PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Phật quốc trong kinh Vô Lượng Thọ

1_Amitabuddhasutrapicture9_Jpg-Content“Ư bỉ nhị
thập nhất câu chi Phật độ, công đức
trang nghiêm
chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc,
siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói
về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)

Ngài Pháp Tạng
Tỳ kheo, cần cầu thầy của ngài là Thế Gian Định Tự Tại Vương Như Lai. Điều ngài
thưa hỏi là muốn biết “Cõi Phật”.

Nếu luận
theo Tâm học thì khởi đầu kinh này có hai điều:

  1. Tên
    của người học trò là Pháp Tạng (tượng trưng cho tạng thức alaya)
  2. Tên
    người thầy là: Thế Gian Định Tự Tại
    Vương (tượng trưng cho tâm tự tại với mọi pháp thế gian)

Trên phương
diện
tu, Ngài Pháp Tạng (tạng thức) nếu luôn trú trong định huệ sẽ thanh tịnh những chủng tử bất thiện trong tạng
thức
thành thiện và cuối cùng khi nhập lý Bát nhã thì sẽ tự tại với mọi pháp, tượng
trưng
bởi Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai.

Khi tỳ kheo
Pháp Tạng (alaya thức) tịnh thiện đến rốt ráo thì ngài là Pháp Giới Tạng Thân A
Di Đà Phật
(thân biến cùng khắp và chứa mọi công đức), là Phật thân chứa đủ mọi Pháp trong thập phương
thế giới
mà pháp nào cũng là Vô Lượng Quang (tức trí huệ hậu đắc sáng suốt viên
mãn
; tượng trưng Phật A Di Đà (Amitabha)).

 Trên phương diện sự tướng, Pháp Tạng chỉ muốn
học: Trang nghiêm Phật độ (cõi Phật).

Có hai cách
suy nghĩ khác nhau về nghĩa của trang nghiêm Phật quốc:

1. Trang
nghiêm
cõi nước (tướng, cảnh).

2. Trang
nghiêm
tâm (tâm, thức).

Phật không sáng
lập
, không tạo ra Phật quốc (cõi Phật), nhưng ngài trang nghiêm Phật quốc bằng
công đức tu tập. Ngài trang nghiêm tâm thì chánh báo trang nghiêm sẽ là khởi
duyên để có y báo trang nghiêm.

Đối với những
vị chưa tự tại thì hai trang nghiêm cảnh và tâm này là phương tiện nhiếp độ, hổ
trợ cần thiết cho họ, nhất là trên phương diện giác ngộ thành Phật thì lại rất
cần hai trang nghiêm nầy.

Tâm nào cảnh
đó! Thực ra tâm và cảnh đi đôi (vạn pháp duy tâm, duy thức). Chuột, thỏ thích cảnh
trong hang. Con người sống trên trái đất này, tùy nghiệp thức cũng có những hoàn
cảnh
sống chung quanh khác nhau. Người sinh ra và sống tại Việt nam phải hưởng
những hoàn cảnh sống tại Việt nam. Người Việt nam vượt biên qua Mỹ cũng có những
nhân duyên phải sống trong hoàn cảnh của nước Mỹ. Cả hai đều là người Việt, nhưng
tâm hai người Việt này theo cảnh mà sai biệt rất lớn.Tóm gọn là tu tâm theo thiện
pháp
sẽ tạo ra công đức, năng lượng, năng lực. Năng lượng công đức này làm cho
chánh báo trở nên ngày càng trang nghiêm hơn. Chánh báo hiền thiện và y báo an
lạc
chỉ là thành quả tất nhiên thuận theo luật nhân quả của nghiệp, mà tâm là yếu
tố
chánh vận hành. Tâm và cảnh là trợ duyên của nghiệp mà cũng là quả của nghiêp.
Phật quốc được trang nghiêm do năng lực, công đức tu tập thân, khẩu, ý của vị
Phật là quả của nghiệp mà cũng là trợ duyên cho sự an lạc và giải thoát thành
Phật
cho chúng sanh.

