PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vấn Đề Tự Tử Dưới Góc Nhìn Của Phật Giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VẤN ĐỀ TỰ TỬ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHẬT GIÁO
Thích Trung Định

Tu TuTrong cuộc sống đời thường có nhiều người vì phải đối diện với những bế tắc, khổ đau cùng cực không thể vượt qua được để rồi tìm đến cái chết xem như một giải pháp duy nhất mà họ có thể lựa chọn để thoát khỏi tình cảnh đen tối trong hiện tại. Do sự phẩn uất cao độ, lý trí mù mờ, hoặc bế tắc trong đời sống nên nhất thời họ hành động sai lầm dẫn đến sự kết liễu bản thân bằng cái chết. Cái chết này kéo theo nhiều hệ lụy cho người thân cũng như xã hội.

Theo thống kê của Tổ Chức Y tế thế gới mỗi năm có hơn 1.500.000 người tự tử. Nhật bản là quốc gia có số lượng người tự tử cao nhất, mỗi ngày có chừng khoảng 90 người. Hoa Kỳ 50 người, Pháp 33 người… Thống kê cho thấy rằng số lượng người do vì bế tắc mà tìm đến cái chết tự tử nhiều hơn số lượng người chết trong các cuộc chiến tranh, khủng bố bằng vủ khí. Như vậy, bản chất của sự tự tử là một cuộc chiến mà đương sự đang cầm súng giết chết chính mình, vì những bế tắc khổ đau không giải quyết được. Và con số ngày ngày một gia tăng ở khắp các nước trên thế giới dẫn đến một báo động Đỏ để tất cả những nhà lãnh đạo cần phải ra tay hành động kịp thời nhằm ngăn chặn tệ nạn này.

Theo các nhà tâm lý học, tự tử là hành động tự làm tổn thương, cố ý chấm dứt sinh mạng của bản thân. Tự tử không phải là một chứng bệnh; tự tử không phải là do sự bất bình thường về mặt sinh học; nó cũng không phải là một hành động vô đạo đức, và không phải là một hành vi phạm pháp trong hầu hết các quốc gia trên thế giới.

 Một chuyên gia Tâm lý khác cho rằng, tự tử là hành động cướp đi sinh mạng của bản thân một cách có chủ tâm, và hành động này có thể là hậu quả của những chứng bệnh tâm thần và cũng có thể là hậu quả của những động cơ khác nhau; những động cơ này không nhất thiết phải liên quan đến các chứng bệnh tâm thần, nhưng chúng mạnh hơn cả bản năng sinh tồn của con người.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tự tử như: nghèo khó, mất mát, phẩn uất, thất tình, hoặc mắc chứng tâm thần phân liệt, bị trầm cảm nặng, bị chứng rối loạn lưỡng cực bị sang chấn tâm lý mạnh, bị lạm dụng chất kích thích, hoặc bị những chứng bệnh nan y, bị quấy rối, bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng hiếp, bị cha mẹ trách mắng, bị mất cha hay mẹ, cha mẹ ly hôn, bị mất việc, bị sạt nghiệp, bị vỡ nợ, bị phản bội…

 Có rất nhiều cách thức để tự tử như dùng dao tự sát, dùng súng, bom mình, cắn lưỡi, uống thuốc độc, nhảy cầu, treo hoặc thắt cổ…

Phật giáo nhìn nhận cuộc đời là khổ đau do vô minh và tham ái gây ra. Và con đường thoát khỏi khổ đau là phải tu tập để đoạn trừ vô minh tham ái theo con đường trung đạo dựa trên nền tảng của giới, định, tuệ được gói gọn trong Bát chánh đạo. Con đường này tránh xa hai thái cực của sự hưởng thọ dục lạc thái quá và khổ hạnh ép xác. Và chỉ có con đường này là duy nhất để kiến tạo sự an lạc giải thoát niết bàn ngay bây giờ và ở đây. Chính vì vậy, đối với Phật giáo tất cả đều có con đường để đi ra khỏi khổ đau bế tắc bằng sự nỗ lực của cá nhân để tu tập chuyển hóa.

Theo Phật giáo, thân người khó được. Một câu chuyện được trích dẫn trong kinh tạng Pali cho thấy, cơ hội làm người giống như một con rùa mù bị trôi nỗi ngoài biển khơi, ngàn năm mới ngoi lên khỏi mặt nước và gặp được một bộng cây gỗ để chui qua bộng cây mà thoát chết. Được tái sinh làm người là một phước báu thù thắng. Mặc dù hiện nay trên thế giới có gần bảy tỷ người, nhưng nếu so với các loài động vật, côn trùng, thì loài người ít hơn gấp cả trăm ngàn lần. Và trong lục đạo luân hồi thì con người là tối thắng, “nhân thị tối thắng” vì chỉ có làm người mới có cơ hội và khả năng tu tập tiến bộ tâm linh để đạt được thánh vị, Bồ tát vị và Phật vị. Do vậy, theo Phật giáo, nếu được làm thân người thì hãy trân quý và giữ gìn. Trong Kinh Phạm Võng có nói: “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa là “Một phen mất thân người, vạn kiếp khó có lại được”. Kinh Niết Bàn cũng đã nói: “Nhân thân nan đắc như Ưu Đàm hoa” tức là “Có được thân người khó gặp như thấy hoa Ưu Đàm nở”. Mạng sống con người là vô cùng quý giá, thế nên đã là con người thì ai cũng có thể trải qua những phút giây buồn, vui. Và một chân lý hiển nhiên, ai cũng biết, đời người, cuối cùng rồi cũng phải kết thúc, nhưng nếu được kết thúc theo quy luật tự nhiên hoặc trong tình thế vì mục đích lợi tha hướng thượng sẽ mang ý nghĩa cao đẹp vô cùng. Được làm người đã khó, làm bị thương hay hủy diệt thân ấy là một sai lầm lớn. Tự tử đó là việc đáng trách và tội lỗi vô cùng.

Về vấn đề tự tự, Phật giáo Nguyên thủy xem đó là thông thường trong trường hợp của các vị Thánh hoàn toàn đoạn tận lậu hoặc “Phạm hạnh dĩ thành, bất thọ hậu hữu” cắt đứt liên kết cuối cùng của họ với thế giới và tự nguyện đi vào Niết bàn. Vì vậy, cùng một hành động (tự sát) có thể là đúng hoặc sai tuỳ thuộc vào trạng thái của tâm lý của người đó. Nếu tâm còn vướng nặng tham ái, dục vọng sợ hãi là sai; ngược lại với tâm an nhiên tự tại, không còn tham ái dục vọng và không có mong muốn hoặc không sợ hãi là đúng.

Ban đầu, đức Phật đã tha thứ các hành vi tự tử khi hành giả đã đạt được quả vị A La Hán, nhưng sợ bị thoái đọa trở lại. Tuy nhiên, trong Luật tạng và các nơi khác, tự tử là bị từ chối bởi Đức Phật. Tự tử là liên tục bị lên án trong tất cả các kinh tạng Pāli, cũng như trong các trường phái đạo đức Phật giáo.

Trước hết chúng ta xem xét câu chuyên về Tôn giả Channa. Câu chuyện về Tôn giả Channa xuất hiện hai lần trong Nikāya: một ở trong Trung bộ và một ở trong Tương ưng bộ Nội dung câu chuyện ở trong hai bản kinh này là giống nhau. Câu chuyện về Channa thường được nhiều người trích dẫn nhằm mục đích đưa ra quan điểm của Phật giáo đối với các vấn đề y sinh như trợ tử và tự tử.

Khi Tỷ kheo Channa mang bệnh nặng, không thể kham nhẫn, không thể chịu đựng phải cần đến con dao để chấm dứt mạng sống để khỏi bị cơn bệnh hành hạ. Tôn giả Xá Lợi Phật đến thăm và khuyên Tỷ kheo Channa cố gắng kham nhẫn, chịu đựng cơn đau để duy trì mạng sống. Sau đó Tôn giả Xá Lợi Phất nói cho Channa nghe về tự tính vô ngã của thân thể năm uẩn này. Ý thức rõ rằng: “cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi,” để đoạn trừ đau khổ. Ngài nhắc lại lời dạy của đức Thế Tôn và khuyên Channa phải luôn thường trực tác ý: “Ai có chấp trước là có dao động. Ai không chấp trước là không dao động. Không có dao động thời có khinh an; có khinh an thời không có hy cầu; không có hy cầu thời không có khứ lai; không có khứ lai thời không có sanh tử; không có sanh tử thời không có đời này, không có đời sau, không có giữa hai đời. Như vậy là sự đoạn tận khổ đau.”Như vậy, theo những gì được trình bày trong câu chuyện này, Tôn giả Channa không bị coi là có tội, bởi vì thầy thực hiện hành vi đó không phải vì sự chấp thủ.

Câu chuyện thứ hai là về Tôn giả Vakkāli. Tôn giả Vakkāli bị bệnh nặng và vô cùng đau đớn. Để thoát khỏi sự đau đớn do bệnh tật gây ra, Tôn giả đã dùng một con dao và kết thúc mạng sống của mình. Sau khi sự việc được bạch lên Đức Phật, Ngài đã cùng với các Tỳ-kheo đến nơi ở của Vakkāli và xác nhận rằng “…với thức không an trú tại một chỗ nào, Thiện nam tử Vakkāli đã nhập Niết-bàn một cách hoàn toàn!”. Theo câu chuyện này, một người khi tâm không còn sự chấp thủ, người ấy sẽ giải thoát sau khi mạng chung, dù là bằng phương cách “trợ tử”.

Câu chuyện thứ ba liên quan đến Tôn giả Godhika. Tôn giả Godhika tu tập “không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần và chứng được nhất thời tâm giải thoát.” Nhưng sau đó tâm giải thoát ấy nhanh chóng bị mất đi. Lần thứ hai Tôn giả lại đạt được tâm giải thoát, nhưng rồi tâm giải thoát ấy cũng nhanh chóng biến mất. Và cứ như vậy cho đến lần thứ sáu. Vào lần thứ bảy, sau khi đạt được tâm giải thoát, Tôn giả nghĩ rằng sáu lần trước thầy đã đạt được tâm giải thoát nhưng sau đó tâm này nhanh chóng biến mất, nên lần thứ bảy, sau khi đạt được tâm giải thoát, thầy nghĩ “cho đến lần thứ sáu, ta bị thối thất nhất thời tâm giải thoát. Vậy nay ta hãy đem lại con dao”. Sau khi biết tin Tôn giả Godhika đã đoạn tận mạng sống (bởi vì muốn giữ tâm giải thoát), Đức Thế Tôn cùng với các Tỳ-kheo khác đến nơi Godhika mạng chung, và Ngài xác nhận rằng “Godhika đã nhập diệt, với thức không an trú ở đâu cả”. Tức Godhika đã được giải thoát.

Từ ba câu chuyện được dẫn ở trên, cho thấy Đức Phật đã không phê bình việc tự chấm dứt mạng sống của ba vị Tỳ-kheo nói trên. Tuy nhiên trong ba câu chuyện trên, chỉ hai câu chuyện đầu có những liên hệ gần với việc trợ tử hiện nay, tức là tự rút ngắn mạng sống do sự chi phối của cơn đau do bệnh tật gây ra. Và hai trường hợp này có thể được gọi là “trợ tử có chủ tâm”. Như vậy, với tâm không còn tham ái, chấp thủ như một số trường hợp được nêu trong kinh thì Đức Phật không khiển trách nhưng cũng không tán thán hành động này.

