TỔ SƯ THIỀN
TÔNG MÔN VIÊN ĐỐN GIÁO
Duyên Khởi
Lời nói đầu
“Thiền” có nhiều loại. Muốn nghiên cứu thiền lý trước tiên phải hiểu rõ định
nghĩa của thiền, sau đó sẽ từ từ bàn đến các biệt loại của thiền và phương pháp
tu trì. Theo giáo môn thường cho rằng định nghĩa chủ yếu của thiền không ngoài
“Tư duy tu” hoặc “Tịnh lụy”. Tu duy là dùng tư tưởng để quán tưởng, thuộc về có
tưởng; tịnh lụy là tịnh tọa, thuộc về vô tưởng, bất luận có tưởng hoặc vô
tưởng, mục đích chủ yếu của họ đều muốn đạt tới cảnh thanh tịnh vô vi mà thôi.
Tông môn thì khác, tông môn lấy kiến tánh làm gốc, lấy thoát luân hồi làm dụng.
Tuy Thiền có nhiều loại, nhưng nói một cách tổng quát chỉ chia làm “Thiền trực
tiếp” tông môn và “Thiền gián tiếp” giáo môn, hai đại loại, ngoài duy
nhất “Tổ sư Thiền” là thiền trực tiếp ra, tất cả đều thuộc về thiền gián
tiếp. “Thiền gián tiếp” là từ nhân địa tiến dần tới quả vị, thuộc về chuyện
trong ý thức, là tương đối, thuộc về tiệm giáo; “Thiền trực tiếp” là không qua
nhân địa mà tiến thẳng vào quả vị, là lìa tâm ý thức, là tuyệt đối, thuộc về
Viên đốn giáo. Ở đây chỉ bàn luận và giới thiệu Viên đốn giáo của ngài Lục Tổ,
tức Tổ sư Thiền. Thiền này lìa thanh tịnh và ô nhiễm (vì hai thứ đều là tương
đối), là do Thế Tôn ngồi dưới cây bồ đề tham cứu thật tướng của vũ trụ mà được
đốn ngộ Vô Sinh pháp nhẫn, sau đó cũng do chính Thế Tôn đích thân đi hoằng dương Viên đốn giáo này, rất nhiều người kiến
tánh, còn người chưa có duyên cũng đã gieo hạt giống thành Phật, các vị Tổ sư
thừa kế được đại pháp của Thế Tôn cũng rất nhiều.
Viên đốn giáo này học thì dễ, tinh hoa thì khó, dễ ở chỗ chỉ cần biết đề thoại
đầu khởi nghi tình là được, tinh hoa ở chỗ không cần suốt ngày mải mê nghiên
cứu ngữ lục của Tổ sư hoặc dũng mãnh khổ công cưỡng ép để thoại đầu, mà thật sự
cần p;hải tin tự tâm và có một tinh thần “trọng pháp” trọn vẹn và cần phải có
minh sư dạy bảo một cách tường tận và công phu chính xác và tránh khỏi tất cả
thiền bịnh mới mong đạt tới cảnh giới “như người uống nước (nóng lạnh tự
biết)”. Còn nữa, Viên đốn giáo này là thực tế nhất, thí dụ chỉ nói về việc phải
kiến tánh lúc còn sống vả khởi phát trí tuệ vốn có, mà ít khi bàn tới chuyện ở
đâu và đi đâu sau khi chết. Thế nên kinh nói: “Muốn biết nhân của kiếp trước,
hãy xem những gì ta thọ báo tại kiếp này; muốn biết quả của kiếp sau, hãy xem
những gì ta làm ở kiếp này”. Từ những khải thị trên, chúng ta khẳng định tham
thiền thật sự được tự chủ và nắm được vấn đề sinh tử tự do của mình.
Hôm nay các vị đã gặp được vạn kiếp khó gặp vô thượng đại pháp này, các vị phải
quý trọng và thành khẩn đi tìm cầu đại pháp bảo này mới không uổng đã được làm
người ở kiếp này và nhiều kiếp tu hành!
giả: Duyên Khởi Phật lịch: 2544 Tây lịch: 2000
THAM THIỀN CẦN BIẾT
“Tham cứu Tổ sư Thiền” cũng gọi là “chiếu cố thoại đầu”. “Chiếu cố” nghĩa là:
dùng trí bát nhã hướng về tự tâm tham cứu, tuyệt đối không phải là nghiên cứu,
bởi vì nghiên cứu là hướng ra ngoài mà tìm, như xuống biển đếm cát, chẳng được
gì cả, còn tham cứu là hướng về bổn tâm tham vấn, lâu ngày sẽ rõ tự tâm, thấy
được bản tính của mình. Tất cả chư Phật đều là tham thiền này thành Phật,
tam căn phổ bị (thượng trung hạ căn đều đủ tư cách tham thiền), chỉ cần tin
được tự tâm (tin tự tâm là Phật) thì được xem là hội đủ điều kiện tham thiền.
“Tham thiền” chẳng phải ngồi thiền, cũng chẳng phải thiền định, là phải lấy
kiến tánh làm mục tiêu, đối với các pháp thiền khác tuyệt đối chẳng giống –
thiền này chủ yếu là phải đề “thoại đầu”, khởi “nghi tình”, hai vấn đề quan
trọng này, hành giả trước hết cần phải nắm vững sự định nghĩa của nó, sau đó hạ
phủ công phu, có vậy mới được an ổn vững vàng.
“Thoại đầu” là gì? – Nhất niệm chưa nổi lên hoặc câu nói trước lúc chưa nói ra,
gọi là “thoại đầu”, đã nói ra miệng rồi, thì gọi là thoại vĩ (thoại đuôi), nếu
đã nổi một niệm rồi, dù chưa nói ra, đều gọi là thoại vĩ, tức “nhất niệm vô
minh” (giặc con).
Lĩnh vực của “thoại đầu” là trống trống rỗng rỗng, thanh thanh tịnh tịnh, gọi
là “căn bản vô minh” (giặc chúa), là cái nguồn gốc sanh tử của chúng sanh.
Ngoại đạo đến được chỗ này, tức thì ngang nhiên bị mê trụ nơi tịnh cảnh này,
chẳng có cách gì khác, cam đành bó tay chịu trói. Thiền tông gọi chỗ này
là “đầu sào trăm thước”. Hành giả tham thiền quyết chẳng bị kẹt trong hang ổ
chết chóc ấy, chỉ cần gìn giữ chánh nghi, bước thêm bước nữa, sẽ phá vỡ cái
hang ổ vô minh này, kiến tánh thành Phật. Trước mắt tuy chưa đạt đến thoại đầu,
cũng chẳng phải là ở nơi thoại vĩ, mà chính là đang ở giữa đoạn đường từ thoại
vĩ lần lần tiến đến thoại đầu, thiền tông đều tạm xưng là “tham thoại đầu”.
“Nghi tình” là gì? Đề lên một câu thoại, hỏi thầm trong tâm: “khi chưa có trời
đất ta là cái gì?” Thật ra chẳng thể nào rõ được, nhưng lại quyết cần phải rõ,
ngay đó tự nhiên nổi lên một thứ tình trạng hoài nghi, mối hoài nghi ấy gọi là
“nghi tình”. “Nghi tình” có “chánh nghi” và “hồ nghi”, “đại nghi” và
“tiểu nghi” bốn loại, thành ra hai đôi, sau đây sẽ lần lượt trình bầy và phân
tích tỉ mỉ.
Trước tiên nói về “chánh nghi” và “hồ nghi”; chỉ nên dùng “chánh nghi”, chẳng
được dùng “hồ nghi”. Vì hồ nghi là pháp thế gian, phải dùng tư tưởng trí óc để
suy lường giải đáp, hết sức mình, chỉ được giải ngộ, thuộc về tương đối, vẫn
còn ở trong phạm vi sào huyệt sinh tử của vô minh.
“Chánh nghi” là pháp xuất thế gian, chẳng kinh qua tư tưởng, chỉ là không hiểu
rõ, tiếp tục hỏi nữa, công phu 24 giờ chẳng gián đoạn, chỉ cho nghi chẳng cho
giải đáp, không lọt hai bên, là tuyệt đối, một khi đến lúc, chánh nghi bùng nổ,
chứng ngộ hiện tiền, hư không tan nát, thấy lại mặt mũi bản lai.
Tiếp đến là “đại nghi” và “tiểu nghi”; chỉ nên dùng “đại nghi”, chẳng được dùng
“tiểu nghi”.
Vì tập khí (thói quen) của “tiểu nghi” là thích tịnh sợ động, ham nghi tình
nặng, ghét nghi tình nhẹ, mải mê khát vọng mau chóng đến nhà, cố ép thoại đầu,
lấy tốc độ nhanh gấp của thoại đầu để mà trừ khử phiền não, trở thành niệm
thoại đầu, lấy tọa thiền làm căn bản, trong lúc lao động chẳng thể công phu
được, dễ bị cảnh chuyển, đó chính là hành vi của ngoại đạo, lâu ngày sẽ sinh ra
nóng tính cau có, thế nên công phu “tiểu nghi” là bệnh chẳng phải là thiền,
quyết chẳng nên chọn dùng.
Công phu của người “đại nghi” lấy tâm bình thường làm đạo tràng, vô trụ làm
gốc, chẳng bị bất cứ hoàn cảnh nào ảnh hưởng được, đi đứng nằm ngồi đều có thể
công phu, lúc đề thoại đầu không cần nhanh, chỉ cần rõ ràng sáng sủa, nhu hòa
vi tế, công phu như vậy, nghi tình chẳng cần ép mà lại được tự nhiên nặng và
miên mật, vả lại một khi ngộ thì sẽ triệt để đại ngộ, lại nữa công phu của đại
nghi, chẳng có khởi tâm hi vọng, chẳng có tâm diệt vọng tưởng, cho nên ngọn lửa
sân chẳng thể ngóc đầu nổi, nên được an nhiên mà dụng công, suốt ngày cảm giác
thoải mái yên ổn, thế nên dùng công phu “đại nghi” mới là đảm bảo vững chắc.
Nhân vì trước mắt thấy đa số các hành giả tham thiền, đang dùng công phu “tiểu
nghi” là lại cho là “đại nghi”, quá ư lầm lẫn, xót xa thay! Hành giả nếu mắc
phải bệnh này, nên nhanh chóng sửa lại cho đúng, lỡ sai rồi chớ để sai nữa, cái
tác hại hậu quả tương lai sau này rất khó lường được.
Tại sao “vọng tưởng” và “ý niệm” (ý đồ) là không giống nhau? Tại vì vọng tưởng
là nhất niệm bất giác mà khởi, là “nhân”, nếu không tiếp tục suy nghĩ tới nó,
vì chưa có “duyên” , thì nó sẽ tự động biến mất. “Ý đồ” cũng do nhất niệm bất
giác mà khởi, nhưng vì cứ suy nghĩ tới nó, là “duyên” tới lúc thành thục mới
thôi. Cho nên, trong lúc vọng tưởng nổi lên, nếu có thể duy trì “chánh nghi”
thì vọng tưởng sẽ tự động biến mất, chưa rơi vào thiền bệnh, còn “ý đồ” là làm
nghi tình gián đoạn, không ngừng suy nghĩ đến một việc nào đó cho tới khi thành
thục, có nhân, có duyên, có quả, do đó “ý đồ” là thuộc về thiền bệnh. Lại
nữa, tham thiền không những không được khởi ác ý đồ, mà cả thiện ý đồ cũng
không nên khởi, vì thiện và ác cũng đều thuộc về tương đối, chưa là cứu cánh.
Vì vậy, công phu đại nghi không cần diệt trừ vọng tưởng, chỉ cần đừng cố tạo ý
đồ là được. Thế nên có câu: “Công phu đại nghi là nghi tình miên mật, quyết
không phải là thoại đầu miên mật”. Hành giả phải cẩn thận, đừng điên đảo
then chốt quan trọng này mà mắc phải thiền bệnh, chướng ngại cho sự tiến bộ!
Thế nên, tham thiền không chỉ bằng vào việc tinh tiến, dũng mãnh, ngồi mãi, đã
lão tham mà lấy làm vinh dự, đây chỉ là tư tưởng ngoại đạo, mà thật sự phải lấy
công phu chính xác, không mắc phải thiền bệnh, hai điểm chủ yếu này là
thước đo, thế nên có câu: “Công phu sai thì như nấu cát chẳng thành cơm
được” là vậy.
Trong Phật pháp là căn cứ kiếp trước hoặc nhiều kiếp đã tích lũy được công đức
của sự tu hành làm làm tiêu chuẩn căn cơ, chẳng nên chỉ nhìn kiếp này để mà
đánh giá phán đoán căn cơ con người, thí như, kiếp trước người đã đi được chín
mươi chin bước, kiếp này chỉ cần thêm một bước nữa thì đạt đến viên thành Phật
đạo. Chớ nên khinh mình hoặc khinh người, mà khiến đạo tâm vướng kẹt chẳng tiến
được; tội này rất nặng. Học hành cần phải lên lớp, học Phật càng phải khiến cho
tâm bồ đề mãnh tiến. Tham thiền yếu chỉ dạy: “Tham thiền không bí quyết.
chỉ cần sanh tử thiết”, ý nói rằng: Ma chẳng sợ người chỉ có dũng mãnh và tinh
tấn, mà sợ nhất là người hội đủ ba thứ nghị lực chủ yếu của tham thiền: “Kiên
nhẫn, chẳng tham cầu, tha thiết sinh tử” mà thôi! Xin hãy khắc ghi ba câu
thiết yếu nhất của nhân tố thành Phật này, mau tham! Bẩy câu thoại đầu sau đây,
hãy chọn một câu thích hợp với mình mà tham:
CHƯA CÓ TRỜI ĐẤT, TA LÀ GÌ? 2- TRƯỚC KHI
ĐƯỢC CHA MẸ SANH RA , MẶT MŨI BỔN LAI CỦA TA RA SAO? 3- MUÔN PHÁP VỀ
MỘT, MỘT VỀ CHỖ NÀO? 4- CHẲNG PHẢI
TÂM, CHẲNG PHẢI PHẬT, CHẲNG PHẢI VẬT, LÀ CÁI GÌ? 5- SANH TỬ ĐẾN
TỪ ĐÂU, CHẾT ĐI VỀ ĐÂU? 6- NIỆM PHẬT LÀ
AI? 7- TA LÀ AI?
PHÁP THUYẾT VÔ SANH LUẬN
“Pháp thuyết”: là chỉ cái thuyết của mọi sự mọi việc, tức “Vạn pháp”. Vạn pháp
chẳng phải là vạn hữu. Lông rùa sừng thỏ chẳng thuộc vạn hữu, hư không chẳng
thuộc vạn hữu. Vạn pháp chẳng như vậy, hư không cũng thuộc vạn pháp, lông rùa
sừng thỏ cũng thuộc vạn pháp, tóm lại cái nói ra được, cái chẳng thể nói được,
có tướng, không có tướng đều thuộc vạn pháp cả, tức “Pháp giới tánh”.
“Pháp thuyết vô sanh”: – Tức vạn pháp vô sanh, cũng gọi là Vạn pháp duy
tâm, tức vũ trụ vạn vật, pháp giới tánh, tam giới lục đạo, tất cả nhất thiết đều
chẳng có sự bắt đầu, chẳng có cái nhân đầu tiên, không có bản thể, do tâm hiện
lên. Bổn lai vốn chẳng có cha mẹ đầu tiên, nhưng thực tế trước mắt mọi người
đều phải do cha mẹ sinh ra. Bổn lai vô sanh, tức vô tử, nhưng từ vô thủy đến
nay, ngoại trừ người đã kiến tánh, chẳng có một người nào có khả năng thoát
khỏi được sự đòi mạng của lão Diêm Vương. Bổn lai vốn không, nay lại thấy
có, đó là huyển có, là việc trong chiêm bao, cho nên, sự sanh tử và cha mẹ
trước mắt thấy được, đều do cái tâm động của phàm phu nên cảm giác sai lầm mà
thấy có. Kinh Hoa Nghiêm rằng: “Nhược nhân dục liễu trí, Tam thế nhất thiết
Phật, Ứng quán pháp giới tánh, Nhất thiết duy tâm tạo”, bài kệ này thật phi
thường, là một liều thuốc huyền diệu làm thức tỉnh sự mê lầm của thế
nhân.
“Duy tâm tạo”: – Tức là pháp duyên khởi, duyên khởi tánh không, tức là việc
trong chiêm bao. Thực tế trước mắt tất cả các sự việc chẳng thể chẳng do các
nhân duyên hòa hợp mà thành tựu được, tức cũng là luật nhân quả, tuyệt đối
chẳng thể không nhân mà có được quả. Lại nữa, cái vũ trụ vô bờ, vô bến đang
chứa đựng hằng hà sa thế giới, những thế giới vô số ấy, tất cả đều do một tâm
của vô số chúng sanh mà tạo thành, nên gọi là “Duy tâm tạo”, tức pháp duyên
khởi. Tất cả các pháp hiển nhiên đều là do duyên khởi, nhưng lại chẳng thể tìm
ra cái nguyên nhân đầu tiên, ví dụ: – Con gà có trước hay quả trứng gà có
trước, hai sự việc này thật ra chẳng thể nào truy cứu tìm ra được nguyên nhân
cái nào có trước, tất cả các pháp cũng lại đều như vậy. Cho nên kinh nói: “Vô
nhân bất thành vọng”, tức nói rằng phàm do nhân duyên tạo thành đều thuộc chẳng
phải thật, nếu là thật, nhân duyên chẳng thể đến được, cho nên nói là “Duyên
khởi tánh không”. Thuở ban đầu, các ngoại đạo đều tranh dành tự cho rằng vũ trụ
vạn vật đều do thần của họ tạo ra, nhân loại trải qua một thời gian dài bị che
đậy đến điên đảo bởi tà thuyết của họ, để rồi sinh ra mê tín dị đoan, khổ không
tả xiết, cho đến khi Phật giáo xuất hiện, sau khi Đức Thế Tôn dùng trí Bát Nhã
ngộ được “Vạn Pháp Duy Tâm”, những tà thuyết mới hoàn toàn sụp đổ. Thế nên,
diệu lý của “Duy Tâm Tạo” thật sự là cây bảo kiếm trí tuệ phá tà hiển chánh. Từ
đó, người ta bắt đầu biết phân biệt tà chánh, biết tu trì chánh pháp để được
giải cứu, vĩnh viễn thoát biển khổ sanh tử.
Mấy ngàn năm qua, con người thế gian vẫn còn cực nhọc không ngừng tìm tòi
nghiên cứu cái thiên thể bao la vô biên này, mong muốn tìm ra được cái nguồn
gốc bí ẩn của vũ trụ nhân sinh, nhưng mãi đến ngày nay, mối nghi vấn ấy vẫn còn
là điều bí ẩn sâu thăm thẳm. Sau cùng, đành ở chỗ không thể nào khám phá
nổi, mà tạm thời giả định cho là “tự nhiên”. Thật ra ba ngàn năm trước dưới cội
Bồ đề, đức Thế Tôn 49 ngày tham thiền đã triệt ngộ “Vạn pháp vô sanh” đích thân
thấy rõ chư pháp không tịch, bất sanh bất diệt, cùng phát hiện nhân duyên vẫn
thuộc trong vòng tương đối, vẫn còn chưa cứu cánh, nên cuối cùng, trong kinh
Lăng Nghiêm, Phật đã phá chấp triệt để khẳng định rằng: “Phi nhân duyên, phi tựnhiên” nhằm để hiển bầy ra bổn thể của các pháp là “Vô sanh”. Nhưng cần phải
lưu ý, pháp vô sanh cũng chẳng phải là việc đơn giản, quyết chẳng thể hướng
ngoại nghiên cứu mà hiểu được cái lý chẳng thật ấy, mà cần phải hướng nội tham
cứu, chứng ngộ tự tánh bất nhị mới được cho là xong việc.
Kết luận:
Đức Thế Tôn dẫn dụng cái diệu lý “Pháp thuyết vô sanh” nhằm để
giúp chúng sanh vạch rõ được bộ mặt thật của vũ trụ nhân sinh, nguyên vốn chỉ
là một giấc mộng chiêm bao giả tạm, chẳng có giá trị gì để mà luyến tiếc, chẳng
những không có giá trị gì, mà sau cùng, rốt lại dù muốn dù không cũng chẳng thể
thoát được cái đang thọ nhận thảm kịch vô kỳ hạn của luật luân hồi. Đức
Thế Tôn từ bi, đặc sáng ra “Tổ sư Thiền” bất lập văn tự, giáo ngoại biệt
truyền, vô thượng đại pháp mà ba đời chư Phật đã cùng tu, khiến chúng sanh khởi
chánh nghi trực tiếp ngộ nhập “Vô sanh pháp nhẫn” làm cho cái họa lớn của sanh
tử từ vô thủy kiếp đến nay hoát nhiên đại ngộ, cuồng tâm sát na chợt ngưng, với
Phật chẳng khác, vĩnh viễn tự tại.
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA CÁCH LÀM
NGƯỜI VÀ HỌC PHẬT
“Quá khứ thánh hiền như tia chớp, Đại thiên thế giới như bọt biển”, xem câu nói
trên mới biết vũ trụ và pháp giới tánh vốn như hư huyễn chẳng thật, thế thì tại
sao lại cố chấp mà bị oan luân hồi. Chúng ta tuyệt đối không thể làm vừa long
mọi người được, chỉ cần đừng làm những việc trái với lương tâm mà thôi. Vì vậy,
làm người, mọi việc gì cũng đừng quá chú trọng, cũng đừng đặt quá nhiều hi
vọng, tất cả đều để phát triển tự nhiên. Nếu vật đó là của bạn thì chắc chắn sớm
muộn gì nó cũng sẽ thuộc về bạn, chớ nên quá mong cầu. Đối xử với mọi người thì
đừng nên quá khắt khe và chuyên chế, phải chừa chỗ một chút để thối lui, nhất
thiết không nên dồn người ta vào bước đường cùng. Cũng như đuổi chó và hẻm cụt
là một việc hết sức nguy hiểm là vậy. Cho nên, hễ tha thứ được thì cứ tha thứ
người ta, cũng đừng quá miễn cưỡng người ta. Không nên cứ nhìn về phía trước mà
quên nhìn về phía sau mà hình thành các thứ phiền não, và đừng nghe lời của một
bên mà hư việc lớn. Trong lúc xử sự, trước tiên cần phải suy nghĩ thật kỹ mới
làm, đừng quá vội vã mà làm hư chuyện để rồi hối hận không kịp. Khi phán quyết
một việc, phải đứng về phía lẽ phải, không đứng về phía người thân (y pháp bất
y nhân), bất luận làm người hay học Phật cần nhất là phải “dĩ hòa vi quý”, vì
tranh cãi là một việc vô trí, là nhân của pháp sanh diệt. Đừng quá chủ quan mà
sẽ bị cô lập. Từng giây từng phút phải khởi tư tưởng chính xác (phá chấp thật),
như vậy lòng oán giận và đố kỵ sẽ không cần diệt mà tự diệt. Không nên thường
tự bầy vẽ mà chuốc lấy cái khổ. Điều tốt nhất là thực hành tùy duyên bất biến,
bất biến tùy duyên, lấy vô trụ làm thể, trọng pháp y pháp mà dung. Thể dụng bất
nhị, thọ dụng vô cùng, không giây phút nào gián đoạn chánh nghi để cho trí bát
nhã hiển hiện. Nếu thật sự có thể làm theo những nguyên tắc của cách làm người
và học Phật ở trên, thì chắc chắn mọi phiền não, khổ ách sẽ không có chỗ đứng.
Cho nên kinh có dạy “Nhất thiết duy tâm tạo, tuy hữu phi thật” là vậy. Đã là
nhất thiết duy tâm tạo, tuy hữu phi thật thì tại sao phải oán ghét và xua đuổi
phiền não?
Thời kỳ mạt pháp, thiên tai hoạn nạn, tà kiến chúng sanh, mạng như tơ mành treo
chuông. Nay, thời cơ tốt nhất là tu hành, tuy rằng có nhiều pháp môn, Viên đốn
giáo – Tổ sư Thiền là tối thượng. Thiền này không qua nhân địa, tiến thẳng vào
quả vị. Chỉ khởi chánh nghi, mặc kệ phiền não vọng tưởng, trực chỉ nhân tâm,
kiến tánh thành Phật. Môn thiền trực tiếp này là vô sư trí, tự nhiên trí của
Thế Tôn, thế gian hiếm có. Nếu có huệ căn, xin gấp rút đi tìm tu đại pháp này
mới không uổng làm người và không uổng đã tu hành nhiều kiếp.
MỘT NGƯỜI CHỐNG VẠN NGƯỜI – CHÁNH
NGHI
Vàng bạc châu báu, danh lợi địa vị, cao quý tôn nghiêm, gia đình quyến thuộc,
bà con bạn hữu, cảm tình ái dục, bị hại chịu nhục, tất cả phiền não, cho đến
sinh mạng quý giá nhất của mình v.v… tất cả đều duy tâm tạo, đều như bọt trên
biển, trăng trong nước, ảnh trong gương, tuy có mà chẳng thật, không khác gì
rác rưới, không một chút gì tin cậy được, quyết phải gạt bỏ ra ngoài tâm. Phải
thực hành chánh sách tối thượng, điếc, mù và câm đi hành đạo. Không nghĩ đến
thiện, không nghĩ đến ác, không suy nghĩ quá khứ, không sắp xếp tương lai,
trước mắt chỉ thề quyết không dứt đoạn chánh nghi dù chỉ trong một sát na là xong.
Tại sao vậy? Bởi vì chánh nghi bản lai là tuyệt đối, là trí tuệ, là vô thượng
công đức, không có khổ não nào mà không độ, không có pháp nào mà không bao gồm,
thật là một pháp bảo toàn năng vậy, tham thiền cần phải bảo trì chánh nghi đến
cuối cùng, tới lúc nghi tình bùng nổ, kiến tánh thành Phật. Cho nên, lúc bạn bỏ
chánh nghi không tham, thì trước mắt bạn tức thời hiển hiện đen tối, không được
tự chủ, tất cả sự việc đều biến thành phiền não, chỉ có con đường đợi chết, tam
ác đạo khó tránh. Mong hành giả phải cẩn thận và cảnh giác việc quan trọng này!
Kết luận:
Sinh mạng quý nhất có thể bỏ, “Chánh nghi” thì tuyệt đối không được mất đi một
tơ hào (là một thang thuốc phá chấp để trừ ngọn lửa “sân”)!
CẢNH NGỮ HÀNH GIẢ
KHẨN MẬT BẢO TRÌ MẶC NHIÊN KHÔNG THẤY LỖI PHẢI THẾ GIAN CHẲNG LO QUÁ KHỨ VỊ LAI THỜI KHẮC KHÔNG MẤT CHÁNH NGHI NẾU CÔNG PHU ĐƯỢC NHƯ THẾ THẬT GỌI LÀ NGƯỜI CHÂN TU.KẾT LUẬN
Bài “Tổ sư Thiền- Viên đốn giáo “ trên đây là một đại pháp vô thượng thậm thâm
vi diệu. Công dụng của đại pháp này dùng để khai mở cái trí tuệ vô biên sẵn
có, hiển hiện bản lai diện mục của chư Phật, là cốt tủy của Phật giáo,
chỉ có đại pháp này mới có đủ tư cách thay mặt cho sự tôn nghiêm của Phật giáo,
nếu không có pháp này, Phật giáo cũng không thể tồn tại và cũng không thể phát
ra ánh sáng hào quang được. “Thiền Tông” lấy “Chánh nghi” làm gốc, bởi vì
chánh nghi là tuyệt đối, là bổn nguyên của chư Phật, bất sanh bất diệt, một
ngày chánh nghi bùng nổ thì công dụng bất khả tư nghì.
Pháp môn
bất nhị này là pháp môn vượt thời gian và không gian, siêu lý luận và khoa học,
không có giáo lý để giảng, lìa tư tưởng ngôn ngữ văn tự, là pháp không lời.
Thuở ban đầu được gọi là “thiền trực chỉ”, “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành
Phật” là vậy. Bây giờ gọi là “Tổ sư Thiền”, thiền này từ Thế Tôn Linh Sơn niêm
hoa, Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, cho tới Lục Tổ đời nhà Đường đều không cần dùng
thoại đầu, là do các Tổ sư dùng phương pháp cơ xảo khiến đệ tử đột nhiên khởi
nghi tình mà ngộ nhập diệu lý. Nhưng sau này vào đời nhà Tống, do các ngữ
lục khác nhau ra đời đã làm lộ cơ xảo bí mật của các Tổ khiến hành giả không
thể khởi được nghi tình, mà không có nghi tình thì tuyệt đối không thể kiến
tánh. Thế nên các Tổ sư từ bi buộc lòng sáng tạo ra pháp “Tham thoại đầu” để
thay thế hầu cứu lấy cái nguy cơ trước mắt. May thay, phương pháp tham thoại
đầu cho đến lúc “đầu sào trăm thước” thì hiệu quả cũng tương đương như pháp
“trực chỉ” thời xưa, có thể kiến tánh trong vòng bẩy hay tám ngày, hành giả
đừng nên hồ nghi do dự mà mất đi cơ hội vạn kiếp khó gặp này để rồi ân hận suốt
đời!
Discussion about this post