PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ý nghĩa đời người

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Thật không dễ gì đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề tưởng chừng bình thường nhưng rất phức tạp này. Lý do là bởi vì, có lẽ họ đã không thể nhìn sự vật một cách khách quan và đúng mức. Họ nhìn cuộc đời theo cái thấy, cái biết rất chủ quan của họ.

Các bậc thầy tôn giáo, những triết gia vĩ đại, các nhà thơ nổi tiếng và những nhà tư tưởng lớn của nhân loại từ xưa đến nay đều thể hiện sự không thỏa mãn về cuộc đời. Họ không ngừng hỏi: “Tại sao chúng ta sinh ra trong thế giới đầy đau khổ này?”. Khi tìm hiểu tư tưởng, cái nhìn của họ về cuộc đời, ta thấy rằng không có ai trong số họ có thể vẽ bức tranh cuộc đời một cách rõ ràng và đầy đủ. Một số người cho rằng chúng ta là nạn nhân của thượng đế. Thượng đế làm cho chúng ta đau khổ để thử lòng trung thành của ta với ngài. Có người nói cuộc sống là tự nhiên. Có người nghĩ nếu chúng ta không sinh ra thì hay biết mấy. Mỗi người hiểu cuộc đời theo hoàn cảnh và kinh nghiệm của riêng họ, hoặc cạn cợt hoặc sâu sắc. Có người cho rằng cuộc đời không có mục đích gì cụ thể mà chúng ta sử dụng cuộc đời mình cho bất kỳ mục đích nào. Cũng có người cho rằng ta nên sử dụng cuộc đời mình để làm lợi ích thiết thực cho bản thân và cho người khác. Và đây có lẽ là cách sử dụng cuộc đời một cách thông minh nhất.

Thật vậy, nếu chúng ta lạm dụng cuộc đời mình vào những việc như làm tổn thương hay xúc phạm nhân phẩm người khác, vi phạm pháp luật và các nguyên lý đạo đức, sống trôi theo bản năng dục vọng thì chúng ta không thể đạt được cái gì có giá trị cho cuộc đời mình. Ngược lại, nếu chúng ta hành động một cách thông minh bằng cách thực hành các nguyên lý đạo đức và phẩm chất tốt đẹp như nhẫn nhục, bao dung, thông cảm, nhân văn và từ bi cũng như phục vụ người khác và rèn luyện tâm trí mình cho sáng suốt và công bằng thì ta sẽ đạt được những giá trị cao thượng và ích lợi cho mọi người. Người nào có thể làm được những điều như trên thì chắc chắn rằng tâm hồn của họ sẽ trải nghiệm được cảm giác bình yên, hạnh phúc, tĩnh lặng và hài lòng. Cuộc sống do đó trở nên đáng sống cũng như có ý nghĩa và lợi ích hơn cho cộng đồng. Tình yêu chân chính thì không phân biệt, không chấp thủ và không điều kiện. Chúng ta nên thực hiện và chia sẻ tình yêu như thế với tất cả mọi người.

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem quan điểm của Phật giáo về giá trị con người như thế nào. Theo Phật giáo thì điều gì sẽ làm tăng phẩm chất và sự cao thượng của con người? Đó có lẽ là đạo đức, luân lý, tri thức và những giá trị thuộc về tinh thần và tâm linh mà chúng ta đề cao và lấy đó để làm thước đo giá trị của mỗi người trong mối quan hệ hàng ngày với nhau. Con người có lý trí nên biết phân biệt giữa đúng và sai, biết cái gì cao thượng, cái gì thấp hèn, cái gì đáng tự hào và cái gì đáng hổ thẹn. Và cũng chính nhờ biết những cái này mà con người khác với các loài động vật khác. Từ “manussa” trong tiếng Pali có ý nghĩa là “người có khả năng phát triển nhận thức”. Phát triển nhận thức nghĩa là biết phân biệt đạo đức và phi đạo đức, tốt và xấu, đúng và sai. Rõ ràng, những đặc điểm này là thuộc tính của con người, không phải của loài vật. Loài vật hành động theo bản năng. Chỉ có con người là phát triển nhận thức hay năng lực tư duy ở mức độ cao. Chỉ có con người mới có thể thành Phật.