Chẳng hạn như trong Luật tạng, có đề cập đến trường hợp một nhóm Tỳ-kheo, sau khi nghe Đức Phật giảng dạy về sự bất tịnh của thân thể, đã tự kết liễu mạng sống của họ, hoặc kết liễu mạng sống của nhau, hoặc nhờ người khác kết liễu mạng sống của họ. Khi biết được điều ấy, Đức Phật đã khiển trách các vị Tỳ-kheo đã thực hiện những hành vi này và chế định luật cấm. 

Như vậy, Phật giáo hoàn toàn lên án hành động tự sát trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào. Với Phật giáo, chết không phải là hết, và người ta phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hành động đã gây ra ở đời này và ở trong đời sống kế tiếp. Đồng thời Phật giáo cũng chỉ dạy nhiều phương thức để thực hành để con người từ bỏ ý định tự tử và tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống. Các phương pháp thiền định và lối sống chánh niệm là một trong những phương pháp quan trọng của Phật giáo góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa và hạn chế các nguy cơ tự tử, đồng thời góp phần điều hòa và chữa trị những tổn thương tinh thần do hành động tự tử gây ra cho chính nạn nhân cũng như cho người thân của họ. Thêm vào đó, nếp sống hiền thiện mà Đức Phật dạy còn là một phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế tự tử. Nguyên nhân chính dẫn con người đến quyết định tự tử là do khổ đau cùng cực, không còn lối thoát. Nếu biết sống hiền thiện, gieo các nhân lành thì chắc chắn sẽ gặt hái được quả lành, cuộc sống sẽ không bị đẩy vào những tình cảnh bi đát, tuyệt vọng. 

Ngày nay, thế giới hiện đại đang dần dần khám phá ra những giá trị vô cùng quý báu của đạo Phật để giải quyết những vấn nạn của xã hội, nhất là các nhà tâm lý học, họ đã phát hiện được khả năng trị liệu các chứng bệnh tâm lý, những rối loạn tinh thần rất hiệu quả từ trong kho tàng giáo lý của đạo Phật. Mong sao kho tàng giáo pháp quý báu của đạo Phật ngày càng được nhiều người biết đến và chuyên cần áp dụng vào trong đời sống của bản thân để chuyển hóa khổ đau, mang lại an lạc hạnh phúc cho đời sống con người.

TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO, SỐ 347.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Sự Cống Hiến Của Đạo Phật Cho Cuộc Đời

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tiến Trình Thống Nhất Phật Giáo – Đỗ-trung-hiếu

THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO Đỗ-Trung-Hiếu  Lời Ban Biên Tập TVHS: Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là...

Độ Người Nông Dân Nghèo

Độ người nông dân nghèo

Sau khi người nông dân độ thực xong đã lấy lại sức lực, đức Phật mới bắt đầu thuyết pháp;...

Muốn Tự Học Phật Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

ĐÁP: Bạn Hạnh Quyên thân mến! Đạo Phật trên thế giới hiện có hai truyền thống lớn, đó là Phật...

Ngũ Khoa Tịnh Độ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Muốn Học Phật Trước Tiên Phải Biết Hiếu Dưỡng Cha Mẹ

Muốn học Phật trước tiên phải biết hiếu dưỡng cha mẹ

Cha mẹ ở tại nhà là hai vị Phật sống, tuy không cần mỗi ngày sáng sớm thức dậy hướng...

Tinh Thần Văn Hóa Dân Tộc

Tinh thần văn hóa dân tộc

(Trong thời gian và không gian Chư Tôn Đức và Phật tử xa gần tưởng niệm cố Hòa Thượng thượng...

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Ý NGHĨA GIÁO DỤC QUA PHÁP HÀNH TỰ TỨLiên Trí Pháp Tự tứ là một pháp hành độc đáo trong...

Lời Khuyên Cho Một Đệ Tử Chân Thành

Lời Khuyên Cho Một Đệ Tử Chân Thành

LỜI KHUYÊN CHO MỘT ĐỆ TỬ CHÂN THÀNH Jamyang Khyentse Chokyi Lodro soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ...

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

NIỆM A DI ĐÀ PHẬT hay A MI ĐÀ PHẬT Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu,Gần đây...