Khi chưa giác
ngộ
, chưa nhập Bát nhã thì tâm tạo ra cảnh, sinh năng lực đôi lúc ảnh hưởng đến
tâm của người khác. Lấy ví dụ: Một người cau có, gắt gỏng, bước vào đám đông
đang vui vẻ thường biến đám đông đó bớt vui vẻ. Dân trong nước đang bồn chồn,
lo lắng về trận chiến ác liệt; đột nhiên loa phóng thanh reo hò tin thắng trận;
toàn dân nhẹ nhõm, vui vẻ. Qua những ví dụ này ta thấy năng lượng hoặc tâm, hoặc
cảnh đều có thể chuyển đổi hoàn cảnh sống.

Trong đời sống,
ta chỉ thấy, nghe hay biết qua cảnh. Thí dụ:

Hai chiếc xe
tông nhau, ta thấy có năng lực làm thay đổi vật thể là hai cái xe bị móp méo,
không những vậy, sức va chạm cũng còn đóng góp vào việc thay đổi vận hành của vũ
trụ
; nhưng năng lượng này quá nhỏ so với năng lượng vũ trụ nên ta không biết được.
Ném một hòn đá vào chân con chó, ta thấy và biết được có năng lực vì con chó đau
kêu lên “cẳng cẳng” và chạy cà nhót. Giả sử như bạn có thể cầm hạt bụi nhỏ nhất
rồi bạn ném xuống đất hay bạn tung lên trời. Việc làm này cũng tạo ra năng lượng,
năng lực. Ta không thấy, không biết vì chưa đủ dụng cụ để đo đạt được; không có
nghĩa là năng lượng phát sinh không có; cũng không có nghĩa là năng lượng quá
nhỏ bé này không góp phần trong vận hành của vũ trụ. Trên đây là những tạo tác
năng lượng của vật chất.

Một lời nói,
một hành động, một tâm thức phát ra luôn luôn có tiêu dùng năng lượng và tạo ra
năng luợng. Một hành giả cố gắng giữ giới tinh tấn trong chánh ngữ, chánh nghiệp,
sống chánh mạng; an định tâm thức mình với chánh niệm, chánh định; hành giả đấy
cố gắng, quyết tâm sống với chánh tư duy, chánh huệ. Tất cả những cố gắng, nỗ lực
tâm thức, tâm linh này đều phải ra sức làm nên phải có lực hay năng lượng, gọi
là năng lượng tâm thức hay năng lượng tâm linh.

Ngài Pháp Tạng
đã nỗ lực tu tập thiện nghiệp suốt năm đại kiếp. Ngài khéo tu đến độ hoàn thành
48 nguyện độ sanh. Ngài theo phương tiện khéo được hiển bày và dạy bảo của đức
Tự
Tại Vương Như Lai cùng với sự khéo tư duy, khéo chọn của Ngài rồi gia công dụng
hạnh tu trì ba nghiệp thân, khẩu, ý mà hiện nay công đức đã viên mãn (qua sự hoá
hiện
của Cực Lạc quốc độ cực kỳ trang nghiêm mà 10 phương chư Phật đều khen ngợi)
Công đức nầy có thần lực bao la, lợi lạc cùng khắp không phải chỉ ảnh hưởng một nhóm người cau có
mà là một Phật quốc bao la để vãng sanh và thành Phật.

Phật A Di Đà
không sinh ra, không tạo ra thế giới Cực lạc như một thượng đế toàn năng; mà cõi
Cực Lạc đó là do công đức tu hành thân, khẩu, ý đúng như lý của Ngài, đã cảm ứng
(nhân quả) ra được một thế giới An Lạc như thế. Tất cả đều do năng lực khéo tu
trì
, là thành quả tu hành theo bản nguyện lợi lạc của ngài mà thôi.

Những pháp hành
mà ngài Pháp Tạng tỳ kheo tu, mười phương chư Phật đều tu. Ngài cũng dùng 37 phẩm
trợ đạo, thập Ba la mật, vạn hạnh … là cộng Pháp của mười phương Phật, thêm vào
những biệt Pháp công đức trang nghiêm cõi Cực Lạc bằng cách quán sát và nhiếp
thọ
các công đức của các cõi Phật. Công đức tu tập hoàn tất trong năm đại kiếp,
khéo léo nhiếp thọ hai trăm mười ức Phật tâm cần thiết vào một Phật tâm, thành
toàn 48 đại nguyện; đó là công đức vĩ đại nhất là trong việc vãng sanh và thành
Phật
. 