Dù có tôn giáo hay không, nếu hành động của con người được hướng dẫn bởi hai yếu tố quý báu mà nhờ đó con người xứng đáng là con người. Hai yếu tố đó, tiếng Pali là “hin” và “ottappa” và được dịch là “tàm” và “quý”, nghĩa là hổ thẹn và e sợ (khi làm việc xấu). Hai yếu tố này làm cho con người khác với các loài vật. Tuy nhiên, khi con người đánh mất đi hai yếu tố quan trọng này thì họ sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi những tính xấu như tham, sân, si, thù hằn, ganh ghét, ích kỷ, vô luân… cũng như những thói hư tật xấu như rượu chè, bài bạc, hút chích. Họ không chỉ đánh mất đi sự cân bằng của cuộc sống cá nhân mà còn đánh mất đi phẩm chất làm người. Không có hổ thẹn và sự e sợ, con người chẳng khác nào các loài vật vậy.

Con người phát triển rất nhanh trên nấc thang tiến hóa. Họ đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trong khoa học, tâm lý học và vật chất. Con người hiện nay cũng đang thực hành rất nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống, phong tục, từ thiện… Trong khi chúng ta rất tự hào mình là những người văn minh thì cũng có không ít người có cách hành xử còn thua các loài vật. Một người đáng được kính trọng là người biết tàm và quý, là người có lòng tốt, có từ bi và cảm thông, là người biết sợ khi làm hại người khác nhưng không bao giờ kể công khi giúp đỡ ai. Những người như thế rất đáng được yêu mến và tán dương. Chúng ta không được để cho những giá trị mang tính nhân văn bị xúc phạm mà cần phải phát triển chúng. Thông qua việc phục vụ cộng đồng, chúng ta có dịp phát triển các phẩm chất cao quý như hiểu biết, yêu thương, chân thật, giản dị, tử tế, nhu nhuyến, khiêm nhường. Và chúng ta có quyền tự hào khi làm được những điều đó.

Có một số đặc tính thuộc về bản chất của con người cần được bảo vệ và nuôi dưỡng một cách cẩn thận để trở thành một người hữu ích. Nói một cách thẳng thắn, có ba đặc tính trong con người của chúng ta là thú tính, nhân tính và thiên tính (đức tính thánh thiện trong sáng của mỗi người, hay còn gọi là Phật tính). Những đặc tính này tác động đến cách hành xử của chúng ta ở những mức độ khác nhau. Nếu chúng ta buông lơi thú tính mà không kềm thúc chúng lại thì chúng ta sẽ trở thành cái của nợ đối với xã hội. Tôn giáo là công cụ quan trọng để giúp con người kềm thúc thú tính của mình. Tôn giáo với những lời dạy cao quý của những bậc thầy tâm linh vĩ đại có thể hướng dẫn con người hành xử đúng mực. Tôn giáo cũng là công cụ để tu tập, nuôi dưỡng và cải thiện nhiều khía cạnh ẩn sâu bên trong bản tính con người. Bằng sự thực tập kiên trì, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tối cao của con người. Đó là thiên tính hay bản tính thánh thiện vốn có của tất cả chúng sinh. Và khi đã đạt được thiên tính rồi thì những cảm xúc tầm thường như tham, sân, si, thù hận, ghen tuông, đố kỵ và những thuộc tính xấu xa khác sẽ được loại trừ. Điều này làm cho con người trở nên cao thượng và xứng đáng hơn với sự kính trọng cao nhất của con người. Thiên tính dựa trên sự phát triển của lòng từ hay sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác, lòng bi hay thương người đau khổ, lòng hỷ hay vui với sự phát triển của người khác và lòng xả hay không thiên vị đối với được mất, khen chê.

Điều đáng nói là một số tôn giáo có sự hiểu sai lầm rằng con người có thể đạt được thiên tính bằng cách cầu nguyện hay sùng bái hoặc thực hiện một số nghi lễ nào đó. Không đơn giản như vậy. Chúng ta phải hoàn thành các trách nhiệm và bổn phận của con người, phải tu tập và phát triển bản chất cao thượng của con người mới có thể đạt được thiên tính. Một mặt chúng ta loại trừ tất cả những điều xấu ác, đồng thời thực hiện tất cả các điều thiện vì lợi ích và an vui cho hết thảy chúng sinh. Theo quan điểm của Phật giáo thì các tôn giáo là để hướng dẫn con người, chỉ cho con người con đường chân chính để sống trong bình yên và hạnh phúc. Tất cả các tôn giáo nên cung cấp cho các tín đồ những chỉ dẫn đúng đắn và thích hợp để họ có thể sống, ăn uống và làm việc trong sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau. Các tôn giáo nên cộng tác với nhau để tất cả mọi người có thể sống với nhau một cách hòa đồng. Giữa các tôn giáo không nên có sự kỳ thị cao thấp, không thù hằn, ganh tỵ, không nên coi nhau như kẻ thù không đội trời chung.

Với những gì đã đề cập, rõ ràng ý nghĩa của đời người không phải là duy trì thái độ ích kỷ chỉ biết có lợi ích và sung sướng cho bản thân mà là hành động vị tha giúp đỡ người khác. Những vĩ nhân và những người thông thái từ xưa đến nay đã tìm thấy sự mãn nguyện trong việc cứu giúp chúng sinh. Thông qua hành động cứu giúp người khác, những đức tính tốt đẹp vốn có trong mỗi người được khơi dậy và phát triển. Cho nên khi chúng ta phục vụ người khác cũng chính là phục vụ cho mình. Khi chúng ta giúp người khác thoát khỏi khổ đau thì chúng ta đồng thời cũng tìm được hạnh phúc và sự bình yên tĩnh lặng trong tâm hồn mình vậy.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Luật Học Tinh Yếu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lời Tâm Tình Từ Ni Sư Ayya Yeshe

Lời Tâm Tình Từ Ni Sư Ayya Yeshe

LỜI TÂM TÌNH TỪ NI SƯ AYYA YESHE (Tiểu Lục Thần Phong)   Thế giới vẫn đang nguy hiểm vì...

Hành Trì Phật Pháp Là Gì?

Hành Trì Phật Pháp Là Gì?

Tất cả chúng ta đều quan tâm đến vệ sinh thân thể, nhưng chăm sóc tinh thần cũng là điều...

Vận Mệnh Trong Lòng Bàn Tay

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Các bạn cũng đừng quên những đường chỉ tay nằm hoàn toàn trong lòng bàn tay của bạn. Và vận...

Giới Thiệu Cd Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời

Giới thiệu CD thiền ca Hoa Bay Khắp Trời

GIỚI THIỆU CD THIỀN CA "HOA BAY KHẮP TRỜI"THƠ NGUYÊN GIÁC  - NHẠC TRẦN CHÍ PHÚC (Bài phát biểu nhân...

Pháp Hành Trì Để Vượt Thoát Đại Nạn Covid – 19

PHÁP HÀNH TRÌ ĐỂ VƯỢT THOÁT ĐẠI NẠN COVID – 19"Nghi Thức Trì Chú Đại Bi- Ngũ Bộ Chú; và...

Phá Thai Và Phật Giáo Ở Đại Hàn

PHÁ THAI VÀ PHẬT GIÁO Ở ĐẠI HÀNTỪ BI VÀ CHÍNH SÁCH KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRONG THẾ KỶ 21 Frank...

Tuccho Pothila (Song Ngữ)

Tuccho Pothila (song ngữ)

"TUCCHO POTHILA" Dưỡng nuôi Phật giáo bằng pháp niệm tâmTác giả: Ngài Ajahn ChahDịch giả: Sunanda Phạm Kim Khánh và...

Ánh Đạo Vàng

ÁNH ĐẠO VÀNGVõ Đình CườngNhà xuất bản THUẬN HÓA HUẾ – 1999 Lời giới thiệu Trí Phật là trí kim...

Không phải lỗi thầy thuồc

KHÔNG PHẢI LỖI THẦY THUỒC   Thuở xưa có một thanh niên Ốm đau, bệnh nặng, triền miên tháng ngày Dù...

Sinh Thái Trong Thời Kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy Tt. Thích Tâm Tường

Sinh Thái Trong Thời Kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy Tt. Thích Tâm Tường

SINH THÁI TRONG THỜI KỲ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY TT. Thích Tâm Tường I. TỔNG QUAN: Các truyền thống về tinh...

Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như – Thích Minh Trí

Suy nghĩ về một đoạn dịch ngắn trong dịch phẩm “Hữu cú vô cú” của dịch giả Viên Như Thích Minh...

Sức Hấp Dẫn Của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

Sức Hấp Dẫn Của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

SỨC HẤP DẪN CỦA ĐẠO PHẬT KHẤT SĨ VIỆT NAMPGS.TS. Nguyễn Công Lý Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, về...

Bài Viết Của Ông Nguyễn Khắc Từ Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Về Đêm 8/5/1963 Tại Đài Phát Thanh Huế

BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYỄN KHẮC TỪ HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VỀ ĐÊM 8/5/1963 TẠI ĐÀI PHÁT THANH HUẾ...

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi Sĩ Của Những Giả Hợp

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi sĩ của những giả hợp

MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH: THI SĨ CỦA NHỮNG GIẢ HỢP Lê Huỳnh Lâm   Minh Đức Triều Tâm Ảnh...

Luật Học Tinh Yếu

Lời Tâm Tình Từ Ni Sư Ayya Yeshe

Hành Trì Phật Pháp Là Gì?

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Giới thiệu CD thiền ca Hoa Bay Khắp Trời

Pháp Hành Trì Để Vượt Thoát Đại Nạn Covid – 19

Phá Thai Và Phật Giáo Ở Đại Hàn

Tuccho Pothila (song ngữ)

Ánh Đạo Vàng

Không phải lỗi thầy thuồc

Sinh Thái Trong Thời Kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy Tt. Thích Tâm Tường

Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như – Thích Minh Trí

Sức Hấp Dẫn Của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

Bài Viết Của Ông Nguyễn Khắc Từ Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Về Đêm 8/5/1963 Tại Đài Phát Thanh Huế

Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Thi sĩ của những giả hợp

Tin mới nhận

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Hùn Phước Ấn Tống: Giới Thân Túc Luận

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Lời Phật dạy về người bạn tốt

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Có ai thấy Phật không?

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Ý nghĩa ngày Phật đản trong đời sống người Việt

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Tin mới nhận

Audio Book Bước Đầu Học Phật

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Thậm thâm vi diệu pháp (phần 2)

Vài Câu Chuyện Ở An Phú Đông

Tại Sao Phật Tử Việt Nay Theo Đạo Chúa?

Tiểu Khúc Phật Đản – A Little Song Of Vesak

Lễ hội dâng y

Tìm Hiểu Lễ Tắm Phật

Đại Cương Về Duy Thức Học

Việc của năm cũ qua đi…

Tánh Không Và Chân Không

Từ Bi –Thiện Ý

Phật giáo, tính dục và sự thèm khát

Tâm Là Gì? Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén

Ba độc tâm

Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Tập 2)

Khéo Dùng Cái Tâm

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân

Mẹ cho con xuất gia nghen…

Sao giữ được lòng vui

Tin mới nhận

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Từ Bi (Metta Sutta) – Song Ngữ Việt Và Anh

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Kinh Tụng (Ht. Thích Nhật Quang, Sư Huệ Duyên & Thầy Thích Trí Thoát)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 95)

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Kinh Bahiya

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Sống viễn ly

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Tam Pháp Ấn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 73)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Thiên Thân Tịnh Độ Luận

Nhất Tâm Niệm Phật

Oai Đức Câu Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 104)

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese