THUỞ BAN ĐẦU ẤY
Lê Huy Trứ 2-16-2016
Thuở ban đầu khó quên ấy được Thiền Sư Chân Nguyên diễn tả trong sách Thiền Tông Bản Hạnh.
Thuở xưa trời đất chưa sanh
Cha mẹ chưa có thật mình Chân Không
Chẳng có tướng mạo hình dung
Tịch quang phổ chiếu viên đồng thái hư.
Thiền Sư Chân Nguyên họ Nguyễn tên Nghiêm, tự là Đình Lân, người làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1647, nhân đọc sự tích Thiền Sư Huyền Quang dòng Trúc Lâm Yên Tử, ngài thấy ” cổ nhân ngày xưa dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, nữa mình là học trò. ” Câu này tác động mãnh liệt vào nội tâm của Nguyễn Nghiêm nên ông quyết dứt bỏ tất cả và đi xuất gia năm 19 tuổi.
Khoa học gia không bao giờ ngừng tìm tòi, nghiên cứu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của chúng sinh. Với kiến thức thông thái, trí tưởng tượng phong phú cùng tính tò mò luôn tìm tòi những điều mới lạ lẫn thích thú khám phá và phát minh không ngừng của những khối óc thông minh vĩ đại này mà nhân loại mới có những tiện nghi văn minh ngày hôm nay. Khoa học không những đáp ứng được những văn minh vật chất nhưng cũng giúp ích rất nhiều trên phương diện tâm lý của nhân loại. Không phải khoa học phủ nhận hay không chú trọng đến vấn đề tâm linh huyền bí nhưng vì những điều này không logic và khó có thể chứng minh được theo tinh thần khoa học. Trên phương diện khoa học huyền bí Phật Giáo là giải đáp ổn thỏa cho nhu cầu chúng sinh.
Các định lý mới đây do Steven Hawking và Roger Penrose chứng minh cho thấy rằng vũ trụ phải có điểm bắt đầu, nhưng họ cũng thú nhận là vũ trụ không cho biết nhiều thông tin về bản chất của sự khởi đầu đó. Hay nói trắng ra là Steven Hawking và Roger Penrose không biết gì hơn thay vì vũ trụ không cho họ biết về nó. Họ nói: vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ lớn từ một điểm mà ở đó toàn bộ vũ trụ và tất cả mọi thứ trong đó bị nén vào một điểm có mật độ vô hạn. Tại điểm này, thuyết tương đối tổng quát của Einstein không còn đúng, do đó, không thể dùng nó để tiên đoán vũ trụ bắt đầu như thế nào. Những nhận xét này không có gì mới lạ, ai cũng biết rồi. Điểm sai lầm đầy sân si (ignorance and Aversion) của Penrose và Hawking bắt nguồn từ mớ kiến thức tập tục và suy luận vô minh của khoa học nhưng không biết sao những lý luận dựa trên thuần lý thuyết của họ lại được đa số công nhận là định lý. Đa số định lý khoa học nhân văn luôn thay đổi, nay đúng mai sai. Họ chứng minh thuyết tương đối tổng quát của Einstein là không đúng căn cứ trên căn bản sai lầm của nhất thể tuyệt đối. Dùng cái thuyết tương đối đi tìm cái lý tuyệt đối là điều sân si, kém trí tuệ như đi tìm sừng thỏ, lông rùa, mò trăng đáy nước. Cái ‘thuở ban đầu ấy’ là cái gì trước khi big bang đã được tôn giáo và nhiều người tranh luận với một rừng sách vở không phải là đề tài mới lạ. Khoa học cho đó là câu hỏi là vô nghĩa; Phật Giáo gọi là vô sanh vô diệt, vô thủy vô chung. Không thể nghĩ bàn qua giới hạn ngôn ngữ nhưng phải qua tuệ nhãn của giác ngộ.
Penrose và Hawking vì không thể biết gì hơn ngoài cái kiến thức khoa học lý thuyết đầy đầu óc toán học thông thái với nhiều sáng kiến tưởng tượng nên họ đổ thừa cho thuyết tương đối của Einstein là sai vì họ ‘không thể dùng nó để tiên đoán vũ trụ bắt đầu như thế nào.’ Đi tìm ‘cái điểm ban đầu ấy’ không ra rồi đổ thừa Einstein sai lầm là ngạo mạn (arrogant) với những tiền nhân. Nên nhớ những khoa học gia tiền bối đã dùng thuyết tương đối của Einstein để chứng minh thuyết big bang chứ Einstein không phải là cha đẻ của thuyết big bang.
Cái công án này không có gì phức tạp để mà bàn luận với một rừng sách vỡ từ trước đến nay nhưng chỉ cần một niệm trí tuệ là kiến giác. Đơn giản, cái bài luận Phật Giáo và khoa học này cũng không cần phải dài giòng văn tự như trong sách Vũ Trụ và Vũ Trụ Quan mà tôi đã viết trong 12/2015 với 316 trang [174,027 words, 632,801 characters (no spaces,) 805,973 characters (with spaces,) 3558 paragraphs and 12,622 lines] mà chỉ ngắn gọn trong ‘một niệm trí tuệ’ là thông suốt cả vũ trụ quan. Như Thi Sĩ Phạm Thiên Thư ‘đơn giản’ trong Động Hoa Vàng, ‘Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi!’
Tuy nhiên, con người không muốn chấp nhận sự suy nghĩ đơn giản như vậy. Vậy thì là cái vụ nỗ lớn hay Big Bang này nguyên thủy từ đâu ra? Cái gì nổ, ai nổ? Câu hỏi vừa đặt ra là đã không đúng rồi vì danh từ Big Bang không có cha đẻ chính thức. Tất cả bắt đầu vào năm 1917 khi Einstein, từ thuyết tương đối tổng quát, khai triển một mô hình vũ trụ kín (closed universe,) bất động vì phi thời gian. Năm 1924, Alexandre Friedmann, một người Nga, đề xuất mô hình vũ trụ đang bành trướng (inflating universe) và xác định rằng thuyết tương đối thừa nhận cả hai giả thuyết trên. Tôi xin gọi chủ thuyết vũ trụ vừa co vừa giản (vừa giản nở vừa thu hẹp, close and open) là thuyết ba phải. Phật Giáo gọi là lý trung đạo. Thoạt nghe qua thì ba phải thật nhưng thực tại, theo tôi, nó là như vậy vì tôi cảm thấy nó như vậy. Bất khả tư nghị!
Chúng ta hãy cứ tạm chấp nhận, cha đẻ của Thuyết Big Bang là Linh Mục Công Giáo và nhà thiên văn người Bỉ, (Georges Lemaître, [1894-1966,] Belgian cosmologist, Catholic priest, and father of the Big Bang theory.) Theo tài liệu tin tức, năm 1931 có một tu viện trưởng người Bỉ là Georges Lemaitre ‘tưởng tượng’ rằng vũ trụ hình thành từ một hạt duy nhất tức từ sự nổ bừng của một nguyên tử nguyên thủy. Lý luận của Lemaitre vừa có tính cách lượng tử vừa có tính cách nhiệt động lực [tam muội chân hỏa:] nếu người ta tính đến entropi (nói chung không có trật tự) thì trạng thái ban đầu của vũ trụ phải là một trạng thái trật tự tối đa khi vũ trụ bị thu hẹp thành một phần tử duy nhất.
Câu văn, Linh Mục Công Giáo và nhà thiên văn người Bỉ, Georges Lemaître, ‘tưởng tượng?’ Cái thuật chuyện này cho biết người viết lẫn khoa học vẫn còn rất vô minh. Tôi không tin Georges Lemaitre ‘tưởng tượng’ mà Ngài đã giác ngộ và chiếu kiến được vũ trụ giai không.
Quan niệm Big Bang vừa từ đó xuất hiện. Nhưng danh từ Big Bang chỉ ra đời vào năm 1950 sau khi nó được một trong các người công kích nó xử dụng trong một buổi phát thanh trên radio Anh quốc, nhà thiên văn Fred Hoyle. Sau đó là một rừng sách vở, toán học của những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại đã chứng minh thêm về thuyết big bang này như là một định lý, gần như chân lý. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh là khoa học luôn luôn đổi mới và các khoa học gia luôn luôn thay đổi định lý dù định lý được định nghĩa như là luôn luôn xãy ra như thị tri kiến. Định lý là chân lý không bao giờ sai nhưng định nghĩa của định lý thì luôn luôn thay đổi cho nên nó luôn luôn đúng, chỉ thỉnh thoảng sai vì chính thượng đế (God) còn chơi xúc xắc, cầu mong vào may rũi nữa, huống hồ gì con người chúng ta. Tóm lại, định lý là chân lý được tuyệt đối xây dựng lên để mà tương đối triệt hạ xuống. Phật Giáo hóa một tí, định lý là chân lý không viên tròn mà méo mó qua ngũ uẩn vô minh, ngu muội của những người mù sờ voi chân lý. Theo Bát Nhã Tâm Kinh: Méo mó không là méo mó. Cho nên, nó là méo mó! Càng bóp càng méo. Càng mó càng méo. Đó là chân lý rốt ráo!
Năm 1965, hai nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson tình cờ khám phá ra một tia vũ trụ đến từ các vì sao. Hiện tượng này khẳng định giả thuyết Big Bang, và đã cám dỗ lẫn khuyến khích hàng trăm nhà vũ trụ luận tạo ra những giả thuyết mới. Đề tài tranh cãi chính của họ vẫn là lực sóng hấp dẫn (gravitational Waves,) cơ sở của thuyết tương đối (relativity) vẫn còn chõi lại một cách mạnh mẽ thuyết lượng tử. Các lý thuyết gia đã tìm cách hòa giải. Sự suy luận của họ dầu đẹp đẽ hợp lý đến đâu cũng chỉ là giả thuyết không thể kiểm chứng được như trong các máy gia tốc hạt nhân hiện nay.
Lần đầu tiên sóng hấp dẫn (gravitational waves) được phát hiện trực tiếp bởi các nhà nghiên cứu tại Đài thiên văn Sóng hấp dẫn Giao thoa kế Tiên tiến (aLIGO) ở Hoa Kỳ. Khám phá được chính thức công bố hôm Feb 11, 2016 tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington DC, kết thúc cuộc săn tìm kéo dài hàng thập kỷ. Quan sát gây ấn tượng này đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên thiên văn học sóng hấp dẫn và cung cấp bằng chứng cho một trong những tiên đoán cuối cùng chưa được xác nhận thuyết tương đối rộng (General Relativity) của Einstein. (http://360.thuvienvatly.com/tin-tuc/83-2016/3708-phat-hien-song-hap-dan-tu-hai-lo-den-dang-hop-nhat)
Các quan sát và trắc nghiệm thành công nầy sẽ đánh đổ nhiều mô hình vũ trụ hiện hành. Nhưng vấn đề tuổi vũ trụ và khối lượng vật chất bị mất trong vụ nổ Big Bang vẫn là những đề tài tranh luận sôi nổi giữa các khoa học gia.
Patrick Petitjean, nhà thiên văn học tại Viện thiên văn vật lý Paris nói: “Các mô hình vũ trụ bắt đầu rạn nứt khắp mọi chỗ. Chúng tôi không còn biết rõ mình đang ở đâu.” Oliver Lefèbre, nhà thiên văn học của Đài thiên văn Paris-Meudon tiếp lời: “Dần dần các quan sát điều chỉnh lại các mô hình. Chúng tôi chứng kiến sự cáo chung của thời kỳ người ta có thể đề ra những lý thuyết đầy hoang đường mà không bị một quan sát nào hạn chế.” Sự thực thì sau hơn 3 năm khi kính thiên văn không gian Hubble được sửa chữa và từ khi sử dụng kiếng thiên văn Keck có đường kính 10 mét ở Hawaii thì các lý thuyết vũ trụ dần dần bị lay chuyển, báo trước giai đoạn hình thành các mô hình vũ trụ mới.
Con người như con cá sống vì nước, dựa vào thuyết big bang như là một giải đáp cho những khoắc khoải của tâm tư, chúng ta từ đâu phọt ra đây chứ chưa hoàn toàn thỏa mãn, vẫn bâng khoâng là mình đang làm cái quái gì ở đây và lo lắng chết đi về đâu? Nhân loại luôn xây nhà trên cát như dã tràng xe cát biển Đông, nếu một ngày nào đó khoa học chứng minh thuyết big bang sai lầm thì chúng ta cũng cùng nhau sụp đỗ rồi lại cùng nhau đi tìm một cái phao cứu mạng khác để bám trụ vào mà tạm sống trong hy vọng.