Tìm Hiểu Hệ Thống Bát Nhã Và Chủ Đề Tư Tưởng Của Nó: Tánh Không

TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁT NHÃVÀ CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA NÓ: TÁNH KHÔNG Nguyễn Thế Đăng Không phải là...

Huyền Học Đạo Phật Và Thiên Chúa

Huyền Học Đạo Phật và Thiên Chúa

HUYỀN HỌC ĐẠO PHẬT VÀ THIÊN CHÚATác giả: Daisetz Teitaro Suzuki | Người dịch: Như HạnhNXB: Phương Đông Cuốn sách...

Đức Phật Là Thầy Của Trời Người

Đức Phật là thầy của trời người

Lòng kham nhẫn trong các Phật sự hay trong sự dấn thân phải bắt nguồn từ nhận thức sáng suốt,...

Đức Phật Có Thuyết Pháp Hay Không Thuyết Pháp

ĐỨC PHẬT CÓ THUYẾT PHÁP HAY KHÔNG THUYẾT PHÁPTâm Diệu Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật, có...

Mồ Côi Thơ Hoang Phong – Diễn Ngâm Hồng Vân

Mồ côi thơ Hoang Phong – diễn ngâm Hồng Vân

Mồ Côi thơ Hoang Phong - diễn ngâm Hồng Vân Khổ đau nào lớn nhất, Là khổ đau của mẹ, Có...

Sự Cống Hiến Của Đạo Phật Cho Cuộc Đời

Tiến Trình Thống Nhất Phật Giáo – Đỗ-trung-hiếu

Độ người nông dân nghèo

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

Ngũ Khoa Tịnh Độ

Muốn học Phật trước tiên phải biết hiếu dưỡng cha mẹ

Tinh thần văn hóa dân tộc

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ

Lời Khuyên Cho Một Đệ Tử Chân Thành

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Tìm Hiểu Hệ Thống Bát Nhã Và Chủ Đề Tư Tưởng Của Nó: Tánh Không

Huyền Học Đạo Phật và Thiên Chúa

Đức Phật là thầy của trời người

Đức Phật Có Thuyết Pháp Hay Không Thuyết Pháp

Mồ côi thơ Hoang Phong – diễn ngâm Hồng Vân

Tin mới nhận

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Bốn pháp đưa đến hạnh phúc

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Tôi vẽ Phật

Đức Phật là ai?

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Thông điệp của Đức Thế tôn (II)

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Cúng dường trân bảo

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

“Thi Vương” Thơ Say Viết Về Phật Đản, Pháp Nạn

Tin mới nhận

Danh sách hơn 600 bài thuyết pháp do thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng

Kinh Niệm xứ (song ngữ Việt-Anh)

Nghi Lễ Hàng Ngày

Phật Giáo Trong Ba Bài Diễn Thuyết

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Khởi Nguồn Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử

Lá thư mùa Phật đản

Hãy Cứu Lấy Trái Đất – Nguyễn Nguyên An

Bàn Về Liên Hệ – Krishnamurti – Ông Không

Không cần bạn phải là vĩ nhân

Ai giết chùa?

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 12 Kinh Kim Cang

Niết Bàn Và Sự Chấm Dứt Luân Hồi

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2557 – 2013

Những Lợi Ích Diệt Trừ Tham Ái

Phật Tử Hành Động Vì Hôm Nay Và Ngày Mai

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Sách Đạo Phật vỡ lòng dành cho độc giả nhí

Tu Tâm và Tu Tướng

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Milinda Vấn Đạo Người Dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Kinh Duy Ma

Tìm Hiểu Ý Nghĩa “Đại Kinh Xóm Ngựa”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 18)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

APUTTAKA-SUTTA

Đọc Kinh Đại Bát Niết Bàn

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (3)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Kinh Kalama

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Tin mới nhận

Bước Sen Trong Cõi Tịnh Độ

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 28)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 116)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Pháp Niệm Phật Nào Đúng?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 10)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 18)

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 80)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese