SUY NGHĨ LẠI VỀ LỄ TẠ ƠN
Rethinking the Thanksgiving Turkey
Sonia Faruqi | Tịnh Thủy chuyển ngữ
Tôi yêu Lễ tạ ơn. Hầu hết người Hoa Kỳ cũng vậy, xếp hạng đây là ngày lễ yêu thích thứ hai của họ trong năm, sau ngày lễ Giáng sinh.
Có rất nhiều điều để yêu thích về Lễ Tạ ơn như khái niệm về lòng biết ơn – điều mà chúng ta vĩnh viễn quên đi trong cuộc sống hàng ngày bận rộn của mình. Đó là sự ấm áp của gia đình – quây quần bên bàn ăn để nói cười với những người thân yêu của chúng ta. Và có một sức hấp dẫn thế tục – người Mỹ thuộc mọi tín ngưỡng ngày nay tổ chức Lễ Tạ ơn với sự nhiệt tình bình đẳng không phân biệt tôn giáo, sắc tộc.
Nhưng có một thứ mà chúng ta, với tư cách là một xã hội anh em nên xem xét lại về Lễ Tạ ơn: con gà tây.
Khoảng 46 triệu con gà tây sẽ bị giết thịt ở Mỹ vào Lễ Tạ ơn năm nay, chiếm gần 1/5 tổng số gà bị giết trong cả năm. Gần 9/10 người Mỹ ăn gà tây vào Lễ Tạ ơn, theo National Turkey Federation. Nhưng hầu hết người Mỹ không dừng lại để xem xét con gà tây của họ đã thực sự được nuôi và giết như thế nào.
Tôi đã điều tra các trang trại động vật trên khắp thế giới, nhằm mục đích cải thiện phúc lợi động vật trong ngành công nghiệp quốc tế. Trong số các trang trại mà tôi đã đến thăm. Tôi đã chứng kiến hàng nghìn con bị giam giữ trong những nhà kho hôi thối, ngập mùi amoniac, nhiều con gà tây ngày nay được lai tạo về mặt di truyền để lớn nhanh đến mức tim và chân của chúng không thể bắt kịp với cơ thể căng phồng. Nhiều con bị đau tim và gãy chân.
Như một vị trang chủ trại nuôi gà tây theo hợp đồng giải thích với tôi, “Trọng lượng cơ thể của gà tây tăng gấp 300 lần từ khi sinh ra đến khi giết mổ … Di truyền của chúng thật điên rồ.”
Hàng năm, tổng thống Hoa Kỳ thường tổ chức nghi lễ “ân xá” cho một con gà tây, cho con vật này được giải thoát khỏi việc giết mổ, để chúng được chạy nhảy tung tăng trong vườn. Lễ Tạ ơn là “một trong những ngày tồi tệ nhất trong năm đối với gà tây“, Tổng thống Obama vui vẻ lưu ý trong lời ân xá gà tây vào năm 2011 của mình. Ông ấy tiếp tục nói về quyền tự do, con gà tây mà ông ấy đã ân xá, có lẽ là “con chim may mắn nhất trên trái đất”. Không hoàn toàn vậy đâu, thưa Tổng thống. Hầu hết những con gà tây được ân xá đều có xu hướng chết dưới một năm vì cấu trúc cơ thể quá đau đớn.
Giết sinh vật được đặt ra một vấn đề đạo đức khác. Tôi đã chứng kiến sự coi thường quyền lợi động vật một cách nhẫn tâm tại các nhà máy giết mổ động vật. Ở Hoa Kỳ, gà tây và gà thường thậm chí không được bảo vệ theo đạo luật giết mổ nhân đạo của liên bang, mặc dù chúng chiếm 97% số động vật trang trại bị giết mổ hàng năm.
Một vấn đề tế nhị hơn với việc giết mổ là: Có bao nhiêu người Mỹ sẽ ăn một con gà tây vào Lễ Tạ ơn nếu họ phải tự giết nó? Tôi tưởng tượng là không nhiều. Điều này nói lên khả năng tích cực của người Mỹ, và không phải là trường hợp của tất cả các nền văn hóa.
Vào đầu tháng 10 năm nay, 1,6 tỷ người Hồi giáo, tương đương với một phần tư dân số thế giới, đã tổ chức lễ Eid-al-Adha, ngày lễ Hồi giáo lớn nhất trong năm, với sự “hiến tế” của 100 triệu con bò, dê và cừu. Cũng giống như Lễ Tạ ơn thường được gọi là Ngày Turkey, Eid-al-Adha thường được gọi là Bakra Eid, dịch nghĩa là Lễ Bò hoặc Lễ Dê. Trong khi giết mổ thời Eid thường bị (các nước Tây phương) chê bai là man rợ, trong khi việc giết mổ trong Lễ Tạ ơn thì không, mặc dù sự khác biệt duy nhất giữa hai người là ai cầm dao – người tiêu dùng hay người lao động. Người Hồi giáo có xu hướng mua bò, dê hoặc cừu cần thiết, và tự giết con vật đó trong sân sau của họ; Người Mỹ giết gà tây đằng sau những cánh cửa đóng kín bởi phần lớn công nhân Mexico, bị trả lương thấp, bị bóc lột trong các nhà máy giết mổ của Mỹ.
Lễ tạ ơn là dịp để gắn kết gia đình lại với nhau, và điều đó thật may mắn không liên quan gì đến gà tây. Trên thực tế, nguồn gốc của Lễ tạ ơn nằm ở việc bày tỏ lòng biết ơn đối với mùa màng bội thu. Đúng vậy – Lễ Tạ ơn thực sự là một lễ hội thu hoạch.
Hãy có một Lễ tạ ơn, nơi chúng ta kỷ niệm sự sống vượt qua cái chết và tận hưởng tiền thưởng của vụ thu hoạch mùa thu.
Sonia Faruqi | Tịnh Thủy chuyển ngữ
Sonia Faruqi là tác giả của Project Animal Farm, đã ra mắt vào tháng 7 năm 2015 và có sẵn để đặt hàng trước trên Amazon. Cuốn sách ghi lại hành trình điều tra các trang trại động vật trên khắp thế giới của cô.
Nguyên tác bản tiếng Anh: https://www.huffpost.com/entry/rethinking-the-thanksgivi_b_6172246
RETHINKING THE THANKSGIVING TURKEY
By Sonia Faruqi
I love Thanksgiving. So do most Americans, ranking it as their second favorite holiday of the year after Christmas.
There is much to like about Thanksgiving. There’s the concept of gratitude — something we perpetually forget in our hectic day-to-day lives. There’s the warmth of family — gathering around the dinner table to laugh with our loved ones. And there’s the secular appeal — Americans of all faiths today celebrate Thanksgiving with equal enthusiasm.
But there is something we as a society should reconsider about Thanksgiving: the turkey. Around 46 million turkeys will be slaughtered in the U.S. for Thanksgiving this year, accounting for close to one-fifth of all those killed in the entire year.
Almost nine out of 10 Americans eat a turkey at Thanksgiving, according to the National Turkey Federation. But most Americans do not stop to consider how their turkey was actually raised and killed.
I have investigated animal farms around the world, with an eye to improving animal welfare in the industry internationally. Among other farms, I have visited turkey operations. Confined in the thousands to stinking, ammonia-swamped warehouses, many turkeys today are genetically bred to grow so fast that their heart and legs can’t keep pace with their ballooning bodies. Many suffer heart attacks and leg collapse.
As one turkey contract grower explained to me, “The body weight of turkeys increases 300 times between birth and slaughter…Their genetics are crazy.”
Every year, the president of the United States ceremonially “pardons” a turkey, giving the animal a reprieve from slaughter. Thanksgiving is “one of the worst days of the year to be a turkey,” President Obama jovially noted in his 2011 turkey pardon. He continued that Liberty, the turkey he pardoned, is probably “the luckiest bird on the face of the earth.”
Not quite, Mr. President. Most pardoned turkeys tend to drop dead in under a year because of their grievous body structure.
Killing poses another ethical issue. I have witnessed a callous disregard of animal welfare at slaughter plants. In the United States, turkeys and chickens are not even protected under the federal Humane Methods of Slaughter Act, even though they constitute 97 percent of farm animals slaughtered every year.
A more subtle issue with slaughter is: How many Americans would eat a turkey at Thanksgiving if they had to kill it themselves? Not many, I imagine. This speaks positively of Americans, and is not the case with all cultures.
In early October of this year, 1.6 billion Muslims, or close to a quarter of the world population, celebrated Eid-al-Adha, the largest Islamic holiday of the year, with the “sacrifice” of 100 million cows, goats and sheep. Just as Thanksgiving is often called Turkey Day, Eid-al-Adha is often called Bakra Eid, which translates to Cow Feast or Goat Feast. While Eid slaughter is often decried as barbaric, Thanksgiving slaughter isn’t, even though the only difference between the two is who wields the knife — the consumer or the worker. Muslims tend to purchase the requisite cow, goat or sheep, and kill the animal themselves in their backyards; Americans purchase turkeys that were killed behind closed doors by largely Mexican, underpaid, exploited workers in American slaughter plants.
Thanksgiving is about bringing family together, and that fortunately has nothing to do with turkeys. The roots of Thanksgiving, in fact, lie in expressing gratitude for harvests of crops. That’s right — Thanksgiving is actually a harvest festival.
Let’s have a Thanksgiving where we celebrate life over death and enjoy the bounty of the autumn harvest.
Sonia Faruqi is the author of Project Animal Farm, forthcoming in July 2015, and available for pre-order on Amazon. The book traces her journey investigating animal farms around the world.
BÀI ĐỌC THÊM:
Quan điểm của thổ dân mỹ: một ngày “không tạ ơn” | Ward Churchill Professor of Ethic Studies, University of Colorado
Mừng Lễ Tạ Ơn (Tâm Diệu)
Tạ ơn và tạ lỗi hay là sự thật và huyền thoại (Đào Viên)
Mừng Lễ Tạ Ơn Với Món Gà Tây Chay Bài Viết: Tâm Diệu, Recipe Món Gà Tây Chay: Chân Thiện Mỹ
Suy nghĩ lại về lễ tạ ơn (song ngữ Vietnamese-English) (Tịnh Thủy dịch)
.
Discussion about this post