PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Dự Bị Lúc Lâm Chung

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Dự Bị Lúc Lâm Chung


Thích Nguyên Liên



A. DẪN NHẬP


Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chung
là yếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ
đau. Muốn đạt được tâm chánh niệm đó, người Phật tử khi còn sống phải chuẩn bị
đầy đủ các duyên như thế nào, đồng thời khi sắp lâm chung phải giữ tâm kiên
định
vãng sanh ra sao? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, chúng ta cần phải biết
để chuẩn bị sẵn, bởi vì những sự chuẩn bị này sẽ có tác dụng rất lớn, thay đổi
cả một cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc của một đời người.


B. NỘI DUNG
I. Những dự bị cần thiết cho lúc lâm chung


Trong kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật lần lượt hỏi ba vị
Tỳ-kheo: “Mạng người kéo dài trong bao lâu?” và sau cùng Phật tán thán vị
Tỳ-kheo thứ ba khi vị này trả lời: “Bạch Thế Tôn, mạng người trong khoảng một
hơi thở”. Qua lời tán thán của đức Phật, cho chúng ta thấy được thân phận con
người
những tưởng bền chắc nhưng thật mong manh, chỉ một hơi thở ra không thở
vào
là đã qua một đời khác. Do vậy, người Phật tử luôn ý thức sự vô thường của
kiếp người và vui vẻ chuẩn bị tư thế đón nhận cái chết đến trong bất cứ thời
điểm nào.


Hãy luôn thức tỉnh vận dụng quãng thời gian còn lại, đừng
lãng phí và chạy trốn với cái chết. Bởi, kể từ ngày sanh ra đời, chúng ta ai
nấy
đều từ từ tiến dần đến cái chết. Nên biết mọi người đều có chung một sự
dũng tiến tinh tấn, đó là lúc sanh ra đời thì liền tiến dần đến trạm cuối của
cuộc đời. Vì thế, ai là người có trí tuệ ngay bây giờ phải tranh thủ thời gian
còn lại chuẩn bị tư lương cho giờ phút ra đi.
Với những dự bị cần thiết cho lúc lâm chung, chúng ta cần phải dự bị qua hai
phần là dự bị ngoại duyên và dự bị tinh thần.


1. Dự bị ngoại duyên


a. Kết duyên với bạn đồng tu


Người niệm Phật khi còn khỏe mạnh cần tìm đến những thiện
hữu tri thức
, nhất là những vị chuyên tu pháp môn niệm Phật để tham vấn học hỏi
ngõ hầu bồi bổ tín tâm và sự hành trì của mình.
Đồng thời phải kết duyên với những bạn đồng tu ở gần mình để sách tấn tu hành
và trợ niệm cho nhau khi lâm chung. Tốt nhất là chúng ta nên tổ chức các đạo
tràng
niệm Phật và thành lập hội trợ niệm; mỗi khi trong hội có người bịnh
nặng
, mọi người đồng đến thay nhau niệm Phật trợ niệm cho vị đó.


Nếu thường đến trợ niệm cho người khác sau này khi lâm
chung
, quyết sẽ được người khác trợ niệm; đồng thời mọi việc làm của bà con lúc
chúng ta lâm chung do sự chỉ đạo của mình mà mọi sự đều như pháp. Nên nhớ,
chúng ta phần nhiều đều bị nghiệp chướng ràng buộc, nên khi lâm chung nếu không
có người khác niệm Phật trợ niệm thì lúc nghiệp phát hiện, thân thể đau nhức,
tâm thức hôn mê, khó có thể một lòng tưởng Phật, nhớ Phật, niệm Phật vãng sanh.


b. Mọi việc cần sắp đặt trước 


Trong cuộc sống hàng ngày, người niệm Phật ngoài việc tự
thân tu tập cần phải khuyến khích con cháu đồng tu, lại thường đem việc sống
chết
và nói lên chí nguyện tu hành một đời của mình cho con cháu biết.


Đến khi lớn tuổi, mình nên đem mọi việc từ nhà cửa, ruộng
vườn, tài sản… giao lại cho con cháu, đừng quan tâm, bản thân mình chỉ cần cơm
ngày ba bữa lo việc đi chùa, tụng kinh, niệm Phật là đủ. Lại đến khi bệnh nặng,
thấy cơ thể suy yếu, mình nên đem mọi hậu sự sắp đặt trước với gia đình để khi
lâm chung khỏi phải bận tâm.


Khi bệnh nặng nên tranh thủ tu tạo công đức, bởi theo kinh
Địa tạng
, người sống làm công đức hưởng được trọn phần, bằng như sau khi chết
con cháu vì mình làm công đức thì mình chỉ hưởng được một phần bảy, vì thế
tranh thủ khi sống mình nên làm công đức để hưởng trọn vẹn. Đồng thời nên viết
di chúc, di chúc ngoài việc giao lại tài sản, nhà cửa cho con cháu còn có những
điểm sau:


– Nói chí nguyện tu hành của mình là một đời phát tâm niệm
Phật
cầu nguyện vãng sanh về thế giới Cực lạc.
– Khi lâm chung, gia đình nếu thật có lòng hiếu đạo thì không được khóc lóc lộ
nét bi sầu mà chỉ một lòng niệm Phật trợ niệm.
– Tang lễ nên tổ chức đơn giản, tránh tốn kém, nếu có tiền bạc thì nên làm các
công đức như bố thí cúng dường.
– Trong thời gian tang lễ, con cái phải ăn chay, cúng chay, không sát hại chúng
sanh
, một lòng tụng kinh niệm Phật để hồi hướng cho người quá cố.


2. Dự bị tinh thần


Về phần dự bị tinh thần, chúng tôi xin khái lược qua ba
điểm:


a. Phải có nhận thức chính xác về cuộc đời


Người niệm Phật khi còn sống phải có nhận thức chính xác về
cuộc đời, biết rằng cuộc đời mà phàm phu tham đắm, bản chất của nó vốn là khổ,
không, vô thường, vô ngã. Chúng ta xưa nay do vô minh tham ái che lấp nên mãi
bị trôi lăn trong dòng sống chết khổ đau này. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có hai
câu thơ diễn bày về lý vô thường của cuộc đời:


“Giờ ngó lại cuộc đời như giấc mộng


Được mất hoại thành trong thoáng chốc hóa hư vô.”


Khi xác định được bản chất của cuộc đời là vô thường, là
huyễn mộng, chúng ta sẽ không còn tâm niệm đắm trước mà một lòng niệm Phật cầu
nguyện
sớm được vãng sanh Tịnh độ. Nơi cảnh giới đó có đầy đủ bốn đức tính của
Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh, thanh tịnh trang nghiêm, cảnh giới không
còn các niềm đau nỗi khổ đúng như tên gọi: Thế giới Cực lạc.


b. Chuyên tu Tịnh độ


Khi còn sống, chúng ta cần tuyệt đối tin tưởng vào pháp môn
Tịnh độ và cụ bị cho mình ba đức tính căn bản là tin sâu, nguyện thiết và trì
chuyên.


Kể từ khi biết pháp môn niệm Phật cho đến lúc lâm chung,
chúng ta cần phải có niềm tin kiên cố vào Phật A-di-đà và cảnh giới Tịnh độ;
tin rằng, sở dĩ Phật A-di-đà đại từ đại bi phát 48 đại nguyện là vì tiếp độ
chúng ta; tin rằng, chúng ta ở cảnh Ta-bà nếu chuyên tâm niệm Phật thì ao báu
trời Tây mọc lên đóa sen đề tên họ và đức Phật A-di-đà cùng chư Thánh chúng
ngày đêm nóng lòng trông đợi; tin rằng, sau khi mạng chung quyết sẽ được Phật A-di-đà
và Thánh chúng đồng hiện thân đến tiếp dẫn…


Kế đến, người niệm Phật phải có tâm mong cầu giải thoát,
phải xem từ tiền của, ruộng vườn cho đến thân bằng quyến thuộc đều là duyên giả
tạm, sống tùy duyên huyễn chết rũ sạch không, luôn sanh tâm yểm ly Ta-bà, hướng
nguyện Tịnh độ, một lòng cầu nguyện sớm được vãng sanh về thế giới Cực lạc.


Hằng ngày khi đi đứng nằm ngồi, chúng ta đều chuyên trì
thánh hiệu Phật A-di-đà, niệm niệm khẩn thiết chí thành, tâm tâm hướng về với
Phật. Sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật luôn trì niệm trong tâm, dù bất kỳ hoàn cảnh
nào cũng không rời thánh hiệu Phật. Mỗi ngày mỗi ngày đều chuyên cần tu tập
theo pháp chuyên tu vô gián của Thiện Đạo đại sư, nguyện trì danh hiệu Phật
không gián đoạn kể từ khi biết pháp môn niệm Phật cho đến khi lâm chung.


c. Cần dứt trừ các mối nghi


Theo đại sư Từ Chiếu, người niệm Phật khi lâm chung thường
có
ba điều nghi, bốn cửa ải hay làm chướng ngại cho sự vãng sanh. Ba điều nghi:
nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít e không được vãng
sanh
; nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham, sân, si chưa dứt e không được
vãng sanh; nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước e không được vãng sanh.


Bốn cửa ải: hoặc nhân bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật
không linh; hoặc nhân tham sống mà giết vật mang cúng tế; hoặc nhân uống thuốc
mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi; hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia
đình
.


Những điểm nghi ngờ này, người niệm Phật cần phải suy nghĩ
để dứt trừ, phải nhớ rằng: đức A-di-đà Phật đại từ đại bi không bao giờ rời bỏ
chúng sanh. Người nào đã phát tâm niệm Phật đến khi lâm chung người đó sẽ được
Phật tiếp độ. Chúng ta phải giữ vững niềm tin vào bản nguyện lực cứu độ chúng
sanh
của đức Phật để dự bị trước cho tinh thần được an ổn lúc lâm chung.


II. Sự khẩn yếu khi lâm chung


1. Một lòng niệm Phật


Khi bịnh chưa nặng cũng có thể uống thuốc, nhưng đến lúc
nguy kịch không nên uống thuốc nữa, chỉ chuyên tâm niệm Phật cầu nguyện vãng
sanh
chứ không cầu lành bịnh. Làm được như thế, nếu thọ mạng đã hết sẽ được
vãng sanh, nếu thọ mạng chưa hết tuy cầu vãng sanh nhưng bịnh tình cũng thuyên
giảm
. Do tâm tha thiết cầu khẩn nên có thể tiêu trừ ác nghiệp đời trước.


Lúc này, tốt nhất chúng ta hãy cùng nhau hướng về pháp hội
Di Đà vĩnh hằng vô tận, hướng về Liên trì hải hội thanh tịnh hoan hỷ xán lạn
tràn ngập tiếng cười. Hãy nhất tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Đại sư Ấn
Quang
đã từng nói:


“Ưng đương phát nguyện nguyện vãng sanh.
Khách lộ khê sơn nhậm bi luyến.
Tự thị bất quy quy tiện đắc.
Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh.”
(Vãng sanh phát nguyện đi thôi
Suối non đất khách mặc người quẩn quanh
Quê nhà chẳng chịu về nhanh
Hễ về ắt được ai dành gió trăng.)


2. Giữ vững chí nguyện cầu sanh


Phần nhiều những người niệm Phật hiện đời chưa đạt đến niệm
Phật tam muội
nên khi sắp lâm chung sẽ có các cảnh giới của thiên đạo hiện ra
tiếp độ người đó. Lúc này, người bịnh cần phải định tỉnh duyên tâm vào câu hiệu
Phật không đi theo cảnh thiên đạo và đợi chỉ có Phật A-di-đà cùng chư thánh
chúng
hiện thân đến rước mới đi.


Tịnh độ thánh hiền lục có ghi lại câu chuyện của pháp sư Đạo
Ngang đời Đường. Bình sanh, pháp sư chuyên tu niệm Phật cầu nguyện vãng sanh.
Đến khi sắp lâm chung bỗng có tiếng thiên nhạc rền vang hư không, pháp sư ngước
mắt lên rồi bảo đại chúng: “Chư thiên cung trời Đâu Suất vân tập đến đón rước
tôi, nhưng thiên đạo vẫn còn trong nẻo luân hồi không phải là điều tôi ưa
thích
. Tôi hằng cầu sanh tịnh độ và đợi Phật A-di-đà đến rước mới đi”. Nói xong
âm nhạc và thiên chúng từ từ ẩn mất trên cao, vừa lúc ấy hương hoa kỹ nhạc từ phương
Tây đầy dẫy như mây bay đến xoay vần trên đầu, cả đại chúng đều nghe Pháp sư
bảo
: “Linh thoại Liên bang đã ứng hiện đón rước tôi, đại chúng ở lại yên ổn,
tôi ra đi”.


3. Cảnh giới Phật hiện


Người nào sanh tiền có tín tâm kiên cố với pháp môn niệm
Phật
và một lòng chuyên trì thánh hiệu Phật A-di-đà, khi lâm chung quyết sẽ
được Phật A-di-đà cùng chư Thánh chúng hiện thân đến tiếp dẫn. Tuy nhiên, tùy
theo
sự dụng công có cao thấp mà người niệm Phật lâm chung có thấy Phật hiện
sớm hay muộn. Sớm hoặc thấy trước một hai ngày hoặc thấy trước vài ba giờ hoặc
thấy trước vài ba phút. Chậm là sau khi người chết chấm dứt hơi thở một sát na
sau cùng (thời điểm thần thức rời khỏi thể xác) Phật A-di-đà mới ứng niệm hiện
tiền
, cũng là lúc người chết thấy Phật vãng sanh Tây phương.


Tất nhiên khi thấy Phật hiện, người niệm Phật phải giữ vững
tâm chánh niệm, không chạy theo cảnh mà chỉ một lòng chuyên trì Phật hiệu. Nếu
là Thánh cảnh thì càng niệm Phật cảnh Phật càng rõ ràng. Nếu là ma cảnh, trì
niệm
một lúc cảnh đó liền mất. Bởi vì, ánh sáng Phật làm cho chúng ta cảm thấy
êm dịu mát mẻ
, không chói mắt, như trong kinh Lăng già nói:


“Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.”


C. KẾT LUẬN


Tóm lại, lâm chung thấy Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây phương
là một niềm mơ ước cháy bỏng của người tu Phật nói chung và người tu Tịnh độ
nói riêng. Lời ao ước nguyện cầu đó mỗi tối chúng ta thành kính quỳ trước Phật
đài
hằng đọc: “Thân không bịnh khổ, tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như
vào thiền định, Phật và thánh chúng, tay bưng đài vàng, cùng đến tiếp dẫn,
trong khoảng một niệm, sanh về Cực lạc, hoa nở thấy Phật, nghe Phật thuyết
pháp, mau mở Phật huệ…”


Muốn thành tựu lời nguyện cầu trên, trong những ngày
còn lại trên trần thế, chúng ta cần phải phát tâm tin sâu, nguyện thiết,
nỗ lực trì danh hiệu Phật. Cần rũ sạch vạn duyên, thường tu theo pháp niệm Phật
không gián đoạn, như bài thơ của cư sĩ Bạch Cư Dị, một trong những đại thi hào
thời thịnh Đường đã viết: “Đi cũng A-di-đà, ngồi cũng A-di-đà, dù gấp như tên
bắn, không rời A-di-đà, người đời cứ cười ta, sao cứ lắm Di-đà…”. Một lần nữa,
chúng ta hãy đồng tâm hiệp lực chắp tay nguyện cầu và mãi mãi nguyện cầu lên
đức Đạo sư A-di-đà Phật thùy từ gia hộ cho tất cả pháp giới chúng sanh sau khi
lâm chung đều được vãng sanh thế giới Tây phương Cực lạc.

Tin bài có liên quan

Hiện Tượng Tôn Giáo Mới

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Load More

Discussion about this post

Kinh 17 Phi Ngã

KINH TẠP A-HÀMHán dịch: Tống, Tam Tạng Cầu-Na-Bạt-Đà-La Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Thích Tuệ...

Không Tính

Không tính (zh. 空, 空 性, sa. śūnya, tính từ, sa. śūnyatā, danh từ, bo. stong pa nyid སྟོང་པ་ཉིད་), nghĩa là “trống rỗng”, “trống không”,...

Trí Nhớ Kiến Thức Hiểu Biết

Trí Nhớ Kiến Thức Hiểu Biết

Sự Thật không hiển lộ từ Trí Nhớ cũng không phát sinh từ Kiến Thức mà từ sự Hiểu Biết...

Lục Hòa Cộng Trụ

Lục Hòa Cộng Trụ

LỤC HÒA CỘNG TRỤThích Nhật Hiếu I. DẪN NHẬP: Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời...

Ngũ Dục Là Một Chướng Ngại Trên Đường Tu Đạt Giải Thoát

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Đức Phật thường dạy về sự quán chiếu ngũ dục có vị ngọt, với đặc tính dính mắc và tiềm...

Pháp Thoại Của Trưởng Lão Giới Đức Tại Úc Châu

Pháp thoại của Trưởng Lão Giới Đức tại Úc Châu

PHÁP THOẠI CỦA TRƯỞNG LÃO GIỚI ĐỨC TẠI ÚC CHÂU Nhân chuyến viếng thăm Úc Châu của Trưởng Lão Giới Đức, Viện...

Món Ăn Ngày Thứ Sáu

Món Ăn Ngày Thứ Sáu

MÓN ĂN NGÀY THỨ SÁU Ký sự một ngày tu học với Hòa thượng Thích Phụng Sơn của Nguyên Minh...

Các Tướng Trạng Của Việc Xuất Gia

Các tướng trạng của việc xuất gia

CÁC TƯỚNG TRẠNG CỦA VIỆC XUẤT GIA Quang Minh Xuất gia nghĩa là quy y nương tựa theo Phật, Pháp, ...

Thiên Tai Hay Nhân Tai

Thiên tai hay nhân tai

THIÊN TAI HAY NHÂN TAI Trần Kiêm Đoàn Việt Nam ơi, Miền Trung đó! Đất khó bao năm cày lên sỏi...

Đạo Phật Và Con Số 108

Đạo Phật Và Con Số 108

ĐẠO PHẬT VÀ CON SỐ 108 Hoàng Phước Đại Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng...

Lợi Ích Của Uống Nước Muối Loãng Vào Mỗi Sáng Sớm Lê Nhi

LỢI ÍCH CỦA UỐNG NƯỚC MUỐI LOÃNG VÀO MỖI SÁNG SỚMLê Nhi Để nhận được những lợi ích của nước...

Tin Tức Từ Biển Tâm

TIN TỨC TỪ BIỂN TÂM Lâm Thanh Huyền - Người dịch: Minh Chi Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội...

Sống Theo Lời Phật: Con Dao Trong Tâm

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Tâm thiện hay bất thiện đều do hoàn cảnh và môi trường sống của chúng ta huân tập thành. Trong...

Đường Về Xứ Phật Của Thích Thông Lạc – Nhận Xét Của Tt. Thích Đức Thắng

NHẬN XÉT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH ĐỨC THẮNG VỀ QUYỂN SÁCH:ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬTThích Thông Lạc (Những chữ nhỏ đứng...

Sen Và Cá

Sen và cá

SEN VÀ CÁ MẶC Mặc Phương Tử   Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu...

Kinh 17 Phi Ngã

Không Tính

Trí Nhớ Kiến Thức Hiểu Biết

Lục Hòa Cộng Trụ

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Pháp thoại của Trưởng Lão Giới Đức tại Úc Châu

Món Ăn Ngày Thứ Sáu

Các tướng trạng của việc xuất gia

Thiên tai hay nhân tai

Đạo Phật Và Con Số 108

Lợi Ích Của Uống Nước Muối Loãng Vào Mỗi Sáng Sớm Lê Nhi

Tin Tức Từ Biển Tâm

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Đường Về Xứ Phật Của Thích Thông Lạc – Nhận Xét Của Tt. Thích Đức Thắng

Sen và cá

Tin mới nhận

Vì sao ta sợ hãi?

Lí do Đức Phật ra đời là gì?

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Đóng Diễn Lại Phim Tư Liệu Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu? – Minh Thạnh

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Bốn pháp giải thoát

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Tin mới nhận

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Chỉ ngồi

Tâm Phân Biệt

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập I

Lời khuyên các nhà văn nhà báo

Nhân Duyên Không Tánh

Đổng Mông Chỉ Quán Trí Giả Đại Sư Trước Tác Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Dịch Và Tóm Tắt

Thiền trong cuộc sống hàng ngày

Con Đường Bồ Tát (Chương 8) Thiền Định Toàn Hảo

Tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Cầu & Vô Sở Cầu Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English )

Tính cách toàn cầu và hiện đại của nguyên lý Tương liên trong Đạo Pháp của Đức Phật

Tam pháp ấn và sự diệt khổ

Qua Miền Suy Tưởng – Lê Thanh Phong

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume Iii

Bản Chất Phật Giáo – Thích Đức Hoàng

Stephen Hawking

Sư Hộ Nguyên

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Kinh Thập Thiện Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Kinh Pháp Hoa Đề Cương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Kim Cương Bát Nhã Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tin mới nhận

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 51)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 65)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

Niệm Phật Chỉ Nam

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 12)

Duy thức học đối với người niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese