THIỀN TẬP
CÓ THỂ LÀM CHO NHỮNG BẬC CHA MẸ
TỐT HƠN KHÔNG?
Tác giả: Melissa McClements, The Guardian, 15 – 3 – 2012
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Melissa
McClements thấy mình vất vả đối phó với tính thịnh nộ của đứa con bà cho đến
khi bà tham gia lớp thiền tập cha mẹ và đứa con chập chửng. Làm thế nào chúng ta bình tĩnh khi con cái chúng
ta cư xử vô lối?
Luân Đôn, Anh Quốc — Đứa con chập
chửng và tôi vừa mới bắt đầu một lớp thiền quán. Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Cha mẹ ngớ ngẩn ra sao khi cố gắng kiểm soát
tâm ý trong sự hiện diện của ai đấy mà ý tưởng im lặng của nó lại đang liên hệ
đến việc ngoái những cây bút chì trong lỗ mũi chúng và la lên ‘Hickory Dickory
Dock’[1]?
Nhưng
bây giờ tôi lại là bậc cha mẹ ngớ ngẫn ấy. Và – mặc dù là một thời điểm kính cẩn giá trị, khi ấy đứa con hai tuổi
chỉ một tu sĩ và hỏi, “Tại sao người ấy lại ăn mặc lạ kỳ như vậy?” –
buổi thiền tập vẫn diễn ra tốt đẹp. Thật
là tốt. Nó cung cấp cho tôi những khí cụ
thực tiển ngày qua ngày trong cuộc sống với một đứa bé chập chửng. Vì thế, hãy đối diện với nó, đáng yêu có thể,
thư thái thì không như công ty của tôi.
Hầu
hết thời gian, con gái tôi, Phoebe, giải khuây là cốt yếu – đầy những bản nhạc,
những nụ cười khúc khích và điệu múa tùy hứng. Nhưng, thoảng hoặc, nó trải nghiệm bùng phát cơn phẩn nộ hoàn toàn. Chúng liên hệ đến việc quẳn quại trên sàn
nhà, húc đầu và gào thét là những thứ làm nên bất cứ sự tự hào tự kỷ chói chang
nào. Tôi thấy chúng khó để mà đối phó, đặc
biệt ở những nơi công cộng. Đã có một sự
việc đối với ổ bánh mì cá ngừ (tuna) trong một quán cà phê và tôi vẫn không thể
nghĩ đến mà không rùng mình.
Chính
là chồng tôi người đầu tiên nghĩ đến ý tưởng về thiền tập. Ông ấy đã bắt đầu một khóa tập luyện mà nó để
giúp ông đối phó với căng thẳng của công việc. Tất cả dường như hơi tân thời đại
với tôi: loại sự việc được yêu thích bởi những người đoán các cảm giác và cắm
những que pha lê lên đầu con cái của họ khi chúng bị bệnh. Nhưng sau đó tôi đã chứng kiến sự khác biệt
trong ông ấy. Ông đã có thể quên lãng những
tác động vô lý ở sở làm mà trước đây phải làm cho ông nghiến răng trong giận dữ
không ngủ được lúc bốn giờ sáng.
Tôi
tự hỏi việc ấy có thể giúp tôi giữ được sự bình thản tương tự khi Phoebe nổi
cơn tam bành, và đem nó đến nhóm thiền quán của cha mẹ và đứa con chập chửng của
trung tâm Phật Giáo địa phương hay không. Hãy tin tưởng tôi, điều này không thể được hoàn tất mà không có sự náo động. Tôi được ra đời như một người vô thần để thấy
tổ chức tôn giáo như cội nguồn của tất cả những nổi đau buồn của nhân loại. Tuy thế, tôi cũng nghĩ, nó là một niềm kiêu hảnh
si mê để quên lãng tuệ trí cổ xưa trong trạng thái toàn vẹn của nó.
Chúng
tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối
ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ, với những
cây viết chì màu và những hình ảnh Đức Phật để tô màu lên. Tôi phải chỉ ra rằng chỉ có cha mẹ là thiền tập
mà thôi. Còn những kẻ mũi chảy thò lò chỉ
ở đấy đùa giởn. Hay người phụ giúp dõi mắt
trông chúng trong khi những ông cha bà mẹ mất tập trung (khi điều này được giải
thích vào lúc khởi đầu, tôi đã thật sự tự hỏi rằng họ có biết đối phó như thế
nào trong những cố gắng với việc nuốt những thứ không phải thức ăn to hơn cổ họng
vài lần đang bị đẩy vào hay không.)
Một
người đàn ông mặc áo vàng cam, đầu cạo trọc đến và ngồi xếp bằng, trên một chiếc
sập. Tôi cảm thấy không thoải mái, cho
đến khi ông ấy nói một câu chuyện đùa làm nhẹ bớt căng thẳng, câu chuyện về một
thầy tu nói chuyện với một nhóm bà mẹ làm thế nào đối phó với con cái của họ. Ông đã nói trong giọng của người ở vùng đông
Luân Đôn và thường cười ha hả. Sau đó,
ông đã chọc một số đứa bé nào đó vể đôi bàn chân bốc mùi của chúng.
Những
người lớn chúng tôi nhắm mắt lại để ông thầy tu có thể hướng dẫn chúng tôi thiền
tập – khởi đầu chỉ bảo chúng tôi tập trung trên hơi thở, và rồi yêu cầu chúng
tôi ở trong một khía cạnh tích cực đối với một người nào đó mà chúng tôi có
kinh nghiệm, a hà, ‘khó khăn’ trong đời sống của chúng tôi.
Nghe
tệ hại kinh khủng, nhưng những đứa con nít lại im lặng lạ kỳ lúc đầu – mặc dù
chúng có thế đã chiến thắng với một sự bố trí xa lạ khá tốt. Tôi thật sự có thể cố gắng (và thất bại lắm –
ô cố gắng lên, những vị thầy Tây Tạng đã dành cả đời cố gắng để làm điều này!)
cố gắng để làm trầm tĩnh cơn lốc chướng khí trong tâm tôi.
Và
rồi tôi đã trở nên cảnh giác rằng Phoebe đặt một trong những bức họa Đức Phật
trên thảm. Nó đang cố xuyên thủng qua tờ
giấy với một cây bút chì. Lập đi lập lại.
Bực bội vì âm thanh ấy, tôi đã trừng một mắt nhìn xuống nó.
“Nhắm
mắt lại mẹ ơi,” nó cười. Tôi nhướn
chân mày lên… và rồi thì nhớ lại điều gì đấy mà ông thầy tu đã nói về việc có
thể nhận thức thế giới một cách tích cực hơn nếu tôi có thể thay đổi những phản
ứng của tôi với thái độ của người khác. Tôi nhìn chung quanh căn phòng. Những đứa trẻ khác bây giờ đang chạy quẩn quanh, ném những đồ chơi và
chơi đô vật trên thảm. Một đứa bé đang
hét lên. Tất cả những điều này rối tung
vượt xa thái độ của con gái tôi. Nhưng
không điều nào làm tôi chán nản, bởi vì tôi không chịu trách nhiệm với chúng.
Tôi
không tuyên bố rằng tôi đã trở thành một vị thánh mĩm cười nhẫn nại qua một
đêm. Nhưng tôi thật sự nghĩ rằng nếu quý
vị có thể thoáng thấy một thời khắc tĩnh lặng hòa bình trong sự hiện diện của
con trẻ chập chửng của quý vị, quý vị thật sự hiện thực một điều gì đó – cả như
là một bậc cha mẹ và một con người.
Nguyên
tác: Can
meditation make you a better parent? Ẩn
Tâm Lộ ngày 06-04-2012 http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,10780,0,0,1,0
[1]
Nguyên văn: ‘Hickory Dickory Dock'(một bài hát Anh Quốc, 1774: ‘Hickory Dickory
Dock, con chuột chạy lên đồng hồ, đồng hồ gỏ một tiếng, con chuột chạy xuống, Hickory
Dickory Dock)
Discussion about this post