PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Làm Đẹp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, là một cái gì phù hợp với sự sống của con người. Đẹp bao giờ cũng gắn liền với sự sống lý tưởng của con người, không thể có cái đẹp nằm ngoài sự sống. Tức là, nói theo ngôn ngữ Duy thức học, đối tượng nhận thức không thể tách rời chủ thể nhận thức. Cho nên, cái đẹp phải phù hợp với sự sống của chúng ta, chúng ta hằng mơ ước về nó, khát vọng về nó, nó hiện lên trong vùng lung linh của lý tưởng. Cái đẹp ấy chính là vẻ đẹp của nội tâm và ngoại giới, vẻ đẹp của thân tâm con người.

Ở đời ai cũng yêu thích cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, của con người xây dựng nên như những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa… Và cái đẹp ai cũng quan tâm, để ý là vẻ đẹp của con người.

Con người, theo thẩm mỹ học, vốn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất! Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là của sự thăng hoa, cho dù hiện thực có giản dị, có đau thương, gian khổ đi chăng nữa thì nghệ thuật phải trên nguyên tắc của sự thăng hoa, thăng hoa cả chủ thể và đối tượng. Cho nên, con người từ xưa đến nay không ngừng nỗ lực làm đẹp.

Làm đẹp là một nhu cầu của hầu hết mọi người. Người ta có thể làm đẹp bằng nhiều cách: truyền thống, dân gian, cổ điển, có cách làm đẹp hiện đại… Nói chung, có cả trăm ngàn cách làm đẹp, và có người cũng đẹp hẳn ra, nhưng cũng có người làm hoài vẫn không đẹp. Vì sao vậy? Vì cái ‘nguyên mẫu’ nó… không đẹp. Cho nên, làm đẹp không phải là cái tội. Cái tội (nghiệp) là không thể làm cho mình đẹp ra khi mình vốn đã… xấu. Biết làm sao bây giờ? Cha mẹ sinh mình ra cũng đâu muốn mình xấu. Cha mẹ cũng không có quyền lựa chọn cho mình khuôn mặt đẹp hay xấu thì làm sao mình lựa chọn?

Có người vì ‘xấu’ quá nên mất hết niềm tin, sống trong mặc cảm, tự ti, không dám mơ ước điều gì cao xa, cho dù trong lòng vẫn cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Chẳng biết bày tỏ cùng ai nỗi niềm buồn tênh đó, có người tìm đến chùa để… tâm sự với Phật. Phật thương chúng sinh, chắc sẽ không nói tâm sự của mình cho người khác, nên tha hồ mà kể lể, mà khóc, giấu mặt trong đôi bàn tay bé nhỏ!

Phật thương chúng sinh, nên sẽ giúp. Phật là Đại y vương, có khả năng điều trị cả thân bệnh lẫn tâm bệnh, nên sẽ có cách dạy cho chúng sinh làm đẹp, vì Phật biết rõ, thấy rõ nguyên nhân sâu xa của cái xấu. Nếu mình muốn đẹp mà không biết vì sao mình xấu thì không tài nào làm cho đẹp được. Cho nên, Phật bắt đầu phân tích bệnh lý cho chúng sinh hiểu.

Có 10 nguyên nhân (hay nghiệp nhân) khiến cho chúng sinh nhận lấy kết quả có một thân hình hay khuôn mặt xấu xí.

1. Thường hay nổi cơn thịnh nộ. Thịnh nộ là giận rất dữ dội. Khuôn mặt của người đang giận dữ thì… không đẹp chút nào hết, dù cho người đó là hoa hậu! Lúc đó dù có bao nhiêu lớp son phấn, mỹ phẩm đắt tiền… cũng không thể nào che được cái xấu. Hơn nữa, mỗi khi “nổi cơn thịnh nộ” thì sẽ “quên đi nghĩa tình”. Nghĩa tình đã quên hết thì tha hồ mà làm khổ cho nhau. Kinh Di giáo nói: “Lòng giận tức độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ”. Giận hờn, thịnh nộ không những tàn phá dung nhan hiện tại mà còn thấm vào trong xương, trong máu, tạo thành chủng tử cho đời sau, kiếp sau, sinh ra ở đâu, sống trong hoàn cảnh nào cũng xấu xí. Cho nên, muốn đẹp không phải là giải phẫu chỉnh hình mà cần ‘lột bỏ cơn thịnh nộ’.

2. Thường hay ấp ủ oán hận. Chính là nuôi dưỡng, chất chứa hận thù trong lòng. Có người hận cha mẹ, hận anh em, hận bạn bè, hận xã hội và hận luôn chế độ… nhưng cũng có người hận chính bản thân mình. Dù oán hận ai đi nữa thì người khổ đau nhất vẫn chính là mình. “Hận thù diệt hận thù, đời này không thể có”, kinh Pháp cú đã nói vậy. Cho nên, càng ấp ủ, càng nuôi dưỡng, càng chất chứa hận thù thì hận thù càng thêm lớn, càng thêm khổ đau cho đời này và cả đời sau, không khi nào được vui tươi, xinh đẹp. Chỉ có “Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu”. Hận thù trút bỏ rồi thì mình thành con người mới, như người đặt gánh nặng trên vai xuống, bỗng dưng thấy mình nhẹ tênh, sung sướng vô cùng. Khi ấy tự nhiên thấy mình vui tươi, trẻ đẹp ra.

3. Dối gạt người khác. Tức là sống không thật lòng, sống hai mặt, lừa dối người. Những người như vậy, họ chỉ có cái mặt nạ, cái vỏ bọc bên ngoài, còn bên trong xấu xí, lừa dối đủ điều, lừa dối cả người thân của mình. Vì sống với cái vỏ bọc bên ngoài, cho nên có che bao nhiêu lớp cũng lòi cái xấu ra ngoài.

4. Quấy rối chúng sinh. Đó là những người ưa đặt điều thị phi, vu khống, sách nhiễu, khủng bố, chọc ghẹo, xúc phạm… người khác, loài khác; phá vỡ hạnh phúc, gia cang người ta. Người như vậy không những nhận lấy quả báo xấu xí mà còn không bao giờ nhận được sự tôn trọng của người khác, luôn bị người khác coi thường.

5. Không có ái kính đối với cha mẹ. Người biết thương yêu và kính trọng cha mẹ, mặt họ luôn rạng ngời hạnh phúc. Ngược lại, người không biết ái kính cha mẹ chắc chắn là người xấu, không thể đẹp được.

6. Không cung kính Hiền Thánh. Người nào coi thường hình tượng Phật và Bồ-tát, khinh chê người khác lễ lạy Tam bảo, vào chùa thấy Phật không lạy, thấy Tăng không chào, còn tỏ thái độ bất kính, khinh khi, coi thường thì sẽ mất hết phước báo để được xinh đẹp.

7. Xâm đoạt của cải và điền nghiệp của Hiền Thánh. Người nào trộm cắp, chiếm đoạt… tài sản và đất đai của chùa chiền, đền miếu thì bị tổn giảm phước báo nghiêm trọng.

8. Làm tắt đèn đuốc nơi tháp miếu Phật. Đây là hành vi cố tình phá hủy vật dụng thắp sáng, khiến chùa tháp bị tối tăm. Việc làm này bị quả báo mặt mày luôn tăm tối.

9. Chê bai, khinh rẻ người xấu xí. Người nào khởi tâm ngã mạn, khinh chê người xấu, người bị tật nguyền sẽ bị mắc quả báo xấu xí.

10. Tập các ác hạnh. Người nào hay làm các việc ác, tà hạnh như không giữ năm giới, tám giới… sẽ bị quả báo không thể xinh đẹp.

Đó là mười nghiệp hay mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến quả báo xấu xí, không xinh đẹp. Hễ đã gây tạo một trong mười nghiệp trên thì không thể nào xinh đẹp được, cho dù có chỉnh sửa, cắt vá, tạo hình bằng cách nào. Cho nên, để có được thân tướng đoan chánh, nghiêm trang, xinh đẹp thì phải: không sân, không hận, không dối, không quấy, kính yêu cha mẹ, tôn trọng Hiền Thánh, không xâm hại sản nghiệp của Hiền Thánh, không làm tắt đèn đuốc nơi chùa chiền, không khinh rẻ người xấu, không tập các ác hạnh; lại còn phát tâm tô vẽ trang hoàng tượng, tháp Phật, quét dọn tháp miếu Phật, quét dọn đất già-lam, dâng hoa cúng Phật…

Trong mười cách làm đẹp ở trên, hễ làm được một cách thì đẹp được một phần, đẹp được một vẻ, hay nói cách khác là ‘có một vẻ đẹp riêng’. Nếu làm được cả mười thì người ấy nhất định đẹp đến… ‘mười phân vẹn mười’!

Đức Phật nói đại ý, coi những người ‘sắc nước hương trời’, đến nỗi ‘mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da’, khiến ‘chim sa cá lặn’… ấy, phải biết là họ nhờ vào sự thực tập cái nhân lành đời trước, đó là lìa xa mười nghiệp nhân làm xấu, sống theo mười nghiệp nhân làm đẹp. Tùy theo mức độ thực tập tránh xa mười nhân làm xấu, thực hành mười nhân làm đẹp, mà trở nên đẹp người đẹp nết, hay chỉ đẹp người mà không đẹp nết.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy, “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Cho nên, hãy sửa soạn cái tâm, chăm sóc cái tâm cho thật đẹp. Kinh Ma ý dạy rằng: “Cất trăm ngôi chùa chẳng bằng cứu sống một người. Cứu sống người khắp mười phương thiên hạ, chẳng bằng một ngày tu tâm”. Người biết tu tâm dưỡng tính thì đời này, đời sau, khi nào cũng thấy hiền lành, dễ thương, đó là nét đẹp thánh thiện vậy. 

Thích Nguyên Hùng

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Những Dấu Ấn Pàli Trong Tiếng Việt

NHỮNG DẤU ẤN PÀLI TRONG TIẾNG VIỆT Tiểu Lục Thần Phong   Nưóc Việt trải qua hàng ngàn năm hình...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Mấy ngày nay, chúng ta đã giảng hai chữ “trung hiếu”. Hai chữ này làm sao thực hiện và hình...

Sự Khác Nhau Giữa Giới Luật Và Luật Pháp; Nhân Quả Và Nghiệp Báo

SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIỚI LUẬT VÀ LUẬT PHÁP; NHÂN QUẢ VÀ NGHIỆP BÁO Tâm Hạnh Để trở thành một phật...

Quét Sạch

Quét sạch

Lời Ban Biên Tập: Bình thường thì tu và học phải song hành. Ai cũng biết câu: “Tu mà không học...

Ý Nghĩa Của Hai Chữ Lăng Nghiêm Và Nguyên Nhân Nào Phật Nói Chú Lăng Nghiêm.

Ý NGHĨA CỦA HAI CHỮ LĂNG NGHIÊM VÀ NGUYÊN NHÂN NÀO PHẬT NÓI CHÚ LĂNG NGHIÊM.Thích Phước Thái   Hỏi:...

Tái Sinh Dưới Góc Nhìn Phật Giáo

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Theo Phật giáo thì tái sinh là một sự báo ứng tự nhiên của những hành động đã xảy ra...

Con Đường Của Tình Yêu

Con Đường Của Tình Yêu

CON ĐƯỜNG CỦA TÌNH YÊUYÊU THƯƠNG CHÍNH MÌNHCarolyn Rose GimianNguyễn Văn Nghệ dịch Nếu ta có can đảm nhìn vào...

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

 TÌM HIỂU Ý NGHĨAKINH “THỪA TỰ PHÁP”Thích Nữ Hằng Như   I. DẪN NHẬP “Thừa Tự”, theo quan niệm phong...

Xứng Đáng Chỉ Có Tình Xót Thương

Xứng đáng chỉ có tình xót thương

XỨNG ĐÁNG CHỈ CÓ TÌNH XÓT THƯƠNG Quand on n'a que l'amour Tháp Eiffel được thắp sáng theo màu cờ...

Tác Giả Phước Nguyên Có Đạo Văn Hay Không?

Tác giả Phước Nguyên có đạo văn hay không?

LTS. Như Giác Ngộ online đã đưa tin, thời gian gần đây, cộng đồng Phật giáo xôn xao về hiện...

Thiền Là Chìa Khóa Để Nhận Diện Chính Mình

Thiền là chìa khóa để nhận diện chính mình

  Lời giới thiệu Ni sư Pema Chodron là ni sư xuất sắc nhất hiện nay. Bà tu học theo...

Thiền, Thuốc Và Dưỡng Sinh

Thiền, Thuốc Và Dưỡng Sinh

THIỀN, THUỐC VÀ DƯỠNG SINHBS Nguyên Hiển I. SỐNG ĐỂ LÀM GÌ ? Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc...

Giới Thiệu Cuộc Nghiên Cứu Về Tái Sanh: “Rebirth In Early Buddhism & Current Research”

Giới Thiệu Cuộc Nghiên Cứu về Tái Sanh: “Rebirth in Early Buddhism & Current Research”

GIỚI THIỆU CUỘC NGHIÊN CỨU VỀ TÁI SANH:  “REBIRTH IN EARLY BUDDHISM & CURRENT RESEARCH”Nguyên Giác   Có nhiều câu...

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 6

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 6

Click xem nguyên hình bìaLời giới thiệu Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử...

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến Như vầy tôi nghe. Có một thời Đức...

Những Dấu Ấn Pàli Trong Tiếng Việt

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Sự Khác Nhau Giữa Giới Luật Và Luật Pháp; Nhân Quả Và Nghiệp Báo

Quét sạch

Ý Nghĩa Của Hai Chữ Lăng Nghiêm Và Nguyên Nhân Nào Phật Nói Chú Lăng Nghiêm.

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Con Đường Của Tình Yêu

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh Thừa Tự Pháp

Xứng đáng chỉ có tình xót thương

Tác giả Phước Nguyên có đạo văn hay không?

Thiền là chìa khóa để nhận diện chính mình

Thiền, Thuốc Và Dưỡng Sinh

Giới Thiệu Cuộc Nghiên Cứu về Tái Sanh: “Rebirth in Early Buddhism & Current Research”

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 6

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Tin mới nhận

Hùn Phước Đúc Tượng Phật Dược Sư Bằng Đá Tam Diện (3 Mặt) Cao 4 Mét

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Xây chùa và xây đạo tràng

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Học theo hạnh Phật

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Quét sân chùa

Lời tán thán Đức Phật

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Tin mới nhận

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

07. Nhân Quả & Lòng Giao Cảm Với Muôn Loài

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Tư Tưởng Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái Của Phật Giáo

Thế Nào Là Một Phật Tử Đúng Nghĩa Phật Tử

INEB tuyên bố công khai, “phản ứng toàn cầu về lòng từ bi đối với đại dịch covid-19”

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Những Ngôi Tượng Phật Nổi Tiếng Trên Thế Giới

Con đường hoằng pháp tại hải ngoại

Chánh Niệm Là Gì? Author: Lilly Greenblatt – Song ngữ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Tạo Sinh Vô Tính Và Vấn Đề Sinh Đạo Đức – Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Xuân Thiền Tha Hương – Thích Hạnh Thức

Việc phiên dịch kinh điển Phật giáo ra chữ Quốc ngữ

Địa Ngục Là Gì?

Kinh Chánh Kiến

Một Thế Giới Từ Bi – Cư Sĩ Nguyên Giác

Đức Phật: Hiện Thể Bình Thường Và Phi Thường

Quê Hương Cực Lạc

Thực Hành Năm Phần

Tin mới nhận

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 03)

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Kinh Bách Dụ: Khỉ bị đánh

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Toát Yếu Kinh Trung Bộ

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Kinh Pháp Cú

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 73)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 28)

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese