Tác giả: ĐĐ – TS. Thích Hạnh Đức
TƯ DUY PHẬT GIÁO VỀ XÃ HỘI
ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG KINH TẠNG PALI
Người dịch: Vương Thị Minh Tâm
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn
(Luận án Tiến Sĩ)
Phần mở đầu
Tôn giáo, sự nghiên cứu tôn giáo và nguồn gốc tôn giáo đã khuấy động vào nhiều xã hội, nhiều nền văn hóa, và nhiều nhà tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử. Từ thế kỷ mười chín trở về sau, nhiều nhà tư tưởng bắt đầu suy nghĩ đến chức năng và vai trò của tôn giáo trong xã hội, do sự xuất hiện và phát triển việc nghiên cứu xã hội học tôn giáo. Ví dụ như công việc của Charles Darwin là cố gắng làm sáng tỏ nguồn gốc và sự phát triển loài người. Các nhà xã hội học và nhân chủng học thì cố gắng làm sáng tỏ tôn giáo và sự thành lập tôn giáo. Max Miller, Comte, Spencer và Robertson Smith là những nhà lý luận đầu tiên quan tâm đến việc nghiên cứu tôn giáo, mối liên quan giữa cá nhân và xã hội. Sự nghiên cứu đầu tiên về tôn giáo là tìm ra chân lý nằm sau tôn giáo và nguồn gốc tôn giáo, và hướng đến nhiều sự giải thích khác nhau từ những tư tưởng tâm lý của thuyết duy linh, và chủ nghĩa khỏa thân cho đến sự thấu suốt xã hội học của Robertson Smith. Tuy nhiên, điều này có vẻ như đã có một chút nỗ lực để phác thảo ra học thuyết Phật giáo về xã hội trong ánh sáng của học thuyết xã hội đương đại.
Phật giáo thường bị buộc tội và bị khẳng định rằng không hề nỗ lực quan tâm đến những vấn đề thế tục, ví dụ như góp ý về mặt xã hội. Các học giả không công nhận đạo Phật có đóng góp cho xã hội vì những giả thuyết sau đây:
– Kinh điển Phật giáo chứa đựng những lý thuyết đau khổ, thoát tục, tiêu cực đối với xã hội. – Hoạt động của Tăng chúng chỉ mang tính hoạt động tôn giáo. – Tất cả khái niệm của Phật giáo không hề có tính chuyển hóa tình trạng xã hội hoặc phản ảnh mục đích chính trị xã hội. – Phật giáo chỉ tập trung vào tu tập và giác ngộ tự tha.
Điểm quan trọng cần nói rằng: Trong phần nghiên cứu này, chúng ta sẽ không chú ý đến những lời tuyên bố khẳng định của các học giả, đơn giản vì ngoài phạm vi của lĩnh vực nghiên cứu và trình bày các chứng cứ lịch sử. Những điều cần được thu thập để chứng minh hoặc bác bỏ sự xác định chủ nghĩa đổi mới mang nghĩa nhãn quan Phật Giáo về xã hội.
Thực tế, điều này buộc tội các lý thuyết vì các học giả nói trên dường như bị rơi vào cách tiếp cận mới với những nghiên cứu đạo Phật gần đây. Trong những thập niên mới nhất, với những khám phá của ngành khảo cổ và phương pháp nghiên cứu đúng đắn, người ta đã công nhận Phật giáo là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội, đóng vai trò thiết yếu về mặt đạo đức trong mọi khía cạnh của nền tảng xã hội. Sulak Sivaraksa không chỉ đồng ý rằng người phương Tây không hề biết gì về lĩnh vực xã hội trong Phật giáo, mà ông còn cho rằng nếu đạo Phật xuất hiện sớm hơn ở phương Tây thì chính sự xuất hiện này trên thực tế đã bị ảnh hưởng bởi người phương Tây. Nhiều người, nhất là người phương Tây nghĩ rằng đạo Phật chỉ chú tâm vào thiền định và tự giải thoát, không hề làm điều gì cho xã hội. Điều này hoàn toàn không đúng. Từ nhiều thế kỷ qua, đặc biệt là tại các nước Nam Á, Đông Nam Á, đạo Phật là nguồn sức mạnh vĩ đại cho xã hội. Tuy nhiên nhiều vấn đề đã thay đổi bởi chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa duy vật, và sự giáo dục phương Tây.
Donald S. Lopez đã hé lộ những quan sát về tầm quan trọng và sự tập trung trong việc nghiên cứu đạo Phật của người Châu Âu thời xưa. Hầu như sự mô tả về Phật giáo đối với phương Tây, cả học giả phương Tây và nhà lý luận tôn giáo Châu Á, đều tập trung vào kinh điển. Đạo Phật được nghiên cứu đặc thù như một điều nằm ngoài phần còn lại lịch sử văn hóa trí tuệ của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Đạo Phật mà phần lớn các học giả châu Âu quan tâm là sự phản chiếu lịch sử rút ra riêng biệt từ những bản kinh sách. Những bản kinh này hầu hết dành cho một loại “lý luận” được sản sinh và lan truyền trong một vòng tròn nhỏ xíu của những người ưu tú trong tự viện. Trường hợp ngoại lệ, nếu Kinh Tạng được Phật tử Châu Á đọc hiểu thì sẽ có một chút thú vị. Còn nếu như Kinh Tạng được đưa vào sử dụng trong các buổi lễ nghi thức tụng niệm thì rất ít thú vị.
Thành kiến hoặc diễn dịch sai lầm của các học giả phương Tây thời xưa là kết quả của phương pháp giống như Luis O. Gomez. Trong các bài tiểu luận cho thấy rõ, ông nói đến các lý thuyết và các bài viết của Carl G. Jun, sự quan sát rõ ràng liên quan đến các thành kiến. Đặc biệt hơn, Gomez còn giải thích rành mạch tại sao chính Carl Jung đã hiểu sai lệch về các bản kinh của người Châu Á, giống như cấu trúc “khác biệt” của phương Đông tương phản với cấu trúc “bản thân” của phương Tây. Như vậy, Carl Jung đã viết về tư tưởng phương Đông với lĩnh vực huyền bí và hướng đến quá mức của sự trừu tượng; đối nghịch với tư tưởng phương Tây theo thiên hướng quan sát cực kỳ chính xác. Ông đặt nhiều lý thuyết tâm lý về thành kiến của hai cực đối lập giả tạo như vậy. Trong một đoạn văn khác, ông tuyên bố rằng: “Chúng ta nên thắc mắc cái gì định nghĩa ‘thành kiến phương Đông học’, và lập trường thực dân giấu giếm, trong các bài viết của Jung về Châu Á. Lập trường này rõ ràng là phác thảo về ba động tác thừa nhận, chiếm đoạt và tách biệt. Người Châu Âu vẫn duy trì quyền kiểm soát người Châu Á, thứ nhất bởi thừa nhận quyền của nền văn hóa ngoại lai, và bởi cho rằng quyền của chính mình, cuối cùng là do bởi xác nhận sự khác biệt đã chia tách ông ta với người khác”.
Joan Macy lặp lại luận điểm của Sivaraksa rằng một đạo Phật giải thoát là một lời giải thích của người Châu Âu.
Theo Max Weber, các học giả Phật giáo Châu Âu thời xưa nhận thấy đạo Phật là một thế giới tinh thần, không có công thức đặc trưng cho đạo đức xã hội. Họ hiểu rằng giải thoát khỏi thế giới này là mục đích của đạo Phật.
Tuy nhiên, Kinh Tạng Pali có rất nhiều đoạn nói đến đức Phật thảo luận rành mạch về đạo đức xã hội, và nhiều trường hợp mang hàm ý rõ ràng về xã hội.
Walpola Rahula tuyên bố: Đạo Phật phát sinh tại Ấn Độ như một lực lượng tinh thần chống lại những bất công trong xã hội, chống lại những nghi lễ hiến tế mê tín thoái hóa. Đạo Phật tố cáo sự bất công của xã hội giai cấp, và bảo vệ quyền bình đẳng của con người. Đạo Phật giải phóng phụ nữ và ban cho họ hoàn toàn tự do tinh thần.
Uma Chakravarti nói rằng đạo Phật được xem xét như là một chế độ có nhiều cảm thông hơn so với các nhóm áp bức. Đạo Phật được xem là một giải pháp xã hội, kinh tế, chính trị cho các vấn đề áp bức giai cấp.
Trevor Ling cũng gióng lên tiếng nói chung về vấn đề này: Đạo Phật được mô tả như một đạo làm người tìm kiếm đầy đủ hiện thân trong cộng đồng xã hội chính trị. Các nội dung và lời dạy về xã hội, chính trị của đạo Phật quá hiển nhiên không thể phủ nhận được. Đó là một phần thiết yếu của kinh điển tôn giáo.
Robert A.F. Thurman tuyên bố trong “Con Đường của Lòng Từ Bi” rằng: Vị trí đạo Phật chủ yếu trong hoạt động xã hội là một hoạt động trong chủ nghĩa tích cực, sự tận tụy kiên định để hoàn thành việc tự chuyển hóa và thành tựu chúng sanh. Chủ nghĩa tích cực xuất hiện rõ nét trong tông phái Đại thừa, nhưng lại mang tính ép buộc ngầm trong tông phái Tiểu thừa, cả trong hoạt động của đức Phật và lời dạy của Người. Tuy nhiên, hoạt động này hướng thẳng vào trọng tâm của mọi truyền thống Phật giáo để đem các nguyên tắc căn bản quy vào vấn đề thực tế hiện thời, để phát triển đạo đức, cân bằng đường lối chính trị. Người ta có thể diễn dịch sai lệch vấn đề xã hội liên đới với đời sống vật chất, điều này thua kém xa so với đạo Phật. Trên thực tế, đạo Phật không hề suy xét lợi lạc vật chất là mục đích riêng. Vật chất chỉ là phương tiện đi đến mục đích tối thượng. Nhưng nó lại là phương tiện không thể thiếu được trong việc đạt được mục đích cao cả cho hạnh phúc loài người. Đức Phật không xóa bỏ cuộc đời trong bối cảnh của nền tảng xã hội kinh tế. Người nhìn tổng quát, trên mọi khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội. Lời dạy của Người về luân lý đạo đức rất nổi tiếng, nhưng ít người hiểu rõ, nhất là ở phương Tây, về những lời dạy của Người đến vấn đề chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên có rất nhiều bài giảng liên quan đến vấn đề này nằm rải rác khắp trong các bản kinh Phật cổ xưa. Các vị học giả vẫn cho rằng đạo Phật không bao giờ chấp nhận sự chia tách hai mặt kép giữa lĩnh vực xã hội và tinh thần. Đời sống tinh thần nhất thiết phải bao gồm cả sự ràng buộc xã hội, dù không thể thay đổi. Tuy vậy từ thời đức Phật, Phật Pháp dù ít hay nhiều, vẫn luôn là lĩnh vực xã hội chính trị hoàn toàn khớp với nhau để hỗ trợ lĩnh vực tinh thần.
Bài viết này chỉ nghiên cứu trong kinh Phật mà thôi. Những mối liên quan giữa các tôn giáo đương đại hoặc triết lý của nhiều tông phái khác không hề được đề cập đến. Chúng ta không những chỉ ra lời Phật nói về xã hội, mà còn liên quan đến cấu trúc hệ tư tưởng của xã hội vào thời trước và ngay thời đức Phật. Do đó chúng ta có thể hiểu rõ quá trình tư tưởng xã hội trong đạo Phật và các tôn giáo khác. Tác giả đã cố gắng tập trung vào tư tưởng xã hội trong Kinh Tạng Pali. Kinh Tạng đã đưa ra các vấn đề đáng kể liên quan đến xã hội, mở ra một hệ thống quan hệ xã hội, bảo đảm chắc chắn tổ chức đời sống nhân loại. Gần đây, phong trào Phật giáo nhập thế được định nghĩa là một hình thái đặc biệt của đạo Phật, liên quan đến tư tưởng xã hội của Phật giáo. Có lẽ đây là cách vững chắc để miêu tả sự trao đổi giữa đạo Phật và hệ thống xã hội. Tuy nhiên, một nghiên cứu về xu hướng mới hoặc tổ chức Phật giáo được suy diễn từ những bản kinh sẽ cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua, rõ nét về một nền tảng giá trị tư tưởng của các phong trào xã hội, hoặc tổ chức xã hội. Bởi vì kinh Phật không chỉ chứng tỏ đạo Phật là gì mà còn nói lên đạo Phật phải là gì. Không chỉ cá nhân có thật và các nhóm người có thật sống trong một đất nước đặc biệt, trong khoảng một thời gian đặc biệt mà họ được nhắc đến, luôn cả người lý tưởng và mối quan hệ con người lý tưởng đều được cho là có thật và có lợi ích cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, một nghiên cứu rộng lớn về vấn đề này là cần thiết.
Tư tưởng xã hội của Phật giáo cần nghiên cứu nghiêm túc theo nhiều cách thể hiện khác nhau như phong trào xã hội, thói quen văn hóa, hình tượng của niềm tin và hoạt động. Chính tình hình xã hội đã tạo ra những điều này, và đổi lại, chính điều này cũng tạo ra tình hình xã hội. Như vậy, chúng ta có thể nắm bắt tinh thần cơ bản, hệ tư tưởng cơ bản nằm trong giới hạn mà học thuyết xã hội của Phật giáo được hình dung ra. Như vậy, vấn đề này thậm chí có thể phân biệt được khoảng cách và sự khác biệt, giữa lý tưởng và thực tế mà người Ấn Độ đã đóng góp sự tồn tại vào đó. Tác giả tin rằng mỗi dân tộc mở ra một thực thể xã hội của riêng họ, một cá tính, một thiên tài, một tâm lý chung cho xã hội. Thông qua đó, bản chất, ý nghĩa và mục đích của cuộc sống tự bày tỏ theo nhiều khía cạnh, rồi tạo ra những vật trang sức cho sự tồn tại của loài người và cấu trúc xã hội. Cho nên, nhiều lý thuyết khác nhau từ những tư tưởng khác nhau trong cùng một đất nước là điều bình thường. Điều quan trọng là chúng ta nên biết rằng mọi hình thái của tư tưởng xã hội phát sinh là do nhu cầu của loài người. Nhu cầu con người chỉ rõ những vui thú, mục đích và khát vọng. Kế hoạch hoặc mưu đồ thực tế của các hình thái khác nhau trong các tổ chức xã hội xuất hiện trong một giới hạn để điều chỉnh cách cư xử của con người, cá nhân, và xã hội, với nhiều mục đích và khát vọng. Triết lý sống của Phật giáo, đạo đức xã hội và cá nhân được thành lập trong quan điểm có nhiều sự cân nhắc. Tư tưởng xã hội trong Phật giáo dựa trên sự hiểu biết về ý nghĩa tồn tại của nhân loại, và luật nhân quả để hướng dẫn cuộc sống nhân loại hòa nhịp vào ý nghĩa đó. Ý nghĩa cơ bản của cuộc sống và sự tồn tại được Phật giáo hiểu rõ đã thấm qua mọi hình thức tổ chức xã hội. Các tổ chức này có ý định điều chỉnh và hướng thẳng đến đạo đức của cuộc sống từng cá nhân. Bỏ qua các tình huống này, nhiều học giả tạo ra những lý thuyết đảo ngược, chối từ các yếu tố tư tưởng xã hội trong Phật giáo bằng những thông tin sai lệch. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng có nhiều học giả nghiêm túc đã nghiên cứu nhiều công trình có giá trị dựa trên nguồn tư liệu chính thống.
Những tư liệu đó sẽ được quan sát trong chương này. Chúng ta cũng biết rằng các học giả như D.P Chattopadhyaya, A.K Warder, Trevor Ling, B.R Ambedkar, P.V Bapat, đặc biệt T.W Rhys David dựa trên căn bản phương pháp nghiên cứu để tìm tòi tư tưởng xã hội của Phật giáo, rồi tuyên bố rằng: Phật giáo là một tôn giáo vĩ đại vì đã mang đến một cuộc đời thánh thiện và cả những hoạt động xã hội. Những lý thuyết khác nhau có lẽ được rút ra từ các góc cạnh khác nhau để tìm hiểu đạo Phật, hoặc dựa vào nền tảng của các công trình nghiên cứu khác. Vì vậy, cần phải có công trình nghiên cứu nghiêm túc hơn để giải quyết những vấn đề gai góc. Vì lẽ đó, tôi chọn đề tài Nhãn Quan Phật giáo về xã hội được thể hiện trong Kinh Tạng Pali để làm luận án tiến sĩ.
Tư duy Phật giáo về xã hội được thể hiện trong Kinh Tạng Pali
Discussion about this post