Trong năm 2003, Nhà Vật Lý Robert Gentry đề nghị một thay thế hấp dẫn cho lý thuyết căn bản big bang, một giải đáp thay thế rằng cũng như những bằng chứng liệt kê ở trên. Tiến Sĩ Gentry tuyên bố là mẫu hình cổ điển big bang được tìm trên một mô hình sai lầm của mẫu hình của Friedmann-Lemaitre về bành trướng không-thời gian, ông ta cho rằng nó không phù hợp với những dữ kiện thực nghiệm. Thay vì ông chọn để làm tiêu chuẩn cho hình mẫu của ông ta trên mô hình không-thời gian của Einstein rằng ông ta tuyên bố là ‘thiên văn thông thái Rosetta.’ Gentry đã từng xuất bản vài bài phát biểu về những gì ông ta cho rằng rất là nghiêm trọng trong sai lầm của thuyết big bang cổ điển. Những khoa học gia nổi danh khác như Nobel laureate Dr. Hannes Alfvén, Professor Geoffrey Burbidge, Dr. Halton Arp, and the renowned British astronomer Sir Fred Hoyle cũng đồng ý với những nhận định về thuyết big bang xưa này trên đài phát thanh BBC, 1950.
In 2003, Physicist Robert Gentry proposed an attractive alternative to the standard theory, an alternative which also accounts for the evidences listed above. Dr. Gentry claims that the standard Big Bang model is founded upon a faulty paradigm (the Friedmann-Lemaitre expanding-spacetime paradigm) which he claims is inconsistent with the empirical data. He chooses instead to base his model on Einstein’s static-spacetime paradigm which he claims is the “genuine cosmic Rosetta.” Gentry has published several papers outlining what he considers to be serious flaws in the standard Big Bang model. Other high-profile dissenters include Nobel laureate Dr. Hannes Alfvén, Professor Geoffrey Burbidge, Dr. Halton Arp, and the renowned British astronomer Sir Fred Hoyle, who is accredited with first coining the term “the Big Bang” during a BBC radio broadcast in 1950. (How Special Relativity Works, Section 2 Special Relativity, John Zavisa)
Cho đến bây giờ dù văn minh vượt bực, những khoa học gia ngay cả như Stephen Hawking người được xem là nhà khoa học thông thái nổi tiếng trên thế giới vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ nguồn gốc của vũ trụ; hiển nhiên vì nó nằm ngoài phạm vi của khoa học nhân văn. Người ta nói, Hawking có thể nhìn tới 11 chiều không gian, tôi chưa nhìn thấy được một chiều nào cả nhưng theo tôi suy đoán thì vũ trụ có tới 23 chiều, không biết Đức Thế Tôn thấy tới mấy chiều? Trong 7 tỉ người hiện nay, số người thấy được trên 4 chiều chỉ đếm được trên ngón tay. Thấy được trên 4 chiều là đã dùng trên 6% của não bộ, có được ngũ thông rồi trên đường xuyên qua vật chất để du hành trong vũ trụ. Những tư nghị trong bài này đôi khi có vẻ khoa học giả tưởng lẫn huyền bí tâm linh, đòi hỏi chút đầu óc tưởng tượng và nên để tâm trí rong chơi nơi những cõi ta bà, mong gõ cửa Chân Như thì mới thấy được thực tại thấp thoáng. Các nhà khoa học có thể không hài lòng, chứ không phải không đồng ý, với những nhận định trên vì đa số họ không có đọc kinh Phật cứ vọng ngoại đi tìm cái vô sanh không có khởi đầu, cái nhất điểm vô thủy vô chung, cái vô lượng nhân quả và duyên khởi lịch sử đó.
