TĂNG GIÀ PHẬT GIÁO MYANMAR
KÊU GỌI QUÂN ĐỘI CHẤT DỨT BẠO LỰC
KHI CÁC CUỘC BIỂU TÌNH DỮ DỘI ĐANG DIỄN RA
(Myanmar Buddhist monks call on military junta to end violence as protests rage)
Thích Vân Phong biên dịch
Lực lượng an ninh Myanmar đã bắn hơi cay và nổ súng vào người biểu tình (Myanmar protesters try to douse tear gas as police open fire)
Theo truyền thông đưa tin vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 3 vừa qua, Tăng đoàn Mahā Nāyaka, tổ chức lớn nhất của cộng đồng Tăng già Miến Điện, kêu gọi tập đoàn quân sự chấm dứt đàn áp những người phản đối đảo chính, lên án “một thiểu số có vũ trang” tra tấn, giết hại thường dân.
Khi lên án gay gắt nhất cuộc đàn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cơ quan do chính phủ chỉ định cũng cho biết, một bản dự thảo của các thành viên tuyên bố dừng các hoạt động trong một cuộc biểu tình.
Cổng thông tin Myanmar Now news đưa tin, Ủy ban Tăng đoàn Mahā Nāyaka (The State Sahgha Maha Nayaka Committee, Mahana) đã lên kế hoạch đưa ra tuyên bố cuối cùng, sau khi tham khảo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Tôn giáo Myanmar Thura Myint Maung vào hôm thứ Năm, 17/3, cổng thông tin Myanmar Now news đưa tin, dẫn lời một vị tăng sĩ Phật giáo đã tham dự cuộc họp của Ủy ban Tăng đoàn Mahā Nāyaka.
Năm 2007, chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo Myanmar đã dẫn đầu các đoàn biểu tình, hùng hậu đến mức phong trào phản đối tăng giá nhiên liệu và hàng hóa, chống lại chế độ độc tài quân sự đang nắm chính quyền Myanmar được đặt tên là “Cách mạng Áo cà sa”, một cuộc nổi dậy đã giúp mở đường cho các cải cách dân chủ.
Reuters không thể liên hệ ngay với các vị thành viên Ủy ban Tăng đoàn Mahā Nāyaka để đưa tin bình luận, nhưng được báo cáo trong lập trường của họ, cho thấy sự rạn nứt với chính quyền bởi một nhóm thường hợp tác chặt chẽ với chính phủ.
Công nhân Myanmar chạy trốn khỏi khu công nghiệp Trung Quốc sau khi tấn công các nhà máy (Myanmar workers flee Chinese industrial zone after factories attack) https://www.youtube.com/watch?v=0o6px7g9lzY&t=22s
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, và bắt giam các thành viên khác trong đảng của bà, khiến quốc tế lên án rộng rãi.
Hơn 180 người biểu tình đã thiệt mạng, khi lực lượng an ninh cố gắng dập tắt làn sóng biểu tình, theo nhóm hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Vào hôm tối thứ Ba, ngày 16/3, lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng và một người đàn nam 28 tuổi đã bị giết tại một cuộc biểu tình ở thủ đô thương mại Yangon, một người anh của nạn nhân cho biết.
Các phương tiện truyền thông, mạng lưới Internet, điện thoại di động hoàn toàn bị tắt, khiến việc xác minh thông tin trở nên khó khăn, và rất ít người ở Myanmar có thể truy cập Wifi. Để tìm kiếm bình luận, một phát ngôn viên của quân đội đã không trả lời các cuộc điện thoại.
Cư dân bỏ trốn
Các khu vực của thủ đô Yangon đã bị trong tình trạng thiết quân luật, và hàng nghìn người dân đã chạy trốn khỏi khu công nghiệp ngoại ô Hlaingthaya, nơi lực lực lượng an ninh đã giết chết 40 người vào hôm Chủ nhật, ngày 14/3, và các nhà máy Trung Quốc đã bị bốc cháy.
“Nơi đây giống như một vùng chiến sự, họ đang nổ súng bắn khắp nơi”, một người tổ chức lao động trong khu vực nói với Reuters, rằng hầu hết cư dân quá sợ hãi và đã bỏ chạy ra ngoài.
Cuộc đàn áp bạo lực của Myanmar đối với các cuộc biểu tình trở nên nghiêm trọng hơn – ngày 4 tháng 3 năm 2021 (Myanmar’s violent crackdown on protests becomes deadlier – Mar 4, 2021)
Hai bác sĩ nói với Reuters rằng trong khu vực vẫn còn những người bị thương đang cần được chăm sóc, nhưng quân đội đã chặn đường tiếp cận.
Truyền thông nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo Bắc Kinh, có thể thực hiện hành động không xác định, nếu có thêm các cuộc tấn công vào các doanh nghiệp do Trung Quốc đầu tư.
Nhiều người dân xứ Phật giáo này tin rằng, Bắc Kinh đang hậu thuẫn quân sự. Không giống như các cường quốc phương Tây, Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực và có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA), vẫn giữ quan điểm những gì xảy ra ở Myanmar là chuyện nội bộ của nước này, theo Reuters.
Đảo chính Myanmar: Người biểu tình trở lại đường phố sau khi 38 người bị giết trong các cuộc biểu tình – ngày 4 tháng 3 năm 2021 (Myanmar coup: Protesters return to streets after 38 killed in demonstrations – Mar 4, 2021)
Tội phản quốc
Pháp cho biết, Liên minh châu Âu sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt chống lại những kẻ đứng sau cuộc đảo chính quân sự tại Myanmar vào hôm thứ Hai tới.
Trong khi đó, quân đội Myanmar bị buộc tội phản bội tổ quốc, một sứ giả của các nhà Lập pháp bị lật đổ đang cố gắng lập lại Chính phủ dân sự.
Sasa, người chỉ có một cái tên duy nhất và không ở trong nước, cho biết anh ấy tự hào bởi đã bị buộc tội.
Những bị tướng này ngày nào cũng có hành vi phản bội tổ quốc. Lấy những gì họ muốn cho bản thân, từ chối quyền của người dân và đàn áp những người cản đường họ, “ anh nói trong một tuyên bố.
Các cáo buộc, mà đài truyền hình do chế độ độc tài quân sự điều hành cho biết, là để khuyến khích một chiến dịch bất tuân dân sự, và kêu gọi các biện pháp trừng phạt, có thể là án tử hình.
Open Society Foundation (OSF ), một tổ chức quốc tế mạng lưới cấp phép do ông trùm kinh doanh George Soros thành lập. Tổ chức Xã hội Mở hỗ trợ tài chính cho các nhóm xã hội dân sự trên khắp thế giới, với mục tiêu đã nêu là thúc đẩy công lý, giáo dục, sức khỏe cộng đồng và truyền thông độc lập, hôm thứ Ba đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho một nhân viên bị giam giữ ở Myanmar, và cho biết các cáo buộc về hành vi sai trái tài chính là sai sự thật.
Truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin, nhà chức trách đã bắt giữ một cán bộ của Open Society Myanmar, và đang tìm kiếm 11 nhân viên khác vì nghi ngờ nhóm này chuyển tiền cho những người chống đối chính quyền quân sự.
Chế độ độc tài quân sự cho biết, họ đã nắm quyền sau khi cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử vào ngày 8 tháng 11 do Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng đã bị Ủy ban bầu cử bác bỏ. Họ đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới nhưng không ấn định ngày.
Nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi 75 tuổi, đã bị bắt giam giữ kể từ khi cuộc đảo chính quân sự, và phải đối mặt với nhiều cáo buộc bao gồm 4 tội danh sở hữu thiết bị liên lạc trái phép, vi phạm các quy định chống dịch Covid-19, vi phạm luật viễn thông và có ý định gây bất ổn trong cộng đồng. Quân đội Myanmar cũng cáo buộc bà nhận trái phép khoản thanh toán 600.000 USD tiền mặt cũng như một số lượng lớn vàng. Tuy nhiên, luật sư của bà Suu Kyi khẳng định đây là những cáo buộc vô căn cứ.
(Báo cáo của Nhân viên Reuters; Viết bởi Ed Davies; Biên tập bởi Stephen Coates)
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Global News)
Discussion about this post