PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phước Báu Ở Đâu?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Ajahn ChahThời nay nhiều người kéo nhau đi khắp nơi để tìm kiếm công đức. Và dường như ai cũng ghé đến chùa Wat Pah Pong này. Nếu họ không ghé trên đường đi thì họ cũng ghé trên đường về. Chùa Wat Pah Pong trở thành một điểm dừng chân.

Nhiều người ghé thăm vội vã và đi, thậm chí tôi chưa kịp nhìn thấy hay nói chuyện với họ. Hầu hết họ đều chỉ đi tìm kiếm công đức. (Họ nghĩ mình ghé thăm chùa là đã tạo công đức). Tôi không thấy có mấy ai đến chùa để học cách từ bỏ những điều xấu sai, bất thiện.

Họ cứ chúi mũi vào việc đi ‘tạo công đức’, nhưng họ chẳng biết họ đang tốn công sức vào việc gì. Điều đó giống như người đang cố nhuộm màu cho một tấm vải dơ bẩn, chưa giặt sạch. (Ý theo kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’).

Giống như ví dụ có một cái lổ và có để một vật dưới đáy lổ. Ai cũng thọc tay vào lổ nhưng không đụng đến vật đó. Hầu hết đều cho rằng cái lổ quá sâu ( TA CÒN ÍT PHƯỚC BÁU), chứ không ai chịu hiểu do tay của họ ngắn quá (TÂM CÒN NHIỀU BẤT THIỆN) . Một trăm hay một ngàn người thọc tay xuống đều nói lổ quá sâu, không ai nói tay mình quá ngắn!

Một câu kệ trong kinh Pháp Cú của Phật có ghi: “TRÁNH LÀM TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC” (Sabba-pāpassa akaranam). Đó là lời dạy của các vị Phật. Đây là cốt lõi của đạo Phật. Nhưng mọi người cứ muốn nhảy qua, họ không muốn làm những điều này.
Phòng trừ, tránh bỏ tất cả những điều xấu ác, từ điều nhỏ đến điều lớn, từ thân, miệng, ý… đây chính là điều các vị Phật dạy.

Hàng đoàn đoàn người chất đầy trên các xe khách kéo nhau đi tạo công đức. Nhưng trên xe họ vẫn còn cải vã nhau, người vừa lòng, kẻ bực tức với nhau này nọ. Thậm chí có những nhóm đi tạo công đức hay đi lễ Phật nhưng vẫn uống bia rượu dọc đường, trên xe.

Nếu có ai hỏi họ đang đi đâu, họ đều nói là đang đi chùa, đang đi tạo phước, tạo đức. Họ chỉ muốn tạo công đức mà không muốn từ bỏ những tâm tính tham, sân, xấu nết, ích kỷ. Kiểu như vậy thì họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy công đức gì hết.

Khi ai nói thuận với ý ta, ta cười. Khi họ nói ngược với ý ta, ta bực. Làm sao bạn có thể khiến tất cả mọi người trên thế gian này luôn nói và làm theo ý của bạn được? Có thể bạn đang đi thả bộ và bất ngờ vấp phải một gốc cây. Úi cha đâu quá! Là chuyện gì? Ai gây ra? Ai đá chân vào gốc cây? Ai đá ai? Biết chửi ai bây giờ, nhưng ta cũng bực tức, ngay cả đó là hoàn toàn là lỗi của mình.

Tâm của chúng ta cũng làm ta khó chịu, bất hạnh. Nếu suy xét về điều đó, bạn sẽ thấy đúng là vậy. Nhiều lúc chúng ta làm những điều mà mình cũng không thích. Tất cả chúng ta đều chửi thề (bằng nhiều chữ khác nhau) khi mà chúng ta không có ai để chửi, để chấp, để bắt lỗi, để trút sân giận về phía người đó.

Nếu tôi không nói về những điều này, có thể quý vị sẽ không bao giờ biết. Quý vị có tham và sân trong tâm, nhưng không hiểu biết về điều đó. Quý vị sẽ không bao giờ hiểu biết điều gì nếu quý vị luôn nhìn ra bên ngoài.
Đây là vấn đề, là sự khó khổ của những người chỉ luôn nhìn ra bên ngoài. Chỉ có nhìn vào trong thì mới thấy được điều thiện và bất thiện (bên trong tâm mình). Sau khi nhìn thấy điều thiện lành, chúng ta mang điều đó vào trong trái tim và thực hành tu dưỡng nó.

Từ bỏ (tránh bỏ, phòng ngừa) những điều xấu ác, tu tập (thực hành, tu dưỡng) những điều tốt thiện… đây chính là trái tim của đạo Phật. Sabba-pāpassa akaranam–[ Kiêng cữ, không làm những hành động xấu ác, dù bằng thân, bằng lời nói, hay bằng ý nghĩ]. Đó là sự tu hành đúng đắn, đó là lời dạy của các vị Phật. Vậy thì ”tấm vải” của chúng ta mới được sạch sẽ.

Rồi tiếp theo chúng ta có Kusalassūpasampadā–[Làm cho tâm thiện khéo và đức hạnh]. Nếu tâm đã thiện khéo và đức hạnh thì quý vị đâu cần phải ngồi trên xe khách đi khắp đất nước này để tìm kiếm công đức. Ngồi ở nhà cũng có được công đức vậy. Nhưng ai cũng rủ nhau đi tìm kiếm hay tích tạo công đức mà không mấy ai chịu từ bỏ những điều xấu ác.

Họ quay về nhà với hai bàn tay trắng, với vẻ mặt chua chát (vì không biết mình có được phúc đức gì không sau một chuyến đi dài mệt mỏi như vậy. Ngay chỗ này không ai chịu nhìn vào, mà cứ lo đi tìm công đức ở những nơi xa xôi.

Sacittapariyodapanam: [(tạm dịch) Sau khi rửa sạch mọi ô nhiễm, tâm sẽ không còn phiền não bất an…], tâm sẽ được bình an, hiền lành và đức hạnh. Khi tâm tỏa sáng và đã trừ sạch mọi điều bất thiện thì mọi lúc mọi nơi ta đều được thư thả, dễ chịu. Một cái tâm tĩnh lặng và bình an là sự thể hiện đích thực của thành tựu nhân văn. (Tâm tĩnh lặng và bình an là mục tiêu của con đường tu tập theo đạo Phật. Chứ bạn nghĩ mục tiêu của đạo Phật là gì?).

Công đức, phúc đức hay phước trong đạo Phật chính là hành động từ bỏ những điều sai, xấu, ích kỷ. Khi chúng ta từ bỏ những điều sai, xấu, ích kỷ thì chúng ta không bất thiện, không sai, không xấu. Khi không còn sự căng thẳng, chấp nê này nọ thì sẽ có được sự bình lặng. Tâm bình lặng là một cái tâm trong sạch, nơi đó không còn chứa chấp những ý nghĩ sân si, nơi đó là trong sạch và sáng tỏ.

Làm cách nào để làm cho tâm được trong sạch và sáng tỏ? Chỉ bằng cách thấy biết nó

Quý Phật tử cứ tổ chức những chuyến đi tìm kiếm hay tạo công đức như kiểu này thì chỉ giống như đang cố xây một ngôi nhà đẹp nhưng không chuẩn bị nền móng trước vậy. Chẳng bao lâu, ngôi nhà đó sẽ sập đổ ngay trên cái nền móng xấu đó. LÀM KIỂU ĐÓ THÌ KHÔNG ”ĂN” ĐƯỢC CÔNG ĐỨC NÀO ĐÂU.

Giờ quý Phật tử hãy bắt đầu làm lại, làm lại theo cách khác. Quý vị phải quay lại nhìn vào mình, nhìn vào những sai xấu trong từng hành động, lời nói và ý nghĩ của mình. Đâu còn chỗ nào đâu, ngoài ba nghiệp hành động, lời nói và ý nghĩ? Mọi người đều đang đi lạc.

Có người còn ước nếu có đi tu thì đến tu ở chùa Wat Pah Pong nổi tiếng. Ở chùa Wat Pah Pong có bình an không? Không, ở đây không thực sự bình an gì đâu. Sự bình an thực sự nằm ở trong ‘ngôi nhà TÂM ’ của quý vị.

Nếu mình có sự hiểu biết, có trí tuệ thì đi đâu mình cũng vô sự, không bị bất an. Cả thế gian thì tuyệt đẹp như vậy, như nó là. Mọi cây cối trong rừng đều đẹp: có cây cao, cây thấp, cây mục, cây rỗng. Chúng tự nhiên là như vậy, như chúng là.

Chỉ vì không hiểu được lẽ tự nhiên nên chúng ta cứ luôn chấp nê này nọ, có ý này ý nọ về chúng. Nhìn chúng cứ nghĩ cây này cao quá, cây này thấp quá, cây này đẹp, cây này xấu…đủ thứ. Cây cối chỉ là cây cối, chúng có mặt và tồn tại theo đường lối tự nhiên của chúng, chúng đâu làm gì ta, chúng đâu lớn, nhỏ, cao, thấp, xấu đẹp gì gì đó vì ta đâu mà ta cứ chấp này chấp nọ.

Sau khi nghe giáo lý chỗ này, quý vị cũng nên ghi nhớ. Nhớ cái gì? THIỀN TẬP… Quý vị hiểu không? Nếu quý vị hiểu biết, Giáo Pháp sẽ thể hiện bên mình, tâm sẽ dừng lại (không còn động vọng, chấp nê, đối đãi liên tục). Nếu có tức giận trong tâm, chỉ biết nó ”Là vậy!”… và bấy nhiêu đó là đủ, tâm sẽ dừng lại ngay. Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu rõ thì hãy nhìn sâu vào bên trong nó. Nếu có sự hiểu biết, khi giận khởi sinh trong tâm, bạn có thể tắt bặt nó ngay bằng ý niệm: ”Là vậy! Nó là vô thường!”.

(Việc đi chùa đi cúng dường để tạo công đức giống như những phần vỏ cây bên ngoài. Việc quay vào lại mình để tu sửa điều bất thiện ích kỷ và tu dưỡng điều thiện lành rộng lượng ở trong tâm mới là cốt lõi của đạo Phật. Đó mới là công đức thực sự.)

Giáo Pháp có mặt ở khắp nơi, bên trong mọi thứ trong tự nhiên. Quý Phật tử nên hiểu biết chỗ này. Đừng cứ chấp nê, dính chấp này nọ; đừng than cái lỗ quá sâu( TA CÒN ÍT PHƯỚC BÁU),…mà nên quay lại nhìn cánh tay mình để thấy tay mình ngắn (TÂM CÒN NHIỀU BẤT THIỆN)! Nếu quý vị thấy được điều đó quý vị sẽ hạnh phúc.

-Thiền sư Ajahn Chah-

.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Tết Con Trâu Bàn Chuyện Chăn Trâu

Tết Con Trâu Bàn Chuyện Chăn Trâu

TẾT CON TRÂU BÀN CHUYỆN CHĂN TRÂU Nhuận-Bảo I. Một sớm mai trong tiết lập đông, có ông bạn già cùng...

Nét Văn Hoá Phật Giáo Thời Đại Về Đâu Sen Và Sóng?

Nét Văn Hoá Phật Giáo Thời Đại Về Đâu Sen Và Sóng?

NÉT VĂN HOÁ PHẬT GIÁO THỜI ĐẠIvề đâu sen và sóng? Trần Kiêm Đoàn   Hoa sen vốn tĩnh. Sóng...

Sanh Về Đâu Là Do Mình

Sanh về đâu là do mình

. “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm...

Suy Tư Về Phật Pháp Qua Ba Thời Kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp Và Mạt Pháp

SUY TƯ VỀ PHẬT PHÁP QUA BA THỜI KỲ CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁP VÀ MẠT PHÁP Thích Phổ Huân  ...

Hành Trình Có Phật

Hành trình có Phật

Hành trình phía trước vẫn còn dài thật dài, vẫn còn biết bao thử thách, gian nan; nhưng con rằng...

Đạm Động Vật: Ăn Nhiều Rất Hại Sức Khỏe

Đạm Động Vật: Ăn Nhiều Rất Hại Sức Khỏe

ĐẠM ĐỘNG VẬTĂn nhiều rất hại sức khỏe Trọng Thành RFI Chế độ ăn giầu protéine hay giàu đạm, với các...

Giữ Giới Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Có thể, một người tu không thành tựu viên mãn Giới-Định-Tuệ trong hiện đời nhưng chí ít cũng được an...

Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Bồ Đề

KINH VĂN THÙ SƯ LỢI THỈNH VẤN BỒ ĐỀ Hán-dịch: Cưu-Ma-La-Thập(2) Việt-dịch: Thích Tâm Châu Chính tôi được nghe, vào...

Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

LÒNG TIN QUYẾT ĐỊNH VÀONỀN TẢNG PHẬT TÁNHNguyễn Thế Đăng   Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi...

Tôi Không Tin Vào Những Hệ Tư Tưởng

Tôi không tin vào những hệ tư tưởng

TÔI KHÔNG TIN VÀO NHỮNG HỆ TƯ TƯỞNG Đức Đạt Lai Lạt Ma | Tuệ Uyển chuyển ngữ   Nhân...

Nghĩ Về Đức Quán Thế Âm

Nghĩ Về Đức Quán Thế Âm

NGHĨ VỀ ĐỨC QUÁN THẾ ÂM Trần Tuấn Mẫn   Bồ-tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ-tát Quán...

Tu Tập Từ Tâm

TU TẬP TỪ TÂMThích Phước ĐạtGiá trị lớn nhất của đạo Phật là chỉ ra nếp sống hướng thiện, một...

Vì Lợi Ích Của Nhiều Người

Vì lợi ích của nhiều người

VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI  Giải đáp thắc mắc của Thiền sinh Vipassana Mục lục 1. Cách tổ chức...

Tu Tâm

Tu tâm

TU TÂMĐức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ Bảy câu thơ đầu tiên trong Tám...

Kinh Đại Bi Phẩm 9 Căn Lành

KINH ĐẠI BITam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn,...

Tết Con Trâu Bàn Chuyện Chăn Trâu

Nét Văn Hoá Phật Giáo Thời Đại Về Đâu Sen Và Sóng?

Sanh về đâu là do mình

Suy Tư Về Phật Pháp Qua Ba Thời Kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp Và Mạt Pháp

Hành trình có Phật

Đạm Động Vật: Ăn Nhiều Rất Hại Sức Khỏe

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Bồ Đề

Lòng Tin Quyết Định Vào Nền Tảng Phật Tánh

Tôi không tin vào những hệ tư tưởng

Nghĩ Về Đức Quán Thế Âm

Tu Tập Từ Tâm

Vì lợi ích của nhiều người

Tu tâm

Kinh Đại Bi Phẩm 9 Căn Lành

Tin mới nhận

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

Đau không có nghĩa là khổ

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Đức Phật và con người hiện đại

Đức Phật cứu thành Tỳ Xá Ly thoát khỏi thiên tai bằng cách nào?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Chùa Bảo Đức Già Lam

Biết sự hơn kém của người

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Nhìn lại lỗi mình để tiến tu theo lời Phật dạy

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Bồ tát Thích Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật ra đời: Thông điệp của sự hạnh phúc

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Trung Phong Pháp Ngữ

“… chỉ là ngoa ngôn”!

Vua Và Vương Quyền

Kinh Đại Phước Đức

Tính dung dị của người Việt

Đường Đến Bình An Thật Sự

Vì những trái việt quất lạnh lẽo?

Vì sao ta phải sống trong đau khổ lầm mê?

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Không đắm nhiễm thì sống vui

Quan Niệm Về Tính Không Trong Kinh Kim Cương

Chánh mạng của người xuất gia

Khám Phá Kho Báu Bị Bỏ Quên Của Danh Sơn Yên Tử: Kỳ Vĩ, Bí Ẩn ở Sườn Tây

Học Phật Bằng Cách Nào?

Cùng Một Mục Tiêu Từ Những Con Đường Khác Nhau

Thiền Trong Đời Thường

Đức Phật trên cõi phù du

Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm

Thông tin đầy đủ về Kinh Phật trên Cổng thông tin Phật giáo

Tin mới nhận

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Mangala Sutta (Kinh Phước Đức)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Thập Thiện Lược Giải

Oán thù vay trả

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Kinh Phật cho người tại gia: Sách cần có cho gia đình Phật tử

Tin mới nhận

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 28)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 3)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Tịnh độ ngũ kinh

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 75)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.