Triết lý Đạo Phật không sở trụ vào những lý thuyết khoa học trên nên không cần những cái phao cứu mạng mới để bám víu. Những tư nghi, tư nghị của khoa học chung quanh thuyết big bang về lý nhất thể (singularity,) Hư Không, big bang trong từng sátna, nhiều thế giới, nhiều vũ trụ ảo, vũ trụ vô sanh không bùng nổ mà co dãn đã được tôi đề cập, diễn tả ngay cả chứng minh bằng toán học trong bài Vô Tự Kinh và Logic of Quantum Negation mà tôi đã viết trước đây trên internet tưởng không cần phải nhắc lại ở đây.
Nhà khoa học vĩ đại Stephen Hawking đã vô tình gần như ngộ được cái lý đó nhưng rồi ông ta bị lý trí và kiến thức vô minh che đi trí tuệ, trong cuốn Vũ trụ trong vỏ hạt, trang 80, Hawking viết vũ trụ nhiều lịch sử: “Vì vũ trụ cứ gieo xúc xắc hoài để xem cái gì sẽ xảy ra nên vũ trụ không có một lịch sử duy nhất như người ta có thể nghĩ. Thay vào đó, vũ trụ có tất cả các lịch sử khả dĩ, mỗi một lịch sử có một xác xuất của riêng nó. Vũ trụ có thể có một thứ giống như vật chất được gọi là “năng lượng chân không” (vacuum energy,) năng lượng chân không hiện diện ngay cả trong không gian trống rỗng. Từ phương trình nổi tiếng của Einstein, E=mc2, năng lượng chân không này có một khối lượng [tam muội chân hoả].”
Theo tôi nghĩ ‘ở rìa của vũ trụ,’ bên bờ biên giới, hay ngoài chân không này còn có vũ trụ khác mà ngày nay khoa học đã nói đến nhiều vũ trụ (multiverses) với vô lượng lịch sử. Những giải thích nhị nguyên dài dòng trên về chủ thể quan sát và vật thể bị quan sát ‘để có một vũ trụ giống như chúng ta đang quan sát’ được Phật Giáo diễn tả ngắn gọn là ‘vạn vật từ tâm tạo.’ Chúng ta muốn quan sát một vũ trụ ảo giống như chúng ta muốn thấy nó như vậy – như thị tri kiến theo ý tâm tạo ra – chứ không phải thực tại như vậy. Tôi xin định nghĩa: Lịch sử là méo mó; méo mó là lịch sử. Đó là lịch sử thực tại.
Thi Sĩ cuồng Bùi Giáng định nghĩa thực tại lịch sử,
“Sử lịch sai trang
Chạy quàng
Là lịch sử…”
(Lá Hoa Cồn – Bùi Giáng)
Sau đây là những nhận định của các trí thức khác về vũ trụ tương tự như đã được diễn tả trong kinh Phật hay chứng thấy được trong thiền định, yoga, khí công mà tôi bị nó ám ảnh trong tâm cho đến khi tình cờ vì nhân duyên tìm ra được những tài liệu tri kỷ, tri bỉ này trên internet. Thật ra tôi không bao giờ đi tìm nó nhưng nó tìm đến tôi để bắt tôi san sẻ cùng với những người có thiện duyên với Phật Pháp.
Thuyết nỗ lớn (big bang) – những sai lầm phổ thông
Có rất nhiều sai lầm bao quanh thuyết big bang. Cho thí dụ, chúng ta có khuynh hướng tưởng tượng một bùng nổ cực lớn. Những chuyên gia tuy nhiên nói rằng không có vụ bùng nổ; đã có một giãn nở kéo dài liên tục. Thay vì tưởng tượng một quả bong bóng xì hơi, tưởng tượng một quả bong bóng phồng hơi: một điểm cực vi của bong bóng nở rộng ra bằng kích thước của vũ trụ hiện nay của chúng ta.
Một điều sai lầm khác rằng là chúng ta có khuynh hướng tưởng tượng điểm nhất thể như là một trái banh lữa nhỏ xuất hiện đâu đó trong không gian. Thể theo những nhà chuyên môn, tuy nhiên, không gian đã không hiện hữu trước big bang. Trỡ lại những thập niên 60, 70 lúc mà con người lần đầu tiên dạo bướt trên mặt trăng, 3 nhà thiên văn vật lý hóa siêu hình học (astrophysicists) Steven Hawking, George Ellis, and Roger Penrose chú tâm đến thuyết tương đối ám chỉ đến thời gian. Trong 1968 và 1970, họ phát hành những nghiên cứu mà trong đó họ khoáng đại thuyết tương đối phổ thông suy rộng của Einstein gồm cả đo lường của thời gian và không gian. Theo tính toán của họ, thời gian và không gian đã có điểm giới hạn bắt đầu nối tiếp với nguyên thủy của vật chất và năng lượng. Nhất thể đã không xuất hiện trong không gian; thay vì không gian bắt đầu tận trong nhất thể. Trước điểm nhất thể, không có hiện hữu, không không gian, thời gian, vật chất, hay năng lượng – là không, zero. Vậy thì cái nhất thể đó và trong cái gì mà nhất nguyên xuất hiện nếu không trong không gian? Chúng ta không biết được. Chúng ta không biết được nó từ đâu đến, tại sao nó ở đây, hay ngay cả nó ở đâu. Tất cả mà chúng ta thật sự biết được rằng chúng ta ở trong của nó và tại một lúc nó lẫn chúng ta đã không hiện hữu.
Nếu chúng ta chấp nhận thuyết big bang như là một điểm mốc của vũ trụ hiện hữu thì trước cái nhất thể tuyệt đối đó là hư không, chân như, trống rổng, emptiness chứ không hoàn toàn Nothing (zero.) Điểm nhất thể là tri kiến phật, lòng Bồ đề vô sanh vô diệt, vô thỉ vô chung mà khoa học không bao giờ đạt tới và thấy được bằng nhục nhãn và dụng cụ đo lường của khoa học. Muốn kiến được cái bản lai diện mục của nhất nguyên phải bùng nổ đại ngộ mới mở được Phật Nhãn thấy nó như huyễn như mộng, như điện như ảo. Cái tri kiến phật, tâm bồ đề, điểm nhất nguyên, bất nhị đó nó không ở trong ta, không ở ngoài ta nhưng chúng ta lẫn vũ trụ ở trong nó.
Big Bang Theory – Common Misconceptions
There are many misconceptions surrounding the Big Bang theory. For example, we tend to imagine a giant explosion. Experts however say that there was no explosion; there was (and continues to be) an expansion. Rather than imagining a balloon popping and releasing its contents, imagine a balloon expanding: an infinitesimally small balloon expanding to the size of our current universe.
Another misconception is that we tend to image the singularity as a little fireball appearing somewhere in space. According to the many experts however, space didn’t exist prior to the Big Bang. Back in the late ’60s and early ’70s, when men first walked upon the moon, “three British astrophysicists, Steven Hawking, George Ellis, and Roger Penrose turned their attention to the Theory of Relativity and its implications regarding our notions of time. In 1968 and 1970, they published papers in which they extended Einstein’s Theory of General Relativity to include measurements of time and space. According to their calculations, time and space had a finite beginning that corresponded to the origin of matter and energy.” The singularity didn’t appear in space; rather, space began inside of the singularity. Prior to the singularity, nothing existed, not space, time, matter, or energy – nothing. So where and in what did the singularity appear if not in space? We don’t know. We don’t know where it came from, why it’s here, or even where it is. All we really know is that we are inside of it and at one time it didn’t exist and neither did we.
Thuyết Big Bang – Tiền đề
Thuyết nổ lớn của vũ trụ là một nỗ lực để giải thích cái gì đã xảy ra tại điểm bắt đầu của vũ trụ chúng ta. Những khám phá trong thiên văn học và vật lý đã cho thấy ngoài nghi ngờ hợp lý rằng vũ trụ của chúng ta trên thực tế đã có điểm khởi đầu (vũ trụ có thủy có chung.) Không có gì trước cái thời điểm đó; trong thời gian và sau khi đó thì có vạn vật – vũ trụ của chúng ta. Thuyết big bang là một nổ lực để giải thích cái gì đã xảy trong lúc và sau thời điểm đó.
Theo những bàn luận dưới đây thì khoa học và đa số chúng ta vẫn còn tư nghị nhị nguyên chưa dứt khoát giữa tiền và hậu big bang. Vũ trụ Có từ Không mà Có! Đạo Phật đã giải thích những thắc mắc này rất rỏ ràng và hợp lý.
Big Bang Theory – The Premise
The Big Bang theory is an effort to explain what happened at the very beginning of our universe. Discoveries in astronomy and physics have shown beyond a reasonable doubt that our universe did in fact have a beginning. Prior to that moment there was nothing; during and after that moment there was something: our universe. The big bang theory is an effort to explain what happened during and after that moment.
Big Bang Theory – Evidence for the Theory
What are the major evidences which support the Big Bang theory? Cái gì là bằng chứng cụ thể để củng cố thuyết big bang?
• First of all, we are reasonably certain that the universe had a beginning.
Trước hết, chúng ta lý luận khẳng định rằng vũ trụ có điểm khởi đầu nhưng bất khả tư nghì về điểm khởi đầu của khởi đầu. Vũ trụ từ Không ra Có được tạo ra bởi Tâm. Tâm là Tri Kiến Phật, Lòng Bồ Đề là Nhất Nguyên hay bất nhị. Tâm tuy là ‘cái’ sáng tạo nhưng ‘nó’ không phải là thượng đế. Tâm tạo ra sinh trụ hoại diệt của vũ trụ mà khoa học công nhận luật vũ trụ đó. Hay nói rõ hơn Tâm là vũ trụ và Tâm tự tạo ra vũ trụ.
• Second, galaxies appear to be moving away from us at speeds proportional to their distance. This is called “Hubble’s Law,” named after Edwin Hubble (1889-1953) who discovered this phenomenon in 1929. This observation supports the expansion of the universe and suggests that the universe was once compacted.
Điều thứ hai, Những thiên hà thấy hình như rời xa chúng ta với một tốc độ tương đương với khoảng cách của chúng nó. Cái này gọi là hiệu ứng doppler tương đối (Relativistic Doppler Effect,) hay “Hubble’s Law,” được đặt tên của Edwin Hubble (1889-1953) người khám phá cái hiện tượng này 1929. Cái quan sát này hỗ trợ sự giản nở của vũ trụ và đề nghị rằng vũ trụ đã có một thời dồn ép lại không có trống không. Như tôi đã trình bày cái giản nở trong từng sána của vũ trụ từ vĩ cho đến vi, từ vi đến vĩ hay chi tiếc hơn là vũ trụ bị hút bởi chân không (tương tự như black hole) rồi giản ra từ một vũ trụ khác liên miên bất tuyệt với những bướt tiệm ngộ (big bang nhỏ) cho đến những đốn ngộ (bùng nổ lớn.)
• Third, if the universe was initially very, very hot as the Big Bang suggests, we should be able to find some remnant of this heat. In 1965, Radioastronomers Arno Penzias and Robert Wilson discovered a 2.725 degree Kelvin (-454.765 degree Fahrenheit, -270.425 degree Celsius) Cosmic Microwave Background radiation (CMB) which pervades the observable universe. This is thought to be the remnant which scientists were looking for. Penzias and Wilson shared in the 1978 Nobel Prize for Physics for their discovery.
Thứ 3, nếu vũ trụ ban đầu đã rất nóng như Tam Muội Chân Hỏa, rất nóng như big bang khởi xướng, chúng ta có thể tìm ra vài tàn tích của nhiệt. Trong 1965, adioastronomers Arno Penzias và Robert Wilson khám phá rằng 2.725 degree Kelvin (-454.765 degree Fahrenheit, -270.425 degree Celsius) Cosmic Microwave Background radiation (CMB) xâm nhập vũ trụ quan. Đây là những tư tưởng vị lai rằng tàn dư mà các khoa học gia đã tìm kiếm. Penzias and Wilson cùng chia nhau giải Nobel 1978 về vật lý cho những khám phá của chung của họ.
• Finally, the abundance of the “light elements” Hydrogen and Helium found in the observable universe are thought to support the Big Bang model of origins.
Cuối cùng, sự phong phú của ‘phân tử ánh sáng’ Hydrogen và Helium đã tìm thấy trong vũ trụ quan là những tư duy yểm trợ cho đồ án nguyên thủy của big bang. Phật Giáo gọi những tạng quang minh hoa đốm này như điện như ảo, ‘Chẳng có tướng mạo hình dung. Tịch quang phổ chiếu viên đồng thái hư.’
Discussion about this post