PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
Nguyên tác: Dharma in Daily Life
Tác giả: Alexander Berzin ,Morelia, Mexico, June 6, 2000
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển, 13/06/2010
MỤC LỤC
1. Giáo pháp như những phương sách phòng ngừa
2. Những hoàn cảnh không toại ý và nguyên nhân của chúng
3. Bất giác như cội nguồn của những rắc rối
4. Tự giải thoát sự mê muội của chúng ta
5. Thiền tập
6. Giáo pháp là một nghề nghiệp toàn thời gian
7. Tránh những cực đoan
8. Nhận lấy trách nhiệm
9. Tiếp nhận sự truyền trao năng lực gia trì
10. Hãy thực tế
11. Tiếp cận Phật Pháp đối với những người vốn là con chiên Thiên Chúa giáo La Mã
12. Tránh việc đặt lòng trung thành nhầm chỗ
13. Kết luận
1- GIÁO PHÁP NHƯ NHỮNG PHƯƠNG SÁCH
PHÒNG NGỪA
Tôi đã từng được yêu cầu
nói về sự thực tập Giáo Pháp trong đời sống hằng ngày. Chúng ta cần biết
ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn
mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”. Nó là điều gì ấy mà
chúng ta hành động để tránh khỏi những rắc rối. Để có bất cứ niềm thích
thú nào trong việc thực hành Giáo Pháp, chúng ta cần thấy rằng có những rắc rối
trong đời sống. Điều này cần một sự can đảm mạnh mẽ. Nhiều người
không tổ chức họ hay xếp đặt đời sống của họ một cách nghiêm khắc. Họ làm
việc vất vả nặng nhọc suốt ngày và rồi thì lãng quên chính mình với những thú
vui,…vào ban đêm bởi vì họ mệt nhọc. Họ không thật sự nhìn vào bên trong,
sự thầm kín, đến những rắc rối trong đời sống của họ. Ngay cả nếu họ nhìn
vào những chuyện ấy, thì họ không thật sự muốn thừa nhận rằng đời sống của họ
là không vừa ý bởi vì nó quá là căng thẳng. Phải can đảm kiểm soát thật sự phẩm
chất đời sống của chúng ta và để thừa nhận một cách thành thật khi chúng ta
thấy nó là không toại ý.
2- NHỮNG HOÀN CẢNH KHÔNG TOẠI Ý VÀ
NGUYÊN NHÂN CỦA CHÚNG
Dĩ nhiên, có những cấp độ
của sự không hài lòng. Chúng ta có thể nói, “Thỉnh thoảng tôi có những
tâm trạng xấu và đôi khi mọi việc trôi chảy tốt đẹp, nhưng tốt thôi, okay
thôi. Đấy là đời sống.” Nếu chúng ta bằng lòng với điều ấy, tốt
thôi. Nếu chúng ta có một niềm hy vọng nào đấy rằng chúng ta có thể làm
cho mọi việc tốt đẹp hơn một tí, nó sẽ đưa chúng ta đi tìm một phương cách để
làm như thế. Nhằm để tìm ra những phương pháp để cải thiện phẩm chất đời
sống của chúng ta thì chúng ta cần xác định cội nguồn của những vấn đề rắc
rối. Hầu hết mọi người nhìn vào phía bên ngoài đối với nguyên nhân của
những rắc rối. “Tôi đang có khó khăn trong mối quan hệ với anh/chị là bởi
vì anh/chị! Anh/chị đã không hành động với cung cách mà tôi muốn anh/chị
làm.” Chúng ta cũng có thể phàn nàn những khó khăn của chúng ta trên
những hoàn cảnh chính trị hay kinh tế. Theo một số nhà tâm lý học, chúng
ta có thể nhìn vào những sự kiện chấn thương tinh thần trong thời niên thiếu
của chúng ta khi những nguyên nhân nào đấy đã đưa chúng ta đến những rắc rối mà
chúng ta có. Thật dễ dàng để đổ thừa những sự không hài lòng của chúng ta
lên kẻ khác. Đổ lỗi những nhân tố cho những người khác hay xã hội hay
kinh tế không thật sự đưa đến một giải pháp. Nếu chúng ta có khuôn mẫu
nhận thức thế này, thì chúng ta có thể là dễ dãi và nó có thể có một lợi ích
nào đấy, nhưng hầu hết mọi người thấy rằng chỉ làm điều này không thể làm chúng
ta yên lòng bao nhiêu về những vấn đề tâm lý và bất hạnh.
Đạo Phật nói rằng mặc dù
những người khác, xã hội, và v.v… đưa đến những rắc rối của chúng ta, nhưng họ
thật không là cội nguồn sâu xa nhất của chúng. Để khám phá nguồn gốc sâu
thẩm nhất về những khó khăn của chúng ta thì chúng ta cần nhìn vào bên
trong. Cuối cùng, nếu chúng ta cảm thấy không vui trong đời sống, nó là
một phản ứng lại hoàn cảnh của chúng ta. Những người khác nhau đáp ứng
đến những tình cảnh giống nhau một cách khác nhau. Ngay cả nếu chúng ta
chỉ nhìn vào chính mình, chúng ta thấy rằng chúng ta phản ứng một cách khác nhau
đến những khó khăn từ ngày này đến ngày nọ. Nếu trong nguồn cội của vấn
đề chúng ta chỉ là hoàn cảnh ngoại tại, chúng ta nên đáp ứng trong cùng một
cung cách trong mọi lúc, nhưng chúng ta không làm như thế. Có những nhân
tố mà chúng tác động đến sự đáp ứng của chúng ta như thế nào, chẳng hạn như có
một ngày làm việc vui vẻ tại sở làm, nhưng đây chỉ là những nhân tố trên bề mặt
đưa đến. Chúng không đi vào chiều sâu đúng mức.
Nếu chúng ta nhìn, chúng
ta bắt đầu thấy rằng những thái độ của chúng ta đối với đời sống, chính chúng
ta, và hoàn cảnh của chúng ta cống hiến rất nhiều đến cảm nhận của chúng ta như
thế nào. Thí dụ, chúng ta không cảm thấy lấy làm phiền muộn cho chính
mình khắp mọi lúc, giống như khi chúng ta đang có một ngày tốt lành; nhưng khi
chúng ta không có một ngày vui vẻ, cảm giác về tự thương hại trở lại trong trí
óc. Thái độ căn bản mà chúng ta đối với đời sống ảnh hưởng rất
nhiều đến việc định hình sự trãi nghiệm đời sống của chúng ta như thế
nào. Nếu thẩm tra sâu xa hơn, chúng ta thấy rằng quan điểm của chúng ta
bị căn cứ trên sự bất giác hay mê muội hay vô minh.
3- BẤT GIÁC NHƯ CỘI NGUỒN CỦA NHỮNG RẮC RỐI
Nếu chúng ta khảo sát bất
giác hay mê mờ, chúng ta thấy rằng một khía cạnh bị mê muội về nhân quả hành
trạng (tiến trình của nhân quả). Chúng ta mê mờ về những gì chúng ta làm
hay nói và về những gì sẽ xãy ra như một kết quả. Chúng ta có thể rất mờ
mịt về loại nghề nghiệp nào sẽ có được, nên kết hôn hay không, nên có con cái
hay không,v.v… Nếu chúng ta có một mối quan hệ với một người nào đấy, kết
quả sẽ là thế nào? Chúng ta không biết. Những ý kiến về những điều
chúng ta sẽ tiến hành từ những sự chọn lựa của chúng ta thật sự hoàn toàn kỳ
quặc. Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu chúng ta tiến sâu vào mối quan hệ với
một người nào đấy, chúng ta sẽ sống một cách vui vẻ hạnh phúc như chưa từng có,
đời sống là một câu chuyện thần tiên. Nếu chúng ta khó chịu trong một hoàn
cảnh, chúng ta nghĩ rằng la hét sẽ làm cho tình cảnh dễ chịu hơn. Chúng
ta có một ý tưởng vô cùng rối rắm về việc người kia sẽ đáp ứng như thế nào đến
những gì chúng ta làm. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta la lối và nói lên
những tư tưởng của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và mọi thứ sẽ
hoàn toàn đúng như ý muốn, nhưng mọi thứ sẽ không như thế. Chúng ta muốn
biết điều gì sẽ xãy ra. Chúng ta chán nản nhìn vào tử vi hàng tuần hàng
tháng hay ném những đồng xu như trong Quyển Sách của Sự Thay Đổi, Kinh
Dịch. Tại sao chúng ta làm những việc như thế? Chúng ta muốn kiểm
soát những gì xãy ra.
Đạo Phật nói rằng mức độ
sâu sắc của si mê là sự mờ mịt về việc chúng ta và những người khác hiện hữu
như thế nào và về vấn đế thế giới sinh tồn như thế nào. Chúng ta mê mờ về
toàn bộ vấn đề kiểm soát [đời sống của mình]. Chúng ta nghĩ rằng có thể
hoàn toàn kiểm soát những gì xãy ra cho chúng ta. Điều đó không thực
tế. Hiện thực rất phức tạp. Nhiều thứ tác động đến những gì xãy ra,
không phải chỉ những gì chúng ta làm. Nó cũng không phải là chúng ta hoàn
toàn không có sự kiểm soát hay chuyển vận bởi những năng lực ngoại tại. Chúng ta cống hiến đến những gì xãy ra, nhưng chúng ta không là nhân tố duy
nhất quyết định những gì xãy ra.
Do bởi sự mờ mịt và bấp
bênh của chúng ta, chúng ta thường hành động một cách tai hại mà thậm chí không
biết rằng đó là thái độ phá hoại. Điều này là bởi vì chúng ta ở dưới sự
ảnh hưởng của những cảm xúc phiền não, thái độ phiền não, và những sự thôi thúc
cưỡng bức đến từ thói quen của chúng ta.
4- TỰ GIẢI THOÁT SỰ MÊ MUỘI CỦA CHÚNG
TA
Hãy để chúng ta nói rằng
chúng ta có thể nhận ra cội nguồn của những rắc rối của chúng ta là bối rối hay
si mê hay mờ mịt hay vô minh hay bất giác. Điều này không quá khó
khăn. Nhiều người đi đến mức độ nói rằng, “Tôi thật sự bối
rối. Tôi bấn loạn cả lên.” Sau đó là gì? Trước khi đi
ra và tiêu dùng tiền bạc cho khóa này hay lớp nọ, chúng ta cần quyết định một
cách thật nghiêm chỉnh chúng ta thật sự tin chắc rằng có thể giải thoát khỏi sự
si mê của chúng ta không. Nếu chúng ta không tin rằng có thể ra khỏi sự
mê muội, thế thì chúng ta đang cố gắng để làm việc gì? Nếu chúng ta chỉ
hy vọng rằng có thể thoát khỏi sự bối rối, điều ấy không thật sự ổn định. Đó là một suy nghĩ của sự cầu may hay ước muốn.
Chúng ta có thể nghĩ rằng
tự do hay giải thoát có thể xãy đến trong nhiều cách. Chúng ta có thể
nghĩ rằng ai đấy sẽ cứu giúp chúng ta. Đấy có thể là một thánh thần cao
thượng như Thượng Đế chẳng hạn, và thế là chúng ta trở thành những tín đồ mới
được sinh ra. Bằng không trái lại, chúng ta có thể tìm cầu đến một vị
thầy tâm linh, một người phối ngẫu – [một thiện tri thức], hay ai đấy cứu giúp
chúng ta ra khỏi sự mịt mờ, bối rối của chúng ta. Trong những hoàn cảnh
như thế, thật dễ dàng để trở thành lệ thuộc trên những người khác và cư xử một
cách ấu trỉ. Chúng ta thường tuyệt vọng hay kinh khủng tìm ai đấy để cứu
giúp chúng ta mà chúng ta không phân biệt đến người mà chúng ta gởi gắm chính
mình. Chúng ta có thể chọn ai đấy mà họ cũng không tự do hay giải thoát
khỏi chính sự si mê ám tối của chính họ và người ấy, do bởi chính những cảm xúc
và thái độ phiền não của chính họ, lợi dụng sự ngu ngơ lệ thuộc của chúng
ta. Đây không phải là một cách bảo đảm để tiến hành. Chúng ta không
thể ngưỡng vọng đến một vị thầy tâm linh hay một mối quan hệ để xóa tan tất cả
những sự mê mờ của chúng ta. Chúng ta phải tiêu trừ sự si mê của chính
mình.
Một mối quan hệ với một vị
thầy tâm linh hay với một người phối ngẫu – hay thiện tri thức – có thể cung ứng những trường hợp hữu ích, nhưng chỉ khi mối quan hệ ấy là lành
mạnh. Khi nó không lành mạnh, nó chỉ làm cho tình cảnh trở nên tệ hại
hơn. Nó đưa đến một sự mê muội rối rắm hơn. Vào lúc bắt đầu, chúng
ta có thể là ở trong một trạng thái sâu xa của phủ nhận [việc lầm lẫn này và],
nghĩ rằng vị thầy là toàn hảo, người phối ngẫu [thiện tri thức] là toàn thiện,
nhưng cuối cùng sự ngây thơ của chúng ta mất dần đi. Khi chúng ta bắt đầu
thấy sự yếu kém của người kia và rằng người ấy sẽ không cứu giúp chúng ta khỏi
tất cả sự mê muội của chúng ta, chúng ta đổ ụp xuống [như đất trời sụp
đổ]. Chúng ta cảm thấy bị phản bội. Niềm tin tưởng và sự trung
trinh của chúng ta đã bị đánh lừa. Đó là một cảm giác kinh khủng! Thật quan trọng trong việc cố gắng tránh khỏi điều đó ngay lúc đầu. Chúng
ta cần thực hành Giáo Pháp, những phương sách để phòng ngừa. Chúng ta cần
thấu hiểu những gì có thể và những gì không thể. Những gì vị thầy tâm
linh có thể làm và những gì vị thầy tâm linh không thể làm? Chúng ta tiếp
nhận những phương sách [thực tiển] để tránh khỏi đổ vở [tinh thần trong hiện
tại và tương lai].
Chúng ta cần phát triển
một thể trạng của tâm thức để giải thoát khỏi những mê muội. Kẻ thù đối
kháng của si mê là hiểu biết [tuệ trí], sẽ ngăn ngừa mê muội sinh khởi. Hành hoạt của chúng ta trong Giáo Pháp là nội quán và chú tâm đến thái độ, xúc
tình phiền não, và sự thúc đẩy cưỡng bách,hay thái độ kích động tinh thần của
chúng ta. Điều ấy có nghĩa là thể hiện ý chí để thấy mọi thứ trong chính
chúng ta là không dễ thương cho lắm, mọi thứ mà chúng ta phủ nhận là đúng
hơn. Khi chúng ta chú ý đến mọi thứ tạo nên những rắc rối của chúng ta
hay là triệu chứng của những vấn đề, chúng ta cần áp dụng những điều đối trị để
chiến thắng chúng. Tất cả những điều này là căn cứ trên sự học hỏi và
thiền tập. Chúng ta phải nghiên cứu để xác định những cảm xúc và thái độ
phiền não và chúng đến từ nơi đâu.
5- THIỀN TẬP
Thiền tập có nghĩa là
chúng ta thực hành việc áp dụng những phương thức đối trị đa dạng trong một
tình thế kiểm soát vì thế chúng ta trở nên quen thuộc với việc áp dụng chúng
như thế nào và rồi có thể hành động như thế trong đời sống thực tế. Thí
dụ, nếu chúng ta giận dữ với những người khác khi họ không hành động trong một
phương cách mà chúng ta muốn họ thực hiện, trong thiền quán chúng ta nghĩ về
những tình cảnh như thế và cố gắng để nhìn vào chúng ta từ một quan điểm khác
biệt. Người kia đang hành động trong những phương thức khó chịu vì nhiều
lý do khác nhau. Người ấy không cần thiết hành động một cách hằn học bởi
vì người ấy không thương chúng ta, chúng ta cố gắng hóa giải những thái độ như
thế: “Người ấy không còn thương tôi nữa bởi vì người ấy đã không gọi
tôi.”
Nếu chúng ta có thể thực
tập qua những loại tình cảnh này với một tình trạng tâm thức mà nó thoãi mái
hơn, hiểu biết hơn, và kiên nhẫn hơn, thế thì nếu người kia không gọi chúng ta
một tuần chúng ta sẽ không phải quá khó chịu. Khi chúng ta bắt đầu bực
bội, chúng ta nhớ rằng người này chắc chắn là rất bận rộn và thật là ích kỷ để
nghĩ rằng chúng ta là người quan trọng nhất trong đời sống của người kia. Điều này giúp chúng ta trầm lặng cơn bực tức của chúng ta.
6- GIÁO PHÁP LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆPTOÀN
THỜI GIAN
Thực hành Giáo Pháp không
phải là một sở thích. Nó không là điều gì đấy mà chúng ta hành động như
một môn thể thao hay để thư giản. Chúng ta không chỉ đến một Trung tâm
Phật Pháp (một nơi tu tập) để là một thành viên của một nhóm hay để ở trong một
không khí xã hội. Có thể rất thú vị để đến nơi ấy, nhưng đó không phải là
mục tiêu. Cũng thế, chúng ta không đến một trung tâm tu học giống như một
kẻ nghiện tiếp nhận một sự chạy chửa – một sự chửa trị truyền cảm hứng từ một
vị thầy hoan hỉ hấp dẫn người làm chúng ta cảm thấy vui tươi phấn chấn. Nếu chúng ta làm như thế, rồi thì chúng ta trở về nhà, cảm thấy dã dượi rất
nhanh (như hết pin), và sau đó chúng ta cần một sự trị liệu khác. Pháp
bảo không phải là một loại thuốc lắc. Những vị đạo sư không phải là những
loại thuốc lắc. Sự thực hành Giáo Pháp là một nghề nghiệp toàn thời gian
(full-time job). Chúng ta đang nói về việc hoạt động trên những thái độ
của chúng ta đối với mọi thứ trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta
đang nói về việc phát triển lòng từ ái yêu thương vì toàn thể chúng sinh,
thí dụ, chúng ta cần áp dụng nó trong gia đình của chúng ta. Nhiều người
ngồi trong phòng của họ thiền quán về lòng từ ái, hay yêu thương, nhưng lại
không thể hòa đồng cùng với cha mẹ hay người phối ngẫu của họ. Điều
này thật buồn làm sao.
7- TRÁNH NHỮNG CỰC ĐOAN
Trong cố gắng để áp dụng
Giáo Pháp đến những tình cảnh thực tế tại nhà và tại nơi làm việc, chúng ta cần
tránh những cực đoan. Một cực đoan là nhận toàn bộ trách nhiệm hay đổ vấy
tất cả lên kẻ khác. Cực đoan kia là nhận hoàn toàn trách nhiệm lên chính
mình hay chỉ trách mình mà thôi. Những gì xãy ra trong đời sống là rất
phức tạp. Cả hai phía cùng cung ứng: những người khác; và chính chúng ta. Chúng ta có thể cố gắng để làm cho những người khác thay đổi cung cách cư xử và
thái độ của họ, nhưng tôi chắc chắn là tất cả chúng ta biết từ kinh nghiệm của
cá nhân rằng điều ấy không quá dễ dàng – đặc biệt nếu chúng ta tiếp cận vấn đề
trong một cách công bằng và thánh thiện của chính chúng ta (một cách chủ
quan) và đẩy những người khác thành những kẻ tội lỗi. Điều dễ dàng hơn là
cố gắng để thay đổi chính chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể gợi ý đến
những người khác, nếu họ là người dễ tiếp thu và nếu họ không trở thành kẻ công
kích do bởi sự gợi ý của chúng ta, nhưng hành động quan trọng vẫn là trên chính
chúng ta.
Trong việc làm của chính
mình, chúng ta phải quán sát một cặp cực đoan khác: chúng ta hoàn toàn
bận tâm với những cảm giác của chúng ta và không tỉnh thức về chúng ta gì
cả. Đầu tiên là sự bận tâm ích kỷ. Chúng ta chỉ quan tâm về những
gì chúng ta cảm nhận. Chúng ta có khuynh hướng không quan tâm đến những
gì người khác đang cảm nhận. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng những gì
chúng ta cảm nhận là quan trọng sâu xa hơn bất cứ những gì người khác
đang cảm nhận. Mặt khác, chúng ta có thể hoàn toàn quên lãng những cảm
giác của chúng ta hay chẳng cảm thấy gì, giống như những cảm xúc của chúng ta
bị tiêm thuốc tê. Tránh những cực đoan này đòi hỏi một sự quân bình tế
nhị. Điều ấy không phải quá dễ dàng.
Nếu chúng ta luôn luôn
nhìn chính chúng ta nó tạo nên một bóng dáng nhị nguyên – chính chúng ta và
những gì chúng ta cảm giác cùng hành động – và vì thế chúng ta không thật sự
đang liên hệ đến ai đấy hay biểu hiện với người nào đấy. Nghệ thuật
thật sự là để liên hệ và hành động trong một cung cách tự nhiên và chân thành,
trong khi phần vụ của sự chú ý của chúng ta là trên động cơ của chúng ta và
v.v… Chúng ta cần cố gắng làm điều này, tuy thế, không có nó, một sự phân
cách hành động như thế thì chúng ta không hiện hữu với người khác. Tôi cũng nên chỉ ra rằng nếu chúng ta kiểm tra lại động cơ và cảm giác của
chúng ta trong suốt tiến trình liên hệ với người nào đấy, đôi khi nó hổ trợ
trong việc nói cho người ấy. Tuy vậy, như thế thì cảm thấy rằng
chúng ta quá quan trọng khi phải nói với người ấy. Thường thì, người kia
không thích thú trong những gì chúng ta nói đến nhưng thật vô cùng quan trọng
với chính mình (một cách chủ quan) để cảm thấy rằng họ muốn biết. Khi
chúng ta chú ý rằng những gì chúng ta đang bắt đầu hành động một cách vị kỷ,
chúng ta khó có thể dừng lại. Chúng ta không phải tuyên bố điểu ấy.
Một cặp cực đoan khác là
chúng ta hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt. Nếu chúng ta đặt quá nhiều nhấn
mạnh trên những khó khăn của chúng ta, rắc rối của chúng ta, hay những cảm xúc
phiền não của chúng ta, chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng chúng ta là những con
người xấu. Điều này thối bộ một cách dễ dàng thành tội lỗi. “Tôi
nên thực tập. Nếu tôi không làm thế, tôi sẽ là một người xấu.” [Nhưng] điều này là một căn bản kích thích thần kinh rất nhiều cho sự thực
hành.
Chúng ta cũng cần tránh
một cực đoan khác, đấy là đặt nặng quá nhiều trên phía tích cực của chúng ta. “Chúng ta toàn hảo. Hãy nhìn Phật tính của quý vị. Mọi thứ là diệu
kỳ.” Điều này rất nguy hiểm, bởi vì nó có thể hàm ý rằng chúng ta không
cần từ bỏ bất cứ thứ gì, chúng ta không cần dừng lại những thứ bất thiện hay
tiêu cực bởi vì tất cả những gì cần thiết hành động là để thấy Phật tính của
chúng ta. “Tôi là kỳ diệu. Tôi là toàn hảo. Tôi không cần
phải chấm dứt thái độ tiêu cực của chúng ta.” Chúng ta cần một sự quân
bình. Nếu chúng ta cảm thấy quá hạ thấp mình, chúng ta cần nhắc nhở chính
mình về Phật tính của chúng ta; nếu chúng ta cảm thấy hơi bất cần một ít, chúng
ta cần nhấn mạnh trên những khía cạnh tiêu cực của chúng ta.
8- NHẬN LẤY TRÁCH NHIỆM
Một cách căn bản, chúng ta
cần nhận lấy trách nhiệm về chính mình: cho sự tiến bộ của chúng ta và cho sự
lìa bỏ những rắc rối của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta cần sự giúp
đở. Tự mình thật không dễ dàng để làm điều này. Chúng ta cần sự
giúp đở từ những vị thầy tâm linh và từ cộng đồng tâm linh của chúng ta, những
người cùng tư tưởng và những người hành động với chính họ và không đổ lỗi cho
người khác đối với những vấn đề của họ. Đấy là tại sao trong mối quan hệ
đồng hành thiện tri thức (hay người phối ngẫu tâm linh), điều quan trọng là
cùng chia sẻ một loại thái độ, một cách đặc biệt rằng không đổ thừa cho người
khác cho bất kỳ những vấn đề nào phát khởi. Nếu trong mối liên hệ
với nhau cả hai cùng đổ lỗi cho nhau, điều đó sẽ không đi đến đâu. Nếu
chỉ một người trong mối quan hệ tay đôi hành động đơn phương và người kia chỉ
đổ lỗi, điều này cũng không làm nên điều gì tốt đẹp. Nếu chúng ta đã ở
trong một mối quan hệ mà người kia đang tố cáo hay phê phán, nhưng chúng ta
đang nhìn vào những gì chúng ta có thể đang cống hiến, vì thế nó không có nghĩa
là chúng ta cần phải chấm dứt mối quan hệ, nhưng nó khó khăn hơn. Chúng
ta phải cố gắng đế tránh là nạn nhân trong mối quan hệ này. “Tôi đang
chịu đựng tất cả những điều này! Nó thật là khó khăn?” Toàn bộ vấn
đề có thể rất là phiền toái não loạn.
9- TIẾP NHẬN SỰ TRUYỀN TRAO
NĂNG LỰC GIA TRÌ
Hình thức của sự hổ trợ mà
chúng ta có thể tiếp nhận từ một vị thầy tâm linh, từ một cộng đồng đồng tư
tưởng tâm linh và thiện hữu tri thức đôi khi được gọi là “sự truyền cảm hứng”
hay “năng lực gia trì”. Giáo huấn Phật giáo đặt nhiều sự nhấn mạnh trên
việc truyền năng lực gia trì từ Tam bảo, từ đạo sư, và v.v…Tạng ngữ
“jinlab”, thường được diễn dịch là “gia hộ” (blessing), đấy không phải là sự
diễn dịch thích đáng. Chúng ta cần sự truyền lực gia trì. Chúng ta
cần một loại sức mạnh để tiếp tục.
Con đường Giáo Pháp không
phải là lối mòn dễ dãi. Nó là sự đối trị đến những xấu xa của đời sống. Chúng ta cần những nguồn cội vững vàng ổn định của năng lực gia trì. Nếu
căn nguyên sự truyền tiếp cảm hứng gia trì là sự kể những câu chuyện khó tin về
sự mầu nhiệm của những vị thầy và tất cả những thứ loại này – về chính các ngài
hay về những người khác trong lịch sử Phật giáo nó sẽ không phải là một nguồn
gốc thật vững chắc về năng lực truyền tiếp gia trì. Nó chắc chắn có thể
là rất hấp dẫn, nhưng chúng ta phải thẩm tra nó tác động thế nào đến chúng
ta. Trong nhiều người, nó thúc đẩy một thế giới tưởng tượng hay kỳ hoặc
mà chúng ta đang ao ước cho sự cứu độ qua phép mầu. Chúng ta tưởng tượng
rằng một nhà đại huyển thuật nào đấy sẽ cứu độ chúng ta với phép mầu của vị ấy,
hay chúng ta sẽ bất ngờ có thể phát triển những điều kỳ diệu cho chính
mình. Chúng ta phải rất cẩn thận với sự tôn trọng đến những câu chuyện kỳ
dị. Chúng có thể truyền cho chúng ta sự tin tưởng, và v… và điều ấy có
thể lợi ích, nhưng nó không phải là căn bản vừng vàng ổn định cho sự gia
trì. Chúng ta cần một cơ sở kiên định.
Một thí dụ điển hình là
của Đức Phật. Ngài không cố gắng để truyền lực “gia trì” hay làm chúng ta
ấn tượng bằng việc kể những câu chuyện kỳ dị. Người không bay lên hư
không và đi chung quanh để gia hộ cho mọi người hay những thứ như vậy. Sự
tương tự mà Đức Phật dùng, được lập lại qua khắp những giáo thuyết của Đức
Phật, là Đức Phật như mặt trời. Mặt trời không cố gắng đề sưởi ấm mọi
người. Một cách tự nhiên, từ phương cách của mặt trời là nó tự đông mang
đến hơi ấm cho mọi người. Mặc dù chúng ta có thể tiếp nhận sự phấn chấn
từ việc nghe một câu chuyện kỳ thú hay bằng việc được xoa đầu với môt bức
tượng hay đón nhận một giải dây đỏ đỏ đeo chung quanh cổ, nó không ổn. Một cội nguồn vững chắc của sự gia trì là cung cách vị thầy một cách tự
động và tự nhiên là như một người – đặc tính của vị ấy, cung cách mà vị ấy là
như một kết quả của sự thực hành Giáo Pháp – thân giáo – đạophong. Đây là
những gì đang gia trì, không phải là một hành động nào đấy mà người ấy đề ra để
tiếp nhận chúng ta. Mặc dù điều này có thể không hấp dẫn như một câu
chuyện kỳ bí, nó sẽ cho chúng ta một cảm giác ổn cố của sự gia trì truyền lực.
Như tiến trình của chúng
ta, chúng ta có thể tiếp nhận sự gia trì của chính mình từ sựtiến bộ của chính
chúng ta – không phải từ sự đạt được những năng lực mầu nhiệm kỳ ảo, mà từ
những đặc tính của chúng ta thay đổi một cách chậm rãi. Những giáo huấn
luôn luôn nhấn mạnh sự hoan hỉ trong những hành vi tích cực của chính chúng
ta. Điều này vô cùng quan trọng để nhớ rằng sự tiến bộ không bao giờ là
đường phẳng lặng. Nó không chỉ tiến bộ hơn mỗi ngày. Một trong
những đặc tính của luân hồi là những tình cảm của chúng ta lên và xuống cho đến
khi mà chúng ta hoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử mà đấy là một thể trạng
siêu việt không thể tin được. Chúng ta phải chắc rằng đôi khi chúng ta sẽ
cảm thấy hạnh phúc và đôi khi không hài lòng. Chúng ta đôi khi sẽ không
thể hành động trong những cung cách tích cực và những lúc khác những thói quen
kích động sẽ lấn áp. Nó sẽ đi lên và đi xuống hay thăng trầm qua ngày
tháng. Thông thường phép lạ không xãy ra.
Giáo huấn trên sự xa tránh
tám pháp thế gian (bát phong) nhấn mạnh đừng kiêu căng khi mọi việc đều tốt đẹp
và đừng trở nên thất vọng nếu mọi thứ chẳng hài lòng. Đấy là cuộc
sống. chúng ta cần nhìn vào những tác động lâu dài. Nếu chúng ta
đang thực tập đã được năm năm, thí dụ thế, so sánh với năm năm trước có rất
nhiều tiến bộ. Mặc dù chúng ta đôi khi khó chịu, nếu chúng ta thấy rằng
chúng ta có thể đương đầu trước những hoàn cảnh với tâm tư và con tim tĩnh lặng
hơn, trong sáng hơn, điều ấy cho thấy rằng chúng ta đã làm được một số tiến
bộ. Điều này là sự truyền lực, là sự gia trì. Nó không lãng mạng
như kịch tính, mặc dù chúng ta thích nó là kịch tính gây ấn tượng sâu sắc và
được phấn chấn trên những cuộc phô trương. Đấy là năng lực gia trì
kiên cố vững vàng.
10- HÃY
THỰC TẾ
Chúng ta cần hết sức thực
tế, khôn ngoan và hợp lý. Khi chúng ta thực hiện những sự thực hành tịnh
hóa, như thực hành Kim Cương thừa, điều quan trọng là đừng nên nghĩ nó như là
những Thánh giả Kim Cương Tát Đỏa Bồ tát tịnh hóa chúng ta. Không
phải là những nhân tố ngoại tại nào đấy, một vị đại thánh sẽ cứu độ chúng ta và
gia hộ chúng ta với sự tịnh hóa. Đó hoàn toàn không phải là tiến
trình. Kim Cương Tát Đỏa biểu trưng cho sự tịnh hóa tự nhiên của tâm tịnh
quang mà vốn không bị nhiễm ô bởi si mê. Ô nhiễm có thể được
tẩy trừ. Đấy là bằng sự thân chứng tính bản nhiên thanh tịnh của tâm qua
những nổ lực của chính chúng ta mà chúng ta có thể xua tan tội cấu, những khả
năng tiêu cực, và v.v…Điều ấy có thể làm cho tiến trình tịnh hóa chuyển vận.
Xa hơn thế, trong việc
thực hành tất cả những sự thực tập này và cố gắng áp dụng Phật Pháp vào trong
đời sống hằng ngày, chúng ta cần nhận ra và hiểu biết cấp độ mà chúng ta hiện
hữu. Điều ấy là thiết yếu và không thể là sự giả vờ hay cảm thấy rằng
chúng ta phải ở tại cấp độ cao hơn vị trí chúng ta hiện tại.
11- TIẾP CẬN PHẬT PHÁP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI VỐN LÀ CON
CHIÊN THIẾN CHÚA GIÁO LA MÃ
Hầu hết quý vị ở đây vốn
là tín hữu Thiên chúa giáo La Mã. Khi chúng ta tiếp cận Phật Pháp và bắt
đầu nghiên cứu học hỏi, chúng ta không nhất thiết cảm thấy rằng chúng ta cần
phải từ bỏ Thiên Chúa giáo và đổi sang Phật giáo. Tuy nhiên, điều quan
trọng là không lẫn lộn hai sự thực hành. Chúng ta không lạy phủ phục ba
lần trước bàn thờ trước khi ngồi xuống trong một thánh đường. Giống như
thế, khi chúng ta thực hành Phật Pháp, chúng ta không tưởng tượng Thánh nữ
Maria, mà chúng ta quán tưởng những hình tướng của Phật Pháp. Chúng ta
thực tập mối thứ một cách cá biệt. Khi chúng ta đi đến thánh đường, chúng
ta chỉ đi đến thánh đường; khi chúng ta thực tập thiền quán Phật giáo, chúng ta
thể hiện thiền quán Phật giáo. Có nhiều đặc trưng thông thường, thí như
sự nhấn mạnh trên từ ái, hổ trợ người khác, và v.v…Không có sự đối kháng trên
cấp độ cơ bản. Nếu chúng ta thực tập từ ái, từ thiện, và hổ trợ người
khác, chúng ta là con chiên ngoan đạo lẫn Phật tử thuần thành. Tuy thế,
cuối cùng, chúng ta phải có sự lựa chọn, nhưng điều ấy chỉ khi chúng ta thật sự
sẳn sàng để đặt toàn bộ nổ lực trong việc thực hiện một tiến trình tâm linh
siêu tuyệt. Nếu chúng ta muốn đi lên đến tầng chóp đỉnh của một tòa nhà,
chúng ta không thể đi lên hai cầu thang cùng một lúc. Tôi nghĩ rằng đấy
là một minh họa rất hữu ích. Nếu chúng ta chỉ thực hiện trên cấp độ nền
tảng căn bản, ở nơi hành lang, điều ấy tốt thôi, chúng ta không phải lo lắng về
nó. Chúng ta có thể lợi lạc cả hai.
12- TRÁNH VIỆC ĐẶT LÒNG TRUNG THÀNH LẦM CHỖ
Trong việc áp dụng Phật
Pháp đến đời sống của chúng ta, chúng ta phải cẩn thận để không phủ nhận tôn
giáo truyền thống bản địa của chúng ta như là xấu xí hay thấp kém. Đó là một lỗi lầm lớn. Sau đó chúng ta có thể trở thành một Phật tử cực
đoan và một phần tử chống Thiên Chúa giáo cuồng tín, thí dụ thế. Người ta
cũng có thể làm điều đó với chủ nghĩa cộng sản và dân chủ. Cơ chế tâm lý
học gọi đấy là lòng trung kiên đặt lầm chỗ lấn áp. Có một xu hướng muốn trung
thành với gia đình chúng ta, quá khứ của chúng ta, và v.v…, vì thế chúng ta
muốn trung thành với Thiên Chúa giáo mặc dù chúng ta đã từ bỏ nó. Nếu
chúng ta không trung thành với quá khứ chúng ta và hoàn toàn phủ nhận chúng như
xấu xí, chúng ta cảm thấy chúng ta hoàn toàn không đẹp. Bởi vì điều này
cực kỳ khó chịu, chúng ta cảm thấy trong tiềm tàng sự cần thiết để tìm kiếm
điều gì trong quá khứ chúng ta để mà chúng ta có thể trung thành.
Khuynh hướng tiềm tàng là
trung thành đến những khía cạnh kém lợi ích nào đó của quá khứ chúng ta. Thí dụ, chúng ta có thể phủ nhận Thiên Chúa giáo, nhưng chúng ta mang một cảm
giác sợ hãi mạnh mẽ về những hỏa ngục vào trong Phật giáo. Một người bạn
của tôi rất mạnh mẽ về Thiên Chúa giáo, biến thành một Phật tử rất sùng một
Phật giáo, và rồi thì có một sự biến cố hiên hữu. “Tôi đã từ bỏ Thiên
Chúa giáo vì thế bây giờ tôi sẽ đi vào hỏa ngục của Thiên Chúa giáo; nhưng nếu tôi từ bỏ Phật giáo và trở lại Thiên Chúa giáo, tôi sẽ đi vào địa
ngục của Phật giáo!” Mặc dù điều ấy nghe có vẻ buồn cười, nhưng thật sự,
nó hoàn toàn là một vấn đề nghiêm trọng đối với cá nhân của người ấy.
Chúng ta thường tiềm tàng
mang những thái độ nào đấy từ Thiên Chúa giáo vào trong sự thực hành của Phật
giáo. Những điều thông thường nhất là tội lỗi và tìm cầu một phép
lạ và những bậc có quyền năng để cứu độ chúng ta. Nếu chúng ta
không thực hành, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta nên thực hành; nếu chúng ta
không thực hành, chúng ta tội lỗi. Những ý tưởng này hoàn toàn không lợi
ích gì cả. Chúng ta cần nhận ra khi chúng ta đang thực hành. Chúng
ta cần nhìn vào quá khứ chúng ta và thấu hiểu những khía cạnh tích cực vì thế
chúng ta có thể trung thành đến những thứ tích cực hơn là những đặc điểm tiêu
cực. Thay vì nghĩ rằng, “Tôi vốn có tội lỗi và tìm cầu phép lạ,” chúng ta có thể tư duy rằng, “Tôi vốn là một Ki tô hữu truyền thống của yêu
thương, từ thiện, và hổ trợ những người kém may mắn.”
Chúng ta có thể làm giống
như thế quan tâm đến gia đình chúng ta. Chúng ta có thể phủ nhận họ và
rồi thì chúng ta tiêm tàng trung thành đến những truyền thống tiêu cực, tốt hơn
là trung thành một cách có ý thức đến những thứ tích cực. Nếu chúng
ta hiểu biết, thí dụ, rằng chúng ta rất cảm kích đến quá khứ Thiên Chúa
giáo và không có những cảm giác tiêu cực một cách liên tục gây nguy hại cho sự
tiến bộ của chúng ta.
Điều quan trọng để thấu
hiểu giá trị tâm lý của điều này. Nếu chúng ta nghĩ về quá khứ của chúng
ta – gia đình chúng ta, tôn giáo bẩm sinh của chúng ta, hay bất cứ điều gì –
như tiêu cực, chúng ta có khuynh hướng có thái độ tiêu cực đối với chính chúng
ta. Trái lại, nếu chúng ta có thể hiểu biết những thứ tích cực trong quá
khứ chúng ta trước đây, chúng ta có khuynh hướng có những thái độ tích cực đến
chính chúng ta. Điều ấy hổ trợ chúng ta vững vàng hơn trong con đường tâm
linh của chúng ta.
13- KẾT LUẬN THÔNG TRI
Chúng ta cần tiến hành một
cách chậm rãi, từng bước một. Khi chúng ta nghe chính những giáo lý nâng
cao, đi đến tiếp nhận sự truyền lực gia trì mật tông tantric, và v.v…, mặc dù
những bậc thầy lớn trong quá khứ đã từng nói, “Ngay khi con nghe một lời dạy,
lập tức đưa nó vào thực tập, “ chúng ta cần quyết định điều đấy là quá
cao đối với chúng ta hay nó là một điều mà chúng ta có thể áp dụng vào trong sự
thực hành ngay bây giờ. Nếu nó là quá cao, chúng ta phải thấy rõ những
bước chúng ta cần tiếp nhận để chuẩn bị cho chính chúng ta có thể đặt vào trong
sự thực hành, và rồi thì tuân thủ những bước ấy. Tóm lại, như một vị thầy
của tôi, Geshe Ngawang Dhargyey, đã nói, “Nếu chúng ta thực tập những phương pháp
tưởng tượng hay kỳ lạ, chúng ta sẽ tiếp thu những kết quả không thật hay kỳ
quặc; nếu chúng ta thực tập những phương pháp thực tiển chúng ta sẽ tiếp nhận
những kết quả thực sự.”
Tuệ Uyển chuyển ngữ
19/06/2010
Discussion about this post