Hành giả tu
tịnh độ niệm Phật A Di Đà có nghĩa là luôn tưởng nhớ, luôn chiêm ngưỡng, kính
trọng
công đức của Phật và phát tâm nguyện nương tựa năng lực gia trì của ngài;
tức là phải niệm cảnh (danh hiệu và cõi nước trang nghiêm …) và niệm tâm ( từ
bi
, đại nguyện, gia trì cuả Phật.v.v…) như kinh Quán Vô Lương Thọ Phật đã dạy.

Nam mô A Di Đà Phật là quay về, nương tựa
đức Phật A Di Đà qua năng lực gia trì cả tâm và cảnh của Ngài.

Sống trong tập
thể, không ai có thể độc lập, không nương tựa gì cả. Ai tự hào cho rằng họ chẳng
cần nương tựa mà chỉ cần tự lực thì chúng ta cứ “A Di Đà Phật” và thành tâm cầu
nguyện
cho họ hiểu rõ bản hoài và bi nguyện của chư Phật Bồ Tát , vượt mọi sở
tri chướng
vào bể nhiếp thọ của Như Lai , chóng được an lạc giải thoát.

Nói về sự nương
tưạ thì trước giờ nhập Niết bàn, Phật Thích Ca cũng căn dặn chúng ta nương tựa
“giới”, trên thế gian, lúc còn bé, đứa trẻ nào cũng nương tựa cha, mẹ, anh, chị
v.v… Tôi ngồi đây, nhìn ra cửa sổ, chiếc lá rung rinh trong nắng. Tôi đang nương
tựa vào chiếc lá để thấy, để sinh tồn vì
chiếc lá đang tạo dưỡng khí cho tôi thở.v.v… Vạn vật quanh tôi, nhỏ như hạt bụi
mà bạn vừa phủi khỏi mặt bàn. Hạt bụi ấy cũng đang góp phần nào sự vận hành của
thiên nhiên, của luật nhân quả. Một vận hành ổn định, tự nhiên và nương tựa lẫn
nhau. Là Phật tử thì nương tựa Tam bảo:

Con về nương
tựa Phật.

Con về nương
tựa Pháp.

Con về nương
tựa Tăng.

Con luôn niệm
Phật
với lòng tôn kính và tâm nương tựa thập phương Phật, Pháp, Tăng.

Niệm danh hiệu
Phật nào thì Phật đức, Phật trí của vị Phật ấy sẽ hiện rõ trong tâm người niệm
khi họ niệm với sự hiểu biết đức trí nguyện của vị Phật và với lòng thành kính
, biết ơn tha thiết hướng về ngài.

 

Trần Đức Hân

Đính
kèm:

Nói
Đến Tịnh Độ Thì Có 4 Loại Khác Nhau:
1.
Phàm Thánh Đồng Cư Độ:
Đây là nói cõi Phật có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, và phàm phu cùng ở chung,
như thế giới Diệu Hỷ của Đức Phật Bất Động ( A Súc Phật ), tuy là rất mầu nhiệm
nhưng vẫn còn có phàm phu ở.
2.
Phương Tiện Thánh Cư Độ:
Là cõi mà các vị Bồ Tát trong Tam Hiền Thập Thánh và các Hồi Tâm A La Hán cảm
ứng
theo sự tu chứng mà sanh vào. Phương Tiện Thánh Cư Độ không có Phàm
Phu
mà chỉ thuần là Thánh Hiền. Đây không phải là một thế giới riêng biệt
nào cả mà là cảnh giới tu chứng của các vị Thánh ấy và lực gia trì của Phật để
tiếp độ mả hóa hiện thành.
3.
Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Thật Báo Trang Nghiêm Độ Có 2 Loại Khác Nhau:
a. Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ của Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật, là
cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết. Tự Thọ Dụng Độ tức
là cõi cùng khắp Pháp giới không có tướng sai biệt là quả của trí huệ trang
nghiêm
. Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật thì đầy đủ viên mãn mọi tướng công đức là quả
của Công đức trang nghiêm
b. Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ:
Đây là chỗ trụ của Tha Thọ Dụng Báo Thân Phật, cũng là cõi Tịnh Độ do chư Phật
hóa hiện để độ chư Bồ Tát trong Thập Địa. Bậc sơ địa thì thấy theo bậc sơ
địa
, Nhị Địa thì thấy theo bậc Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Thập Địa.
4. Thường Tịch Quang Tịnh Độ:
Không có tướng cảnh giới, không có nơi chốn ,cùng khắp, không có tướng đối
đãi
. Thường Quang Tịch Độ là nói tự tánh Pháp thân của chư Phật ,
đồng nghĩa với Niết
bàn
vô trụ.

Phật thân:

Pháp thân:
Thân chân lý, bát nhã thân, thể tịch và vô tướng.

Báo thân: Thân
vô lượng công đức viên thành. Bồ Tát sơ địa đến Thập địa tâm cảnh khá tương ứng mới đủ khả năng ân hưởng
một phần công đức này hay được sanh về Báo Độ nầy.

Ứng thân: Thân
ứng hiện để độ sanh, vì chúng sanh mà thị hiện.

Cõi Phật có
sai khác là do phương tiện độ sanh mà đặt tên. Trí quả là cõi của Pháp thân, công
đức
quả thị hiện là cõi của báo thân (độ chư Bồ Tát) và các cõi của ứng thân (độ
mọi loài chúng sanh)

Nhất thiết
chủng trí
là trí biết tất cả tổng pháp cùng biệt pháp như các căn tánh, nghiệp
quả
và mọi phương tiện sai biệt thích hợp độ sanh, là sự viên mãn rốt ráo của đạo
chủng trí
của Bồ tát và không trí ( vô ngã trí hay giải thoát trí cuả Thanh Văn).
Kinh Hoa Nghiêm có đề cập đến Phật trí, chia ra làm nhiều loại để thể hiện một
phần tánh , tướng và dụng của Nhất Thiết Chủng Trí, như sau:

“Giải thoát trí:
trí tuệ đã cởi bỏ mọi phiền não và nhận thức sai lầm.

Tất cánh trí: tất
cánh
là hoàn thiện, cùng tột, không gì hơn nữa.

Lợi trí: trí tuệ sắc bén.

Thâm trí: trí tuệ
sâu xa.

Tật trí: trí tuệ
mau lẹ v.v…

Nhất thiết
trí
:

Nhất thiết
trí
là trí giải thoát của A La Hán và Bích Chi Phật, trí biết được đạo lý tổng
quát của mọi pháp đó là vô ngã trí, Trí nầy không biết rõ hết sai biệt trí của
thế gian cùng phương tiện trí để độ sanh như nhất thiết chủng trí của chư Phật.

 

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Đại Dịch Covid -19 Vẫn Chưa Qua

Đại dịch Covid -19 vẫn chưa qua

ĐẠI DỊCH COVID -19 VẪN CHƯA QUA Nhuận Hùng Mây đen kéo đến khắp cả bầu trời Cali, chiều nay...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Vậy bạn phải tập giảng lại đến trình độ nào vậy? Buổi tối, tôi ở đây giảng hai giờ đồng...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Cảm Ứng Thiên Hội Biên giảng chữ “Trung”, trong chú giải tổng cộng có 43 điều, đại đa số là...

Hiểu Biết Cuộc Đời

HIỂU BIẾT CUỘC ĐỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn...

Câu Chuyện Đầu Năm Xuân Canh Tý

Câu Chuyện Đầu Năm Xuân Canh Tý

CÂU CHUYỆN ĐẦU NĂM XUÂN CANH TÝ   Chùa Hoa Nghiêm – Tp, Quảng Ngãi Cuối mùa đông của tháng...

Căn Bản Hành Thiền

Căn Bản Hành Thiền

CĂN BẢN HÀNH THIỀNBình Anson biên dịchNhà xuất bản Tôn Giáo 2018 MỤC LỤC   1. Căn bản pháp hành...

Ứng Dụng Lời Phật Dạy Trong Đại Dịch Covid-19

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Dẫu đã trải qua hơn 26 thế kỷ nhưng những lời dạy của Đức Phật cho nhân loại vẫn còn...

Sự Kỳ Ngộ Khi Lãng Du Quay Về Điêu Tàn

Sự kỳ ngộ khi lãng du quay về điêu tàn

SỰ KỲ NGỘ KHI LÃNG DU QUAY VỀ ĐIÊU TÀNTrong ca khúc “Trở Về Mái Nhà Xưa”, Lời Việt Phạm...

Buổi Sáng Yên Bình Trên Kim Sơn

Buổi Sáng Yên Bình Trên Kim Sơn

Tản văn BUỔI SÁNG YÊN BÌNH TRÊN KIM SƠN        Tắt máy.       Xuống xe.       Mỉm cười.       Bình yên.       Dạ thưa,...

Người Chết Đi Về Đâu

Người chết đi về đâu

Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề...

Những Tư Tưởng Gia Vĩ Đại Phương Đông

Những Tư Tưởng Gia Vĩ Đại Phương Đông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Âm Nhạc, Nghệ Thuật Làm Chướng Ngại Thiền Định

Âm nhạc, nghệ thuật làm chướng ngại thiền định

ÂM NHẠC, NGHỆ THUẬT LÀM CHƯỚNG NGẠI THIỀN ĐỊNH Quảng Tánh   Với thế thường, âm nhạc và nghệ thuật...

Hỏi & Đáp Cùng Ngài Luang Por Liem

Hỏi & Đáp Cùng Ngài Luang Por Liem

tu trong rừng (Forest Monastery), sinh ở tỉnh Sri Saket thuộc Đông bắc Thái Lan vào ngày 5 tháng 11,...

Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh Những Phật Tử Trí Thức

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Đạo Phật, một triết lý sống hạnh phúc và tu giải thoát, một luân lý học hoàn hảo, một siêu hình học của không gian ba chiều, thời gian ba chiều... Đạo Phật là...

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Tại Chùa Hoàng Long Tỉnh Phú Thọ Ngày 2/11

Phú Thọ, 02.11.2011, Sáng ngày 02.11, Đức Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa rời Hà Nội, tiếp tục hành...

Đại dịch Covid -19 vẫn chưa qua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Hiểu Biết Cuộc Đời

Câu Chuyện Đầu Năm Xuân Canh Tý

Căn Bản Hành Thiền

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Sự kỳ ngộ khi lãng du quay về điêu tàn

Buổi Sáng Yên Bình Trên Kim Sơn

Người chết đi về đâu

Những Tư Tưởng Gia Vĩ Đại Phương Đông

Âm nhạc, nghệ thuật làm chướng ngại thiền định

Hỏi & Đáp Cùng Ngài Luang Por Liem

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Tại Chùa Hoàng Long Tỉnh Phú Thọ Ngày 2/11

Tin mới nhận

Chùa Pháp Bảo, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

10 cách gieo trồng phước đức theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật đã cứu sống tôi

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Tin mới nhận

Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc

Chia Sẻ Pháp Môn Tu Tịnh Độ Nhân Ngày Vía Phật A Di Đà

Thông Báo V/v: Chương Trình Cứu Trợ Tặng Quà Xuân Tân Mão – 2011 Cho Đồng Bào Vùng Lũ Ba Tỉnh Miền Trung: Quảng Bình – Hà Tĩnh – Nghệ An

Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo

Gặp Gỡ Cuộc Sống – Krishnamurti – Biên Soạn: Mary Lutyens Lời Dịch: Ông Không

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 9)

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Bốn Sự Thật Và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo

Thoát Khỏi Quá Khứ – Be Free Of The Past

Bỏ mẹ đi tu

Theo Bước Chân Phật

Phước báo chăm sóc người bệnh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Những nữ Phật tử đầu tiên

Phật Tâm Phật Tướng

Nhập Bồ Tát Đạo

Đức Phật Duợc Sư

Đừng chấp!

Đại Trí Độ Luận Tập I – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

Tin mới nhận

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Kinh Tham Luyến

Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Phẩm 25: Phổ Môn

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Tam Pháp Ấn

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Hoa nghiêm tánh khởi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Kinh Trường Bộ Thi Hóa

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Niệm Phật Thành Phật – Pháp Sư Tịnh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 104)

Chú Sa Di Niệm Phật Vãng Sanh

Gương Sáng Niệm Phật

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 2)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Phật Quốc Trong Kinh Vô Lượng Thọ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.