trước kia, lần lần làm ác, nên có tai nạn dịch khí nổi lên, trải qua thời gian bảy tháng bảy ngày, thây chết rải rác ngổn ngang khắp đường sá đồng ruộng, không ai chôn cất. Khi ấy mọi người tự biết do nghiệp ác nên phải chịu quả khổ như thế, ai nấy đều ăn năn sám hối, khởi lòng nhàm chán bậc trung, nạn dịch khí liền dứt. Rồi tháng năm trôi qua, nhơn loại lần lần quên bao nhiêu cảnh khổ, trở lại tạo thập ác thêm nhiều.

Đến lúc thọ lượng của thế nhơn còn 10 tuổi, con người sanh ra ít ngày là biết đi, mới năm tháng đã có chồng vợ. Lúc ấy nhơn loại lấy lúa lép làm thức ăn bậc nhất, lấy tóc kết lại làm y phục bậc nhất, lấy sắt làm đồ trang nghiêm bậc nhất. Bao nhiêu thức ăn ngon quí đều ẩn mất, các thứ mật, mía, dầu, muối đều biến chất, không thành mùi vị. Khi có yến hội lớn, người ta thường nấu xương khô để thết đãi lẫn nhau. Bấy giờ lại có tai nạn đao binh nổi lên. Trước tiên các nước đem binh đánh giết lẫn nhau; trong thân quyến như cha con, anh em, chồng vợ còn luôn luôn có sự tranh cãi, huống chi đối với kẻ khác.

Đến lúc kiếp mạt, thế lực của nghiệp ác mạnh mẽ cùng cực, trong vòng bảy ngày, loài người như mê cuồng, tay cầm đến cây, gậy, ngói, đá, những thứ ấy đều hóa ra đao, kiếm không luận kẻ thân sơ, hễ gặp mặt là tàn sát nhau. Ai nấy đều nghĩ rằng: Nếu mình không giết người ta, người ta cũng giết mình. Trong thời gian đó, thây chết cùng khắp, đường sá vắng người. Qua bảy ngày nầy nghiệp sát tiêu tan, còn độ một muôn người sống sót, trốn ở trong hang đá rừng núi lần lượt đi ra. Bấy giờ thế giới hoang sơ, trong vòng mấy muôn dặm khó thấy một bóng người, nên khi được gặp mặt họ liền ôm nhau mà khóc. Thời gian nầy kiếp giảm đã đến mức cuối cùng, loài người khởi tâm nhàm chán bậc thượng, lần lần tu pháp lành, nên phước thọ cũng lần lần tăng thêm (trích Phật học tinh yếu – HT Thích Thiền Tâm biên soạn)

Thật vậy những hiện tượng (y báo) thường xảy ra như thế, là do nghiệp nhân, quả báo của chúng sanh (chánh báo) trên hành tinh địa cầu tác động, muốn có sự hưởng thụ lao động của mình, tranh chấp quyền bính, bành trướng bá quyền, ít nghĩ đến sanh hoạt đạo đức, ít tu hành. Từ đó khí tham sân si ngày càng bộc phát dữ dội, để phục vụ cho sự tham lam ích kỷ cá nhân. Vì sự ăn mặc, tiện nghi, hám danh hám lợi, tạo cảnh oán thù, chém giết lẫn nhau, dẫn đến gây nên những thảm cảnh chiến tranh sắc tộc, chiến tranh biên giới, chiến tranh thế giới, thật tàn khốc, giết hại con người không thương tiếc. Đấy là những nghiệp nhân quả báo.

Còn một hệ quả khác đáng thương tâm không ít là con người tạo nghiệp, sát sanh loài vật, thú rừng: Hùm, beo, tê, tượng; gia súc: Trâu, bò, cừu, dê, lợn, gà, vịt; dưới biển các loài thủy tộc cũng không yên. Chung quy cũng từ con người chuốc lấy oán hờn, tạo thành những cuộc tử sanh, luân trầm, vay trả.

Muốn không còn khổ đau, thì con người cần có sự tu tỉnh, tránh xa các điều ác, làm các việc lành, giúp đỡ chúng sanh, đó là lời chư Phật trang nghiêm kiếp, hiền kiếp đều giáo hóa. Thế giới và con người sẽ theo nghiệp cảm mà thọ báo lành, không còn khổ đau nữa. 

Ví dụ: Không chặt phá rừng thì không có lũ lụt, hạn hán; không sát sanh, trộm cướp, không ỷ thế hiếp cô thì không còn chiến tranh đau thương chia cách, không tham lam ích kỷ, say đắm ngũ dục thì không có cảnh trái đất nóng dần, băng tan, động đất sóng thần, không xa hoa trụy lạc, cờ bạc rượu chè thì không còn cảnh nghèo đói…

HT Thích Giác Quang

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Dính Mắc

Dính Mắc   NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA   Có lẽ từ ngữ bị hiểu lầm nhiều nhất trong giới Phật tử Tây phương đó là chữ...

Trẻ Không Nhà – Minh Mẫn

Trẻ Không Nhà – Minh Mẫn

TRẺ KHÔNG NHÀMinh Mẫn Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét...

Đón Tết Canh Dần Tại Chùa Phật Huệ Chlb Đức – Thích Minh Thông

Đón Tết Canh Dần Tại Chùa Phật Huệ Chlb Đức – Thích Minh Thông

ĐÓN TẾT CANH DẦN 2010 TẠI CHÙA PHẬT HUỆ CHLB ĐỨC Thích Minh Thông Năm Nay Chùa Phật Huệ đón Tết...

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người. A Di Đà Phật!Hôm nay có 35 câu...

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị – Đào Văn Bình

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị – Đào Văn Bình

HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI VỀ CẢI ĐẠO: MỘT ĐỀ NGHỊĐào Văn Bình LTS: Từ lâu, vấn đề "bài...

Trong Ánh Sáng Của Tử Thần

Trong Ánh Sáng Của Tử Thần

TRONG ÁNH SÁNG CỦA TỬ THẦN Helen TworkovDiệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữRick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ...

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

HÃY SỐNG VỚI NHỮNG GÌ MÌNH THẬT CÓĐào Văn Bình Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn...

Hôm Nay Là Ngày Thiên Chúa Phật Pháp

Hôm Nay Là Ngày Thiên Chúa Phật Pháp

HÔM NAY LÀ NGÀY THIÊN CHÚA PHẬT PHÁPThiền Sư Ajahn Cha | Thích Khánh Hỷ dịch Hỏi: Phật Giáo có khác biệt...

Lời Chỉ Dạy Vô Giá Của Hòa Thượng Thích Minh Châu Về Chánh Tín

LỜI CHỈ DẠY VÔ GIÁ CỦA HT. THÍCH MINH CHÂU VỀ CHÁNH TÍN Tâm Thuận Kính thưa quý đạo hữu!...

Bốn Điều Không Thể Ngăn Ngừa (The Four Un-preventable)

Bốn Điều Không Thể Ngăn Ngừa (The Four Un-Preventable) Trong bộ Tạp A Hàm, Anguttara Nikaya, đức Phật có giả...

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-Tphcm

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỊNH XÁ NGỌC PHƯỚC 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-TPHCM TÂM THƯ Kính...

Đức Phật Của Chúng Ta

Đức Phật của chúng ta

Cuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của...

Bát Chánh Đạo Là Phương Pháp Phát Triển Trí Tuệ Và Đạo Đức Cho Xã Hội

Bát Chánh Đạo là phương pháp phát triển trí tuệ và đạo đức cho xã hội

BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ VÀ ĐẠO ĐỨC CHO XÃ HỘI ‘Bát chánh đạo’ hay...

Vọng Niệm Sao Băng

Vọng niệm sao băng

VỌNG NIỆM SAO BĂNG Dương Thủy Triều   Đức Phật giảng muôn pháp, cũng là mong chúng sanh thực hành...

Ai Điều Khiển Nhân Quả?

Ai điều khiển nhân quả?

Nhân Quả là Luật tự nhiên của vũ trụ, nó tự diễn tiến, không có ai điều khiển cả. Đây...

Dính Mắc

Trẻ Không Nhà – Minh Mẫn

Đón Tết Canh Dần Tại Chùa Phật Huệ Chlb Đức – Thích Minh Thông

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị – Đào Văn Bình

Trong Ánh Sáng Của Tử Thần

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

Hôm Nay Là Ngày Thiên Chúa Phật Pháp

Lời Chỉ Dạy Vô Giá Của Hòa Thượng Thích Minh Châu Về Chánh Tín

Bốn Điều Không Thể Ngăn Ngừa (The Four Un-preventable)

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Đức Phật của chúng ta

Bát Chánh Đạo là phương pháp phát triển trí tuệ và đạo đức cho xã hội

Vọng niệm sao băng

Ai điều khiển nhân quả?

Tin mới nhận

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Phật pháp tại thế gian

9 ân Đức Phật

Đức Phật dùng sen độ người

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Lời Phật dạy xưa và nay

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Đức Phật độ người gánh phân

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Phật dạy: Đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Năm phận sự của Đức Phật

Khi nào là Phật?

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Lời Phật dạy sâu sắc về việc hãy sống trọn vẹn hạnh phúc trong hiện tại

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Tin mới nhận

Có Gì Là Nhiệm Mầu Trong Giây Phút Hiện Tại

Những nữ Phật tử đầu tiên

Tầu Hủ Ky Da Giòn Sốt Nấm Đông Cô Cải Làn

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 3

Đạo Phật là nghệ thuật để sống an vui

Đứng Trên Tất Cả – Vĩnh Hảo

Định giá hệ thống Trung Quán

40. Con Đường Giải Thoát

Thiền và tù nhân

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 9)

Đức Phật Là Ai? (who Is Buddha? Tủ Sách Kiến Thức Phật Giáo Của Thanh-thiếu-niên)

Dòng đời vô tận

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Tìm hiểu một trong 5 việc của Đại Thiên

Từ Ngũ Cú Thuyết (五句說) Trong Kinh Trung A- Hàm Đến Năm Thể Tài Trong Kinh Điển Bà-la-môn.

Thông Điệp Vesak 2019 Của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc (song ngữ)

Thấy rõ những điều không vui

Bản Chất Của Bệnh Dr Bruce Lipton Chuyển Ngữ: Thích Nữ Giác Anh

Tết Con Trâu Bàn Chuyện Chăn Trâu

Phụng dưỡng đúng pháp mới được phước lớn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Kinh Thập Thiện Lược Giải

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 32)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 89)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Đã đến lúc nhìn lại Phật giáo nước nhà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 48)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

CÁCH CỨU GIÚP NGƯỜI THÂN BẤT NGỜ GẶP NẠN

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.