PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ttt-diễn Văn Khai Mạc Hội Nghị Đại Biểu Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam Của Hòa Thượng Thích Trí Thủ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI NGHỊ
ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
của Hòa thượng Thích Trí Thủ

 

Thichtrithu-Tuongniem-05-1Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một hội nghị gồm đầy đủ đại biểu của các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ và Phật giáo Khmer, Tăng ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ, từ mọi miền trên đất nước đã vân tập về đây, trong hội trường trang nghiêm và rực rõ này, với một quyết tâm sắt đá: xây dựng hoàn thành ngôi nhà Thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Quý vị là biểu tượng của những đoá hoa sen nhiều màu nhiều vẻ, về đây kết thành lãng hoa vĩ đại, dâng lên Đức Phật để tỏ lòng sùng bái của hàng đệ tử suốt đời trung kiên với Đức Bổn Sư.

Quý vị cũng là những viên đá tảng, đúc kết bằng những ước nguyện thiết tha mãnh liệt của toàn thể tăng ni, và Phật tử cả nước về đây làm nền móng vững chắc để cho ngôi nhà Thống nhất Phật giáo được xây lên.

Thichtrithu-Tuongniem-05-2
HT. Thích Trí Thủ (thứ ba từ trái sang)
tại Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981

Trong những ngày đầu xuân mát mẻ của năm 1980, mở đầu công cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước, chúng tôi đã lấy Sài Gòn thành phố được vinh dự mang tên Bác, làm nơi hội họp đầu tiên. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã chiến đấu ngoan cường, liên tục trên một thế kỷ chống thực dân cũ và mới; thành phố của Nguyễn Thị Minh Khai, của Nguyễn Văn Trỗi, và bao nhiêu anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc; thành phố của Hoà thượng Thích Quảng Đức, của nữ sinh Phật tử Quyách Thị Trang và bao nhiêu tăng ni, Phật tử đã hy sinh vì dân tộc và đạo pháp; thành phố đã động viên, cổ vũ chúng ta rất nhiều trong công cuộc vận động thống nhất Phật giáo này.

Hôm nay, cuộc vận động đã hoàn tất, một giai đoạn mới bắt đầu, giai đoạn thực hiện thống nhất, Ban vận động chúng tôi lấy ngôi chùa Quán Sứ lịch sử này, lấy Thủ đô Hà Nội, trái tim cả nước, làm nơi Hội nghị của đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam. Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thành phố được vinh dự lần đầu tiân lắng nghe Hồ Chủ tịch đọc Bản Tuyên ngôn độc lập; thành phố đã chiến đấu ngoan cường chống âm mưu của đế quốc. Hà Nội ngày nay, thành phố Thăng Long ngày trước, được xây dựng gần 10 thế kỷ nay, do sáng kiến của Quốc sư Vạn Hạnh. Hà Nội và rải rác quanh đây, trên miến Bắc thân yêu còn ghi đậm nét bánh xe chuyển Pháp: Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, cách đây không xa, từ đầu thế kỷ thứ nhất, đã có cái nôi của Phật giáo Việt Nam, có vinh dự đón tiếp các vị Tổ đầu tiên đưa Phật giáo vào Việt Nam; núi Yên Tử với Tổ đình Trúc Lâm, nơi phát xuất dòng thiền Việt Nam, do ba vị vua anh hùng nhà Trần có công đánh đuổi quân Nguyên, chủ xướng. Chùa Côn Sơn, nơi yên nghỉ thân yêu của Nguyễn Trãi, nhà chiến lược thiên tài trong công cuộc quét sạch quân Minh và bao nhiêu di tích Phật giáo quý báu khác nữa, mà mỗi khi nghĩ đến, nhìn đến, là làm nổi dậy trong chúng ta bao niềm cảm kích, bao nỗi tự hào, quý trọng nâng niu. Lấy Hà Nội làm nơi Hội nghị, chúng ta tâm niệm, ước mong rằng chúng ta không chỉ được sự chứng minh của quý vị tôn túc, đại lão Hoà thượng trên cả nước, mà còn được sự chứng minh của Hồ Chủ tịch, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, đã đánh giá rất chính xác đạo Phật là “Đạo vô ngã, vị tha, lợi lạc quần sinh”; được sự chứng minh của tượng Phật Quan Âm ngàn tay, ngàn mắt ở chùa Bút Tháp, của 18 vị La Hán ở chùa Tây Phương, của nhà kiến trúc sáng tạo ra chùa Một Cột, của các văn nhân nghệ sĩ Phật tử quá khứ đã đóng góp cho nền văn hoá sáng chói của Phật giáo Việt Nam. Nghĩa là chúng ta ước mong hội nghị này không chỉ có sự hiện diện của hiện tại, mà còn có sự hiện diện của quá khứ, để giúp ý kiến cho chúng ta, động viên chúng ta xây dựng tương lai Phật giáo ngang tầm thời đại.

Thichtrithu-Tuongniem-05-3
HT. Thích Trí Thủ và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng

Với hội nghị này, chúng ta đang đánh dấu một giai đoạn mới vô cùng quan trọng: vừa tiếp nối truyền thống vẻ vang của 2000 năm truyền bá giáo lý của Đức Bổn Sư trên đất nước này, vừa viết những trang sử mới cho Phật giáo Việt Nam ở cuối thế kỷ 20.

Nhiệm vụ của chúng ta, do đó vô cùng lớn lao, không những đối với hoài bão, nguyện vọng chính đáng của Tăng ni, Phật tử trong hiện tại, mà còn đối với công đức của Chư Tổ và tiền nhân trong quá khứ, đã để lại cho chúng ta một nền văn hoá Phật giáo rạng rỡ, trong nền văn hoá dân tộc bốn ngàn năm.

Những quyết định của chúng ta trong hội nghị lịch sử này ảnh hưởng trực tiếp đến vận mạng của tiền đồ Phật giáo Việt Nam góp phần tích cực trong bước đi lên của dân tộc, đồng thời góp phần đem lại hoà bình an lạc cho Tổ quốc và nhân loại.

Đạo Phật với giáo lý Từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, đã tạo cho tín đồ một thái độ cởi mở rộng rãi, khoan hoà, không cố chấp. Do đó, trên bước đường truyền bá của mình, đi đến đâu, đạo Phật cũng có thể hoà mình với dân tộc ở địa phương đó, mà vẫn giữ được bản chất của mình.

Dù du nhập Vào Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo dân tộc, hoà mình với dân tộc, gắn bó vận mệnh mình với vận mệnh của dân tộc trong suốt lịch sử dài 2000 năm.

Phát xuất từ trong lòng dân tộc thông minh, sáng tạo lại được huấn luyện trong ánh sáng trí tuệ của Phật Đà, Phật giáo Việt Nam luôn luôn biết ứng phó với hoàn cảnh trong mọi tình huống, tìm được cho mình những pháp môn tu hành riêng biệt Việt Nam, thể hiện được những sắc thái độc đáo của một nền văn hoá Phật giáo gắn chặt với nền văn hoá dân tộc.

Phát xuất từ trong lòng một dân tộc yêu nước, lại được giáo huấn trong giáo lý tình thương “thương người như thể thương thân” biết vì người quên mình, Phật giáo đồ Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống yêu nước, yêu dân và truyền thống này đã được thử thách qua những giai đoạn nguy nan, hiểm nghèo nhất của đất nước, điển hình như cuộc xâm lăng của phương Bắc, và mới đây, các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân cũ và mới.

Phát xuất từ trong lòng một dân tộc đã sớm ý thức được phương châm “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”, Phật giáo đồ Việt Nam lại được rèn luyện trong giáo lý “Vô ngã, lục hoà”, nên lại càng ý thức sâu sắc sức mạnh vạn năng của sự đoàn kết.

Ba đức tính nói trên: tinh thần sáng suốt phụng đạo, truyền thống yêu nước, và truyền thống đoàn kết trong quá khứ cũng như trong hiện tại, luôn luôn là những yếu tố tích cực thúc đẩy giới Phật giáo chúng ta hoàn thành nhiệm vụ đối với dân tộc và đạo Pháp.

Ba đức tính ấy cũng là những yếu tố mạnh mẽ nhất đã thôi thúc hàng lãnh đạo các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo chúng ta ngồi lại bên nhau, trong những ngày đầu xuân năm 1980 tại Thành phố Hồ chí Minh để cùng nhau tìm những nguyên tắc làm nền móng cho công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Những nguyên tắc này, như quý vị đã biết, đã được công bố qua bản Thông bạch và nghị quyết của Ban vận động Thống nhất Phật giáo trong buổi lễ ra mắt tại chùa Quán Sứ Hà Nội ngày 9 tháng 4 năm 1980.

Từ đó đến nay, qua bốn hội nghị của toàn Ban Vận động Thống nhất Phật giáo họp tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những văn kiện căn bản cho việc thống nhất đã được soạn thảo với sự góp ý kiến sâu sắc của các ban lãnh đạo các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc, và sẽ được trình bày trong hội nghị này để quý vị đại biểu thảo luận và biểu quyết thông qua.

Qua bản Thông bạch và các văn kiện dự thảo nói trên của Ban Vận động, sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì.

Đây là một sự thống nhất thật sự, toàn vẹn và dân chủ.

Trong quá khứ, đáp lại nguyện vọng tha thiết của Tăng ni và tín đồ, nhiều tổ chức, giáo hội cũng đã cố gắng tập hợp Tăng tín đồ của nhiều hệ phái, đoàn thể Phật giáo dưới danh nghĩa thống nhất. Nhưng vì cơ duyên chưa hội đủ, hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, âm mưu chia để trị của thực dân cũ và mới, chưa có một tổ chức Phật giáo nào thực sự được thống nhất trọn vẹn, toàn diện, đúng với danh xưng.

Ngay nay, đất nước đã độc lập thống nhất thực sự, với sự khuyến khích, giúp đỡ của Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với kinh nghiệm đã qua và sự quyết tâm của toàn thể tăng ni, Phật tử cả nước, chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền Phật giáo Việt Nam thống nhất thực sự, đúng với danh nghĩa của nó.

Nền thống nhất này sẽ dựa trên tinh thần dân chủ, lấy tứ chúng đồng tu làm cơ sở, chứ không dựa trên giáo quyền, phong kiến hay quyền lực cá nhân. Tố chức này sẽ là tổ chức Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Mục đích của chúng ta trong khi hình thành ngôi nhà Thống nhất Phât giáo Việt Nam như trong nghị quyết đầu tiên của Ban vận động là: Mở ra một hướng phát triển mới trong lịch sử Phật giáo nước nhà, làm lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân, làm sáng chói tinh thần Phật giáo trong thời đại nước Việt Nam xây Chủ nghĩa xã hội, phát huy cao hơn nữa truyền thống gắn bó hài hoà giữa đạo Phật với dân tộc, đảm bảo truyền thống tín ngưỡng và phương pháp tu hành của tăng ni và đồng bào Phật tử theo lời Phật day. Chúng ta quyết tâm củng cố hàng ngũ trong nội bộ Phật giáo ta, đoàn kết với các tôn giáo bạn, đoàn kết với các giới đồng bào, các dân tộc trong mặt trận đoàn kết toàn dân. Với sức mạnh đoàn kết đó, chúng ta tin chắc rằng sứ mệnh phụng sự đạo pháp và dân tộc, công cuộc đóng góp cho hoà bình thế giới và hạnh phúc nhân loại sẽ được nhiều hiệu quả hơn.

HT. Thích Trí Thủ

Ghi chú của Ban biên tập:
– HT. Thích Trí Thủ, nguyên là Viện trưởng cuối cùng của Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (hoạt động từ 1964 – 1981). Ngài là một trong những vị khởi xướng việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, với cương vị là Trưởng ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Sau khi thống nhất Phật giáo cả nước thành một Giáo hội duy nhất – Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 – nay), HT. Thích Trí Thủ được Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam suy cử vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tin bài có liên quan

Yếu Tố Tôn Giáo Trong Cuộc Đảo Chính Lật Đổ Chế Độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Tự thuật của người đổ xăng

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Load More

Discussion about this post

Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun (Song Ngữ)

Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun (song ngữ)

Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun Mỗi ngày, khi bạn thức giấc, hãy nghĩ rằng Hôm nay tôi may mắn...

Câu Chuyện Về Người Tỳ-Kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

  CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI TỲ-KHEO ĐẦU TIÊNBỊ LOẠI KHỎI TĂNG ĐOÀNKinh Alagaddūpama Sutta (MN 22)Hoang Phong chuyển ngữ  ...

Giới Bổn Tỳ-Kheo Của Luật Tứ Phần

Giới Bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ Phần

MỤC LỤC Lời giới thiệu - HT. Thích Trí Quảng Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn Lời nói...

Mọi Thứ Đều Là Ân Nghĩa Pháp Nhật

MỌI THỨ ĐỀU LÀ ÂN NGHĨA Pháp Nhật   Khi chúng ta có mặt trong cuộc đời này là chúng ta...

Bình Tâm Trong Khủng Hoảng

Bình tâm trong khủng hoảng

BÌNH TÂM TRONG KHỦNG HOẢNG Nguyên Cẩn Trong hình ghi dữ liệu tính đến 13-4-2020 Khi nhân loại đối mặt...

Lão Tùng Đầu Thượng Lai

Lão tùng đầu thượng lai

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Pháp Và Tợ Pháp

Pháp Và Tợ Pháp

Pháp & tợ Pháp Hồ Dụy Lúc Phật sắp nhập Niết bàn đã khuyên đệ tử dựa theo 4 y...

Con Là Bồ-Tát – Vĩnh Hảo

Con Là Bồ-tát – Vĩnh Hảo

CON LÀ BỒ-TÁTVĩnh Hảo (viết thay những người làm cha mẹ, và để tặng những thiên thần bé nhỏ trên...

Tìm Hiểu Phước Bố Thí

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ Dhammarakkhita Bhikkhu(Tỳ khưu Hộ Pháp) Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa Con đem hết lòng thành...

Xót Xa Tiệc Mặn Ở Chùa

Xót xa tiệc mặn ở chùa

Đây là mâm cơm chay mà 99% các chùa thường tổ chức ĐÁP: Bạn Ngọc Thạch thân mến! Hiện các...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Tài bố thíTrong Kinh luận Phật nói với chúng ta, phước báo của người thế gian, tiền của là do...

Chân Đế & Tục Đế

Chân Đế & Tục Đế

CHÂN ĐẾ & TỤC ĐẾNguyên Quang    Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật, có lẽ không có...

Lắng Nghe

Lắng Nghe

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ chuyện bi thương về cậu học sinh Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến (TP.HCM)...

Nhìn Lại Vesak 2014: Yếu Trong Công Tác Báo Chí

Nhìn Lại Vesak 2014: Yếu Trong Công Tác Báo Chí

Nhìn lại Vesak 2014: YẾU TRONG CÔNG TÁC BÁO CHÍChu Minh Khôi Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 đã...

Hỏi Đáp Về Thiền

Hỏi Đáp Về Thiền

HỎI ĐÁP VỀ THIỀN Thích Đạt Ma Phổ Giác   Kính thưa thầy! Hiện nay con vẫn còn là học...

Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun (song ngữ)

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Giới Bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ Phần

Mọi Thứ Đều Là Ân Nghĩa Pháp Nhật

Bình tâm trong khủng hoảng

Lão tùng đầu thượng lai

Pháp Và Tợ Pháp

Con Là Bồ-tát – Vĩnh Hảo

Tìm Hiểu Phước Bố Thí

Xót xa tiệc mặn ở chùa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Chân Đế & Tục Đế

Lắng Nghe

Nhìn Lại Vesak 2014: Yếu Trong Công Tác Báo Chí

Hỏi Đáp Về Thiền

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Kinh Vô Thường

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Tán thán Đức Phật như thế nào?

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Làm gì có Phật trên đời!

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Tình yêu của Phật

Tin mới nhận

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Hòa Thượng Anuraadha Trả-lời Sai, Kinh Anuraadho

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 16)

14. Phật Đản Sanh: Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm

Ngàn năm cảnh Phật 

Bò Bía Chay

Từ Nghiệp Cảm Duyên Khởi Đến Pháp Giới Duyên Khởi

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 28)

“Cách Chữa Trị Tai Biến Mạch Máu Não! Chỉ Với Một Cây Kim, Cứu Được Một Mạng Người

Hãy để yên cho mọi người thở (song ngữ Việt-Anh)

Trần Nhân Tông – Đức Vua, Phật Hoàng Của Dân Tộc Việt

Trung Luận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 75)

Kim Thánh Thán

Con Người Là Mâu Thuẫn

Tám Quyển Sách Quý

Bát Nhã Tâm Kinh là kinh giả do người Hoa sáng tác?

Vô Sắc Tướng & Năng Lượng Tối Của Vũ Trụ, Và 18 Căn Trần Thức Của Phật Giáo

Thăm Vương Đường Phật Giáo Tại Hyogo, Nhật Bản

Chương 1 bài 3 Luận về việc lớn tử sinh (08/05/2022)

Tin mới nhận

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Kinh Duy Ma Lược Giải

Đôi Điều Về Kinh Kalama

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Tìm Hiểu Kinh Mettâ-sutta – Bài Kinh Về Lòng Nhân Ái

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 65)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 8)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật A Di Đà Có Thật Không?

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 13)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.