PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phúc Âm Ngũ Tuần – Trần Khải

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


PHÚC ÂM NGŨ TUẦN

Trần Khải

Lần đầu tiên, Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần được nhà nước CSVN cấp giấy đăng ký hoạt động tôn giáo sau hai thập niên bị bố ráp, bị ghi sổ đen hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, và bị liên tục theo dõi. Tình hình nhà nước CSVN cấp giấy cho Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần có phải là đã nới mở các hoạt động tôn giaó, có phải là xã hội VN đang tiến gần tới chỗ tự do tôn giaó, hay có phải là các nhượng bộ áp lực quốc tế sau khi công an và xã hội đen sử dụng bạo lực ở Tu Viện Bát Nhã, xua đuổi 400 tăng ni sinh chạy giữa đêm mưa về Bảo Lộc, và cũng là sau những màn chiếm đất các giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý…?
Hay có phải vì hệ phái Tin Lành này có nhiều thế lực tại Hoa Kỳ, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang biểu lộ các dấu hiệu sẽ trừng phạt chính phủ Hà Nội vì đã truy bức tôn giáo? Hay có phải đây là thông điệp rất minh bạch: tất cả mọi hoạt động tôn giáo đều phảỉ thông qua Ban Tôn Giáo Chính Phủ, một cơ quan mà Thiền Sư Nhất Hạnh từng đề nghị với Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Minh Triết là cần phải giải tán? Từ hải ngoại, chúng ta không thể biết hết các nội tình, nhưng thấy rõ từ lâu rằng nhà nước không ưa gì Ngũ Tuần, một khuynh hướng Tin Lành cũng đang chia rẽ thành nhiều hệ phái nhưng cùng nhấn mạnh vào cầu nguyện ơn Thánh Linh và nói tiếng lạ — chính yếu tố sau mới là điều tối kỵ của Đảng và Nhà Nước CSVN. 

Nhà nước lúc nào cũng lo sợ có sự giao tiếp với cõi bên kia, nên sợ những gì không kiểm soát được. Đó là lý do công an luôn luôn quan sát các khuynh hướng tôn giáo có “giao tiếp với cõi vô hình,” thí dụ như kiểu cầu cơ của Đaọ Cao Đài, hay hầu đồng (lên đồng) của Đạo Mẫu, hay kiểu các nhà ngoại cảm, hay kiểu nói tiếng lạ của Ngũ Tuần… Đơn giản, vì nhà nước CSVN lo sợ sẽ có khi ông Hồ Chí Minh giáng cơ, viết bài thơ gì đấy, hay có khi ông Hồ sẽ nhập đồng và nói linh tinh về dân chủ, hay sẽ xẹt qua xẹt lại các nhà ngoại cảm để than phiền rằng chỗ nằm trong Lăng quá lạnh, và thậm chí ông Hồ cũng có thể mượn xác người trần để nói tiếng Tàu với nàng họ Tăng. 

Nhưng Ngũ Tuần là khuynh hướng tôn giáo có thế lực tại Mỹ, bất kể những biểu hiện gây nhiều tranh cãi. Và khi chính phủ Hà Nội vuốt ve được các mục sư Ngũ Tuần ở Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao Mỹ hiển nhiên sẽ ngần ngại khi cân nhắc về việc đưa VN vào sổ đen các nước quan ngạị về tôn giáo (danh sách CPC).

Đặc biệt, nhà nước CSVN chắc chắn biết rõ rằng, Tổng Thống Barack Obama hồi đầu tháng 2-2009 đã ký sắc lệnh thiết lập một cơ quan có tên là Office of Faith-based and Neighborhood Partnerships (Văn Phòng Hợp Tác Khu Phố và Đức Tin), nhằm tiếp cận với các tôn giáo để tạo sự hòa hài xã hội. Obama bổ nhiệm Giám Đốc Văn Phòng này là Josh DuBois, một mục sư Phúc Âm Ngũ Tuần mới 26 tuổi. Tất nhiên là ông DuBois sẽ không có quyền thiên vị cho hệ phaí của ông, vì sẽ có một hội đồng 25 người thuộc nhiều tôn giáo và nhiều hệ phái giữ vai trò cố vấn cho ông. Nhưng không thể nói rằng ông mục sư Ngũ Tuần này lạnh nhạt trước bản tin CSVN cấp giấy phép cho Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần ở VN.

Không chỉ thế, dòng họ ông cựu Tổng Thống Bush cũng gắn bó sâu với hệ phaí Ngũ Tuần, cho dù ông Bush thực ra thuộc nhánh tổng quát là Phúc Âm thôi.
Bản tin AP đăng ngày 12-8-2002 cho biết rằng Jeb Bush, Thống Đốc tiểu bang Florida và là em của Tổng Thống Bush con, trong một nhà thờ Ngũ Tuần (Pentecostal) đã xin các tín đồ Ngũ Tuần cầu nguyện cho con gái của ông là Noelle, người lúc đó đang trong chương trình chữa nghiện ma túy. Cô Noelle Bush, 24 tuổi, đã bị bắt hồi tháng 1-2002 tại một tiệm thuốc tây ở Tallahassee vì tìm cách mua loại thuốc an thần gây nghiện Xanax với một toa thuốc giả. Quan tòa đã xử cô án tù 3 ngày. 

Một đặc điểm của Ngũ Tuần còn là cầu nguyện cho cả các chuyện đời thường, vì họ tin rằng Thượng Đế lắng nghe và can thiệp cho dân Chúa cả chuyện linh tinh trong đời thường. Tín lý này giảỉ thích được thái độ của bà Sarah Palin, một người sinh trong gia đình Công Giáo nhưng ở tuổi thiếu niên đã đổi sang Phúc Âm Ngũ Tuần cho tới mấy năm gần đây mới đi nhà thờ dòng chính Tin Lành Phúc Âm, khi nói rằng kế hoạch của Thượng Đế đã hướng dẫn nước Mỹ vào cuộc thánh chiến chống sự dữ tại Iraq – nghĩa là tin rằng Thánh Linh đã hướng dẫn con người trong cả mọi chuyện đời thường như lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình, và vân vân.

Thực sự, chỉ mới mấy năm trứơc, Tin Lành Ngũ Tuần còn bị công an bố ráp thê thảm. Như một trường hợp nổi bật: Vào ngày 27-12-2005, mục sư Trần Đình Ái của Ngũ Tuần “từ Hoa Kỳ trở về thăm quê hương đã bị công an cửa khẩu tại phi trừơng Tân Sơn Nhất từ chối không cho phép nhập cảnh, với lý do an ninh,”theo tin đài RFA ngay trong cùng ngày.

Đàì này lúc đó loan tin:

“Từ phòng an ninh phi trừơng, nơi hiện đang bị giữ, Mục sư Trần Đình Ái đã cho phóng viên Việt Hùng của đài chúng tôi biết như sau:

“Tôi đang bị giữ trong khu vực an ninh của Công An Tân Sơn Nhất. Khi tôi vào tới nơi thì họ làm biên bản từ chối nhập cảnh “vì lý do an ninh”.

Sau đó họ yêu cầu tôi phải ra ngay, nhưng tôi không chấp nhận mua vé máy bay mới để ra thì họ kêu lực lượng An Ninh tới để chuyển tôi về khu vực an ninh để quản lý và họ giữ hết toàn bộ giấy tờ của tôi.

Tôi đáp xuống lúc 12:15 trưa, từ 12:30 – 13:00 thì họ làm việc và những người ở đó họ nói không biết vì cấp trên nói với họ là vì lý do an ninh không cho phép tôi nhập cảnh.”

Vừa rồi là lời mục sư Trần Đình Ái từ phòng tạm giữ ở phi trường Tân Sơn Nhất hồi 6h chiều hôm nay. Ông cũng cho biết ông có thể bị trục xuất về Hoa Kỳ vào sáng ngày mai.” (hết trích)

Bản tin của tờ Việt Báo (California) khi loan tin trên đã cho biết thêm, trong một lá thư báo động hồi tuần trứơc, ngày 21-12-2005, Trần Mai, Tổng Quản Nhiệm Văn Phòng Mục Sư Đoàn — Liên Đoàn Truyền Giáo Phúc Âm, đã đưa ra Bản Tin Khẩn, nói rằng công an đã ngăn cản 60 tín đồ Tin Lành, không cho đi xe tới dự lễ Giáng Sinh, buộc đi bộ 65 kilômét tới nhà thờ:

“Khẩn báo với Quí Tôi Con Chúa và các Cộng Đồng Quốc Tế khắp nơi:
Lúc 16 giờ 00 chiều ngày 22/12/2005, tin từ Huyện Lộc Ninh – Tỉnh Bình Phước cho biết các Tín Hữu Tin Lành di chuyển bằng 2 xe ca để đến Huyện Bình Long, để dự lễ Giáng Sinh, trong đó khoảng 60 người không kể trẻ em.

Đang khi trên đường đi gần đến chợ Lộc Ninh cách Huyện Bình Long khoảng 65 km, thì bị lực lượng Công An Giao Thông Huyện Lộc Ninh chận xe lại, buộc tài xế quay xe về không cho các Tín Hữu đến Bình Long để dự lễ.

Chúng tôi được biết các Tín Hữu Tin Lành đã quyết định bồng bế nhau đi bộ (có cả những em nhỏ phải bồng trên tay) trên đoạn đường 65 km đó, dù bị lực lượng Công An Giao Thông tiếp tục gây nhiều khó khăn…” (hết trích)

Vậy đó. Đó là chuyện mấy năm trứơc. Nhưng Ngũ Tuần là gì? Theo giải thích của Linh Mục ThêÔPhiLê trong bài viết “Giáo Hội Ngũ Tuần” đăng ngày 01-03-2004 trên mạng Dân Chúa thì ảnh hưởng hội thánh Ngũ Tuần quả nhiên là nhiều thế lực ở cả Hoa Kỳ và thế giới, trích:

“Ít lâu nay trong truyền thông, chúng ta thường nghe nói tới Giáo Hội Ngũ Tuần. Họ có ảnh hưởng quan trọng, nhất là tại Hoa Kỳ với tổng thống Bush như thành viên. Giáo Hội này khai sinh ra từ đâu và tại sao có ảnh hưởng như vậy?

1. MỘT GIÁO HỘI PHÁT TRIỂN VÀ CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN.

Giáo hội Ngũ Tuần không ngừng phát triển và gây ngạc nhiên không ít. Theo một thống kê ghi trong cuốn Bách Khoa về thế giới Kitô giáo của David Barret, thuộc viện đại học Oxford xuất bản năm 2001, chỉ trong khoảng thập niên 1980 đến 1990, Giáo phái Ngũ Tuần đã tăng số tín đồ lên 4 lần. Từ 51 triệu, tín đồ Ngũ Tuần đã lên tới 193 triệu và có mặt trên khắp mọi lục địa trong 130 quốc gia.

Tại Á châu, tín đồ Ngũ Tuần tại Đại Hàn chiếm 25% tổng số người Kitô giáo. Ở Việt Nam, Giáo hội Ngũ Tuần có mặt vào khoảng thập niên 1970, và hiện nay đã có khoảng 200 chi hội được phân bố trong 9 giáo hạt có mặt tại Bắc, Trung và Nam, và 3 giáo hạt cho người dân tộc như Kơho, Êđê, H’mông…Tại Ấn Độ, theo một thống kê năm 1996, 41% những người theo Giáo hội Ngũ Tuần đến từ Công Giáo; 31% đến từ các giáo hội Tin Lành và 28% đến từ các tôn giáo ngoài Kitô giáo, nhất là đến từ Ấn Độ giáo (Eglises d’Asies, Paris, số tháng 9.1996). 

Tại Âu châu, Giáo hội Ngũ Tuần tại Ý còn đông hơn con số tín hữu các Giáo Hội Tin Lành cổ điển; nhưng tại hai lục địa châu Mỹ La tinh và Phi châu phong trào tôn giáo Ngũ Tuần được coi như phát triển mạnh mẽ nhất. Tại châu Mỹ La tinh như Ba Tây, Chí Lợi và Guatemala con số tín đồ theo Giáo hội Tin Lành cho 20 năm ở cuối thế kỷ XX gia tăng 10%, và trong đó 2/3 là thuộc Giáo hội Ngũ Tuần. Tại Phi châu, hầu như mọi giáo phái thoát thai ra từ Tin Lành đều mang dấu Giáo hội Ngũ Tuần, và cho tới năm 2000, tín đồ Ngũ Tuần tại Phi châu chiếm đa số, đông hơn Giáo hội Công Giáo và Tin lành…” (hết trích)

Sức mạnh thu hút của Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần hiển nhiên là đầy kinh ngạc, khi so với các tôn giáó truyền thống dựa trên Kinh Thánh như Công Giáo, Tin Lành.

Vậy rồi nhà nước CSVN nói sao, khi trao giấy phép hoạt động tôn giaó cho Phúc Âm Ngũ Tuần? Bản tin chính thức từ thông tấn nhà nước TTXVN kể trong bản tin như sau:

“Cấp phép hoạt động Hội Thánh Phúc âm ngũ tuần 19/10/2009 | 17:25:00 
Hội Thánh Phúc âm ngũ tuần Việt Nam – một hệ phái Tin Lành đã đón nhận Giấy Đăng ký hoạt động tôn giáo ngày 19/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là bước đi đầu tiên về mặt pháp lý để Hội thánh này tiếp tục hoàn thiện tổ chức, nhân sự, đường hướng hoạt động trước khi được Nhà nước chính thức công nhận tư cách pháp nhân.

Tổng Quản nhiệm Hội Thánh Phúc âm ngũ tuần Việt Nam Dương Thành Lâm cho biết, kể từ khi được hình thành tại Việt Nam (năm 1989) đến nay, Hội Thánh luôn giữ tôn chỉ, đường hướng hoạt động “Sống theo lời Chúa, phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”.

Trong lời cảm ơn tới Chính phủ và chính quyền các cấp vì “đã tạo điều kiện và thường xuyên giúp đỡ Hội Thánh trong những năm qua”, ông Lâm cho rằng việc cấp Giấy đăng ký hoạt động tôn giáo đã chứng tỏ cái nhìn cởi mở và thiện chí rất lớn của Chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo nói chung, với các tín hữu Tin Lành nói chung.

Mục sư Jeff Dove và Mục sư Mark Barlift, hai đại diện của Hội Thánh Phúc âm ngũ tuần Hoa Kỳ và Giáo hạt Bắc Texas (Mỹ) trong lời chúc mừng tín hữu Phúc âm ngũ tuần đã kêu gọi toàn thể mục sư, tín hữu của Hội Thánh giữ gìn sự đoàn kết, coi việc chia sẻ, giúp đỡ đồng bào, nhất là người nghèo là một bổn phận thiêng liêng và “nỗ lực hơn nữa để đóng góp cho đất nước Việt Nam”.

Cả hai ông đều khẳng định việc cấp Giấy đăng ký hoạt động tôn giáo của Chính phủ là nền tảng quan trọng để Hội Thánh Phúc âm ngũ tuần phát triển thuận lợi trên quê hương.

Phát biểu sau khi trao Giấy đăng ký hoạt động tôn giáo, Phó Trưởng Ban Thường trực điều hành Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thanh Xuân mong muốn các tín hữu Hội thánh Phúc âm ngũ tuần phát huy những đặc tính tốt đẹp của đạo Tin Lành, thể hiện những phẩm chất tiến bộ của tín hữu Tin Lành trong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào việc xây dựng Tổ quốc hòa bình, ổn định và phồn vinh.

Hội Thánh Phúc âm ngũ tuần Việt Nam là tổ chức thờ phụng Chúa theo phương thức ngũ tuần, hiện có khoảng 20.000 tín đồ sinh hoạt tại các chi hội, điểm nhóm địa phương ở 40 tỉnh, thành phố.” (hết toàn văn)

Thực ra, bản tin bằng tiếng Việt của thông tấn nhà nước có một số chi tiết khác với bản tin Anh ngữ từ thông tấn Đức DPA hôm 20-10-2009, nhan đề “Vietnam government legalizes Pentecostal church” (Chính phủ VN hợp pháp hóa hội thánh Ngũ Tuần), trong đó có các chi tiết như: Ông Huỳnh Ngọc Thanh, giám đốc Ban Tôn Giáo và Sắc Tộc TP.SG, nói rằng hệ pháí Tin Lành này bị xem là bất hợp pháp từ 20 năm qua, và ngay trứơc buổi lễ trao giấy thì cũng là bất hợp pháp, vì ông nói, “Trước buổi lễ công nhận naỳ, đây là một tổ chức tôn giaó bất hợp pháp, và chúng tôi đã cảnh cáo họ về các vi phạm.”

Tình hình trao giấy công nhận có vẻ khẩn cấp tới nổi, ông Thanh nói là cần thêm một năm nữa thì Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần mới “hoàn toàn hợp pháp.” Có nghĩa là, bây giờ, sau buổi lễ, cũng mới là “nửa hợp pháp, nửa bất hợp pháp.” 
Có phải, một điều chắc chắn, chúng ta biết rằng, hai mục sư Mỹ Jeff Dove và Mark Barlift khi về Mỹ sẽ ra sức bênh vực cho chính phủ Hà Nội nếu Bộ Ngoạị Giao Mỹ đòi đưa VN vào sổ trừng phạt CPC?

Cuối bản tin DPA là đoạn văn:

“Giáo Hội Công Giáo là hệ phái Thiên Chúa Giáo lớn nhất ở VN, với hơn 6 triệu giáo dân. Trong năm qua, căng thẳng tôn giáo đã dày đặc hơn, với tranh chấp về đất giữa chính phủ và Giáo Hội Công Giáo, và với việc trục xuất ra khỏi một thiền viện khoảng 400 tăng ni, những người tu theo một Thiền phái phi truyền thống có bản doanh ở Tây Phương.” (hết trích dịch)

Câu cuối bản tin DPA là viết như thế, theo mắt nhìn của phóng viên Tây Phương. Nếu phóng viên là người Việt, hẳn nhiên đã viết ngắn gọn là “tu theo pháp môn Làng Mai” chứ không dài dòng kiểu “phi truyền thống có bản doanh ở Tây Phương.” Kiểu viết này có phảỉ là phóng viên Tây đã bị ảnh hưởng tuyên truyền của Hà Nội? 

Chúng ta thực sự không thể biết chính xác những gì ẩn tàng trong các chuyển biến tại VN. Nhưng chỉ có thể biết một cách chính xác rằng Ban Tôn Giáo Chính Phủ thực sự có quyền lực, và tình hình khẩn cấp trao giấy phép công nhận “một năm án treo bất hợp pháp” cho Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần quả nhiên là một độc chiêu của CSVN.

TRẦN KHẢI 
Việt Báo Chủ Nhật, 10/25/2009

10-25-2009 12:23:46

Tin bài có liên quan

Triết Học Kỳ Na Giáo – Nguyễn Ước

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

Triết Học Ấn Độ – Nguyễn Ước

Tôn Giáo Baha’I – Bùi Đức Hợp

Tôn Giáo Baha’i – Bùi Đức Hợp

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Nhân Chứng Giê-hô-va – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Merry Christmas And Happy New Year

Merry Christmas And Happy New Year

Mật Tông Đại Cương

Mật Tông Đại Cương

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Load More

Discussion about this post

Cha Mẹ & Con Cái

Cha mẹ & con cái

Tôi đọc được những dòng này của một thiếu nữ 15 tuổi trên một tờ báo dành cho tuổi mới...

Đạo Phật

Đạo Phật

ĐẠO PHẬTNguyên tác: What is BuddhismTác giả: Geshe Kelsang Gyatso.Chuyển ngữ: Tuệ Uyển   Khai sáng Đạo Phật là Đức...

Tại Sao Không Nên Vội Tin Đức Phật?

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Tại vì, có lẽ chính đức Phật cũng không muốn chúng ta tin ngay, tin vội, tin phi chính kiến...

Các Nhà Khoa Học Đánh Giá Đức Đạt Lai Lạt Ma

Các Nhà Khoa Học Đánh Giá Đức Đạt Lai Lạt Ma

Phim Tài liệu: CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - GÓC NHÌN THIỀN TUYỆT DIỆU...

Hôn Nhân Không Tình Yêu: Nỗi Đau Khôn Tả

Hôn Nhân Không Tình Yêu: Nỗi Đau Khôn Tả

THÍCH NHẬT TỪ CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH Nhà xuất bản Hồng Đức 2015 Hôn Nhân Không Tình Yêu:...

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

DUY LỰC NGỮ LỤC QUYỂN HẠ(Từ năm 1992-1999) Hòa Thượng Thích Duy Lực Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà...

Tôn Giáo Và Khoa Học, Bhikkhu P.a. Payutto – Mỹ Thanh Việt Dịch

Nhân Đọc Bài “Tôn Giáo Và Khoa Học” Của Ngài Bhikkhu P. A. Payutto Mỹ Thanh dịch Trần Chung Ngọc...

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Hướng Về Miến Tịnh Độ

HƯỚNG VỀ MIỀN TỊNH ĐỘ Nhụy Nguyên Phật có 84 ngàn Pháp môn. Pháp vốn “bình đẳng, vô hữu cao hạ”;...

Bồ Tát Hạnh

Bồ Tát Hạnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nấm Bông Gòn Phế Thải & Những Câu Hỏi Chưa Lời Đáp

Nấm bông gòn phế thải & những câu hỏi chưa lời đáp

Cuối năm 2014, người dân tỉnh Long An xôn xao bàn tán về việc nông dân rủ nhau trồng nấm...

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Ý NGHĨA CÁI CHẾT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO Hoang Phong "Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy...

Thiền Minh Sát – Căn Bản Thực Hành

THIỀN MINH SÁTCĂN BẢN THỰC HÀNH Tác giả: Hòa thượng Mahasi Dịch giả: Khánh Hỷ Lời Mở Đầu Dĩ nhiên...

Tôi Là Ai? Một Phương Pháp Hành Thiền

Tôi Là Ai? Một Phương Pháp Hành Thiền

TÔI LÀ AI ?MỘT PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN Tác Giả: Ni Sư Ayya KhemaDựa Trên Kinh Potthapàda Giáo Lý Của...

Tính Chất Giáo Dục Của Giới Luật Phật Giáo

TÍNH CHẤT GIÁO DỤC CỦA GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO Thích Phước Sơn   Lịch sử cho chúng ta thấy có...

Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm

Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm

THẾ GIỚI CHUYỂN BIẾN, THEO KINH HOA NGHIÊMNguyễn Thế Đăng Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có...

Cha mẹ & con cái

Đạo Phật

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Các Nhà Khoa Học Đánh Giá Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hôn Nhân Không Tình Yêu: Nỗi Đau Khôn Tả

Duy Lực Ngữ Lục – Quyển Hạ (Từ Năm 1992-1999)

Tôn Giáo Và Khoa Học, Bhikkhu P.a. Payutto – Mỹ Thanh Việt Dịch

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Bồ Tát Hạnh

Nấm bông gòn phế thải & những câu hỏi chưa lời đáp

Ý Nghĩa Cái Chết Theo Quan Niệm Phật Giáo

Thiền Minh Sát – Căn Bản Thực Hành

Tôi Là Ai? Một Phương Pháp Hành Thiền

Tính Chất Giáo Dục Của Giới Luật Phật Giáo

Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm

Tin mới nhận

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Đối Chiếu Qua Kinh Điển, Tâm Diệu

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Đức Phật: Ngài đã vén màn vô minh cho nhân loại bằng ánh sáng chân lý

Kinh Kiến Chánh

Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo

Tâm tình ngườì phật tử: Xây chùa to nên vui hay buồn?

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Tin mới nhận

Cốt Lõi Đạo Phật Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Lịch Sử Thiền Tông Nhật Bản – Biên Dịch: Nguyễn Nam Trân – Bản Thảo 2009

Học Đạo Thánh Nhân

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Kinh Phật cho người mới bắt đầu

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Với Hội Phật Học Nam Việt (Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học)

Thông Bạch Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế Lần Thứ Nhất

Oai Nghi Con Đường Của Sự Tỉnh Thức

Nhận Định Về Các Bài Thuyết Giảng Của Ht Thông Lạc (Bảo Như )

Tam Bất Năng

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Tâm thức thời hậu hiện đại

Ngày Lễ Cha

Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 7

Một Màu Hoa Cho Mùa Vu Lan

Sống nhanh hay chậm?

Vượt Trên Cả Chư Thiên

Về Ý Nghĩa Của Mục Tiêu Thoát Khổ Trong Đạo Phật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Sách “Nhận Thức Quán – Mười liệu pháp chánh niệm” của tác giả Henepola Gunaratana

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Kinh Bách Dụ: Bọn cướp chia của

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 16)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 2)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Mấy Điệu Sen Thanh

Học Đạo Thánh Nhân

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 32)

Luận Niệm Phật

Khuyên Người Niệm Phật Tập 3

Lợi Lạc Hữu Tình

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.